Translate

Tuesday, December 22, 2009

Hiện đại hóa quân đội

2009-12-22

Hôm nay kỷ niệm 65 năm ngày quân đội nhân dân Việt Nam. Trong một bài phát biểu nhân dịp lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nói sự hiện đại hóa quân đội Việt Nam trong giai đoạn này là hết sức cần thiết để nâng cao khả năng chiến đấu của quân đội Việt Nam trước những kẻ thù.

Việt Hà có bài phỏng vấn giáo sư Carlyle Thayer, giáo sư môn chính trị học thuộc học viện quốc phòng Úc, người có nhiều nghiên cứu về tình hình chính trị quân sự ở châu Á, về khả năng
Quân đội nhân dân Việt Nam
Quân đội nhân dân Việt Nam. (Ảnh ghi nhận từ YouTube)
hiện đại hóa quân đội Việt nam và những thách thức trong giai đoạn mới. Đánh giá về quân đội Việt Nam, trước hết ông Carlyle Thayer cho biết:

Thực lực quân đội VN

Quân đội Việt Nam đã có những bước thụt lùi kể từ sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ hồi năm 1991 vì họ có toàn những thiết bị và vũ khí trị giá hàng tỷ đô la của Liên xô cũ mà họ không thể tự duy trì, bảo hành, bị hư hỏng dần theo thời gian. Cho nên bây giờ họ đang cố gắng bắt kịp lại với thay đổi. Điều khác nhau là vào năm 1991 thì họ phụ thuộc vào Liên xô trong hiệp ước Vacsava, còn bây giờ họ phụ thuộc vào Nga về vũ khí và tiếp tục mở rộng quan hệ với nhiều nước khác nữa ngoài những nước trong khối Vacsava cũ bao gồm cả việc mua máy bay từ Pháp chẳng hạn.

Quân đội Việt Nam đã có những bước thụt lùi kể từ sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ hồi năm 1991 vì họ có toàn những thiết bị và vũ khí trị giá hàng tỷ đô la của Liên xô cũ mà họ không thể tự duy trì, bảo hành

Việt Hà: Vậy ông đánh giá nội lực của  quân đội Việt nam thế nào so với các nước khác trong khu vực

Carl Thayer: chúng ta có thể so sánh trên nhiều mặt như khả năng tự bảo vệ của quân đội Việt Nam, và thực sự là đội dân quân tự vệ của Việt Nam là một đội ngũ đáng kể có khả năng bảo vệ tốt. Hệ thống bảo vệ trên không của họ đã từng rất tốt trong thời gian chiến tranh Việt Nam nhưng rồi bị xuống cấp, hỏng và chỉ có thể bảo vệ một vài thành phố lớn. Việt Nam chưa bao giờ có một hải quân mạnh, kể cả so sánh trong khu vực. Việt Nam có khả năng hạn chế trong việc phô trương sức mạnh trên biển.

Việt nam chỉ có thể đối đầu được với Lào, Campuchia và có thể tự bảo vệ mình khỏi những cuộc tấn công từ Trung Quốc. Nhưng Việt Nam chỉ có rất ít máy bay hoạt động tầm xa. Nếu so sánh về lực lượng biển, tấn công chiến lược để thu lấy lãnh thổ thì việt nam chỉ đứng hạng 4 trong tất cả, trừ khả năng tự bảo vệ mình. Hạng đầu là Singapore. Quân đội Việt Nam có thể tương đương với quân đội Miến Điện, Brunei, Campuchia, Lào, Philippines nhưng khổng thể so với Singapore, Malaysia, và Thái Lan. Trên tất cả là Trung Quốc. Việt Nam xếp ở danh sách 6 nước cuối trong tổng số 10 nước Đông nam Á.

Việt Hà: Với thực lực của Việt Nam như vậy, theo ông đánh giá Việt nam có gặp trở ngại nào trong nỗ lực tự bảo vệ mình? Đâu là kẻ thù tiềm năng mà Việt Nam phải đối mặt?

Carlyle Thayer: chúng ta  nhận thấy các nước yếu cũng dễ bị các nước khác xâm lược và gây hấn. Việt nam có thể tự bảo vệ mình. Khả năng một nước nào đó xâm lược Việt Nam trên bộ sẽ là hết sức khó khăn. Nhưng Việt Nam lại có đến gần 3000 km bờ biển và có những khu kinh tế biển quan trọng mà Việt Nam đang cố gắng xây dựng khả năng hải quân trong suốt khoảng 15 năm qua để bảo vệ.

Nước duy nhất có khả năng đe dọa Việt Nam là Trung quốc. Có nhiều thế lực bên ngoài khác cũng có thể đe dọa Việt Nam nhưng họ không có ý định đó. Việt nam và Trung quốc thì lại đang có tranh chấp trên biển Đông, việc Trung quốc xây dựng đảo Hải Nam cũng đặt Việt nam vào thế bất lợi về mặt chiến lược.

Quân đội Việt Nam có thể tương đương với quân đội Miến Điện, Brunei, Campuchia, Lào, Philippines nhưng khổng thể so với Singapore, Malaysia, và Thái Lan. Trên tất cả là Trung Quốc. Việt Nam xếp ở danh sách 6 nước cuối trong tổng số 10 nước Đông nam Á.

Những thách thức

Việt Hà: Việt nam đang cố gắng hiện đại hóa quân đội của mình bằng cách mua vũ khí từ các nước khác như tàu ngầm từ Nga, máy bay từ Pháp. Xin ông cho biết những rủi ro và thách thức đi kèm khi Việt nam tiến hành hiện đại hóa quân đội?

Carlyle Thayer: Rủi ro đầu tiên là vấn đề về chi phí. Sách trắng của Việt nam vừa công bố với các số liệu quốc phòng cho thấy không cách nào mà có thể dùng toàn bộ ngân sách năm ngoái chỉ để mua 6 tàu ngầm. Mà 6 tàu ngầm này chưa bao gồm cả việc huấn luyện, trang bị hạ tầng. Vì vậy tăng trưởng kinh tế của  Việt nam cần phải rất cao để có tiền chi tiêu quốc phòng. Đây là một trò mèo vờn chuột.

Một khi một nước đang cố gắng thu lấy lợi thế so với nước khác, thì các nước khác cũng sẽ vào cuộc và có  phản ứng. Vì thế Việt Nam có thể rơi vào tình huống là một sự gia tăng về quân sự hay trên một khía cạnh nào đó có thể gọi là chạy đua vũ trang. Mà cuối cùng thì lúc nào Trung quốc cũng mạnh hơn. Việt Nam cần những khả năng tối thiểu nhất để tránh sự bành trướng của Trung quốc, khả năng để bảo vệ các giếng dầu ngoài khơi của mình. Việt nam muốn đến năm 2030 sẽ có khoảng 50% GDP đến từ biển.

Rủi ro thứ hai nữa là vấn đề các vũ khí không tương thích với nhau. Họ mua tàu ngầm ở đây, nhưng họ không biết làm thế nào để phối hợp nó với các vũ khí khác và như thế thì tốn kém. Rồi còn vấn đề về chỉ huy điều khiển. Trong tình huống có xung đột, liệu Việt Nam có thể đảm bảo tất cả các lực lượng quân đội được sử dụng một cách hợp lý, và tránh việc người điều khiển sử dụng vũ khí vào kẻ thù hoặc ví dụ là Trung quốc hay bất cứ nước nào khác khi họ cảm thấy bị nguy hiểm thay vì tuân theo một lệnh nghiêm ngặt. Vì thế chi phí, rồi việc phối hợp các vũ khí với nhau và có được sự chỉ huy điều khiển đúng đều là những vấn đề mà Việt Nam phải đối mặt khi hiện đại hóa quân đội.

Việt Hà: Thưa ông, Việt Nam cần cân nhắc điều gì khi tiến hành mua vũ khí và hiện đại hóa quân đội?

Việt Nam cần những khả năng tối thiểu nhất để tránh sự bành trướng của Trung quốc, khả năng để bảo vệ các giếng dầu ngoài khơi của mình. Việt nam muốn đến năm 2030 sẽ có khoảng 50% GDP đến từ biển.

Carl Thayer: thứ nhất là chi phí, tiếp đến là sự cân bằng. Bằng cách mua máy bay trực thăng của Pháp mà vẫn còn các máy bay từ thời Xô Viết, hay cố gắng mua các đồ thay thế cho các máy bay Mỹ mà Việt nam có được từ thời chiến tranh, có thể tạo nên một rắc rối khủng khiếp về hậu cần cho quân đội Việt Nam. Việt nam không thể trộn lẫn mọi thứ với nhau bằng cách mua mỗi nơi một tí vì nó sẽ tạo nên khó khăn lâu dài.

Cuối cùng thì sách trắng của Việt Nam cũng không đưa ra được học thuyết cụ thể để chúng ta hiểu được là điều gì Việt Nam đang muốn trong khi tính đến chuyện nâng cao khả năng tự vệ của mình. Việc bảo vệ chủ quyền biển tất nhiên là ưu tiên hàng đầu, rồi bảo vệ biên giới. Thế nhưng trong tất cả những rủi ro thì Việt Nam phải tính đến trong khi lên kế hoạch đưa vào một thế hệ thiết bị mới cho một thập kỷ tới hoặc lâu hơn nữa thì đâu là những rủi ro chính trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là một điều khó khăn cho người lên kế hoạch. Việt nam phải cân nhắc việc các vũ khí có phù hợp với nhau không, rồi kể cả khi có vũ khí rồi thì làm thế nào để phối hợp nó trong cả một tổng thể để khiến quân đội hoạt động hiệu quả.

Việt Hà: xin cảm ơn ông đã dành cho đài chúng tôi buổi phỏng vấn này