Translate

Monday, May 31, 2010

LS Lê Thị Công Nhân bị bắt một cách thô bạo

Trích Đàn Chim Việt

Chiều ngày 28/5, nữ Luật sư Lê Thị Công Nhân lại bị Công An dùng bạo lực bắt giữ một cách trái pháp luật, trước sự chứng kiến của đông đảo người dân. Công Nhân cho biết chị đã bị 6 viên An ninh thô bạo bẻ tay và “lôi xềnh xệch trên mặt đất“.

Sau 5 tiếng tra khảo liên tục, họ thả Công Nhân về nhà lúc 10 giờ tối cùng ngày. Hiện tại chị đang rất mệt, hai vai còn đau nhức sau những đòn trấn áp thô bạo của An ninh.

Chúng tôi đã liên lạc với Công Nhân, chị cho biết CA đã hành hung và bắt chị vào lúc 5.15pm tại Highlands Coffee (ngã tư Phan Bội Châu và Lý Thường Kiệt, Hà Nội).

Công Nhân đã kể lại những chi tiết của sự việc như sau:

Vào khoảng 5h chiều, khi đang ngồi uống cafe với 2 người bạn thì bất ngờ Công An ập đến và ngang ngược yêu cầu Công Nhân phải đứng lên đi theo. Trước yêu cầu quá vô lý, Công Nhân kiên quyết từ chối. Ngay lập tức, 6 viên an ninh xúm lại dùng bạo lực bẻ tay, nắm tóc và kéo chị đi.

“Họ bảo mình đi theo họ, mình không chịu đi. Thế là nói một lúc, cả 5, 6 người đồng thanh lao vào túm chặt mình lôi đi. Mình gào khóc ầm ĩ vì uất ức không chịu được, mình dãy dụa khiến bàn ghế lật tung…“

Tráo trợn hơn, một nữ công an la lối “Người đâu, ra lập biên bản con này hành hung người khác!”.

Nhân nghĩ đến vụ chị Trần Khải Thanh Thủy, có lẽ họ định dựng kịch bản tương tự với mình nhưng không thành công.“

Công An thừa biết sức khỏe Công Nhân hiện đang rất yếu, quán cafe nằm trên 10 bậc thang, vậy mà “công an khóa tay, kéo đầu mình chúi xuống mà lôi đi, khiến đầu mình đập mạnh vào các bậc cầu thang. Ơn Chúa, mình không bị chấn thương sọ não .“

“Họ kéo mình ra xe, lôi dốc đầu xuống đất xềnh xệch như một con vật vậy đó!. Lúc tống vào xe còn đè mình nằm xuống để không ai nhìn!“.

Công Nhân cố sức phản kháng một cách bất lực, thậm chí chị “khóc thét đến khan giọng“. Cuối cùng công an đã áp giải chị về đồn Trần Hưng Đạo ở đường Trần Quốc Toản và nhốt ở đấy cho đến 8.45pm.

Tại đây, cả nhóm công an vây quanh hăm dọa, la lối đồng thời họ còn vu khống Công Nhân tội “hành hung người khác”(?!). Suốt mấy tiếng đồng hồ, chị liên tục phải chịu đựng những hành vi chửi bới, xúc phạm nhân phẩm một cách nặng nề.

Sau đó thì CA đem chị về đồn Phương Mai nhốt tới 9.55pm thì thả. Công Nhân mệt mỏi bước ra khỏi đồn CA và đi bộ về nhà cách đó khoảng 0,5km.

Sức khỏe Công Nhân vốn rất yếu do mắc khá nhiều bệnh. Cộng thêm 3 năm tù đày gian khổ, chị càng mỏng manh hơn !

“Bây giờ 2 bả vai đau nhức lắm, nhất là bên trái, về nhà cầm chén cơm cũng mỏi dừ luôn! Mình ráng ăn 1 chén cơm nhưng đau vai và mệt quá nên cũng chẳng muốn ăn nữa.“

Lúc đôi co với Công an tại quán cafe, Công Nhân đã thẳng thắn lên tiếng “chính quyền mờ ám, tôi không có tội tình gì hết, đòi dân chủ mà là tội sao …v…v “. Chị đã cố tình cho xung quanh nghe thấy, người ta có nghe và sau đó thì len lén nhìn, im lặng một cách ái ngại.

Trong số những Công an đàn áp Lê Thị Công Nhân lần này có tên Hưng là người đã tham gia đánh hội đồng anh Bạch Ngọc Dương ở CA phường Bùi Thị Xuân trước đây. Người công an nữ tên là Vui cũng là người chửi Công Nhân “Tao tát chết con mẹ mày bây giờ” khi Công Nhân hô “C/A giết người” (lúc họ vây vào đánh anh Bạch Ngọc Dương). Còn lại là những nhân sự mới, “tuyệt đối dấu tên” theo lời của Công Nhân.

Cuối buổi trò chuyện Lê Thị Công Nhân cũng cho biết tinh thần chị vẫn vững mạnh và tràn đầy nhiệt huyết. Trong sự đau đớn từ tinh thần đến thể xác sau vụ trấn áp bắt bớ vừa mới xảy ra, và mặc dù đêm đã khuya, chị còn đùa tinh quái:

“À, hôm nay lại mặc cả bộ trắng chứ, quần thô dải rút, sơ mi thô trắng, thế là dính đầy đất vào quần áo. Nếu mà thấy bộ dạng CN lúc đó chắc thảm lắm. Nước mắt nước mũi đầm đìa vì mình bị viêm mũi dị ứng mà. Còn quần áo xộc xệch, hở cả bụng, tóc tai buộc bị xổ tung ra, kính vẹo cả trên mặt, may không bị gãy vỡ là mình thành mù dở đấy, vì cận 6 độ mà. Thôi nhé, mình nghỉ đây!“


Sunday, May 30, 2010

"Quyết không bán rẻ tài nguyên cho nước ngoài"

Trích Tuần Việt nam

Có tài nguyên không thể không khai thác. Nhưng không vội, không vơ vét, vì còn phải dành cho con cháu mai sau, và vì phải có đủ thời gian để học làm chủ công nghệ. Nhất quyết không bán rẻ tài nguyên cho nước ngoài.

Lời nguyền tài nguyên là cách nói chua chát nhằm vào những quốc gia sa đà vào đào bới của cải dưới lòng đất hòng tạo ra bước đột phá về kinh tế. Nó đã trở thành đề tài được giới học giả thảo luận sôi nổi trong nhiều thập kỷ gần đây.

Tại sao Sudan và một số nước Tây Phi giàu dầu mỏ, kim cương mà các chỉ tiêu về mức sống, giáo dục, tuổi thọ… lại thuộc loại thấp nhất thế giới? Tại sao Arập Saudi xuất khẩu dầu mỏ nhiều nhất thế giới lại có đến 17% người dân thất học? Tại sao nội chiến triền miên luôn gieo lên đầu những người dân châu Phi khốn khó, trong khi chính họ mới là chủ nhân đích thực các kho báu ẩn giấu dưới lòng đất? Ỷ lại vào tài nguyên thiên nhiên chẳng những sẽ thất bại mà càng lún sâu vào tụt hậu.

Lời nguyền tài nguyên – bức tranh hiện hữu trên thế giới

Nhìn ra thế giới trong vài thập kỷ gần đây, có mấy nước nhờ đào bới tài nguyên thiên nhiên mà nhanh chóng bứt phá lên phía trước. Ngược lại, có khi chính vì thiếu than đá, dầu mỏ, quặng sắt..., mà một số nước Đông Á lại hoá rồng. J. Sachs, A. Garner và một số học giả khác qua phân tích ngót 100 nền kinh tế trên thế giới trong hai thập kỷ 1970 – 1980 đã chứng minh rằng những nước có tỷ trọng xuất khẩu tài nguyên trong GDP cao thường có xu hướng tăng trưởng chậm, không đầu tư đúng mức cho giáo dục khiến có ít trẻ em được cắp sách đến trường.

Công trường khai thác mỏ than ở Quảng Ninh. Ảnh: VNN
Thực chất, đằng sau nghịch lý nói trên là những hậu quả nặng nề cho đất nước khi tài nguyên thiên nhiên bị lạm dụng bởi những nhóm lợi ích trong một đất nước thiếu tri thức khoa học – công nghệ lại có thể chế yếu kém và thiếu minh bạch. Sự giàu có quá dễ dàng của họ chính là nguồn gốc gây ra tham nhũng, tình trạng tù mù trong hệ thống nhà nước, gia tăng phân hoá giàu nghèo, tàn phá môi trường, sự tụt hậu về giáo dục – khoa học – công nghệ, cả nội chiến và bất ổn chính trị...

Ngày nay trong bối cảnh hội nhập và khủng hoảng năng lượng toàn cầu, bản đồ quyền lực thế giới đã được vẽ lại. Một số nước cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên lại nắm được tri thức khai thác, chế biến chúng, có lực lượng khoa học – công nghệ hùng hậu trong nhiều lãnh vực. Trong khi đó, nhiều nước khác có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú lại yếu kém cả về tri thức lẫn thể chế, không làm chủ được nguồn tài nguyên của mình. Họ dễ bị chinh phục, không phải bởi pháo hạm như ngày xưa, mà bởi các tấm séc ngân hàng. Chính đồng tiền do bán rẻ tài nguyên thiên nhiên đã mang lại bất công và khổ đau cho đa số người dân, mất độc lập tự chủ cho đất nước.

Các nước phát triển cũng không khỏi lao đao nếu không chú ý đến mặt trái do những nguồn tài nguyên mới khám phá mang lại. Căn bệnh Hà Lan (Dutch disease) phản ánh tình trạng khủng hoảng ở Hà Lan và Anh vào những năm 1970, khi những mỏ khí và dầu trữ lượng lớn được phát hiện ở Biển Bắc. Nguồn thu từ dầu khí đã làm lệch cơ cấu kinh tế và tăng giá trị thực đồng nội tệ. Cuối những năm 1970, từ chỗ nhập khẩu dầu mỏ, cỗ xe kinh tế đồ sộ Anh quốc bỗng thừa dầu để xuất khẩu. Đồng bảng tăng giá trị thực, xuất khẩu hàng chế biến đình đốn, công nhân đình công đòi tăng lương, kinh tế rơi vào suy thoái.

Làm chủ bất cứ một công nghệ khai thác, chế biến tài nguyên nào cho đến những nấc thang giá trị gia tăng tột cùng, chính là chỗ khác nhau cơ bản giữa những nước tránh được và không tránh được lời nguyền tài nguyên.

Song cũng có nhiều nước thành công nhờ phát triển theo con đường khác. Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Chile, Malaysia... rất giàu tài nguyên, dẫn đầu thế giới về sản lượng than, đồng, chì, thiếc, vàng, đất hiếm... nhưng những nguồn lợi ấy chỉ góp phần nhỏ trong GDP vì họ tăng trưởng nhờ phát triển nhiều ngành công nghiệp khác. Ở Iran, tuy dầu mỏ đóng góp đến 38% GDP, nhưng họ biết sử dụng nguồn lợi ấy để ra sức phát triển khoa học – công nghệ, trong đó có nhiều công nghệ mũi nhọn, sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

Lời nguyền tài nguyên không phải là quy luật tất định, càng không phải định mệnh, đối với những nước giàu tài nguyên. Song với tư cách là một quy luật thống kê, nó đủ độ tin cậy để cảnh báo mọi người chớ đi theo vết xe đổ của một số nước, đừng hoạch định chính sách phát triển quốc gia bằng cách trông chờ vào các kho báu còn ẩn giấu đâu đó dưới lòng đất. Brazil, nước đông dân thứ năm trên thế giới, mới đây đã phát hiện mỏ dầu cực lớn trên thềm lục địa. Thay vì hoan hỉ, Tổng thống Lula da Silva đã lôi đích danh bóng ma lời nguyền tài nguyên ra để cảnh báo dân chúng: “Đừng để xảy ra lời nguyền tài nguyên như ở nhiều quốc gia dầu mỏ khác. Nguồn lợi này sẽ phải được dùng để phát triển giáo dục, khoa học công nghệ và xoá đói giảm nghèo... Chúng ta không nên trở thành một nước xuất khẩu dầu thô đơn thuần, mà phải ra sức xây dựng một ngành công nghiệp hoá dầu hùng mạnh...”

Làm chủ KHCN - tiêu chí đích thực để tránh được lời nguyền tài nguyên

Làm chủ công nghệ hoá dầu, hay bất cứ một công nghệ khai thác, chế biến tài nguyên nào khác cho đến những nấc thang giá trị gia tăng tột cùng, chính là chỗ khác nhau cơ bản giữa những nước tránh được và không tránh được lời nguyền tài nguyên. Những nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến lời nguyền tài nguyên thường chỉ ra sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế (căn bệnh Hà Lan), sự yếu kém về thể chế (dân chủ, minh bạch, phân bố lợi tức), quản lý nhà nước và luật pháp... Nhưng hầu như ít ai nhắc đến yếu tố làm chủ công nghệ.

Để làm rõ hơn vai trò của yếu tố khoa học – công nghệ, chúng tôi đã xem xét mối tương quan giữa nguồn lợi thu được từ dầu mỏ với năng lực khoa học – công nghệ dựa trên số công trình khoa học công bố trên quốc tế từ 30 nước đang phát triển có sản lượng dầu thô cao hơn Việt Nam, 300.000 thùng/ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy có hai nhóm nước “đối lập” nhau, những nước còn lại nằm xen vào giữa hai nhóm này. Ở một cực, điển hình là Kuwait, Arập Saudi, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, Angola, thu lợi từ dầu mỏ rất lớn, chiếm 65 – 80% GDP, nhưng sản sinh ra rất ít công trình khoa học tính trên GDP.

Phía bên kia là Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Argentina với nguồn thu từ dầu mỏ chỉ chiếm 2 – 4% GDP nhưng số công trình tính trên GDP cao hơn gấp bội. Các nước này không ỷ lại vào tài nguyên thiên nhiên mà phát triển nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ khác nhờ làm chủ được KHCN. Trong số các nước xen vào giữa hai nhóm trên, đáng chú ý nhất là Iran, thu nhập từ dầu mỏ chiếm đến 38% GDP, nhưng nền khoa học – công nghệ của họ mạnh hơn hẳn các nước Hồi giáo vùng Vịnh thuộc cực thứ nhất.

Việt Nam liệu có tránh được?

Nước ta giàu tài nguyên khoáng sản đến mức nào? Về việc này có lẽ nên nhắc lại một phát biểu dựa trên khoa học địa chất và ý tưởng thống kê của A. P. Aleksandrov, nguyên chủ tịch viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, theo đó trữ lượng khoáng sản của một nước nói chung tỷ lệ thuận với diện tích của nước ấy.

Chả thế mà Nga, Trung Quốc, Mỹ, Canada, Ấn Độ, Australia, Brazil... luôn dẫn đầu thế giới về sản lượng hầu hết các loại khoáng sản. Nước ta đất chật người đông, cho dù thượng đế có ưu ái cũng không thể hoá phép để biến một nước có diện tích thứ 65 trên thế giới (dân số thứ 13) trở thành cường quốc về tài nguyên thiên nhiên. Gần đây, bauxite Tây Nguyên và cát đen chứa titan dọc theo ven biển miền Trung được xem như một lợi thế tài nguyên lớn của đất nước. Song nhiều chuyên gia địa chất lâu năm lại tỏ ra dè dặt về những con số trữ lượng dường như được thổi phồng, thậm chí họ còn nhắc nhở thêm: cái mà thế giới cần, ta không có, còn cái ta có, thế giới lại không cần, hoặc họ có nhiều hơn.

Trên thực tế, hai mặt hàng khoáng sản lớn nhất của Việt Nam là dầu và than đá, dầu mỏ đứng thứ 36 trên thế giới (hơn 300 ngàn thùng/ngày), than đá thứ 17 (41 triệu tấn). Xem ra, chúng ta không nằm ngoài quy luật thống kê vừa nói trên. Năm 2008, xuất khẩu khoáng sản của ta chỉ chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó 80% là dầu thô, 10% than đá, và các khoáng sản khác chỉ chiếm 10%.

Khai thác than thổ phỉ. Ảnh VNN
Có tài nguyên dồi dào mới chỉ là tiền đề, xử lý chúng thế nào mới là chuyện quyết định. Liệu việc đào bới cát đen trong mấy chục năm qua đã sinh lợi cho ai, và nguồn lợi mà Chính phủ thu được có thấm thía gì nếu muốn khôi phục lại vùng ven biển miền Trung đã bị tàn phá hay không?

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến quặng bauxite do TKV trình và được Chính phủ phê duyệt tháng 11.2007, đã toát lên một tinh thần khẩn trương, chạy đua với thời gian để năm 2015 đạt 6 - 8,5 triệu tấn alumina, và tăng tốc mạnh hơn nữa đến 15 triệu tấn vào năm 2025. Ngay đến Trung Quốc, nước hàng đầu thế giới cả về alumina lẫn aluminium (nhôm), với tập đoàn Chalco hùng mạnh, khai thác khoáng sản khắp nơi trên thế giới, cũng chỉ sản xuất hơn 8 triệu tấn alumina hàng năm. Trớ trêu hơn, toàn bộ sản lượng khổng lồ ấy của ta lại phải xuất sang Trung Quốc, nước vừa cung cấp công nghệ vừa bao tiêu sản phẩm cho hai nhà máy đầu tiên, Tân Rai và Nhân Cơ, và chắc chắn sẽ tiếp tục làm như thế cho các nhà máy sau. Trong khi đề xuất một kế hoạch quá mạo hiểm như vậy, lại không hề nói rõ bao giờ ta mới nội địa hoá và làm chủ được công nghệ chế biến alumina, một công nghệ quá cổ điển, đã có từ cuối thế kỷ 19.

Chúng ta đã có quá nhiều bài học thất bại về làm chủ công nghệ. Sau hàng chục năm xây dựng công nghiệp ôtô, mức độ nội địa hoá chỉ quanh quẩn 4 - 5%. Với 100 đôla xuất được từ hàng may mặc ta phải nhập khẩu thiết bị, nguyên vật liệu đến 80 đôla ngay từ các nước láng giềng. Năm nay Việt Nam mới bắt đầu có sản phẩm lọc dầu nội địa, chậm hơn Thái Lan và Malaysia đến vài chục năm. Song có nhà máy lọc dầu không đồng nghĩa với làm chủ công nghệ hoá dầu. Tình trạng chậm tiến độ do trục trặc kỹ thuật tại nhà máy Dung Quất gần đây cho thấy làm chủ công nghệ, ngay chỉ ở mức độ vận hành suôn sẻ những công nghệ nhập từ nước ngoài, vẫn còn lắm gian nan.

Tại sao người Việt Nam không bước lên được quỹ đạo mà người Hàn Quốc đã ung dung trên đó từ cách đây bốn thập kỷ?

Hàng trăm đề tài được nghiệm thu xuất sắc về chế biến quặng ilmenit để tạo ra bột TiO2, zircon... , vẫn nằm trong ngăn kéo. Trong khi đó, qua chuyến khảo sát gần đây tại Bình Thuận, nơi dự kiến có lượng ilmenit và zircon đến hơn 6 triệu tấn, chúng tôi được xác nhận rằng cách có lời nhất là bán ilmenit sơ chế thô (qua khâu tuyển trọng lực) cho Trung Quốc, rồi mua lại của họ các thành phẩm chế biến tiếp theo.

Cần phải nhận dạng cho đúng tại sao chúng ta thất bại, không làm chủ được công nghệ trong rất nhiều ngành công nghiệp. Việc này sẽ giúp chúng ta đi dúng quỹ đạo công nghiệp hoá - hiện đại hoá, để không sa lầy vào cái "bẫy thu nhập trung bình". Nhưng cho dù có những thất bại vừa qua, chúng ta không được phép hạ cái khẩu hiệu "khoa học - công nghệ là then chốt" xuống trong khi rất cần trưng nó lên để hoạch định một ngành công nghiệp hướng đến thương hiệu quốc gia dựa trên lợi thế tài nguyên thiên nhiên của mình.

***

Có tài nguyên không thể không khai thác. Nhưng không vội, không vơ vét, vì còn phải dành cho con cháu mai sau, và vì phải có đủ thời gian để học làm chủ công nghệ. Nhất quyết không bán rẻ tài nguyên cho nước ngoài. Cát đen không những chỉ chứa TiO2, monaxit, đất hiếm mà trong đó còn có zircon, từ đó làm ra hợp kim zircaloy cho vỏ thanh nhiên liệu trong nhà máy điện hạt nhân, còn có thorium, nguồn nhiên liệu tương lai có thể thay thế cho uranium đang cạn dần. Vậy tại sao phải ra sức đào bới các đụn cát xinh xắn mà thượng đế đã dày công vun đắp để chắn sóng, che gió, để từ nước mưa chắt lọc ra những mạch nước mội ngay sát bờ biển... rồi đem cát đen ấy bán vội cho nước ngoài? Như thế đâu phải là công nghiệp hoá - hiện đại hoá!

Có người phản biện: "Các nước ngày nay giàu có chính là nhờ vơ vét tài nguyên để công nghiệp hoá trong hàng trăm năm qua, có còn gì dành lại cho con cháu họ đâu?" Xin thưa, ít ra họ cũng còn truyền lại khối tri thức khoa học - công nghệ khổng lồ làm của hồi môn cho con cháu.

---

Tiêu đề do Tuần Việt Nam tự đặt

Saturday, May 29, 2010

Ông Hồ thắc mắc...

Trích DCVOnline
Trần Khải

Chuyện “lãng mạn” kiểu ông Hiệu Trưởng Sầm Đức Xương đã êm rồi, xong rồi. Cho dù là ông đã làm hại đời của một số em nữ sinh trung học. Tuần này là nhiều chuyện khác. Với nhiều chuyện cấm khác...

Mới hôm Thứ Ba, đài Á Châu Tự Do (www.rfa.org) loan tin theo báo Úc Châu rằng vụ Ngân Hàng Nhà Nước VN đổi tiền giấy để in tiền nhựa không chỉ là nhận tiền hối lộ từ một cơ quan bán công Úc, mà còn được Úc chiêu đãi bằng “gái mãi dâm” để có hợp đồng.

Bản tin RFA trích như sau:

“...Securency International là một công ty thuộc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Úc. Công ty này từng bị cáo buộc đã hối lộ quan chức nước ngoài, nhằm giành các hợp đồng in tiền polymer cho một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Trước đây, theo hệ thống truyền thông Úc, Securency đã hối lộ một số quan chức Việt Nam khoản tiền 12 triệu đô la Úc để được chọn làm nhà thầu in tiền polymer cho Việt Nam.

Mới đây, hệ thống truyền thông Úc vừa loan báo, một cựu nhân viên của Securency lên tiếng cáo buộc Cảnh sát Liên bang Úc đã bỏ qua một khiếu nại có liên quan đến vụ tham nhũng và đưa hối lộ của Securency...

Nhân chứng này cũng đã tiết lộ một thông tin rất quan trọng. Đó là một trong những quản lý cao cấp nhất của Securency đã yêu cầu ông ta tìm gái mại dâm người châu Á cho Phó Thống đốc của một Ngân hàng Trung ương nước ngoài...”
(hết trích)

Báo trong nước tất nhiên là chưa loan tin gì, trong khi báo hải ngoại và qúôc tế loan tin rất tự nhiên.
Tuy nhiên, cán bộ hủ hóa là chuyện khác. Chuyện quan tâm hôm nay là một bí mật của ông Hồ Chí Minh, rằng chính báo quốc nội loan tin rằng ông ưa quan tâm chuyện dưới lưng quần của phụ nữ.

Để nói cho rõ. Đây không phải là chuyện ông Hồ có thắc mắc thầm kín với các tiểu muội họ Tăng, họ Nông... của ông. Không phải thế. Mà là nói chung, cái đầu của ông Hồ khi ngó các phụ nữ, là thắc mắc liền “chuyện ấy”... Xin đừng nghĩ tầm bậy cho ông Hồ. Nói “chuyện ấy” nhưng không phải là “chuyện ấy.”

Thực ra, bài báo trên tờ Công An Nghệ An và báo của UBND TP Vinh có tựa đề là “Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ”, nghĩa là nghe rất Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Nhưng cũng thực ra, có thể đặt tít cho bài báo này khác hơn, thí dụ như:

- Bác Hồ giải mã về bí mật đoàn phụ nữ Miền Nam...
- Bác Hồ và chuyện chưa biết về phụ nữ...
- Bác Hồ vén màn bí mật của đoàn phụ nữ Miền Nam.
- Khi đoàn phụ nữ Miền Nam bật mí với Bác Hồ...


Hồ Chí Minh, Gynecologist?
Nguồn: DCVONline tổng hợp
Trong một chiến dịch ca ngợi ông Hồ Chí Minh, một bài viết ký tên Nguyễn Minh Châu đăng hôm chủ nhật 7/3/2010 trên báo Công An Nghệ An và báo Vinh của tỉnh này đã kể chuyện rằng ông Hồ đã có công giải phóng phụ nữ.
Đặc biệt, cụ thể, khi tiếp đón một phái đoàn phụ nữ, ông Hồ đã hỏi rằng kinh nguyệt của quý bà có trồi sụt hay không... Nguyên văn, trích từ bài ca ngợi ông Hồ viết:

“Khi đoàn phụ nữ miền Nam vượt Trường Sơn ra thăm Bác, các chị được Bác đón tiếp thân tình. Thấy các chị gầy, xanh, hốc hác, Bác hỏi: ‘Các cháu kinh nguyệt có đều không?’...”
Khi nghe các cô trả lời là trồi sụt thất thường, ông Hồ đã “ứa lệ...”

Bài viết ca ngợi ông Hồ này khi được nhiều người đọc và gây sốc với phụ nữ, hiện đã bị gỡ xuống trên mạng Vinh (UBND TP Vinh), nhưng ở mạng Công An chưa gỡ xuống: http://congannghean.com.vn/Bac_Ho_voi_su_nghiep_giai_phong_phu_nu-details.aspx.

Trường hợp độc giả không vào được link trên, có thể vào Google để tìm, vẫn còn lưu nhiều bản ở bộ nhớ cache.

Bài viết kể chuyện ông Hồ hỏi trực tiếp quý bà về kinh nguyệt trích như sau:

Giải phóng phụ nữ là một bộ phận trong sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc mà lúc sinh thời Bác Hồ rất quan tâm.
Nguồn: Congannghean.vn

“Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ - Chu Nhật, 7/03/2010 08:00
(Congannghean.vn)-Nhà sử học Mỹ, bà Gi-xen-tơn trong bài viết: "Vai trò của Hồ Chí Minh trong lịch sử của sự tiến bộ của phụ nữ" đã nhận xét: "Chỉ có Hồ Chí Minh đã luôn luôn bộc trực về quyền bình đẳng của phụ nữ, về giáo dục, tự do ngôn luận, độc lập về kinh tế và quyền của phụ nữ được hưởng các quyền lợi khác như của nam giới

Giải phóng phụ nữ là một bộ phận trong sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc mà lúc sinh thời Bác Hồ rất quan tâm. (...)

Nhân dịp này Người còn "Kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn các nữ liệt sỹ đã hi sinh cho Tổ quốc. Tôi kính chào các bà mẹ có con trong bộ đội và các bà mẹ cùng vợ con của các liệt sỹ". Gần cuối bức thư Người khẳng định: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già ra sức thêu dệt mà thêm tốt đẹp, rực rỡ.”

Sau này mỗi dịp đến công tác ở địa phương Bác luôn quan tâm đến chị em phụ nữ. Vào thăm nhà máy cơ khí, thấy cô công nhân để bộ tóc dài, Bác ra hiệu dừng máy, đến gần ân cần nhắc: “Cháu là gái khi lao động phải vận tóc lên, đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn: Bộ tóc là gốc con người.” Khi đoàn phụ nữ miền Nam vượt Trường Sơn ra thăm Bác, các chị được Bác đón tiếp thân tình. Thấy các chị gầy, xanh, hốc hác, Bác hỏi: “Các cháu kinh nguyệt có đều không?”

Các chị xúc động đến ứa nước mắt. Một chị nhẹ nhàng thưa với Bác như đứa con nói riêng với mẹ: “Thưa Bác! do điều kiện ăn uống, vệ sinh kham khổ, thiếu thốn nên chúng cháu... rất thất thường.”

Đôi mắt Bác ứa lệ nói với bác sỹ Phạm Ngọc Thạch - Bộ trưởng Bộ Y tế cùng tiếp khách với Bác: “Chú phải tìm cách trông nom chạy chữa cho các cô ấy, kinh nguyệt là biểu hiện xuất sắc của người phụ nữ, là điều kiện đảm bảo hạnh phúc của đời người và bảo tồn nòi giống.”

Có lần đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá ra làm việc với Bác xin chụp ảnh lưu niệm, Bác không đồng ý và bảo: “Khi nào các chú ra làm việc với Bác có đại biểu phụ nữ thì Bác mới chụp ảnh lưu niệm”...
(hết trích)

Nhiều người nói rằng tác giả bài báo là văn nô. Có lẽ không phải thế. Bởi vì các chi tiết này là bí mật ngàn đời trong Lịch Sử Đảng CSVN... không ai dám bịa đặt chuyện như thế.

Phải là chuyện có thật, nhưng là chưa kể công khai. Người viết bản tin ký tên là Nguyễn Minh Châu, hình như chỉ làm ra vẻ ca ngợi ông Hồ, nhưng thực ra là kể hết bí mật thầm kín về các quan tâm của ông Hồ khi gặp phụ nữ.

Rằng Ông Hồ thắc mắc không phải là chuyện nước mắt của Tăng Tiểu Muội có còn rơi lẻ bóng hay không, và không phải là chuyện Nông Tiểu Muội đã đầu thai về đâu.
Mà là ngay trước mắt, Ông Hồ ngó xuống dưới lưng quần của đoàn phụ nữ Miền Nam mà thắc mắc, trời ạ, trồi hay sụt.

Wednesday, May 26, 2010

Hãng Securency hối lộ tiền và gái mãi dâm

DCVOnlineTin tổng hợp


Hãng Securency hối lộ tiền và gái mãi dâm


Công ty Securency International, là công ty sản xuất giấy bạc có cổ phần của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA), đã có ý cung cấp gái làng chơi và hối lộ viên chức ngân hàng trung ương ngoại quốc để được trúng thầu, báo The Age ở tiểu bang Melbourne, Úc Đại Lợi tường thuật, dựa vào lời khai của một cựu viên chức hãng Securency, là một nhân chứng trong cuộc điều tra của sở Cảnh sát Liên bang Úc.

Cảnh sát liên bang Úc bắt đầu tiến hành cuộc điều tra công ty này hôm tháng Năm năm rồi khi công ty này bị kết tội đút lót viên chức nhà nước Việt Nam, Nigeria và Mã Lai Á để có được thầu cung cấp tiền polymer cho các nước này.

Cảnh sát Liên bang Úc đang tiến hành cuộc điều tra bắt đầu từ tháng Năm năm 2009. Khi nào đến phiên cảnh sát Việt Nam nhập cuộc, hay ném chuột lại sở bễ đồ? Nguồn: ABC News: Michael Janda
Một người trung gian được hãng Securency thuê nói với nhân chứng là ông ta có ý định hối lộ một viên thống đốc ngân hàng trung uơng người châu Á, và một giám đốc thâm niên của hãng Securency nói với người nhân chứng thu xếp một gái làng chơi sẵng sàng cho một phó thống đốc ngân hàng ngoại quốc đang thăm viếng Úc, theo báo The Age. Người nhân chứng tạm được ẩn danh này tiết lộ những điều trên với nhật báo The Age và chương trình Bốn Góc của Công ty Truyền thông Úc (ABC), sẽ được phát thanh trên hệ thống truyền thanh tối qua ngày 24 tháng Năm.

Phát ngôn viên Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) từ chối bình luận. Trong lúc, văn phòng của hãng Securency ở thành phố Craigieburn, tiểu bang Victoria lại lái những câu hỏi này qua cho RBA trả lời. Nữ phát ngôn viên cho Sở Cảnh sát Liên bang Úc ở Canberra cũng từ chối bình luận, bà chỉ nói rằng thảo luận về chuyện này trong thời điểm hiện nay sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc điều tra đang được tiến hành.

Được thành lập năm 1996, hãng Securency là một công ty hợp doanh giữa Ngân hàng Dự trữ và hãng Innovia Films, chuyên cung cấp vật liệu được dùng làm giấy bạc và tài liệu an ninh, theo trang mạng của hãng này cho hay. Bạc giấy dùng chất liệu polymer đã được 29 quốc gia hiện đang dùng, theo công ty này.

Hãng Innovia đã không trả lời câu hỏi để lại trên máy nhắn tin ở văn phòng Craigieburn hay e-mail yêu cầu họ bình luận thêm về chuyện này.

Việt Nam chuyển từ bạc giấy sang tiền với nguyên liệu polymer trong năm 2002. Nguồn: vntripguide.com
Theo một bản tin khác của báo The Age đã được DCVOnline đưa lại vào hôm 30 tháng Mười năm rồi, một viên chức Việt Nam cao cấp đã nhận hơn 5 triệu đô-la như là tiền hoa hồng từ công ty Securency. Báo The Age cho hay, tiền trả cho viên chức Việt Nam và công ty của ông ta đã được chuyển đến trương mục nằm ở nước ngoài, tổng cộng hơn 12 triệu đồng. Và một thương gia ở Hà Nội tên Lương Ngọc Anh, giám đốc của một công ty hoạt động ở Úc có văn phòng nằm ở Frankston, tây nam thành phố Melbourne đã đóng một vai trò lớn lao trong chuyện hối lộ này.

Công ty Securency đã thuê Lương Ngọc Anh vì ông này quen biết với nhiều người ở cấp cao trong nhà nước Việt Nam. Người ta ghi nhận là ông và công ty của ông ta làm việc cho Bộ Công an Việt Nam. Theo báo The Age, công ty Securency trả cho ông và công ty của ông ta, CFTD, hơn 12 triệu đô-la, một số trong số tiền này được chuyển qua những trương mục ngân hàng nằm ở Thụy sĩ (Switzerland).


© DCVOnline

Tuesday, May 25, 2010

Hrw: Giam 3 Nhà Hoạt Động, Csvn Bưng Bít Tin Cả 3 Tháng

Trích Việt Báo
Việt Báo Thứ Bảy, 5/22/2010, 12:00:00 AM

HRW: Giam 3 Nhà Hoạt Động, CSVN Bưng Bít Tin Cả 3 Tháng

Bản tin đài VOA ghi theo thông cáo báo chí của tổ chức Human Rights Watch hôm nay nhấn mạnh sự quan ngại về tình trạng của 3 nhà hoạt động đang bị giam giữ là Đoàn Huy Chương, 25 tuổi, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, 29 tuổi, và Đỗ Thị Minh Hạnh, 25 tuổi.
Theo Human Rights Watch, các nhân vật vừa kể là những người trẻ tuổi tranh đấu cho quyền lợi của công nhân và các nạn nhân bị chính quyền tịch thu đất đai tại Việt Nam.
Human Rights Watch cho biết cả ba người hầu như bị biệt giam hoàn toàn kể từ khi bị bắt hồi tháng hai, trong khi giới hữu trách Việt Nam không công bố việc giam cầm những người này suốt 3 tháng nay là về tội danh gì.
Đoàn Huy Chương, một trong những sáng lập viên của Hiệp hội Đoàn kết Công Nông, từng bị bắt hồi năm 2006 sau khi giúp thành lập tổ chức không được chính quyền Việt Nam công nhận này.
Sau đó, anh bị tuyên án một năm rưỡi về tội danh “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ” và “xuyên tạc nhằm phá hoại nhà nước”. Cùng thời gian đó, thân phụ của anh là ông Đoàn Văn Diên, một người truyền đạo Tin Lành, cũng bị bắt giam với tội danh tương tự, và hiện đang còn trong trại giam B5 ở tỉnh Đồng Nai.
Trao đổi với VOA Việt Ngữ, bà Hồ Thị Thương, thân mẫu anh Đoàn Huy Chương, cho biết:
“Cháu bị bắt ngày 29 trước Tết, tới nay gia đình chưa gặp mặt. Cháu đang bị giam tại số 237 đường Nguyễn Văn Cừ, quận 1, TPHCM. Họ nói đang trong vòng điều tra, chưa cho gặp được. Họ cũng không cho mình một biên bản gì hết, nhưng vừa rồi khi về đọc lệnh xét nhà thì họ nói rằng cháu 'rải truyền đơn tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam', nhưng tôi cũng không biết chủ đề của truyền đơn đó như thế nào. Giờ tôi chỉ mong muốn nhà nước cho biết cháu đã làm việc gì, chứ mong nó được về cũng không được. Nó chỉ tranh đấu cho người dân Việt Nam bị áp bức thì tôi cho đó là việc làm đúng thôi. Bây giờ đúng sai, cháu đã vào tù một lần rồi thì chắc cũng đã có sự quyết định của mình. Nhưng tôi nghĩ, cháu làm thì biết đúng mới làm, nhưng đối với nhà nước Việt Nam thì chuyện cháu làm lúc nào họ cũng cho là sai, vì họ không muốn mình tranh đấu ngoài ý muốn của họ.”
Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh là hai nhà hoạt động tích cực ủng hộ những người dân nghèo bị chính quyền tịch thu đất đai, còn được gọi là dân oan khiếu kiện.
Tổ chức Human Rights Watch nhấn mạnh việc biệt giam công dân kéo dài, không cho phép họ tiếp cận các hỗ trợ pháp lý là một hành động tùy tiện và vi phạm các chuẩn mực nhân quyền quốc tế. Human Rights Watch kêu gọi chính quyền Hà Nội tạo điều kiện cho 3 nhà hoạt động đang bị giam cầm được tiếp xúc với luật sư và phóng thích họ ngay lập tức.
Đài VOA ghi theo bản tin AFP hôm Thứ Sáu viết rằng giới phân tích, các tổ chức nhân quyền trên thế giới, và các nhà ngoại giao quốc tế mô tả tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam đang ngày càng trầm trọng hơn. Kể từ tháng 10 năm ngoái đến nay, có ít nhất 20 nhà tranh đấu dân chủ bị giam cầm. Số này chưa kể trường hợp của 3 nhà hoạt động được Human Rights Watch lưu tâm trong thông cáo báo chí hôm nay.


Monday, May 24, 2010

Cù Huy Hà Vũ: Đảng lệ đè lên Luật Pháp hay “Ô dù” của Nguyễn Bá Thanh

Trích NguoiViet Boston

nguyenbathanh944Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Nguyễn Văn Chi bảo kê bỏ tù những người tố cáo Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh tham nhũng hay Đảng lệ đè pháp luật?
Dù muốn hay không, Ban lãnh đạo Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam cũng đã phải thừa nhận “Tham nhũng là quốc nạn” với việc lập ra cả một Ban chỉ đạo trung ương chống tham nhũng do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cầm chịch có chân rết trong tất cả các Bộ, ngành và địa phương. Điều này không chỉ cho thấy tham nhũng có phạm vi toàn Việt mà còn cho thấy cuộc chiến chống tham nhũng là Một mất một còn.

Chỉ lấy ví dụ ở Đà Nẵng, đáng tiếc là các thế lực tham nhũng và bao che tham nhũng đang thắng thế với việc những người tố cáo hành vi “nhận hối lộ” của Bí thư thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, Đại biểu Quốc Hội Nguyễn Bá Thanh, bị Hội đồng xét xử Tòa phúc thẩm – Tòa án nhân dân tối cao do thẩm phán Trần Mẫn làm Chủ tọa bỏ tù vào cuối tháng 12 năm ngoái do đã “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”?!

Mọi chuyện bắt đầu từ Công văn số 73/KSĐT-KT ngày 31/10/2000 của Viện KSND thành phố Đà Nẵng gửi Lãnh đạo Viện KSNDTC và Công văn số 77/KSĐT/KT ngày 01/11/2000 của Viện KSND thành phố Đà Nẵng gửi Viện trưởng Viện KSNDTC và Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Phan Diễn đề nghị xử lý Nguyễn Bá Thanh về tội nhận hối lộ của Phạm Minh Thông, Giám đốc Công ty hợp doanh xây lắp và kinh doanh nhà Đà Nẵng, Nguyễn Hưng, Chỉ huy phó Công trình đường Bắc Nam.

Đặc biệt Công văn số 77/KSĐT/KT ghi rõ: “Thông khai có đưa cho ông Nguyễn Bá Thanh – Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng nhiều lần số tiền là 4.425 triệu đồng theo yêu cầu của ông Thanh là Công ty muốn được thanh toán vốn nhanh phải trích lại cho ông 5% trên số vốn do công trình xây dựng bằng vốn ngân sách và 150.000đ/m2 trên số mét vuông đất do Ủy ban nhân dân thanh toán bằng quỹ đất đường Bắc Na… Với các tài liệu, chứng cứ nêu trên, vào chiều ngày 31/10/2000 sau khi phân tích một cách sâu sắc và có trách nhiệm, thì có 5/7 thành viên Ủy ban kiểm sát thống nhất Phạm Minh Thông, Nguyễn Hưng phạm tội: Đưa hối lộ, Nguyễn Bá Thanh phạm tội: Nhận hối lộ. Do đó nếu vụ án dừng lại chỉ xử lý quy buộc số tiền trên cho Phạm Minh Thông và Nguyễn Hưng mà không điều tra, xử lý đối tượng nhận tiền thì sẽ oan cho người đưa tiền, trong khi đó người đòi hối lộ thì vô can, dư luận nhân dân không đồng tình và vụ án không được giải quyết triệt để và thỏa đáng”.

Do hai công văn này cùng với những lá đơn tố cáo hành vi tham nhũng của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh được một công dân thành phố Đà Nẵng là Đinh Công Sắt lưu hành trong dân chúng mà trong mắt Công an thành phố Đà Nẵng là hành vi xâm hại đến uy tín, danh dự của Nguyễn Bá Thanh nên vụ án “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” đã được khởi tố. Trong số các bị can rồi tiếp đó là bị cáo ngoài Thiếu tướng Trần Văn Thanh, Chánh Thanh tra Bộ Công an, người đã tổ chức điều tra hành vi “nhận hối lộ” của Nguyễn Bá Thanh, còn có một cán bộ công an khác là Trung tá Dương Tiến, Trưởng Đại diện báo Công an thành phố Hồ Chí Minh.

Nếu như Thiếu tướng Trần Văn Thanh đã là nạn nhân của sự trả thù tư pháp phi nhân chưa từng thấy trong lịch sử thế giới hiện đại khi ông bị Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng Nguyễn Văn Quận điệu ra nơi xét xử khi đang hôn mê và bị Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao xử 12 tháng tù treo, Trung tá Dương Tiến bị Tòa án thành phố Đà Nẵng kết án 17 tháng 5 ngày tù giam và bị Hội đồng xét xử phúc thẩm y án, đúng bằng thời gian ông bị giam cầm trái pháp luật. Và phân tích sau đây chỉ riêng những hành vi phản pháp luật thể hiện trong bản án hình sự phúc thẩm đối với Trung tá Dương Tiến cũng đã đủ cho thấy thế lực tham nhũng có tính hệ thống trả thù những người chống tham nhũng điên cuồng và hèn hạ đến mức nào.
Hội đồng xét xử phúc thẩm đã kết án Trung tá Dương Tiến với lời buộc tội sau đây:

Tại đơn kháng cáo kêu oan cũng như tại phiên tòa sơ thẩm trước đây và phiên tòa phúc thẩm hôm nay, bị cáo chỉ thừa nhận vào ngày 14/5/2007, tại Văn phòng đại diện báo Công an TP. Hồ Chí Minh tại Hà Nội, bị cáo có giao cho Đinh Công Sắt tài liệu gồm: công văn số 73/KSĐT-KT ngày 31/10/2000 và công văn số 77/KSĐT-KT ngày 01/11/2000 của VKSND TP. Đà Nẵng gửi lãnh đạo VKSNDTC và Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, nội dung công văn có nêu kết quả điều tra vụ án Phạm Minh Thông, trong đó có một số lời khai của Phạm Minh Thông có liên quan đến lãnh đạo thành phố Đà Nẵng; bị cáo không thừa nhận có bảo Đinh Công Sắt đem tài liệu về phát tán cho dân Đà Nẵng đọc.

Xét thấy, vụ án Phạm Minh Thông và vụ án Nguyễn Hưng đã được Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm từ năm 2002, án đã có hiệu lực pháp luật, không có cán bộ lãnh đạo nào của thành phố Đà Nẵng liên quan đến bản án đã xét xử. Do đó mọi hành vi nhằm xúc phạm đến uy tín, danh dự lãnh đạo thành phố Đà Nẵng trong vụ án trên là phạm pháp.

Tại các biên bản ghi lời khai và tại các bản tường thuật trong giai đoạn điều tra cho thấy bị cáo Dương Tiến khi cung cấp hai công văn 73,77/KSĐT-KT nói trên đã bảo với Đinh Công Sắt đem đi photocopy nhiều bản, mang về cho dân Đà Nẵng đọc. Lời khai này phù hợp với lời khai của Đinh Công Sắt. Tài liệu này cùng với một số tài liệu khác sau đó đã được Sắt phát tán nhiều nơi, cho nhiều người tại địa bàn thành phố Đà Nẵng vào các ngày 15,16,17,18/5/2007 gần ngày bầu cử Quốc hội khóa 12 nhằm mục đích làm ảnh hưởng, gây khó khăn cho công tác bầu cử tại địa phương, làm giảm uy tín ứng cử viên đại biểu Quốc hội. Hành vi của bị cáo Dương Tiến và Đinh Công Sắt đã làm cho một bộ phận cử tri hoang mang, khiến chính quyền và các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan có trách nhiệm trong công tác chuẩn bị bầu cử cũng như giới thiệu ứng cử viên phải huy động lực lượng cho việc khắc phục hậu quả, thu hồi tài liệu mà các bị cáo tán phát và trấn an dư luận nhằm đảm bảo cho công tác bầu cử được diễn ra thuận lợi.

Về việc bị cáo Dương Tiến và Luật sư cho rằng công văn 73,77 không có dấu mật, công khai, ai đọc cũng được là điều không thể chấp nhận. Bởi lẽ bị cáo là công an, đồng thời giữ chức vụ Trưởng Văn phòng đại diện của một tờ báo ngành công an, bị cáo phải nhận thức rõ nội dung 2 công văn trên có đề cập đến cá nhân lãnh đạo địa phương, vì vậy chỉ có người có thẩm quyền mới được biết.

Việc Dương Tiến đã chủ động gọi cho Đinh Công Sắt ra Hà Nội để cung cấp 2 công văn trên, hỗ trợ tiền cho Sắt làm chi phí đi lại, bảo Sắt mang về tán phát đã thể hiện rõ mục đích, ý thức phạm tội của bị cáo. Do biết đây là hành vi vi phạm pháp luật nên bị cáo đã dặn Sắt “Phải cẩn thận”. Sau đó ngày 17/5/2007, bị cáo vào Đà Nẵng gặp Đinh Công Sắt để nắm tình hình dư luận Đà Nẵng sau khi Sắt tán phát tài liệu như lời khai tại bút lục 912, ngày 04/3/2008. Trong vụ án này, Dương Tiến và bị cáo Đinh Công Sắt là đồng phạm về hành vi tán phát tài liệu 2 công văn 73,77/KSĐT-KT tại thời điểm gần đến ngày bầu cử Quốc hội khóa 12, làm ảnh hưởng đến hoạt động của Nhà nước, tổ chức xã hội địa phương về công tác bầu cử, làm ảnh hưởng đến uy tín của người khác. Dương Tiến là đồng phạm với Đinh Công Sắt về hành vi trên. Án sơ thẩm không quy buộc bị cáo Tiến là đồng phạm với Trần Văn Thanh và Nguyễn Phi Duy Linh.

Với những căn cứ trên, xét án sơ thẩm áp dụng Khoản 1 Điều 258 BLHS để xử phạt Dương Tiến về “Tội lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” là có căn cứ, đúng tội. Do đó, cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo kêu oan của bị cáo cũng như quan điểm của Luật sư bào chữa cho bị cáo”.

Thế nhưng Hội đồng xét xử phúc thẩm đã cố tình kết án oan Trung tá Dương Tiến vì vụ án hình sự này không có người bị hại như chứng minh sau đây.

Điều 8 BLHS quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân…”, Điều 51 BLTTHS quy định: “Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra”. Rồi các Điều 68, 137 BLTTHS quy định về lời khai của người bị hại, Điều 191 BLTTHS quy định sự có mặt của người bị hại tại phiên tòa… Như vậy, theo pháp luật hình sự, tội phạm được xác định bởi người bị hại, không có người bị hại thì không có tội phạm.

Chắc chắn “Tội lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” không thuộc các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe và vì thế người bị hại bởi tội phạm này chắc chắn không chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, đồng nghĩa với việc người bị hại phải lên tiếng về tội phạm bằng cách này hay cách khác.

Công văn số 73/KSĐT-KT ngày 31/10/2000 của Viện KSND thành phố Đà Nẵng gửi Lãnh đạo VKSNDTC và Công văn số 77/KSĐT/KT ngày 01/11/2000 của Viện KSND thành phố Đà Nẵng gửi Đ/c Viện trưởng VKSNDTC và Đ/c Phan Diễn, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đều đề cập đến việc Nguyễn Bá Thanh, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đã nhận hối lộ của Phạm Minh Thông, Giám đốc Công ty hợp doanh xây lắp và kinh doanh nhà Đà Nẵng, Nguyễn Hưng, Chỉ huy phó Công trình đường Bắc Nam.

Đặc biệt Công văn số 77/KSĐT/KT ghi rõ: “Thông khai có đưa cho ông Nguyễn Bá Thanh – Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng nhiều lần số tiền là 4.425 triệu đồng theo yêu cầu của ông Thanh là Công ty muốn được thanh toán vốn nhanh phải trích lại cho ông 5% trên số vốn do công trình xây dựng bằng vốn ngân sách và 150.000đ/m2 trên số mét vuông đất do Ủy ban nhân dân thanh toán bằng quỹ đất đường Bắc Nam… Với các tài liệu, chứng cứ nêu trên, vào chiều ngày 31/10/2000 sau khi phân tích một cách sâu sắc và có trách nhiệm, thì có 5/7 thành viên Ủy ban kiểm sát thống nhất Phạm Minh Thông, Nguyễn Hưng phạm tội: Đưa hối lộ, Nguyễn Bá Thanh phạm tội: Nhận hối lộ. Do đó nếu vụ án dừng lại chỉ xử lý quy buộc số tiền trên cho Phạm Minh Thông và Nguyễn Hưng mà không điều tra, xử lý đối tượng nhận tiền thì sẽ oan cho người đưa tiền, trong khi đó người đòi hối lộ thì vô can, dư luận nhân dân không đồng tình và vụ án không được giải quyết triệt để và thỏa đáng”.

Như vậy, theo quan điểm của Hội đồng xét xử phúc thẩm, việc Trung tá Dương Tiến, cung cấp 02 công văn 73,77/KSĐT-KT của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng cho Đinh Công Sắt là hành vi “xúc phạm đến uy tín, danh dự” của Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy ĐCSVN thành phố Đà Nẵng, Đại biểu Quốc hội, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng và do đó Nguyễn Bá Thanh là “người bị hại”. Thế nhưng, trong toàn bộ hồ sơ của vụ án phần liên quan đến Trung tá Dương Tiến không có bất cứ dấu vết nào dù là nhỏ nhất cho thấy Nguyễn Bá Thanh là “người bị hại”, chẳng hạn như: đơn tố cáo, lời khai của chính Nguyễn Bá Thanh tại Cơ quan điều tra về hành vi phạm tội của Trung tá Dương Tiến. Mà đã không có “người bị hại” thì không thể có việc Trung tá Dương Tiến phạm tội.
Tóm lại, chỉ riêng việc không có “người bị hại” trong vụ án hình sự này cũng đã đủ chứng minh Trung tá Dương Tiến hoàn toàn vô tội. Do đó, việc Hội đồng xét xử phúc thẩm đưa vụ án ra xét xử mà lẽ ra phải đình chỉ theo Khoản 2 Điều 239 (Kháng cáo kháng nghị những quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm) Bộ Luật TTHS và hơn thế nữa, kết án Trung tá Dương Tiến dứt khoát là hành vi phạm “Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội” quy định tại Điều 294 và “Tội ra bản án trái pháp luật” quy định tại Điều 295 Bộ Luật Hình sự!

Như vậy, người viết bài này đã chứng minh xong sự vô tội của Trung tá Dương Tiến cũng như chứng minh xong tội phạm “Truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội” của Hội đồng xét xử phúc thẩm – Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng do Thẩm phán Trần Mẫn làm Chủ tọa. Tuy nhiên, điều nghiêm trọng hơn rất nhiều là Hội đồng xét xử phúc thẩm kết án oan Trung tá Dương Tiến không hẳn do dốt nát về nghiệp vụ hoặc do có vấn đề về tâm thần mà là do cố ý hãm hại người vô tội nhằm bao che hành vi “nhận hối lộ” của Bí thư Thành ủy Đảng cộng sản Việt Nam, Đại biểu Quốc hội, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh.
Thực vậy, có cả một loạt chứng cứ chứng minh nhận định này.

1. Hội đồng xét xử phúc thẩm bịa đặt căn cứ để kết tội
Pháp luật quy định các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ có thể điều tra, kiểm sát, xét xử trên cơ sở các quy định của pháp luật. Thế nhưng Hội đồng xét xử phúc thẩm đưa ra ít nhất 02 căn cứ không có trong bất kỳ văn bản pháp luật nào để kết tội Trung tá Dương Tiến.

Tại bản án phúc thẩm có ghi: “Xét thấy, vụ án Phạm Minh Thông và vụ án Nguyễn Hưng đã được Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm từ năm 2002, án đã có hiệu lực pháp luật, không có cán bộ lãnh đạo nào của thành phố Đà Nẵng liên quan đến bản án đã xét xử. Do đó mọi hành vi nhằm xúc phạm đến uy tín, danh dự lãnh đạo thành phố Đà Nẵng trong vụ án trên là phạm pháp”.

Ngoài ra, tại bản án phúc thẩm còn ghi: “bị cáo Dương Tiến và Luật sư cho rằng công văn 73,77 không có dấu mật, công khai, ai đọc cũng được là điều không thể chấp nhận. Bởi lẽ bị cáo là công an, đồng thời giữ chức vụ Trưởng Văn phòng đại diện của một tờ báo ngành công an, bị cáo phải nhận thức rõ nội dung 2 công văn trên có đề cập đến cá nhân lãnh đạo địa phương, vì vậy chỉ có người có thẩm quyền mới được biết”.

Sự bịa đặt của Hội đồng xét xử phúc thẩm được thể hiện như sau:
Thứ nhất
, không có bất cứ văn bản pháp luật nào quy định bản án hình sự phúc thẩm có hiệu lực pháp luật đối với người không phải là bị cáo. Vì vậy, Hội đồng xét xử phúc thẩm muốn bản án hình sự phúc thẩm vụ án Phạm Minh Thông và Nguyễn Hưng có hiệu lực pháp luật với Nguyễn Bá Thanh thì nhân vật này bắt buộc phải là bị cáo trong vụ án này. Thế nhưng Nguyễn Bá Thanh không phải là bị cáo trong vụ án vì chưa bị Công an thành phố Đà Nẵng khởi tố bị can để điều tra để rồi bị Viện kiểm sát truy tố ra Tòa án để xét xử về “Tội nhận hối lộ” quy định tại Điều 279 Bộ Luật Hình sự!

Nói cách khác, muốn pháp luật xác nhận Nguyễn Bá Thanh không phạm “Tội nhận hối lộ” của Phạm Minh Thông và Nguyễn Hưng thì cách duy nhất là phải khởi tố bị can và truy tố Nguyễn Bá Thanh ra Tòa án để rồi Hội đồng xét xử tuyên Nguyễn Bá Thanh không phạm tội sau khi bác bỏ những chứng cứ buộc tội của đại diện Viện kiểm sát thực hiện công tố đối với nhân vật này. Đó chính là điều mà Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà đã không dưới 2 lần cấp thiết đề nghị ngay giữa phiên tòa trước một cử tọa đông đảo nhưng Hội đồng xét xử phúc thẩm đã cố tình lờ đi.

Thứ hai, không có bất cứ quy định pháp luật nào cấm công dân tiếp tục tố cáo hành vi phạm pháp của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng nói chung, hành vi phạm pháp của Nguyễn Bá Thanh nói riêng với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ngay cả trong trường hợp Nguyễn Bá Thanh với tư cách bị cáo được Tòa án tuyên vô tội như giả thiết nêu trên.

Nhân đây cần khẳng định rằng chống tham nhũng là sự nghiệp của toàn dân chứ không phải là việc riêng của chính quyền và các cơ quan bảo vệ pháp luật, đồng nghĩa hoạt động của các cơ quan này phải chịu sự giám sát chặt chẽ của người dân và của xã hội thông qua báo chí. Để nói việc Trung tá Dương Tiến đưa cho Đinh Công Sắt xem hai công văn số 73 và 77/KSĐT-KT của Viện kiểm sát thành phố Đà Nẵng là hoàn toàn chính đáng và cần thiết, không chỉ trao đổi thông tin để chống tham nhũng có hiệu quả hơn mà còn để giám sát chính quyền nói chung, cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng trong đấu tranh chống tham nhũng!

Theo Khoản 3 Điều 8 BLHS thì “Tội nhận hối lộ” là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nên thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm này quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 23 BLHS là 20 năm. Do Nguyễn Bá Thanh chưa bị Công an thành phố Đà Nẵng khởi tố để điều tra về hành vi nhận hối lộ như Viện KSND thành phố Đà Nẵng đề xuất tại 02 công văn 73 và 77/KSĐT-KT nên việc công dân phẫn nộ, tiếp tục tố cáo hành vi phạm pháp này của Nguyễn Bá Thanh không những là bình thường mà còn rất cần thiết để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý Nguyễn Bá Thanh một cách triệt để bằng biện pháp tư pháp.

Tóm lại, tố cáo là quyền công dân được Hiến pháp và Luật khiếu nại, tố cáo bảo hộ. Do đó việc Hội đồng xét xử phúc thẩm xét xử và kết án những người liên quan đến việc tố cáo Nguyễn Bá Thanh nhận hối lộ rõ ràng là hành vi cản trở việc tố cáo và cản trở việc xử lý ông Thanh theo pháp luật và vì vậy phạm “Tội xâm phạm quyền khiếu nại tố cáo” quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 132 Bộ Luật Hình sự.

Sự bịa đặt của Hội đồng xét xử phúc thẩm được thể hiện như sau:

Thứ nhất, không có bất cứ quy định pháp luật nào cấm công dân đọc công văn có dấu “Mật” của các cơ quan Nhà nước huống chi công văn không có dấu “Mật” như hai công văn số 73 và 77/KSĐT-KT của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng.

Thứ hai, không có bất cứ văn bản pháp luật nào quy định công văn đề cập đến cá nhân lãnh đạo chính quyền địa phương chỉ người có thẩm quyền mới được biết.
Tóm lại, chỉ trong trường hợp tài liệu có dấu “Mật” bị lọt ra ngoài xã hội thì mới có thể truy cứu trách nhiệm và người bị truy cứu trách nhiệm là người có thẩm quyền đã để lọt tài liệu đó ra ngoài chứ tuyệt nhiên không thể truy cứu trách nhiệm người dân hay người không có thẩm quyền đã đọc tài liệu đó.

2. Hội đồng xét xử phúc thẩm tự mâu thuẫn khi một mặt, mặc nhiên thừa nhận Bí thư Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thanh có hành vi “nhận hối lộ” như kết luận của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng tại 02 công văn số 73 và 77/KSĐT-KT nhưng mặt khác, lại kết luận việc lưu hành 02 công văn này xúc phạm danh dự, uy tín của Nguyễn Bá Thanh.

Nếu Hội đồng xét xử cho rằng việc lưu hành 02 công văn số 73 và 77/KSĐT-KT của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng là hành vi xúc phạm danh dự, uy tín của Bí thư Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thanh thì người có hành vi này phải biết rõ những điều mà họ loan truyền, lưu hành là bịa đặt, tương tự hành vi của người phạm “Tội vu khống” quy định tại Điều 122 Bộ Luật Hình sự.

Thế nhưng Hội đồng xét xử phúc thẩm đã không đả động một chút nào đến nội dung của 02 công văn này, tức mặc nhiên thừa nhận việc Nguyễn Bá Thanh nhận hối lộ không phải là bịa đặt, tức có thực.

Điều đáng lưu ý là ngoài hai công văn 73,77 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng, theo Thiếu tướng Trần Văn Thanh, Chánh Thanh tra Bộ Công an tại Bản trình bày ngày 03/11/2008 làm theo yêu cầu của tổ công tác liên ngành kèm theo công văn 3429/VKSTC-V2 ngày 30/10/2008 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, còn có nhiều văn bản của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác xác nhận các đơn tố cáo về hành vi tham nhũng của Nguyễn Bá Thanh của một số công dân thành phố Đà Nẵng (trong đó có đơn tố cáo của Đinh Công Sắt) là có cơ sở và đề xuất xử lý hình sự Nguyễn Bá Thanh như:

- Báo cáo số 73/BC-VPBCĐ ngày 26/10/2007 của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng gửi Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Ban bí thư và Báo cáo số 38/BC-VPBCĐ ngày 07/4/2008 của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng gửi Ban Bí thư Trung ương Đảng đề xuất xử lý Nguyễn Bá Thanh theo quy định của pháp luật.

- Kết luận thanh tra số 524/KLTT-BCA (V24) ngày 06/6/2008 của Bộ Công an xác định có đủ căn cứ để khởi tố vụ án và bị can đối với Nguyễn Bá Thanh và việc Công an thành phố Đà Nẵng không khởi tố để điều tra là vi phạm Điều 103, 104 BLTTHS, có dấu hiệu vi phạm Điều 294 BLHS.

3. Hội đồng xét xử phúc thẩm cố ý vi phạm tố tụng hình sự do đã không triệu tập ông Nguyễn Trịnh Thăng tham gia tố tụng với tư cách nhân chứng duy nhất cuộc gặp giữa Đinh Công Sắt và Trung tá Dương Tiến, ngày 14/5/2007 tại Văn phòng đại diện báo Công an thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội.

Ngày 11/01/2010, ông Nguyễn Trịnh Thăng, thường trú tại Tổ 42 An Hòa, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng đã viết Đơn gửi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tố cáo Hội đồng xét xử sơ thẩm – Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng do Thẩm phán Nguyễn Thành làm Chủ tọa và Hội đồng xét xử phúc thẩm – Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng do thẩm phán Trần Mẫn làm Chủ tọa đã cố ý gạt bỏ ông Thăng với tư cách nhân chứng để kết án oan Trung tá Dương Tiến cho bằng được. Nội dung Đơn tố cáo như sau:

“Vào ngày 14/05/2007, ông Sắt gọi điện thoại cho tôi báo ông Sắt đã ra đến Hà Nội và đề nghị tôi cùng đến gặp ông Dương Tiến tại Văn phòng đại diện báo Công an thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Khoảng 5 đến 6 giờ tối cùng ngày tôi và ông Sắt được ông Dương Tiến tiếp tại phòng khách của Văn phòng và ông Sắt có đưa cho ông Dương Tiến một tập tài liệu (nội dung tài liệu thì tôi không được biết). Do thấy hai người nói chuyện cho nên tôi xin phép ra ngoài khoảng 15 phút. Khi quay lại thì tôi thấy ông Sắt đang đọc hai tài liệu. Sau đó ông Sắt có đưa cho tôi xem qua thì tôi được biết đây là 02 Công văn số 73,77/KSĐT-KT của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng đề nghị xử lý ông Nguyễn Bá Thanh, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng lúc đó, do đã nhận hối lộ của Phạm Minh Thông. Đọc xong tôi trả lại hai tài liệu này cho ông Sắt. Lúc này ông Sắt nói với ông Dương Tiến cho ông Sắt mượn 02 Công văn số 73,77/KSĐT-KT của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng để đi photocopy và ông Dương Tiến đồng ý. Sau đó ông Sắt rủ tôi cùng đi đến một cửa hàng photocopy thuộc phường Cát Linh nhưng do cửa hàng đó đóng cửa nên ông Sắt bảo tôi vào quán uống nước đợi ông. Khoảng 20 phút sau ông Sắt quay lại và bảo tôi đi cùng để trả hai tài liệu trên cho ông Dương Tiến. Sau khi trả hai tài liệu, ông Sắt nói với ông Dương Tiến rằng ông Sắt không có tiền để về Đà Nẵng thì ông Dương Tiến đưa cho ông Sắt một triệu đồng để hỗ trợ. Sau đó tôi đưa ông Sắt ra ga Hà Nội để về Đà Nẵng, còn tôi thì vẫn ở lại Hà Nội.

Vào ngày 16-17/05/20007, ông Dương Tiến vào Đà Nẵng và ở tại khách sạn Xanh và có nhờ tôi chở đi xem một số dự án, công trình mà các công dân Đà Nẵng đang khiếu kiện mà ông Tiến đã phản ánh qua bài báo “Nguyên nhân nào một số công dân Đà Nẵng khiếu kiện gay gắt” đăng trên báo Công an thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/05/2007. Tôi có chở ông đi một số nơi trong đó có dự án sân vận động Chi Lăng, dự án thủy sản Thọ Quang đường Liên Chiểu, Thuận Phước… Trong thời gian ở khách sạn Xanh, ông Dương Tiến nhận được một bản fax bài viết của ông Trần Đình Bá và có cho tôi và ông Sắt xem ngay tại quán cà fê của khách sạn. Xem xong, chúng tôi trả lại ông Dương Tiến bản fax đó.

Kết luận lại, tôi, Nguyễn Trịnh Thăng, một lần nữa khẳng định ông Dương Tiến không hề:
1. Bảo chúng tôi, Nguyễn Trịnh Thăng và Đinh Công Sắt phát tán 02 Công văn số 73 và 77 của Viện kiểm sát thành phố Đà Nẵng cho nhân dân Đà Nẵng đọc;
2. Vào Đà Nẵng chỉ để theo dõi, nắm tình hình dư luận về bài báo của ông viết về Đà Nẵng;
3. Cung cấp cho Đinh Công Sắt bài viết của ông Trần Đình Bá với những nội dung không đúng sự thật để Sắt đọc, sử dụng cho mục đích khiếu nại, tố cáo.
Là người có mặt trong các cuộc gặp giữa ông Dương Tiến và ông Đinh Công Sắt nhưng tôi không hề được cấp Tòa sơ thẩm cũng như cấp Tòa phúc thẩm triệu tập tham gia tố tụng với tư cách nhân chứng. Điều này cho thấy cả hai cấp Tòa đã chủ định kết án oan ông Dương Tiến nên mới gạt tôi, Nguyễn Trịnh Thăng, nhân chứng chứng minh ông Dương Tiến vô tội, ra khỏi thành phần tham gia tố tụng trong vụ án “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.

4. Thẩm phán Trần Mẫn, Chủ tọa phiên Tòa phúc thẩm đã vi phạm nghiêm trọng Điều 218 (Đối đáp) Bộ Luật tố tụng hình sự.

Điều 218 (Đối đáp) Bộ Luật hình sự quy định:

“Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình; Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến.
Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác. Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án.
Chủ tọa phiên tòa có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận”.

Thế nhưng Thẩm phán Trần Mẫn, Chủ tọa phiên Tòa phúc thẩm đã liên tục vi phạm quy định tố tụng hình sự này:

Ø Khi Luật sư Nguyễn Thị Dương bắt đầu tranh luận thì ngăn Luật sư bằng cách nói là chưa đến phần tranh luận. Khi Luật sư đòi tranh luận, đối đáp với đại diện Viện kiểm sát thì lại nói là phần tranh luận đã qua rồi, Luật sư không được tranh luận nữa?!

Ø Nhiều lần cắt ngang, ngăn cản Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà thực hiện bào chữa thô bạo đến mức Luật sư phải tuyên bố thẳng thừng là Chủ tọa phiên tòa đã vi phạm nghiêm trọng Điều 218 Bộ Luật tố tụng hình sự thì mới chịu để Luật sư tiếp tục công việc của mình.

Ø Không yêu cầu Kiểm sát viên đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận.

Ø Nhiều lần trực tiếp tranh luận với Luật sư thay cho đại diện Viện kiểm sát, vi phạm tính khách quan của Hội đồng xét xử!!!

Ø Ra lệnh cho nhân viên kỹ thuật tắt micro mỗi khi Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà thực hiện công việc bào chữa nhằm ngăn cử tọa nghe được nội dung bào chữa liên quan đến hành vi “nhận hối lộ” của ông Nguyễn Bá Thanh!!!

8. Thẩm phán Trần Mẫn, Chủ tọa phiên Tòa phúc thẩm đã vi phạm nghiêm trọng tố tụng hình sự khi cho phép vị đại diện Mặt trận Tổ quốc thành phố Đà Nẵng – không phải là người tham gia tố tụng hình sự theo quy định tại Chương IV Bộ Luật tố tụng hình sự – lên án các bị cáo ngay giữa phiên tòa để bênh ông Nguyễn Bá Thanh.

Việc thẩm phán Trần Mẫn, Chủ tọa phiên tòa phúc thẩm cho phép đại diện Mặt trận Tổ quốc thành phố Đà Nẵng không phải là người tham gia tố tụng phát biểu ý kiến trong khi lại ngăn cản Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà là người tham gia tố tụng thực hiện quyền bào chữa được pháp luật tố tụng hình sự bảo hộ là bằng chứng không thể chối cãi về việc Hội đồng xét xử phúc thẩm cố ý làm trái luật pháp nhằm bao che hành vi “nhận hối lộ” của Nguyễn Bá Thanh và nhằm bao che hành vi “truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội” và hành vi “ra bản án trái pháp luật” của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng do thẩm phán Nguyễn Thành làm Chủ tọa.
Cũng cần nói thêm rằng việc thay Thẩm phán trước đó đã được giao nhiệm vụ Chủ tọa Hội đồng xét xử phúc thẩm bằng thẩm phán Trần Mẫn chuẩn bị nghỉ hưu và việc Thẩm phán họ Trần này đã phải tập dượt xử án vì đã lâu không ngồi tòa theo một nguồn tin đáng tin cậy càng chứng tỏ Thẩm phán này không có vai trò nào khác là tuyên một bản án “bỏ túi” hay được định sẵn để bỏ tù những người đã “dám” tố cáo hành vi tham nhũng của Nguyễn Bá Thanh!

Ngoài những hành vi cố ý xâm phạm pháp luật tố tụng nói trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm còn cố ý lờ đi những phản bác của Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà đối với hành vi “viết bài không đúng sự thật về tình hình Đà Nẵng nhằm gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của cán bộ lãnh đạo cũng như chính quyền thành phố Đà Nẵng” và hành vi “cung cấp cho Đinh Công Sắt bài viết của nhà báo Trần Đình Bá với những nội dung không đúng sự thật để Sắt đọc, sử dụng cho mục đích khiếu nại, tố cáo” mà Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã buộc cho Trung tá Dương Tiến. Nói cách khác, Hội đồng xét xử phúc thẩm tìm mọi cách để bao che Bản án trái pháp luật của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng.

Kết luận lại, bằng việc xâm phạm trắng trợn pháp luật tố tụng hình sự, bịa đặt chứng cứ để kết tội Trung tá Dương Tiến như trên đã chứng minh, Hội đồng xét xử phúc thẩm – Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng do thẩm phán Trần Mẫn làm Chủ tọa là điển hình xâm phạm hoạt động tư pháp, khép tội oan công dân nhằm bao che tham nhũng và trả thù người chống tham nhũng!

Không chấp nhận Bất công tột bậc này của những kẻ nhân danh Công lý tại Đà Nẵng, ngày 19/5 vừa qua, đúng sinh nhật lần thứ 120 của Hồ Chí Minh, người khai sáng Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, Trung tá Dương Tiến đã chính thức gửi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trần Quốc Vượng “Đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Bản án hình sự số 78/2009/HSPT ngày 07/12/2009 của Tòa phúc thẩm – Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng liên quan đến việc “nhận hối lộ” của Bí thư Thành ủy ĐCSVN, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thanh” với yêu cầu không gì rõ ràng hơn:

Thứ nhất, tuyên Trung tá Dương Tiến, tức Dương Ngọc Tiến, không phạm “Tội lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, đình chỉ vụ án và phục hồi cho Trung tá Dương Tiến mọi quyền và lợi ích hợp pháp.

Thứ hai, yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với các thành viên Hội đồng xét xử sơ thẩm – Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng tại phiên tòa ngày 6-7/8/2009 và Hội đồng xét xử phúc thẩm – Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng tại phiên tòa ngày 07/12/2009 về “Tội truy cứu trách trách nhiệm hình sự người không có tội” quy định tại Điều 295 Bộ Luật hình sự về “Tội ra bản án trái pháp luật” quy định tại Điều 295 Bộ Luật Hình sự.

Thứ ba, yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng về hành vi “nhận hối lộ” như đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng tại Công văn số 73/KSĐT-KT ngày 31/10/2000.

Cũng chính việc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng và Tòa phúc thẩm – Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng đã đạp lên luật pháp để bao che tham nhũng nghiêm trọng của Nguyễn Bá Thanh và đàn áp một cách tàn bạo những người tố cáo đã gây phẫn nộ cao độ trong nhân dân thành phố Đà Nẵng. Liên tục từ cuối năm ngoái khi phiên tòa phúc thẩm kết thúc, công dân Đà Nẵng đã liên tiếp viết Đơn tập thể gửi các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước tố cáo và yêu cầu xử lý theo quy định của pháp luật hình sự cả Nguyễn Bá Thanh lẫn các thế lực bao che nhân vật này mà cụ thể là Thẩm phán Nguyễn Thành, Phó chánh án Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng, Chủ tọa Hội đồng xét xử sơ thẩm và và thẩm phán Trần Mẫn, Chánh tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà nẵng, Chủ tọa Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.

Nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền là không bỏ lọt tội phạm nhưng cũng không được làm oan người vô tội nên người viết bài này thấy không có lý do gì để Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trần Quốc Vượng có thể chần chừ trong việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Bản án hình sự phúc thẩm để minh oan Trung tá Dương Tiến, Thiếu tướng Trần Văn Thanh – những sĩ quan công an xứng danh “Vì nhân dân phục vụ” – và các bị cáo khác trong cùng vụ án “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” là Nguyễn Phi Duy Linh và Đinh Công Sắt cũng như để trừng trị nghiêm khắc những kẻ đã dựng đứng lên vụ án này!

Mặc dầu vậy, ai cũng thấy rõ là việc trừng trị đến nơi đến chốn tham nhũng cũng như những thẩm phán “coi Pháp luật bằng vung” như Trần Mẫn là “bất khả thi” nếu như không vạch ra được thế lực “ô, dù” bao che cho cái lũ “thù trong” này. Bởi thế nhiều người cho rằng chính ông Nguyễn Văn Chi, Ủy viên Bộ chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương của Đảng là một trong số vai vế đã “bảo kê” ông Nguyễn Bá Thanh tham nhũng và do đó “bảo kê” luôn việc bỏ tù Trung tá Dương Tiến, Thiếu tướng Trần Văn Thanh… theo đúng nguyên tắc “Một mất Một còn” với 2 chứng cứ không dễ gì bác được:

Một là, kể từ sau Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban kiểm tra trung ương có thể nói là “độc quyền” hay “múa gậy vườn hoang” theo cách nói dân gian trong việc xử lý các cán bộ “có vấn đề” thuộc “diện Trung ương quản lý”, tức từ Phó chủ tịch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương trở lên, sau khi những cơ quan khác của Đảng có cùng chức năng là Ban Nội chính trung ương, Ban bảo vệ chính trị nội bộ đã bị “xóa sổ”, hay nói đúng hơn là bị sáp nhập vào Văn phòng Trung ương Đảng.

Nói cách khác, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Chi một khi “lắc đầu” thì dù Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng do Thù tướng đứng đầu có muốn xử lý cũng phải chào thua. Bằng chứng là Báo cáo số 73/BC-VPBCĐ ngày 26/10/2007 của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng gửi Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Ban bí thư và Báo cáo số 38/BC-VPBCĐ ngày 07/4/2008 của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng gửi Ban Bí thư Trung ương Đảng đề xuất xử lý ông Nguyễn Bá Thanh theo quy định của pháp luật cũng đã không “đè” nổi, “đánh xuôi” nổi Thông báo số 94TB/KTTW ngày 25/4/2007 của Ủy ban kiểm tra trung ương do Phó Chủ nhiệm Nguyễn Thị Doan, nay là Phó Chủ tịch Nước, ký thay Chủ nhiệm Nguyễn Văn Chi “thổi ngược”, phủi sạch trơn mọi tố cáo đối với ông Nguyễn Bá Thanh!

Hai là, Thẩm phán Trần Mẫn là em ruột bà Trần Thị Thủy mà bà Thủy lại chính là… vợ Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương Nguyễn Văn Chi!
Đó chưa kể “thâm giao” khó có thể không có giữa Nguyễn Bá Thanh và Chủ nhiệm Chi bởi ông Chi là Bí thư Quảng Nam – Đà Nẵng trong gần cả chục năm, từ 1986 đến 1994.

Để nói rằng, vẫn theo những ý kiến trên, oan khuất tày trời mà Trung tá Dương Tiến, Thiếu tướng Trần Văn Thanh và hai bị cáo khác của vụ án “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” khó có thể được giải quyết chừng nào Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương Nguyễn Văn Chi vẫn còn tại vị, chừng nào Nhà nước nói chung, các cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng, vẫn còn đặt lợi ích của Đảng lên trên lợi ích của Tổ Quốc và Nhân Dân, tóm lại chừng nào Đảng lệ vẫn còn đè Pháp luật!

Thế nhưng tôi vẫn tin rằng lũ “nội xâm” như Nguyễn Bá Thanh và các thế lực “bảo kê” không thể tiếp tục tồn tại bởi Nước Nam này Hào Kiệt đời nào chẳng có, mảnh đất Đà Nẵng kia đâu có thiếu Anh Hùng, mà bắt đầu bằng tác giả của hai công văn 73,77/KSĐT-KT giờ đã thành huyền thoại: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng Nguyễn Quốc Dũng.

Rất có thể tôi bị thuyết phục bởi bộc bạch này của người Viện trưởng – cựu chiến binh quả cảm ấy: “Tôi đã ký lệnh bắt nó rồi… Tôi đã nói thẳng với Nguyễn Bá Thanh rằng nếu mày không có quá nhiều tiền thì mày đã xanh cỏ với tao từ lâu rồi”!!

CHHV 23-5-2010
HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập
Nguồn: Bauxit Việt Nam

Sunday, May 23, 2010

Vi Nhân – Tôi là người Việt Nam

Vi Nhân – Tôi là người Việt Nam

Posted using ShareThis

Ðổ máu cho tự do dân chủ

Trích NguoiViet Online

Ngô Nhân Dụng


Nhiều người Thái Lan lại chết vì khát vọng dân chủ. Lần sau cùng dân Thái Lan đổ máu là trong những cuộc biểu tình năm 1992. Những người đã chết vì tự do dân chủ đó không chết uổng. Sau đó, đời sống chính trị đã thay đổi và đạt được nhiều tiến bộ. Một bản Hiến Pháp mới được ban hành. Nhiều định chế được thiết lập để kiểm soát chính quyền, ngăn chặn tham nhũng, không cho quân đội can thiệp vào việc chính trị như trước đó nữa. Từ 1992 đến năm 2006, Thái Lan là một quốc gia tự do dân chủ nhất Á Châu.

Năm 2006, quân đội lại đảo chính để lật đổ ông Thủ Tướng Thaksin Sinawatra, nhưng các tướng lãnh đã trao trả quyền hành cho các chính phủ dân sự. Những người ủng hộ ông Thaksin tiếp tục chống chính phủ, mặc dù chính ông ta đã lưu vong, và bị kết án về tội tham nhũng, lạm quyền. Hai phe chống và thân Thaksin thay phiên nhau biểu tình. Có lúc phe chống Thaksin mặc Áo Vàng chiếm phi trường, cho đến khi một thủ tướng thân Thaksin phải từ chức. Quốc gia từ từ rơi vào tình trạng hỗn loạn, cho tới những cuộc biểu tình Áo Ðỏ kéo dài trong 2 tháng qua, kết thúc vào sáng Thứ Năm, 20 Tháng Năm, 2010, khi quân đội bắn chết nhiều người và các lãnh tụ biểu tình chịu đầu hàng để tránh đổ máu thêm.

Những cuộc biểu tình năm 1992 quy tụ dân trung lưu thành phố, rất nhiều sinh viên, học sinh, đông đảo hơn năm nay và ôn hòa hơn. Có lúc 200 ngàn người đi biểu tình tiến tới trụ sở Quốc Hội. Khi bị quân đội ngăn không cho qua cầu, các thanh niên biểu tình chống lại bằng cách nổ xe gắn máy, quay ống phun khói về phía những người lính cầm súng đứng dàn hàng. Năm nay, số người biểu tình chỉ dưới 10 ngàn, đa số từ nông thôn miền Bắc và Ðông nước Thái Lan cùng với một số dân nghèo ở Bangkok; nhiều người có võ trang súng, lựu đạn, có lúc họ đã bắn cả vào những người lính cứu hỏa. Trong đám biểu tình cũng len lỏi nhiều phần tử bất hảo, lợi dụng để trộm cướp.

Tuy những cuộc biểu tình năm nay khác lần trước, nhưng ý nghĩa và hậu quả sẽ không kém quan trọng. Nhiều người dân Áo Ðỏ biểu tình vì bất mãn với chính quyền và họ có những quyền lợi chính đáng phải đòi hỏi, không khác gì năm 1992. Những người Thái đã chết trong những ngày qua sẽ được hậu thế ghi nhận là họ đã chết vì khát vọng tự do dân chủ. Các cuộc biểu tình còn tiếp tục ở các tỉnh, miền Ðông và Bắc Thái Lan cho thấy các khát vọng tự do dân chủ có thật. Nước Thái Lan sẽ phải thay đổi. Ðời sống chính trị sẽ phải cởi mở hơn, chế độ dân chủ cần tạo ra những thành quả cụ thể hơn đối với nhiều nông dân, những người đã bị bỏ quên trong những thập niên qua. Nhờ những người bị đổ máu mấy hôm nay, đa số nông dân sẽ được hưởng những quyền lợi mới về kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, y tế, mà trước đây dân thành thị đã phải tranh đấu cho họ.

Nhưng nói như vậy không phải để đổ hết tội lỗi cho chính phủ Thái Lan hiện nay. Họ chỉ làm những việc không thể tránh được; sử dụng quân đội khi không thể thỏa hiệp với những người biểu tình bạo động. Trong quá trình xây dựng Dân Chủ ở một quốc gia, tại những khúc quanh thường gây ra đổ máu, lịch sử các quốc gia tự do dân chủ phần lớn đều cho thấy như thế. Trên thế giới chỉ có nước Mỹ là sau khi chế độ dân chủ được thiết lập, không có một cuộc đảo chính nào xóa bỏ Hiến Pháp, thay bằng Hiến Pháp mới. Có lẽ vì dân Mỹ trong 200 năm qua được thừa hưởng một lục địa giàu tài nguyên. Các vụ tranh chấp quyền lợi ở Mỹ không gay go, nặng nề, như ở các nước mà dân số đông, phải sống chen chúc hàng ngàn năm, chia nhau những tài nguyên có giới hạn. Tuy vậy, ở nước Mỹ vẫn xảy ra một cuộc nội chiến đẫm máu vì những xung đột quyền lợi kinh tế.

Vậy nguyên nhân nào gây ra những biến cố gần đẫm máu ở Thái Lan trong thời gian qua?

Cựu Thủ Tướng Thaksin Sinawatra chịu trách nhiệm lớn nhất. Có thể tin lời tố cáo của chính phủ Thái rằng chính ông Thaksin đã thúc đẩy những người ủng hộ ông tổ chức biểu tình, chính một lãnh tụ biểu tình cho biết họ được ông ta tài trợ. Ông Thaksin lại ngăn cản không cho các người điều khiển cuộc biểu tình Áo Ðỏ thỏa hiệp sau khi Thủ Tướng Abhisit Vejjajiva đã đồng ý sẽ giải tán Quốc Hội và bầu cử lại vào Tháng Mười Một năm nay.

Nhưng ông Thaksin không phải là nguyên nhân duy nhất khiến cho nhiều người dân Thái đi xa hàng ngàn cây số về thủ đô biểu tình đòi chính phủ từ chức. Người dân vùng Ðông Bắc có nhiều lý do đích thực khi ủng hộ ông Thaksin. Bởi vì từ nhiều thập niên qua, nông dân đã bị giới lãnh đạo chính trị trong nước bỏ quên. Nhiều người Áo Ðỏ biểu tình cũng công nhận ông Thaksin có tham nhũng, lạm quyền, khi làm thủ tướng. Nhưng chính ông ta, một chính trị gia xuất thân từ miền Bắc Thái Lan, đã là vị thủ tướng đầu tiên đem lại những lợi ích thiết thực cho nông dân. Ông đã mở rộng hệ thống bảo hiểm y tế cho toàn thể dân chúng, lần đầu tiên các nông dân chỉ phải trả mấy đô la Mỹ cũng được khám bệnh. Ông cũng tổ chức mạng lưới tín dụng nhỏ, cho nông dân được vay vốn ngân hàng, do chính phủ cung cấp. Ðó là những thứ “xa xỉ” mà trước đó chỉ dân thành phố được hưởng.

Có thể nói ông Thaksin đã “đánh thức” nông dân Thái Lan dậy, để họ thấy có quyền được hưởng những thành quả của chế độ dân chủ và sự phát triển kinh tế của nước Thái Lan. Nếu không có ông, chắc nông dân Thái Lan phải chờ nhiều năm để nuôi ý thức về các quyền lợi của họ. Sau khi ông ta bị lật đổ, các chính phủ sau đều tiếp tục các chính sách đó, nhưng người dân nông thôn đã coi Thaksin là người hùng của họ, và họ thấy những lợi ích ông ta mang lại quan trọng hơn là những mánh khoé làm giầu mang lại cho gia đình ông hàng tỷ Mỹ kim trong thời gian ông nắm quyền. Các chính trị gia khác có thể trong sạch hơn, nhưng không làm được như ông Thaksin.

Ông Thaksin là người được hưởng những thành quả của các cuộc tranh đấu đòi dân chủ trước kia, đặc biệt là những cuộc biểu tình năm 1992 và năm 1997, đưa tới các bản Hiến Pháp mới. Chính nhờ xã hội trở thành dân chủ hơn mà ông Thaksin leo lên được ghế thủ tướng. Nhưng các cuộc tranh đấu trước, nhiều lần cũng đổ máu, chỉ mang lại lợi ích cho dân thành phố, nơi người ta có trình độ học vấn cao và được thông tin đầy đủ hơn vùng thôn quê. Một lớp trung lưu thành hình ở thủ đô và các tỉnh, họ tranh đấu thiết lập và bảo vệ các định chế dân chủ nhưng họ không quan tâm đến việc chia sẻ các thành quả của quá trình dân chủ hóa đó cũng như sự tiến bộ về kinh tế với các đồng bào của họ ở các vùng thôn quê xa xôi. Thaksin đã sử dụng các định chế chính trị và kinh tế mà chế độ dân chủ thiết lập để mang lại những ích lợi mới cho nông dân; đó là điều mà các chính phủ Thái Lan trước kia không làm.

Cho nên, không thể nói các cuộc biểu tình Áo Ðỏ gần đây chỉ do một cá nhân ông Thaksin Sinawatra gây ra. Vì vậy, muốn tránh những cuộc biểu tình khác diễn ra tại các thành phố lớn ở Thái Lan, nhất là vùng phía Bắc và phía Ðông, để tránh không rơi vào một cuộc nội chiến, thì chính phủ Thái Lan phải tìm các giải đáp chính trị để yên lòng những người đang bất mãn

Từ trước đến nay, mỗi khi nước Thái Lan có biến loạn thì người ta lại trông vào Vua Bhumibol Adulyadej ra tay can thiệp. Năm 1992, sau khi người biểu tình bị bắn chết, Vua Thái Lan đã lên tiếng chỉ trích cả các lãnh tụ biểu tình và chính phủ quân nhân. Họ đều nhận lỗi, và các tướng lãnh từ chức, một chính phủ dân sự ra đời, tổ chức bầu cử và soạn một bản Hiến Pháp mới. Vua Thái Lan được mọi người kính trọng, cho nên dù theo Hiến Pháp ông đứng ngoài chính trị nhưng vẫn có một địa vị rất quan trọng.

Nhưng năm nay, Ðức Vua Bhumibol đã 82 tuổi và nằm bệnh viện từ nhiều tháng qua. Ðiều khó khăn nhất cho ông năm nay là chính những người thân cận của ông lại ra mặt chống Cựu Thủ Tướng Thaksin từ lâu. Những cuộc biểu tình chống Thaksin trước đây đều mặc Áo Vàng, mầu của hoàng gia, và được mặc nhiên công nhận.

Chính vai trò của vị vua quá mạnh, trong một chế độ quân chủ lập hiến, là một nhược điểm của hệ thống chính trị tại Thái Lan. Người ta không thể đổ lỗi ở nhà vua, ngược lại, chính ông đã sử dụng vai trò đó để giúp nước nhiều lần khi cần giải quyết các xung đột chính trị phe đảng. Nhưng một quốc gia dân chủ không thể để cho một cá nhân (ông vua) hay một định chế (hoàng gia) đóng vai trò quan trọng vượt lên trên các định chế khác như vậy. Ðó không phải là một hiện tượng lành mạnh. Nhất là trong thời gian này, khi hoàng gia còn đang lo vấn đề kế vị nhà vua. Con đường thoát của Thái Lan hiện nay nằm trong tay các nhà chính trị. Nếu họ biết bày tỏ thái độ hòa giải đối với những người chống đối, và tìm được các biện pháp cụ thể, thì nước Thái Lan sẽ thoát nạn.

Thái Lan phải có một bản Hiến Pháp mới, Hiến Pháp thứ 18 kể từ năm 1932 khi thành lập chế độ quân chủ lập hiến. Trong Hiến Pháp đó phải củng cố vai trò của các định chế do pháp luật quy định, và hợp lý hóa vai trò của nhà vua trong đời sống chính trị.

Nhưng dù Hiến Pháp được soạn thảo ra sao, chế độ dân chủ ở Thái Lan sắp bước qua một quãng đường mới. Chế độ dân chủ không thể chỉ quan tâm đến hình thức mà phải thể hiện qua các chương trình cụ thể của người cầm quyền, để mọi người dân được tham dự. Chính sách quốc gia phải tạo bình đẳng về cơ hội cho toàn dân và mang lại những lợi ích tốt nhất cho những người yếu kém nhất trong xã hội.

Ðược như vậy, thì những người dân đã chết trong những cuộc biểu tình vừa qua không chết uổng. Người ta không thể chờ sống tự do dân chủ như nằm chờ sung rụng. Muốn hưởng các thành quả chế độ dân chủ mọi người phải tranh đấu.

Saturday, May 22, 2010

Một Nữ Bác sĩ Mỹ gốc Việt được vinh thăng Đại Tá Không Quân

Trích NguoiViet Boston

Hạnh Liên

Bác sĩ Mylene Trần Huỳnh đã được vinh thăng Đại Tá Không Quân vào lúc 3 giờ chiều ngày 14 Tháng 5, 2010 tại một phòng hội của Women’s Memorial, ở thành phố Arlington, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ.

th3 th1

Chuẩn tướng (Brigadier General) Byron C. Hepburn và Đại Tá Mylene Trần Huỳnh

Buổi lễ thăng cấp được chủ tọa bởi Thiếu Tướng Byron C. Hepburn. Hiện diện có khoảng một trăm người tham dự, phần đông là gia đình của Bác sĩ Mylene Trần Huỳnh, cùng nhiều thân hữu của gia đình và các cựu quân nhân trong Quân Lực VNCH, trong đó có Cựu Trung Tướng Lữ Lan.

th4 th8

Hình trái: Chồng (Kỷ sư Cơ Khí) Huỳnh Quốc Thành & con trai lớn gắn cấp bực mới, áo ngoài. Hình phải: Cha (BS Trần Đoàn, Đại Uý Quân Y Sư Đoàn Dù/QLVNCH) và Mẹ (Dược Sĩ Phan Thị Nhơn) gắn cấp bậc cầu vai áo trong.

Trước khi thăng cấp Đại Tá, ở cấp bậc Trung Tá, Bác sĩ Mylene Trần Huỳnh là Giám Đốc của Air Force Medical Service (AFMS) International Health Specialist (IHS) program, Office of the Air Force Surgeon General.
Đại Tá Bác sĩ Mylene Trần Huỳnh tốt nghiệp ở University of Virginia, được chứng nhận bởi cả The American College of Preventive Medicine và The American Academy of Family Practice. Trung Tá Bác sĩ Mylene Trần Huỳnh đã phục vụ trong United State Air Force hơn 18 năm.

Được biết, sau 30 Tháng Tư, 1975 cả gia đình của Bác sĩ Mylene Trần Huỳnh còn kẹt ở VN, lúc đó Bác sĩ Mylene Trần Huỳnh mới 9 tuổi. Cha của Bs Mylene Huỳnh là Bác sĩ Quân Y Trần Đoàn, thuộc Sư đoàn Nhảy Dù. Sau đó gia đình đã vượt biên và đến được Manila, Phi luật Tân.

th9 th10

Hình trái: Đ/T Mylene Trần Huỳnh, chồng và ba con trai. Hình phải: Đại gia đình & Chuẩn tướng Byron C. Hepburn

Vì lý do nghề nghiệp, Bác sĩ Mylene không thể dành cho phóng viên một cuộc phỏng vấn, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu được, cha của Bác sĩ Mylene là một Bác sĩ quân y, từ nhỏ Bác sĩ Mylene thường theo cha, chơi quanh quẩn trong sân bệnh viện, nên đã quen thấy cha chăm sóc cho những thương binh. Điều này đã ảnh hưởng không ít lên tâm trí cô bé, vì vậy khi lớn lên trên một đất nước tự do, có đầy đủ phương tiện để học hỏi, chọn lựa, Bác sĩ Mylene đã chọn cho mình một hướng đi cao đẹp, theo ngành y khoa và phục vụ trong quân đội.

Với cấp bậc Đại Tá Không Quân trong Quân Lực Hoa Kỳ, giữ những chức vụ quan trọng, Bác sĩ Mylene Trần Huỳnh sẽ có nhiều cơ hội, phương tiện để phục vụ, giúp đỡ những người nghèo khó trên nhiều quốc gia trên thế giới.

th11 th13

Hình trái: Ô. Bà Trần Đoàn – Đ/T Mylene Huỳnh – Ô. Bà Trung Tướng Lữ Lan. Hình phải: Bà Trần Đoàn & Đại Tá Trịnh Hưng (US Public Health Service) bạn học.

Sự thành công, được thăng chức Đại Tá Không Quân của Bác sĩ Mylene Trần Huỳnh không phải chỉ là một niềm hãnh diện riêng cho gia đình của Bác sĩ Mylene mà là niềm hãnh diện chung của cả cộng đồng người Việt ở hải ngoại, về sự thành công của thế hệ thứ hai.

Friday, May 21, 2010

Vũ Đông Hà: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xí

Trích NguoiViet Boston

xiHồi nhỏ, nhà có 7 anh em. Đông con nít ít đồ chơi nên có trò chơi xí. Anh xí cái này, chị xí cái kia, em xí cái nọ. Xí chơi riêng, một lúc chán, gom lại chơi chung. Xí theo năng lực chơi theo nhu cầu. Mùa hè, em theo chị nuôi về Đà Lạt chơi. Một buổi sáng chị rủ ra cánh rừng gần nhà ở cây số 4. Chị thơ thẩn tìm một ‘cây thông đứng giữa trời mà reo’. Nhờ em khắc dùm hàng chữ V yêu N. Chị xí một gốc cây để in dấu tình yêu đầu đời của chị.

Năm tháng trôi qua, chuyện xí tưởng đã đi vào dĩ vãng. Cho đến khi:

Hàng trăm cây cổ thụ, lộc vừng lớn nhỏ giữa rừng tự nhiên bị đội quân săn cây cảnh ngang nhiên đánh dấu xí phần. Họ còn ghi địa chỉ, số điện thoại lên đó. Người mua cây cảnh được cho xem những tấm ảnh chụp ngay tại rừng để tha hồ chọn lựa…(*)

Chuyện “xí” đã không còn là chuyện linh tinh con nít hay vớ vẩn tình yêu mới lớn. “Xí” lan tràn khắp chốn, từ trên xuống dưới, từ mấy chục năm nay. Xí đã và đang làm đất nước này nghiêng ngả.
*
11 giờ 45 phút, ngày 15 tháng 4 năm 1992, một nhóm vài trăm người theo chỉ thị của vài chục người, đóng cửa phòng cùng nhau gật đầu, giơ tay xí phần quan trọng nhất của đất nước Việt Nam:

Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. (**)

Ngày hôm nay, đội ngũ công nhân lương không đủ sống, trong nước đình công, ngoài nước làm nô lệ. Cũng không còn cái gọi là giai cấp công nhân trong bối cảnh xã hội đa thành phần của Việt Nam vào thế kỷ 21 này. Thành phần lãnh đạo trong đội “tiên phong” của “giai cấp công nhân” bây giờ cũng không mấy ai là thợ máy, thợ thuyền như bác Tôn ngày xưa.

Nhưng ghế lãnh đạo đã được xí. Quyền cai trị, dẫn dắt gần 90 triệu người đã được đóng dấu và hợp pháp hóa, không cần phải trả tiền phạt như thành phần lâm tặc: Vì cây cảnh có giá trị cao nên cả chi phí khai thác, vận chuyển và nộp phạt cộng lại cũng chẳng thấm gì so với lợi nhuận mà lâm tặc kiếm được, lại an toàn và hợp pháp… (*).

Khởi đi từ đó, trò chơi xí đã được hệ thống hóa một cách chi li và chiến lược. 19 ghế cực lớn, 160 ghế lớn là chuyện nội bộ chia nhau sau khi xí. Ghế trung, ghế vừa, ghế nhỏ được định vị bởi bộ phận chuyên trị xí phần tầm dưới là Mặt trận Tổ quốc. Cái áo dân chủ được chắp vá kỹ lưỡng bằng 99.99% lá phiếu gạch chéo tên ai cũng được. Không gạch là có vấn đề. Nghĩa vụ làm chính danh hành động xí chỗ của thiểu số lãnh đạo là của đại số nhân dân. Nghĩa vụ này không cần xí. Cũng không được từ chối.

Hành động xí phần từ không gian chính trị đã tràn lan rắn rết ra mọi ngõ ngách của xã hội. Những chiếc chiếu trên được dành riêng cho những người có thẻ đỏ ngồi vào bàn tiệc. Tiệc công ty quốc doanh, tiệc đề án phát triển, tiệc hệ thống công an, ngân hàng, giáo dục, đầu tư, tiệc truyền thông báo chí, tiệc môi giới xuất khẩu người… Dân thường chớ hòng bén mảng vào trừ khi thẻ đỏ được thay thế bằng những bao bì để ngay ngắn trên bàn.

Từ đó, đất nước Việt Nam trong hòa bình, thống nhất và đổi mới đã vô cùng ổn định. Ổn định vì mọi việc, mọi thứ đã được xí và chia. Ổn định vì không có nhu cầu tranh cãi, giành giật. Một xã hội 90 triệu người đông như kiến ấy đã sống trật tự trong không gian chật hẹp, từ vị trí, vai trò đến tư tưởng, đã được định sẵn. Không phải có áo đỏ, áo vàng như dân Thái xuống đường đòi hỏi công bình trong việc chia phần làm chủ vận mạng của đất nước.

Việt Nam ta, mỗi người bôn ba, bươn chải, con mắt trái mở, con mắt phải nhắm, tranh nhau xí phần thừa xót lại để sống.

Ngay cả một gốc cây trên rừng.

*
Tình trạng những người mang dòng máu Việt xí phần với nhau tưởng chỉ dừng lại ở đó.

Cho đến một hôm thức dậy, mở con mắt phải mới biết một phần lãnh hải, lãnh thổ đã bị ngoại bang nhảy vào xí phần. Lá cờ một sao đã được thay thế bằng lá cờ máu năm sao trên những vùng đất, biển của tổ tiên.

Cho đến lúc tiếng gọi của lòng ái quốc làm bừng tỉnh con tim của nhiều người, để bước ra khỏi cuộc sống bôn ba và cùng nhau lên tiếng nói: Trả ta sông núi từng trang sử; dân tộc còn nghe vọng thiết tha; ngược vết thời gian, cùng nhắn nhủ: không đòi ai trả núi sông ta… (***).

Và lúc đó, mới biết: quyền yêu nước cũng đã bị xí phần.

Lâm tặc có thể lo toàn bộ thủ tục từ “A tới Z”, người mua chỉ việc chồng tiền đủ theo thỏa thuận là xong…(*)

Lãnh đạo đã lo toàn bộ việc trị nước từ “A tới Z”, người dân chỉ việc gạch chéo phiếu bầu và sống yên phận là xong…

Ngày 25 tháng 4 năm 2010

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Cộng hòa Xã hội Xí chỗ Việt Nam
Cộng hòa Xã hội Xí chỗ
Cộng hòa Xã Xí
Cộng Xí

© 2010 Vũ Đông Hà
Nguồn: Vũ Đông Hà blog