Translate

Saturday, October 17, 2009

Tưởng Năng Tiến – Mưa ơi sao khổ thế

Tưởng Năng Tiến – Mưa ơi sao khổ thế

Posted using ShareThis

Hoa Kỳ bày tỏ quan ngại về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam

 Khánh An, phóng viên đài RFA
2009-10-16

Hôm thứ Tư 14/10, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã ra một thông cáo báo chí bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về vấn đề nhân quyền của Việt Nam đối với các bản án dành cho 9 nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam vào hồi tuần rồi, cùng với các vụ việc xảy ra gần đây với các tăng sinh chùa Bát Nhã.

Photo: RFA

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak trong một dịp trả lời phỏng vấn RFA” (hình minh hoạ)

Đây là một hành động mà Bộ Ngọai giao Việt Nam cho là “can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam”. Riêng đối với những người Mỹ gốc Việt, họ nghĩ gì về vấn đề này?

Khánh An tìm hiểu thêm qua bài tường trình sau.
Toà đại sứ Mỹ lên tiếng

Bản Thông cáo Báo chí của Đại Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã đề cập đến các bản án của những nhà đấu tranh dân chủ vừa bị kết án tuần vừa rồi, cùng với vụ bắt giam nhà văn Trần Khải Thanh Thủy cũng như việc giải tán tu viện Bát Nhã của chính phủ Việt Nam.

Phía Đại Sứ quán Hoa Kỳ cho rằng các nhà dân chủ chỉ đơn giản bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa và điều này hoàn toàn không gây nguy hại đến an ninh quốc gia. Ngòai ra, với việc giải tán tu viện Bát Nhã, Lâm Đồng, Việt Nam đã đi ngược lại với các cam kết quốc tế về quyền con người.

  Phía Đại Sứ quán Hoa Kỳ cho rằng các nhà dân chủ chỉ đơn giản bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa và điều này hoàn toàn không gây nguy hại đến an ninh quốc gia. Ngòai ra, với việc giải tán tu viện Bát Nhã, Lâm Đồng, Việt Nam đã đi ngược lại với các cam kết quốc tế về quyền con người.

Việc ra Thông cáo báo chí của Đại Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã gây rất nhiều chú ý đối với cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Nói về vụ việc xảy ra ở tu viện Bát Nhã, bà Đỗ Quyên, một phật tử sống ở miền nam California, cho rằng:

Không phải là Chính phủ Hoa Kỳ không, mà hiện nay là cả thế giới họ đang nghe tiếng nói của rất nhiều phật tử quốc tế.

Cho nên tôi hy vọng là tiếng nói của những người phật tử đó sẽ tới tai chính quyền của các quốc gia tân tiến bên đây. Nếu đồng lọat họ có tiếng nói với Chính phủ Việt Nam thì lúc đó nó sẽ có ảnh hưởng rất tốt.

Chính phủ Mỹ là một trong những chính phủ rất mạnh nên tất nhiên tiếng nói của họ cũng có trọng lượng lắm. Hơn nữa, số thiền sinh học theo pháp môn Làng Mai tại Mỹ rất đông và cũng có rất nhiều người có ảnh hưởng trong xã hội.

  Tôi cũng hy vọng tiếng nói của Chính phủ Hoa Kỳ sẽ giúp cho các tăng ni Bát Nhã được thỏa nguyện. Mà nguyện vọng của họ rất giản dị, chỉ là được tu tập với nhau một cách hợp pháp.
  Bà Đỗ Quyên, CA

Cho nên, tôi cũng hy vọng tiếng nói của Chính phủ Hoa Kỳ sẽ giúp cho các tăng ni Bát Nhã được thỏa nguyện. Mà nguyện vọng của họ rất giản dị, chỉ là được tu tập với nhau một cách hợp pháp.

Bản Thông cáo trên của Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng yêu cầu Chính phủ Việt Nam tôn trọng các Công ước Quốc tế về quyền con người và lập tức trả tự do cho những người bất đồng chính kiến đã đấu tranh ôn hòa để bày tỏ quan điểm.

Tuy nhiên, theo ý kiến của một số người Mỹ gốc Việt, việc ra Thông cáo tuy có gióng lên một “tiếng nói có trọng lượng” nhưng như thế vẫn chưa đủ.

Giáo sư Đòan Viết Họat, hiện cư ngụ tại tiểu bang Virginia, để đạt được hiệu quả mong muốn trong vấn đề dân chủ, nhân quyền của Việt Nam, thì cần phải gắn vấn đề nhân quyền vào trong mọi quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Ông nói:

Tôi nghĩ rằng tuyên bố thế vẫn chưa đủ vì thực sự Việt Nam đã làm như vậy và cũng sẽ tiếp tục làm như vậy nếu mà không có những hành động cụ thể hơn ngòai những tuyên bố.

Tất nhiên, tuyên bố thì mình rất ủng hộ. Nhưng thực sự tôi nghĩ Hoa Kỳ đứng trên một vị thế có thể làm hơn thế chứ không phải chỉ có tuyên bố.

  Bản Thông cáo trên của Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng yêu cầu Chính phủ Việt Nam tôn trọng các Công ước Quốc tế về quyền con người và lập tức trả tự do cho những người bất đồng chính kiến đã đấu tranh ôn hòa để bày tỏ quan điểm.

Nhân quyền trong bang giao Mỹ-Việt

Điều mà chúng tôi vẫn luôn luôn đòi hỏi và yêu cầu đó là phải gắn liền tình hình cải thiện nhân quyền vào trong mọi quan hệ với Việt Nam, kể cả những quan hệ giúp đỡ về tài chính chẳng hạn. Hiện nay thì vấn đề cải thiện nhân quyền vẫn chưa được đặt như là một điều kiện trong quan hệ với Việt Nam. Thành ra, tôi nghĩ rằng cái đó vẫn chưa đủ.

Trong khi đó, Giáo sư Nguyễn Thanh Trang, Trưởng ban Phối hợp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, cho rằng trước đây Hoa Kỳ đồng ý đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt (CPC) về vấn đề tôn giáo là do sách lược ngọai giao cộng với những biểu hiện bề ngòai cho thấy sự cải thiện của Việt Nam.

Trên thực tế, Việt Nam chưa hoàn toàn có tự do tôn giáo. Tuy nhiên, theo ông, việc ra Thông cáo báo chí cũng là một hành động tích cực của Bộ ngọai giao Hoa Kỳ. Giáo sư cho biết:

Việc mình có mừng với cái Thông cáo báo chí của Bộ Ngọai giao không thì mình mừng vì đây là lần đầu tiên mà Bộ ngọai giao Hoa Kỳ qua Sứ quán tại Việt Nam đã lên tiếng khẳng định nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng.

 Chúng tôi ước mong rằng Bộ ngọai giao bước thêm một bước nữa là thừa nhận, xác nhận là qua vụ Bát Nhã, qua vụ đàn áp Công Giáo tại Huế, Đồng Hới, Hà Nội thì cần phải đưa Việt Nam trở lại CPC.

  Điều mà chúng tôi vẫn luôn luôn đòi hỏi và yêu cầu đó là phải gắn liền tình hình cải thiện nhân quyền vào trong mọi quan hệ với Việt Nam, kể cả những quan hệ giúp đỡ về tài chính chẳng hạn. Hiện nay thì vấn đề cải thiện nhân quyền vẫn chưa được đặt như là một điều kiện trong quan hệ với Việt Nam. Thành ra, tôi nghĩ rằng cái đó vẫn chưa đủ.
  Giáo sư Đòan Viết Họat

Giáo sư Trang cũng cho biết thêm, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đã gửi một bức thư cho Tổng thống Barack Obama vào tháng 8 để vận động Thượng viện Hoa Kỳ thông qua Dự luật Nhân quyền, đồng thời đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC. 

Trong khi đó, về phía Việt Nam, Bộ Ngọai giao Việt Nam cho rằng hành động của Đại sứ quán Hoa Kỳ là can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Liệu dư luận có đồng tình với phát biểu trên của người phát ngôn Bộ Ngọai giao Việt Nam? Trong bài tường trình tiếp theo, Khánh An sẽ gửi đến quý vị những ý kiến xung quanh về vấn đề này.