Chúng ta ai cũng
biết là người Nhật có tinh thần dân tộc rất cao. Chính tinh thần dân
tộc cao đó của người Nhật đã hun đúc nên và đã tạo nên trong lịch
sử của Nhật Bản những trang sử vừa oai hùng mà cũng vừa bi thảm
nhất. Trong cả hai trận Thế chiến đệ nhất và Thế chiến đệ nhị,
cũng với tinh thần dân tộc đó mà Nhật Bản đã làm mưa làm gió ở Á
Châu và rút cục đã nhận những thất bại thảm hại. Từ sau năm 1945
đến nay, người Nhật với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ đã chú tâm vào vấn
đề phát triển kinh tế, đã vươn lên và là một nước có nền kinh tế
hùng hậu nhất nhì trên thế giới mặc dù đất nước Nhật Bản tài
nguyên thiên nhiên không có là bao nhiêu.
Bên cạnh đó, người Nhật còn có tinh thần Võ Sĩ
Đạo cũng không nhỏ so với tinh thần dân tộc của họ. Hồi còn nhỏ, tôi
có đọc tác phẩm “Thanh gươm Võ Sĩ Đạo” nói về tinh thần Võ Sĩ Đạo
của người Nhật và vô cùng khâm phục về sự can đảm, hiên ngang, coi
trọng danh dự cùng sự cao cả của người Võ Sĩ Đạo Nhật Bản. Khi bị
mất danh dự, người Nhật sẵn sàng tự mổ bụng chết để
bảo tồn danh dự của mình theo tinh thần Võ Sĩ Đạo.
Theo Wikipedia, ngày nay, từ võ sĩ đạo mang hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất chỉ một tư tưởng có thật vào thời trung cổ và thời cận đại của Nhật Bản. Nghĩa thứ hai chỉ bản sắc của Nhật Bản thời hiện đại khi so sánh với các nước khác.
Theo Wikipedia, ngày nay, từ võ sĩ đạo mang hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất chỉ một tư tưởng có thật vào thời trung cổ và thời cận đại của Nhật Bản. Nghĩa thứ hai chỉ bản sắc của Nhật Bản thời hiện đại khi so sánh với các nước khác.
Theo nghĩa thứ nhất, võ sĩ cần tôn trọng: trung thành, hy sinh,
tín nghĩa, lễ nghi, liêm sỉ, chất phác, giản dị, tiết kiệm, thượng võ, danh dự,
nhân ái,..
Theo nghĩa thứ hai, con người cần phải: trung với vua, hiếu với cha mẹ, nghiêm khắc với bản thân, nhân từ với người dưới, khoan dung với địch, xa lánh dục vọng cá nhân, chính trực công bằng, trọng danh dự hơn vật chất. Ngoài chiến trường, cần tâm niệm một tinh thần "đặc hữu" của Nhật Bản, đó là "chết đẹp". Các nghiên cứu thực chứng trong lĩnh vực lịch sử tư tưởng đã chỉ ra rằng, thái độ nói trên chỉ hình thành trong nội bộ tầng lớp võ sĩ, với tư cách là một tập đoàn xã hội, từ đầu thế kỷ 17, nghĩa là từ thời kỳ Edo. Các võ sĩ phải tuân thủ các quy tắc này khi giao chiến.
Sau năm 1945, người Nhật Bản vẫn duy trì
tinh thần dân tộc và tinh thần Võ Sĩ Đạo qua việc chấn hưng đất nước
bằng con đường kinh tế và con đường hòa bình. Sự phát triển kinh tế
vượt bậc của Nhật Bản vẫn là ngọn đuốc sáng cho những nước Á Châu khác noi theo.
Trong thời gian vừa qua, Trung Cộng đã
có những hành động ngang ngược tại vùng biển Nhật Bản trong việc
đòi hỏi chủ quyền của chúng trên nhóm đảo Senkaku đang do Nhật Bản
nắm quyền kiểm soát. Việc làm này của chúng đã làm cho dư luận của
người dân Nhật cảm thấy “bực mình” không ít. Những động thái gần đây
của thủ tướng cũng như bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản cũng như những
phản ứng của người dân Nhật trước tình hình biến chuyển tại vùng
biển Nhật Bản khiến chúng ta cảm thấy dường như tinh thần dân tộc
cũng như tinh thần Võ Sĩ Đạo của Nhật Bản đanh bắt đầu trỗi dậy
mạnh mẽ. Đây sẽ là cơn giông bão sấm sét giáng lên bè lũ tham tàn
Trung Cộng, lúc ấy lũ chúng có hối thì cũng đã quá muộn màng.
Phi Vũ
Ngày 9 tháng 12 năm 2013.
No comments:
Post a Comment