Translate

Saturday, December 19, 2009

LS Trần Vũ Hải: Phạm Thanh Nghiên không phạm tội chống nhà nước

2009-12-17

Theo kế hoạch thì hôm nay – 17 tháng 12, phiên xử nhà bất đồng chính kiến Phạm Thanh Nghiên sẽ diễn ra ở Hải Phòng.

Tuy nhiên, đến giờ chót, chính luật sư tham gia bào chữa là LS Trần Vũ Hải, cho hay là ông được tòa án thông báo hoãn,
Cô Phạm thanh Nghiên
Cô Phạm thanh Nghiên đã từng được Human Rights Watch chọn trong số sáu người Việt Nam được giải Hellman Hammett năm 2009
dù rằng các luật sư tham gia bào chữa đã sẵn sàng cho việc biện hộ tại tòa.

Luận cứ bào chữa

Cô Phạm Thanh Nghiên bị cơ quan chức năng Việt Nam bắt giữ từ hồi tháng 9 năm ngoái với cáo buộc cô đã có những hoạt động tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chũ nghĩa Việt Nam, theo điều 88 Bộ Luật hình sự. Một trong những hoạt động ngay trước khi bị bắt của Cô Phạm Thanh Nghiên là tọa kháng tại nhà phản đối việc chính quyền Hà Nội để mất hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa về tay Trung Quốc. Đối với cáo buộc trong việc này đối với cô Phạm Thanh Nghiên thì LS Trần Vũ Hải lập luận:

Đợt tọa kháng tại nhà của cô là để kêu gọi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, và phản đối công hàm năm 1957 của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng là ‘bán nước’. Về nội dung này chúng tôi có trao đổi với chị Nghiên nói rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một người đáng kính trọng. Công hàm 1957 do ông ký cần phải xem xét lại về vấn đề lịch sử, còn nói là ‘bán nước’ thì e rằng hơi cực đoan.

Chị Nghiên cũng đồng ý với tôi như vậy. Nhưng tôi cho rằng công hàm đó là một sai lầm lớn. Ai cũng có thể sai lầm, và nhìn lại thì năm 1957-58, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới lập lại hòa bình sau năm 1954 còn rất non trẻ. Công hàm đó tuy không khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc mà chỉ công nhận vùng lãnh hải 12 hải lý mà có liên quan đến một văn bản của Trung Quốc về định nghĩa các vùng hải đảo của họ có Hoàng Sa và Trường Sa; tuy không nói trực tiếp về điều đó nhưng hiện nay Trung Quốc thường xuyên xem công hàm này là một sự công nhận của Việt Nam và là một căn cứ quan trọng là nhà nước Việt Nam đã công nhận rồi.

trong trường hợp này nếu họ rút bỏ thì có thể xem xét là thông tin chưa chính xác, hoặc chưa thuyết phục; nhưng đó cũng không phải là chống nhà nước

Tôi nói với chị Nghiên đó không phải là một công văn ‘bán nước’ được nhưng là một sai lầm, sai lầm rất lớn. Cho đến nay Trung Quốc luôn lợi dụng văn bản đó để cho rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc đã được Việt Nam công nhận.

Ý kiến của chị Nghiên về điều này chỉ là một phê phán, phản đối dù từ dùng hơi cực đoan, không nên dùng.

Cô Phạm Thanh Nghiên cùng một thanh niên hoạt động dân chủ khác tại Việt Nam là anh Ngô Quỳnh, từng đến gia đình của những ngư dân Việt Nam tại Thanh Hóa có người thân bị phía Trung Quốc bắn chết khi đang đánh bắt trong Vịnh Bắc Bộ thuộc địa phận Việt Nam, để tìm hiểu thực tế việc chính quyền giúp đỡ họ qua khó khăn đó; tuy nhiên hoạt động này cũng bị xem là vi phạm. Luật sư Trần Vũ Hải trình bày về điểm này:

Cuộc đi tìm hiểu của chị Phạm Thanh Nghiên với anh Ngô Quỳnh đến Thanh Hóa tìm hiểu một số gia đình nạn nhân bị Trung Quốc bắn chết và đã thông tin lên mạng qua bài viết về tình cảnh của gia đình nạn nhân. Bài viết dựa trên cơ sở phỏng vấn những nạn nhân, nói về việc không cấp đủ cứu trợ cho các nạn nhân. Nói chung bài viết có phê phán cách này hay cách khác chính quyền địa phương tại Thanh Hóa.

Nay thì chính quyền địa phương cho rằng bài đó là một bài viết xuyên tạc; bởi vì những người mà chị phỏng vấn - trong đó có ông Nguyễn Văn Nghiêm, ông Lê Xuân Tính họ lại có phản đối là họ không nói như trong bài của chị Nghiên viết. Khi trao đổi với chị Nghiên thì chị khẳng định họ có nói nhưng do sức ép nào đó hai người phải rút lại lời của họ. Tòa án cũng mời hai người này làm nhân chứng. Tôi nói rằng trong trường hợp này nếu họ rút bỏ thì có thể xem xét là thông tin chưa chính xác, hoặc chưa thuyết phục; nhưng đó cũng không phải là chống nhà nước. Nếu cần thì đính chính hoặc xin lỗi.

Chứng cứ phạm tội?

Cơ quan chức năng Việt Nam khi tiến hành bắt cô Phạm Thanh Nghiên đã phát hiện trong máy tính cá nhân của lưu những bài viết của những vị lên tiếng cho dân chủ nhân quyền tại Việt Nam lâu nay như cố trung tướng Trần Độ, ông Nguyễn Thanh Giang… Cơ quan chức năng cũng vin vào đó để buộc tội cô Phạm Thanh Nghiên. Về điểm này thì LS Trần Vũ Hải bác lại:

Những bài viết của chị trên mạng có chống nhà nước hay không? Tất cả chỉ nói ý kiến chứ không tuyên truyền. theo tôi thì những nhóm hành vi của chị không thể qui kết vào vi phạm các điều của Điều 88, Bộ luật hình sự Việt Nam.

Nhóm hành vi thứ ba là chị Nghiên có trữ một số tài liệu của một số nhà hoạt động nổi tiếng như ông Nguyễn Thanh Giang, ông cựu chiến binh Vũ Cao Quận, cố trung tướng Trần Độ- bài ‘Rồng Rắn’. Họ cho rằng đó là những tài liệu chống nhà nước. Phía Viện Kiểm sát cho rằng những tài liệu đó Bộ Văn Hóa- Thông tin cấm. Chúng tôi đã kiểm tra lại và thấy chỉ cấm lưu hành mà thôi, không thấy nói gì về vấn đề nội dung; không kết luận là những bài viết đó có nội dung chống nhà nước hay không. Có thể có phê phán; nếu những bài viết đó có nội dung chống nhà nước thì phải chăng các tác giả cũng phải chịu trách nhiệm; nhưng ở đây có ai yêu cầu chịu trách nhiệm về các tác phẩm ấy đâu!

Viện Kiểm Sát trong cáo trạng cũng chưa nêu rõ các tác phẩm ấy chống nhà nước ở điểm gì? Tôi lập luận là có những tác phẩm của những nhà hoạt động nổi tiếng cũng không được lưu hành như hồi ký của ông Đoàn Duy Thành nhưng không ai có thể nói chống nhà nước XHCN được, có thể có phê phán nhưng không phải chống.

Bản thân cô Phạm Thanh Nghiên từng viết nhiều bài đưa lên mạng Internet và Viện Kiểm sát cũng cho rằng đó là những tài liệu chống chính quyền Hà Nội. Luật sư Trần Vũ Hải lập luận về điểm đó:

Những bài viết của chị trên mạng có chống nhà nước hay không? Chúng tôi có đọc kỹ nhưng chưa hết bởi vì bài viết của chị khá nhiều. Trong cáo trạng lần đầu thì cơ quan điều tra cho rằng có nhiều bài viết của chị ‘chống’; nhưng sau này họ có lượt bớt một số. Tôi đọc thì thấy một số chỉ là tài liệu cá nhân, viết thư trao đổi lẫn nhau, viết lên tình cảm của mình … Tất cả chỉ nói ý kiến chứ không tuyên truyền. Có thể có phê phán về góc này kia nhưng  khó có thể nói chống nhà nước.

Tóm lại theo tôi thì những nhóm hành vi của chị không thể qui kết vào vi phạm các điều của Điều 88, Bộ luật hình sự Việt Nam.

Trong thực tế thì hầu như tất cả những vụ xử án các nhà đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam đều được quyết định từ trước, và chữ  để gọi cho hình thức này trong nước gọi là ‘án bỏ túi’. Giới quan sát cho rằng phần tranh luận tại tòa giữa luật sư bào chữa và phía công tố chỉ là hình thức.