Translate

Wednesday, January 28, 2009

Chuyến đò định mệnh ngày cuối năm

Con thuyền chở gần 80 người đi sắm Tết đã chìm xuống dòng sông Gianh vào ngày 30 Tết, khiến hơn 40 người bị chết và mất tích.

Người dân đến bờ sông, mong tìm thấy xác người thân. Ảnh: Xuân Hưng

Tại bến sông xã Quảng Hải (Quảng Trạch, Quảng Bình), gần 7h ngày 25/1 (30 Tết) hàng trăm người già, trẻ, gái, trai háo hức, chen chúc để được lên thuyền qua sông đi chợ Tết (chợ Điền bên kia sông thuộc xã Quảng Thanh). Và gần 80 người đã lên con thuyền "định mệnh" của anh Nguyễn Tứ Quý.

Một khách đi trên thuyền cho biết, thuyền của anh Quý chở khoảng 80 người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Khi cách bờ khoảng 20 m, nhiều người chen chúc nhau để được lên trước nên đứng trước mũi, cộng với sóng, to gió lớn, nước tràn vào mũi thuyền. Con thuyền bị tắt máy và chìm dần xuống dòng nước.

Sau khi thuyền chìm, hàng chục người may mắn chống chọi được với dòng nước chảy xiết, cùng với sự ứng cứu kịp thời của các thuyền gần đó nên đã thoát nạn. Anh Mai Thanh Phong (19 tuổi) kể lại: “Nghe bà con hô hoán, tôi và hai người bạn lao thẳng thuyền của mình về hướng chiếc thuyền bị đắm và nhào sông xuống cứu sống hàng chục người".

Nhận được tin dữ, hàng nghìn người đổ ra hai bên bờ sông than khóc. Họ hướng về những con thuyền sắp cập bến đi từ chợ Điền, hy vọng trong số hành khách kia có người thân của họ sống sót trở về. Nhưng tất cả đều vô vọng.

Anh Hoàng Văn Đồng (25 tuổi, huyện Bố Trạch) khi nghe tin bạn gái bị chết đuối đã có mặt tại hiện trường. Anh thổ lộ: “Cô ấy cùng với chị, mẹ và cháu đi chợ. Mấy người kia được cứu sống… còn người yêu em thì đến nay vẫn chưa tìm được xác”.

Còn ông Cao Ngọc Xinh (65 tuổi) vật vã bên người vợ đã trên 40 gắn bó cùng nhau. Ông nói trong nước mắt: “Sáng nay, trước khi đi chợ bà còn dặn tôi ở nhà chuẩn bị bàn thờ để mua đồ về thắp hương cho ông bà, thế là giờ phải thắp hương cho bà, bà ơi”.

Thương tâm nhất là gia đình bà Cao Thị Hoạt (80 tuổi) có tới 4 người tử nạn. Ngoài bà Hoạt còn có hai con gái và một đứa cháu.

Ông Ngô Xuân Cư (Bí thư Huyện ủy Quảng Trạch) cho biết: "Sau khi nhận được thông tin, chúng tôi ngay huy động mọi lực lượng đến tại hiện trường, cùng với người dân địa phương phối hợp để cứu vớt những người không may mắn".

Theo thượng tá Trịnh Trung Hợi (Huyện đội Quảng Trạch), trên 30 cán bộ, chiến sĩ, cùng với gần 30 người của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình đi tìm kiếm, cứu vớt và giúp đỡ mai táng cùng với bà con.

UBND xã Quảng Hải cho biết, sau một ngày tìm kiếm đã xác định được 42 người chết và mất tích. Hiện đã vớt xác được của 40 người.

Không khí tang tóc bao trùm xã Quảng Hải. Khắp nơi trên các đường làng ngõ xóm, các đám tang hàng nối hàng, người này đến người khác. Do số lượng người chết quá đông, chính quyền địa phương phối hợp với các lực lượng, chủ yếu là lực lượng bộ đội đến giúp đỡ bà con khâm liệm, đưa tang.

Lau mồ hôi chảy dài trên má, một quân nhân thổ lộ: “Tận mắt chứng kiến những hoàn cảnh quá thương tâm khiến sự mệt nhọc của bọn em tan biến, phải giúp đỡ bà con thôi… chứ không thì tội nghiệp lắm”.

Xuân Hưng

Trích từ VnExpress

Xuân này mẹ ngồi mong con

Ở Việt Nam, nhất là ở miền Bắc cuộc sống củ người dân vẫn còn rất nhiều vất vả. Đa số gia đình nào cũng phải để những đứa con đã lớn vào Sài Gòn kiếm sống hầu kiếm tiền gởi về phụ giúp gia đình. Có những người mẹ ngày tết trông mong con mình trở về ăn Tết, để sum họp gia đình trong những ngày xuân, nhưng chỉ` là những chờ đợi mỏi mòn. Đọc bài báo Xuân này mẹ ngồi mong con, ta không khỏi mủi lòng rơi lệ cho hoàn cảnh thương tâm của những người mẹ trông ngóng chờ con, nhưng đứa con vẫn biền biệt mấy năm không về ăn Tết.

Cảm đề xuân

Thương tặng Mạ


Xuân năm nay con nghĩ nhiều về mạ
Càng nghĩ nhiều con lại càng thương
Đời của mạ vất vả sau ngày quê hương mất vào tay giặc
Ba bị vào tù nơi núi thẳm rừng sâu

Mẹ con ta chúng đâu để yên nơi thành phố
Chúng đày vào nơi rừng núi âm u
Ban đêm nghe tiếng chim kêu, vượn hú
Gió thẳm mưa ngàn bao vất vả điêu linh.

Bàn tay mạ phải chặt từng bụi cây, đám cỏ
Tuổi xuân thì trông mạ đã héo hon
Còn đâu nữa những tháng ngày xưa cũ
Chỉ còn đây những cay đắng trầm luân

Bao nhiêu năm rồi gia đình rời xa quê hương đất nước
Mạ quyết không về khi kẻ thù vẫn còn ngự trị ở quê hương
Mạ ơi mạ! con thương mạ không kể xiết
Khi mạ không về dù mạ vẫn còn rất nhớ quê hương.

PHP
01/28/09