Translate

Wednesday, April 28, 2010

Tình Ca Cho Nguyễn Thị SàiGòn - Quốc Hận 30/4/1975

30 Tháng 4

(Trích đăng từ Nguyệt San Con Ong Việt số 92 tháng 4, 2008)

33 năm của những người lính.

33 năm đã trôi qua, đếm từ cái mốc thời gian 30 tháng 4 năm 75 đến 30 tháng 4 năm nay 2008. 33 lần Tháng Tư, lại Tháng Tư, lại 30 Tháng Tư!.

33 lần xoáy mũi dao nhọn vào vết thương vẫn còn ứa máu của những người lính miềân Nam trước năm 1975 may mắn sống còn sau cuộc chiến.

33 năm tiếc, nhớ, thương bạn bè chiến hữu bỏ mình trong cuộc chiến, trong trại tù Cộng Sản hoặc ra đi vì tuổi đời chồng chất.

33 năm những người lính còn ở lại quê nhà oằn oại chịu đựng ngon roi thù của kẻ chiến thắng.

33 năm những người thương binh vẫn từng ngày ngậm ngùi nhìn thân thể với những vết sẹo, những thương tật chiến trận để lại.

33 năm còng lưng gánh nặng những đau buồn, tủi nhục, khắc khoải của người lính thua trận mà không phải vì mình bất tài, hèn yếu ...

33 năm đã trôi qua, những người lính vẫn mắc nợ những người lính, nợ nghiệp lính, nợ quê hương tổ quốc nhưng cuối nẻo đường trần không bao giờ trả được!

Quốc thù vị báo đầu tiên bạch

Kỷ độ Long-tuyền đới nguyệt ma!! . . .

33 năm đã trôi qua nhưng vết hằn cuộc chiến vẫn còn đó!

33 năm trăn trở, tiếc nuối một quãng đời dang dở, nửa đường đứt gánh ... đời lính!

*

Cái nghịch lý của hòa bình 30 tháng 4.

33 năm đã trôi qua, người Việt lưu vong nhìn lại quê hương Việt Nam, không ai không khỏi ngậm ngùi chua sót. Chiến tranh là tàn phá, là tai ương, là tử vong điều không thể tránh được và người dân cả hai miền Nam Bắc đều trông đợi hòa bình, nhưng cái mốc hòa bình 30 tháng tư năm 1975 đầy nghịch lý, người dân miền Nam đã trốn chạy hòa bình!

Những người tị nạn đầu tiên sợ hãi, hốt hoảng ra đi, những cặp vợ chồng lếch thếch, tay bồng, tay bế, tay dắt con cái, tay xách, tay mang những tài sản cá nhân gom góp vội vàng, gỏn gọn chỉ là cái bao, cái túi, họ chạy đi mà không biết mình sẽ đi đâu, đến đâu. Chồng mất vợ, vợ lạc chồng, con cái thất tán, giữa sự sống và chết họ chen lấn xô đẩy, dành giật lấy một chỗ đứng, chỗ ngồi trên máy bay, trên những con tầu rời bỏ quê hương.

Chấm dứt chiến tranh, hòa bình, nhưng hàng triệu người đã trốn chạy ra biển, họ vượt biển bằng những chiếc thuyền mong manh phó mặc cho số mệnh, họ cầm bằng cái chết để trốn chạy cộng sản, đó là cái nghịch lý của hòa bình 30 tháng tư, 33 năm về trước.

33 năm nghiền ngẫm cái nghịch lý của ngày chấm dứt cuộc chiến 30 tháng . Cái nghịch lý của luật trời: Người hiền lương thua kẻ gian ác? Cái nghịch lý của định mệnh: Những người tù lương thiện ở trong các nhà tù mà người cai tù là những tội phạm.

*

33 năm Cộng Sản tàn phá đất nước.

Sau cuộc chiến, Cộng Sản Việt Nam thay vì xây dựng, đoàn kết, hướng về một chân trời mới đầy hứa hẹn cho dân tộc, họ lại đạp đổ, phá nát, tàn phá, bần cùng đất nước nhiều hơn trong chiến tranh. Họ quỷ quái mưu mô hơn bất cứ một dân tộc nào trên thế giới, họ cướp bóc tài sản trắng trợn, họ giết phe bại trận một cách tinh xảo che mắt được thế gian, nhân loại, họ giết từ từ, giết chầm chậm, giết người mà không thấy máu, giết thể xác, giết phần hồn, giết cả triệu quân dân cán chính miền Nam, giết bằng đầy ải, tù đày, giết gián tiếp cả những người thân thuộc, gia đình, cha mẹ, vợ con.

33 năm những oan hồn của người tù cải tạo, của thuyền nhân trên biển vẫn còn vất vưởng nơi trại tù, nơi rừng sâu núi thẳm, trên biển khơi mênh mông.

33 năm văn minh xã hội chủ nghĩa thụt lùi, đạo đức suy đồi, đầy dẫy những tệ đoan, tham nhũng, ăn chơi, đĩ điếm đồi trụy trong cuộc sống hiện nay ở trong nước.

33 năm hàng vạn những người con gái Việt phải đi làm vợ làm đầy tớ xứ người, lũ lượt khắp nơi người dân Việt phải đi làm lao công, tôi mọi, làm nô lệ xứ người, những xứ mà trước năm 75, thua kém, chậm tiến lạc hậu hơn miền Nam Việt Nam.

33 năm, người dân Việt trong nước lẫn hải ngoại vẫn phải nặng trĩu hoài vọng tự do, dân chủ, phú cường, niềm hoài vọng xa tầm tay với khi vẫn còn tập đoàn thống trị Cộng Sản, cai trị bằng công an, nhà tù.

33 năm người Việt lưu vong vẫn còn phải trầm tư hướng vọng về quê hương với tủi hận, xót xa, thương phận nước long đong đầy ắp oan khiên.

33 năm kết thúc một cuộc chiến, đất nước không còn chia đôi bằng tên gọi, chính quyền, trên bản đồ, nhưng thực tế, dân Việt vỡ ra thành nhiều mảnh phiêu dạt khắp nơi trên thế giới. Không còn tiếng súng nhưng thù xưa vẫn còn, chiến tranh không còn bằng súng đạn nhưng chiến tranh vẫn tiếp diễn, không chỉ ở trong nước mà cả ở khắp nơi hải ngoại có người Việt sinh sống. Chiến tranh vẫn còn giữa người Việt quốc gia và Cộng Sản, giữa người dân trong nước đang đòi tự do dân chủ với tập đoàn cai trị, với đảng cộng sản. Chiến tranh chỉ thật sự chấm dứt khi đảng Cộng Sản bị khai tử và Việt Nam thực sự có tự do dân chủ, có chính quyền dân cử, chính quyền từ dân mà ra.

*

33 năm làm người tị nạn.

Tôi là người tị nạn, đúng nghĩa của một người tị nạn, nếm đúng mùi vị đắng, chát của thân phận tị nạn. Tôi đến xứ sở này, thành phố này không tính toán, không chọn lựa 33 năm về trước, khi gần đến tuổi 30 với độc nhất một bộ quần áo lính màu xanh hải quân đã bạc mầu, không lon lá huy hiệu, nó chỉ khác với quần áo thường vì có hai túi trước và có cầâu vai. Chân đi đôi dép Nhật đã mòn quẹt vì lê lết trong các trại tị nạn. Trong túi không có lấy một đôla. Tôi đến đây không được đón tiếp ở phi trường chờ lấy hành lý như những người tị nạn sau này. Không được nghe lời chào hỏi bằng tiếng Việt. Và, cả mấy tháng sau tôi vẫn còn thẫn thờ, câm lặng, bậm môi chịu đựng nhát búa khốc liệt của định mệnh. Tôi mất tất cả những gì đã có trong cuộc đời, nghề nghiệp, cấp bậc, tương lai ... và khởi đầu cuộc đời như một đứa bé mới bập bẹ tập nói, tập đi. Tôi đến đây đơn độc, để lại vợ và hai con còn bé nhỏ nơi quê nhà, lúc bấy giờ, nơi ấy, nơi này giống như âm dương cách trở, mờ mịt, bít bùng tin tức và, ngày ấy ai cũng nghĩ là vĩnh viễn không có ngày gặp lại như những người di cư vào Nam năm 1954 bỏ lại người thân ngoài Bắc. Chung quanh tôi lúc ấy, cái gì cũng xa lạ, tôi không thể ngày nào cũng ăn nhạt nhẽo miếng sandwich, trứng, thịt, hot dog, hamburger. Tôi thèm một bát cơm với chén nước mắm chanh ớt, ước muốn một đĩa rau muống luộc, thèm một lát cá kho ... mong tìm được một người Việt để chào hỏi, để tâm sự bằng tiếng Việt.

Những ngày đầu tị nạn, tôi cô đơn lầm lũi trong gia đình một người Mỹ khá giả ở một khu rất sang trọng của thành phố, mặc dù hai vợ chồng này tôi đã quen biết từ trước, người sĩ quan cố vấn của tôi khi còn phục vụ tại Việt Nam.

Tôi ngỡ ngàng sao đường phố ở Mỹ im vắng, không có người đi bộ. Tôi đi suốt một ngày trên xe Bus, từ sáng sớm đến tối khuya, chuyển hết xe này đến xe khác, dò theo những tuyến đường trên bản đồ lộ trình, thành phố sao rộng lớn mênh mông, lẫn lộn cả với đồi, núi, rừng cây ... tôi ngóng nhìn khắp phía để hy vọng tìm được một người Việt Nam ...

*

Những kẻ phản bội.

33 năm ở thành phố này, tôi được cái hân hạnh làm người đến trước tiếp đón nhiều người đến sau, được nhìn những nét mặt tị nạn còn xạm đen khắc khổ ngơ ngác của những đợt thuyền nhân đến từ các trại tị nạn Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương. Rồi đến những đợt HO, những đợt đoàn tụ cha con, chồng vợ ... Những người tị nạn đến sau đều có thân nhân, bạn bè, đồng hương người Việt ra tận phi trường tiếp đón, hôm trước hôm sau đã vui vẻ, cười nói tiếng Việt ồn ào, có tiệc tiếp đón dù sơ sài, có phở, có bún bò Huế, có bánh xèo, bánh cuốn và mau chóng hội nhập nếp sống rất Việt Nam giữa lòng xứ sở Hoa Kỳ ...

Tôi nhắc đến kỷ niệm chuyện tị nạn của tôi ở đây để trần tình với những người có ý nghĩ là đến sau thiệt thòi, trâu chậm uống nước đục. Sau cái mốc thời gian 30 tháng tư, không có cái buồn nào hơn hay kém cái buồn nào, và người tị nạn đến trước, đến sau chưa biết ai buồn, ai khổâ hơn ai ... !!

Tôi muốn nhắc đến những ngày đầu tị nạn của mọi người vì hôm nay, quanh tôi đã có nhiều người làm bộ quên, hay cố tình quên quá khứ tị nạn, quên đi những con thuyền mong manh trên sóng biển, quên đi những ê chề nhục nhã với cướp biển, hải tặc, quên những ngày tù đầy cộng sản, quên những cán bộ quản giáo ngu dốt nhưng có quyền lên mặt dậy bảo, quên những ngón đòn thù, những báng súng nện lên thân thể.

Những gì đau khổ trong quá khứ cũng nên bỏ lại cho quá khứ để sống với hiện tại và tương lai, quên được là điều đáng mừng nhưng đừng quay lưng trở mặt với chính nghĩa quốc gia, cuộc chiến chống cộng vẫn còn, người Việt cả ở trong nước lẫn hải ngoại vẫn đang phản kháng, chiến đấu để đạp đổ chế độ Cộng Sản, đòi tự do, dân chủ, đòi hỏi chính quyền CS phải bảo toàn lãnh thổ đừng âm mưu, lén lút dâng đất dâng biển cho Tầu Cộng.

Quên quá khứ tị nạn cũng được, nhưng đừng làm cản trở, đừng tiếp sức cho Cộng Sản trong cuộc chiến đòi tự do, dân chủ cho quê hương, đừng phản bội xương máu chiến sĩ đã hy sinh cho cuộc chiến vì tự do chống giữ miền Nam chống lại sự xâm lăng của Cộng Sản.

Tôi muốn nhắc lại chuyện tị nạn vì hôm nay quanh tôi, những người chỉ mới đây, như mới ngày hôm qua đến xứ sở này còn ngơ ngác xin làm người tị nạn Cộng Sản mà hôm nay đã xuênh xoang áo gấm về làng, hưởng thụ, huênh hoang với hai chữ Việt Kiều.

Có những người, những đảng phái vì ham danh hám lợi còn quay về hợp tác, bênh vực cho cái chế độ CS tàn ác.

Có những con buôn, những nhà báo đốn mạt, chỉ vì vài trăm bạc, vài chục bạc trả cho một cái quảng cáo thương mại hàng tháng trên những tờ báo chợ mà bán rẻ lương tâm, trơ trẽn tuyên truyền, ca ngợi Cộng Sản. Tôi đã nhìn một người chủ báo mà nghĩ thầm “Cái mặt này, cái con người này chỉ đáng giá từ năm chục đến một trăm”.

*

Đoản khúc buồn viết cho ngày 30 tháng 4. (30 tháng 4 2006 COV - 71)

Hôm nay 30 tháng tư, 31 năm trôi qua, quá khứ như thật gần và nỗi đau uất hận vẫn còn đó.

Ngày này năm xưa, tôi đang trên chiến hạm. Chiến hạm vẫn hùng dũng, mây trời cũng thế, biển Việt Nam vẫn mầu xanh thẫm, nhưng tôi như cái xác không hồn ... Trước đó vài hôm, chiến hạm từ ngoài Trường Sa, hai máy tiến “full” chạy về, mọi người trên chiến hạm lặng lẽ, âm thầm, vì biết có biến cố lớn đang xẩy ra trên bờ, mỗi người có nỗi lo, nỗi suy tư riêng. Suốt ngày tôi loanh quanh trên đài chỉ huy, trong phòng chiến báo để dò tin tức dù không phải là phiên trực. Lệnh lạc bất nhất, thay đổi, khi thì chuẩn bị pháo lên đảo Phú Quý ngoài khơi Phan Thiết, rồi lại bị đuổi đi. Khi thì lệnh pháo phi trường Hàm Tân, khi thì không. Ban đêm “công voa” Việt Cộng bật đèn sáng chưng, xe chạy hàng dài theo hương lộ 1 ven biển, xuôi Nam về hướng Vũng Tầu, có lệnh cho các chiến hạm gần đó gom lại để hải pháo, rồi lại không cho nữa! Đến khi chấm tọa độ pháo lên chợ Bà Rịa, pháo cầu Cỏ May tôi biết là ... hết rồi! Cho đến khi nghe được lệnh đầu hàng trên máy truyền tin, tôi bất động như ngừơi chết đứng. Sau cùng, con tầu bỏ nước ra đi, tôi thuỷ táng cuộc đời ... hình ảnh, thư từ, kỷ niệm, quân phục và mộng ước của một đời, được gói gọn trong lá cờ vàng, chôn sâu xuống lòng đại dương ... Tôi mang đời lưu vong. Người tị nạn đơn độc, cô đơn.

Hôm nay 30 tháng 4, ba mươi mốt lần rồi, tôi vẫn ở thành phố này. Cuộc đời có thay đổi từng năm, hy vọng trong tôi, của tôi về đất nước quê hương Việt Nam có thay đổi, nhưng sao đợi mãi chẳng đến!!

Hôm nay 30 tháng tư, vẫn như mọi năm, tôi ra với tổ chức cộng đồng người Việt để phất ngọn cờ vàng, để nghe hùng ca lính, để tưởng nhớ những người đã chết, để chửi rủa uất hận về một chế độ đã gây tang thương cho đất nước. Những người quanh tôi từ 31 năm về trước mỗi năm một già nua tiều tuỵ, tóc bạc hơn xưa và thiếu vắng dần. Tôi yêu thành phố này và nhưng người thân quen đã từ lâu.

Năm nay 30 tháng 4, San Diego buồn hơn mọi năm, vắng hơn mọi năm, vì trong cùng một thành phố, lần đầu tiên có đến 2 nơi tổ chức 30 tháng 4, tôi mường tượng là mình thua trận thêm một lần nữa, cũng lại thua trên đất Mỹ. Ngày xưa thua vì bọn phản chiến. Bây giờ phản chiến không còn nữa, nhưng có bọn phản bội, tráo trở mưu mô. Tôi xin mọi người quanh tôi, bạn tôi, hãy sáng suốt nhận định kẻ thù, nhìn rõ mặt bọn tráo trở lừa bịp.

Bảo vệ lá cờ vàng nhưng phải thận trọng, bọn Cộng Sản nằm vùng, bọn thời cơ tráo trở, băng đảng bịp bợm cũng đang phất lá cờ vàng, bởi vì:

- Người ta bắn con chim Trĩ thì dùng con chim Trĩ làm mồi. Người săn hươu thì dùng con Hươu làm mồi.

Đôi khi tôi thấy mệt mỏi, có lúc chán chường, chỉ muốn làm một người Việt thầm lặng sống trên đất Mỹ này. Quên đi đất nước Việt Nam khốn cùng vàø Cộng Sản.

Không biết tôi, chúng tôi, còn đủ kiên cường, đủ sức lực, còn nuôi sống Con Ong Việt đến bao giờ...!

Vũ Lâm

Tuesday, April 27, 2010

Thách đố lòng yêu nước

Trích DCVOnline
Trần Quang Hạ


Xét về văn phong, cách đặt vấn đề tranh luận, bài viết không gây ấn tượng gì; nhưng xét về nội dung, đây là một thách đố lòng tự ái dân tộc của tất cả những người Việt Nam yêu nước.

Ngày 17/4/2010 trên diễn đàn BBC có đăng bài “Một cách nhìn khác về tinh thần dân tộc” của Đỗ Ngọc Bích, người được giới thiệu: “Tiến sĩ về quan hệ quốc tế và Hoa Kỳ học.”

Nội dung bài viết phê phán chủ nghĩa dân tộc trong việc bài xích Trung Quốc và nói rằng Việt Nam dù sao cũng là một phần của Trung Hoa, Các vị vua Việt cũng coi Trung Quốc như cha, như anh. Những câu hỏi đặt ra khá lạ như: Việt Nam thực sự có văn hoá 4000 năm hay không? Hoàng Sa, Trường Sa chỉ thuộc Viêt Nam từ năm 1974 khi VNCH đưa quân ra trấn giữ. Và câu kết luận rất ấn tượng: Đất nước Việt Nam có được là nhờ lấn chiếm lãnh thổ Chiêm Thành và Khờ Me.

Nếu bài viết của một độc giả bình thường có lẽ không gây sự quan tâm nhiều như thế, đằng nầy tác giả là một trí thức có bằng cấp, được BBC giới thiệu là tiến sĩ về quan hệ quốc tế, giáo sư Việt học đại học Yale, đang tham gia dịch các tài liệu cổ sử Việt. Xét về văn phong, cách đặt vấn đề tranh luận, bài viết không gây ấn tượng gì; nhưng xét về nội dung, đây là một thách đố lòng tự ái dân tộc của tất cả những người Việt Nam yêu nước.

Trong thời gian ngắn, người Việt trong ngoài nước đã phản ứng mạnh mẽ bằng các ý kiến, bài viết và bài phỏng vấn các nhà trí thức trên các trang mạng internet. Phóng viên Mặc Lâm, RFA với bài: “Phải làm gì khi lịch sử bị bóp méo?” trích đăng nhận xét của giáo sư Hà Văn Thịnh (đại học Huế) và Phan Huy Lê (Viện Sử Học Việt Nam) rằng bài viết như thế chỉ đáng xấu hổ chứ không đáng bàn. Giáo sư Hoàng Việt đã đưa ra các bằng chứng lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa để phản bác ý tưởng kỳ quặc của Đổ Ngọc Bích.

Tích cực và nhanh chóng hơn, hai giáo sư Ngô Vĩnh Long và Trần Hữu Dũng tại Mỹ đã liên lạc với đại học Yale để xác minh có hay không có một “tiến sĩ Việt học” như thế, kết quả thật bất ngờ: bà Đỗ Ngọc Bích chỉ là một du học sinh sau đại học, đang ghi danh chương trình cao học tại tại Mỹ. Bà nầy không dính dáng gì đến đại học Yale, ngoại trừ có làm tutor tiếng Việt cho một vài sinh viên ở đó. Tiến sĩ Erik Harms, phó giáo sư khoa Nhân Học của đại học Yale nói:
“Trên BBC người ta ghi cô Bích là Tiến sĩ giảng dạy ở Yale. Nó sai nhiều điểm. Điểm thứ nhất là cô Bích chưa có Tiến sĩ. Cô Bích nói cho mình biết là cô có gửi CV (All But Dissertation) cho BBC. CV là lý lịch và trong CV đó có nói là ABD Tiến sĩ... Thế nhưng thực sự một người ABD có nghĩa là chưa có bằng, chưa nộp luận văn.Thực sự bây giờ cô Bích là sinh viên cao học, sắp viết luận văn ở Đại học Hawaii trong Khoa Hoa Kỳ học, chứ không phải là Tiến sĩ đang giảng dạy ở Yale”.

Với xác nhận nầy, rõ ràng bà Bích có ý đồ mạo nhận học vị tiến sĩ khi tham gia diễn đàn nhằm gia tăng trọng lượng bài viết. Một lẽ đơn giản: Nếu là người chân chính, bà Bích không cần đánh bóng tên tuổi trong lần đầu xuất hiện; hãy để những gì mình viết khẳng định điều đó. Nhưng khổ nổi, những gì bà viết thật ra không phải vì có ý tưởng mới, mà viết ra vì bực dọc, khó chịu. Trong thư phản hồi độc giả BBC, cũng lời lẽ nhiều phần ngạo mạn, bà Bích thú nhận:
“Ý tưởng viết bài của tôi xuất phát chính từ cảm giác bực dọc, khó chịu khi phải đọc những lời phỉ báng, lăng mạ của các blogger trong nước và hải ngoại đối với nhà nước Việt Nam hay nhân vật lãnh đạo Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc trên Facebook hay diễn đàn BBC, VOA tiếng Việt.”

Hai bài viết như thế cũng đủ khẳng định những gì cần thiết để chúng ta không chú ý đến chuyện bà Bích nữa, tuy nhiên vẫn còn một vấn đề trong cách truyền thông của BBC Việt Ngữ mà qua vụ nầy, tôi thấy cần đưa ra để bạn đọc có thêm ý kiến. Một là tại sao BBC chọn đăng một bài viết tào lao phỉ báng dân tộc Việt, hai là thái độ phục thiện của những người phụ trách diễn đàn. Khi phóng viên Trần Văn (RFA) chuyển thư của Tiến sĩ Erik Harms cho BBC nhằm xác định lại thông tin cá nhân về bà Bích, Trưởng ban Việt Ngữ Nguyễn Giang trả lời, “Đây là một cuộc thảo luận nên BBC sẽ có ý kiến chính thức khi cuộc thảo luận chấm dứt.”


Thảo luận chưa chấm dứt đã đành, nhưng những thông tin cá nhân BBC đã đưa ra ngày 17/4 là sai lạc cấn phải chấm dứt. Phóng viên Trần Văn chỉ muốn BBC đính chính lại phần phụ lục chứ không phải ý kiến về chuyện bà Bích nói đúng hay sai. Mặc dù sau đó đã cáo lỗi bạn đọc nhưng phần phụ chú sửa lại ngày 20/4 vẫn mang tính cách dài dòng quảng cáo. Phụ chú viết:
“Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả. Bà Đỗ Ngọc Bích đã hoàn tất chương trình tiến sĩ môn Hoa Kỳ Học của Đại Học Hawaii, hiện đang sống ở New Haven và chuẩn bị bảo vệ luận án, trong khi tham gia giảng dạy tiếng Việt ở Trung Tâm Ngôn Ngữ và dịch tài liệu lịch sử cho khoa Lịch sử, ĐH Yale.”


Kèm tiếng Việt cho 2 sinh viên ngoài giờ mà được xem như tham gia giảng dạy ở đại học Yale? Thêm nữa, bà Bích chỉ được hỏi ý kiến về lịch sử Việt từ vị giáo sư nào đó chứ không hề dịch tài liệu lịch sử cho Yale, vì đại học Yale không làm công việc đó.


BBC Vietnamese
Nguồn: bbc.co.uk
Đối với nhà báo, từ ngữ quan trọng trong việc chuyển tải thông tin nên nhất thiết phải chính xác. Một vài lần khi đưa tin kết quả các vụ xử nhà bất đồng chính kiến, BBC đã dùng từ “lãnh án” một cách thoải mái, giống như đưa tin “tú bà X lãnh 3 năm vì tội buôn gái, kẻ cướp Y lãnh án 5 năm vì cướp nhà băng”. Một lối dùng từ thiếu chuyên nghiệp đối với những vấn đề chính trị nhạy cảm.

BBC là cơ quan truyền thông độc lập nhưng tôn chỉ nầy có giữ được hay không là do bản lĩnh những cá nhân phụ trách trong ban BBC Vietnamese ấy.


© DCVOnline

Monday, April 26, 2010

Tháng 4 Tưởng Niệm 35 Năm Quốc Hận Trước Tượng Đài, Thế Hệ Trẻ Bày Tỏ Ước Mơ Vn Sớm Có Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền

Việt Báo Thứ Hai, 4/26/2010, 12:00:00 AM

Tháng 4 Tưởng Niệm 35 Năm Quốc Hận Trước Tượng Đài, Thế Hệ Trẻ Bày Tỏ Ước Mơ VN Sớm Có Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền...

Chào cờ trước Tượng Đài, với bàn thờ linh vị Ngũ Hổ Tướng đã tự sát vì nước.

WESTMINSTER, Calif. (VB) -- Hàng trăm người hôm Chủ Nhật 24-4-2010 đã tham dự buổi lễ Tưởng Niệm 35 Năm Tháng Tư Đen (từ 30-4-1975 tới nay) và lễ Năm Thứ 7 Hoàn Tất Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ ở Westminster, thành phố được mệnh danh là thủ đô người Việt tị nạn.
Buổi lễ tổ chức bởi Ủy Ban Tượng Đài đã diễn ra trang nghiêm, cảm động, với đại diện của nhiều hội đoàn địa phương, nhiều vị dân cử, tu sĩ và nhân sĩ...
Phần chào cờ, bồng súng chào, lễ rước quốc quân kỳ với hai hàng quân Mỹ-VNCH, có hát quốc ca Việt Nam Cộng Hòa và quốc ca Hoa Kỳ, có phút mặc niệm để tưởng niệm các chiến binh Hoa Kỳ, và cả các chiến binh VNCH đã hy sinh trong khi lên đường ngăn cản làn sóng cộng sản...
Nhiều hội đoàn đã mang vòng hoa lên đặt nơi tượng đaì để ghi công các chiến binh hy sinh vì lý tưởng tuụ do.
Đặt biệt ngay trước tượng đaà, phía giữa là một bàn thờ tổ quốc, trên có đặt ảnh chân dung và linh vị của 5 vị tướng VNCH tự sát sau khi Miền Nam VNCH thất thủ... Tâm nguyện tự sát, thà chết, không đầu hàng đó đã được đồng bào tị nạn đưa lên bàn thờ tổ quốc để vinh danh, và nhắc nhở các thế hệ hậu duệ nối tiếp về các gương anh dũng đó.

Thiếu Tá Mục Sư đọc lời cầu nguyện.


Chủ tịch Ủy Ban Tượng Đài là nghị viên Frank Fry đã từng nhiều lần trình bày Tượng Đài Vietnam War Memorial được xây dựng để vinh danh các hy sinh của các chiến sĩ VNCH và quân đồng minh trong khi chiến đấu bên nhau để bảo vệ tự do, dân chủ và nhân quyền. Ông đã viết trong Thư Mời rằng “Tháng Tư Đen là ngày buồn nhất cho tị nạn VN phaỉ rời bỏ quê hương để tìm dân chủ, tự do, xa khỏi CS. Đó cũng là ngày để vinh danh, tưởng niệm và bày tỏ biết ơn đối với các hy sinh của chiến binh VNCH và đồng minh...”
Đặc biệt là hiện diện của thế hệ trẻ: các chiến binh Mỹ gốc Việt. Trong khi buổi lễ diễn tiến, họ đứng riêng một hàng hướng về tượng đài để chào kính, để vinh danh...
Trong đó có hiện diện:
- Đaị úy hải quân Tin Tran.
- Thiếu úy hải quân Harry Pham,
- Đại úy quân y Lanh Dưong,
- Đại úy quân y Triet Bùi.
- cặp vợ chồng Hạ Sĩ Quan Hải Quân: Linh Hatzenbuehler, và Tony Hatzenbuehler.
Trả lời phỏng vấn riêng của phóng viên Việt Báo, đaị úy quân lực Hoa Kỳ Triết Bùi (con trai của cựu dân biểu Bùi Văn Nhân), nói rằng:
“Cháu là Bùi Minh Triết, cũng đã nói trên đàì SBTN mới hôm kia rằng ngày 30 tháng tư là đánh dấu ngày Việt Nam mất nước, cũng là lúc cộng đồng Việt hải ngoại trải qua được tròn 35 năm, sau các gian nan và bây giờ đã có nhiều thành công. Triết xin thay mặt Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt gửi lời cảm ơn các thế hệ đi trước đã chiến đấu và hy sinh cho tự do, dân chủ. Hôm nay thế hệ của cháu vào quân lực Hoa Kỳ là để bảo vệ nền dân chủ và sự tự do mà mình đang có...”

Các chị áo tím là hội Cựu Nữ Sinh Gia Long đặt vòng hoa.

Cô Lily Ngọc Hiếu, một đại diện của Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez, trả lời phỏng vấn của VB với tư cách thiện nguyện viên của Hội VietACT rằng, “Ngọc Hiếu hy vọng rằng 35 năm nữa, đất nước VN sẽ có tựï do dân chủ... Hy vọng người trẻ sẽ hoạt động hăng hái hơn, để tăng tốc dân chủ hóa, làm VN tốt đẹp hơn...”
Thượng Tọa Thích Viên Lý, đaị diện Giáo Hội PGVNTN, cũng trả lời phỏng vấn của VB rằng Thầy “bày tỏ tri ân chân thành tới các anh hùng đã hy sinh cho tổ quốc, và cầu nguyện cho VN sớm có tự do dân chủ.”
Trong buổi lễ, nhiều dân cử và nhân sĩ đã hiện diện, như TNS Lou Correa, NV Tạ Đức Trí, NV Dina Nguyễn, NV Andrew Đỗ, Chánh án Nguyễn Trọng Nho...

Sunday, April 25, 2010

Phạm Hồng Sơn

Phạm Hồng Sơn – Bất ổn Thailand: một suy nghĩ từ Việt Nam

Posted using ShareThis

Chuyện cái cầu!

Trích NguoiViet Boston

Trần Bình Nam

image002Cái cầu đây không phải cái cầu bắc qua sông qua suối mà là cái cầu… tiêu.

Năm 2004 tôi đi du lịch Trung quốc với công ty du lịch Saigon Voyages của ông Trần Chính. Chuyến đi đó ông Trần Chính đích thân hướng dẫn. Ông Chính có lối kể chuyện duyên dáng. Chuyện nghe rồi ông kể lại vẫn thấy hay.
Đến Bắc Kinh nơi thưởng ngoạn chính của du khách là Cấm Thành. Gọi là Cấm Thành vì đó là trung tâm quyền lực, nơi các vua Trung quốc từ triều nhà Minh qua triều Mãn Thanh ngồi trị vì cả nước, dân chúng không được ra vào.
Mỗi ngày sau hồi trống thu không (trống điểm ngày hết, đêm về) mọi người thuộc phái nam, trừ con cái của hòang tộc và các hoạn quan, đều phải ra khỏi thành. Sau cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1910 Cấm Thành không còn bị cấm nữa, và trở thành một địa điểm du lịch ăn khách nhất của Trung quốc.
Trong Cấm Thành lối đi không rộng, kiến trúc này chen lấn kiến trúc kia. Từ quảng trường Thiên An Môn du khách vào Cấm Thành bằng cổng trước rồi theo lối một chiều định sẵn đi thăm lâu đài vua chuá và các di tích lịch sử của hằng trăm năm để lại rồi ra khỏi Cấm Thành bằng cổng sau.
Sắp ra cổng, ông Trần Chính hỏi chúng tôi:
“Đi qua bao nhiêu nhà cửa dinh thự, nơi làm việc và ăn ngủ của bao nhiêu con người quý vị có nhận xét gì không?” Không ai có câu trả lời ngay. Ông Chính nói:
“Trong Cấm Thành không có cầu tiêu!” Du khách ai cũng ngạc nhiên nhận ra quả thật là vậy. Một câu hỏi hiển nhiên đến với mọi người.
“Vậy người xưa đã giải quyết làm sao?”
Ông Chính giải thích: Trong Cấm Thành người ta dùng tro đựng trong những thùng nhỏ bằng gỗ, tiêu tiểu trong đó phủ tro lên, rồi đậy nắp lại. Kín đáo và không có mùi. Mỗi buổi sáng khi cửa thành mở, hằng đoàn người quang gánh vào dọn tro trong các hộp gỗ gánh đổ vào một khoảng đất rộng sau Cấm Thành. Từ triều đại này qua triều đại khác, tro chất thành một ngọn đồi càng ngày càng càng cao trông như một ngọn núi nhỏ. Người Trung quốc thi vị hoá ngọn đồi và đặt tên là Đồi Hương. “Hương” nào cũng là hương!
Dưới thời Mao Trạch Đông, bà Giang Thanh, vợ cưng một thời của Mao, biến Đồi Hương thành một thắng cảnh tô điểm cho Cấm Thành và làm nơi nghỉ ngơi giải trí khi bà gặp điều phiền muộn.
Bây giờ hầu hết nhà cửa của người Trung quốc ở thành phố đều có phòng vệ sinh. Nhưng có một điều khó hiểu là Trung quốc ngày nay có đủ kỹ thuật để xây dựng cầu tiêu theo tiêu chuẩn Tây phương và sản xuất đủ các chất hóa học sát trùng bán ra cho cả thế giới dùng, nhưng các cầu vệ sinh tại Trung quốc, ngay cả trong các khách sạn 3 hay 4 sao vẫn thoang thoảng có mùi.
Ngoài phố thì khỏi nói. Muốn tìm một phòng vệ sinh chỉ cần thính mũi một chút là biết nó nằm ở đâu. Hình như đối với người Trung quốc cầu tiêu không hôi thì không phải là cầu tiêu! Và không có mùi nó làm cho người dùng cảm thấy mất hứng … tiêu tiểu.

Một người bạn tôi đi du lịch nhiều có một nhận xét: Muốn sắp hạng trình độ chung của một quốc gia bạn chỉ cần sắp hạng các phòng vệ sinh của quốc gia đó. Tôi không đi du lịch nhiều nên không biết nhận xét đó đúng bao nhiêu phần. Nhưng tôi thấy nói chung nơi công cộng cũng như tư gia phòng vệ sinh của Trung quốc thua Nga, Nga thua Pháp, Pháp thua Đức thua Anh, Đức thua Nhật, Nhật thua Mỹ, Mỹ thua Thụy Điển và Na Uy

Không ai sắp hạng cầu tiêu của Ấn Độ, vì Ấn Độ đang trải qua một cuộc “cách mạng cầu tiêu”.
Những năm gần đây Ấn Độ phát triển nhanh và người phụ nữ Ấn Độ có một đòi hỏi. Họ đòi hỏi cái cầu tiêu. Thanh niên Ấn muốn lấy vợ cần phải có một cái nhà có phòng vệ sinh tươm tất. Nếu muốn cuới vợ cho con thì bố mẹ phải có nhà có cầu tiêu. Nếu không thì đừng hòng.
Người phụ nữ Ấn Độ đã chán cái thời dùng cầu tiêu công cộng và tắm ngoài sông hay suối. Trước đây 10 năm khỏang 665 triệu, tức nửa dân số Ấn Độ không có cầu tiêu riêng trong nhà (theo Emily Wax, trong bài viết “The New Seat of Power for Women in India”, The Washington Post National Weekly Edition số ngày 2-8/11/2009).
Với tiến bộ về vật chất và phong trào “phi xí sở, bất thành phu phụ” (No Toilet, No Bride) trong hai năm qua chỉ riêng trong tiểu bang Haryana đã có thêm 1.4 triệu cầu tiêu trong nhà. Và phong trào xây dựng cầu tiêu đang lan tràn nhanh chóng đến các tiểu bang miền Nam và thôn quê.
Người thiếu nữ Ấn Độ vốn là một gánh nặng trong gia đình. Ít được bố mẹ cho đi học, và khi lấy chồng phải có của hồi môn. Nhưng hiện nay người phụ nữ Ấn Độ được đi học, đi làm, có khả năng tự túc kinh tế, và lấy chồng họ không cần hồi môn mà ngược lại ra điều kiện cho giới nam nhi biết: Muốn lấy vợ phải có nhà có cầu tiêu đàng hoàng chứ không còn để vợ dùng nhà vệ sinh công cộng và tắm ngoài sông ngoài suối nữa.
Tại Ấn Độ có nạn phá thai nữ vì vậy có tình trạng trai thừa gái thiếu và phong trào đòi hỏi cầu tiêu của phái nữ như là điều kiện chọn chồng lại có thêm sức mạnh. Thanh niên Ấn Độ không còn tự ái hỏi “cô ấy muốn lấy mình hay lấy cái cầu tiêu?”. Họ biết muốn lấy vợ, tốt hơn là âm thầm sắm cái cầu tiêu.
Người phụ nữ Ấn Độ đang lao mình vào một cuộc cách mạng giải phóng. Tại thôn quê người ta không còn thấy những người thiếu nữ xó ró, nhút nhát đi đâu phải nhờ cha hay anh em trai chở đi. Bây giờ họ có thể học hành đỗ đạt, sắm xe, trang điểm, ngồi làm việc trong phòng giấy của chính phủ hay của các hãng tư. Và họ đang đứng tuyến đầu của phong trào đòi cầu tiêu để tối thiểu sống sạch sẽ và tránh bệnh tật. Nạn không quan tâm đến cầu tiêu cho phụ nữ tại Ấn Độ là nguyên nhân sinh ra các thứ bệnh đường tiểu chưa nói đến các bệnh khác nguy hiểm hơn như tiêu chảy và thương hàn.
Trước đây có một số chính khách tiến bộ tung ra phong trào tạo điều kiện tiêu tiểu có tiện nghi cho người phụ nữ nhưng không thành công. Một phần do điều kiện vật chất chưa cho phép, một phần do cản trở tâm lý.
Năm 2001 Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) có kế hoạch giúp Ấn Độ xây chung cư cho người lợi tức thấp với phòng vệ sinh tươm tất và thấy rằng đa số người Ấn Độ biến các phòng vệ sinh trong nhà thành kho chứa.
Hiện nay WB thấy rằng phong trào “No Toilet, No Bride” rất có kết quả. Cả nước lên cơn sốt xây cầu … tiêu. Ở nhiều vùng quê thấp thoáng biểu ngữ “Không gả con gái về làm dâu nhà nào không có phòng vệ sinh”, một yêu sách công khai không thể tưởng tượng được cách đây chừng một thập niên. Các tay pha trò nhà nghề tại các rạp hát đã dùng khẩu hiệu “No Toilet, No Bribe” để chọc cười khán giả và vô tình quần chúng hoá phong trào … xây cầu tiêu.
Ông Bindeshwar Pathak, một người Ấn Đô sáng lập phong trào “xây cầu tiêu” nói khi ông mới tung phong trào ra dư luận quần chúng bĩu môi xem như ông khui một hũ mắm. Nhưng nay khác, người Ấn Độ nam cũng như nữ xem chương trình của ông là “một cuộc cách mạng không đổ máu.”
Ông Pathak bây giờ có thể mạnh dạn nói với các nhà lãnh đạo Ấn Độ rằng: muốn Ấn Độ trở thành cường quốc việc trước tiên là có kế hoạch xây đủ cầu tiêu cho dân, trong nhà cũng như ngoài đường phố.
Tôi nghĩ nhà lãnh đạo chính trị nước nào cũng nên nghe lời khuyên đơn giản đó chứ không riêng gì Ấn Độ.

Viết đến đây tôi nhớ và thương Mẹ và hai Chị của tôi quá. Cứ lấy một năm cho cụ thể. Năm 1940 tôi lên bảy, trong nhà tôi có Mẹ và hai Chị. Nhà không có cầu. Phần tôi mỗi buổi sáng tôi giải quyết nhu cầu bằng cách chạy ra bờ sông Hương (nhà tôi cách bờ sông Hương 100 mét, giữa nhà và sông là một thửa ruộng nhỏ) ngồi trên bờ ruộng thong thả nhìn trời nhìn đất và giải quyết nhu cầu. Cho đến bây giờ tôi chưa bao giờ tự hỏi Mẹ và hai Chị tôi đã giải quyết như thế nào.
Bây giờ Mẹ và Chị đầu của tôi đã qua đời chỉ còn Chị kế của tôi còn sống ở Huế. Chị kế tôi có chồng – ông ta đã qua đời – từng làm ăn khá giả nên xây được một ngôi nhà gạch khá lớn bên bờ sông An Cựu nơi khu Nhà Đèn.
Một dịp về Việt Nam tôi lại thăm và ngủ lại ở nhà Chị. Nhà cao cửa rộng nhưng cái cầu vẫn luộm thuộm. Cầu xây chung với nơi giặt áo quần, nên lúc nào nền cầu cũng ươn ướt. Và dùng xong phải múc nước dội cầu. Tôi biết Chị tôi có khả năng làm một cái cầu trong nhà theo tiêu chuẩn Tây phương.
Tôi hỏi, Chị tôi trả lời: Cậu ơi (cậu là cậu em) Chị thấy cầu như vậy là được rồi. Làm cầu tiêu khô ráo người ta cười cho “cầu tiêu gì mà khô như một cái phòng ngủ”. Xưa kia ở với Ba Mẹ có cầu trong nhà đâu mà cũng xong cả.
Tôi biết nói gì hơn. Có lẽ cuộc cách mạng của người phụ nữ Ấn Độ hôm nay cũng phải là cuộc cách mạng của những nhà lãnh đạo Việt Nam.

Phải bắt đầu cuộc cách mạng từ cái nhỏ nhất như cái …. cầu tiêu.

Wednesday, April 21, 2010

Hội thảo ‘Việt Nam - 35 Năm Nhìn Lại’: Huế 1968, vẫn là ‘lỗ hổng’ của lịch sử

Hà Giang/Người Việt


WASHINGTON D.C.
- Buổi hội thảo qui tụ nhiều nhân vật có thẩm quyền trong chiến tranh Việt Nam (“Việt Nam, 35 Năm Nhìn Lại, Vietnam - a 35 Year Retrospective Conference”), được tổ chức tại Hoa Thịnh Ðốn cuối tuần qua, được nhiều người tham dự cho là “bước đầu tiên trong việc trả lại sự thật cho lịch sử” về cuộc chiến Việt Nam. Cuộc chiến, đã là đề tài tranh cãi trong 35 năm qua.




Thuyết trình về đề tài Cuộc Thảm Sát Mậu Thân 1968, Tiến Sĩ Erik Villard,
thuộc Trung Tâm Lịch Sử Quân Ðội Hoa Kỳ, nói rằng “...Kết cục, chính nỗ lực của quân lực VNCH
đã đẩy lui được cuộc tấn công quy mô và toan tính tỉ mỉ của quân đội Bắc Việt ra khỏi vòng đai Sài Gòn.”
(Hình: Hà Giang/Người Việt)



Hội thảo xoay quanh bốn đề tài chính: Cuộc thảm sát Tết Mậu Thân 1968, trận chiến An Lộc, trận tái chiếm cổ thành Quảng Trị, và vai trò của Hiệp Ðịnh Paris trong chiến tranh Việt Nam.

Ðiều hợp viên của phần thảo luận vế biến cố Mậu Thân là Tiến Sĩ John Carland, sử gia của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, chuyên viên nghiên cứu cuộc chiến Việt Nam, qua thời gian làm việc với Trung Tâm Lịch Sử Quân Ðội Hoa Kỳ trước đây.

Tiến Sĩ Carland còn là tác giả của cuốn “Combat Operations: Stemming the Tide, May 1965-October 1966,” được xem là tài liệu chính thức của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về lịch sử 18 tháng đầu tiên Hoa Kỳ có mặt trong cuộc chiến Việt Nam.




Thuyết trình đoàn của đề tài Cuộc Thảm Sát Mậu Thân tại cuộc hội thảo “Việt Nam, 35 Năm Nhìn Lại” -
Từ trái sang: Tiến Sĩ Erik Villard, học giả Nguyễn Ngọc Bích, Tiến Sĩ James Robbins (của tờ Washington Times),
và Ðại Tá Cảnh Sát VNCH Trần Minh Công. (Hình: Hà Giang/Người Việt)



Trong phần trình bày, Tiến Sĩ Erik Villard, một sử gia khác thuộc Trung Tâm Lịch Sử Quân Ðội Hoa Kỳ, và là người đảm nhiệm trọng trách soạn tài liệu về cuộc thảm sát Tết Mậu Thân, phát biểu: “Mặc dù những trận đánh lớn nhất trong biến cố Mậu Thân xảy ra tại Quân Ðoàn 4, miền Nam Việt Nam, nhưng những trận đánh này lại ít được người ta chú ý đến.”

Dùng nhiều tài liệu và bản đồ hành quân, Tiến Sĩ Erik Villard cho cử tọa thấy Quân Ðoàn 4 là nơi duy nhất xảy ra những trận đánh hoàn toàn giữa quân lực VNCH và quân đội Bắc Việt.

“Ðây thực sự là một nội chiến!”

Tiến SErik Villard nói.

Ông kết luận: “Tại đây, cả hai phe đã tạo được những chiến công hiển hách nhất cũng như những thất bại ê chề nhất, nhưng kết cục thì chính nỗ lực của quân lực VNCH đã đẩy lui được cuộc tấn công quy mô và toan tính tỉ mỉ của quân đội Bắc Việt ra khỏi vòng đai Sài Gòn.”

Nếu lối trình bày chuyên nghiệp nhưng bình thản của các sử gia, nhà nghiên cứu Hoa Kỳ, khiến cử tọa chăm chú theo dõi, thì xúc cảm mà những diễn giả gốc Việt tỏ lộ trong phần nói chuyện đã khiến cử tọa xúc động.

Ðại Tá Cảnh Sát VNCH Trần Minh Công cho rằng Biến Cố Mậu Thân là “bước ngoặt trong cuộc chiến Việt Nam.”

Với nhiều hình ảnh và tài liệu dẫn chứng, Ðại Tá Công khẳng định, vì “quyết tâm tiến chiếm miền Nam,” một mặt Bắc Việt giả vờ đề nghị một cuộc ngưng chiến kéo dài 48 tiếng đồng hồ vào dịp Tết, mặt khác đã âm thầm chuẩn bị một cuộc “Tổng Tấn Công, Tổng Nổi Dậy” trước đó hơn nửa năm.

“Trong cùng một ngày, Cộng Sản đồng loạt tấn công vào Dinh Ðộc Lập, Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ, đài phát thanh Sài Gòn, và nhiều căn cứ quân sự quan trọng, với hy vọng là sẽ chiếm giữ được những nơi này đủ lâu để chờ dân chúng nổi dậy.”

Ông nói.

“Bị bất chợt tấn công, giữa lúc hơn 50% quân nhân đã được cấp phép về ăn Tết với gia đình, thoạt đầu QLVNCH trở tay không kịp. Tình trạng ở Sài Gòn lúc đó nguy kịch đến nỗi lực lượng cảnh sát phải đương đầu với địch.”

Ông tóm tắt là “cho dù bất ngờ,” quân đội, và cảnh sát của VNCH đã “phản công kịp thời, và nhanh chóng đẩy lùi quân Bắc Việt.”

Ðề cập đến việc Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn đặc công Việc Cộng “Bẩy Lốp” đã được nhiếp ảnh gia Eddie Adams truyền đi khắp thế giới, Ðại Úy Trần Minh Công nói: “Bức hình của nhiếp ảnh gia Eddie Adams chỉ nói lên được một nửa sự thật về chiến tranh Việt Nam. Và một nửa sự thật thì không thể là sự thật!”

Vậy sự thật, theo ông là gì?

“Ðiều mà thế giới không nhìn thấy là đặc công ‘Bẩy Lốp’ đã ra lệnh tử hình biết bao nhiêu dân lành vô tội, và dùng người dân bị bắt làm áo giáp để đỡ đạn cho họ.”

Ðại Úy Trần Minh Công nói.

“Trước khi bị bắn, đặc công ‘Bẩy Lốp’ đã giết hết cả gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn gồm sáu người, kể cả một cụ già 80 tuổi. Nhưng đã không có ai chụp tấm hình này để ghi lại việc này.”

Ông nói tiếp: “Ngay sau khi bắn đặc công Việc Cộng ‘Bẩy Lốp’, chính Tướng Loan cũng ngã xuống và bị thương trước lằn đạn của quân đội Bắc Việt, nhưng đáng buồn thay, là tin này không được chú ý mấy!”

“Trong chiến tranh, thì cả hai bên cùng bắn nhau, nhưng việc Tướng Loan bắn tên đặc công khiến ông bị lên án, trong khi tội ác của đặc công ‘Bẩy Lốp’ thì không ai lên án.”

Trong phần thuyết trình của mình, tiến sĩ, học giả Nguyễn Ngọc Bích cũng đề cập đến sự thiếu quân bình, hay thiếu đa chiều của giới truyền thông trong việc tường thuật lại diễn tiến và bình luận về biến cố Tết Mậu Thân.

Ông nói: “Các sử gia tương lai sẽ ghi nhận rằng năm 1968 là năm bản lề trong chiến tranh Việt Nam. Và trong năm đó, trận chiến tại Huế sẽ nổi bật lên như là chiến trường đóng góp vào cái nhìn sai lạc mà lại được truyền bá cùng khắp thế giới, nhờ vào các hãng truyền thông Hoa Kỳ.”

Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Bích cho rằng phán đoán vội vàng của phóng viên Hoa Kỳ, Walter Cronkite, khi thăm Huế trong giai đoạn đầu của biến cố Mậu Thân, lúc quân đội Bắc Việt vẫn còn đang cố gắng cầm cự, đã gây ra những quyết định tai hại về cuộc chiến Việt Nam.

“Walter Cronkite, phóng viên Hoa Kỳ, khi thăm Huế trong giai đoạn này (giai đoạn đầu) đã gọi cuộc chiến là ‘không thể thắng được’. Tổng Thống Lyndon B. Johnson của Hoa Kỳ lúc bấy giờ than: ‘Nếu tôi mất [sự ủng hộ của] Cronkite rồi thì cũng coi như tôi đã mất sự ủng hộ của người dân bình thường tại Hoa Kỳ.’”

Tiến SNguyễn Ngọc Bích dẫn chứng một quyết định của Tổng Thống Johnson dựa vào phán đoán của Walter Cronkite: “Ðến Tháng Ba, 1968, Johnson quyết định không tái tranh cử tổng thống cho nhiệm kỳ hai; thay vào đó, ông ra lệnh ngưng oanh tạc Bắc Việt, một điều đưa đến việc sửa soạn cho ‘Hòa đàm’ Paris.”

Theo Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Bích, cuộc thảm sát Tết Mậu Thân năm 1968 không những đã bị giới truyền thông đưa tin sai lạc, mà tầm quan trọng của trận chiến này cũng không được sách sử tiêu chuẩn về chiến tranh Việt Nam thời đó lướt sơ qua.

Ông nói: “Duyệt qua các sách giáo khoa về cuộc chiến, người ta sẽ giật mình thấy một lỗ hổng lớn lao giữa tầm quan trọng của trận chiến quyết định này và sự xem thường cuộc chiến tại Huế trong các sách giáo khoa.”

Ông đơn cử một vài thí dụ:

“Huế 1968 không hề được nhắc đến trong tác phẩm của Tướng Bruce Palmer, Jr., The 25 Year War: America's Military Role in Vietnam (1984).”

“Huế 1968 chỉ chiếm 1 dòng trong sách của Tướng Phillip B. Davidson, Vietnam at War (trang 475).”

“Huế 1968 được nửa đoạn trong sách của Robert D. Schulzinger, A Time for War: The United States and Vietnam, 1941-1975 (trang 259).”

“Trong sách của Michael McClear, Vietnam, A Complete Photographic History, một đại tác phẩm dày 736 trang với trên 2,000 hình ảnh và bản đồ với những phụ đề chữ nhỏ li ti, đã không hề có một đề mục nào cho trận Mậu Thân tại Huế, trừ một chương với tiêu đề “Tìm hiểu về Tết” có nhắc đến trận này (để chỉ trích các thông tin sai lạc của đồng minh) trong ba đoạn rưỡi.”

Ông Nguyễn Ngọc Bích kết luận: “Trên phương diện đạo đức, cuộc thảm sát tại Huế năm 1968 sẽ đi vào lịch sử như một hành động cực kỳ tàn ác, vô nhân, và vô nghĩa lý của Cộng Sản Việt Nam, nhắm vào người dân lành, mà chính Lê Minh, người chỉ huy quân Bắc Việt, cũng đã tự nhận có một phần trách nhiệm trong đó. Do vậy nên tất cả các chối bỏ tội ác bởi những đầu óc lệch lạc như Gareth Porter nhằm biện minh cho Cộng Sản là hoàn toàn không đứng vững.”

Ông nói thêm: “Keith Nolan cũng không có lý trong tác phẩm Battle for Hue khi chối bỏ vai trò của Quân Lực VNCH trong trận chiến đặc biệt này, và hạ vai trò của họ xuống như là chỉ đi ‘theo thu dọn chiến trường cho Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.’”

Tóm tắt phần hội thảo, Tiến Sĩ James Robbins, một cây viết kỳ cựu cho tờ Washington Times, trước đây đã phục vụ 10 năm trong Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho biết nhiều sự thật về cuộc tấn công vào miền Nam Việt Nam năm 1968, cũng như chiến tranh Việt Nam, sẽ được phơi bày trong cuốn sách có tên “This Time We Win: Rethinking the Tet Offensive,” sẽ được nhà xuất bản “Encounter Books” phát hành vào năm 2010.


Monday, April 19, 2010

Ngày Quốc Hận

35 năm giải phóng miền Nam – 35 năm mất đất hương hỏa

Cù Huy Hà Vũ

Nhân kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam 30/4 nếu có ai hỏi bạn: “Giải phóng” là Được hay Mất hẳn bạn sẽ nghĩ ngay người đặt câu hỏi có vấn đề tâm thần, bởi Giải phóng chỉ có thể mang lại quyền lợi vật chất và tinh thần mà lẽ ra người dân được hưởng hoặc phục hồi cho họ tất thảy những gì mà chế độ cũ bất công tước đoạt. Nghĩa là với “Giải phóng” người dân chỉ có Được mà không Mất quyền lợi.

Vậy mà sắp tới cái ngày được lợi quyền ấy, Phái III Họ Trần tại thôn Nhì Tam Đông, xã Thủy An (nay là phường An Đông), thành phố Huế, lại có bộ mặt đưa đám, bởi 35 năm “được giải phóng” cũng là 35 năm họ “mất” đất hương hỏa mà thủ phạm, hỡi ôi, lại chính là thế lực mệnh danh “giải phóng”!

Phái III Họ Trần đã tạo lập được 02 thửa đất dùng vào việc thờ cúng của Họ và ngày 15/10/1936 được Đại Nam Trung Kỳ chính phủ công nhận quyền sở hữu bằng việc cấp trích lục địa bộ (số hiệu C252 và C253 – kèm theo). Đầu năS2m 1946, đáp ứng lời kêu gọi “Toàn dân tiêu thổ kháng chiến” của Hồ Chủ tịch, Phái III Họ Trần đã tháo dỡ Nhà thờ Họ trên khu đất đó. Các chính quyền kế tiếp của chế độ cũ luôn tôn trọng quyền sở hữu của Phái III Họ Trần đối với khu đất này nhưng do đất nước còn đạn bom, việc xây lại Nhà thờ Họ đã không được đặt ra.

Sau “Ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam”, khi Phái III Họ Trần tiến hành xây lại Nhà thờ Họ tại khu đất hương hỏa thì bị “chính quyền cách mạng” xã Thủy An buộc tháo dỡ, hơn thế nữa chiếm đoạt luôn khu đất này mà không hề đưa ra bất cứ văn bản pháp luật nào cho phép chính quyền này làm như vậy – một hành vi “ăn cướp” theo đúng nghĩa đen của từ này! Và thế là bắt đầu “Cuộc trường chinh đòi đất hương hỏa” của Phái III Họ Trần kéo dài suốt 35 năm qua và cuộc đấu tranh rộ lên gay gắt đặc biệt vào các năm 2002, 2004 và 2007 khi UBND thành phố Huế đưa người, máy ủi đến khu đất này để làm mặt bằng và đóng cọc bê tông, cọc tre hòng phân thành từng lô 200 m2 để chia cho các quan chức trong tỉnh.

Ngày 28/11/2003, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên – Huế đã ủy quyền Chánh Thanh tra tỉnh ra Quyết định số 352/QĐ – TTr giải quyết Đơn khiếu nại của đại diện Phái III Họ Trần. Quyết định này kết luận: “từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đến nay, phần đất mà đại diện Phái III Họ Trần đang khiếu nại đòi lại đã được các tổ chức kinh tế tập thể quản lý trong quá trình thực hiện chính sách hợp tác hóa nông nghiệp và sau đó đã được UBND xã Thủy An quản lý cho đến nay” để rồi căn cứ Khoản 2 Điều 2 Luật đất đai năm 1993 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai (Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) quyết định “không thừa nhận nội dung đơn khiếu nại đòi lại đất của đại diện Phái III Họ Trần”.

Không chấp nhận giải quyết khiếu nại đầy bất công của chính quyền, đại diện của hơn 350 con cháu Phái III Họ Trần đã khăn gói ra Hà Nội để mời Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ có trụ sở tại 24 Điện Biên Phủ – Hà Nội “vào cuộc”.

Tại buổi đối thoại sáng ngày 4/3/2010 do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Nguyễn Thị Thúy Hòa thừa ủy quyền Chủ tịch tỉnh Nguyễn Ngọc Thiện tổ chức, đại diện Phái III Họ Trần và Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, Trưởng VPLS Cù Huy Hà Vũ đã khẳng định việc UBND xã Thủy An (nay là phường An Đông) công nhiên chiếm đoạt khu đất hương hỏa của Phái III Họ Trần là hoàn toàn trái pháp luật về đất đai với những căn cứ sau:

Thứ nhất, các tổ chức kinh tế tập thể (hợp tác xã) chỉ có quyền quản lý đất đai trong trường hợp được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật. Thế nhưng, UBND xã Thủy An đã không đưa ra được bất kỳ văn bản nào của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc giao khu đất hương hỏa thuộc sở hữu của Phái III Họ Trần cho các tổ chức kinh tế tập thể quản lý, đồng nghĩa quyền sử dụng khu đất này vẫn luôn thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Phái III Họ Trần.

Thứ hai, đối chiếu với Quyết định số 188/CP ngày 25/9/1976 của Hội đồng Chính phủ về chính sách xóa bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột ở miền Nam Việt Nam, khu đất hương hỏa thuộc sở hữu của Phái III Họ Trần không thuộc diện bị Nhà nước “quốc hữu hóa” hay “tịch thu”, tức không thuộc diện Nhà nước quản lý.

Quyết định số 188/CP quy định:

- “Quốc hữu hóa” các đồn điền và ruộng đất của tư sản người nước ngoài;

- “Tịch thu” ruộng đất của tư sản mại bản, của địa chủ phản quốc, của bọn cầm đầu ngụy quân, ngụy quyền, cầm đầu các tổ chức phản động, của bọn gián điệp tay sai đế quốc, ruộng đất do bọn sĩ quan và nhân viên ngụy quyền dựa vào quyền thế để chiếm đoạt hoặc cưỡng mua của nông dân, ruộng đất của địa chủ đã hiến cho cách mạng hoặc bị cách mạng tịch thu, song về sau bọn chúng đã dựa vào thế lực ngụy quyền cũ để chiếm đoạt lại, ruộng đất “công quản” của ngụy quyền trước đây từ ấp, xã trở lên, ruộng đất của địa chủ, phú nông, tư sản bán cho Mỹ, ngụy nhưng thực tế họ vẫn đang giữ để sử dụng.

Thế nhưng Quyết định số 352/QĐ – TTr ngày 28/11/2003 này đã không bác bỏ được hai căn cứ pháp luật mà Phái III Họ Trần đã nêu trên để đòi lại khu đất hương hỏa do UBND xã Thủy An chiếm giữ trái pháp luật về đất đai, đã không dẫn ra được bất kỳ quy định pháp luật nào cho phép Nhà nước quản lý hoặc giao cho các tổ chức kinh tế tập thể quản lý khu đất hương hỏa thuộc sở hữu của Phái III Họ Trần cũng như đã không dẫn ra được bất kỳ văn bản nào của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc giao cho các tổ chức kinh tế tập thể quản lý khu đất của Phái III Họ Trần, đồng nghĩa quyền sử dụng khu đất này vẫn luôn thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Phái III Họ Trần.

Như vậy, căn cứ Điểm đ Khoản 1 Điều 45 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (Người giải quyết khiếu nại các lần tiếp theo phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản. Quyết định giải quyết khiếu nại phải có căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại) thì Quyết định số 352/QĐ – TTr ngày 28/11/2003 của Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên – Huế (thừa ủy quyền Chủ tịch tỉnh ban hành) là trái Luật Khiếu nại, tố cáo.

Với lý do trên, đại diện Phái III Họ Trần và Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà yêu cầu Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên – Huế:

1. Căn cứ Khoản 2 Điều 45 Luật Khiếu nại, tố cáo (Trong trường hợp khiếu nại là đúng thì yêu cầu người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại hủy bỏ toàn bộ quyết định hành chinh), Ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 2938/VPCP – VII ngày 31/5/2002 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (nếu các quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng không sát, không đúng pháp luật thì phải sửa) (kèm theo) để hủy bỏ Quyết định số 352/QĐ – TTr ngày 28/11/2003 của Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên – Huế (thừa ủy quyền Chủ tịch tỉnh ban hành) trái Luật Khiếu nại, tố cáo (Điểm đ Khoản 1 Điều 45);

2. Căn cứ Điểm e Khoản 1 Điều 50 Luật đất đai 2003 (Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân có giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất) để chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố Huế cấp cho Phái III Họ Trần Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với khu đất hương hỏa (dùng vào việc thờ cúng) thuộc sở hữu của Phái III Họ Trần (số hiệu C252 và C253 – Trích lục địa bộ do Đại Nam Trung Kỳ chính phủ cấp ngày 15/10/1936) tại phường An Đông (nguyên là xã Thủy An), thành phố Huế.

Đối thoại để giải quyết khiếu nại thì không thể không bàn về nội dung khiếu nại, đó là điều mà ngay cả người ít học nhất cũng hiểu. Thế nhưng đại diện theo ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Nguyễn Ngọc Thiện, Phó Chủ tịch tỉnh Nguyễn Thị Thúy Hòa lại nói bừa rằng không bàn về nội dung khiếu nại của Phái III Họ Trần mà chỉ bàn về hình thức giải quyết khiếu nại, cho rằng Quyết định số 352/QĐ-TTr là Quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng nên Chủ tịch tỉnh Thừa thiên – Huế không giải quyết nữa, bất chấp ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 2938/VPCP – VII ngày 31/5/2002 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ theo đó “nếu các quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng không sát, không đúng pháp luật thì phải sửa”.

Không những thế, khi đại diện Phái III Họ Trần và Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà đã yêu cầu lập Biên bản buổi đối thoại thì Phó chủ tịch Nguyễn Thị Thúy Hòa khăng khăng từ chối. Như vậy Phó Chủ tịch Hòa đã vi phạm Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại quy định tại Khoản 4 Điều 9 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại tố cáo (Việc gặp gỡ, đối thoại phải được lập thành biên bản).

Tóm lại, việc Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Nguyễn Thị Thúy Hòa, đại diện theo ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Thiện cố ý làm trái pháp luật về khiếu nại, tố cáo chỉ có thể nhằm bao che hành vi của UBND xã Thủy An (nay là phường An Đông) công nhiên chiếm đoạt đất hương hỏa của Phái III Họ Trần để chia chác cho các quan chức trong tỉnh, một hành vi phạm tội theo Điều 137 Bộ Luật hình sự (Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản).

Với lý do trên, tại Công văn số 20/2010/CV-VPLS ngày 05 tháng 03 năm 2010, VPLS Cù Huy Hà Vũ đã đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Nguyễn Ngọc Thiện 3 điểm:

Một là, căn cứ Khoản 2 Điều 45 Luật Khiếu nại, tố cáo (Trong trường hợp khiếu nại là đúng thì yêu cầu người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại hủy bỏ toàn bộ quyết định hành chinh) để hủy bỏ Quyết định số 352/QĐ – TTr ngày 28/11/2003 của Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên – Huế do trái Luật Khiếu nại, tố cáo (Điểm đ Khoản 1 Điều 45);

Hai là, căn cứ Điểm e Khoản 1 Điều 50 Luật đất đai 2003 (Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân có giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất) để chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố Huế cấp cho Phái III Họ Trần Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 02 thửa đất hương hỏa (dùng vào việc thờ cúng) thuộc sở hữu của Phái III Họ Trần tại phường An Đông (số hiệu C252 và C253 theo trích lục địa bộ do Đại Nam Trung Kỳ chính phủ cấp ngày 15/10/1936).

Ba là, căn cứ Khoản 9 Điều 96 Luật Khiếu nại, tố cáo đã được sửa đổi bổ sung năm 2004 và năm 2005 (vi phạm các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo) để xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự Phó Chủ tịch tỉnh Nguyễn Thị Thúy Hòa.

Việc các bên đối thoại có quan điểm khác biệt là chuyện bình thường. Thế nhưng tại Công văn số 941/UBND-KNTC ngày 15/3/2010 phúc đáp các Công văn của Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định: “Bà Nguyễn Thị Dương Hà là một Luật sư, vừa là Trưởng Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ, là người am hiểu, tư vấn và thực thi về pháp luật nhưng đã cố tình vu khống Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế bao che hành vi chiếm đoạt đất của Phái III Họ Trần để chia chác cho các quan chức trong tỉnh. UBND tỉnh đề nghị Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ… không nên cố ý hiểu và vận dụng sai pháp luật, không được kích động người khiếu nại sai sự thật hoặc lợi dụng quyền khiếu nại để xuyên tạc, vu khống cơ quan, tổ chức, cá nhân… làm phương hại đến nguyên tắc đạo đức, nghề nghiệp của Luật sư” nhưng lại không đưa ra được bất kỳ chứng cứ nào để chứng minh Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà và Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ đã có những hành vi như vậy. Và hẳn nhằm mục đích “răn đe”, Chủ tịch Thiện gửi công văn này khắp chốn, từ Thanh tra Chính phủ cho đến Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Trước hành vi “vừa ăn cướp, vừa la làng” này của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Nguyễn Ngọc Thiện, ngày 10/4/2010, VPLS Cù Huy Hà Vũ đã có Công văn số 26/2010/CV-VPLS gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một mặt khẳng định: “Đã 35 năm người dân Huế được giải phóng thì cũng 35 năm Phái III Họ Trần bị chính quyền địa phương công nhiên chiếm đoạt khu đất hương hỏa” và trên cơ sở đó đề nghị Thủ tướng yêu cầu chính quyền địa phương khẩn trương cấp cho Phái III Họ Trần Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với khu đất hương hỏa, mặt khác, đề nghị Thủ tướng Yêu cầu Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao khởi tố Chủ tịch Thiện về hành vi vu khống Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, Trưởng Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ theo Điều 122 Bộ Luật Hình sự (Tội vu khống) song song với việc yêu cầu Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao khởi tố vụ án “UBND phường An Đông (xã Thủy An trước đây) và đồng phạm công nhiên chiếm đoạt đất hương hỏa của Phái III Họ Trần tại phường An Đông (xã Thủy An trước đây) theo Điều 137 Bộ Luật hình sự (Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản)” cũng như kỷ luật Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Nguyễn Thị Thúy Hòa về hành vi cố ý làm trái Ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 2938/VPCP – VII ngày 31/5/2002 và về hành vi cố ý làm trái pháp luật về Khiếu nại tố cáo.

Vậy là trong cuộc chiến chống cường quyền nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân, VPLS Cù Huy Hà Vũ và cá nhân Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà đã trở thành Văn phòng Luật sư và Luật sư đầu tiên ở Việt Nam không ngần ngại đưa người đứng đầu chính quyền cấp tỉnh vào vòng tố tụng hình sự.

Vấn đề còn lại là liệu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quá nổi tiếng với phát ngôn: “Làm Thủ tướng tôi chưa xử lý kỷ luật một đồng chí nào” có dám vượt qua chính mình để những Âm hồn và Liệt sĩ của Phái III Họ Trần bị Chính quyền Thừa Thiên – Huế xua đuổi suốt hơn 1/3 thế kỷ rốt cuộc có nơi thờ tự, để chốn Cố Đô ngày 30 tháng 4 thôi ảm đạm lời ru “Con ơi nhớ lấy câu này/ Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan”?!

Nguồn: Bauxite

Wednesday, April 14, 2010

Bám biển Hoàng Sa

Câu chuyện về "Bám biển Hoàng Sa" của những người trong nước đọc thật cảm động. Bỏ qua những định kiến về ngôn ngữ mà Cộng Sản quen dùng, ta cảm nhận được tấm lòng của những người con dân đất nước vẫn có tấm lòng yêu nước nồng nàn. Đây là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, rất tiếc là Cộng Sản Việt Nam đã sử dụng vào ý đồ đen tối của một đảng chỉ biết phản bội lại đất nước và nhân dân. Bài được trích đăng từ trang web Vietnamnet ở trong nước.

Hoàng Sa, nơi cuộc sống không có chỗ cho sự yếu hèn

Cập nhật lúc 07:39, Thứ Tư, 14/04/2010 (GMT+7)
,

- Trong những ngày lênh đênh trên các tàu cá, tận mắt nhìn những ngư dân can trường bám biển, đối mặt với bao hiểm nguy suốt mấy chục năm nay nơi vùng biển Hoàng Sa. Đối với tôi, họ là những “chiến binh” dũng cảm cưỡi sóng đạp gió, không hề run sợ và khuất phục dưới bất kỳ thế lực hung bạo nào…

>>
Kỳ 1: 10 ngày nghẹt thở trên vùng biển Hoàng Sa
>> Kỳ 2: Nín thở đi qua vùng biển "tử thần"
>> Kỳ 3: Hiểm nguy giữa biển Hoàng Sa
>> Kỳ 4: Bỏ vùng biển Hoàng Sa là có tội với cha ông
>> Kỳ 5:Đêm dưới lòng biển Hoàng Sa

“Chiến binh” của biển

Hạnh phúc của tôi trong những ngày sống ở biển Hoàng Sa là được nhìn thấy lá cờ Tổ quốc tung bay trong gió trên nóc ca bin của những chiếc tàu đánh cá đang ngày đêm bám vùng biển Hoàng Sa để mưu sinh.

Mỗi lần nhìn lá cờ Tổ quốc phần phật bay, tim tôi như nghẹn lại cùng với lòng tự hào. Tổ quốc vẫn hiển hiện trên bầu trời biển đảo giữa trùng khơi.

Những "chiến binh" trẻ giữa biển Hoàng Sa.

Trước biển bao la, những ngư dân mặt sạm đen vì nắng gió biển khơi luôn rạng rỡ nụ cười lạc quan. Nhiều ngư dân trẻ tôi từng gặp, giữa trùng khơi họ đều khẳng định với tôi rằng: Họ chỉ có hai bàn tay trắng nhưng đất trời Hoàng Sa mãi mãi trong trái tim và luôn gợi nhắc quá khứ hào hùng của cha ông suốt mấy trăm năm cưỡi sóng đạp gió chinh phục vùng biển đảo này.

Trung Quốc ỷ thế tàu to, trang bị súng ống, còn bà con ngư dân tàu nhỏ lại tay trắng, giữa biển mênh mông nên họ ăn hiếp. Thực lòng mà nói, nếu được cho phép, bà con ngư dân tụi tui sẵn sàng đối mặt để bảo vệ chủ quyền…” - thuyền viên Trương Văn Công khẳng định.

Những "chiến binh" trẻ đang ngày đêm bám biển Hoàng Sa, đối mặt với bao hiểm nguy nhưng gương mặt luôn rạng rỡ nụ cười.

Không riêng gì ông Công, mà tất cả những thuyền viên tôi gặp giữa biển Hoàng Sa đều bảo rằng họ không hề biết run sợ cho dù có bị bắt, bị đánh đập.

Nhiều lần bị bắt, đánh đập, rồi cướp toàn bộ máy móc, kể cả cá đánh được, tức lắm, nhưng chỉ có hai bàn tay trắng không biết làm chi hơn, đành phải chấp nhận. Cái mà anh em tụi tui lo sợ nhất là bị cướp tàu, hoặc bị tàu lớn bất ngờ đâm chìm tàu giữa biển như trường hợp tàu Qng-96516-TS của anh Dương Thanh Phú ở Lý Sơn hôm 9/3. Còn những hiểm nguy khác không nghĩa lý gì…” - thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn tâm sự.

Mỗi một chiếc tàu cưỡi sóng đạp gió ra Hoàng Sa mang theo những đứa con đất Việt dũng cảm, can trường. Tôi vẫn còn nhớ như in lời tâm tình của thuyền viên Nguyễn Thanh Tích trên tàu Qng-95821: “Cuộc sống ở Hoàng Sa là nơi không dành cho những người run sợ, yếu hèn. Nếu sợ chết thì chỉ ra một lần rồi mãi mãi không quay trở lại...

Tôi hỏi Tích: Trong số những thuyền viên mà Tích quen biết, có ai không trở lại Hoàng Sa?". Tích lắc đầu: “Nói là vậy, nhưng tất cả những người ra Hoàng Sa mưu sinh, chẳng ai bỏ biển bao giờ cho dù họ có bị Trung Quốc bắt giữ, đánh đập. Thậm chí nhiều chủ tàu bị giữ tàu, trắng tay trở về nhưng một thời gian sau họ cũng tìm cách quay trở lại biển Hoàng Sa…”

Những đêm trắng cùng thức với ngư dân giữa Hoàng Sa, tôi được nghe những câu chuyện kinh hoàng nơi biển cả, từ chuyện giông tố nổi lên bất ngờ, đến chuyện tàu Trung Quốc rượt đuổi bắt giữ.

Hơn 40 thuyền viên tôi gặp giữa biển Hoàng Sa, người ít nhất cũng 2 lần thoát chết và 1 lần bị Trung Quốc bắt giữ. Nhiều chủ tàu trắng tay lên bờ, họ lại tiếp tục vay mượn để đóng tàu mới ra khơi.

"Chiến binh" can trường giữa biển Hoàng Sa.

Ngay như thuyền trưởng kiêm chủ tàu Dương Lúa, Lê Văn Lộc ở An Hải, huyện đảo Lý Sơn, bị Trung Quốc bắt giữ thu tàu hồi cuối tháng 9/2009. Không còn phương tiện, cả hai chủ tàu đều lên tàu bạn tiếp tục bám biển Hoàng Sa mưu sinh.

“Nếu được nhà nước hỗ trợ, tụi tui sẽ vay vốn đóng mới tàu tiếp tục ra bám biển Hoàng Sa...” - Lão ngư Dương Lúa khẳng định

Ngồi trò chuyện cùng ngư dân, tôi gọi họ là những “chiến binh” của biển. Thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn, Tiêu Viết Hồng đều bảo: Tụi tui là những “chiến binh” của biển nhưng là những “chiến binh” tay trắng. Mấy chục năm nay dẫu đối mặt với bao hiểm nguy, chúng tôi không bao giờ biết run sợ. Cho dù những kẻ cậy tàu to, súng lớn, nhưng khó lòng mà khuất phục được ý chí kiên cường của những người con đất Việt.

Hào khí Hoàng Sa

Lấy mốc từ ngày Phạm Quang Ảnh, người con của đất đảo Lý Sơn dưới thời triều Nguyễn đã “vâng mệnh vua ban” đóng thuyền buồm ra Hoàng Sa để đo đạc, đóng cột mốc trên đảo đã hơn 400 năm.

Kể từ ngày đó, những con dân đất Việt cứ thế hết đời này đến đời khác tiếp nối bước chân ra chinh phục vùng biển đảo Hoàng Sa bất chấp những hiểm nguy rập rình.

Tượng đài Hoàng Sa, niềm kiêu hãnh của con dân đất đảo Lý Sơn đã tạo nên hào khí Hoàng Sa cho con cháu mai sau.

Ông Võ Hiển Đạt, một người con được sinh ra trên đất đảo Lý Sơn, không nối gót cha anh xuống tàu ra Hoàng Sa mà ở nhà chăm chỉ học hành để làm phận sự truyền cái chữ cho con dân xứ đảo và chú tâm nghiên cứu lịch sử của vùng đất.

Ông khẳng định rằng, từ thuở Phạm Quang Ảnh “vâng mệnh vua ban” thống lĩnh đội Hoàng Sa giong thuyền buồm ra đo đạc, cắm cột mốc chủ quyền nơi đảo Hoàng Sa, những bước chân nối tiếp rầm rập xuống thuyền vượt biển tạo nên hào khí Hoàng Sa nơi vùng đất đảo này.

Ông Đạt nói rằng: "Cái hào khí Hoàng Sa được hun đúc từ nhiều thế hệ cha ông truyền trong dòng máu của mỗi con dân xứ biển lòng quả cảm, ý chí kiên cường không hề biết sợ run trước thế lực hung bạo nào…

Trước khi ra biển Hoàng Sa, tôi đã có những ngày sống ở đảo Lý Sơn, tận mắt chứng kiến cảnh ngư dân nơi huyện đảo sắm lễ vật lũ lượt đến Âm Linh Tự làm lễ cầu nguyện trước mỗi chuyến ra Hoàng Sa.

Bất kể sớm, trưa, chiều tối, trong khói hương nghi ngút cùng tiếng chuông ngân lên nơi Âm Linh Tự như nhắc nhở cháu con nơi vùng đất đảo này ghi nhớ công khai phá của tiền nhân.

Trong cái không khí trầm hùng của nghi lễ những ngày đầu năm nơi làng biển của huyện đảo này, tôi như nghe vang vọng những bước chân rầm rập xuống thuyền và tiếng mái chèo khua nước của đội hùng binh mấy trăm năm trước.

Còn bây giờ, nơi cảng cá Lý Sơn hay cảng biển Sa Kỳ, hàng trăm tàu thuyền chen chúc vào ra. Ngư dân trên những chiếc tàu đầy tôm cá từ Hoàng Sa trở về, hay những chiếc tàu rẽ sóng ngược ra Hoàng Sa với bao kỳ vọng cho cuộc sống no cơm ấm áo.

Nhiều lão ngư tôi gặp giữa biển Hoàng Sa bảo rằng: Có ra Hoàng Sa mới thấy cái hào khí của con dân đất Việt bao đời bám biển. Bất chấp mọi hiểm nguy, những đứa con biển vẫn can trường không hề biết sợ...

Bất chấp mọi hiểm nguy, những con tàu ngày đêm rẽ sóng ngược ra Hoàng Sa.

Tôi vẫn còn nhớ như in lời của lão kình ngư Nguyễn Thanh Tuấn trong cái đêm trắng nơi đảo Bom Bay: “Không có sức mạnh nào có thể khuất phục được những đứa con đất Việt đang ngày đêm bám biển Hoàng Sa. Bây giờ và mãi mãi về sau, chúng tôi và cháu con đã, và đang tiếp tục tiếp nối bước chân của tiền nhân ra vùng biển đảo Hoàng Sa để khẳng định chủ quyền…

Giữa những ngày biển lặng, đi qua vùng biển Lý Sơn, hay dọc các vùng ven biển Quảng Nam, Quảng Ngãi, thanh niên trai tráng của các làng chài lần lượt kéo nhau xuống tàu ra Hoàng Sa.

Họ ra đi trong tâm thế của người con nước Việt ra vùng biển đảo chủ quyền của Tổ quốc để mưu sinh. Tôi đã gặp hàng đoàn trai tráng xuống tàu ra Hoàng Sa bám biển với những chuyến đánh bắt dài ngày và những chuyến tàu rời Hoàng Sa trở về khi tàu đã đầy tôm cá.

Hoàng Sa trong tâm trí của những chàng trai ra đi với lời hò hẹn của bao thiếu nữ trên bờ mong ngày trở về như những sợi dây vô hình nối chặt đất liền với biển đảo Hoàng Sa như là máu thịt.

Vũ Trung