Translate

Friday, March 20, 2009

Biết bao giờ ta gặp lại

SàiGòn ấy vẫn là niềm thương và nuối tiếc
Của một thời dĩ vãng xa xưa
"Hòn Ngọc Viễn Đông" Ôi biết mấy tự hào
Thương nhớ lắm thủ đô với bao niềm kiêu hãnh!

Ba mươi mấy năm qua, người SàiGòn xưa chẳng còn bao nhiêu nữa
Những lớp người hỗn mang làm ô uế đất SàiGòn
Ta đau xót lệ buồn hoen đôi mắt
Biết bao giờ ta gặp lại, người ơi!

PHP
03/19/09

Đèo Ngang

Có câu chuyện vui cuối tuần:

ĐÈO NGANG


Trên đường từ Bắc vào Nam phải qua đèo Ngang. Khi qua đèo, một đồng chí Bí
thư Bộ chính trị lên tiếng :


- Đất nước mình mấy trăm năm nay làm ăn không khấm khá chắc cũng tại cái
đèo này. Nó nằm ngang chình ình nên tổ tiên ta đã đặt tên cho nó là Đèo
Ngang. Chính vì vậy nên làm ăn không phất lên được.

Mọi người thắc mắc hỏi tại sao ? Một đồng chí Bí thư trẻ hăng hái phát
biểu:


- Có gì đâu mà không hiểu. Đèo Ngang là Đang Nghèo! Nếu bây giờ mình đổi
lại là Đèo Nghếch thì Đếch Nghèo.


Thế là cả Bộ chính trị đồng ý đổi tên thành Đèo Nghếch. Thật là linh ứng.
Sau vài năm, kinh tế phát triển đi lên, làm ăn khấm khá, dân chúng ấm no.
Nhưng thói đời hể no cơm thì ấm cật, vì vậy dân số càng ngày càng tăng, mà
lại tăng quá mức. Vì vậy Bộ chính trị họp khẩn cấp để tìm cách chặn đứng
việc bùng nổ dân số. Nhưng tìm mãi vẫn chưa ra kế hoạch nào. Bổng một chú
Bí thư già khọm đưa tay xin có ý kiến. Chú nói:


- Trước đây ta đổi Đèo Ngang thành Đèo Nghếch thì đúng là có hiệu quả như
mong muốn, vậy nay ta lại đổi thêm một lần nữa xem sao vì cái tên nó nói
lên cái đặc điểm của vùng đất địa linh nhân kiệt yết hầu của nước ta.
Mọi người nhâu nhâu lên hỏi:


- Nhưng mà ăn nhập gì tới việc kế hoạch hóa gia đình? À mà đồng chí định
đổi thành tên gì ?


Chú kia trả lời tỉnh queo :


- Đèo Đứng !!!!!!!!!!!!

Những học giả Việt Nam và vấn đề tranh chấp biển Đông

Trước sự hung hăng và tham lam của Trung Cộng, những trí thức và học giả của Việt Nam đã thấy rằng không thể ngồi yên và nhìn được nữa. Vừa qua, một số nhà trí thức, học giả và những nhà nghiên cứu trong nước đã tổ chức cuộc hội thảo về những tranh chấp chủ quyền của các nước trong khu vực ở biển Đông. Điều quan trong là họ đã tìm được những chứng cớ lịch sử trong các thư tịch cổ để chứng tỏ rằng Việt Nam đã có chủ quyền từ rất lâu ở những quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Không biết rằng với những chứng cớ này có làm "mở mắt" giới lãnh đạo của Cộng Sản Việt Nam lâu nay rất nhu nhược trước bè lũ cầm quyền Trung Cộng hay là không.