Translate

Wednesday, April 28, 2010

Tình Ca Cho Nguyễn Thị SàiGòn - Quốc Hận 30/4/1975

30 Tháng 4

(Trích đăng từ Nguyệt San Con Ong Việt số 92 tháng 4, 2008)

33 năm của những người lính.

33 năm đã trôi qua, đếm từ cái mốc thời gian 30 tháng 4 năm 75 đến 30 tháng 4 năm nay 2008. 33 lần Tháng Tư, lại Tháng Tư, lại 30 Tháng Tư!.

33 lần xoáy mũi dao nhọn vào vết thương vẫn còn ứa máu của những người lính miềân Nam trước năm 1975 may mắn sống còn sau cuộc chiến.

33 năm tiếc, nhớ, thương bạn bè chiến hữu bỏ mình trong cuộc chiến, trong trại tù Cộng Sản hoặc ra đi vì tuổi đời chồng chất.

33 năm những người lính còn ở lại quê nhà oằn oại chịu đựng ngon roi thù của kẻ chiến thắng.

33 năm những người thương binh vẫn từng ngày ngậm ngùi nhìn thân thể với những vết sẹo, những thương tật chiến trận để lại.

33 năm còng lưng gánh nặng những đau buồn, tủi nhục, khắc khoải của người lính thua trận mà không phải vì mình bất tài, hèn yếu ...

33 năm đã trôi qua, những người lính vẫn mắc nợ những người lính, nợ nghiệp lính, nợ quê hương tổ quốc nhưng cuối nẻo đường trần không bao giờ trả được!

Quốc thù vị báo đầu tiên bạch

Kỷ độ Long-tuyền đới nguyệt ma!! . . .

33 năm đã trôi qua nhưng vết hằn cuộc chiến vẫn còn đó!

33 năm trăn trở, tiếc nuối một quãng đời dang dở, nửa đường đứt gánh ... đời lính!

*

Cái nghịch lý của hòa bình 30 tháng 4.

33 năm đã trôi qua, người Việt lưu vong nhìn lại quê hương Việt Nam, không ai không khỏi ngậm ngùi chua sót. Chiến tranh là tàn phá, là tai ương, là tử vong điều không thể tránh được và người dân cả hai miền Nam Bắc đều trông đợi hòa bình, nhưng cái mốc hòa bình 30 tháng tư năm 1975 đầy nghịch lý, người dân miền Nam đã trốn chạy hòa bình!

Những người tị nạn đầu tiên sợ hãi, hốt hoảng ra đi, những cặp vợ chồng lếch thếch, tay bồng, tay bế, tay dắt con cái, tay xách, tay mang những tài sản cá nhân gom góp vội vàng, gỏn gọn chỉ là cái bao, cái túi, họ chạy đi mà không biết mình sẽ đi đâu, đến đâu. Chồng mất vợ, vợ lạc chồng, con cái thất tán, giữa sự sống và chết họ chen lấn xô đẩy, dành giật lấy một chỗ đứng, chỗ ngồi trên máy bay, trên những con tầu rời bỏ quê hương.

Chấm dứt chiến tranh, hòa bình, nhưng hàng triệu người đã trốn chạy ra biển, họ vượt biển bằng những chiếc thuyền mong manh phó mặc cho số mệnh, họ cầm bằng cái chết để trốn chạy cộng sản, đó là cái nghịch lý của hòa bình 30 tháng tư, 33 năm về trước.

33 năm nghiền ngẫm cái nghịch lý của ngày chấm dứt cuộc chiến 30 tháng . Cái nghịch lý của luật trời: Người hiền lương thua kẻ gian ác? Cái nghịch lý của định mệnh: Những người tù lương thiện ở trong các nhà tù mà người cai tù là những tội phạm.

*

33 năm Cộng Sản tàn phá đất nước.

Sau cuộc chiến, Cộng Sản Việt Nam thay vì xây dựng, đoàn kết, hướng về một chân trời mới đầy hứa hẹn cho dân tộc, họ lại đạp đổ, phá nát, tàn phá, bần cùng đất nước nhiều hơn trong chiến tranh. Họ quỷ quái mưu mô hơn bất cứ một dân tộc nào trên thế giới, họ cướp bóc tài sản trắng trợn, họ giết phe bại trận một cách tinh xảo che mắt được thế gian, nhân loại, họ giết từ từ, giết chầm chậm, giết người mà không thấy máu, giết thể xác, giết phần hồn, giết cả triệu quân dân cán chính miền Nam, giết bằng đầy ải, tù đày, giết gián tiếp cả những người thân thuộc, gia đình, cha mẹ, vợ con.

33 năm những oan hồn của người tù cải tạo, của thuyền nhân trên biển vẫn còn vất vưởng nơi trại tù, nơi rừng sâu núi thẳm, trên biển khơi mênh mông.

33 năm văn minh xã hội chủ nghĩa thụt lùi, đạo đức suy đồi, đầy dẫy những tệ đoan, tham nhũng, ăn chơi, đĩ điếm đồi trụy trong cuộc sống hiện nay ở trong nước.

33 năm hàng vạn những người con gái Việt phải đi làm vợ làm đầy tớ xứ người, lũ lượt khắp nơi người dân Việt phải đi làm lao công, tôi mọi, làm nô lệ xứ người, những xứ mà trước năm 75, thua kém, chậm tiến lạc hậu hơn miền Nam Việt Nam.

33 năm, người dân Việt trong nước lẫn hải ngoại vẫn phải nặng trĩu hoài vọng tự do, dân chủ, phú cường, niềm hoài vọng xa tầm tay với khi vẫn còn tập đoàn thống trị Cộng Sản, cai trị bằng công an, nhà tù.

33 năm người Việt lưu vong vẫn còn phải trầm tư hướng vọng về quê hương với tủi hận, xót xa, thương phận nước long đong đầy ắp oan khiên.

33 năm kết thúc một cuộc chiến, đất nước không còn chia đôi bằng tên gọi, chính quyền, trên bản đồ, nhưng thực tế, dân Việt vỡ ra thành nhiều mảnh phiêu dạt khắp nơi trên thế giới. Không còn tiếng súng nhưng thù xưa vẫn còn, chiến tranh không còn bằng súng đạn nhưng chiến tranh vẫn tiếp diễn, không chỉ ở trong nước mà cả ở khắp nơi hải ngoại có người Việt sinh sống. Chiến tranh vẫn còn giữa người Việt quốc gia và Cộng Sản, giữa người dân trong nước đang đòi tự do dân chủ với tập đoàn cai trị, với đảng cộng sản. Chiến tranh chỉ thật sự chấm dứt khi đảng Cộng Sản bị khai tử và Việt Nam thực sự có tự do dân chủ, có chính quyền dân cử, chính quyền từ dân mà ra.

*

33 năm làm người tị nạn.

Tôi là người tị nạn, đúng nghĩa của một người tị nạn, nếm đúng mùi vị đắng, chát của thân phận tị nạn. Tôi đến xứ sở này, thành phố này không tính toán, không chọn lựa 33 năm về trước, khi gần đến tuổi 30 với độc nhất một bộ quần áo lính màu xanh hải quân đã bạc mầu, không lon lá huy hiệu, nó chỉ khác với quần áo thường vì có hai túi trước và có cầâu vai. Chân đi đôi dép Nhật đã mòn quẹt vì lê lết trong các trại tị nạn. Trong túi không có lấy một đôla. Tôi đến đây không được đón tiếp ở phi trường chờ lấy hành lý như những người tị nạn sau này. Không được nghe lời chào hỏi bằng tiếng Việt. Và, cả mấy tháng sau tôi vẫn còn thẫn thờ, câm lặng, bậm môi chịu đựng nhát búa khốc liệt của định mệnh. Tôi mất tất cả những gì đã có trong cuộc đời, nghề nghiệp, cấp bậc, tương lai ... và khởi đầu cuộc đời như một đứa bé mới bập bẹ tập nói, tập đi. Tôi đến đây đơn độc, để lại vợ và hai con còn bé nhỏ nơi quê nhà, lúc bấy giờ, nơi ấy, nơi này giống như âm dương cách trở, mờ mịt, bít bùng tin tức và, ngày ấy ai cũng nghĩ là vĩnh viễn không có ngày gặp lại như những người di cư vào Nam năm 1954 bỏ lại người thân ngoài Bắc. Chung quanh tôi lúc ấy, cái gì cũng xa lạ, tôi không thể ngày nào cũng ăn nhạt nhẽo miếng sandwich, trứng, thịt, hot dog, hamburger. Tôi thèm một bát cơm với chén nước mắm chanh ớt, ước muốn một đĩa rau muống luộc, thèm một lát cá kho ... mong tìm được một người Việt để chào hỏi, để tâm sự bằng tiếng Việt.

Những ngày đầu tị nạn, tôi cô đơn lầm lũi trong gia đình một người Mỹ khá giả ở một khu rất sang trọng của thành phố, mặc dù hai vợ chồng này tôi đã quen biết từ trước, người sĩ quan cố vấn của tôi khi còn phục vụ tại Việt Nam.

Tôi ngỡ ngàng sao đường phố ở Mỹ im vắng, không có người đi bộ. Tôi đi suốt một ngày trên xe Bus, từ sáng sớm đến tối khuya, chuyển hết xe này đến xe khác, dò theo những tuyến đường trên bản đồ lộ trình, thành phố sao rộng lớn mênh mông, lẫn lộn cả với đồi, núi, rừng cây ... tôi ngóng nhìn khắp phía để hy vọng tìm được một người Việt Nam ...

*

Những kẻ phản bội.

33 năm ở thành phố này, tôi được cái hân hạnh làm người đến trước tiếp đón nhiều người đến sau, được nhìn những nét mặt tị nạn còn xạm đen khắc khổ ngơ ngác của những đợt thuyền nhân đến từ các trại tị nạn Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương. Rồi đến những đợt HO, những đợt đoàn tụ cha con, chồng vợ ... Những người tị nạn đến sau đều có thân nhân, bạn bè, đồng hương người Việt ra tận phi trường tiếp đón, hôm trước hôm sau đã vui vẻ, cười nói tiếng Việt ồn ào, có tiệc tiếp đón dù sơ sài, có phở, có bún bò Huế, có bánh xèo, bánh cuốn và mau chóng hội nhập nếp sống rất Việt Nam giữa lòng xứ sở Hoa Kỳ ...

Tôi nhắc đến kỷ niệm chuyện tị nạn của tôi ở đây để trần tình với những người có ý nghĩ là đến sau thiệt thòi, trâu chậm uống nước đục. Sau cái mốc thời gian 30 tháng tư, không có cái buồn nào hơn hay kém cái buồn nào, và người tị nạn đến trước, đến sau chưa biết ai buồn, ai khổâ hơn ai ... !!

Tôi muốn nhắc đến những ngày đầu tị nạn của mọi người vì hôm nay, quanh tôi đã có nhiều người làm bộ quên, hay cố tình quên quá khứ tị nạn, quên đi những con thuyền mong manh trên sóng biển, quên đi những ê chề nhục nhã với cướp biển, hải tặc, quên những ngày tù đầy cộng sản, quên những cán bộ quản giáo ngu dốt nhưng có quyền lên mặt dậy bảo, quên những ngón đòn thù, những báng súng nện lên thân thể.

Những gì đau khổ trong quá khứ cũng nên bỏ lại cho quá khứ để sống với hiện tại và tương lai, quên được là điều đáng mừng nhưng đừng quay lưng trở mặt với chính nghĩa quốc gia, cuộc chiến chống cộng vẫn còn, người Việt cả ở trong nước lẫn hải ngoại vẫn đang phản kháng, chiến đấu để đạp đổ chế độ Cộng Sản, đòi tự do, dân chủ, đòi hỏi chính quyền CS phải bảo toàn lãnh thổ đừng âm mưu, lén lút dâng đất dâng biển cho Tầu Cộng.

Quên quá khứ tị nạn cũng được, nhưng đừng làm cản trở, đừng tiếp sức cho Cộng Sản trong cuộc chiến đòi tự do, dân chủ cho quê hương, đừng phản bội xương máu chiến sĩ đã hy sinh cho cuộc chiến vì tự do chống giữ miền Nam chống lại sự xâm lăng của Cộng Sản.

Tôi muốn nhắc lại chuyện tị nạn vì hôm nay quanh tôi, những người chỉ mới đây, như mới ngày hôm qua đến xứ sở này còn ngơ ngác xin làm người tị nạn Cộng Sản mà hôm nay đã xuênh xoang áo gấm về làng, hưởng thụ, huênh hoang với hai chữ Việt Kiều.

Có những người, những đảng phái vì ham danh hám lợi còn quay về hợp tác, bênh vực cho cái chế độ CS tàn ác.

Có những con buôn, những nhà báo đốn mạt, chỉ vì vài trăm bạc, vài chục bạc trả cho một cái quảng cáo thương mại hàng tháng trên những tờ báo chợ mà bán rẻ lương tâm, trơ trẽn tuyên truyền, ca ngợi Cộng Sản. Tôi đã nhìn một người chủ báo mà nghĩ thầm “Cái mặt này, cái con người này chỉ đáng giá từ năm chục đến một trăm”.

*

Đoản khúc buồn viết cho ngày 30 tháng 4. (30 tháng 4 2006 COV - 71)

Hôm nay 30 tháng tư, 31 năm trôi qua, quá khứ như thật gần và nỗi đau uất hận vẫn còn đó.

Ngày này năm xưa, tôi đang trên chiến hạm. Chiến hạm vẫn hùng dũng, mây trời cũng thế, biển Việt Nam vẫn mầu xanh thẫm, nhưng tôi như cái xác không hồn ... Trước đó vài hôm, chiến hạm từ ngoài Trường Sa, hai máy tiến “full” chạy về, mọi người trên chiến hạm lặng lẽ, âm thầm, vì biết có biến cố lớn đang xẩy ra trên bờ, mỗi người có nỗi lo, nỗi suy tư riêng. Suốt ngày tôi loanh quanh trên đài chỉ huy, trong phòng chiến báo để dò tin tức dù không phải là phiên trực. Lệnh lạc bất nhất, thay đổi, khi thì chuẩn bị pháo lên đảo Phú Quý ngoài khơi Phan Thiết, rồi lại bị đuổi đi. Khi thì lệnh pháo phi trường Hàm Tân, khi thì không. Ban đêm “công voa” Việt Cộng bật đèn sáng chưng, xe chạy hàng dài theo hương lộ 1 ven biển, xuôi Nam về hướng Vũng Tầu, có lệnh cho các chiến hạm gần đó gom lại để hải pháo, rồi lại không cho nữa! Đến khi chấm tọa độ pháo lên chợ Bà Rịa, pháo cầu Cỏ May tôi biết là ... hết rồi! Cho đến khi nghe được lệnh đầu hàng trên máy truyền tin, tôi bất động như ngừơi chết đứng. Sau cùng, con tầu bỏ nước ra đi, tôi thuỷ táng cuộc đời ... hình ảnh, thư từ, kỷ niệm, quân phục và mộng ước của một đời, được gói gọn trong lá cờ vàng, chôn sâu xuống lòng đại dương ... Tôi mang đời lưu vong. Người tị nạn đơn độc, cô đơn.

Hôm nay 30 tháng 4, ba mươi mốt lần rồi, tôi vẫn ở thành phố này. Cuộc đời có thay đổi từng năm, hy vọng trong tôi, của tôi về đất nước quê hương Việt Nam có thay đổi, nhưng sao đợi mãi chẳng đến!!

Hôm nay 30 tháng tư, vẫn như mọi năm, tôi ra với tổ chức cộng đồng người Việt để phất ngọn cờ vàng, để nghe hùng ca lính, để tưởng nhớ những người đã chết, để chửi rủa uất hận về một chế độ đã gây tang thương cho đất nước. Những người quanh tôi từ 31 năm về trước mỗi năm một già nua tiều tuỵ, tóc bạc hơn xưa và thiếu vắng dần. Tôi yêu thành phố này và nhưng người thân quen đã từ lâu.

Năm nay 30 tháng 4, San Diego buồn hơn mọi năm, vắng hơn mọi năm, vì trong cùng một thành phố, lần đầu tiên có đến 2 nơi tổ chức 30 tháng 4, tôi mường tượng là mình thua trận thêm một lần nữa, cũng lại thua trên đất Mỹ. Ngày xưa thua vì bọn phản chiến. Bây giờ phản chiến không còn nữa, nhưng có bọn phản bội, tráo trở mưu mô. Tôi xin mọi người quanh tôi, bạn tôi, hãy sáng suốt nhận định kẻ thù, nhìn rõ mặt bọn tráo trở lừa bịp.

Bảo vệ lá cờ vàng nhưng phải thận trọng, bọn Cộng Sản nằm vùng, bọn thời cơ tráo trở, băng đảng bịp bợm cũng đang phất lá cờ vàng, bởi vì:

- Người ta bắn con chim Trĩ thì dùng con chim Trĩ làm mồi. Người săn hươu thì dùng con Hươu làm mồi.

Đôi khi tôi thấy mệt mỏi, có lúc chán chường, chỉ muốn làm một người Việt thầm lặng sống trên đất Mỹ này. Quên đi đất nước Việt Nam khốn cùng vàø Cộng Sản.

Không biết tôi, chúng tôi, còn đủ kiên cường, đủ sức lực, còn nuôi sống Con Ong Việt đến bao giờ...!

Vũ Lâm