Translate

Monday, October 1, 2012

Tuyển tập Tạ Phong Tần

Tìm đọc:

TaPhongTanAD2_WEB.jpg

Cảm nghĩ khi đọc lại bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” của anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt.


Phi Vũ

Nam Quốc Sơn Hà

Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư

Lý Thường Kiệt

Mặc dầu bài thơ này ra đời cũng đã gần thiên niên kỷ, thế nhưng lời thơ vẫn hào hùng, tỏ rõ ý chí sắt đá của ông cha ta quyết lòng chống giặc giữ nước. Trong tuần vừa qua, Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam dẫn đầu phái đoàn sang thăm Bắc Kinh. Tại đây, Nguyễn Phú Trong đã ký những văn bản thần phục Trung Cộng, làm mất đi nhuệ khí quốc gia. Việc Nguyễn Phú Trọng ký những văn bản này, nếu xét về khía cạnh luật pháp (dù đó là luật rừng của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam) cũng hoàn toàn vô giá trị, bởi lẽ đảng Cộng Sản Việt Nam không phải là chủ nhân ông của đất nước Việt Nam. Đất đai, giang sơn Tổ Quốc Việt Nam là do công của tiền nhân bao đời đổ biết bao mồ hôi, xương máu tạo dựng và để lại cho toàn dân Việt Nam. Đảng Cộng Sản Việt Nam không có quyền đem đất nước của tiền nhân để lại dâng cho giặc. Vừa rồi, việc đài truyền hình VTV ờ Hà Nội cho trình chiếu lá cờ Trung Cộng có 6 ngôi sao vối dụng ý như thế nào? Đảng Cộng Sản Việt Nam đừng làm kẻ phản quốc, đem dâng đất nước cho giặc. Hành động này sẽ  bị muôn đời nguyền rủa, là vết nhơ  không thể nào gột rửa sạch giống như vết nhơ của Trần Ích Tắc và Lê Chiêu Thống ngày xưa. 

Lê Công Định - Trả lại hào khí Diên Hồng


Luật sư Lê Công Định, TP. HCM
Luật sư Lê Công Định, đang làm việc ở TP. HCM, là người đã viết bài Tại sao không nên sợ 'đa nguyên', đăng tại trang web BBC giữa tháng Hai năm nay. Trong bài viết mới nhất, tác giả đặt vấn đề cần rũ bỏ sự nhu nhược và đừng hài lòng với những gì đang có:
Lê Công Định: 'Vì nhu nhược, chúng ta không dám phản kháng thói hạch sách'
Lịch sử Việt Nam là lịch sử thăng trầm của một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây.
Những khoảng khắc hòa bình hầu như ngắn ngủi. Sau 1975 niềm vui độc lập và thống nhất, với biết bao máu và nước mắt vô tội đổ xuống, đã không kéo dài bao lâu. Đất nước triền miên rơi vào khủng hoảng, hết khủng hoảng kinh tế, đến khủng hoảng đạo lý và bây giờ khủng hoảng niềm tin. Điều đó suy cho cùng có nguyên nhân nội tại từ chính sự nhu nhược của mỗi con người chúng ta.
Bốn ngàn năm lịch sử đã kết nối từng cá nhân thành một dân tộc, hun đúc nên khát vọng Đại Việt, đưa chúng ta đi hết chiến thắng này đến thắng lợi khác, giành lại độc lập tự chủ và thống nhất giang sơn về một mối. Thành tựu ấy có được là do sự quật khởi của hào khí Diên Hồng qua các thời đại.

CỒN DẦU VỚI TÔI

Theo Blog Huỳnh Ngọc Chênh

Ảnh tư chụp trước nhà thờ Cồn Dầu tháng 5.2012

Cái làng Cồn Dầu nhỏ bé ngày xưa, đầy ắp kỷ niệm, rất thân thương mà cũng rất đáng ghét đối với tôi thuở ấu thơ, nay nổi tiếng ra toàn thế giới, tôi cũng nên ăn theo một chút chứ nhỉ.
Qua cửa ngỏ Hội An, người Quảng Nam tiếp xúc rất sớm với Tây Phương trong đó sớm nhất có lẽ là các cha đạo. Thế nhưng người Quảng Nam rất bảo thủ nên đạo Thiên Chúa rất khó thâm nhập vào vùng đất nầy. Cả tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng rộng lớn chỉ có ba làng đạo. Đó là Hòa Sơn, Trà Kiệu và Cồn Dầu. Dường như làng Cồn Dầu là từ làng Trung Lương của tôi tách ra vì ở cả hai làng, họ Huỳnh Ngọc đều chiếm đa số và bà con thân thuộc với nhau. Hơn nữa ranh giới giữa hai làng chỉ là lũy tre hàng rào của các nhà dân. Chui hàng rào từ nhà nầy qua nhà hàng xóm là đã đi từ làng nầy qua làng nọ.