Translate

Sunday, January 31, 2010

Kiểm sát cùng điều tra vụ chó cắn chết người

Trích BBC Vietnamese

Hiện trường vụ chó cắn chết người (ảnh Tuổi Trẻ)

Sự việc xảy ra trong vườn cà phê

Viện kiểm sát thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Daklak, đã bắt đầu tham gia quá trình điều tra vụ chó xé xác một phụ nữ để quyết định có tiến hành thủ tục tố tụng tiếp theo hay không.

Báo Tuổi Trẻ trích lời ông Nguyễn Hồng Nam, phó viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Buôn Ma Thuột, cho biết cơ quan này đã "vào cuộc" theo lời mời của công an thành phố.

Bà Phạm Thị Ngắn, 55 tuổi, đã bị một đàn chó berger tấn công đến chết hôm 21/01 tại một vườn cà phê ở xã Ea Kao trong khi đang đi mót trái.

Đươc̣ biết thân thể của người bị nạn bị chó cắn xé không còn chỗ nào lành lặn.

Vụ chó cắn xé người đang dấy lên dư luận ở trong nước, nhất là khi có thông tin người chịu trách nhiệm quản lý đàn chó có mặt khi sự việc xảy ra mà không can thiệp.

Tuy nhiên, đại diện ngành kiểm sát nói quá trình lấy lời khai của các nhân chứng vẫn đang tiếp tục.

Ông Nguyễn Hồng Nam được trích lời nói: "Khi xác định được dấu hiệu phạm tội của ông Nguyễn Đình Sơn (người quản lý đàn chó), chúng tôi sẽ thực hiện ngay các thủ tục tố tụng tiếp theo."

Ông cũng thừa nhận đây là vụ án nghiêm trọng và có tính chất phức tạp.

Bà Phạm Thị Ngắn trú tại buôn H’drát, xã Ea Kao.

Chủ trang trại nơi xảy ra sự việc nói vườn cà phê được rào kỹ và có biển báo chó dữ, đồng thời đã cảnh cáo những người đi mót quả cà phê nhiều lần. Ông Phạm Ngọc Thành, lúc đó không có mặt tại trang trại, cũng nói sẽ chi tiền để lo đám tang cho bà Ngắn.

Tuy nhiên nhiều người bày tỏ bất bình trước sự việc mà họ cho là "nhẫn tâm và man rợ".

Wednesday, January 27, 2010

Chuyện vỉa hè: Lưỡi gỗ thời nào cũng chỉ là lưỡi gỗ

Trích NguoivietOnline



medium_DD Tranhuynh Duythuc.jpg


Doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức (ngoài cùng bên trái), 43 tuổi, bị kết án tới 16 năm tù trong phiên xử bất công ở Sài Gòn ngày 20 tháng 1 năm 2010 vừa qua. (Hình: VNE)

Tư Ngộ/Người Việt

Ðại diện chính phủ Hoa Kỳ, Anh Quốc, Ðan Mạch, các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế đều lên tiếng đả kích mạnh mẽ phiên tòa “kangaroo” ở Sài Gòn ngày 20 tháng 1 năm 2010, bỏ tù 4 người thanh niên trí thức vận động dân chủ hóa đất nước.

Hai người không nhận tội và nói mình bị bức cung, nhục hình đều bị kêu án nặng, đặc biệt là Trần Huỳnh Duy Thức.

Trần Huỳnh Duy Thức, 43 tuổi, bị kêu án tới 16 năm tù. Lê Thăng Long, 42 tuổi, tuy chỉ bị coi là “tòng phạm” nhưng lại bị án tới 5 năm trong khi, Lê Công Ðịnh, 41 tuổi, bị kết án 5 năm tù; và Nguyễn Tiến Trung, 26 tuổi, bị kết án 7 năm tù.

Tất cả đều bị vu cho tội “lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 của Luật Hình Sự dù khi bị bắt họ chỉ bị cáo buộc là “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88.

Có rất nhiều khuất tất, ma giáo xảy ra quanh phiên tòa này được một số người hoặc thân nhân bị cáo, hoặc người biết chuyện, bật mí qua các cuộc phỏng vấn hoặc bài viết trên BBC, RFA hoặc diễn đàn điện tử.

Nhưng phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam, Nguyễn Phương Nga, nói trong cuộc họp báo hôm Thứ Sáu 22 tháng 1 năm 2010 ở Hà Nội là “Việc bắt giữ, điều tra, xét xử và kết án các bị cáo là đúng người, đúng tội, đúng các quy định của pháp luật Việt Nam, hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.”

Dịp này bà huênh hoang và chống chế “Việt Nam là một nhà nước pháp quyền. Việt Nam xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại an ninh quốc gia để bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội là hòa bình, ổn định và phát triển.”

Muốn tìm thấy những gì bà Nga chống chế cho chế độ Hà Nội qua vai trò phát ngôn viên lưỡi gỗ không khó. Bà cũng như những người tiền nhiệm của bà như Lê Dũng, Phan Thúy Thanh đều phải học thuộc một số câu y hệt như nhau để đưa ra lời “phát ngôn” không hề đổi về tình hình nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam. Phát ngôn nhân thay đổi nhưng chính sách đàn áp tôn giáo, nhân quyền không đổi.

Người ta có thể tìm trên Internet để thấy hàng triệu tài liệu ngay trên hệ thống báo đài tuyên truyền một chiều, chứng minh chế độ Hà Nội luôn luôn nói và làm hoàn toàn ngược nhau như “bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật”, “giữ gìn kỷ cương phép nước”, “tôn trọng tự do tôn giáo”, “tôn trọng nhân quyền”, “đúng người, đúng tội, đúng các qui định của pháp luật Việt Nam, “hoàn toàn phù hợp với các qui định của luật pháp quốc tế” v.v...

Bà Nga kêu rằng “Ðáng tiếc là đại diện của Anh, Hoa Kỳ và liên minh Châu Âu đã có những nhận xét thiếu thiện chí về vấn đề này, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam”.

Ðây cũng là một đề tài có thể mổ xẻ để phân tích và bình luận chi tiết. Nhưng thôi, đề tài này để dịp khác.

Nếu phù hợp với các tiêu chuẩn hình sự tố tụng quốc tế, một nhà ngoại giao (đến quan sát phiên tòa) không muốn nêu tên, đã không phải nói với thông tấn xã Reuters rằng “Vụ xét xử còn kém xa với các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về sự công bằng, vô tư của một cơ quan tư pháp”.

Ðại Sứ Ðan Mạch Peter Lysholt Hansen nói với báo chí rằng tiến trình xử án gây mối quan ngại nặng nề và Ðan Mạch sẽ cùng giới ngoại giao phương Tây mạnh mẽ thúc đẩy chế độ Hà Nội lập tức ân xá ngay cho cả bốn người.

Nếu “hoàn toàn phù hợp với các qui định của luật pháp quốc tế” tại sao lúc đầu đã thuận cho một phái đoàn 3 người của Hội Luật Sư Quốc tế IBA (International Bar Association) đến dự khán? Tới giờ chót cận ngày xử, trưởng phái đoàn này thì bị từ chối cấp chiếu khán nhập cảnh, hai thành viên tuy được tới Sài Gòn, nhưng lại bị cản không cho đến tòa, cho dù có sự can thiệp của các phái đoàn ngoại giao, bản thông cáo báo chí của IBA ngày 23 tháng 1 năm 2010 tố cáo như thế.

Ngày 6 tháng 8 năm 2008, hãng thông tấn chính thức của chế độ, TTXVN, loan tin “Việt Nam ủng hộ Myanmar đối thoại, hòa giải dân tộc” khi Phạm Gia Khiêm, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Việt Nam, tiếp phái đoàn “Hiệp hội Ðoàn kết Phát triển Liên bang Myanmar” chiều 5 tháng 8 tại Hà Nội.

Chuyện nước người ta thì xía vào khuyên như vậy (tức là chen vào nội bộ rõ ràng) nhưng ở ngay nước mình, chế độ Hà Nội có làm như vậy không? Hay làm ngược lại hoàn toàn?

Lê Công Ðịnh, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long không hề có tài liệu cáo buộc nào nói các người này lật đổ nhà nước bằng bạo động, mà chỉ lập hay tham gia các tổ chức có tính cách đối lập.

Ðiều 4 hiến pháp Việt Nam chỉ nói đảng CSVN là lực lượng “lãnh đạo đất nước” chứ không hề có điều khoản nào nói cấm đoán đa nguyên đa đảng.

Ðiều 69 của bản hiếp pháp này viết “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.” Ðiều 71 của bản hiến pháp này viết, “Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”.

Khi ra tòa, cả Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long đều nói mình đã bị công an “truy bức” và “nhục hình” khi bị giam giữ. Những lời tố cáo này, những người quan sát bên ngoài nghe không rõ vì hệ thống loa bị cố ý làm cho rè đi, nhưng những người ở trong tòa thì nghe thấy. Lời bào chữa của Luật Sư Triệu Quốc Mạnh cho Trần Huỳnh Duy Thức không ai nghe thấy vì hệ thống âm thanh bị tắt đi.

Vì phản đối và cho rằng những cáo buộc họ có chủ mưu “lật đổ chính quyền” như điều 79 của Luật Hình Sự là vu khống và phải chứng minh, Trần Huỳnh Duy Thức đã bị kết án tới 16 năm tù.

Khi xía vào nội tình Myanmar, Việt Nam khuyên nhà cầm quyến quân phiệt độc tài nước này “đối thoại, hòa giải dân tộc” với đối lập, tại sao lại bỏ tù những người kêu gọi đa nguyên đa đảng, vận động dân chủ hóa đất nước trong bao năm qua? Lại còn đòi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi.

Tại sao lại bỏ tù Linh Mục Nguyễn Văn Lý, các đảng viên đảng Thăng Tiến, LS Nguyễn Văn Ðài, LS Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Xuân Nghĩa, Phạm Văn Trội, Vũ Hùng, và nhiều người khác mấy năm qua, nay tới lần Lê Công Ðịnh, Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long?

Sao không “đối thoại, hòa giải dân tộc” với họ mà lại bỏ tù? Có phải chế độ Hà Nội nói một đàng làm một nẻo không? Có phải Nguyễn Phương Nga cũng chỉ là một thứ lưỡi gỗ không?

Tuesday, January 26, 2010

Đã phải biến thái thành tài phiệt còn mơ đồng hoá tổ quốc với chế độ! (có âm thanh)

Trích Tâm thức Việt Nam
Vũ Quốc Nam
January 25, 2010
Nghe
Tải xuống để lưu giữ

Cuối tháng 12/2009 vừa qua, báo điện tử TuầnViệtnam của CSVN trong mục Sự Kiện Nóng đã đăng mấy bài viết của Nguyễn Trung (NT), nguyên đại sứ CSVN tại Thái Lan, với những tựa đề như: Định vị VN trong thế giới của thập kỷ mới, VN nên đóng vai trò nào trong thế giới mới, Lời nguyên tài nguyên và nguy cơ của một nước lảm thuê và Xây chế độ chính trị đồng nghĩa với tổ quốc,
Nếu đọc thoáng qua người đọc dễ dàng có cảm nhận là NT là người hiểu biết, theo rõi tình hình, và có lòng với đất nước. NT đã tóm tắt tình hình thế giới khá đầy đủ, đã nêu ra được những điều hữu lý, đã chỉ ra những thực trạng Việt nam, khiến cho người đọc có ấn tượng rằng NT đã can đảm phê bình chế độ, tức là đã dám bước qua lề bên trái khi viết lách. Khi thấy NT nêu ra những điều chưa đạt, trong tình hình phát triển kinh tế VN thì có người suy nghĩ phản xạ rằng NT “phê bình” chế độ, cho nên đã tự hỏi rằng tại sao mà những bài viết như thế lại được đăng trên một trang báo điện tử của CSVN. Nhưng nếu đọc kỹ một chút thì tất cả các bài viết không có giọng điệu gì có thể kể là phê bình hay kết tội lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN cả. Những bài này chỉ tương tự như những bức hình chụp cảnh thê lương nghèo khổ ở Việt nam, từ thành tới tỉnh mà thôi. Nhưng ngược lại, trong những bài này đã có những ca tụng chế độ không biết ngượng , vì bất chấp sự thực. Cụ thể như trong bài “Việt nam nên đóng vai trò nào trong thế giới mới”, ngay câu mở đầu là một khẳng định nhắc lại gần nguyên văn lời chủ tịch nước Nguyễn minh Triết. Đó là: “Có thể nói hiện nay Việt Nam đạt được vị thế quốc tế cao nhất trong lịch sử của mình với tư cách là một quốc gia độc lập, có chủ quyền”. Người ta còn nhớ khi xem băng hình Nguyễn minh Triết mặt tỉnh tuyên bố câu này thì có người đã chuyển đi cho bè bạn cùng thưởng thức với chú thích ngắn rằng “hiểu ra… chết liền’!. Trong bài Định vị Việt Nam trong thế giới của thập kỷ mới , NT viết ngay trong phần đầu … “những thành tựu đạt được trong 25 năm qua là rất to lớn; nhưng nếu so với chặng đường 25 năm đầu tiên trên con đường trở thành NIC (nước mới công nghiệp hóa) của Hàn Quốc, Brazil... nước ta phát triển như thế là chậm, so với những thách thức hiện tại và phía trước nước ta phải đối mặt lại càng chậm”. Có thực sự là thành tựu to lớn hay không nếu xét đến số ngoại tệ mấy tỉ đô la hàng năm người hải ngoại gửi về và số tiền nợ nhiều chục tỉ đô la đủ loại tài phiệt và đủ nước? Ngoài ra, thì những dữ kiện NT đưa ra và sắp xếp đã nhằm
gián tiếp giải thích cho thái độ thần phục TQ đến độ có nhiều người phải cho là hèn hạ, trước những hành độ côn đồ trấn áp ngư dân ta trên vùng biển Đông thuộc lãnh hãi Việt Nam. Đó là cái kết luận trong bài “Định vị Việt nam trong thế giới của thập kỷ mới, như sau: Trên thế giới, kể cả Mỹ, không ai đặt vấn đề đối đầu với Trung Quốc. Nhưng tất cả các quốc gia đều phải cùng nhau hay riêng lẻ nỗ lực tìm cách ứng xử và đối xử thích hợp nhất với hiện tượng Trung Quốc trong thế kỷ 21 này sao cho phù hợp với xu thế tiến bộ chung của loài người. Đó còn là phương thức hữu hiệu nhất, khuyến khích hay bắt buộc Trung Quốc cũng phải thích nghi với trào lưu chung của thế giới.Viết như thế trong khung cảnh cả trong nước lẫn hải ngoại xôn xao buồn bực về sự im lặng kéo dài của Hà nội trước những hành động côn đồ trấn áp coi rẻ ngư dân VN, sẽ khiến cho có người cảm thông với lãnh đạo CSVN để mà tự nhủ rằng vì họ thế yếu không làm gì được. Nhưng mà cái bản trung thành với đảng CSVN của NT chỉ lộ rõ khi ông ta dùng mấy chữ ‘Xây dựng một chế độ chính trị đồng nghĩa với tổ quốc " để mà làm tiêu đề cho bài cuối của loạt 4 bài. Ông khẳng định rằng: “xây dựng một chế độ chính trị đồng nghĩa với tổ quốc là điều nhất thiết phải hướng tới” đặt trọng trách trên vai đảng. Thật vậy, NT đã viết một đoạn ngắn như sau: "xây dựng một chế độ chính trị đồng nghĩa với tổ quốc là điều nhất thiết phải hướng tới.Không có điều kiện này, ước mơ sẽ trở thành một nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại đủ sức ganh đua với thiên hạ, mãi mãi sẽ chỉ là ước mơ."
Chỉ với không quá ba giòng chữ, NT đã khôn khéo khơi dậy tình cảm dân tộc đưa
đất nước đi lên trong cái chủ ý là đặt tất cả mọi người dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN biến thái, vì đ
ồng hoá chế độ với tổ quốc. Không có sai trái nào hiển nhiên hơn khẳng định này. Tổ Quốc là một thực thể vĩnh cửu. Chế độ chính trị chỉ là phương tiện để phục vụ tổ quốc . Chế độ chính trị nào phục vụ tổ quốc được hữu hiệu, đáp ứng được nguyện vọng của người dân, thì sẽ tồn tại trong một khoảng thời gian nào đó. Còn ngược lại, chế độ đó sẽ bị đào thải bởi ý nguyện của toàn dân qua lá phiếu bầu cử một cách dân chủ tự do đích thực. Chế độ chính trị của những quốc gia dân chủ Âu Mỹ ngày nay là những thí dụ điển hình. Ngay cả ở thời đại quân chủ phong kiến xa xưa, đã không có triều đại nào, chế độ chính trị nào tồn tại vĩnh viễn với thời gian; trước sau cũng đều bị thay thế bằng cách này hay cách khác , dù rằng trước đó đã có những công trạng hiển hách bảo vệ tổ quốc , và chấn hưng đất nước, bởi vì những triều đại này, những chế độ chính trị này cuối cùng đã sa đọa, đã thối nát, trong khi tổ quốc vẫn trường tồn. Lịch sử Việt Nam đã là một trong những bằng chứng hiển nhiên. Con dân của bất cứ dân tộc nào cũng đều có chung một thứ tình cảm thiêng liêng đối với tổ quốc của họ, đó là tình yêu tổ quốc , ngoại trừ những kẻ, những phe đảng dùng âm mưu thủ đoạn để biến tổ quốc thành một thứ phương tiện để duy trì quyền lực và quyền lợi của chúng . Khi viết:"xây chế độ chính trị đồng nghĩa với tổ quốc ", thực chất, NT chỉ cốt quảng bá một câu vô nghĩa và phi lý của CSVN nghe đã chán tai thời toàn trị, là "yêu Tổ Quốc là yêu CNXH"

Yêu CNXH là yêu Tổ Quốc! Đó mới đích thực là chủ ý của NT khi viết loạt bài hồi hạ tuần tháng 12/09 vừa qua; và đó cũng là "ý đồ" của CSVN khi đăng tải loạt bài này vậy. Tất cả chỉ là thế, mà thôi!

Vũ QuốcNam

Monday, January 25, 2010

Hà Nội áp dụng 'luật rừng' đối với Hội Luật sư Thế giới

DCVOnlineTin AFP


Luật sư thế giới bị cấm tham dự phiên tòa


Hà Nội - Những quan sát viên của hội luật sư thế giới bị ngăn cản không cho tham dự phiên tòa gây nhiều tranh luận tuần rồi, qua đó bốn nhà bất đồng chính kiến đã bị án tù, hội luật sư thế giới cho hay hôm qua thứ Ba ngày 23 tháng Một.

Viện Nhân quyền của Hội Luật sư Quốc tế (the International Bar Association) nói rằng hai quan sát viên mà họ gởi đến để theo dõi phiên tòa hôm thứ Tư tuần này ở thành phố Hồ Chí Minh đã không được phép dự phiên tòa, mặc dù có sự can thiệp của giới ngoại giao.

“Những quan sát viên này bị sở di trú thẩm vấn sau đó,” IBA nói qua bản thông báo.

Hội Luật sư Quốc tế nói rằng quy ước quốc tế mà Việt Nam là một thành viên cho phép bị can được quyền có được một phiên tòa xử công khai và công bằng, và hội đã bày tỏ mối quan tâm nghiêm trọng về chuyện nhà nước cộng sản Việt Nam ngăn cấm hai thành viên của họ tham dự phiên tòa nói trên.

The International Bar Association. Nguồn: IBA
“Gởi quan sát viên đến tham dự phiên tòa là điều bình thường đã có lâu đời và được cộng đồng quốc tế chấp nhận. Sự hiện diện của những quan sát viên độc lập và vô tư, không thiên vị giúp cho tiến trình xử án được xảy ra đúng chức năng và giúp bảo đảm quyền có được một phiên tòa công bằng,” ông Martin Solc nói, ông là đồng chủ tịch của viện nhân quyền, một phân ban của Hội Luật sư Quốc tế có trụ sở nằm ở Luân Đôn (London) và đại diện cho 30.000 luật sư trên toàn thế giới.

Một số nhà báo và ngoại giao ngoại quốc được phép theo dõi phiên tòa kéo dài một ngày từ một phòng bên cạnh qua hệ thống truyền hình trực tiếp mà âm thanh đôi lúc rất khó nghe.

Doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, 43 tuổi, bị 16 năm tù ở trong lúc blogger Nguyễn Tiến Trung, 26 tuổi bị bản năm tù. Luật sư đấu tranh cho nhân quyền ông Lê Công Định, 41 tuổi, và ông Lê Thăng Long, 42 tuổi, mỗi người bị năm năm tù.

Kết án họ tội âm mưu lật đổ nhà nước cộng sản đã làm Liên hiệp châu Âu, đại sứ Hoa Kỳ và một bộ trưởng Anh quốc lên tiếng chỉ trích.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đáp ứng lại hôm thứ Sáu cho rằng phiên tòa diễn ra theo luật Việt Nam và quốc tế. Họ lên án người ngoại quốc đã can thiệp vào chuyện nội bộ của Việt Nam.

Một bài bình luận trên báo Quân đội Nhân dân hôm qua thứ Bảy nói rằng báo chí ngoại quốc đã cho đăng những bản tin cho thấy “thành kiến đối với nhà nước Việt Nam và cũng là một thái độ can thiệp qúa đáng vào chuyện nội bộ của một đất nước độc lập.”

Sunday, January 24, 2010

Việt Nam vươn lên thành khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Nga trong năm 2009

Trích RFI
Trọng Nghĩa
Chiến đấu cơ Sukhoi 30 của Nga (DR)

Chiến đấu cơ Sukhoi 30 của Nga (DR)

Sự kiện Trung Quốc chuyển từ chủ trương ngoại giao mềm sang một chính sách cứng rắn hơn ở khu vực Biển Đông, đã gây lo ngại cho nhiều nước trong vùng. Sau Úc, Indonesia và Malaysia, đến lượt Việt Nam tìm cách phát triển hạm đội tàu ngầm và nâng cao tiềm lực quân sự.

Với hợp đồng trị giá hơn 2 tỷ đô la đặt mua tàu ngầm, cùng với 500 triệu đô la khác để mua chiến đấu cơ, Việt Nam trong năm 2009 đã vươn lên thành bạn hàng mua vũ khí quan trọng nhất của Nga. Trên đây là kết luận hôm 22/01/2010 của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ CAST (Center for Analysis of Strategies and Technologies) một tổ chức tham vấn độc lập, trụ sở tại Maxkơva. CAST là một trung tâm chuyên theo dõi hoạt động xuất khẩu vũ khí của Nga.

Việt Nam tìm cách tăng cường tiềm lực quân sự

Đối với các nhà quan sát, các hành động lấn lướt áp đặt đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực Hoàng Sa và Trường Sa trong một số năm gần đây là một trong những nguyên nhân thúc đẩy Việt Nam phải tăng cường tiềm lực quân sự để phòng ngừa hậu hoạn.

Được tiết lộ từ giữa năm ngoái, hợp đồng đặt mua 6 chiếc tiềm thủy đình loại Kilo chạy bằng động cơ diesel đã được chính thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng công khai xác nhận nhân chuyến công du Liên Bang Nga vào trung tuần tháng 12 vừa qua. Phiá chính phủ Việt Nam không cho biết chi tiết về trị giá hợp đồng cũng như số lượng tầu ngầm đặt mua, nhưng phiá Nga đã tiết lộ con số 2 tỷ đô la Mỹ, với sáu chiếc tiềm thủy đỉnh sẽ được giao theo tốc độ mỗi năm một chiếc.

Ngoài tàu ngầm, từ đầu năm 2009, Việt Nam cũng đã đặt mua 12 chiến đấu cơ Sukhoi SU 30MK2 với trị giá 500 triệu đô la, bắt đầu được giao kể từ năm nay. Bên cạnh đó, nhân chuyến công du của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cũng theo báo chí Nga, Việt Nam còn chuẩn bị một hợp đồng mua thêm 12 chiến đấu cơ SU 30 khác.

Theo một bài báo đăng trên website Defense News ngày 21/01, với trị giá các vũ khí đạt mua, Việt Nam đã qua mặt tất cả các bạn hàng mua vũ khí cỡ lớn của Nga trong thời gian gần đây để vươn lên đứng hàng thứ nhất trong năm 2009. Theo sau là các nước như Ấn Độ, Algérie, Venezuela và Trung Quốc.

Đối với chính quyền Nga, hợp đồng của Việt Nam đặt mua tầu ngầm có ý nghĩa rất quan trọng. Theo Trung tâm CAST, đây là hợp đồng lớn thứ hai từ gần một thập niên qua của Maxkơva, sau thương vụ bán 8 chiếc tiềm thủy đỉnh cho Trung Quốc vào năm 2002. Điểm quan trọng là việc đặt mua tầu ngầm còn kèm theo theo việc mua trang thiết bị và thuê người huấn luyện cho hải quân Việt Nam.

Nga sẽ giúp Việt Nam thiết lập căn cứ tầu ngầm

Theo trung tâm CAST, Nga sẽ có thêm 2 tỷ đôla khác để giúp Việt Nam thiết lập một căn cứ tầu ngầm, cung cấp thiết bị bảo trì và sửa chữa, thành lập một trung tâm truyền tin, và huấn luyện các cán bộ chuyên môn cho Việt Nam. Sở dĩ Việt Nam rất cần đến điều này, đó là vì Hải quân Việt Nam chưa có nhân sự cho một lực lượng tàu ngầm.

Theo các chuyên gia phân tích, sự kiện Việt Nam mua vũ khí của Nga đang được Trung Quốc theo dõi chặt chẽ, đặc biệt trong bối cảnh nước này càng lúc càng có thái độ cứng rắn, áp đặt đòi hỏi chủ quyền của họ tại vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang tranh chấp với Việt Nam.

Trong một bài báo mới đây, tuần báo Time của Hoa Kỳ đã cho rằng chính các hành động của Trung Quốc đã khiến cho Việt Nam phải đặt mua một khối lượng vũ khí lớn của Nga để tăng cường sức mạnh hải quân của mình. Bên cạnh đó, chính quyền Việt Nam cũng đã vạch ra những kế hoạch nhằm cải thiện việc bảo vệ vùng duyên hải cũng như các đội tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam.

Nhận định của Time cũng không khác quan điểm của nhật báo Hồng Kông South China Morning Post trước đó. Theo tờ báo này, chính việc Trung Quốc chuyển từ chủ trương ngoại giao mềm trong một thập kỷ trước đây qua một chính sách cứng rắn hơn ở khu vực Biển Đông đã gây lo ngại cho Việt Nam và nhiều nước khác.

Nhật báo này ghi nhận là Việt Nam là nước mới nhất trong vùng tìm cách phát triển hạm đội tàu ngầm. Trước Việt Nam, Úc, Indonesia và Malaysia cũng đã có những kế hoạch tương tự. Điều này diễn ra trong bối cảnh nhiều quốc gia lo ngại về khả năng uy lực truyền thống của Hải quân Hoa Kỳ, vốn giữ vai trò chủ đạo trong vùng châu Á-Thái Bình Dương, sẽ bị hải quân Trung Quốc vươn lên đe dọa.

Wednesday, January 20, 2010

Lại thêm biểu hiện chế độ côn đồ

Hình tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế bị đánh bất tỉnh ở Đồng Chiêm và được cấp cứu!
VietCatholic News (20 Jan 2010 09:02)
Phạm Minh

Tuesday, January 19, 2010

Nguyên nhân vụ Đồng Chiêm?

VietCatholic News (18 Jan 2010 20:22)
Bỗng dưng nhà cầm quyền Việt Nam đột ngột trở mặt quan hệ với người Công Giáo. Khi mà trước đó vài ngày các đài báo còn ca ngợi chuyến thăm của chủ tịch Triết đến Vatican như báo hiệu một trang mới đầy tốt đẹp giữa hai bên. Thậm chí ngày lễ Noel các cán bộ chính quyền còn đi vài vị trí, địa điểm Công giáo có những linh mục quan hệ thân mật với họ bấy lâu nay để chúc mừng.

Không ai có thờ ngờ rằng chỉ vài ngày sau. Chính quyền Việt Nam thẳng thừng đốn ngã Thánh Giá ở Đồng Chiêm và đẩy mạnh việc hành hung, trấn áp, bắt bớ những người Công Giáo tại đây.

Bất chấp sự lên án của cộng đồng quốc tế, bất chấp pháp luật và đạo lý. Càng lúc những hành động bạo lực của chính quyền càng gia tăng. Dường như chính quyền Việt Nam đang nỗ lực thông qua hành động bạo lực để gửi một thông điệp đến ai đó. Để chứng tỏ một điều gì chắc chắn là quan trọng đến vận mệnh chính trị của họ. Nếu không có tầm vóc quan trọng đến vậy, thì không có lẽ gì họ ngông cuồng đập phá Thánh Giá. Một hành vi mà hàng tỷ người Công Giáo trên thế giới không thể nào chấp nhận được. Tại sao chính quyền Việt Nam lại ngang nhiên làm việc bất chấp luân thường, đạo lý đó. Một câu hỏi lớn mà đến giờ nhiều người vẫn thắc mắc, trong lúc chính quyền mỗi lúc một hung bạo hơn. Ngày 17-1-2009 lại tiếp tục bắt giam, đánh đập thêm nhiều giáo dân ở xứ Đồng Chiêm, nối tiếp những hành động bạo lực trước đó với cường độ ngày một leo thang.

Lần đầu tiên Việt Nam mở rộng quy mô trấn áp người Công Giáo trên mọi mặt trận.Sử dụng những con bài mà Thông Tấn Xã và truyền hình trung ương đến hàng ngũ linh mục thân thiết với họ như Phan Khắc Từ. Những con bài mà rất ít khi họ dùng đến, cho thấy rõ tính chất quyết tâm cao của chính quyền là chà đạp lên tín ngưỡng, tinh thần của người Công Giáo bằng mọi giá.

Họ huy động nhiều nguồn lực, phương tiện đó chỉ để triệt phá một cây Thánh Giá, để làm gì ?

Đập Thánh Giá là một thông điệp cứng rắn mà nhà nước Việt Nam gửi tới các nước tiến bộ trên thế giới, nhất là các nước phương Tây nơi có cộng đồng Thiên Chúa Giáo cư ngụ nhiều nhất và ảnh hưởng nhất. Thông điệp này chắc chắn không những gây mất lòng mà còn tổn hại nghiêm trọng đến quan hệ với các nước này. Nhà nước Việt Nam lại đột ngột ứng xử một cách cuồng ngạo như vậy chắc hẳn có lý do gấp gáp nào đó thúc đẩy họ.

Nhìn cái cách họ làm không hề che đậy, không hề phải e dè, làm như cốt để chứng tỏ quan điểm của họ với Công Giáo là không khoan nhượng, trấn áp đến cùng bằng mọi giá.

Có lẽ một cường quốc nào đó có áp lực lớn với Việt Nam, cường quốc này đang cần nhà nước Việt Nam thể hiện thái độ của mình với phương Tây. Hoặc Việt Nam đang nỗ lực chứng minh với cường quốc này quan điểm trước sau như một là Việt Nam không bao giờ sa vào ảnh hưởng của các nước phương Tây. Việc chứng minh, thể hiện này sẽ gắn với nhiều quyết sách trong quan hệ hai nước, ví dụ như giúp đỡ, tài trợ hay chỗ dựa cho chính quyền Việt Nam trước sức ép nhân quyền của các nước phương Tây.

LM Quốc doanh Phan Khắc Từ
Có lẽ vậy mà trong hành vi man rợ phá Thánh Giá này, nhà nước Việt Nam đưa LM Phan Khắc Từ ra để phát biểu ''trừng trị nghiêm khắc những kẻ lợi dụng tôn giáo tiếp tay cho thế lực thù địch nước ngoài'' cố tình chính trị hóa sự việc.

Nhưng nếu biết rõ vì sao nhà nước Việt Nam làm vậy, để được lòng cường quốc nào ?

Thì rõ ràng chính những người như LM Phan Khắc Từ đang lợi dụng vị thế của mình để làm chính trị, tiếp tay cho thế lực nước ngoài chứ không phải là ai khác.

Trong cuộc đời hiến dâng cho Chúa, cây Thánh Giá là biểu tượng sinh động và thiêng liêng nhất của Người. Cây Thánh Giá đó bị đập phá tàn nhẫn làm nhiều mảnh, hình ảnh ấy gây đau nhói trong tâm can hàng triệu con tim giáo dân. Chỉ có những kẻ cơ hội chính trị như LM Phan Khắc Từ mới đủ nhẫn tâm để tiếp sức cho chính quyền khi bước qua cây Thánh Giá bằng những lời vu cáo bỉổi đó.

Ngày phán xét đang tới gần.
Xin cho đức tin ngày thêm kiên vững.
An Lạc

Monday, January 18, 2010

NGHĨ GÌ VỀ PHIÊN TÒA SẮP XÉT XỬ

Trích BBC Vietnamese

Những ngày này, đi đâu tôi cũng đều nghe giới “nhà báo” trong nước bàn luận với nhau về phiên tòa xét xử các nhà hoạt động dân chủ: Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long.

Theo thông báo chính thức trên trang mạng điện tử Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, lịch xét xử đã được sắp xếp diễn ra trong hai ngày 20 và 21 tháng 01-2010.

Người ủng hộ Đảng và Nhà nước cho rằng những người đấu tranh dân chủ đã chưa lường trước được sự việc và hậu quả khi mà nền chuyên chính vô sản vẫn là thế lực mạnh “ra tay”. Một khi họ bị “chạm nọc” sự thật, chuyện đấu tranh dân chủ sẽ bị hình sự hoá và trở nên tội phạm là chắc chắn.

Những người ủng hộ thì cho rằng các nhà hoạt động dân chủ là những người dám hi sinh tất cả, từ thời gian, tiền của cho đến công việc, gia đình… để đi theo lý tưởng cá nhân đã chọn. Lý tưởng ấy cũng đồng thời phù hợp với mong muốn của mọi xã hội và xu thế thời đại.

Những người trung lập thì cho rằng mặc dù biết là vậy, nhưng khi đang sống trên đất nước mà Đảng cộng sản cai trị, thì tốt nhất nên lấy câu châm ngôn “im lặng là vàng” làm phương châm sống, miễn cưỡng làm theo những gì mà chính quyền họ muốn phải làm.

Chân dung các nhà hoạt động dân chủ

Nhưng trước hết, chúng ta hãy nhìn lại chân dung những người sắp ra tòa.

Luật sư Lê Công Định

Luật sư Lê Công Định

Luật sư Lê Công Định nguyên quán ở Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh), tốt nghiệp cử nhân luật Đại học Tổng Hợp trong nước 1989.

Năm 1997, ông giành được suất học bổng ngành Luật của trường đại học Tổng hợp Pantheon – Assas (Pháp) và du học tại đó. Năm 1999, ông sang Mỹ học cao học ngành luật ở Đại học Tulane – Columbia.

Cuối năm 2002, ông là thành viên Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ, thành viên hội đồng đại diện cho Việt Nam – Hiệp hội Luật sư Châu Á – Thái Bình Dương, thành viên Quỹ nghiên cứu Biển Đông.

Luật sư Định đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như: giảng dạy về luật Việt Nam cho sinh viên quốc tế trong chương trình trao đổi giữa khoa luật Đại học Cần Thơ và Pantheon – Assas, luật sư thành viên Công ty DC Lawyers, Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư Thành phố Hồ chí minh, và trước thời điểm bị bắt làm việc tại Công ty luật Lê Công Định.

Nguyễn Tiến Trung

Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung

Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung sinh ngày 16/9/1983, nguyên quán ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình – một vùng quê giàu truyền thống yêu nước.

Trung theo cha mẹ chuyển về ở số 6/1 Nguyễn Cảnh Dị, Phường 4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. Là thanh niên trưởng thành khi đất nước đã thống nhất, Trung được học tập và rèn luyện dưới mái trường XHCN.

Tại Trường chuyên Lê Hồng Phong (TP Hồ Chí Minh), mười hai năm liên tục Trung là học sinh giỏi, Cháu ngoan Bác Hồ. Năm 2002,

Trung du học tại Đại học INSA (Institut National des Siences Appliquees) theo chương trình học bổng của Chính phủ Pháp. Những năm học ở đây, Trung còn nhận được học bổng Effeil dành cho sinh viên nước ngoài xuất sắc.

Tháng 6-2007, anh đã tốt nghiệp thạc sĩ công nghệ thông tin tại INSA và trở về nước, làm việc cho một hãng máy tính Pháp.

Trần Huỳnh Duy Thức

Doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức

Doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức là kỹ sư tin học – Giám đốc Công ty cổ phần internet một kết nối O.C.I.

Những năm đầu thập niên 2000, công ty điện thoại internet do ông thành lập và điều hành đã được coi là điểm sáng trong ngành công nghệ thông tin Việt Nam, có nhiều bước đột phá, đầu tư sang các nước trong khu vực và Hoa Kỳ.

Ông còn là blogger Trần Đông Chấn, tác giả của nhiều bài phân tích kinh tế sắc sảo được giới bloggers đánh giá cao.

Doanh nhân Lê Thăng Long tốt nghiệp Đại học Bách Khoa, chuyên ngành viễn thông. Trước khi bị bắt, anh được biết đến như một doanh nhân rất thành công tại Việt Nam. Anh còn là người phụ tá đắc lực cùng Trần Huỳnh Duy Thức khởi xướng Phong trào Chấn Hưng nước Việt.

Đặc quyền xét xử?

Rõ ràng, tất cả các nhà dân chủ nói trên là những công dân tốt, hiểu biết sâu sắc về pháp luật Việt Nam và thế giới. Họ là những người có học, được đào tạo ở môi trường tiến bộ và hết lòng vì sự phát triển dân tộc.

Chuẩn bị bước vào phiên tòa, những đảng viên của Đảng Dân Chủ – chính đảng thượng tôn pháp luật từng sát cánh với Đảng cộng sản khai sinh nhà nước dân chủ sau 1945, đang phục hoạt và được nhiều người ủng hộ, lấy đấu tranh ôn hòa thông qua đối thoại làm căn bản.

Thật bất công khi một đảng này lại được quyền xét xử một đảng khác!

Dư luận cũng đang đặt câu hỏi: việc Đảng Cộng sản đem thành viên của Đảng Dân Chủ ra “xét xử” và việc hình sự hóa các hoạt động chính trị ôn hòa, trong khi chính phủ luôn tuyên bố Việt Nam không giam giữ tù chính trị và nhà nước bảo đảm thực hiện xã hội công bằng, dân chủ theo hiến định… vậy thì sự thật, công lý, lương tâm và đạo đức của lãnh đạo Nhà nước được hiểu như thế nào?

Điều này còn ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam khi đảm nhận những chức vụ quan trọng trong khu vực và tại Liên Hiệp Quốc.

Thời điểm hiện nay năm 2010, đã mở đầu thế kỷ 21 – thế kỷ hội nhập và toàn cầu hoá, kiểu toà án kangaroo, bản án đã nằm trong túi sẵn như cách đây hàng thế kỷ hoàn toàn không phù hợp với những gì Nhà nước Việt Nam đã cam kết với nhân dân và cộng đồng quốc tế.

Với phiên toà xét xử Trần Anh Kim đã kết thúc, thêm phiên toà sắp mở ra với thực trạng trên, dư luận trong và ngoài nước sẽ tiếp tục nhận định gì về pháp luật Việt Nam?

Chúng ta có thể cảm thông quá khứ nhưng dứt khoát không thể lấy quá khứ làm tiêu chuẩn áp đặt mãi tạo ra trì trệ tương lai.

Ai phạm tội và phạm tội gì, xin cứ để cho luật pháp quốc tế ngày nay và cả “bia miệng – bia đời” của đạo lý đất nước mấy nghìn năm văn hiến Việt Nam phán xét!

Phạm Mai Hồng
BBCVietnamese

Tiêu Chuẩn Của Một Phiên Tòa Đúng Luật

Mở đầu năm 2010, ngành tư pháp trong nước sẽ lần lượt đưa các nhà dân chủ ra xét xử tại 3 nơi: Hà Nội, Sài Gòn và Hải Phòng.

Chính quyền trong nước đã cam kết với dân mình là xây dựng một chế độ pháp quyền thượng tôn luật pháp, cam kết với thế giới sẽ thực thi nghiêm chỉnh các văn kiện quốc tế mà Việt Nam đã ký, trong đó có các Tuyên ngôn về Nhân quyền, về các Quyền Dân sự.

Chưa bao giờ các phiên tòa ở Việt Nam lại được dư luận trong nước và công luận quốc tế

quan tâm theo dõi chặt chẽ như hiện nay, vì ai cũng cho rằng nhân dân Việt Nam rất xứng đáng được sống dưới một chế độ công bằng, nghiêm minh, dân chủ và văn minh, lấy nhân dân làm gốc.

Vậy thì trước khi các phiên tòa nói trên được mở ra, cũng nên nhắc lại để nhân dân và nhà cầm quyền cũng biết rõ thế nào là một phiên tòa đúng luật, hợp pháp, nghĩa là theo đúng Bộ Luật Hình sự và bộ Luật Tố tụng hình sự, cũng như theo đúng luật quốc tế.

Trước hết các phiên tòa cần xử công khai. Đất nước hiện trong thời bình. Không có một lý do nào để cấm người dân bình thường, cấm các nhà báo trong và ngoài nước, cấm các nhà ngoại giao, cấm người thân trong gia đình bị cáo đến dự (Trong vụ xử ông Trần Anh Kim ở Thái Bình tháng 12-2009, công an mặc thường phục được huy động đến ngồi kín phòng xử án, để viện cớ phòng chật, không cho dân, nhà báo, người thân của bị can vào dự).

Quan tòa, tức Hội đồng xử án, cần tỏ ra nắm vững luật. Cần thẩm tra xem những lời khai trước cơ quan điều tra, những lời thú tội, xin khoan hồng nếu có, có do thật lòng bị cáo hay đã bị truy bức, mớm cung, ép buộc hay không? (Ðiều 5 Bộ Luật hình sự: “Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình”).

Cũng cần nhắc đến Ðiều 12 Bộ Luật hình sự: “Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo”.

Điều 17 Bộ Luật hình sự cũng cần được tôn trọng đặc biệt: “Thẩm phán và bồi thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Điều này quy định hội đồng xét xử dựa vào pháp luật, và chỉ dựa vào pháp luật mà thôi, phải có đầy đủ bản lĩnh độc lập, không bị ảnh hưởng hay bị chỉ đạo, mệnh lệnh của bất kể ai khác, dù cho có lệnh ở cấp cao nào.

Mọi người đều biết các bị cáo sắp đưa ra xét xử đều có thái độ, lập trường và hành động chống âm mưu bành trướng của nước lớn, có những luận văn kêu gọi bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải và quần đảo thiêng liêng của tổ quốc, có hành động biểu tình ôn hòa bằng khẩu hiệu, biểu ngữ trước cơ quan ngoại giao của nước lớn, căng biểu ngữ ở nơi nhiều đồng bào qua lại, vậy hội đồng xử án cần kết luận rành mạch những luận văn và hành động ấy phạm luật ở chỗ nào, theo điều khoản nào, nếu định kết tội họ.

Theo tin từ trong nước, ngày thứ hai 18 và thứ ba 19-1 này tòa án Hà Nội sẽ xử phúc thẩm thày giáo Vũ Hùng, kỹ sư Phạm Văn Trội, nhà thơ Trần Đức Thạch; ngày thứ tư 20-1 tòa án Sài Gòn sẽ xử các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, luật sư Lê Công Định và thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung; ngày thứ năm 21-1 toà án Hải Phòng sẽ xử nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, các ông Ngô Quỳnh, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Kim Nhân, và Nguyễn Mạnh Sơn.

Còn việc xử cô Phạm Thanh Nghiên vẫn còn treo lơ lửng, vì cô gái bé nhỏ chỉ cân nặng 37 kilô này lại không nhẹ tý nào về gan vàng dạ sắt với đất nước và đồng bào, khi cô từ Hải Phòng vào tận Thanh Hóa để thăm hỏi bà con ngư dân bị người Trung Quốc bức hại, rồi trở về nhà đấu tranh thầm lặng bằng cách ngồi thiền trước biểu ngữ cô tự viết: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam!” Thật khó thuyết phục bà con ta và thế giới như thế là hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân.

Các nhà báo quốc tế có mặt tại Việt Nam, các tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch, Amnesty International, Phóng viên Không Biên giới Reporters Without Borders, Uỷ ban bảo vệ tự do tôn giáo Quốc Hội Mỹ, Nghị Viện Liên Âu…đang rất quan tâm đến các phiên toà nói trên.

Đông đảo công ty xuất nhập khẩu quốc tế và đầu tư quốc tế cũng coi các phiên tòa trên là những buổi sát hạch rất chính xác để xem mức độ tôn trọng luật pháp ở Việt Nam đạt đến độ nào, chính quyền Việt Nam có đáng tin cậy hay không trong những cam kết chính trị, kinh tế, tài chính và đầu tư, kinh doanh buôn bán quốc tế.

Việt Nam hiện đã có hơn 10 ngàn luật sư và 15 ngàn nhà báo nói, báo viết, báo ảnh và báo mạng. Xem ra 2 giới luật sư và nhà báo là 2 đứa con ghẻ, con hư, con ương bướng khó dạy bảo của chế độ.

Chỉ đến khi nào giới luật sư và giới báo chí tự giành được vị trí xã hội xứng đáng, buộc chế độ phải trọng nể, do tích cực tham gia xây dựng một chế độ trong sạch, công bằng, bình đẳng, lúc ấy mới có thể có các phiên tòa diễn ra đúng luật.

Thế nhưng hiện nay, ông chủ tịch Triết và ông thủ tướng Dũng đều nói đến việc xét xử sẽ diễn ra “đúng tội, đúng người, đúng luật”.

Có bao nhiêu người dân Việt Nam ta tin ở lời hứa ấy?

Sau các phiên tòa tháng 1-2010 này ở Hà Nội, Sài Gòn và Hải Phòng, câu trả lời sẽ rõ ràng minh bạch hơn.

Bùi Tín
Nguồn: VOA


Hội thảo về Nhân quyền VN tại Đại học George Washington

Thực trạng nhân quyền, đặc điểm môi trường chính trị ở Việt Nam, cũng như những hạn chế của chính phủ Hà Nội đối với quyền sử dụng Internet và những tiếng nói bất đồng đã là đề tài của một buổi hội thảo tại Trường Quan hệ Quốc tế Elliot, thuộc Đại học George Washington, ở thủ đô Hoa Kỳ hôm 14/1/2010. Trà Mi tham dự và có bài tường trình chi tiết.

Diễn giả chính buổi hội thảo mang tên Phiên tòa “phản động”: những nhà đồng chính kiến, nhà nước Việt Nam, và môi trường sinh hoạt blog là giáo sư Shawn McHale, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á Sigur thuộc Đại học George Washington, tác giả của nhiều đầu sách nghiên cứu về Việt Nam, người đã thực hiện nhiều chuyến đi thực tế Việt Nam và cũng vừa trở về từ Việt Nam sau một năm nghiên cứu theo chương trình tài trợ của quỹ Fulbright-Hays dành cho các giảng viên.

Giáo sư McHale nhấn mạnh buổi hội thảo có liên hệ tới những gì đang diễn ra tại Việt Nam, giữa lúc các phiên xử 4 nhà bất đồng chính kiến trong đó có luật sư Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung sắp diễn ra, đại hội Đảng lần thứ 11 sắp tới, và tình hình siết chặt kiểm soát Internet của chính phủ Việt Nam trong thời gian gần đây. Theo nhận xét của ông, trong những năm gần đây, tình trạng dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam đã có những bước thụt lùi mà biểu hiện rõ nhất là trong năm 2009.

Để dẫn chứng cho nhận xét này, giáo sư McHale liệt kê những sự kiện lớn trong năm qua gây chú ý dư luận bao gồm các vụ tranh chấp liên quan đến tôn giáo, mối quan hệ Việt-Trung, những tranh cãi về dự án bauxite Tây Nguyên, tệ nạn tham nhũng, và việc nhà nước tăng cường kiểm soát các trang mạng xã hội. Thực trạng này, theo ông, đã khơi dậy sự bất bình, bất đồng chính kiến từ chính những người dân trong nước, chứ không phải do những thành phần ở hải ngoại xúi giục như chính phủ Việt Nam vẫn thường lên án.

Diễn giả đặc biệt lưu ý rằng những ý kiến bất đồng và đòi hỏi cải cách giờ đây không phải là những người có khuynh hướng chống cộng thuộc thế hệ trước bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến, mà chính là thành phần trẻ sinh trưởng sau chiến tranh.

Về phiên xử các nhà bất đồng chính kiến Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, và Lê Thăng Long sẽ diễn ra trong tháng này, diễn giả McHale lý luận họ là những trí thức trẻ cổ võ một cách ôn hòa cho những giá trị được tôn trọng trên toàn cầu và đòi hỏi dân chủ cho Việt Nam trong khi chính phủ Hà Nội khẳng định những người này bị bắt vì vi phạm pháp luật. Hà Nội tố cáo những người này có các bài viết và lập đảng chống nhà nước, nhưng theo giáo sư McHale, họ chỉ nêu lên những phương cách ôn hòa để đối diện với bạo quyền và phục hoạt Đảng Dân chủ từng tồn tại ở Việt Nam từ 1944-1988.

Trả lời phỏng vấn Ban Việt Ngữ đài VOA, giáo sư McHale nhấn mạnh:

“Những người này bị truy tố tội lật đổ chính quyền. Nếu Việt Nam lý luận như vậy, họ phải trưng ra những bằng chứng rõ ràng cụ thể. Bản cáo trạng chỉ quy tội chung chứ không chứng minh được những người này xúi giục lật đổ chính quyền ra sao hoặc có những hành động lật đổ như thế nào. Những gì họ làm là bày tỏ ý kiến ôn hòa, đòi hỏi cải cách để tiến bộ. Nhìn về lâu về dài, nhà nước Việt Nam đang ở trong một thế yếu, những tranh luận tại Việt Nam ngày càng mạnh và nhiều, Đảng Cộng sản không thể nào quay trở lùi như thời gian những năm 90. Hà Nội phải nhìn thẳng vào thực tế.”

Giáo sư McHale nói những lời chỉ trích và ý kiến phản biện sẽ góp ích cho sự phát triển và vì thế, nhà nước Việt Nam cần phải chấp nhận để tiến bộ. Ông cho rằng thời kỳ mà Việt Nam được xem là có tự do ngôn luận nhất là giai đoạn từ năm 1936-1939, dưới thời thuộc địa Pháp. Lúc ấy, người dân, đặc biệt là ở miền Nam, được quyền tự do xuất bản báo chí tư nhân. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, giờ đây với sự góp mặt của công nghệ thông tin và áp lực quốc tế, Việt Nam đã có một chút cởi mở hơn so với chừng 20 năm trước. Số lượng báo chí tăng, truyền thông được phép khai thác các thông tin về tham nhũng ở cấp thấp, nhưng vẫn bị kiểm soát chặt chẽ.

Vẫn theo lời ông McHale, nhiều đề tài tưởng chừng được nhà nước cho phép bàn trên báo chí như tham nhũng hay vấn đề chủ quyền, tuy nhiên, khi người dân phản ứng mạnh mẽ thì nhà nước liền tay đàn áp. Điển hình là đã có một số phóng viên, tổng biên tập, và blogger gặp rắc rối.

Giáo sư McHale nói sự bùng nổ các phương tiện thông tin như web hay blog đã giúp người dân Việt Nam mở mang tầm nhìn và lên tiếng đòi hỏi tự do nhiều hơn, khiến cho những nỗ lực kiểm soát của chính phủ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, Hà Nội giờ đây chủ yếu lo ngại về những xu hướng đối kháng trong nước hơn là những thành phần chống cộng mà họ cho là thù nghịch.

Ông McHale phát biểu: “Đây là một vấn đề đau đầu cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng cổ võ chủ nghĩa dân tộc trong các cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ, và giờ đây chính tinh thần chủ nghĩa dân tộc là động lực của những tiếng nói bất đồng trong nhân dân về các vụ như dự án bauxite Tây Nguyên hay vấn đề chủ quyền lãnh hải.”

Trong các ví dụ diễn giả McHale đưa ra để chứng minh việc Hà Nội ngăn chặn quyền tự do thông tin và Internet của người dân có vụ trang web về bauxite ở Việt Nam của giáo sư Nguyễn Huệ Chi và trang mạng Talawas ở Châu Âu bị tin tặc tấn công.

Mới đây, website của Cao trào Nhân bản ở Bắc Mỹ cũng đã bị tin tặc phá hoại. Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, đại diện tổ chức cho biết:

“Tháng 8/2009 Tổng cục kỹ thuật Bộ Công an ra chỉ thị phải ngăn chặn 8 website trong đó có trang web của Cao trào Nhân bản. Chúng tôi có nguyên văn bản chỉ thị đó, nói rằng cần ngăn chặn các trang web có nội dung xấu, bao gồm Facebook, Cao trào nhân bản, trang bauxite..v.v.. Kể từ đó, họ liên tục tấn công website của chúng tôi. Hôm 11/1, website đó hoàn toàn không sử dụng được nữa.

Sự ngăn cản những website như thế nghĩa là nhà cầm quyền Cộng sản muốn bịt miệng tất cả những tiếng nói dân chủ, tự do. Nhưng với phương tiện mới bây giờ, chúng tôi nghĩ họ sẽ thất bại. Điều họ cần làm là cải thiện nhân quyền, kinh tế, chính trị ở Việt Nam hơn là lo ngăn chặn, phá hoại những website có tính thông tin đại chúng mang lại những nguồn tin trung thực cho đồng bào trong nước. Hiện nay họ rất cần những thông tin đó.”

Trà Mi tường trình từ Washington.
Nguồn: VOA

Thuyết trình về đối kháng chính trị

LS Lê Công Định

Ông Lê Công Định sẽ bị xử tội Lật đổ Chính quyền nhân dân

Vụ bắt giữ những người bất đồng chính kiến gần đây là chủ đề buổi thuyết trình của Phó Giáo sư – Tiến sĩ Shawn McHale tại Đại học George Washington hôm 14/01.

Nhà nghiên cứu Việt Nam lâu năm, hiện là Giám đốc Trung tâm Sigur Nghiên cứu châu Á của Đại học George Washington, muốn giải thích vụ bắt giữ năm nhà hoạt động gần đây bộc lộ những gì về nhà nước, truyền thông và xã hội dân sự ở Việt Nam.

Mùa hè năm ngoái, năm người – gồm các ông Lê Công Định, Trần Anh Kim, Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Tiến Trung – bị chính quyền bắt giữ, ban đầu với tội danh tuyên truyền chống nhà nước.

Sau đó, cáo trạng chống lại họ được tăng nặng lên, thành tội lật đổ chính quyền nhân dân theo điều 79 Bộ Luật Hình sự.

Ông Trần Anh Kim đã bị tòa ở Thái Bình kết án 5 năm 6 tháng tù giam hôm 28/12, trong khi bốn người còn lại dự kiến sẽ được đưa ra tòa trong tháng Giêng 2010.

Những người cổ vũ cho xã hội dân sự với hy vọng nó sẽ dẫn tới dân chủ hóa ở Việt Nam, đã cho rằng những vụ trấn áp đối lập của bảy tháng qua là sự thụt lùi đáng lo ngại.

Đã có giải thích rằng nguồn cơn sự việc là Đảng Cộng sản phải đối diện nhiều thách thức – khủng hoảng kinh tế thế giới, dự án bauxite bị phản đối bởi những người lo ngại Trung Quốc và cho rằng chính phủ mềm yếu trước yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh, tranh cãi tôn giáo, lo ngại về chất lượng giáo dục và vấn nạn tham nhũng. Từ góc nhìn này, trấn áp là phản ứng của một nhà nước độc đảng lo ngại mất quyền lực.

Tiến sĩ Shawn McHale bắt đầu câu chuyện bằng việc nhìn lại sự trỗi dậy của xã hội dân sự tại Việt Nam.

Không gian công và blog

Nhà nghiên cứu lịch sử này nhận xét giai đoạn tự do nhất của không gian công cộng ở Việt Nam là 1936-39, khi miền Nam Việt Nam “cũng tự do như Pháp”.

Ngày càng có nhiều người sử dụng internet

Tuy vậy ông lưu ý, thời đó chỉ có khoảng 15-20% người Việt được học hành – con số đó ngày hôm nay đã là 90%.

“Từ góc nhìn lâu dài, Việt Nam đã có tiến bộ đáng kể để biến chính trị trở nên bao hàm toàn diện hơn và không gian công sinh động hơn. Về tôn giáo, nhà nước đã tinh vi hơn, và vì thế không còn thiên kiến phản tôn giáo như trong quá khứ.”

“Trong thập niên vừa qua, không gian công đã nở rộ. Báo chí trở nên thú vị hơn. Nhưng càng lúc những tác nhân thay đổi càng đến từ bên ngoài Đảng Cộng sản. Hôm nay, sự độc quyền của Đảng về thông tin chính trị, kinh tế, vốn quá rõ ở năm 1990, đã bị bẻ gãy.”

Ông nhìn nhận xã hội dân sự Việt Nam vẫn không phải là Thái Lan hay Nam Hàn, vì tại đây không có các tổ chức thực sự độc lập với Đảng Cộng sản. Nhưng cho dù các tổ chức phi chính phủ vẫn chịu nép uy của chính quyền, thì Đảng cũng ngày càng bớt khả năng kiểm soát các thảo luận chính trị và kinh tế.

Tiến sĩ Shawn McHale đồng ý rằng internet đã khiến nhiệm vụ kiểm duyệt của chính quyền ngày càng khó khăn.

“Trong quá khứ, Đảng Cộng sản có thể dễ dàng gièm pha qua báo in đa số nhà chỉ trích, thường là người Việt chống cộng ở hải ngoại. Ngày nay, nhiều sự bất mãn dường như đến từ bên trong – ngay cả từ những cá nhân tự xem mình đảng viên ‘cấp tiến’”.

“Mạng giờ đây là điểm tranh chấp phức tạp, mà ở đó sự phê phán chính phủ ngày càng công khai.”

Ông dẫn ra cuộc tranh luận quanh chủ trương khai thác bauxite ở Tây Nguyên, và cũng lưu ý một số trang web như Talawas hay Bauxitevietnam.info mới đây đã bị tê liệt vì các cuộc tấn công mạng.

‘Những người yêu nước’

Sau khi nhìn lại tiến trình phát triển của xã hội dân sự tại Việt Nam, tiến sĩ Shawn McHale đi vào chủ đề chính của buổi thuyết trình: vụ bắt giữ và sắp đưa ra xử nhóm hoạt động gồm Lê Công Định, Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Tiến Trung (người bị bắt cùng đợt, ông Trần Anh Kim đã ra tòa ở Thái Bình hồi cuối tháng 12).

Diễn giả người Mỹ xem “toàn bộ các bị can là người Việt Nam yêu nước”.

“Những người này tự xem mình là người ‘cấp tiến’. Họ chia sẻ nhiều giá trị với các thành viên của giới tinh hoa tiến bộ mới.”

Ông lưu ý Hiến pháp Việt Nam khẳng định các quyền về tự do do báo chí, lập hội, tự do tư tưởng, nhưng nhà nước đã luôn hạn chế các quyền này bằng câu nói công dân phải hoạt động “trong khuôn khổ pháp luật”.

Cáo trạng ban đầu với những người này là tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Nhưng tiến sĩ Shawn McHale cho rằng cáo trạng này có vấn đề vì nhiều người Việt vẫn được chỉ trích nhiều chính sách của nhà nước. Vì thế tội danh của họ bị đưa lên thành nặng hơn – tội “lật đổ”. Để chứng minh các bị cáo đã vượt ra ngoài “khuôn khổ pháp luật”, dường như cách dễ nhất là đặt hành động của Lê Công Định và bốn người kia vào một âm mưu tập thể, không còn chỉ là sự mơ tưởng về một nước Việt Nam mới và khác mà đã là cố gắng lật đổ nhà nước.

Diễn giả cũng lưu ý sự buộc tội của chính phủ một phần dựa trên các hoạt động diễn ra bên ngoài Việt Nam – ví dụ cáo buộc nói Lê Công Định đã tiếp xúc với “khủng bố” ở Mỹ hay tham dự khóa học ở Pattaya, Thái Lan.

Khi đọc cáo trạng, có cảm tưởng phần lớn bằng chứng lấy từ các trang web hải ngoại và từ trao đổi email. Nhiều email lại là đặt ở các máy chủ nước ngoài, ví dụ Gmail. Và chính phủ Việt Nam “chưa bao giờ giải thích làm thế nào họ có thể, một cách hợp pháp, tiếp cận nguồn tài liệu này”.

Sử gia người Mỹ kết luận: “Tôi tin rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đang học nhầm bài học từ lịch sử. Thiên An Môn và Sự sụp đổ Bức tường Berlin đã làm Đảng tỉnh ra. Họ không muốn lặp lại sai lầm tương tự. Họ không muốn có phong trào dân chủ ở Việt Nam.”

Bài học “đúng đắn” từ lịch sử, vị tiến sĩ đặt vấn đề, lại có thể là bài học Nhật Bản sau chiến tranh, mà theo ông, đã khai mầm một xã hội dân sự sôi động cùng chung sống với chủ nghĩa chuyên chế.

“Tại Nhật, các trí thức cho rằng nhiệm vụ của họ là ‘kỷ luật’ nhà nước thông qua sự phê phán, nhưng họ không thách thức quyền căn bản của nhà nước được cai trị.”

“Đa số người Việt không phải là các nhà hoạt động dân chủ. Họ muốn nhìn thấy trách nhiệm giải trình. Họ tin những kẻ tham nhũng phải bị trừng phạt. Họ tin chính phủ cần hành động theo quyền lợi của nhân dân.”

“Để giải quyết những vấn đề đó, chính phủ Việt Nam có thể nên bớt tập trung vào các nhà dân chủ, để chú ý hơn nguồn gốc của sự bất mãn: những hành động của chính Đảng Cộng sản.”

Nguồn: BBCVietnamese

Tại Việt Nam, phiên xử phúc thẩm 9 nhà ly khai bắt đầu từ ngày mai

Một số nhà hoạt động dân chủ taị Việt Nam

Một số nhà hoạt động dân chủ taị Việt Nam

Theo AFP, nhiều nước phương Tây và các tổ chức bảo vệ nhân quyền đã bày tỏ sự lo ngại về việc chính quyền Việt Nam đem ra xét xử hàng loạt những người bất đồng chính kiến và xem đây là dấu hiệu của sự đàn áp đối với các nhà ly khai trong bối cảnh chuẩn bị tổ chức đại hội đảng lần thứ 11.

Những người này đã bị xử sơ thẩm hồi đầu tháng 10 năm ngoái với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo khoản 1 điều 88 bộ Luật Hình sự. Theo tư pháp Việt Nam, thì những người nói trên đã treo các biểu ngữ đòi dân chủ, phân phát truyền đơn và tiến hành một chiến dịch chống nhà nước trên internet.

Trong phiên xử sơ thẩm, các nhà đấu tranh cho dân chủ đã bị tuyên án từ 2 đến 6 năm tù giam, kèm theo hình phạt bổ xung từ 2 đến 3 năm quản chế sau khi mãn án tù.

Người bị xử nặng nhất là nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, 6 năm tù giam. Luật sư Trần Vũ Hải, người bào chữa cho nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cho biết là phiên xử phúc thẩm đối với ông Nghĩa sẽ diễn ra vào ngày 21 và 22 tháng giêng.

Cũng trong tuần tới, Việt Nam sẽ đem ra xét xử bốn nhà bất đồng chính kiến, đó là các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long và Trần Huỳnh Duy Thức.

Theo AFP, nhiều nước phương Tây và các tổ chức bảo vệ nhân quyền đã lên tiếng bày tỏ sự lo ngại về việc chính quyền Việt Nam tiến hành bắt bớ và đem ra xét xử hàng loạt những người bất đồng chính kiến và xem đây là dấu hiệu của sự đàn áp đối với các nhà đấu tranh cho dân chủ trong bối cảnh chuẩn bị có đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11, sẽ được tổ chức vào đầu năm 2011.

Giới ngoại giao phương Tây tại Việt Nam chia sẽ quan điểm cho rằng tình trạng nhân quyền không được cải thiện mà còn tồi tệ đi. Việc chuẩn bị đại hội Đảng chỉ là một trong những lý do và chắc chắn sẽ còn nhiều nguyên nhân khác nữa.

Đức Tâm
Theo: RFI

Sắp diễn ra một loạt vụ xử đối kháng

Nguyễn Tiến Trung khi bị bắt
Nguyễn Tiến Trung bị bắt ngày 07/07

Dự kiến bốn người hoạt động dân chủ sẽ bị đưa ra xử tại Toà án nhân dân TP. HCM trong hai ngày 20 và 21 tháng Giêng.

Các ông Lê Công Định, Trần Anh Kim, Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Tiến Trung bị chính quyền bắt giữ năm ngoái, ban đầu với tội danh tuyên truyền chống nhà nước.

Sau đó, cáo trạng chống lại họ được tăng nặng lên, thành tội lật đổ chính quyền nhân dân theo điều 79 Bộ Luật Hình sự.

Cựu quân nhân Trần Anh Kim, đã bị tuyên án hơn 5 năm tù và ba năm quản chế trong phiên tòa sơ thẩm ở Thái Bình ngày 28/12.

Người nhà của ông Nguyễn Xuân Nghĩa cũng cho biết ông và năm người trong nhóm Hải Phòng sẽ ra trước phiên tòa phúc thẩm ngày 21 và 22 tháng Giêng.

Ba nhà hoạt động khác, Vũ Hùng, Phạm Văn Trội và Trần Đức Thạch, được nói là cũng sẽ ra tòa phúc thẩm ở Hà Nội trong tuần sau.

Phiên xử ở TP. HCM

Bà Lê Thị Minh Tâm, mẹ của Nguyễn Tiến Trung, xác nhận với BBC hôm nay rằng phiên tòa xử con bà cùng ba người khác – các ông Định, Long và Thức – sẽ ra tòa ở TP. HCM ngày 20 tháng Giêng.


Luật sư Lê Công Định sẽ ra tòa ngày 20 tháng Giêng

Theo bà, phía cơ quan điều tra nói phiên tòa bắt đầu lúc 8h sáng, dự kiến chỉ diễn ra trong một ngày, mặc dù không loại trừ khả năng kéo thêm ngày thứ hai.

Bố mẹ Nguyễn Tiến Trung sang thứ Hai 18/01 sẽ đi nhận giấy cho phép vào dự phiên xử – tòa cho phép một bị cáo có hai thân nhân đến tòa.

Luật sư Đoàn Thái Duyên Hải đã gặp thân chủ Nguyễn Tiến Trung vào hôm thứ Năm 14/1.

Trong khi đó, tại Hải Phòng, bà Nguyễn Thị Nga, vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nói với BBC rằng nhóm sáu nhà hoạt động Hải Phòng – gồm chồng bà – sẽ ra phiên tòa phúc thẩm ngày 21 và 22 tháng Giêng.

Năm người khác trong nhóm là Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Hữu Tính, Nguyễn Kim Nhàn, và Ngô Quỳnh.

Theo bà Nga, ông Nghĩa, Tính và Sơn đã từ chối có luật sư trong phiên phúc thẩm vì muốn tự biện hộ, và ba người còn lại thì vẫn chấp nhận có luật sư bào chữa.

Các chính phủ phương Tây và tổ chức nhân quyền bày tỏ lo ngại về các vụ bắt giữ và một số người xem đây là dấu hiệu trấn áp trước khi diễn ra Đại hội Đảng năm 2011.

Bản tin của AFP dẫn lời một nhà ngoại giao nước ngoài nói hôm thứ Sáu: “Nhiều nhà ngoại giao chia sẻ quan điểm rằng tình hình trở nên xấu đi, tình hình nhân quyền không cải thiện mà ngược lại xấu đi.”

“Đại hội Đảng sắp tới có thể là một trong các lý do, nhưng có lẽ còn những nguyên nhân khác chúng tôi không biết.”

Theo BBCVietnamese

Sunday, January 17, 2010

Ý nghĩa lịch sử trận hải chiến Hoàng Sa

Trích danchimviet.com
Trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-01-1974, đã được nói và viết đến nhiều. Nhân kỷ niệm 35 năm xảy ra trận hải chiến nầy, ở đây chỉ xin ôn lại vài ý nghĩa lịch sử của trận chiến anh dũng của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa.

1.- VIỆT NAM CỘNG HÒA

Trước hết, cần phải ghi nhận hoàn cảnh khó khăn của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) hay Nam Việt khi trận Hoàng Sa xảy ra: Hiệp định Paris (27-01-1973), cũng giống hiệp định Genève (20-7-1954) là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, mà giải pháp chính trị không rõ ràng, chỉ để cho quân đội Hoa Kỳ đơn phương rút quân về nước trong danh dự mà thôi.

Trong khi quân đội Hoa Kỳ rút lui, Hoa Kỳ giảm, rồi ngưng viện trợ cho VNCH thì Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) hay Bắc Việt chẳng những không rút quân khỏi lãnh thổ VNCH, mà còn được Cộng sản Quốc tế (CSQT) tăng cường quân lực, liên tục tấn công VNCH.

Lợi dụng hoàn cảnh quân đội Hoa Kỳ rút lui và quân đội hai miền Nam và Bắc Việt Nam mải mê đánh nhau, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) hay Trung Quốc đưa hạm đội hùng hậu đánh chiếm Hoàng Sa ngày 19-01-1974.

Việt Nam Cộng Hòa ở thế lưỡng đầu thọ địch (hai đầu bị địch tấn công). Trong khi chiến đấu chống cộng sản Bắc Việt, Quân lực VNCH cương quyết chiến đấu bảo vệ tổ quốc, chống đánh tập đoàn bành trướng Bắc Kinh. Phải nhấn mạnh là toàn thể quân dân VNCH, từ trên đến dưới, một lòng cương quyết bảo vệ lãnh thổ của tổ quốc kính yêu.

Ngày 17-01-1974, trước những tin tức về việc các chiến hạm Trung Quốc hăm dọa quần đảo Hoàng Sa, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đến thăm Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng I Chiến Thuật, đã chỉ thị cho vị Tư lệnh HQ Vùng I là Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, chuẩn bị chiến đấu để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ.

Trong trận chiến nầy, Hải quân VNCH đã gây thiệt hại nặng nề cho hạm đội Trung Quốc, nhưng ngược lại, hạm đội Trung Quốc cũng gây thiệt hại không ít cho Hải Quân VNCH. Chiếc tàu bị thiệt hại nặng nhất về phía chúng ta là Hộ tống hạm HQ10 do thiếu tá Ngụy Văn Thà chỉ huy.

Hộ tống hạm HQ10 bị trúng đạn ở phòng máy chánh và bị nghiêng về bên phải. Phòng chỉ huy cũng bị trúng đạn. Cả chỉ huy trưởng cùng chỉ huy phó đều bị thương. Biết tình trạng chiếc tàu không thể cứu vãn, chỉ huy trưởng Ngụy Văn Thà ra lệnh cho chỉ huy phó Nguyễn Thành Trí và thủy thủ đoàn còn lại phải đào thoát. Toàn bộ thủy thủ đoàn yêu cầu chỉ huy trưởng cùng rời tàu luôn, nhưng Ngụy Văn Thà từ chối Ông cương quyết ở lại chết theo tàu. Nguyễn Thành Trí xin ở lại với chỉ huy trưởng, cũng không được chấp thuận.

Ngụy Văn Thà ở lại biển Đông, hy sinh thân mạng đền nợ nước, là một anh hùng dân tộc, tiếp nối truyền thống hào hùng của Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản… Sự hy sinh của anh em Hải quân VNCH ở Hoàng Sa ngày 19-01-1974 càng ngày càng thêm sáng ngời, nổi bật trước sự hèn nhát của nhà cầm quyền và bộ đội CSVN, hiện đang để cho Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải, mà chẳng dám lên tiếng.

2.- VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

Trước tin Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, nhà nước Bắc Việt, đảng Lao Động tức đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) và quân đội CSVN, thường tự mệnh danh là “quân đội nhân dân anh hùng, chiến thắng cùng một lúc hai đế quốc sừng sỏ là Pháp và Mỹ”, đã hoàn toàn im lặng mà không dám lên tiếng.

Sở dĩ CSVN không dám lên tiếng vì từ năm 1950, Hồ Chí Minh đã nhiều lần sang Trung Quốc cầu viện để chống Pháp. Đảng Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) đã hết sức giúp đỡ CSVN. Trung Quốc giúp đỡ CSVN không phải vì tình nghĩa quốc tế cộng sản, mà chính vì để bảo vệ nền an ninh biên giới phía nam của Trung Quốc. Đảng CSTQ ào ạt viện trợ cho CSVN từ 1950 đến 1954. Viện trợ nhiều mà không có điều kiện để trả, thì chỉ còn cách duy nhất là nhượng bộ về chính trị, về giao dịch, về lãnh thổ…

Hiệp định Genève ký kết ngày 20-7-1954, chia hai nước Việt Nam tại vĩ tuyến 17, CSVN ở phía bắc và Quốc Gia Việt Nam (QGVN) ở phía nam. (QGVN đổi thành VNCH sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955.) Vì chủ trương đánh chiếm miền Nam bằng võ lực, CSBV cương quyết từ chối đề nghị của Liên Xô năm 1957, theo đó cả hai miền Bắc và Nam Việt Nam cùng vào Liên Hiệp Quốc như hai nước riêng biệt

Ở Bắc Việt, ngày 24-5-1958, Ban bí thư Trung ương đảng Lao Động chỉ thị tổ chức học tập chủ thuyết Mác-Lê để xây dựng miền Bắc tiến lên xã hội chủ nghĩa và tiến hành cách mạng ở miền Nam. Muốn tiến đánh miền Nam thì một lần nữa phải nhờ đến sự trợ giúp của Trung Quốc.

Vay nợ Trung Quốc từ năm 1950 chưa trả hết, nay CSVN một lần nữa lại muốn nhờ Trung Quốc tiếp tục giúp đỡ để tấn công VNCH, bành trướng thế lực cộng sản xuống phía Nam. Đây là hai lý do chính khiến thủ tướng CSVN là Phạm Văn Đồng đưa ra công hàm ngày 14-9-1958, tán thành quyết định về lãnh hải của Trung Quốc và triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc. Phạm Văn Đồng ký công hàm trên phải được sự đồng ý của Hồ Chí Minh và bộ chính trị đảng Lao Động lúc đó. Quyết định nầy sẽ tạo ra những hậu quả không lường trước được.

Điểm sai lầm chiến lược lớn lao nhất, trở thành tội phản quốc, rước voi về giày mộ tổ, là CSVN đã dựa vào Trung Quốc để đánh miền Nam, viện cớ “chống Mỹ cứu nước”. “Chống Mỹ cứu nước” chỉ là cái cớ để kích động lòng dân. Tuy nhiên, riêng cái cớ nầy cũng đã sai lầm. Trong lịch sử Việt Nam, Trung Quốc đã nhiều lần xâm lăng Việt Nam. Vào thế kỷ 15, nhà Minh chẳng những xâm lăng nước ta, mà còn muốn tiêu diệt toàn bộ nền văn hóa của chúng ta, đốt hoặc tịch thu sách vở, bắt bớ nhân tài, đập phá các bia đá… Ngược lại, trong lịch sử thế giới, sau thế chiến thứ hai, những nước bị bại trận trước Hoa Kỳ đều được Hoa Kỳ viện trợ, giúp đỡ tái thiết, và đều trở nên cường thịnh: Đức, Nhật Bản, Nam Hàn… Giữa tăm tối và ánh sáng, giữa đói nghèo và thịnh vượng, CSVN đã đi vào con đường tăm tối đói nghèo, như thi sĩ Nguyễn Du đã viết: “Ma đưa lối, quỷ đem đường, / Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi.” (Kiều, câu 2665-2666).

Ngoài ra, cần chú ý rằng người Tây phương đến Việt Nam thường sẽ ra đi, vì văn hóa, phong thổ, khí hậu, đời sống người Tây phương khác hẳn với Việt Nam, nên rất ít người Tây phương chịu ở lại Việt Nam. Ngược lại, Trung Quốc ở sát nước ta, phong thổ, khí hậu, văn hóa, văn minh, đời sống gần giống người Việt Nam, nên một khi người Trung Quốc đến nước ta, thường sẵn sàng ở lại nước ta.

Nếu Bắc Việt và Nam Việt cùng vào Liên Hiệp Quốc theo đề nghị của Liên Xô năm 1957, thi đua xây dựng kinh tế, cùng nhau phát triển đất nước, thì không thể nào Trung Quốc tiến chiếm Hoàng Sa dễ dàng được. Đàng nầy, CSBV cố tình tiến đánh miền Nam, gây ra cuộc chiến, làm cho đất nước chia rẽ, điêu linh, yếu nghèo. Nam Việt bận chống lại Bắc Việt, bảo vệ nền tự do dân chủ ở miền Nam. Trung Quốc nhân cơ hội hai bên đánh nhau, và cơ hội Hoa Kỳ rút quân, liền bất ngờ đánh chiếm Hoàng Sa. Hoàng Sa tuy thuộc lãnh thổ của Nam Việt, nhưng cũng là lãnh thổ chung của Việt Nam, do cha ông người Việt để lại. Như thế, chính CSBV đã tạo điều kiện cho CSTQ tiến chiếm lãnh thổ Việt Nam. Có thể nói, đây là tội phản quốc hết sức lớn lao mà lịch sử không thể tha thứ được. Chính tội phản quốc nầy kéo theo những tội phản quốc về sau, khi CSVN ký các hiệp ước năm 1999 và 2000, nhượng đất (trong đó có thác Bản Giốc và ải Nam Quan) và nhượng biển trong vịnh Bắc Việt cho Trung Quốc.

3.- CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

Việc Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa có nhiều ý nghĩa quan trọng:

Các triều đại quân chủ trước đảng CSTQ, đã nhiều lần đem quân xâm lăng Việt Nam, tìm đường xuống Đông Nam Á, đều bị người Việt Nam đẩy lui. Sau trận hải chiến ngày 19-01-1974, Trung Quốc đã chiếm được hải đảo chiến lược Hoàng Sa. Đây là một chiến công lớn lao của đảng CSTQ, vì CSTQ đã làm được việc mà tổ tiên họ không làm được.

Trung Quốc đã đầu tư dài hạn trong chiến tranh Việt Nam, tích cực giúp đỡ CSVN từ 1950 đến 1954. Sau năm 1954, tuy biết rằng CSVN chẳng có gì để trả nợ, nhưng vì âm thầm nuôi dưỡng ý đồ đen tối, CSTQ vẫn tiếp tục giúp đỡ Bắc Việt từ 1954 đến 1973, là năm ký hiệp định Paris. Theo đúng thời điểm Hoa Kỳ vừa rút quân khỏi Việt Nam, CSTQ liền xiết đất bù nợ mà CSVN đã thiếu Trung Quốc bấy lâu nay. Bắc Việt đành phải im tiếng cho kẻ thù truyền kiếp phương bắc cưỡng chiếm lãnh thổ do tổ tiên để lại.

Đây cũng là chiến công đầu tiên của Trung Quốc sau khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) ngày 25-10-1971, quyết định chấp nhận cho CHNDTH thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong tổ chức nầy. Từ ngày nầy, Trung Quốc là hội viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, một trong ngũ cường có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an LHQ. Như thế, không phải khi đứng ngoài LHQ, Trung Quốc mới hung hăng, mà cả khi đứng trong LHQ, Trung Quốc cũng cường bạo không kém.

Chiếm được Hoàng Sa, CSTQ đặt được một đầu cầu để tiến xuống phía nam và vào biển Đông. Có lẽ cần để ý đến cách đặt địa danh của Trung Quốc trong Thái Bình Dương. Biển phía đông Việt Nam, Trung Quốc đặt tên là Biển Trung Quốc (Mer de Chine = China Sea). Biển và quần đảo Indonesia, Trung Quốc đặt tên là Nam Dương Quần Đảo, tức là quần đảo trong biển phía nam của Trung Quốc. Như thế Trung Quốc muốn chứng tỏ rằng vùng biển nầy là của Trung Quốc. Từ lâu, Trung Quốc khao khát tìm đường xuống phía nam.

Vùng biển nầy lại hứa hẹn nhiều tiềm năng về dầu hỏa dưới lòng biển, mà nhiều nước trên thế giới và cả các nước Đông Nam Á đang dòm ngó, nhất là từ khi các hảng dầu khí của Hoa Kỳ tuyên bố tìm thấy nhiên liệu quý hiếm nầy ở thềm lục địa Việt Nam từ năm 1973. Dầu hỏa là nhiên liệu chiến lược mà tất cả các nước phát triển trên thế giới đều cần đến. Các nước Tây phương đã khai thác, mua bán dầu ở Trung Đông và Nam Mỹ, trong khi Trung Quốc phát triển sau các nước Tây phương, đang rất cần dầu hỏa cho nền kỹ nghệ của Trung Quốc.

Vì vậy, khi Hoa Kỳ quyết định rút lui khỏi Việt Nam, Trung Quốc liền chụp lấy cơ hội để đánh chiếm Hoàng Sa, mở đường vào biển Đông.

4.- HOA KỲ

Từ khi đảng CSTH thành công và thành lập chế độ CHNDTH năm 1949, người Hoa Kỳ rất lo ngại sự bành trướng của cộng sản. Từ tháng 1-1950, thượng nghị sĩ Joseph Raymond McCarthy (1908-1957), thuộc đảng Cộng Hòa, tiểu bang Wisconsin, phát động chiến dịch tố cộng, thịnh hành đến nỗi người ta gọi là chủ thuyết Carthyism.

Hoa Kỳ bắt đầu can thiệp vào Đông Dương để chận đứng làn sóng cộng sản, công nhận chính thể Quốc Gia Việt Nam (QGVN) do cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu ngày 4-2-1950. Từ đó, Hoa Kỳ viện trợ càng ngày càng nhiều cho Đông Dương qua tay người Pháp.

Sau hiệp định Genève ngày 20-7-1954, Hoa Kỳ thay chân Pháp ở Việt Nam, giúp chính phủ QGVN rồi VNCH xây dựng miền Nam thành một quốc gia mạnh mẽ để chống cộng. Do sự hiện diện của đoàn cố vấn Hoa Kỳ, Bắc Việt đưa ra khẩu hiệu “chống Mỹ cứu nước”, tiến đánh miền Nam.

Từ thập niên 60, trong khi Bắc Việt mở cuộc chiến tranh xâm lăng miền Nam, Hoa Kỳ càng ngày càng tăng viện cho Nam Việt, nhưng đồng thời Hoa Kỳ bắt đầu nhận ra rằng CSQT không phải là một khối thống nhất, mà giữa Liên Xô và Trung Quốc có nhiều chia rẽ, tranh chấp. Nếu Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ cho Nam Việt, hai nước Liên Xô và Trung Quốc sẽ tạm thời bắt tay nhau để cùng giúp Bắc Việt. Muốn cho hai nước Liên Xô và Trung Quốc không xích lại gần nhau, Hoa Kỳ cần phải thay đổi chiến lược, rút ra khỏi Việt Nam, kiếm cách bắt tay với Trung Quốc để gây chia rẽ giữa hai cường quốc cộng sản Nga Hoa.

Sự giao thiệp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc bắt đầu bằng cuộc giao đấu bóng bàn hữu nghị giữa hai đội bóng bàn Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày 14-4-1971 tại Nhân Dân Đại Sảnh Đường Bắc Kinh do thủ tướng Trung Quốc là Chu Ân Lai chủ tọa. Ba tháng sau, Henry Kissinger, cố vấn An ninh quốc gia của tổng thống Richard Nixon, bất ngờ đến Bắc Kinh gặp Chu Ân Lai ngày 9-7-1971.

Sự liên lạc giữa hai bên đưa đến kết quả ngày 25-10-1971, Đại hội đồng lần thứ 26 của Liên Hiệp Quốc chấp nhận CHNDTH thay thế Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) giữ ghế đại biểu của Trung Quốc, mà không gặp phản ứng phủ quyết của Hoa Kỳ. Như thế, vì quyền lợi của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh lâu năm là THDQ.

Tuy chưa chính thức công nhận CHNDTH, nhưng cuộc viếng thăm Bắc Kinh của tổng thống Richard Nixon bắt đầu từ ngày 21-2-1972, mặc nhiên chính thức hóa cuộc bang giao giữa hai nước. Từ đây, hai nước bắt đầu mở Văn phòng liên lạc tại thủ đô hai bên.

Sau đó, trong cuộc gặp gỡ tại Bắc Kinh ngày 22-6-1972, Henry Kissinger, cố vấn An ninh Quốc gia của tổng thống Nixon, đã nói với ngoại trưỏng Trung Quốc là Chu Ân Lai rằng Hoa Kỳ có thể sống với một chính quyền cộng sản tại Trung Quốc, thì Hoa Kỳ cũng chấp nhận điều đó ở Đông Dưong.

Hoa Kỳ thương thuyết với Bắc Việt và ký hiệp định Paris ngày 27-01-1973, đơn phương rút quân khỏi Việt Nam, mà lực lượng CSBV vẫn còn chiếm đóng lãnh thổ Nam Việt. Sau hiệp định Paris, Hoa Kỳ giảm viện trợ rồi cuối cùng cắt hẳn viện trợ cho Nam Việt (VNCH), trong khi CSQT tiếp tục tăng thêm viện trợ cho Bắc Việt để Bắc Việt tăng cường tấn công Nam Việt.

Đang lúc tình hình đang rất khó khăn cho Nam Việt, Trung Quốc đưa hạm đội đánh chiếm Hoàng Sa. Đương nhiên Hoa Kỳ, với những phương tiện thám thính khoa học không gian dư biết việc chuyển quân trên biển của Trung Quốc, nhưng Hoa Kỳ làm ngơ, hoàn toàn không giúp đỡ gì VNCH, để làm vui lòng người bạn mới giao thiệp là CHNDTH. Có tài liệu cho biết thêm rằng tàu chiến Hoa Kỳ đang di chuyển gần hải đảo Hoàng Sa, cũng không can thiệp giúp đỡ những binh sĩ VNCH đang lâm nạn trên biển cả.

Năm 1971, Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh Trung Hoa Dân Quốc tại LHQ. Sau năm 1973, Hoa Kỳ bỏ rơi tiếp đồng minh VNCH, mà một thời Hoa Kỳ đã từng ca ngợi là tiền đồn chống cộng của thế giới tự do.

KẾT LUẬN

Ca dao Việt Nam có câu: “Khôn ngoan đối đáp người ngoài,/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”. Chính vì CSVN khôn nhà dại chợ, vì tham vọng quyền lực, quyết chí tấn công miền Nam, làm tiêu hao tổng lực dân tộc, nên Trung Quốc mới thừa cơ chiếm được hải đảo Hoàng Sa, làm bàn đạp để tiến xuống phía Nam.

Thứ đến là các thế lực bên ngoài, dầu Cộng sản Quốc tế hay Tư bản Quốc tế, đến Việt Nam đều vì quyền lợi của nước họ, chứ chẳng có chuyện tình nghĩa xã hội chủ nghĩa và cũng chẳng có chuyện thương yêu gì dân tộc Việt Nam. Cũng cần lưu ý thêm rằng tư bản và cộng sản là hai thế lực tương khắc nhưng tương sinh. Vì có cộng sản, tư bản Hoa Kỳ mới đến Việt Nam. Vì có tư bản Hoa Kỳ đến Việt Nam, cộng sản Bắc Việt mới nhờ cộng sản Trung Quốc đánh miền Nam. Khi tư bản Hoa Kỳ vừa quay lưng đi thì CSTQ nhào vào, chiếm liền hải đảo của chúng ta. Chẳng có người nước ngoài nào thương yêu dân tộc chúng ta. Nếu người Việt Nam mà cũng không thương yêu dân tộc mình thì càng tệ hại hơn nữa.

Ngày 19-01-1974, CSTQ đặt chân đến Hoàng Sa. Đây mới chỉ là bước đầu để CSTQ tiến vào biển Đông. Chắc chắn CSTQ sẽ còn tiến xa hơn nữa. Nếu một ngày kia, CSTQ trang bị thêm nhiều hàng không mẫu hạm, nhất là hàng không mẫu hạm chạy bằng nguyên tử lực, thì chắc chắn biển Đông sẽ dậy sóng, làm chấn động chẳng những các nước Đông Nam Á mà cả các nước trên thế giới.

Cuối cùng, sau khi “chống Mỹ cứu nước”, tiêu hao hàng triệu sinh mệnh của thanh niên và đồng bào toàn quốc, lại mất đất mất biển vào tay Trung Quốc, chắc chắn CSVN đã ngộ ra được hai điều: Thứ nhất CSTQ hành động hoàn toàn theo quyền lợi Trung Quốc, không có chuyện tình nghĩa xã hội chủ nghĩa anh em, và sẵn sàng chiếm đất chiếm biển của nước ta. Thứ hai, nếu muốn Việt Nam tiến bộ thì phải hướng về Mỹ, nên sau năm 1975, CSVN tìm tất cả các cách để được Mỹ thừa nhận và giúp đỡ. Khi rước Mỹ “cứu nước”, đảng CSVN xem như tự thú nhận là đã sai lầm trong quá khứ, một sai lầm đã giết hại hàng triệu sinh linh vô tội. Một đảng cầm quyền sai lầm trầm trọng như thế, không đáng tin cậy để tiếp tục cầm quyền.

Trở về với trận hải chiến Hoàng Sa, nhân kỷ niệm ngày 19-01-1974, xin tất cả người Việt Nam hãy cùng nhau thắp nén hương lòng, tưởng nhớ sự hy sinh cao cả của cố trung tá Ngụy Văn Thà và các đồng đội của ông, đã anh dũng chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược, bảo vệ non sông gấm vóc do tổ tiên để lại. Sự hy sinh của Ngụy Văn Thà và đồng đội trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-01-1974 là thiên anh hùng ca bất tử, mãi mãi vang vọng như nhạc hồn đất nước trong lịch sử hào hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Toronto, 19-01-2009


© Trần Gia Phụng