Translate

Monday, January 31, 2011

Nghe Chuyện Quê Nhà

Theo Việt Báo
Trần Khải
Một năm cũ sắp qua đi; một năm mới sắp tới... Chuyện quê nhà lúc nào cũng làm xao động lòng người.
Điều bi thảm cuối năm là hoàn cảnh hàng trăm công nhân phải đình công đòi tăng lương. Bản tin nhan đề “Hàng trăm công nhân Panasonic đình công” đăng ngày 28-1-2011 trên báo Dân Việt đã kể:
“...Ngày 27-1, hàng trăm công nhân Công ty TNHH Panasonic Home Appliance Việt Nam ở Lô B6 Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) đình công đòi tăng lương dưới trời rét buốt.
Anh Nguyễn Tiến Bình – công nhân làm tại công ty cho biết: “Khu sản xuất tủ lạnh của đơn vị có khoảng gần 400 người đều bỏ việc đình công từ ngày 22-7, vì quá bức xúc với mức lương mà công ty trả cho công nhân. Mức lương hiện tại của công nhân mới vào làm trung bình chỉ 1,5 triệu đồng/người/tháng...
...Theo đơn kiến nghị của các công nhân Panasonic gửi lên Báo NTNN có yêu cầu 7 nội dung gồm: Tăng lương cơ bản và lương tháng 1; tăng lương theo mức trượt giá của thị trường; thưởng theo thâm niên và theo năng lực làm việc; chuyển phụ cấp cá nhân thành lương cơ bản; bữa ăn giữa ca phải đảm bảo 15.000 đồng/suất….”(hết trích)
Đó là công ty ngoaị quốc, đó là Panasonic nổi tiếng toàn cầu, và đó là ngay ở thủ đô Hà Nội... Công nhân đói, gần Tết vẫn phải đình công.
Trong khi đó, tận phía nam, tỉnh Kiên Giang “kêu gọi Việt kiều tham gia xây dựng giao thông nông thôn.” Đó là bản tin ngày Thứ sáu, 28-1-2011 trên báo Nhân Dân Điện Tử:
“Chiều tối ngày 28-1, tại khu đô thị 16ha, TP. Rạch Giá (Kiên Giang), hơn một nghìn Việt kiều và thân nhân đã có có buổi họp mặt mừng Xuân đầy ý nghĩa. Buổi họp mặt do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Kiên Giang tổ chức....
...Ông Lê Văn Hồng, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Kiên Giang cho biết: Thời gian gần đây, đã có 31 tổ chức, cá nhân và bà con Việt kiều cam kết tài trợ với số tiền trên 58 tỷ đồng để xây dựng các công trình phục vụ dân sinh.
Theo ông Lê Văn Hồng, Liên hiệp lấy năm 2011 là năm “Đồng khởi giao thông nông thôn” và tiếp tục kêu gọi các tổ chức, cá nhân và bà con Việt kiều đóng góp xây dựng 40 cây cầu, 56km đường giao thông nông thôn mới cho các huyện An Minh, An Biên, Giồng Riềng, Giang Thành….”(hết trích)
Có vẻ như Bộ Giao Thông và Bộ Xây Dựng Cầu Đường sắp giaỉ thể. Hay đã giaỉ thể? Bởi vì chuyện xây cầu đẩy trách nhiệm sang cho Việt Kiểu quả nhiên là độc chiêu “mượn hoa cúng Phật” tuyệt vời.
Tuy nhiên, không phải Việt Kiều nào cũng đóng gop1 cầu đường. Đối với nhiều vị trí thức, đóng góp lời nói thẳng vẫn là cách thực sự có thể sửa chưã được “lỗi hệ thống,” một căn bệnh tận gốc mà ông Nguyễn Văn An (cựu chủ tịch quốc hội CSVN) đã chỉ ra trong cơ chế nhà nước CSVN.
Nhà văn Tưởng Năng Tiến trong bài viết nhan đề “ Ông Đinh Thế Huynh & Báo Nhân Dân” đã góp lời nói thẳng để chúc xuân quê nhà, trích:
“...Trên trang Dân Luận, đọc được hôm 13 tháng 01 năm 2011, có bài viết (Tuyên Ngôn Của Họ Đinh) xin được trích dẫn vài câu – đọc chơi cho biết:
“Tổng biên tập báo Nhân Dân ông Đinh Thế Huynh, tờ báo cơ quan phát ngôn của Đảng CSVN phát biểu trước thềm đại hội ĐCSVN toàn quốc lần thứ 11 rằng: Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng...”
Tác giả bài viết – Người Buôn Gió – cũng đưa ra một tuyên ngôn khác, nghe có vẻ , mỉa mai :”Gia súc, gia cầm ở Việt Nam không có nhu cầu dùng cám khác ngoài Cám Con Cò!”
Ông Lái Gió – rõ ràng – có vẻ hậm hực về kiểu ăn nói (hàm hồ) của ông Lái Báo. Chuyện ăn cám của đám gia cầm và gia súc hay chuyện kết bè kết cánh, đàn đúm tụ tập (và ăn bẩn) của đám đảng viên của ĐCS Việt Nam ra sao – nói thiệt tình – tôi không bận tâm gì cho lắm. Tôi chỉ hơi băn khoăn về với lời chú thích, ghi bên dưới bức hình chụp ông Đinh Thế Huynh, của anh em Dân Luận thôi: “Tổng biên tập báo Nhân Dân, một tờ báo ít người đọc.”...
...Hồi thế kỷ trước, giáo sư Nguyễn Ngọc Lan – trong một cuộc phỏng vấn dành cho RFI – cũng đã (buồn rầu) cho biết rằng nhân dân không ai chịu đọc tờ báo này hết trơn hết trọi. Họ chỉ mua vì rẻ, và để dùng vào những việc khác thôi:
- “I was reminded of the time when there was a severe shortage of paper across the country. People literally lined up daily to buy the inexpensive Nhan Dan for household uses”(Robert Templer, Shadows And Wind. Penguin Group. New York: 1988, 165).
Dùng vô chuyện (thổ tả) gì khác thì dù có bị ra tấn – thảm thiết, đến chết thì thôi – ổng cũng nhất định không chịu nói! Người phương Tây thì khác. Họ không có thói quen ăn nói lịch sự, hay “bóng và gió” thế đâu. Tác giả cuốn sách dẫn thượng, Robert Templer – sau ba năm làm đặc phái viên cho A.F.P. tại Việt Nam, từ 1994 đến 1997 – đã thản nhiên tuyên bố :
“Dân Việt dùng báo Nhân Dân để đi cầu, chớ còn tin tức thì họ nghe từ chương trình phát thanh tiếng Việt của đài BBC, RFI và VOA.” (Vietnamese may have found Nhan Dan useful in the bathroom, but for information they turned to their radios and the Vietnamese language services of BBC, RFI and VOA).
Thảo nào, hồi vừa mới nhận chức, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lật đật ban hành chỉ thị (37/2006/CT-TTg): “cấm tuyệt đối không cho phép sự có mặt của báo chí tư nhân.” Ai cũng tưởng là ổng lộ mặt độc tài, muốn bóp (nghẹt) quyền tự do ngôn luận – vốn đã nghẹt từ lâu – cho nó chết luôn. Sau mới vỡ lẽ ra là nguyên do chỉ vì chút tình ... đồng chí.
Ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ muốn giúp ông Đinh Thế Huynh giữ vững cái ghế Tổng Biên Tập, thế thôi. Chớ bị báo tư nhân cạnh tranh thì Nhân Dân chắc chết, chết chắc. Nó sẽ đi từ tình trạng “ít người đọc” đến hết người đọc (luôn) trong một khoảng thời gian rất ngắn. Sau đó, Tổng Biên Tập – tất nhiên – sẽ phải khăn gói về vườn, theo gương Thánh Gióng, vui thú ....điền viên...”(hết trích)
Tuyệt vời, quà xuân gửi về quê nhà cho cán bộ như thế là tuyệt vời. Chưa hết, nhà báo Bùi Tín trên trang blog ở đaì VOA cũng có một bài viết chúc xuân cho một tác giả trên tờ Quân Đội Nhân Dân.
Bài của nhà báo Bùi Tín có nhan đề “Một bài chính luận ngụy biện, nói lấy được!” có tríhc đoạn như sau:
“Tôi rất mừng khi đọc trên báo Quân đội Nhân dân trong nước số ra ngày chủ nhật 23-1-2011 trong mục “Chính luận” bài của tác giả Xuân Bằng với đầu đề là: “Cái nhìn siêu thực về một hiện tượng sống động”, nhằm tranh luận với bài viết của tôi trên VOA về Đại hội XI của đảng Cộng sản Việt Nam: “Nội dung siêu thực, nhân sự lên gân, đe dọa”.
Tôi vui vì bài báo của tôi đã được chú ý, được phản hồi từ trong nước, và có thể mở ra một cuộc tranh luận công khai bổ ích và lý thú về kết quả của Đại hội XI vừa kết thúc. Bài này là để đáp lễ ông Xuân Bằng.
Tôi cho rằng nội dung của 3 ngày thảo luận các văn kiện dự thảo nhìn chung là xa rời cuộc sống, tránh né những vấn đề lý luận và thực tiễn nóng bỏng nhất, và tôi vẫn cho đó là một nhận định chính xác, phản ánh đúng sự thật.
Tại sao không mở ra cuộc tranh luận sôi nổi lý thú vể vấn đề liệu chủ nghĩa Marx – Lenin còn cần thiết, còn có giá trị hay không? về chủ nghĩa xã hội kiểu Mác-xít còn cần thiết hay không? về chế đô độc đảng có ưu việt hơn chế độ đa đảng hay không? và có nên coi sở hữu quốc doanh là then chốt và chủ đạo trong nền kinh tế hay không?
Đó là những vấn đề nóng bỏng, thiết thực, có nhiều ý kiến khác nhau, trái ngược nhau, sao không nêu lên để thảo luận?
Nhà báo Xuân Bằng có thấy trong cả 27 bản tham luận ở hội trường, đã có đại biểu nào nêu lên vấn đề có nên khai thác bauxite trên vùng Tây Nguyên, có nên làm đường xe lửa cao tốc lúc này, giải quyết quyền sở hữu ruộng đất của nông dân ra sao, hay vấn đề bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ lãnh thổ, hải đảo quốc gia trong cuộc khủng hoảng ở vùng biển Đông ra sao hay không?
Tránh né một loạt vấn đề thực tiễn quan trọng cực lớn như vậy thì không phải là quay lưng lại với cuộc sống thật, không phải là siêu thực hay sao?(...)
...Và kỳ lạ nhất là thêm một ông Trung tướng Công an Trần Đại. Thêm một nhân vật chuyên chính trong Bộ Chính trị, bên cạnh Đại tướng Công an Lê Hồng Anh, để làm gì vậy? Thế không phải là “lên gân, đe dọa”, như tôi nhận định hay sao, thưa ông?
Trong Trung ương vừa bầu, có 1 đại tướng bộ trưởng và 7 thứ trưởng công an, chưa kể 1 tướng công an làm Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao. Bộ Quốc phòng củng không có nhiều thứ trưởng là ủy viên Trung ương như thế. Các Bộ Kinh tế Công thương, Lao động, Tài nguyên-Môi trường, Văn hóa, Giáo dục, Khoa học Công nghệ lại càng hiếm, vắng.
Giữa thời kỳ xây dựng hoà bình, thế không phải là lên gân, là đe dọa cả xã hội đang khao khát tự do, dân chủ và nhân quyền, đang thật lòng mong muốn sớm hội nhập với xã hội dân chủ văn minh hay không? Thế mà không siêu thực sao?”(hết trích)
Thế nên, giáo sư Nguyễn Hưng Quốc cũng trên blog ở VOA, qua bài viết “Đaị hội xong rồi... thì sao?” đã nhận xét:
“...Nhưng cơ chế không thể thay đổi nếu ý thức hệ không thay đổi. Mà khi cơ chế và ý thức hệ không thay đổi thì những thay đổi về nhân sự chẳng có ý nghĩa gì cả.
Nó chỉ giống việc thay đổi diễn viên trong một màn kịch cũ.
Ở Việt Nam, đó lại là một màn kịch dở ẹc.”(hết trích)
Thế mới biết, xuân mới, năm mới... nhưng mọi chuyện trong nhà nước CSVN vẫn là ít người đọc, nói theo nhà văn Tưởng Năng Tiến; vẫn là “siêu thực, lên gân, đe dọa...” nói theo nhà báo Bùi Tín; và là “màn kịch dở ẹc,” nói theo giáo sư Nguyễn Hưng Quốc.
Và rồi công nhân vẫn phải đình công ngaỳ cận T

Trần Gia Phụng: Lịch Sử Phán Xét

Theo NguoiViet Boston

(Trình bày trong Lễ Tưởng niệm do Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH Ontario tổ chức tại Toronto ngày 29-1-2011)

Trần Văn Hương sinh năm 1902 tại làng Long Hồ, quận Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long. Tuy gia đình khó khăn, nhưng nhờ học giỏi, nên sau khi đỗ bằng thành chung (diplôme d’études primaries supérieures indochinoises) tại trường Trung học Mỹ Tho, ông ra Hà Nội theo học trường Cao đẳng Sư phạm. Sauk hi tốt nghiệp, ông trở về dạy tại Trung học Mỹ Tho, rồi làm đốc học Tây Ninh năm 1945. Khi Việt Minh (VM) cướp chính quyền, VM cử ông Hương làm chủ tịch Ủy ban hành chánh Kháng chiến tỉnh Tây Ninh, nhưng chỉ trong thời gian ngắn, ông từ chức, không hợp tác với VM và cũng không hợp tác với Pháp. Sau đó, Trần Văn Hương đến Sài Gòn sinh sống, bán thuốc cho “Pharmacie Kim Quan”, gần chợ Bến Thành. (Tài liệu của Hứa Hoành)

Sự nghiệp chính trị của Trần Văn Hương có thể tóm lược như sau:

- Hai lần làm đô trưởng Sài Gòn. Lần thứ nhất ngày 27-10-1954 dưới thời thủ tướng Ngô Đình Diệm. Lần thứ hai ngày 9-9-1964 dưới thời thủ tướng Nguyễn Khánh.

- Hai lần làm thủ tướng VNCH. Lần thứ nhất, từ ngày 4-11-1964 đến 27-1-1965, dưới thời quốc trưởng Phan Khắc Sửu. Lần thứ hai làm thủ tướng từ ngày 25-5-1968 đến 1-9-1969 dưới thời tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, trong nền Đệ nhị Cộng hòa.

- Phó tổng thống VNCH. Ngày 29-8-1971, Trần Văn Hương ứng cử phó tổng thống trong liên danh của Nguyễn Văn Thiệu. Liên danh nầy độc diễn, được tuyên bố đắc cử ngày 3-10-1971 và nhận chức ngày 31-10-1971.

- Tổng thống VNCH. Ngày 21-4-1975, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, phó tổng thống Trần Văn Hương lên thay theo hiến định.

Khi nhận chức, tổng thống Trần Văn Hương 73 tuổi. Ông biết tình hình đang hết sức khó khăn, hầu như không giải quyết được, nên tổng thống Thiệu phải từ chức. Ngoài ra, tổng thống Hương cũng biết rằng ông chỉ là con cờ đệm; vai trò của ông chỉ có tính cách tạm thời theo hiến định, để chuyển giao cho một nhân vật khác mà lúc đó người ta lầm tưởng là có thể đứng ra thương thuyết với phía CSVN. Đó là đại tướng Dương Văn Minh. Vì vậy, tổng thống Hương trao quyền cho quốc hội quyết định việc chọn lựa người thay thế và tối 27-4-1975, quốc hội quyết định chọn đại tướng Dương Văn Minh lên làm quyền tổng thống VNCH. Cuối cùng, như ai cũng biết, lúc 10 G. 24 phút sáng 30-4-1975, quyền tổng thống Dương Văn Minh đọc nhật lệnh cho QĐVNCH buông súng, ngưng chiến đấu. Thế là hết.

Đúng như Trần Văn Hương nói trước, sau khi cưỡng chiếm miền Nam, CSVN bắt giam vô thời hạn, đày ải hàng triệu quân nhân, công chức lên miền rừng thiêng nước độc. Riêng về phần Trần Văn Hương, CSVN sợ dư luận thế giới, nên đề yên cho ông về sống tại căn nhà cũ của ông trong một con hẻm trên đường Phan Thanh Giản, Sài Gòn cho đến khi từ trần ngày 27-1-1982, nhằm ngày Mồng 3 Tết Nhâm Tuất, thọ 82 tuổi.

Ngày 30-4-1975 là ngày tang chung của dân tộc Việt Nam, ngày QUỐC HẬN cho cả nước. Trong cái tang chung của đất nước, người Việt Nam, nhất là cựu quân nhân Quân đội VNCH, không bao giờ quên những người đã hy sinh thân mạng, chết theo vận nước đen tối, nhất là những vị tướng lãnh, sĩ quan theo gương của danh tướng Trần Bình Trọng, “thà làm quỷ nước Nam, không thà làm vương đất Bắc”. Nổi tiếng nhất, chúng ta được biết là đại tá Hồ Ngọc Cẩn, chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, chuẩn tướng Lê Văn Hưng, thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, thiếu tướng Phạm Văn Phú, chuẩn tướng Trần Văn Hai.

Đại tá Hồ Ngọc Cẩn sinh ngày 24-3-1938, học Trường Thiếu sinh quân Gia Định năm 1951, rồi Liên trường Võ khoa Thủ Đức năm 1961. Rời trường Thủ Đức, chuẩn úy Hồ Ngọc Cẩn học tiếp khóa huấn luyện Biệt Động Quân, và về phục vụ tại Tiểu đoàn 42 BĐQ, thăng dần lên trung úy và làm tiểu đoàn phó TĐ nầy. Lên đại úy năm 1966, Hồ Ngọc Cẩn được chuyển đi làm tiểu đoàn trưởng TĐ 1 Trung đoàn 33, SĐ 21 BB. Sau vụ Tết Mậu Thân (1968), ông thăng thiếu tá, rồi lên trung tá năm 1970. Ông được cử giữ trung đoàn trưởng TĐ 15, SĐ 9 BB. Trong chức vụ nầy, ông đã hành quân giải cứu An Lộc năm 1972. Cuối năm 1973, ông giữ chức tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Chương Thiện.

Khi đại tướng Dương Văn Minh ra lệnh buông súng, đại tá Hồ Ngọc Cẩn vẫn tiếp tục chiến đấu đến viên đạn cuối cùng tại tiểu khu Chương Thiện. Ông bị CS bắt và đưa ra xử bắn tại Sân vận động Cần Thơ ngày 14-8-1975.

Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ sinh ngày 22-8-1933 tại Sơn Tây, Bắc Việt. Năm 1951, ông theo học khóa 2 Trường Võ Bị Địa Phương ở Huế (đóng ở Đập Đá), và tốt nghiệp với cấp bậc chuẩn úy. Dần dần, ông thăng lên thiếu tá năm 1965. Sau cuộc tử thủ An Lộc trong Mùa hè đỏ lửa năm 1972, đại tá Lê Nguyên Vỹ được cử làm tư lệnh phó sư đoàn 21 Bộ Binh, dưới quyền chuẩn tướng Lê Văn Hưng.

Sau đó, đại tá Vỹ được cử đi tu nghiệp khóa chỉ huy và tham mưu cao cấp tại tiểu bang Kansas, Hoa Kỳ. Trở về Việt Nam, đại tá Vỹ được thăng chuẩn tướng và giữ chức tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh.

Ngày 30-4-1975, sau khi nghe nhật lệnh của đại tướng Dương Văn Minh, quyền tổng thống VNCH, kêu gọi quân đội buông súng, chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ ra lệnh cho binh sĩ giải tán. Phần ông, ông dùng súng tự sát tại sân cờ Bộ Tư Lệnh SĐ 5 BB ở Lai Khê, Bình Dương.

Chuẩn tướng Lê Văn Hưng sinh ngày 27-3-1933 tại Hóc Môn (Gia Định). Ông tốt nghiệp khóa 5 (khóa Vì Dân) Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức vào tháng 1-1955. Ông rất nổi tiếng trên chiến trường đồng lầy miền tây nam, thăng thiếu tá năm 1966, lên trung tá năm 1967 và đại tá năm 1968. Năm 1970, ông được bổ nhiệm là tỉnh trưởng Phong Dinh (Cần Thơ), rồi tư lệnh Sư đoàn 5 BB năm 1971.

Năm 1972, Lê Văn Hưng cương quyết tử thủ tại An Lộc và cuối cùng đẩy lui cuộc tấn công của CSVN. Ông được thăng chuẩn tướng, giữ chức tư lệnh phó Quân khu III. Năm sau, ông được bổ nhiệm làm tư lệnh SĐ 21 BB, rồi thăng tư lệnh phó Quân đoàn IV, dưới quyền thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam. Dầu CSVN đã vào đến Sài Gòn, chuẩn tướng Lê Văn Hưng và thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam cố gắng lập mặt trận miền Tây chống CSVN, nhưng thất bại. Lê Văn Hưng dặn dò vợ con, từ biệt thuộc cấp, rồi vào văn phòng tự sát lúc 8G 45 phút tối 30-4-1975.

Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, nguyên quán làng An Cựu, quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, sinh tại Đà Nẵng ngày 23-9-1927. Năm 1953, sau khi rời Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, ông gia nhập binh chủng Nhảy Dù tháng 10-1953.

Năm 1965, Nguyễn Khoa Nam thăng thiếu tá và giữ chức tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 ND. Năm 1967, ông lên trung tá và được bổ nhiệm lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 ND. Cuối năm 1967, ông lên đại tá. Năm 1969, Nguyễn Khoa Nam được chuyển làm tư lệnh Sư đoàn 7 BB. Tháng 11 cùng năm, ông được thăng chuẩn tướng. Năm 1972 Nguyễn Khoa Nam thăng thiếu tướng. Tháng 11-1974, ông được cử giữ chức tư lệnh Quân đoàn IV và Vùng IV Chiến thuật.

Khi Sài Gòn bị CSVN tràn ngập, thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam cùng chuẩn tướng Lê Văn Hưng dự tính lập phòng tuyến chống cộng tại miền Tây, nhưng thất bại. Cuối cùng, trong lễ phục trắng của QĐVNCH, thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam tự sát tại bộ chỉ huy lúc 7:30 sáng 1-5-1975.

Thiếu tướng Phạm Văn Phú sinh năm 1925, tại Hà Đông, tốt nghiệp khóa 6 Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt năm 1953 và gia nhập binh chủng Nhảy Dù. Trong trận Điện Biên Phủ, ngày 15-4-1954, trung úy Phạm Văn Phú được thăng đại úy tại mặt trận.

Sau trận Điện Biên Phủ, đại úy Phú bị VM cầm tù và được trao trả sau hiệp định Genève (20-7-1954). Đại úy Phú tiếp tục phục vụ trong QĐVNCH. Năm 1962, Phạm Văn Phú thăng thiếu tá, giữ chức Liên đoàn trưởng Liên đoàn Quan sát 77 Lực lượng Đặc biệt. Năm 1964, ông thăng trung tá, giữ chứ tham mưu trưởng LLĐB. Hai năm sau, ông thăng đại tá và chuyển qua là tư lệnh phó Sư đoàn 2 BB, rồi tư lệnh phó Sư đoàn 1 BB. Năm 1968, đại tá Phú được cử giữ chức tư lệnh Biệt khu 44 gồm các tỉnh biên giới Việt Miên. Năm sau ông được thăng chuẩn tướng. Năm 1970, ông trở về làm tư lệnh LLĐB, rồi làm tư lệnh SĐ 1 BB và thăng thiếu tướng năm 1971. Tháng 11-1974, thiếu tướng Phạm Văn Phú thay tướng Nguyễn Văn Toàn giữ chức tư lệnh Quân đoàn II Vùng II Chiến thuật.

Sau khi Ban Mê Thuột thất thủ vào tháng 3-1975, ông được lệnh rút quân từ cao nguyên vầ đồng bằng. Cuộc lui quân bị thảm bại. Ngày 29-4-1975, thiếu tướng Phú uống thuốc độc quyên sinh và tuẫn tiết vào trưa hôm sau.

Chuẩn tướng Trần Văn Hai sinh năm 1929 tại Cần Thơ, tốt nghiệp khóa 7 Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt năm 1951, cấp bậc thiếu úy. Năm 1960, đại úy Trần Văn Hai được gởi tu nghiệp khóa Tham mưu cao cấp tại Hoa Kỳ. Năm 1963, ông được thăng thiếu tá, giữ chức chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Dục Mỹ. Năm 1965, ông Hai lên trung tá và làm tỉnh trưởng Phú Yên.

Sau biến cố Tết Mậu Thân (1968), Trần Văn Hai lên đại tá và được cử giữ chức tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia thay thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan. Năm 1970, Trần Văn Hai lên chuẩn tướng và được cử giữ tư lệnh Biệt khu 44, rồi năm sau, làm chỉ huy trưởng binh chủng Biệt Động Quân. Năm 1972, Trần Văn Hai phụ trách tư lệnh phó hành quân của Quân đoàn II đặc trách biên phòng. Năm 1973. ông trở thành chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Lam Sơn kiêm chỉ huy trưởng Huấn khu Dục Mỹ Quân đoàn II. Năm 1974, ông thay thế thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, làm tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh.

Chiều ngày 30-4-1975, được lệnh của quyền tổng thống Dương Văn Minh, chuẩn tướng Trần Văn Hai cho binh sĩ trở về đời sống dân sự, ông vào phòng chỉ huy ở Mỹ Tho, uống độc dược quyên sinh lúc 5G.

Trên đây là tóm lược sự nghiệp của tổng thống Trần Văn Hương và sáu sĩ quan cao cấp đã tuẫn tiết ngày 30-4-1975. Thật ra, trong suốt cuộc chiến vừa qua, không biết bao nhiêu người đã hy sinh vì lý tưởng tự do dân chủ. Ngay trong ngày 30-4-1975, rất nhiều người đã tuẫn tiết, từ hàng binh lên tới cấp tướng, mà càng ngày người ta càng phát hiện, như mới đây vụ ở Quy Nhơn, ở Huế…

Những vị nầy đã chọn cái chết, hoặc ở lại chịu đựng với đồng đội mà không ra đi khi CS tràn vào, dầu họ có điều kiện để ra đi. Ví dụ trường hợp tổng thống Trần Văn Hương. Trước khi Sài Gòn sụp đổ, ngày 28-4-1975, đại sứ Pháp cho người mời tổng thống Hương di tản. Tổng thống Hương trả lời: “Nếu trời hại, nước tôi mất, tôi xin thề là sẽ ở lại đây và mất theo nước mình.

Sau đó, ngày 29-4-1975, đích thân đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin, cùng một viên tham vụ sứ quán nói tiếng Pháp, đến gặp và mời Trần Văn Hương ra đi. Hai bên nói chuyện bằng tiếng Pháp. Ông Hương trả lời: “Thưa Ngài Đại sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất là nguy hiểm. Đã đến đỗi như vậy, Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó. Nay ông Đại sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cảm ơn ông Đại sứ. Nhưng tôi đã suy nghĩ kỹ và dứt khoát ở lại với nước tôi. Tôi cũng dư biết rằng Cộng sản vào được Sài Gòn, bao nhiêu đau khổ, nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam. Tôi là người lãnh đạo hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại để chia sẻ với họ một phần nào niềm đau khổ tủi nhục, nỗi thống khổ của người dân mất nước. Cảm ơn ông Đại sứ đã đến viếng tôi.” Sau khi nghe Trần Văn Hương trả lời, trong đó có câu “Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó” (Les États Unis ont aussi leur part de responsabilité…), , đại sứ Martin nhìn trân trân vào ông Hương, rồi ra đi mà chẳng bắt tay nhau. (Trần Đông Phong, Việt Nam Cộng Hòa 10 ngày cuối cùng, California: Nxb. Nam Việt, 2006, tt. 352-355.).

Đó là tư cách và khẩu khí một tổng thống, một nhà lãnh đạo. Về phía các quân nhân, có lẽ nhiều người đã đọc những bài tường thuật về sự tuẫn tiết của các vị anh hùng nầy. Ở đây, xin nhắc lại những lời cuối cùng của đại tá Hồ Ngọc Cẩn.

Sau khi chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, đại tá Hồ Ngọc Cẩn bị bắt tại bộ chỉ huy tiểu khu Chương Thiện. Ngày14-8-1975, ông bị CS đưa đi xử tử tại Sân vận động Cần Thơ. Trước khi hành hình, quân CS hỏi ông có nhận tội không, thì đại tá Hồ Ngọc Cẩn trả lời như sau: “Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không hạ nhục các anh như ác anh bôi lọ tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Các anh không có ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phán xét các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, các anh cứ giết đi. Không cần phải bịt mắt.” Sau đó, đại tá Hồ Ngọc Cẩn hô lớn: “Đả đảo cộng sản! Việt Nam Cộng Hòa muôn năm!” (Theo lời kể của hai nhân chứng: cựu trung tá Bùi Văn Địch (Berlin, Đức) và bà Vũ Thị Quỳnh Chi (Marseille, Pháp). (đại tá)

Tưởng niệm những anh hùng đã tuẫn tiết ngày 30-4-1975, cũng là cơ hội cho chúng ta ôn lại lịch sử những ngày tháng đen tối trên đất nước chúng ta. Chế độ chúng ta sụp đổ không phải vì lãnh đạo hay vì quân đội chúng ta bất lực hay bất tài như nhiều người đổ lỗi. Phải công bình mà thấy rõ rằng, sau khi người Mỹ và Đồng minh rút quân vào năm 1972, quân đội VNCH đơn độc chiến đấu chống CSVN rất hữu hiệu trong các năm 1972, 1973, 1974 nhờ lúc đó hỏa lực còn đầy đủ. Chỉ khi bị cắt viện trợ, thiếu đạn dược, quân đội VNCH mới bắt đầu lúng túng và thất thế.

Có thể nói chế độ chúng ta bị bức tử từ cả hai thế lực tư bản và CS. Ai cũng biết trong khi Hoa Kỳ chấm dứt viện trợ, thì CSQT giúp đỡ tối đa cho Bắc Việt để Bắc Việt tấn công chúng ta.

Chúng ta nhìn lại quá khứ không phải để trách cứ quá khứ, hay để đổ tội cho ai, mà nhìn lại quá khứ để từ đó rút ra kinh nghiệm cho tương lai. Sau năm 1975, bản chất độc tài toàn trị, phản dân, bán nước của CSVN đã lộ quá rõ trước mắt toàn dân. Ai ai cũng thấy rõ điều nầy. Ngay cả những cán bộ CS cũng sáng mắt ra vì điều nầy. Đại tá Hồ Ngọc Cẩn đã nói đúng: “Lịch sử sẽ phán xét các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy.”

Ngày nay, tuy chỉ mới hơn 35 năm, LỊCH SỬ ĐÃ PHÁN XÉT. Chân lý đứng về phía lý tưởng Quốc gia Dân tộc. Chân lý đứng về phía Tự do Dân chủ. Bởi vì không bao giờ dân tộc Việt Nam chấp nhận một chế độ phản quốc như chế độ CSVN hiện nay, cam tâm bán đứng đất đai, biển cả mà tiền nhân đã tốn bao nhiêu xương máu tạo dựng và bảo vệ. Trước tình hình hiện nay, xin mọi người hãy rút kinh nghiệm từ quá khứ, để cùng nhau tiếp tục cuộc tranh đấu cho tương lai.

Có người hỏi, thời còn binh hùng tướng mạnh mà chúng ta không thành công, bây giờ làm sao mà tranh đấu? Câu trả lời rất đơn giản: Có người nào muốn CS ngự trị mãi trên đầu trên cổ dân tộc Việt Nam hay không? Nếu không muốn, thì chúng ta phải tiếp tục tranh đấu. Dĩ nhiên cuộc tranh đấu ngày nay không phải bằng võ khí đạn dược, mà bằng văn hóa và chính trị, bằng dân chủ pháp trị. Cuộc tranh đấu bằng văn hóa và chính trị chắc chắn cũng cam go và lâu dài không kém bằng cuộc tranh đấu võ lực trong thời gian trước năm 1975. Có thể còn chậm chạp hơn là đàng khác. Chúng ta phải tiếp tục tranh đấu để làm ngắn bớt đời sống của CSVN, để làm giảm tuổi thọ của CSVN trên quê hương chúng ta. Chuông không gõ không kêu, đường không đi không đến. Đời chúng ta không thành công thì đời con cháu chúng ta sẽ thành công.

Xin tất cả hãy tiếp tay với những người trong nước, đòi hỏi xóa bỏ độc tài, đòi hỏi dân chủ, bởi vì dân chủ là con đường duy nhất để xây dựng tương lai đất nước. Chắc chắn lẽ phải sẽ tất thắng. Chắc chắn dân chủ sẽ tất thắng.

Trên bước đường tranh đấu cho tương lai dân chủ Việt Nam, các Hội Cựu Quân Nhân Hải ngoại giữ một vai trò rất quan trọng, không kém gì quân đội VNCH trước năm 1975. Xin hết lời ca ngợi các Hội CQN Hải ngoại đã giữ lửa trên 35 năm nay. Xin chúc các Hội CQN vững tin nơi chính mình, nơi lý tưởng của mình, đừng mệt mỏi vì đường dài hun hút, đừng chao đảo vì những tuyên truyền xuyên tạc của CSVN. Đồng ý rằng trong cuộc sống mới tại quê hương mới, mọi người đều cần có thời gian giải trí sau những ngày làm lụng mệt nhọc, nhưng bên cạnh những cuộc vui chơi giải trí, xin đừng quên mình là cựu quân nhân, đừng quên mình đã từng mang trên người 6 chữ vàng TỔ QUỐC – DANH DỰ – TRÁCH NHIỆM.

Vâng, 6 chữ vàng TỔ QUỐC – DANH DỰ – TRÁCH NHIỆM là tiếng gọi thiêng liêng cao cả, suốt đời hướng dẫn chúng ta đi tới mục đích cuối cùng, làm tròn nhiệm vụ với đất nước, với sự tin tưởng của quần chúng, với sự hy sinh anh dũng của tiền nhân, nhất là sự hy sinh của những người đã tuẫn tiết ngày 30-4-1975.

TRẦN GIA PHỤNG

(Toronto, 29-1-2011)

Sunday, January 30, 2011

Chúc mừng năm mới

Chúc các bạn đọc một năm mới nhiều an lành.

Mừng xuân Tân Mão

Mừng xuân Tân Mão

Cầu mong đất nước

Sạch bóng quân thù

Tự do thanh bình

Quốc Thái dân an

Người dân làm Chủ

Vận mệnh của mình

Ta sẽ trở về

Thăm lại quê xưa...

Phi Vũ

01/30/11

Thằng Nông Dân: Đêm Qua Em Mơ Gặp Bác Hồ

Thằng Nông Dân: Đêm Qua Em Mơ Gặp Bác Hồ: "Đêm qua trong giấc ngũ chập chờn, tôi thấy có ai đó giống như là ông Hồ, nhưng vì sợ nhận lầm người nên tôi hỏi: -Thưa cụ, có phải cụ là ô..."

Nguyễn Văn Trần: Khuynh hướng và đặc tính của Phong Trào Dân Chủ và những người Bất Đồng Chánh Kiến ở Việt Nam ngày nay

Theo NguoiViet Boston

nguyenvantranCách nay khá lâu, từ việt nam, một người quan tâm tới công cuộc tranh đấu cho dân chủ việt nam gởi ra hải ngoại đóng góp ý kiến cho một chương trình hội thảo về tình hình việt nam, có nhận xét để mô tả quan hệ giửa người tranh đấu với tình trạng xã hội ở Việt nam ngày nay: « xã hội việt nam ngày nay như một đóng rơm ướt đẩm nước lâu ngày. Những cây diêm quẹt ném vào đóng rơm tắc ngay, không đủ sức làm khô đóng rơm. Đốt cháy đóng rơm, chưa biết bao giờ ».

Cây diêm quẹt đốt cháy đóng rơm ngụ ý chỉ nhằm giựt dậy xã hội về ý thức tranh đấu thay đổi chế độ độc tài toàn trị tiến lên dân chủ tự do. Tiến hành công cuộc tranh đấu mới là đại sự. Là cả chuyện đội đá vá Trời. Mà xưa nay, bắt tay vào làm việc lớn thường lại chỉ có ít người Đó là những người thấy trước việc phải làm vì bộn phận đối với đất nước, với dân tộc. Họ là những trí thức, những con người ưu tú của xã hội.

Nhưng nếu trí thức tự giam mình trong định kiến mù quán, sai lầm trong một giai đoạn lịch sử, trong quyền lợi cá nhân, không nhận thấy lẽ phải, tiền đồ dân tộc, thì không có gì nguy hiểm cho bằng. Người trí thức trong trường hợp này tự bóp chết sứ mệnh trí thức ngay ở bản thân mình. Do trí thức mất đi ý thức thời cuộc và khả năng suy tư. Xã hội vì đó ù lì, không phát triển tiến bộ. Đất nước bị thụt lùi trước những bước tiến của thời đại. Nhưng nếu dân tộc còn chí quật cường, còn tinh thần dũng cảm do thừa hưởng di sản tinh thần của tiền nhân thì con đường đột biến sẽ xảy ra để khai thông mọi bế tắc. Tức nhân dân đứng lên dành lấy « quyền tự mình cai trị chính mình ». Đã có dấu hiệu cho thấy ngày nay ở Việt nam, dưới chế độ độc tài toàn trị, xuất hiện nhiều cá nhân, nhiều tập hợp nhỏ, lên tiếng phê phán chế độ, đòi hỏi chế độ phải thay đổi theo dân chủ tự do. Hiện tượng này đưọc biết dưới tên gọi rất phổ quát đó là « Những người Dân chủ, Những người Bất đồng chánh kiến ».

Nhận diện những người Dân chủ và Bất đồng chánh kiến

Người Dân chủ, trong tình hình Việt nam ngày nay, là những người, trong đảng hay ngoài đảng, không chấp nhận chế độ cộng sản đang cầm quyền vì đó là một chế độ độc tài toàn trị. Họ dấn thân thật sự tranh đấu để Việt nam phải có một chế độ Dân chủ Tự do. Mục tiêu tranh đấu của họ đã được xác định rỏ là đòi dân chủ cho Việt nam.

Về Dân chủ, chắc chắn họ cũng đã có quan niệm cụ thể thế nào là dân chủ? Và dân chủ của họ tranh đấu đem lại cho đất nước sẽ không phải là thứ dân chủ xã hội chủ nghĩa mà đảng cộng sản đang quyết tâm tiến lên.

Còn những người Bất đồng chánh kiến? Phải chăng đó là những người, phần lớn là đảng viên đang quyền hay hưu trí, vì phản tỉnh về quyền lợi đất nước, không đồng ý với đường lối cai trị của đảng cầm quyền, lên tiếng phê phán, yêu cầu sửa đổi cho tốt hơn, nhưng không ra ngoài thể chế hiện tại. Với những người này, dân chủ chưa định hình trong suy tư của họ. Họ vẫn không thấy sự thật là từ cách mạng Tháng Mười tới giờ chưa có một chế độ cộng sản nào đem lại phúc lợi cho nhân dân dưới sự cai trị độc tài của họ hết cả.

Hiện tượng thứ ba phản kháng, chống đối chế độ dứt khoát hơn, đó là những người ly khai. Họ công khai tách rời khỏi bộ máy cầm quyền và chống đối lại đường lối cai trị của bộ máy cầm quyền mà họ đã từng phục vụ trước đây.

Tổ chức Dân chủ

Năm 2006 như là một thời điểm ở Việt nam xuất hiện nhiều Tổ chức tranh đấu cho Dân chủ. Có nhiều tổ chức vẫn còn tồn tại. Trong lúc đó, có Tổ chức vừa ra đời buổi sáng, buổi chiều tự xóa sổ, như Đảng Dân chủ Bách việt.

Về Tổ chức Dân chủ, nguời ta có thể khái quát nhận diện một vài đảng như tiêu biểu. Sự chọn lựa này không tránh khỏi tính chủ quan. Đó là những Tổ chức, trước nhứt, mang danh xưng công khai là Đảng, kế tiếp, về mặt chủ trương, có chung những điểm tương đồng với các đảng khác không được giới thiệu ra đây là cùng tranh đấu cho Việt nam có một chế độ dân chủ:

- Đảng Dân chủ Việt nam (DCVN) là Chính đảng của tư sản dân tộc và tiểu tư sản,trí thức yêu nước và tiến bộ, hoạt động từ năm 1944. Từ năm 1954 tới 1975, Đảng DCVN hoạt động ở Miền Bắc Việt nam. Xứ ủy Miền Nam của đảng DCVN tham gia Mặt Trận Giải phóng Miền nam. Từ 1975 tới 1988, đảng DCVN hoạt động trên toàn cỏi Việt nam. (Nhưng phải hiểu cho tới thời điểm này, Đảng Dân Chủ vẫn hoạt động như công cụ của đảng cộng sản, phục vụ cho chế độ cộng sản Hà nội – Ghi chú của người viết).

Năm 2006, ông Hoàng Minh Chính, Tổng Thư ký đảng DCVN, ra tuyên bố phục hoạt đảng DCVN. Ông chủ trương phương pháp bất bạo động, hòa bình đối thoại, bình đẳng, bao dung, cùng nhau xây dựng xã hội tự do dân chủ, an bình hạnh phúc, đích thực của dân, do dân, vì dân.

Ông Hoàng Minh Chính nói rỏ không có ý định đánh đổ đảng cộng sản, mà tiếp nối đóng góp của đảng DCVN đối với dân tộc (?), đồng thời hình thành một không gian chánh trị rộng mở, cân bằng, đa thành phần nhằm hạn chế bảo thủ, cục bộ, lý luận máy móc, tham nhũng. Cụ thể là xã hội đa đảng. Các đảng cạnh tranh lành mạnh vì dân chủ, dân sinh. Đó cũng là xu hướng của hầu hết nền chánh trị trong thời đại hội nhập. Đến nay, đảng DCVN vẫn hoạt động, được nhiều thành phần xã hội tham gia và ủng hộ.

Đảng DCVN xem đảng cộng sản là một đối tác chánh trị, dự thảo Hiến pháp mới, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, tôn trọng luật pháp, các đảng tồn tại và hoạt động bình đẳng, công khai.

Sức mạnh của đảng DCVN do sự liên kết toàn thể quốc dân trong và ngoài nước, tất cả các đảng phái, hội đoàn, các phong trào dân chủ, các tôn giáo, các sắc tộc thành một Mặt Trận rộng lớn, một sức mạnh tổng hợp hóa giải mọi lực cảng để chấn hưng đất nước (Theo Tập Hợp Thanh niên Dân chủ, Tạp Chí Phía Trước, số 34, Paris).

- Đảng Thăng Tiến (ĐTT) thành hình từ Khối 8406 bao gồm những người đối lập tranh đấu cho dân chủ tại Việt nam. Một trong những mục tiêu trung tâm của đảng là « Thăng tiến Tổ quốc Việt nam về các phương diện kinh tế, chanh trị, xã hội,văn hóa, tâm linh để dân tộc được sống trong một đất nước hòa bình, độc lập, tự do; xã hội đạo đức, văn minh, quốc dân thịnh vượng, hạnh phúc » (Tạp Chí Phía Trước, số 34, Paris).

- Đảng Dân Chủ Nhân Dân (DCND) chủ trương sự chuyển hóa từ quản trị độc tài sang quản trị dân chủ, bảo đảm công ăn việc làm cho các viên chức của bộ máy củ, bảo vệ sở hữu hợp phápvà an toàn của mọi cá nhân, không gây xáo trộn đời sống xã hội. Đảng DCND chủ trương liên kết và phối hợp hành động với tất cả các đảng. Đảng DCND tổ chúc trong và ngoài nước để có sức mạnh tổng hợp. Mục tiêu chung của đảng là Tự do, Dân chủ, Công bằng và thịnh vượng cho Việt nam (Tạp Chí Phía Trước, số 34, Paris).

Tranh đấu Dân chủ và nền Dân chủ

Sau khi khối cộng sản Liên-sô và Đông âu sụp đổ trọn vẹn, chấm dứt thế giới phân cực, kết thúc chiến tranh lạnh, người ta nghĩ rằng nhân loại đang sống trong một giai đoạn mà nền Dân chủ, đặc biệt là Dân chủ nghị trường, như sự kết thúc của lịch sử (Francis Fukuyama, La Fin de l’Histoire, Paris, 1989), như chân trời mà trí tuệ không thể vượt qua, như một cái gì đương nhiên. Như thể là xã hội mang tính nhị nguyên. Hể ra khỏi độc tài thì có ngay Dân chủ. Không có gì khác phải chọn lựa. Nhưng thực tế thì xã hội con người không phải quá đơn giản như vậy. Mọi tương lai đều khả hữu. Chúng ta cũng nhận thấy sự thật này một cách cụ thể từ năm 1989, lúc người ta tuyên dương sự chiến thắng vỉnh cữu của chánh thể Dân chủ đại diện và kinh tế thị trường. Từ thời điểm ấy, những xã hội thoát khỏi thế giới lưỡng cực đã tiến bước lên nhiều con đường khác nhau (như quốc gia cực đoan, cộng sản trở lại dưới những hình thức mới nhưng không có chệ độ cộng sản như trước kia) trong đó dân chủ không phải bao giờ cũng là mối quan tâm chánh yếu. Ngày nay, điều đang ám ảnh mọi nhà lãnh đạo các quốc gia tiên tiến là giải quyết nguy cơ tài nguyên khánh tận, môi trường ô nhiểm (ô nhiểm cả dân chủ và độc tài), hố sâu chênh lệch giàu nghèo. Liệu Dân chủ sẽ đủ khả năng giải quyết ba vấn đề chết sống của con người ngày mai này không?

Dân chủ và Bầu cử

Chúng ta thử làm một suy nghĩ nhỏ về Dân chủ, tức quyền làm chủ đất nước của dân. Nhưng khi người dân cầm lá phiếu để chọn lựa người đại diện cai trị mình thì chính là lúc người dân từ bỏ quyền làm chủ thật sự đất nước của mình để trao quyền thiêng liêng đó vào tay một người mà mình chỉ biết qua dư luận hoặc truyền thông. Như vậy vận mạng của người dân đã giao phó cho một nhóm người làm chánh trị chuyên nghiệp, phân chia thành đảng phái để thay phiên nhau cai trị xã hội, tức sử lý quyền làm chủ đất nước thật sự của nhân dân, theo suy nghĩ và khả năng của họ.

Bầu cử dù có được thật sự tự do đi nữa thì cũng chỉ phân phát quyền hành vào tay của một nhóm người chuyên nghiệp. Dân chủ vẫn không mang đúng ý nghĩa thiêng liêng là « Người dân tự mình cai trị chính mình ». Lá phiếu rời khỏi tay cử tri không có nghĩa đó là sự quyết định của « nhân dân », của dân tộc, của toàn xã hội, và cho đó là dân chủ được thực thi. Không, lá phiếu chỉ là phản ánh « sự chọn lựa gọi là » của cá nhân. Tổng hợp các lá phiếu chỉ cho biết quyết định của một thành phần xã hội. Chưa phải của toàn xã hội thì không thể nói của dân tộc hay đồng nghĩa với nhân dân. Xã hội, nhân dân hay dân tộc có nội dung của nó là thực thể riêng biệt, có hồn, hoàn toàn khác với những cá nhân đơn lẻ cộng lại qua tổng số phiếu bầu, vô hồn. Nói một cách quá khích sự phát biểu qua lá phiếu mang thêm ý nghĩa cá nhân cử tri phản bội lại chính xã hội của mình, phản bội nhân dân mà mình là một thành phần (Nguyễn Hoài Vân, Những nghịch lý của Dân chủ, Web NHV).

Trên đây là sự suy nghĩ về nền dân chủ tự do thành hình từ cuộc bầu cử hoàn toàn tự do. Còn dân chủ xã hội chủ nghĩa thì cụ thể hơn, rỏ ràng hơn bởi phát xuất từ họng súng. Người dân cử tri đi bầu cử là để xác nhận thân phận từ đây sẽ bị cai trị bằng dối trá và bạo lực. Khi đi bầu, họ chỉ cần làm theo « chỉ thị ngầm » của công an là phải bỏ phiếu cho những ứng cử viên đã được đảng chọn lựa để có kết quả với số phiếu tối đa. Còn gọi đó là nền dân chủ do « đảng cử, dân bầu ».

Tocqueville (De la Démocratie en Amérique, Tobert Lafont, Paris, 1986), khi phân tích nguy cơ độc tài và suy thoái trong dân chủ, đã cho rằng dân chủ có khả năng ru ngủ con người, duy trì người dân trong một tình trạng ấu trĩ. Con người trong xã hội dân chủ (tự do) có khuynh hướng thu mình trong một phạm vi cá nhân, gia đình, hay bè bạn rất hạn chế, và chỉ quan tâm đến những nhu cầu và thú vui nhỏ nhoi riêng tư của họ, bất chấp mọi người, mọi việc chung quanh. Những kẻ này có thể gặp gỡ người khác, nhưng không nhìn thấy bất cứ ai. Họ có thể có nhiều tiếp xúc nhưng không hề ý thức sự hiện diện của tha nhân … Họ chỉ hiện hữu cho chính họ. Tocqueville cho rằng những người ấy nhìn xã hội qua khung cảnh hạn hẹp của gia đình mình. Tâm lý này dễ biến xã hội thành một tập hợp những con người ích kỷ, khó có được một hướng tiến, một đề án, một viễn tượng chung. Tâm lý ấy cũng thuận lợi cho những kẻ mị dân, lừa gạt dư luận bằng những lời nói vỗ về đường mật, để rồi đưa xã hội vào độc tài toàn trị. Nhưng Dân chủ Tự do dù sao cũng vẫn tốt đẹp hơn thứ dân chủ xã hội chủ nghĩa cả triệu lần. Ít nhứt người dân được hoàn toàn tự do sử dụng lá phiếu của mình. Chỉ có thứ dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt nam ngày nay là cần phải được dẹp bỏ và càng sớm càng tốt.

Những thuận lợi của Phong trào Dân chủ

Những thuận lợi của Phong trào Dân chủ không có nghĩa là Phong trào dân chủ thắng lợi và Chánh quyền cộng sản sẽ sụp đổ trước mắt. Tương quan lực lượng giửa phe cầm quyền và phe Dân chủ, phần thua thiệt vẫn nghiêng về phía Phong trào Dân chủ: bị đàn áp bằng đủ cách, kể cả những cách bỉ ổi nhứt của nghề công an, bị Tòa án vận dụng pháp luật bỏ tù, bị cắt bao tử, bị cô lập,… Nhưng trong lúc đó, phe cầm quyền ngày càng phải thay đổi cách đối phó để giải quyết những khó khăn vừa trong nội bộ, vừa đối với bên ngoài chỉ nhằm kéo dài thêm sự tồn tại.

Đảng cộng sản ngày nay không còn được một phần nhỏ dân chúng và đảng viên lương thiện xem là đảng cách mạng của những người thật lòng thương nước. Nhiều cấp lãnh đạo TW than phiền uy tín của đảng bị xoáy mòn. Trong đảng, trên dưới đều quan liêu, tham nhũng, giả dối. Theo một đảng viên (50 tuổi đời, 15 tuổi đảng, tác giả « Nỗi ngán ngẩm », Internet) thì nay nhiều đảng viên cấp cao đang ray rức, muốn bỏ đảng. Chưa dám quyết định vì bỏ đảng có nghĩa là mất công ăn việc làm. Là đói. Nhiều người vào đảng, mong được lên chức cao, nắm quyền hành quan trọng là chỉ để làm giàu. Theo kết quả thăm dò của Viện nghiên cứu dư luận xã hội năm 2009 thì có tới 95 % đảng viên vào đảng chỉ vì quyền lợi cho bản thân và gia đình. Nhiều người thật lòng mong muốn thay đổi để có một xã hội tốt hơn, đạo đức, lương thiện. Nhưng họ lại sợ sự thay đổi. Họ sợ bị trả thù như sau 30-04-75, họ đã trả thù những người trong chế độ Miền nam một cách vô cùng thâm độc. Hơn ai hết, người cộng sản lớn lên bằng hận thù nên họ lo sợ tới phiên họ sẽ là nạn nhân của cuộc thay đổi chế độ. Đảng cho đảng viên học tập để hù dọa thay đổi bỏ chủ nghĩa xã hội là mất nước, mất đảng, mất tất cả. Họ lo sợ vì không hiểu trong chế độ dân chủ tự do mọi người đều được luật pháp bảo vệ về đời sống, về an ninh bản thân, về tài sản, …

Từ ít lâu nay, nhà cầm quyền vẫn phải thường xuyên đối phó với phong trào công nhân đình công đòi chủ nhân tăng lương, cải thiện điều kiện làm việc, …Khi đối phó, nhà nước vận dụng ngay bạo lực, nhưng lại không dám sử dụng bạo lực để giải quyết thành công những cuộc biểu tình, đình công mà phải dùng sức mạnh pháp quyền xã hội chủ nghĩa, ban hành Nghị định phạt công nhân đình công làm thiệt hại chủ nhân phải bồi hoàn. Nhà nước của giai cấp công nhân ngày nay lại chọn đứng về phía chủ nhân tư bản ngoại quốc, đàn áp công nhân vô sản nên tự đánh mất tư cách lãnh đạo thực hiện chủ nghĩa xã hội của mình. Mặt khác, nhà nước lo sợ lực lượng công nhân khi bị đàn áp mạnh sẽ vùng dậy vì công nhân có chung như chủ nghĩa, như ý hệ, như học thuyết để đoàn kết với nhau là « bao tử lép ». Lý tưởng này vượt qua chủ nghĩa mác-lê và cả tư tưởng hồ chí minh để lãnh đạo cuộc tranh đấu chết sống bảo vệ quyền sống của công nhân.

Việt nam vốn là một nước nông nghiệp ngày nay có 2, 5 triệu nông dân sống ở nông thôn. Họ sống như công nhân nông nghiệp, canh tác đất đai của chính họ vì nhà nước đã cướp sạch đất đai của họ, ban cho họ quyền làm chủ tập thể đất đai, ruộng vườn. Sau khi thu hoặch mùa màng, trả nợ vay mượn để làm mùa, nông dân phần đông không còn đủ lúa ăn cho tới mùa sau. Nông dân đói dài. Nhiều gia đình phải đành cho con em đi lấy chồng ngoại quốc để cứu giúp gia đình hoặc cầm thế đất đai cho ngân hàng nhà nước theo chánh sách xóa đói giảm nghèo để đi tìm việc làm ở nước ngoài. Việc làm chưa có, tiền lời ngân hàng không trả được. Đất đai thế chấp bị ngân hàng phát mải.

Hiện nay có hàng trăm ngàn nông dân đói ngay trên thửa ruộng của mình.

Sinh viên, học sinh cũng chung số phận khó khăn của công nhân và nông dân do chánh sách cai trị của nhà nước xã hội chủ nghĩa: vật giá gia tăng, tiền học cũng gia tăng hằng năm nên nhiều học sinh phải bỏ học.

Con em những nhà có tiền du học ngoại quốc, khi trở về nước có không ít người có cái nhìn mới, theo quan điểm các nước dân chủ tự do nơi họ du học. Số người này khi đông đảo sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng xã hội cho hướng thay đổi.

Bên ngoài, Bắc kinh đang bành trướng sức mạnh để nhanh chống thôn tính Việt nam. Hiểm họa này ngày càng cụ thể.

Dân chúng thấy rỏ sự xâm lăng của Tàu, từ hình thức thô bạo như cướp lảnh thổ và lảnh hải tới hình thức mềm dẻo, kín đáo như áp lực kinh tế, khống chế thị trường, khai thác tài nguyên đất đai, nên có phản ứng bảo vệ đất nước, bị Chánh quyền đán áp để nhằm bảo vệ quyền lợi của riêng phe cánh cầm quyền. Nhưng chánh quyền không dám đàn áp quá thô bạo, triệt để, vì lo sợ sự rạng nức trong hàng ngũ đảng là cơ hội cho phe cánh khác giành quyền và sự phản ứng của dân chúng. Chánh quyền của bạo lực mà không sử dụng bạo lực đến nơi đến chốn thì không còn là chánh quyền mạnh nữa.

Không ít đảng viên và dân chúng châm biếm chánh quyền khi chánh quyền đàn áp những người biểu tình chống Tàu cướp nước. Họ đổi khẩu hiệu ca ngợi quan hệ hai nưóc thành khẩu hiệu mới xác với thực tế hơn: « Láng giềng khốn nạn, cướp biển lâu dài, cướp đất tương lai ».

Họ nhận xét sự kiện Việt nam bị mất đất mất biển cho Tàu, cốt lỏi chỉ vì Hà nội đã chọn « đồng chí, vì đồng chí, thay vì phải chọn đồng minh và giử quan hệ đồng minh ».

Nhưng Nhà nước hà nội ngày nay vẫn kiểm soát hữu hiệu được xã hội nhờ vận dụng những điều kiện lịch sử riêng của tình hình việt nam: lợi dụng được lòng yêu nước của toàn dân làm chiến tranh giải phóng cướp chánh quyền, lập chế độ độc tài toàn trị để giử chánh quyền. Vào đầu những năm 80, đảng cộng sản phải chấp nhận từ bỏ đường lối « tiến nhanh tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội », mà « đổi mới » để tránh cho chế độ sụp đổ. Thoát nạn, chánh quyền vận dụng công an và quân đội để duy trì quyền lực cho phe cánh cầm quyền. Mở rộng tham nhũng cho đảng viên chức quyền, đồng nhứt đảng với Tổ quốc. Và ngày nay, để giử vững chánh quyền, đảng cộng sản tuyên bố cương quyết giử con đường xã hội chủ nghĩa vì cho rằng chủ nghĩa xã hội vẫn là « lương tâm của thời đại ».

Phe Dân chủ chưa thành công

Phía cầm quyền từ hơn 30 năm nay gặp phải nhiều khó khăn, có khi tưởng chừng như chế độ đã phải sụp đổ, nhưng họ vẫn vượt qua được. Chế độ hà nội tiếp tục tồn tại bằng những nghịch lý như ngoại xâm và nội loạn (diển biến hòa bình). Trong lúc đó phe dân chủ có sức mạnh vì đại diện cho lẽ phải, cho lương tâm thời đại thật sự, tức tranh đấu cho Dân chủ tự do, mà lại chưa thành công.

Có người cho rằng sở dỉ phe Dân chủ chưa thành công mặc dầu có chánh nghĩa vì thiếu văn hóa tổ chức. Người khác phản biện, lập luận rằng nếu có đường lối tranh đấu đúng, thích hợp với tình hình chắc chắn sẽ thành công. Bởi có văn hóa tổ chức mà tranh đấu ồn ào, chỉ nhằm ve vản, chực sẳn sàng thỏa hiệp với cộng sản, thì dù có văn hóa tổ chức đi nữa, cũng sẽ không thành công. Chỉ thành tay sai công sản thì chắc.

Theo quan điểm này, thì đường lối đấu tranh phải thống nhứt cho mục tiêu tối hậu là giành lấy dân chủ để thực hiện « quyền người dân tự cai trị chính mình ».

Cuộc tranh đấu dân chủ là đa dạng, có nhiều mức độ khác nhau. Người tranh đấu phải có cái nhìn toàn diện. Không chỉ thấy sức mạnh bạo lực của cộng sản, mà đồng thời phải thấy xã hội đang có chuyển động thuận lợi (Nguyễn Minh Cần, hmdc 2008).

Tranh đấu dân chủ là nhằm giành lấy lại chủ quyền từ đảng cộng sản độc tài về cho người dân, nhưng người dân lại thiếu hiểu biết về một xã hội dân chủ. Đối với họ, vấn đề Dân chủ, Tự do hảy còn quá xa vời. Cho nên người trí thức phải có trách nhiệm can đảm đứng lên nắm lấy vai trò chủ động kêu gọi, vận động, giáo dục, kết hợp dân chúng thành một phong trào quần chúng tranh đấu đòi Dân chủ. Nhưng trước tiên phải biết hướng dẩn phong trào quần chúng nhằm vào những mục tiêu thiết thực đến đời sống của họ để phát triển và củng cố phong trào. Khi phong trào đã mạnh, những mục tiêu thiết thực về đời sống của quần chúng đạt được, thì mục tiêu Dân chủ Tự do ở ngay trước mắt.

Phong trào Dân chủ còn được nhận định sở dỉ chưa thành công vì không khắc phục được một số hạn chế: đa dạng, rời rạc, nên thiếu tiếng nói chung; đa số người tranh đấu dân chủ đều lớn tuổi; thiếu sự ủng hộ của quần chúng; thiếu hiểu biết lý thuyết dân chủ và kinh nghiệm tranh đấu dân chủ của thế giới; mâu thuẩn với nhau vì sự yểm trợ từ bên ngoài, …(Lâm Yến, 7 hạn chế, Internet).

Có người cho rằng, cũng như Tàu, Việt nam không có văn hóa chánh trị, tức không có tư tưởng Dân Chủ rỏ ràng, thành hệ thống. Hơn nữa trong cả ngôn ngữ, Việt nam không có từ Dân Chủ trong suốt thời gian dài vừa qua. Tuy nhiên, dưới thời quân chủ trải dài hằng ngàn năm, Việt nam có tinh thần dân chủ bàng bạc trong đời sống xã hội. Nhưng mầm móng dân chủ đó không nảy nở. Nhà vua hiền, biết thương dân,biết trọng ý dân, ý dân là ý Trời, dân thấy là Trời thấy, …nhưng « biết trọng ý dân » đã không được định chế hóa để áp dụng vào xã hội xây dựng thành thể chế dân bản, tức « do dân » thì tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã ào chụp tới bao trùm lên xã hội mà người dân không có quyền khước từ vì không thích hợp.

Ngày nay, sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa theo nguyên tắc tổ chức « tập trung dân chủ » của cộng sản, người dân vẫn còn mang nặng tâm lý mong đợi đời sống sẽ khá hơn nhờ ở người cai trị biết thương dân. Chưa dám tự mình đứng lên chủ động dành lấy dân quyền.

Nhận xét

Trong một bức thư gởi TW đảng, nhiều nhà cách mạng lão thành nhận định Đảng đang ở vào tình thế hầu như rất khó thoát khỏi thảm trạng đổ vỡ cả về tư tưởng và tổ chức. Uy tín của Đảng, lòng tin của nhân dân, của chính đảng viên đang trong trạng thái khủng hoảng nghiêm trọng (Gs Tương Lai, Đảng phải là đảng của dân, Internet).

Biến chất, tham nhũng, bao che, dung túng tệ nạn tạo thành hệ thống cùng nhau cướp đất của dân, tạo sự đối kháng giữa nông dân với Đảng, chính quyền.

Ở Việt nam ngày nay, tiền quyết định tất cả. Gian ác bao trùm lên xã hội. Hố ngăn cách giàu nghèo quá nghiêm trọng. Những người lương thiện cơ hồ như không có đất sống cho mình.

“Vụ án chính trị siêu nghiêm trọng” đã được kết luận từ những nhiệm kỳ Đại hội trước nhưng đến nay đã không xử lý. Tổng bí thư kiêm Bí thư Đảng ủy quân sự TƯ đã bao che. Và một việc đặc biệt lưu ý là Lê đức Anh được tặng huy hiệu 70 năm tuổi Đảng. Gần đây có khá nhiều đảng viên bất mản tố cáo nó đã liên kết với cơ quan tình báo Trung Quốc để nhằm củng cố phe cánh cầm quyền, không quan tâm tới quyền lợi đất nước.

Trên đây là những điều kiện khách quan để thay đổi chế độ đã hội đủ và sẳng nhưng phong trào Dân chủ chưa đủ sức đứng dậy làm cuộc thay đổi.

Vậy ở Việt nam thật sự có Phong trào Dân chủ hay chỉ có những người bất đồng chánh kiến?

Phải nói ở Việt nam chưa có một Phong trào Dân chủ đúng nghĩa của nó. Vì xã hội có nhiều mâu thuẩn, xung đột giửa đảng và chánh quyền với công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên nên xuất hiện đây đó những người lên tiếng phê phán chế độ, đòi hỏi chế độ cải thiện hoặc nhiều lắm là thay đổi chế độ cho dân chủ hơn. Phần lớn dựa vào đảng đang cầm quyền đòi hỏi thay đổi, loại bỏ người xấu bằng người tốt. Chưa có ai đưa ra đề nghị có giá trị cơ chế thay đổi như thế nào để thuyết phục những người cùng có chung ý muốn thay đổi để tổ chức thành một phong trào rộng lớn. Những người chống đối này chỉ mới tập hợp lại thành những nhóm nhỏ, rời rạc, nhưng thể hiện nguyện vọng dân chủ hóa chế độ khá mạnh, như những blogers, nhóm nhà văn nhà báo độc lập, nhóm bốc-xít, những luật sư trẻ (Lê thị Công Nhân, Nguyễn văn Đài, Lê Công Định,…), nhóm IDS, nhóm đảng viên lớn tuổi hoài niệm lý tưởng ban đầu, nhóm các tôn giáo, …(Nguyễn Thanh Giang, Phong trào Dân chủ việt nam 2009, Internet)

Còn Đảng? Nên nhớ ở Việt nam chỉ có một đảng độc nhứt hoạt động hợp pháp. Việt nam không có qui chế Chánh đảng để chấp nhận một đảng thứ hai ngoài đảng cộng sản nên không thể nói có « đối lập » ở Việt nam. Trong tình hình đó, đảng ở Việt nam chủ trương hoạt động ôn hòa là thế nào? Tranh thủ quần chúng chiếm đa số để cầm quyền hay đối lập đều không được phép. Hoạt động bí mật thì phải võ trang, cướp chánh quyền. Lại càng khó thực hiện.

Thôi thì các Chánh đảng đã có, hảy cùng nhau tạm « đăng ký » đó chờ ngày mai biết đâu sẽ có cơ hội thuận tiện! Nhưng có điều ai cũng thừa nhận là trong mọi công cuộc tranh đấu, kết quả luôn luôn tùy thuộc ở tương quan lực lượng.Trong tình hình việt nam, phe dân chủ cần phải thắng vì đó là nguyện vọng của toàn dân tộc.

Phe dân chủ phải thắng để chấm dứt tham nhũng, sự băng hoại xã hội, tạo điều kiện tốt xây dựng và phát triển đất nước tiến lên với các nước trong vùng. Trước nhứt và sanh tử, Việt nam phải có Dân chủ để có thể động viên toàn dân cứu nước và giử nước trước hiểm họa mất nước vì cùng « phe xã hội chủ nghĩa ».¾

Bài thuyết trình của Chương trình HMDC tổ chức tại Hannover, Đức, 11 – 13 / 06 / 2010,- có sửa chửa

Saturday, January 29, 2011

Mỹ-Nhật thao dượt chuẩn bị đối phó với Trung Quốc

Theo NguoiViet Online



CAMP KENGUN, Nhật (AP) - Khoảng 1,500 binh sĩ Hoa Kỳ và 4,500 binh sĩ Nhật Bản hôm Thứ Năm, 27 tháng 1, 2010 đã tham gia một cuộc tập trận lớn mang tên “Yama Sakura” trên đảo Kyushu miền Nam Nhật Bản.

Một chiến xa Nhật Bản phóng hỏa tiễn. (Hình: Toru Yamanaka/AFP/Getty Images)

Ðây là cuộc tập trận hỗn hợp thường niên lớn nhất từ nhiều năm bao gồm chiến thuật chống tấn công bằng hỏa tiễn, đổ bộ và chiến tranh du kích.

Cuộc tập trận dựa trên một hoàn cảnh giả tưởng là một hòn đảo ở phía Nam nước Nhật bị tấn công và lực lượng Hoa Kỳ kéo đến cứu nguy.

Kẻ địch trong cuộc tấn công này không được xác định trên bản đồ chiếu trên các máy điện toán, nhưng ai cũng ngầm hiểu đó là quốc gia nào, như một sĩ quan cao cấp Hoa Kỳ cho hay “đây là nước lớn ở phía Tây,” có nghĩa là Trung Quốc.

Theo truyền thống là luôn hy vọng tình huống tốt nhất trong khi chuẩn bị đối phó với tình huống xấu nhất, hai quốc gia đồng minh Mỹ Nhật đang gia tăng sự phòng thủ của mình, ngay cả trong khi giới lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc nói đến nhu cầu cần phải có mối quan hệ chặt chẽ hơn trong các cuộc viếng thăm giới chức hàng đầu của hai nước.

Tại Washington, chủ tịch nhà nước Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào được đón tiếp trọng thể, với những lễ nghi thường chỉ dành cho lãnh tụ các quốc gia đồng minh thân cận. Ít ngày trước đó, Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert Gates cũng được đón tiếp long trọng ở Bắc Kinh, và còn được đưa đến thăm trung tâm điều hành chiến tranh nguyên tử của quân đội Trung Quốc.

Nhưng đằng sau các phô diễn bề mặt đó, sự tranh đua dành lợi thế chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc đang trở nên mạnh mẽ hơn.

Hoa Kỳ từ trước đến nay vẫn là cường quốc quân sự hàng đầu ở vùng Á Châu, bảo vệ cho Nhật, Nam Hàn và Ðài Loan cùng là giữ cho các hải lộ huyết mạch rộng mở cho thương mại quốc tế. Nhưng Trung Quốc nay cũng muốn xác định sức mạnh của mình, đưa chiến hạm ra xa hơn cùng với sự phát triển của bộ máy quân sự.

Nhật và Mỹ đang tiến hành cuộc tập trận mang tên “Yama Sakura” theo đó sẽ thử nghiệm khả năng điều động của hai nước đồng minh nhằm đẩy lui một cuộc tấn công lên đảo Kyushu, một trong bốn đảo lớn nhất ở về phía cực Nam của Nhật. Cuộc tập trận này sẽ chấm dứt vào ngày 3 tháng 2 tới đây.

Theo Giáo Sư Toshi Yoshihara, tại Ðại Học Hải Quân Hoa Kỳ (U.S. Naval War College) tại Newport, tiểu bang Rhode Island, thì cuộc tập trận này nhằm đưa ra một thông điệp cảnh cáo cho Trung Quốc và cũng để Washington trấn an Tokyo trước sự lấn áp của Bắc Kinh.

Hải Quân Trung Quốc nay thường xuyên tiến gần đến các hải lộ quanh khu vực Nhật Bản. Hồi tháng 4 năm ngoái, một hải đội gồm 10 chiến hạm, kể cả các tàu ngầm và khu trục hạm tối tân, đi ngang qua eo biển Myako trong cuộc biểu dương lớn nhất từ trước đến nay ở khu vực này. Các chuyên gia quân sự cho rằng đây là một cách Trung Quốc thử phản ứng của Nhật và cũng cho các quốc gia khác thấy tầm hoạt động của họ.

Phía Nhật cho hay sẽ gia tăng việc theo dõi lực lượng Trung Quốc và gia tăng số tàu ngầm của mình. Nhật cũng tăng cường hợp tác quân sự không chỉ với Mỹ nhưng cũng với các quốc gia khác như Nam Hàn, Úc và Ấn Ðộ. (V.Giang)

Friday, January 28, 2011

Tunisia hôm qua, Ai Cập hôm nay, Việt Nam ngày mai

Theo Dân Làm Báo

“Bức tường sợ hãi đã sụp đổ” và ”sẽ không bao giờ trở lại”

Dân Làm Báo – Hàng ngàn người dân đã giận dữ tràn xuống đường phố tại thủ đô Cairo và một số thành phố lớn của Ai Cập trong ngày hôm nay thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011 – tiếp nối những cuộc xuống đường bắt đầu từ thứ Ba vừa rồi trong quyết tâm đòi thay đổi chế độ độc tài hiện hành, đang được cầm đầu bởi Tổng Thống Hosni Mubarak, nhà độc tài đã thống trị Ai Cập hơn ba chục năm qua.

Cập nhật – Tình hình Cairo căng thẳng – Quân đội được tiến về thủ đô – trụ sở chính của đảng cầm quyền Ai Cập tại Cairo đã bị người biểu tình chiếm đóng, đốt cháy và đập phá bên trong – chính quyền Ai Cập đang bắt đầu thảo luận về việc nhượng bộ để thành lập chính phủ lâm thời.

Lực lượng cảnh sát vũ trang chống biểu tình đã phong toả các đường phố tại thủ đô Cairo, bao vây, chia cắt đoàn biểu tình, dùng xe xịt nước, roi điện, lựu đạn cay và chất hoá học làm phỏng da… tấn công vào dân chúng. Hành động này đã làm người dân phẫn nộ chống trả bằng gạch đá. Tiếng hô vang dội trên đường phố “độc tài Mubarak phải đi” (Mubarak must go).

Tiến sĩ Mohamed ElBaradei

Phong trào “Những Người Anh Em Hồi Giáo” lên tiếng kêu gọi toàn dân xuống đường ngay sau buổi cầu nguyện trưa thứ Sáu. Nhà đấu tranh dân chủ, Tiến sĩ Mohamed ElBaradei, người đã từng bị ám sát hụt và đoạt giải Nobel Hoà Bình năm 2005, đã nhanh chóng bất chấp an toàn cá nhân trở về Ai cập hôm thứ Năm để chuẩn bị cùng xuống đường trong những ngày lịch sử nóng bỏng. Ông bị giam lỏng ngay tức khắc trong một giáo đường tại Cairo, nhưng sự có mặt và quyết tâm của ông ElBaradei đã khiến nhiều người dân Ai Cập phấn khởi xuống đường hôm nay.

Tại thành phố cảng Alexandria, hơn một ngàn người đã tràn xuống đường, đang đụng độ với cảnh sát khi tiến về công trường chính của thành phố.

Chính quyền Mubarak đã ngăn chận tất cả phương tiện internet, facebook, twister… và điện thoại di động từ sáng, ngay cả các mạng của chính phủ và toà đại sứ Hoa Kỳ cũng đều bị cắt. Phát ngôn nhân bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Mubarak hãy chấm dứt việc ngăn chận thông tin này và hãy để tiến trình dân chủ được thực hiện một cách hoà bình.

Đăc biệt, trong ngày thứ Năm, hôm qua, nhân viên phụ trách một số đài truyền hình của nhà nước đã hưởng ứng phong trào dân chủ bằng cách mở cách đường dây để dân chúng gọi vào lên án việc đàn áp và kêu gọi ông Muvarak và các thành viên trong chính quyền hãy từ chức. Đài truyền hình còn cho chiếu cảnh nhân dân xuống đường và đụng độ với cảnh sát.

Bộ trưởng bộ Nội Vụ đã ra lệnh cấm biểu tình và bắt giữ một số thành viên quan trọng của phong trào “Những Người Anh Em Hồi Giáo” từ sáng sớm thứ Sáu, nhưng vẫn không ngăn cản được làn sóng phẫn nộ của người dân.

Hôm thứ Năm, ông ElBaradei đã truyền đi lời kêu gọi toàn dân hãy xuống đường một cách hoà bình vì những hành động đàn áp đã chứng tỏ chính quyền Mubarak đã không lắng nghe, không hành động theo nguyện vọng của nhân dân. “Bức tường sợ hãi đã sụp đổ” và ”sẽ không bao giờ trở lại”. Ông cũng kêu gọi chính quyền Mubarak hãy dừng ngay việc bắt bớ, đánh đập dân chúng vì những hành động đó chỉ làm cho tình hình thêm xấu đi. Chính quyền Mubarak hãy lắng nghe nguyện vọng của nhân dân trước khi qua trễ.

Trong khi đó theo CNN, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, ông Ban Ki-moon lên tiếng kêu gọi các nhà lãnh đạo ở Trung Đông và Bắc Phi hãy lắng nghe nguyện vọng của nhân dân nơi các cuộc nổi dậy trên đường phố đang lan rộng. Hàng ngàn người đã xuống đường đòi hỏi chấm dứt sự cai trị độc tài hơn 30 năm của chính quyền Mubarak tại Ai Cập, khởi đi từ thành quả dân chủ mới đây tại quốc gia lân cận Tunisia.

Ban Ki-Moon

Từ Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới, thành phố Davos, Thụy Sĩ, ông Ban Ki-moon đã bày tỏ sự quan tâm của ông về diễn tiến bạo loạn đang có khuynh hướng gia tăng tại các nơi nói trên và ông kêu gọi các nhà lãnh đạo hãy thể hiện tình thần trách nhiệm trong mọi hành động. Ông nói “Các nhà lãnh đạo có trách nhiệm lắng nghe kỹ lưỡng những khó khăn và ý nguyện của người dân. Chính quyền phải có thể tạo công ăn việc làm và cơ hội để người dân có thể đóng góp một cách hữu ích vào xã hội và chính trị. Đây là những điều đang thiếu sót. Tôi cũng thiết tha kêu gọi các nhà lãnh đạo, trước hết, phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp của người dân. Những quyền làm người căn bản của họ phải được tôn trọng”.

Ông cũng hy vọng các nhà lãnh đão trong khu vực sẽ nhìn cuộc xuống đường “là một cơ hội để hiểu rõ được nguyện vọng của của nhân dân”, tôn trọng dân chủ và tái thiết lập hoàn bình và ổn định.

*

Cập nhật – Tình hình Cairo căng thẳng – Quân đội được tiến về thủ đô

Dù lệnh giới nghiêm đã ban hành và hàng ngàn cảnh sát, mật vụ ra sức đàn áp, cuộc xuống đường chưa từng có tại xứ này của nhân dân Ai Cập vẫn lan rộng và ngày càng dữ dội hơn. Chiều thứ Sáu, quân đội đã bắt đầu xuất hiện trên đường phố thủ đô, lần đầu tiên kể từ năm 1985. Các đơn vị quân đội với xe tăng đang di chuyển đến đóng tại các trụ sở chính quyền. Chưa có chỉ dấu quân đội sẽ đàn áp dân chúng biểu tình. Một phóng viên của đài CNN, Ben Wedeman, đã tường thuật trên bản tin của mình cảnh “chưa từng thấy” dân chúng tràn ngập một xe tăng của quân đội và thay vì bạo động lại là những lời ca tụng chúc mừng “adulation” !

CNN’s Ben Wedeman describes “unprecedented scenes” outside a hotel as protesters swarm a military tank in Cairo, Egypt. Rather than violence, demonstrators were said to have greeted troops with “adulation.”

Những khẩu hiệu “Thượng Đế vĩ đại” (“God is Great”) và “Down, Down, Mubarak” được hô vang đường phố. Những đám khói nổi lên từ những toà nhà hai bên bờ sông Nile. Cuộc xuống đường đã tiến sâu vào các khu trung tâm chính trị và tài chính. Ánh lửa bốc cháy đả bùng lên ngay trước trụ sở của đảng cầm quyền Ai Cập.

Bộ Trưởng Ngoại Giao bà Hillary Clinton đã lên tiếng yêu cầu các bên cố gắng tránh bạo động và nên bắt đầu thương thuyết. “Chúng tôi rất quan tâm đến việc sử dụng bạo lực của lực lượng cảnh sát Ai Cập đối với những thường dân tham gia biểu tình. Chúng tôi kêu gọi chính quyền Ai Cập hãy làm tất cả những gì trong thẩm quyền để kềm chế lực lượng cảnh sát này, đồng thời, những người biểu tình cũng nên tránh bạo động, hãy biểu lộ nguyện vọng một cách hoà bình”. Bà Clinton cũng nhận định rằng cuộc xuống đường đã cho thấy rõ “sự bất mãn nghiêm trọng trong xã hội Ai Cập và chính quyền Ai Cập cần hiểu rằng bạo lực đàn áp không làm sự bất mãn sâu rộng này tan biến đi được”.

Theo nguồn tin của tổ chức đối lập “Giải Phóng Ai Cập” (Egyptian Liberation), cuộc xuống đường của nhân dân Ai Cập từ thủ đô Cairo đã lan rộng đến các thành phố khác như Alexandria, Ismailia, Fayoum and Shbin Elkoum một cách nhanh chóng.

*

Đài truyền hình Nile TV từ Cairo cho biết, trụ sở chính của đảng cầm quyền Ai Cập (National Democratic Party (NDP) – Đảng Quốc Gia Dân Chủ) tại Cairo đã bị người biểu tình chiếm đóng, đốt cháy và đập phá bên trong. Đài truyền hình cũng cho biết một số trụ sở đảng tại các thành phố lớn cũng đã bị dân chúng đốt cháy. (theo tin từ Times of India)

Theo hãng tin AP, gửi đi lúc 10 giờ tối thứ Sáu, đảng đối lập Wafd (“Delegation Party”) đã lên tiếng kêu gọi đảng cầm quyền Ai Cập NDP hãy nhanh chóng công bố giai đoạn chuyện tiếp lâm thời, bầu lại quốc hội và sửa đổi hiến pháp với nhiệm kỳ có giới hạn cho chức vụ tổng thống (hiện tại hiến pháp Ai Cập cho phép tổng thống được tái ứng cử không có giới hạn nhiệm kỳ, vì thế nên tổng thống Mubarak đã “tái đắc cử” liên tiếp trong 30 năm qua). Cũng theo bản tin cho biết, chính quyền Ai Cập đang bắt đầu thảo luận về việc nhượng bộ để thành lập chính phủ lâm thời, mặc dù tình hình trên đường phố vẫn hết sức căng thẳng. Cuộc xuống đường của dân chúng Ai Cập vẫn tiếp tục qua đêm.

Bản tin này đánh dấu bước đầu thắng lợi của cuộc xuống đường chống độc tài tham nhũng của nhân dân Ai Câp.

Trong khi đó, theo hãng tin Zawya (CTVNews, Dow Jones Newswires) vào ngày thứ Sáu, các kiều dân Ai Cập tại Hy Lạp đã tụ tập trước đại sứ quán Ai Cập biểu tình hỗ trợ cho cuộc xuống đường lịch sử đang diễn ra trong nước. Các câu khẩu hiệu “Đả đảo chính quyền độc tài”, “Đả đảo chính quyền đàn áp dân”, “Ai Cập phải được Tự Do”, “Chúng ta hãy từ giã Mubarak”… được đoàn biểu tình hô vang.

Các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Âu Châu cũng đã đồng loạt lên tiếng báo động về tình trạng xử dụng bạo lực đàn áp dân chúng và yêu cầu chính quyền Ai Cập tự kềm chế, nhanh chóng đưa ra những biện pháp cải tổ chính trị đáp ứng nguyện vọng của người dân.

Từ Morocco, Thủ Tướng Canada, ông Stephen Harper đang công du ở xứ này, cũng đã lên tiếng ủng hộ phong trào đấu tranh dân chủ đang diễn ra tại Ai Cập và các quốc gia Trung Đông.

(Tin / hình tổng hợp bởi DLB theo CNN, Reuter, internet)

Dân Làm Báo