Translate

Wednesday, September 30, 2009

Miền Trung thiệt hại nặng vì bão số 9

Bão số 9 gây thiệt mạng ít nhất 74 người. Tin của hãng thông tấn AFP viện dẫn số liệu của Trung tâm Phòng chống lụt bão của Việt Nam, thông báo như vừa kể.

AFP PHOTO/Hoang Dinh Nam

Hội An 30-9-2009: nước lụt dâng cao sau bão, cả gia đình phải tạm leo lên nóc nhà lánh nạn.

Trước đó, Thông tn xã Vit Nam dn báo cáo chính thc ca B Nông nghip và Phát trin nông thôn, gi Th tướng trong phiên hp Chính ph thường kỳ, vào sáng 30 tháng 9, cho biết, bão s 9 làm sp hơn 6.000 căn nhà, gây hư hi trên 170.000 căn nhà, 12.200 trm y tế và khong 20.000 lúa, hoa màu,...

Bão s 9, tên quc tế là Ketsana, đã gây mưa to gió ln trên toàn min Trung, Lượng mưa trên 600 mm. Ti Nam Đông, Tha Thiên - Huế, lượng mưa lên ti 875mm. Do vy, nhiu nơi ti min Trung Vit Nam đangh b lt nng.

Mc nước trên các con sông t Qung Bình đến Phú Yên và khu vc bc Tây Nguyên đu vượt mc báo đng 3. Khong 70% din tích thành ph Huế đang chìm trong nước.

Ti các tnh, thành ph khác min Trung và Tây Nguyên, khá nhiu khu dân cư đang b cô lp.

Do nước dâng cao, chy xiết, quân đi đã phi điu đng xe li nước đến cu hàng chc người dân b kt trong bin nước huyn Bình Sơn, tnh Qung Ngãi và khu vc cu Băkbla, tnh Kon Tum.

Trung tâm d báo khí tượng Thy văn Trung ương tiếp tc cnh báo v nguy cơ lũ ln, lũ quét, st l vùng núi, ngp lt sâu trên din rng đng bng, vùng trũng ven sông, đi vi các tnh t Qung Bình đến Phú Yên, cũng như khu vc Tây Nguyên.

Không riêng Vit Nam, bão Ketsana còn gây thit mng ít nht 300 người, tàn phá mt s quc gia Đông Nam Á như: Philippines, Campuchia, Lào.

Liên hiệp Châu Âu vừa loan báo sẽ gửi hai triệu Euros giúp các nạn nhân bão Ketsana ở Việt Nam, Lào và Campuchia.


Tuesday, September 29, 2009

Thiên tai và nhân tai

Miền Trung thân thương đang chìm trong cơn bão
Đường phố mù tăm, cây cối đổ hoang tàn
Ôi Đà Nẵng! Biết bao người màn trời chiếu đất
Thương làm sao thiên tai làm cơ khổ nhân gian.

Một chút tình thương gởi về quê hương ruột thịt
Thương dân nghèo phải sống cảnh lầm than
Ôi cay đắng với thiên tai nghiệt ngã
Cùng nhân tai đang dày xéo quê hương

Phi Vũ
09/29/09

Đà Nẵng hoang tàn

Mưa gió vần vũ trên bầu trời, cây đổ chắn ngang đường, bảng quảng cáo, mái tôn bay tứ tung... là hình ảnh tại thành phố Đà Nẵng, trưa 29/9.

* Clip gió bão trên đường phố Đà Nẵng
* Ảnh mưa ngập tại Huế
Trong cơn mưa bão, gió quật đổ cây, tốc mái nhà. Ảnh: Trần Duy Thái.
Nhiều biển quảng cáo bị gió đánh vỡ. Ảnh: Trần Duy Thái.
Chợ Hàn. Ảnh: Đinh Thế Anh.
Con phố tan hoang trong cơn gió bão. Ảnh: Đinh Thế Anh.
Trước nhà Hát Trưng Vương. Ảnh: Đinh Thế Anh.
Trên và dưới cầu sông Hàn. Ảnh: Đinh Thế Anh.
Ủy ban Nhân dân TP Đà Nẵng. Ảnh: Đinh Thế Anh.
Người nước ngoài ghi lại hình ảnh về bão số 9. Ảnh: Đinh Thế Anh.
Cây cối đổ chắn lối đi. Ảnh: Đinh Thế Anh.

Monday, September 28, 2009

Một thoáng hoài cảm.

Ấy vậy mà tôi cũng về tới Đà Nẵng, quê hương thân thiết của tôi từ trong tâm tưởng. Không biết là đã qua biết bao nhiêu mùa lá rụng, Đà Nẵng vẫn còn đọng trong tôi những nỗi nhớ ngọt ngào. Vẫn những con đường xưa cũ, Hoàng Diệu, Phan Châu Trimh., Trưng Nữ Vương, Đống Đa, Quang Trung...nhưng tôi vẫn thấy như người xa lạ. Tôi cố hình dung lại con đường Kiệt 8 Hoàng Diệu, nơi có căn nhà nhỏ mà tôi sống cùng gia đình từ thuở ấu thơ..Trong ký ức nhạt nhòa của mình, căn nhà ấy có một mảnh sân nhỏ hẹp với ba cây đào xòe bóng mát rượi để anh em tôi nô đùa nay đã không còn nữa. Vẫn còn nhớ hồi còn đi học, mỗi lần tổ làm thuyết trình, tôi lại kê bàn ghế giữa sân, dưới gốc đào để cùng bạn bè thảo luận cho buổi thuyết trình sắp tới. Làm sao mà ta có thể quên được những gì thân thiết nhất của tuổi ấu thơ, khi mà kỷ niệm được gắn chặt vào với ký ức và đã hòa quyện vào nhau không thể tách rời.
Thế rồi đến ngày biến động của đất nước. Gia đình tôi cũng gặp tai biến. Cũng như bao nhiêu gia đình khác ở lại Việt Nam, gia đình tôi phải lâm vào hoàn cảnh ngặt nghèo, đau đớn và tăm tối. Không cần nói nhiều thì ai cũng đủ hiểu.
Tôi đã nhất qiuyết không trở về Việt Nam sau ngày tôi sang định cư tại Hoa Kỳ. Tôi sẽ chỉ trở về khi nào Việt Nam sạch bóng quân thù. Đây là kim chỉ nam của tôi và tôi phải tuân theo vô điều kiện. Chỉ cầu mong quê hương tôi được hoàn toàn độc lập, tự do thật sự. Tôi sẽ trở về để chiều chiều ra bờ sông Hàn ngồi hóng gió, để được đi bộ dọc theo những đường phố Trần Hưng Đạo, Đồng Khánh, Nguyễn Thái Học, Độc Lập...năm xưa, để rồi khi cảm thấy khát nước lại trở về quán nước cạnh trường Nữ Trung Học Hồng Đức để uống ly nước chanh mát rượi mà nhớ lại kỷ niệm tình yêu đầu đời. Ôi! Chỉ nghĩ đến đó mà lòng dạ đã thấy bồi hồi, man mác...

Phi Vũ
09/27/09




Hoàng Hưng

Hoàng Hưng – Thư ngỏ gửi các vị lãnh đạo nhà nước Việt Nam về vụ 400 tu sĩ Bát Nhã bị khủng bố

Posted using ShareThis

Tưởng Năng Tiến

Tưởng Năng Tiến – Viễn xứ và viễn ý

Posted using ShareThis

Tu viện Bát Nhã bị CA tấn công trở thành bạo động: ‘Máu đã chảy ở Bát Nhã’

Trích NguoiViet Online


medium_BatNha-01.jpg

Hình 1

medium_DPT.JPG

Hình 2


Hình 1 và hình 2:Tượng đài Mẹ tại công trường Bông Hồng Cài Áo (tu viện Bát Nhã, Lâm Ðồng) trước và sau khi bị đập phá trong vụ bạo động hồi cuối Tháng Sáu, 2009. (Hình: theo phapnanbatnha.net)

LÂM ÐỒNG (NV) - “Xin giúp 400 tu sĩ, máu đã chảy ở Bát Nhã. Mưa, nước mắt, máu đang chảy tại Bảo Lộc, họ chận con đường độc đạo vào tu viện, công an và tất cả các cấp chính quyền đều ra mặt.”

Ðó là một trong những lời kêu gọi của các tăng sinh ở tu viện Bát Nhã vào lúc 5 giờ 29 phút chiều 27 Tháng Chín (giờ Việt Nam), khi trước đó vào buổi sáng, hàng trăm công an và côn đồ mở cuộc tấn công nhằm trục xuất 400 tăng sinh, giáo thọ theo hệ phái Làng Mai, tức đệ tử Thiền Sư Nhất Hạnh tu học. Bạo lực đã không ngừng gia tăng khi nhiều tăng ni bị đánh đập.

Sáng ngày 27 Tháng Chín (theo giờ Việt Nam), một bản tin khẩn cấp phổ biến trên trang mạng Phù Sa (www.phusa.info) cho hay tu viện Bát Nhã ở xã Dambri (thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Ðồng) bị công an tấn công.

Trang mạng Phù Sa được đặt tại Pháp, là nơi thường đăng tải nhiều tin tức nhanh chóng và chính xác về vụ tu viện Bát Nhã.

Bản tin khẩn cấp của “Phù Sa” viết, “Bây giờ là 11 giờ 06 phút sáng ngày 27 Tháng Chín (giờ VN), tức 9 giờ 6 phút tối 26 Tháng Chín (giờ California, Hoa Kỳ) trời Bát Nhã đang mưa. Quý thầy phải ngồi dưới mưa lạnh. Công an đang gọi xe tới chở đi. Các ngõ vào tu viện đều đã bị chận, Phật tử tới cứu nhưng bị chận lại từ xa.”

Bản tin viết tiếp, “Họ (tức công an) bắt tất cả quý thầy phải mang ba lô hành lý, chờ xe tới chở đi. Nhưng không biết đi đâu. Lực lượng tấn công Bát Nhã ra kỳ hạn cho Tăng thân là trong vòng 2 ngày phải rời khỏi tu viện.”

Tiếp theo đó, trang mạng Phù Sa liên tục cập nhật vụ tấn công và đàn áp cho thấy mức độ ngày càng gia tăng, trong đó có nhiều tăng sinh bị đánh đập và hành hạ dã man.

Trả lời phỏng vấn của báo Người Việt, một tăng thân xin giấu tên, 22 tuổi, tu học tại Bát Nhã, tường thuật, “Lực lượng tấn công Bát Nhã rất đông, con số lên tới 300 người; và đặc biệt số vị cư sĩ nam, đi cùng lực lượng an ninh mặc thường phục đeo khẩu trang khoảng 100 người, đã tiến vào tu viện đập phá và đạp đánh anh em chúng tôi tu tập tại Bát Nhã.'

Vị tăng thân này nói thêm với báo Người Việt: “Bên cạnh những người an ninh mặc thường phục đạp phá chúng tôi, những vị đệ tử tu tại gia của Thầy Ðức Nghi là những người đánh chúng tôi hung hăng nhất. Họ đi cạy cửa từng phòng rồi đuổi các thầy, các sư chú ra ngoài giữa lúc trời mưa rất lớn.”

Nhật báo Người Việt liên lạc nhiềulầnvới Sư Cô Chân Không, đại đệ tử Thiền Sư Nhất Hạnh, về việc tu viện Bát Nhã bị tấn công. Một lần, Sư Cô ChânKhông không tiện trả lời và hẹn giờ gọi lại. Những lần sau,điệnthoại của Sư Cô không có ngườinhấc máy.

Trong khi đó, theo tường thuật của trang mạng Phù Sa, “Họ đang đàn áp các thầy cô thậm tệ, bao thủ đoạn cũng không từ. Xin khắp nơi giúp đỡ, họ nói ngoan cố thì sẽ giết luôn. Côn đồ vào đông quá, công an trải khắp tu viện, không có một cánh cửa nào mà không bị đập phá.”

“Họ lùa các sư cô ở Mây Ðầu Núi đi về phía vườn rau, một số các sư cô bị té ở bậc tam cấp, và bị họ lấy dù đập rất là dã man. Các thầy bị đánh rất nặng, và đã bị xúc lên xe.”

Một sư cô cho biết, “Hiện có khoảng 50 thầy tì kheo và sư chú đang chịu đói và lạnh ở ngoài đường trước cổng Mây Ðầu Núi. Một em tập sự xuất gia bị đánh chảy máu miệng. Một sư chú bị bóp cổ quăng lên xe. Còn khoảng 30 thầy đang bị kẹt trong tu viện. Các thầy bị đẩy lên xe, và bị đánh quá chừng, và họ đã chở ra tới cổng ngoài của xóm Mây Ðầu Núi. Các thầy đang nằm ở ngoài đường nên họ chưa chở đi được.”

“Hai Sư anh lớn của Tăng thân là hai thầy Pháp Hội và Pháp Tụ bị lôi ra ngoài, họ lôi đi như lôi một con vật. Thầy Pháp Hội và Pháp Sỹ được ra, mỗi thầy có 4 công an áp tải về địa phương.”

Vẫn theo trang mạng Phù Sa, nhiều phật tử đã liên lạc với ông Hiệp phó giám đốc công an tỉnh Lâm Ðồng nhờ can thiệp việc bạo động này ông Hiệp trả lời, “Ðây là việc nội bộ Phật Giáo chúng tôi không can thiệp” (?!)rồi ông cúp máy.

“Hàng trăm Phật tử Ðà Lạt và các huyện lân cận đang có mặt tại Bảo Lộc và vô cùng bức xúc trước sự tàn bạo của chính quyền địa phươngà bà con nhận định lời thầy Ðức Nghi nói là sự thật: Phải có sự chỉ đạo của trung ương mà người đứng đầu là là ông Tướng Trần Tư, Bộ Công An chỉ đạo thì chính quyền địa phương mới làm ngơ như thế này. Trong khi đó toàn bộ các số điện thoại của các thành viên trong Ban Trị Sự Phật Giáo tỉnh Lâm Ðồng điều không liên lạc được” - Trang mạng Phù Sa cho biết.

Trước khi bị tấn công chính thức, “Lúc 8:30 tối, 23 Tháng Chín, rất đông công an đến tu viện Bát Nhã, Lâm Ðồng, “vào tăng xá ép quý thầy phải đưa giấy chứng minh nhân dân gốc cho họ. Và tìm cách đẩy quý thầy từ trên lầu tăng xá xuống hết sân phía trước. Phía tăng sinh chỉ chấp nhận đưa bản sao Chứng Minh Nhân Dân, và sau đó công an rút lui.”

Việc tấn công tu viện Bát Nhã đã được chuẩn bị trong một thời gian rất dài và đây không phải là lần đầu tiên tu viện Bát Nhã bị quấy phá, nhưng lần này cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam muốn hành động triệt để nhằm trục xuất tất cả các tăng sinh ra khỏi Bát Nhã.

Hồi cuối Tháng Sáu, 2009, tu viện Bát Nhã, rơi vào hỗn loạn, khi, gần 200 người kéo vào đập phá và đòi đuổi các tăng sĩ ra khỏi Tu Viện. Ðêm Thứ Bảy, 27 Tháng Sáu, kéo dài cho đến khuya 28, rạng sáng 29, khoảng 200 người mà, theo các nhân chứng, là “thanh niên xã hội đen” kéo vào tấn công tu viện, đập phá bếp ăn, quăng đồ đạc của giới tu sĩ, và yêu cầu gần 400 tăng sinh, giáo thọ tại đây phải rời tu viện.

Những người tu tập, là môn đồ của Thiền Sư Nhất Hạnh, từ chối lời yêu cầu. Họ tiếp tục trụ lại nơi vốn là “gốc” mà họ xuất gia, bất chấp tình trạng điện, nước bị cắt, thức ăn không được tiếp tế, và hoàn cảnh thì rơi vào tình trạng mà nhiều người gọi là “tuyệt lộ.”

Tình thế giằng co kéo dài cho đến ngày 13 Tháng Tám, khi truyền thông quốc tế đưa tin, lần đầu tiên phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao CSVN nói rằng: môn đồ của Thiền Sư Nhất Hạnh chỉ được phép ở lại tu viện Bát Nhã đến ngày 2 Tháng Chín, 2009.

Tuy nhiên, 25 ngày sau thì nhà cầm quyền Việt Nam mới chính thức ra tay trục xuất.

Hồi đầu Tháng Chín vừa qua, trong loạt bài 3 kỳ “Tôn giáo Bát Nhã, chính trị nhà nước”, khi trả lời phỏng vấn của Người Việt, Sư Cô Chân Không, đại đệ tử Thiền Sư Nhất Hạnh, cho biết quan điểm của Làng Mai liên quan đến các diễn tiến tại Bát Nhã hiện nay rằng, “Chỉ có một khí giới là tình thương. Muốn thương phải hiểu. Phải hiểu người ta có những cái ‘kẹt’ của họ. Ðôi khi trong bụng họ thương mình nhưng họ kẹt nên không dám làm. Các tăng ni hiểu thế kẹt của thầy Ðức Nghi, hiểu thế kẹt của nhóm nhà nước nên không trách giận ai hết, chỉ có thương thôi.” (KN)


Saturday, September 26, 2009

Mạn đàm với tác giả “Đổi mới Đảng để tránh sụp đổ!”

2009-09-23

Đài Á Châu Tự Do hỏi chuyện Thiện Ý, tác giả bài viết “Đổi mới Đảng để tránh sụp đổ!”, đang được dư luận trong và ngoài nước đặc biệt chú ý.

AFP PHOTO/Hoang Dinh Nam

Bộ tứ lãnh đạo hiện nay của đảng CSVN, từ trái sang: Các ông Nguyễn Phú Trọng chủ tịch quốc hội, Nguyễn Minh Triết chủ tịch nước, Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng chính phủ, Nông Đức Mạnh tổng bí thư.

Sau khi bài Đổi mới Đảng để tránh sụp đổ!” được công bố rộng rãi trên mạng rất nhiều người tưởng tác giả Thiện Ý đang sống ở nước ngoài và mới đây khi tác giả bài viết này công khai tuyên bố danh tính thì dư luận rất ngạc nhiên khi biết ông là một nhà báo kỳ cựu của nền báo chí Xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà ông đã gắn bó suốt hơn 50 năm qua.

Thiện Ý chính là Tống Văn Công, nguyên Tổng Biên tập một số tờ báo của hệ thống công đoàn như: báo Lao động Mới báo Công nhân Giải phóng, báo Lao động thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Ông xuất thân từ một gia đình cách mạng, cha là Tống Văn Thêm bút hiệu Tăng Ích, tham gia Đảng Cộng sản từ 1929, dịch giả của Tạp chí Tân Trung Hoa thời kháng chiến chống Pháp.

Mặc Lâm có bài phỏng vấn đặc biệt với tác giả Tống Văn Công xoay chung quanh bài viết Đổi mới Đảng để tránh sụp đổ!” hiện đang được dư luận trong và ngoài nước chú ý một cách đặc biệt này.

Đổi mới” và “Trở lại như cũ”

Mặc Lâm: Ông so sánh hai thuật ngữ “đổi mới” và “trở lại như cũ” chỉ là cách đánh tráo khái niệm. Xin ông cho biết cụ thể về những nhận định này.

Tống Văn Công: Tôi nhớ năm 60 cái ông bí thư tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc ổng chỉ làm cái việc khoán hộ thôi thì đã bị cho là gieo mầm cho chủ nghĩa tư bản nên ổng bị mất chức. Sau đó còn nhiều việc nhưng tôi nhớ tới năm 81 chính tôi viết bài đầu đề là Ba Lợi Ích. Bài đó nói về chuyện xé rào của ông bí thư Võ Văn Kiệt.

Xé rào tức là gì? Tức là xé bỏ, tức là vượt qua là làm chui trước những quy định của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Lẽ ra nhằm lợi ích nhà nước thôi nhưng ở đây lại là 3 lợi ích tức là có lợi ích cá nhân của người lao động. Cái điểm này là điều kỵ đối với nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Khi tôi đăng bài đó thì nhiều nhà nghiên cứu cao cấp của đảng và nhà nước phê phán rất dữ. Họ bảo tôi viết láo. Đề cao việc làm của chủ nghĩa tư bản Saigon.

Sau đó tới năm 86 tức là khi đổi mới rồi thì vẫn còn bàn tới bàn lui cho đảng viên làm kinh tế thì chỉ được phép thuê công nhân không được quá 10 người, rồi từ từ tăng lên đến con số không giới hạn… như vậy từ những chuyện ngày hôm qua anh cho làm như vậy là làm theo chủ nghĩa tư bản còn cũng những chuyện đó mà làm hôm nay thì anh cho là đổi mới!

Tôi nghĩ đó là đánh tráo khái niệm. Có lẽ ý của người dùng cái chữ đó là muốn trấn an những đảng viên Cộng Sản già vì sợ mất chủ nghĩa xã hội cho nên không dám nói. Sâu thẳm bên trong là sợ mất quyền lực lãnh đạo nên không dám nói thẳng tên nó ra

Mặc Lâm: Ông khẳng định rằng chính đổi mới đã giúp cho Đảng lấy lại lòng tin của nhân dân nhưng thật ra đổi mới chỉ là xu hướng bắt buộc của thời đại vì nếu không đổi mới tức là chết. Vậy thì trong hoàn cảnh hiện nay, nếu đảng không biết lắng nghe để mà tiếp tục đổi mới trên nhiều bình diện thiết yếu thì cái chết nào được ông tiên đoán sẽ xảy ra?

Tống Văn Công: Tôi nghĩ là cái gì trái với quy luật thì sẽ bị quy luật trừng phạt. Nếu nói về khoa học xã hội thì cái gì chống lại nguyện vọng con người thì con người sẽ khước từ và chống lại. Tức nhiên sớm muộn cũng sẽ bị đào thải, còn bị đào thải lúc nào, hình thức nào thì lại do nhiều yếu tố thực tế lúc xảy ra. Có khi là một nguyên nhân trực tiếp hết sức ngẩu nhiên không ai lường trước.

Điều 4 Hiến pháp

Mặc Lâm: Ông cho rằng điều 4 trong bản hiến pháp không cần phải bỏ hẳn mà chỉ cần viết luật cho nó. Liệu đề nghị này có mâu thuẩn hay không khi điều 4 khẳng định vai trò độc tôn của đảng, mà luật hóa nó tức là đã phủ nhận vai trò này?

Tống Văn Công: Cái câu hỏi của anh có hơi nhầm một chút. Tôi không có cho rằng không cần bỏ hẳn. Tôi cho rằng điều 4 hiện nay đảng vẫn đang độc tôn lãnh đạo thì cần luật hóa điều 4, tức là bước sơ khởi biết rằng lãnh đạo là như thế nào, nội dung nó gồm những điềm gì chứ đừng ôm đồm như hiện nay.

Tức là hiện nay không biết đảng lãnh đạo là như thế nào! Đảng bao biện làm thay cho nhà nước rất là nhiều chuyện tức là can thiệp nó không theo một cái luật pháp gì hết. Nếu nơi nào ông bí thư đảng ổng có năng lực, có thế mạnh gì đó thì ổng lấn át cái ông làm công tác nhà nước nó không minh bạch.

Tôi cho rằng khởi đầu là việc phải minh bạch đảng lãnh đạo như thế nào để không dẫm đạp công việc nhà nước.

Mặc Lâm: Nguyên nhân của mọi nguyên nhân là hệ thống tư pháp do Đảng lãnh đạo như ông thừa nhận, vậy khi người ta đã có quyền hành tột đỉnh như thế rồi thì mọi đề nghị phủ nhận hay nói đúng hơn là tước đoạt quyền lực tối thượng này liệu có dễ dàng chấp thuận hay sao?

Tống Văn Công: Do đó rất cần những đầu óc lãnh đạo phải sáng suốt và phải có cách xử lý có tầm nhìn thời đại. Người mà không hiểu biết thì cho rằng những việc tôi đề ra là phá bỉnh, tức là muốn cho đảng sụp đổ, nhưng người hiều biết thì thấy làm như vậy không phải lâm vào thế yếu mà làm như thế tức là mạnh lên, mà mạnh thật, tức là được lòng dân. Dân tin cậy, dân gửi gấm chứ không phải là áp đặt. Tới chừng đó thì có lẽ không cần điều 4 nữa.

Nội xâm, Ngoại xâm…

Mặc Lâm: Hai thứ giặc mà ông định nghĩa là giặc nội xâm là chế đô chuyên quyền, tham nhũng và giặc ngoại xâm là Trung Quốc. Theo ông thì giặc nào nguy hiểm hơn cho sự sống còn của Đảng?

Tống Văn Công: Theo tôi nghĩ thì không nên nói bệnh nan y này ít hơn bệnh nan y kia mà vấn đề là tìm thuốc trị. Còn nếu nhìn thực tế thì theo tôi thấy giặc ngoại xâm có thể câu kết với nội xâm.

Ông Đoàn văn Kiểng, tổng giám đốc công ty khoán sản than Việt Nam ông ấy đã dung dưỡng cái việc xuất khẩu than lậu qua Trung Quốc mà báo chí Việt Nam gọi là than thổ phỉ mỗi năm như vậy tới 10 triệu tấn.

Trong vụ chọn nhà thầu Tân Rai Nhân Cơ thì ông ta làm không minh bạch, chọn nhà thầu Trung Quốc. Cho nên nói về vận mệnh quốc gia thì ngoại xâm là nguy hiểm vì nó có thể cấu kết với nội xâm.

Mặc Lâm: Trang Bauxite Việt Nam như ông thấy đã quy tụ hơn 3000 chữ ký và được hàng triệu người truy cập. Phải chăng nhìn ở một góc độ nào đó đã có sự nhân nhượng từ phía nhà nước vì thật ra nếu muốn thì họ có thể đánh sập trang web này chỉ trong một thời gian ngắn. Từ thực tế này ông có đồng ý với quan niệm rằng trong chừng mực nào đó thì vẫn còn có một chút hy vọng mong manh ở cuối đường hầm hay không?

Tống Văn Công: Tôi cũng mong rằng không phải là hy vọng mong manh ở cuối đường hầm mà tôi hy vọng bộ chính trị của đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ thấy được cái xu thế của thời đại. Thấy được cái nguyện vọng của nhân dân, thấy được cái lý lẻ đúng đắn của giới trí thức trong và ngoài nước để có quốc sách thích hợp.

Được như vậy thì giữ vững lòng tin của nhân dân và bảo vệ được đất nước. Còn nếu làm ngươc lại thì rất nguy hiểm. Nguy hiểm cho đất nước, nguy hiểm cho nhân dân và cũng nguy hiểm cho đảng.

Ngọn cờ XHCN?

Mặc Lâm: Ông có một nhận định rất hay đó là “Các giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền của nhân loại tiến bộ khi vào Việt Nam đều phải co lại cho vừa cái khung xã hội chủ nghĩa.” Liệu cái phần thừa ra bên ngoài chiếc khung đó có là nguy cơ tiềm ẩn cho chế độ hay không?

Tống Văn Công: Trong bài viết tôi có nói cái đó nó bộc lộ điểm yếu của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa theo mô hình Stalin. Cái điểm yếu đó mà nếu không được khắc phục thì nó càng ngày nó càng yếu hơn nữa nó sẽ kéo theo nhiều hệ quả khác của xã hội

Mặc Lâm: Bài viết này của ông không có gì là bí mật vì mục tiêu là gửi cho đại hội Đảng sắp tới. Thế nhưng tác giả Tâm Việt trên tờ Quân Đội Nhân Dân cho rằng ông muốn xóa bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam và đây cũng chính là mục tiêu của chiến lược "diễn biến hòa bình". Ông có ý kiến gì về những cáo buộc này?

Tống Văn Công: Tôi nghĩ nếu mà báo Quân Đội Nhân Dân đăng bài viết của tôi bên cạnh bài viết của anh Tâm Việt thì sòng phẳng hơn và dễ cho bạn đọc theo dõi. Anh Tâm Việt viết trong bài thì anh thấy như một người nào ở nước ngoài đã viết bài này chứ không phải là người trong nước.Tôi cũng muốn nói cái điều đó. Tôi nghĩ rằng cái gì mà hay của đất nước thì tôi cũng có được hưởng cái phần vẻ vang trong đó.

Cái gì mà xấu xa hư hỏng thì tôi cũng có phần trách nhiệm của đảng ở trong đó. Bởi vì tôi là người đã có 50 năm tuổi đảng chả lẻ tôi coi không có trách nhiệm gì với đất nước trong cái việc tôi là đảng viên của đảng cộng sản hay sao?

Đảng thường hay nói là đảng chiến đấu dưới hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Bây giờ tôi có thể nói hậu quả thế nào thì tôi cũng chịu. Tức là tôi cũng có tự hào là chiến đấu cho cái độc lập dân tộc. Và tôi cũng thấy xấu hổ vì cái ngọn cờ chủ nghĩa xã hội đã đem quá nhiều điều không may mắn cho dân tộc

Mặc Lâm: Xin được hỏi ông một câu cuối cùng nữa là khi viết bài viết này tung lên mạng thì sẽ có ba tình huống xảy ra. Thứ nhất là báo chí và cơ quan an ninh sẽ tập trung đánh ông và bài viết. Thứ hai là sẽ có sự im lặng kéo dài làm như không có sự xuất hiện của bài viết. Và tình huống thứ ba tích cực hơn nếu Đảng bằng lòng bàn luận những vấn đề mà ông nêu ra. Theo ông thì tình huống thứ ba này khả năng xảy ra có cao hay không?

Tống Văn Công: Tôi rất hy vọng nó sẽ xảy ra. Mấy ngày nay khi tôi nói tên thật của mình trong bài viết thì nhiều đảng viên đã gọi để chia sẻ ý nghĩ của họ. Bây giờ tôi có chết đi thì cũng đáng để mà nhắm mắt được rồi. Đó là những đảng viên Cộng Sản nói chứ không phải là ông phản động nào cả…

Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.

Friday, September 25, 2009

Tháng tư năm bảy lăm

Tháng tư năm bảy lăm
Người người đều tả tơi
Nhà nhà đều tan nát
Đất nước ngập tai ương

Bao nhiêu người vào tù?
Bao nhiêu người lên núi?
Bao nhiêu người vượt biên?
Bao nhiêu người bỏ mạng?

Ôi đau đớn Việt Nam!
Lũ giặc Cộng tham tàn
Sẽ có ngày đền trả
Những món nợ ngập đầu!

Phi Vũ

09/24/09



Những phiên tòa bị hoãn

Những nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam hiện nay vẫn còn bị tiếp tục giam cầm và vẫn chưa đưa ra tòa để xét xử. Mới đây, thân nhân của tám nhà bất đồng chính kiến đã gởi thư đến ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cùng những vị nguyên thủ của các quốc gia khác nhân dịp Chủ tịch nước Việt Nam Cộng Sản Nguyễn Minh Triết đến New York để tham dự buổi họp thường kỳ của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam chắc là muốn giam giữ vô thời hạn những nhà bất đồng chính kiến cho nên những phiên tòa xét xử cứ hoãn đi hoãn lại. Chỉ duy nhất ở nước Việt Nam Cộng Sản mới có tình trạng kỳ cục này xảy ra mà thôi. Không biết rằng sau khi những bức thư của thân nhân các nhà bất đồng chính kiến đến tay ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và các vị nguyên thủ của các quốc gia trên thế giới thì Nguyễn Minh Triết sẽ trả lời như thế nào với những vị này khi mà nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam vẫn một mực cho rằng Việt Nam (Cộng Sản) không bao giờ có những hành động vi phạm nhân quyền đối với người dân.

Wednesday, September 23, 2009

Việt Nam bịt mồm những ai chỉ trích Trung Quốc

Trích DCV Online
Asia SentinelNguyên Hân chuyển ngũ


Cho những người lớn tiếng chỉ trích nhà nước Trung Quốc, hiện đang có một chỗ duy nhất, nguy hiểm hơn ngay cả trong đất mẹ Trung Quốc khi cất lên tiếng nói của mình, đó là Việt Nam.

Mặc dù nhiều người Việt Nam vẫn nghi ngờ Trung Quốc cao độ, là nước đã từng đô hộ Việt Nam cả 1.000 năm và đã tiến hành một cuộc chiến tranh biên giới tuy ngắn ngủi nhưng đẫm máu trong năm 1979, nhà nước cộng sản (Việt Nam) ngày càng trở nên lo lắng về chuyện người dân lên tiếng chỉ trích ông láng giềng phương bắc của mình. Lý do cho sự trấn áp này không xuất phát từ tình đoàn kết của những người cộng sản với nhau hay là một xu thế mới nhằm dẹp bỏ tính bài ngoại; nhưng, đó là tiền tươi, tiền mặt.

Khủng hoảng kinh tế tài chánh đã làm Việt Nam lệ thuộc vào sự đầu tư của Trung Quốc hơn bao giờ hết, vốn là một đối tác mậu dịch hàng đầu của Việt Nam. Với tính “dị ứng” của Trung Quốc đối với bất kỳ chỉ trích nào, và nhà nước Việt Nam - một nhà nước hiện đang nằm tuốt luốt cuối bảng của những nước có tự do báo chí, họ (Việt Nam) đã gia tăng sự trấn áp lên những ai dám đặt vấn đề bản chất của những mối quan hệ giữa Trung Quốc - Việt Nam.

Trong đợt càn quét mới đây nhất của công an truyền thông Việt Nam, hai bloggers và một phóng viên đã bị bắt và bị giam giữ trong nhiều ngày vì bị nghi ngờ tội “lạm dụng tự do dân chủ” để làm phương hại đến nhà nước. Blogger Bùi Thanh Hiếu, người viết bài dưới bút hiệu Người Buôn Gió; phóng viên Phạm Đoan Trang, người đang cộng tác với tờ báo mạng chuyên về tin tức được nhiều người biết đến VietnamNet và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người viết bài đăng trên blog của mình dưới tên Mẹ Nấm, tất cả đã viết những bài chỉ trích mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc và đăng lên trên mạng.

Cả ba đều bị bắt sau khi công an đánh mùi một kế hoạch nhỏ nhằm in áo phông với những câu biểu ngữ kêu gọi chấm dứt sự đầu tư mang nhiều tranh cãi của Trung Quốc vào dự án khai thác bô-xít ở vùng Cao nguyên Trung phần và phủ quyết tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc lên hai quần đảo đang còn tranh chấp ở vùng biển Nam Hải.

Mặc dù cả ba cuối cùng rồi cũng được thả hôm đầu tháng này, máy vi tính và những đồ đạc cá nhân khác của họ vẫn bị tịch thu và Như Quỳnh, người đã bị bắt giam 10 ngày, nói rằng người ta chỉ thả cô sau khi cô hứa ngưng, không còn viết cho blog của cô nữa.

Đây chỉ là những điều mới xảy ra trong cuộc trấn áp đang tiếp tục dành cho những ai đã xỉ vả mối quan hệ ngày càng gần gũi với Trung Quốc của nhà nước Việt Nam. Một số nhà báo hay tác gỉa khác đã bị bắt hay mất việc sau khi công khai chỉ trích Trung Quốc hôm đầu năm.

Potay.com. Nguồn: Babui, DCVOnline
Cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu đã làm nhiều công ty đa quốc gia phải tính toán thiệt hơn trong những đầu tư của họ, những thị trường đầu tư mới nổi lên như Việt Nam – qũy đầu tư trực tiếp từ ngoại quốc (FDI) giảm 82 phần trăm xuống còn 10.4 tỉ đô-la trong tám tháng đầu năm, theo con số nhà nước cho hay. Nhà nước Việt Nam vốn cạn kiệt nguồn tiền mặt cùng lúc thấy khó mà phát hành công trái, khi mà tiền lời thị trường mang lại cao hơn mức nhà nước có thể kham nỗi.

Như là kết qủa, nước Đông Nam Á châu này ngày càng bị lệ thuộc vào Trung Quốc. Việt Nam vốn có một sự thâm hụt mậu dịch lớn lao đối với nước đã từng xâm lăng họ trong qúa khứ, và cũng đã và đang thúc đẩy Trung Quốc gia tăng vốn đầu tư để tái cân bằng mối quan hệ giữa hai nước.

Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Tấn Dũng đã công du Trung Quốc hôm tháng Tư trong một công tác mậu dịch quan trọng, ông đã gặp Thủ tướng Trung Quốc Wen Jiabao trong chuyến đi này và đã hứa sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho các công ty Trung Quốc vào làm ăn ở Việt Nam.

Cái quan hệ ấm áp này với Trung Quốc đã không được đội quân yêu nước trên mạng của Việt Nam hân hoan tiếp nhận. Nhưng mặc dù chuyện không tin tưởng Trung Quốc có một lịch sử lâu dài với Việt Nam, các bloggers và các nhà bình luận ở Việt Nam khăng khăng cho rằng cái cảm giác không mấy thoải mái ngày càng tăng đối với sự dây dưa âm ỉ của Trung Quốc trong nước họ mang nhiều ý nghĩa hơn tính bài ngoại.

Nhiều người e rằng Việt Nam được thì chẳng bao nhiêu nhưng mất thì rất nhiều khi mở rộng cửa đón người đầu tư ở Trung Quốc vào. Họ cũng lấy làm lo lắng khi sự tin cậy của nhà nước họ đặt vào tiền đầu tư của Trung Quốc sẽ làm yếu đi sự tuyên bố chủ quyền của Việt Nam lên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là hai quần đảo có tiềm năng có những mỏ dầu và khí trong lòng biển.

Mối quan tâm của người dân kết nối với nhau quanh chuyện công ty Chinalco, là một tập đoàn khai thác mỏ của nhà nước Trung Quốc làm chủ, liên quan đến một dự án khai thác bô-xít lớn nằm ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam. Những người lên tiếng chỉ trích dự án này bao gồm tu sĩ cho đến những khoa học gia và ngay cả vị anh hùng thời chiến Tướng Võ Nguyên Giáp đã lên tiếng công khai phản đối dự án này vì sợ ảnh hưởng đến nền an ninh quốc gia và tàn phá môi trường bởi những công ty khai thác mỏ của Trung Quốc.

Sau khi tướng Giáp, người chỉ đạo thắng lợi hai cuộc chiến liên tiếp chống Pháp và Mỹ, lên tiếng công khai bày tỏ nỗi quan tâm của mình hôm đầu năm, nhà nước Việt Nam tuồng như cho phép một cuộc tranh luận về một chính sách quan trọng như thế ở một mức độ chưa từng có trước đây, và ngay cả chuyện để cho những khoa học gia mang tính hoài nghi về dự án này được tổ chức một buổi hội thảo về dự án khai thác mỏ này.

Tuy nhiên, sự “nhún của Hà Nội” này đã chết non, một cách buồn thảm. Nhà nước cộng sản Việt Nam có lẽ không ở trong vai trò bịt miệng được ông tướng Giáp 98 tuổi nhưng họ bày tỏ cho thấy rõ ràng là họ không muốn khuyến khích sự chỉ trích từ những người bloggers hay những nhà báo bình dân, khiêm tốn.

Ngăn chận những tiếng nói chống Trung Quốc đã là một phần của một cuộc trấn áp người bất đồng chính kiến lớn lao hơn trước ngày đại hội đảng vào năm 2011, khi ba vai trò chính trị chủ chốt có thể được thay đổi.

Nhà nước đã đưa ra luật lệ mới hôm tháng Mười Hai năm rồi, qua đó các bloggers được xem là vi phạm luật pháp nếu họ viết những đề tài liên quan đến chính trị hay dùng bút hiệu. Công an cũng đã bắt những người mà họ cho rằng những người này hăm dọa đến nền an ninh quốc gia chẳng hạn như ông Nguyễn Xuân Nghĩa, một nhà văn và cũng là người vận động dân chủ cho Việt Nam, và ông Lê Công Định, một luật sự đấu tranh cho nhân quyền được nhiều người biết đến.

Cho những người lớn tiếng chỉ trích nhà nước Trung Quốc, hiện đang có một chỗ duy nhất, nguy hiểm hơn ngay cả trong đất mẹ Trung Quốc khi cất lên tiếng nói của mình, đó là Việt Nam. Nguồn: VOVN
Trong lúc nhà nước Việt Nam vẫn đang siết chặt hơn 700 tờ báo và tạp chí hiện có sẵn ở các quầy báo ở hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, thế nhưng kiểm soát mạng internet lại là chuyện khác, chẳng dễ tí nào.

Với khoảng 21 triệu người đang sử dụng internet và khoảng chừng từ một đến bốn triệu bloggers cần phải theo dõi, nhà nước Việt Nam không có khả năng nhân lực lẫn kỹ thuật để bắt chước cách kiểm soát mạng của Trung Quốc, tha hồ dựng tường lữa nhằm ngăn chận những trang mạng họ không muốn người dân tiếp cận.

Thay vào đó, công an mạng Việt Nam có khuynh hướng sử dụng phương cách mà Mã Lai Á, Singapore và Thái Lan đang áp dụng, là trấn áp những bloggers được nhiều người đọc với hy vọng điều này sẽ làm lạnh cẳng người khác, làm người ta sợ thảo luận ngay cả những đề tài có khả năng tranh cãi một cách mơ hồ.

Các tổ chức bảo vệ quyền tự do báo chí trên thế giới như Ủy ban Bảo vệ Nhà báo và tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã lên án những cuộc bắt bớ gần đây nhất và họ cảnh cáo rằng sự siết chặt tự do ngôn luận ngày càng tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực cho cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam. Nhưng nhà nước Việt Nam phủ nhận những điều này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao vẫn khăng khăng cho rằng những cuộc bắt bớ này “phù hợp với luật pháp Việt Nam” và cho rằng “một số tổ chức và cá nhân đã cố tình làm lớn chuyện và bóp méo sự thật với ý đồ xấu.”

Một số người bất đồng chính kiến tin rằng Trung Quốc đã mua đứt nhà nước Việt Nam bằng cách bí mật đưa cho Việt Nam một gói cứu trợ tài chánh gía trị 50 tỉ đô-la trong lúc Việt Nam đang ở bên bờ vực thẳm của khủng hoảng tài chánh.

Không thấy có bằng chứng nào cho gỉa thuyết âm mưu này, nhưng Việt Nam ở cái thế phải tìm đến Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) trong tuần này để vay 500 triệu đô-la nhằm bổ sung cho ngân sách đang bị thâm thủng của mình, nó rõ ràng là nhà nước Việt Nam không ở trong cái thế để bác bỏ những mồi chài, hay tiền vay ứng trước từ phía Trung Quốc được.


© DCVOnline

Tuesday, September 22, 2009

Biển quê hương

Trùng dương ơi! ta miên man đau đớn
Biển thế nào mà thăm thẳm, buồn tênh
Biển ở đó đã bao năm trường quyền rũ
Bao nhiêu người say giỡn sóng trùng khơi

Cũng biển ấy, giờ đây đang réo gọi
"Chiếc lưỡi bò" đã liếm trọn biển quê hương
Người dân quê tôi run người khi đánh cá
Vẫn run người dù đang ở giữa biển quê hương

Ôi thương thay cho tiền nhân đã dày công xây dựng
Để lũ đê hèn bán rẻ đất tổ tiên
Muôn vạn người dân đều ngậm hờn cay đắng
Dòng giống Lạc Hồng sẽ làm lại trận Bạch Đằng Giang.

Phi Vũ
09/22/09

Thương mại và chính trị qua vụ Lê Công Định?

Trích BBC News

Nhà báo Greg Rushford là chủ bút của trang www.rushfordreport.com

Một nhà báo Mỹ tại Washington chuyên viết về đề tài ngoại giao và yếu tố chính trị trong mậu dịch vừa có bài đặt câu hỏi về lợi ích về lâu dài của cộng đồng kinh doanh Mỹ khi làm ăn với Việt Nam trong bối cảnh một hội viên của Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) bị bắt theo Điều 88.

Trong bài viết có tựa “An Inconvenient Man” (Người gây sự bất tiện) đăng ngày 21/09, tác giả Greg Rushford nhắm tới sự hững hờ của AmCham khi nhà chức trách Việt Nam bắt luật sư Lê Công Định, hội viên của AmCham tại Tp HCM.

Ông Rushford, chủ biên của Rushford Report, mở đầu bài viết bằng đánh giá tốt về sự thịnh vượng trong kinh tế và đầu tư nước ngoài mà Việt Nam đạt được trong 10 năm qua.

Báo cáo từ Hội nghị Thương mại và Phát triển của LHQ xem Việt Nam là nơi hấp dẫn để đầu tư hơn một số nước khác tại Đông Nam Á, chỉ đứng sau Singapore và Thái Lan.

Mậu dịch quốc tế là một trong những công cụ chủ yếu làm hành trang cho nhà nước pháp quyền

Jagdish Bhagwati, Columbia University.

Theo ông, hội viên của AmCham luôn duy trì quan điểm rằng bằng việc động viên Việt Nam tôn trọng điều kiện bất khả xâm phạm của những hợp đồng thương mại, họ cũng khuyến khích Hà Nội tôn trọng nhà nước pháp quyền, theo đó tự do hóa chính trị.

Rốt cùng thì các công ước quốc tế về dân sự và quyền chính trị, mà Việt Nam cũng đã đặt bút ký, cũng là cam kết kiểu hợp đồng giữa chính phủ và công dân của họ.

Vấn đề là ở chỗ, theo tác giả, nhà chức trách Việt Nam đã ít tôn trọng các công ước đó.

Tháng 9 năm 2008, là thời điểm bắt đầu chiến dịch trấn áp mới đối với các công dân Việt Nam mà “tội” của họ về căn bản là họ tin rằng họ được tự do ngôn luận, lập hội và hội họp, là những điều mà công ước quốc tế về dân sự và quyền chính trị phải đảm bảo.

‘Quay lưng lại hội viên’

Tác giả Rushford trách Phòng thương Mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Vietnam) đã ngoảnh mặt làm ngơ trong vụ Lê Công Định.

Theo ông, điều đó cho thấy thực tế khó khăn mà các nhà đầu tư nước ngoài đối diện khi họ muốn làm ăn tại các nước mà hệ thống nhà nước pháp quyền còn mong manh.

Có lẽ bằng cách tạo cảm giác rằng họ có thể vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân mà chẳng hề hấn gì, nhà chức trách tại Hà Nội đã đặt đường lề đường để đi, tác giả biện luận.

Và bằng việc im lặng trước vụ bắt Lê Công Định và các nhà hoạt động dân chủ khác, cộng đồng doanh nghiệp Mỹ đã "giúp khuyến khích" cho các thế lực hiện đang đe dọa tới lợi ích trực tiếp của doanh nhân Hoa Kỳ.

Ông Lê Công Định là hội viên của AmCham tại Việt Nam

Bằng việc cố tình ngoảnh mặt đi trước sự lạm dụng, giới lãnh đạo AmCham đã "trao cho nhà chức trách Hà Nội lý do để tin rằng việc trấn áp đã được hậu thuẫn ngầm từ cộng đồng doanh nghiệp Mỹ.

Theo tác giả, bằng việc im lặng, AmCham đã trao cho giới ủng hộ nhân quyền trong quốc hội Mỹ bằng chứng hậu thuẫn cho các cáo buộc rằng khi đụng tới chủ đề nhân quyền, cộng đồng doanh nghiệp sẽ đặt lợi nhuận trên các nguyên tắc.

Đồng thời bằng việc từ chối không chỉ ra mâu thuẫn giữa Điều 88 của Bộ luật Hình sự Việt Nam với trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý quốc tế đối với xã hội văn minh, AmCham cũng đã gửi tới những người có quan điểm hoài nghi về mậu dịch với Hà Nội từ chính quyền Mỹ.

Tức là nay giới chỉ trích Hà Nội về thực trạng nhân quyền có thêm đạn dược cho chiến dịch đưa ra các văn bản pháp lý nhắm tới chính quyền Việt Nam.

Ông Rushford cho hay Đoàn luật sư Hoa Kỳ cũng đã lên tiếng về những lạm dụng trong quá trình trước khi đưa ra xử luật sư Định cũng như xử các nhà hoạt động dân chủ khác bị bắt trong thời gian qua.

Ông cũng trích bình luận của Đại sứ Hoa Kỳ Michael Michalak nói rằng ông Định và những người khác bị bắt gần đây chỉ vì “các hoạt động mà tại nhiều nơi khác trên thế giới là việc làm bình thường, những cuộc thảo luận bình thường nhằm củng cố nhà nước pháp quyền tại Việt Nam”.

Tác giả trách AmCham rằng tiếng nói đang ra phải được nghe to và rõ của AmCham thì lại không thấy đâu.

Trả lời ông Rushford qua email, Adam Sitkoff, giám đốc điều hành AmCham văn phòng tại Hà Nội được trích dẫn viết “AmCham chắc chắn ủng hộ hệ thống luật pháp minh bạch hơn và nhà nước pháp quyền tốt hơn tại Việt Nam”.

Tôi hỏi Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ xem họ có cho phép tôi phỏng vấn Lê Công Định để nghe câu chuyện từ phía ông Định hay không, nhưng họ không trả lời.

Greg Rushford

“Tuy nhiên chúng tôi không đưa ra tuyên bố hoặc ý kiến công khai về vụ Lê Công Định”.

Khi tác giả hỏi ‘Nếu nghĩ lại, ông có cho rằng sự việc sẽ đỡ hơn nếu AmCham nghiêm túc hơn và nói ra bất công, ông Sitkoff trả lời rằng “Đó là lời của chính ông chứ không phải của tôi”.

Một nhân vật nữa là thành viên nổi trội trong ban điều hành AmCham là bà Virginia Foote.

Bà là người được cả Hà Nội và Washington nể trọng vì đã có nỗ lực thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước, bà đóng vai trò chính trong việc ký BTA giữa hai nước và được Chủ tịch Nguyễn Minh Triết trao Huân chương Hữu nghị hồi tháng Bảy năm 2007.

Bà trả lời tác giả rằng “Tôi không biết rõ vụ này để bình luận, tôi đã ở Hoa Kỳ nhiều tuần nay rồi”.

Được biết Lê Công Định tham gia nhiều sự kiện AmCham TpHCM tổ chức và là người được AmCham coi là nhân vật có cá tính trong tiến trình để cải thiện nhà nước pháp quyền tại Việt Nam.

Muốn gặp Lê Công Định

Trong bài, ông Rushford viết: “Tôi đã hỏi Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam, ông Hà Hùng Cường, và Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Lê Công Phụng, xem họ có cho phép tôi phỏng vấn Lê Công Định để nghe câu chuyện từ phía ông Định hay không.”

“Tôi hỏi họ liệu tôi có thể tiếp xúc với luật sư người Việt của ông Định hay không và họ không trả lời.”

Cộng đồng doanh nhân Hoa Kỳ, sớm hay muộn, sẽ phải quyết định xem họ đứng về phía nào, và tính về lâu dài thì lợi ích của họ sẽ được đặt ở đâu

“Tôi cũng hỏi liệu họ có chấp nhận rằng sẽ dễ bị quy là phạm tội khi một nhóm công dân Việt Nam tập hợp lại để đi theo con đường chính trị nhằm để người dân Việt Nam được phép lựa chọn lãnh đạo sớm ngày nào tốt ngày ấy hay không, họ cũng chẳng trả lời.”

Tác giả bình luận rằng có một nghịch lý là việc trấn áp tự do ngôn luận đối với những người ủng hộ dân chủ như ông Lê Công Định, hội viên AmCham, nay đã được mở rộng ra các đề tại tự do ngôn luận trong kinh tế như hạn chế bàn về lạm phát ở Việt Nam, là các chủ đề AmCham và giới đầu tư nước ngoài quan ngại nhiều.

Theo tác giả Rushford, hiện có một Cuộc chiến Việt Nam mới, cuộc chiến này là về ý tưởng.

“Cộng đồng doanh nhân Hoa Kỳ, sớm hay muộn, sẽ phải quyết định xem họ đứng về phía nào, và tính về lâu dài thì lợi ích của họ sẽ được đặt ở đâu”, tác giả kết luận bài viết.

Hiện AmCham chưa đưa ra bình luận về bài viết của tác giả Greg Rushford.

Monday, September 21, 2009

Dồn người dân vào ngõ cụt

Luật sư Lê Trần Luật, người đã đại diện giáo dân Công Giáo giáo xứ Thái Hà trước tòa án Hà Nội, mới đây, trong một lần phỏng vấn của phóng viên đài rfa, đã muốn "được đi tù". Ông cho biết rằng trong thời gian gần đây nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam thường xuyên gọi ông đến trụ sở Công an, xách nhiễu ông hàng ngày khiến ông không thể làm ăn gì được cả. Ông đã nói vói phóng viên đài rfa là ông đã xin Cộng Sản Việt Nam hãy cho ông đi theo điều 88 của luật pháp Cộng Sản Việt Nam. Thật là buồn cười cho một chế độ chỉ biết trù dập người dân nhưng lại cúi đầu chịu nhục trước ngoại bang mà cũng là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc. Thật đáng xấu hổ!
Bên cạnh đó, Nguyễn Tấn Dũng , hiện đang ở tại Hungary đã trả lời báo chí là sẽ không trả lạ
i đất của giáo hội Công Giáo Việt Nam. Y cho rằng chiếu theo luật pháp ( của Cộng Sản Việt Nam) thì đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân (cái này thì phải cần xét lại đó à nha ). Cũng vì lý do đó mà nhà cầm quyền đã đàn áp những người giáo dân Công giáo giáo xứ Thái Hà, giáo dân địa phận Vinh. Y là kẻ đại diện cho một chế độ đốn mạt như vậy cho nên trong chuyền công du lần này (cả những lần trước và những lần về sau nữa) luôn luôn phải "chuồn đi cửa sau" vì bị cộng đồng người Việt ở những nước sở tại rầm rộ biểu tình phản đối.. Thật nhục nhã !

Sunday, September 20, 2009

Em đi trên đường thiên lý

Em lái xe trên đường thiên lý
Bốn trăm miles luôn cả khứ hồi
Con ngựa...sắt cũng cười thỏa mãn
Được tung phi thỏa chí bình sinh

Phi Vũ
09/19/09

Quê hương thương nhớ

Ngôi nhà lá soi mình bên dòng nước
Hàng dừa xanh trái trĩu quả ngọt thơm
Ôi quê hương! Những gì ta thương nhớ
Dòng sữa mẹ ngọt ngào tuôn chảy trong ta

Thương thương lắm! Con đò năm cũ
Mái chèo khua trong tiếng hát à ơi
Quê hương ấy giờ đã xa biền biệt
Chỉ đọng trong ta những thương nhớ ngậm ngùi...

Phi Vũ
09/19/09

Ngày về

Bỏ nước ra đi giữa nghẹn ngào
Bao năm cách biệt tựa chiêm bao
Sông thương núi vọng, sầu u uất
Biển khóc non hờn, hận ngút cao
Kẻ ở năm canh ngồi đợi sáng
Người đi bốn biển đứng chờ sao
Rồng Tiên chẳng hổ đời con cháu
Tìm một đường về nối chí cao.

Chu Văn Hùng
Trích Nguyệt San Chiến Sĩ Cộng Hòa

Tưởng Năng Tiến

Tưởng Năng Tiến – IDS và cảnh cá chậu chim lồng

Posted using ShareThis

Việt Cộng cần biết ơn Trung Cộng

Kể từ năm 1986, Việt Nam Cộng Sản bắt đầu đổi mới. Khi chủ trương đổi mới này ra đời, nền kinh tế có phát triển, đời sống của người dân có được nâng cao thêm một chút, thế nhưng về mặt dân chủ cũng như quyền tự do của con người thì vẫn như cũ. Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam vẫn bắt bớ, giam cầm, trù dập những tiếng nói, những đòi hỏi dân chủ của người dân. Về mặt truyền thông, báo chí và các đài phát thanh, truyền hình vẫn do nhà cầm quyền nắm giữ. Mới đây, tờ Nhân dân Nhật báo, một tờ báo của Trung Cộng đã có lời khen Việt Nam Cộng Sản 'bắt chước giỏi" mô hình phát triển của Trung Cộng. Chúng cho rằng Việt Nam Cộng Sản cần "biết ơn" Trung Cộng vì nhờ theo đường lối của Trung Cộng mà Việt Nam Cộng Sản đã phát triển đất nước về mọi mặt nhất là ổn định về mặt chính trị. Điều này rõ ràng là đúng hoàn toàn! Việt Nam Cộng Sản đã hoàn toàn rập khuông, học tập thep Trung Cộng đường lối đàn áp người dân, sẵn sàng dùng bạo lực với người dân, ngay cả sử dụng bọn côn đồ lưu manh như một lực lượng "hỗ trợ" nhà cầm quyền để trấn áp người dân. Như vậy nhà cầm quyền Hà Nội đã tự mình "lưu manh hóa" theo lũ quan thầy Bắc Kinh.
Mới đây, công an Cộng Sản Việt Nam dọa truy tố Luật sư Lê Trần Luật về tội trốn thuế
. Đây là đường lối đã "cũ mèm" của Cộng Sản Việt Nam. Chúng ta cũng cần nhớ lại trước đây Cộng Sản Việt Nam muốn bắt giam nhà báo Điếu Cày cũng đã đưa ông ra tòa và bỏ tù ông về tội trốn thuế. Bây giờ chúng cũng giở "sách cũ" ra để dùng với Luật Sư Lê Trần Luật. Khỏi cần phải bình luận nhiều về một nhà cầm quyền chuyên sử dụng những biện pháp "hạ cấp" đối với người dân. Việt Nam Cộng Sản và Trung Cộng đã đi ngược lại sự tiến triển của nhân loại về mặt chính trị cả ngàn năm và đã bước trở lại thời Trung Cổ!

Saturday, September 19, 2009

Nguyễn Thanh Ty: Đảng ta muôn năm trường trị! Hoan hô!

Trích NguoiViet Boston

dictatorNhân danh với tư cách cá nhân là một công dân hạng chót bẹt (vì là tù cải tạo của cái chế độ cộng sản ưu việt số một La mã) trong cái nước Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (không) độc-lập-tự-do-hạnh-phúc, tuy phải sống lưu vong ở cái xứ đế quốc tư bản sắp giãy chết là nước Huê Kỳ, nước đầu sỏ phản động của thế giới thiên đường cộng sản, chỉ cốt để được tự do thở không khí không bị phân chia đong đo đếm của hệ thống bao cấp tem phiếu rất ư là tốt đẹp thần sầu quỉ khóc của đảng và Nhà nước ta, tôi luôn luôn hướng về quê hương có tòng teng chùm khế ngọt và có gái đẹp chân dài, giá rẻ (Ngài Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã “mác cơ tinh”, quảng cáo, khuyến mãi và chiêu dụ khách làng chơi Mỹ như thế), trước chiến dịch truy quét, bắt khẩn cấp, bắt nóng sốt, bắt bỏ rọ ráo trọi, từ con mén tới con đỏ bọn phản động “xâm phạm an ninh quốc gia”, dám cả gan, lớn mật nói cạnh, nói khoé, nói thẳng mực tàu, đụng chạm tới Thiên triều Đại Hán của đảng và Nhà nước ta, tôi long trọng giơ cả hai tay nhất trí và hai chân đồng ý, hoan nghênh đảng bằng cách ra trước biển (sau khi đi hết biển) hả họng gào to đủ ba lần câu thiệu, y như thằng lưu manh Vi Tiểu Bảo tung hê, nịnh bợ vợ chồng Giáo chủ Thần Long giáo trong truyện Lộc đỉnh ký của nhà văn Kim Dung, tổ sư nói phét:
- Hoan hô đảng cộng sản Việt Nam muôn năm trường trị thống nhất giang hồ!
- Hoan hô Nhà nước Cộng hòa Xã Nghĩa Việt Nam chín ngàn, chín trăm, chín mươi chín năm!
- Đồng ý, nhất trí theo tuyệt đại đa số nhân dân tiến bộ về việc làm đúng đắn có cơ sở của đảng ta và nhà nước ta là hốt bỏ bót bọn Blogger phản động dám đụng chạm đến Thiên triều rất vĩ đại và rất kính mến của đảng ta. (Xin quí vị đừng phiền lòng với chữ “ta” luôn đi kèm và hơi bị nhiều. Bởi không có nó thì văn phong của chế độ ta không thể hách xì xằng được)
Sở dĩ, Nhà nước ta phải chịu lép, kém đảng một năm là vì đảng là “nâm bờ oanh”, đảng là Người lãnh đạo tối cao, đảng là thần thánh, không thể có con cóc, con nhái, con ễnh ương nào được phép trên hay ngang hàng với đảng ta cả. Những thứ dám trên cơ đảng đều bị đảng cho đi mò tôm từ sau khi cướp chính quyền năm 1945 ráo trọi rồi.
Sau đây, bèn xin có lời diễn nôm thanh minh cho rõ cái sự nhất trí, đồng ý, hoan hô đảng ta và Nhà nước ta của thằng tui, thứ công dân hạng bét, để độc giả khỏi tưởng nhầm, nghi oan rằng-thì-là cái thằng tui là thứ “hùn gió bẻ măng”, “phù thịnh đạp suy”, a dua sũa theo đảng để được làm “thằng nô tài hèn hạ” chuyên vuốt đuôi, bợ dế đảng trước cái sự đảng đang ra tay khủng bố, truy quét “bọn phản động” đã dám tỏ lòng yêu nước, dám chữi bố thằng Tàu phù cướp nước, làm đảng ta sợ đến té đái, vãi cứt trong quần, thúi um cả Bắc Bộ phủ và lăng Ba Đình.
“Bọn phản động” bị bắt bỏ bót rồi “hùa” nhau làm bản tự thú “nhận tội” và “xin khoan hồng” rất mau chóng, trơn tru đến nỗi đảng ta phải sững sốt bất ngờ và bàng hoàng bối rối trước sự thành thật khai báo và thành khẩn nhận tội rất ư là “ô tô ma tích” khi đưa lên đài TiVi trình diễn những hình ảnh của cái đám “hùa nhận tội” này cho bàn dân thiên hạ trong nước và thế giới coi. Mấy bản nhận tội và xin khoan hồng coi bộ kỳ quá, giống nhau quá, y như được cọp dê từ một bản chính do anh văn nô nào đó trong Bộ Công an viết sẵn, chỉ đổi tên họ, ngày tháng cho từng người là xong ngay.
Nghe “bọn phản động” đọc bản nhận tội qua TiVi sao tui thấy nhột dùm cho đảng quá. Phải phê và góp ý đảng chổ này một tị mới được. Phải bắt ngay, bắt khẩn cấp thằng nào viết dùm cho đảng cái bản nhận tội đó. Nó ngô nghê và ấu trĩ, lộ liễu quá. Tay nghề non quá. Có thể bắt luôn thằng đạo diễn quay phim lúc “bọn phản động” đọc bài nữa.
Tui hoan hô là vì đảng ta và nhà nước xã nghĩa ta đã làm đúng chức năng và bổn phận của kẻ nô bộc chư hầu. Còn cái đám phản động đã vì “non người trẻ dạ”, “ăn không no lo không tới”, không chịu uốn lưỡi bảy lần trước khi viết lách, phát ngôn lung tung, linh tinh làm mích lòng Thiên triều, làm Đại Hán nỗi giận.
Thử nghĩ mà xem! Ai đời, “cha già” đã đem giang sơn gấm vóc đi bán cho ngoại bang rồi, nói rõ ra là bán dâng cho Tàu rồi, có văn tự đàng hoàng chứ không phải “bán Trời không mời thiên lôi” bậy bạ đâu mà đám con cháu lại trở mặt, hùa nhau đi đòi lại, rối xồm xồm.
Đâu có được! Người quân tử Tầu, một lời nói là một đọi máu, khi nói ra rồi ngựa tứ cũng khó đuổi theo cho kịp. “Boác Hồ” đã bán Hoàng Sa, Trường Sa cho Tàu tự hồi cái nẫm 1958 rồi, để đổi lấy súng đạn xâm lăng miền Nam. Tham vọng lớn nhất của Boác là vào Nam hưởng cho được mùi vị “vú sữa” thơm ngon hơ hớ của (con gái) miền đồng bằng sông Cữu Long. Bán nước có văn tự đoạn mãi, có công hàm của thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm văn Đồng thừa lệnh Boác, viết ra, ký tên và đóng dấu quốc huy đỏ loét đình hùynh chớ bộ là tờ giấy đi cầu sao?
Can cớ gì mà bọn sinh viên, học sinh lóc nhóc bây giờ lại đi đòi. Lại còn bày đặt in áo thun, giăng biểu ngữ: “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”, kéo nhau đi diễu hành khắp nơi, nhất là bẹo hình, bẹo dạng trước Toà Đại sứ và Tòa Tổng Lãnh sự Trung Quốc, trông rất ngứa con mắt, có phải cố tình phản động, bôi tro trát trấu, quệt mắm tôm trộn dầu nhớt lên mặt đảng, làm cho đảng ta, nhà nước ta bẻ mặt, che mặt mo, mang tiếng là quân tiểu nhân ăn quịt, ở lường, tráo trở không?
Nhiều người không rõ lòng dạ của đảng ta cứ kêu là bắt oan và gán tội oan. Mặc áo thun in chữ Trường Sa-Hoàng Sa là của Việt Nam đúng là “gây rối”, đúng là “quậy” cái “an ninh” của Thiên triều đã ban cho Đảng ta từ khuya, khi cái công hàm của đảng ta được trịnh trọng dâng lên Thiên triều.
Rõ là đã “xâm phạm an ninh quốc gia”, vi phạm điều 88 trong bộ luật hình sự của đảng ta. Lãnh chiếc còng số 8 là phải rồi. Chẳng có oan ức chi ráo!
Bắt là phải! Mà là phải bắt khẩn cấp, bắt nóng sốt, nóng hôi hôi lúc 12 giờ khuya, cho chúng nó táng đởm kinh hồn, cho bỏ cái tật yêu nước tùy tiện, không có giấy phép của đảng cấp.
Tui cũng phải làm tài khôn, thay mặt đảng, lấy chính sách khoan hồng của đảng, mà có mấy lời nhắc nhở sơ về vài sử liệu cho các quân phản động không chịu đọc và học lịch sử đảng, nhớ lại và nhớ kỹ rằng :
1/ Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngoài khơi Boác đã bán cho Tàu năm 1958, công hàm đoạn mãi do bác Đồng Vẩu ấn ký, để lấy súng đạn đánh cướp miền Nam.
2/ Năm 1999 – 2000 Đỗ Mười và Lê Khả Phiêu đã bán cho Tàu 15.600 Km đất liền biên giới và 20.000 Km lãnh hải để đánh đỗi « tam cân nhục » của một em chệt chân dài.
3/ Ngày 31/12/2008 Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tấn Dũng dâng ải Nam Quan và một nửa thác Bản Giốc cho Tàu để tránh khỏi bị Hồ cẩm đào chích thuốc đột tử.
4/ Ngày 01/11/2007 Nguyễn tấn Dũng đã phê duyệt nhượng Tây nguyên cho Tàu phù khai thác quặng bô xít. Lại quả chỉ có 150 triệu đô. Giá rẻ mạt.
Đảng ta đã lấy tiền lỡ rồi, các con dân có tiếc hùi hụi tấm dư đồ của tổ tiên để lại cũng phải ráng cắn răng mà chịu trận, ngậm bồ hòn làm ngọt, chớ có làm càn đi đòi là bất hợp pháp với pháp luật… Tàu và công pháp Quốc tế. Và nhất là « thiếu tế nhị » trong vấn đề « nhạy cảm »,« cấm kỵ » trong tình bang giao đời đời thắm thiết giữa hai nước.
Cũng còn may là, Thiên triều Đại Hán luôn có lòng nhân, chỉ nhắc nhở đảng ta chuyện dạy lại con cái chớ có hỗn hào nói bậy. Báo chí chớ có viết bậy mà làm sức mẻ tình hữu nghị Việt Trung đời đời bền vững với món quà 16 chữ mạ vàng tây và ăn bánh tứ hảo = tứ thiện (bốn lành). Nếu không, Thiên triều đã đưa Hồng vệ binh sang trói gô cả lũ mang về Tầu trị tội rồi bắt mang tiền chuộc sang mới thả cho về. Lúc ấy có mà trắng mắt !
Đảo đã bán rồi, sao ngư dân còn dám đem thuyền ra đánh trộm cá, câu trộm tôm ? Không bắn hết, giết hết là may phước ông bà, ông vãi rồi, còn la ó nỗi gì ? Tội cho ông Lê Dũng lưỡi gỗ nhà mình ráng ú ớ mấy câu cho phải đạo lề phải rồi câm mõm luôn.
Tây nguyên cũng đã bán rồi, Thiên triều đã đổ nhiều tỷ đô la, đưa hàng vạn nhân công sang khai thác, tốn công, hao của như thế mà bọn phản động lại hô hào « Giữ gìn màu xanh cho Tây nguyên » là cái nghĩa lý chó gì ? Hử ?
Giữ màu xanh, nghĩa là không cho cày xới lên, bóc đi lớp đất màu mỡ bên trên, không cho ủi sạch rừng núi bạt ngàn cà phê và trà thì làm sao có thể khai thác bô xít, bu sịt chớ ? Còn cái chuyện bùn đỏ độc hại về lâu về dài là chuyện của đảng ta và nhà nước Ố nàm nhần xã nghĩa ta. Chuyện dân Ô nàm nhần bị độc chết đâu có liên quan gì tới việc khai thác của dân Chung cô rận Đại Hán. Có phải không nào ?
Bọn phản động trong nước, nhất là bọn blogger, bọn luật sư, bọn nhà văn vớ vẩn… cứ nghe lời xúi dục của « thế lực thù địch nước ngoài », ăn tiền của bọn lưu vong chống cộng điên cuồng ở hải ngoại, đi la ó bậy bạ, đảng ta phải bắt, phải nắm đầu từng con, từng thằng nhốt hết vào nhà đá cho ăn cơm hẩm, uống nước đục cho thấm đòn, cho biết thế nào là lễ độ đã làm mích lòng ông anh cả Trung Quốc vĩ đại, Thiên triều vĩ đại…
Kể ra cũng tội cho đảng ta, đã nói đi thì phải có nói lại, cái chuyện bắt bớ những người yêu nước đã « bức xúc » « tự phát » đi đòi lại đất, đòi lại đảo, đòi lại Tây nguyên là chuyện « bất đắc dĩ » chớ đảng cũng lấy làm nhục nhã, xấu hổ lắm chứ chẳng sung sướng gì.
Chỉ có cái bọn khuyển ưng, khuyển mã là bọn « công an nhân dân » được lệnh đi bắt người là chúng sướng mê tơi lên, hý hửng lên mà thôi. Chúng rất tích cực, năng nổ trong việc kéo bầy, kéo đàn đi bắt người là thú đam mê, là lẽ sống của chúng. Cũng đừng trách chúng làm chi. Vì chúng chỉ là những con chó, chó ghẻ, vâng lệnh chủ, hăng quá đà bổn phận một chút, chứ chúng có đầu óc người để suy nghĩ, để biết thương xót, biết hổ thẹn việc mình làm đâu ?
Đảng ta cũng chỉ vì bị Thiên triều buộc phải làm mà thôi, nếu không làm, nặng thì bị cắt cái chổ đội nón cối, nhẹ thì bị tước mất cái ghế quyền lực, cuộc đời sẽ « on bon phi nan » khốn nạn, bị gậy đi ăn mày liền.
Dưới đây xin trích đoạn, tiết lộ một tài liệu mật của Trung Quốc đã chỉ thị cho đảng ta phải mở chiến dịch truy quyét « bọn phản động yêu nước » để cho thấy đảng ta cũng khổ tâm lắm, bất đắc dĩ lắm, muối mặt lắm mới làm chuyện hèn hạ, nhục nhã ấy :
Trích tài liệu chép từ băng ghi âm cuộc họp mật giữa đại diện Tổng Cục Tình Báo Hoa Nam và Tổng Cục 2 ViệtNam, để lưu giữ, được bảo quản theo chế độ tuyệt mật !)
« Với bọn phản động chuyên gây rối à? Cứ thẳng tay đàn áp bịt cái miệng chó của chúng lại. Cứ lừng chừng thiếu kiên quyết. Cứ hữu khuynh nhân nhượng. Nhân nhượng là chết đấy. Phải quét cho bằng sạch, không thương xót bọn dân chủ. Không cho chúng đằng chân lân đằng đầu. Vùi chúng xuống đất đen, không cho chúng ngóc đầu dậy. Những cái đó, không còn là vấn đề trong tương lai. Việc tiêu diệt bọn dân chủ giòi bọ, sẽ không còn là việc của riêng các đồng chí Vn. Nó sẽ là nhiệm vụ chung của tất cả chúng ta.
Lũ dân chủ giòi bọ ấy có cả ở Trungqu ốc. Tôi thừa nhận điều đó. Nhưng chúng tôi thẳng thắn, trấn áp chúng thắng lợi. Nhưng ở Vn tình trạng có khác. Chúng hung hãn hơn, lỳ lợm hơn, là do các đồng chí thiếu kiên quyết. Nếu ở Trung quôc có một Thiên An môn, thì tại sao Vn không có một cái tương tự? Tôi xin bảo đảm với các đồng chí rằng: Trung quốc sẽ tận tình chi viện cho các đồng chí, một khi có sự biến đe dọa quyền lợi của đồng chí, để bảo vệ các đồng chí. Trung quốc không thiếu xe tăng trong vài Thiên An môn. Các đồng chí cứ hỏi Nông đồng chí (Nông đức Mạnh), xem Hồ đồng chí (Hồ cẩm đào) đã hứa hẹn gì trong cuộc gặp gỡ cấp cao vừa rồi. Nhưng đó là trong tình huống hiện nay. Trong tương lai thì hai nước đã là một, thì sẽ không phải như vậy.
Đám trí thưc lèo tèo mới đáng ngại. Tuy chẳng có trong tay cái gì, nhưng chúng có khả năng kích động tinh thần nhân dân để cản trở sự hiệp nhất. Nhưng không lo, Mao chủ tịch đã dạy: “Trí thức khởi xuớng được nhưng không làm đuọc. Chúng chỉ lép bép lỗ miệng. Thấy súng lên đạn là chúng rùng rùng bỏ chạy” Đáng ngại là ở chổ ấy, chổ khởi xướng. Nhưng không đáng sợ cũng ở chổ ấy. Ở chổ bản tính trí thức, hãy lên đạn, hãy hô bắn thật to, đâu sẽ vào đấy. Lực lượng chủ yếu của chúng ta, trong việc trấn áp bọn dân tộc chủ nghiã là hai cánh quân: về vật chất là công an, về tinh thần là truyền thông. Công an sẽ được cung cấp mọi trang bị hiện đại nhất để đè bẹp mọi mưu toan đối kháng. Nhưng phải chú ý đến điểm này: không được lạm dụng các phương tiện hiện đại. Chiếu cố những biện pháp truyền thống ít gây ồn ào, tránh những phản ứng quốc tế bất lợi. Truyền thông phải xử dụng mọi phương tiện sẵn có. Tăng cường viết và nói hằng ngày, hằng giờ, biện luận cho dân thấy cái lợi của việc sát nhập. Họ sẽ được hưởng mọi phúc lợi của ngưòi dân Trung quốc, hơn hẵn phúc lợi đang có. Họ sẽ không còn chuyện lủng củng vướng mắc vì biên giới. Ngư dân được tha hồ đánh cá trên biển đông này cũng là của họ, mà không còn phải lo lắng: vì xâm phạm lãnh hải, bị hải quân Trung quốc trừng phạt.. Người dân khi xuât ngoại sẽ được cầm hộ chiếu của một nước lớn mà thế giới phải kiêng nể.
Tuy nhiên, tôi đặc biệt luu ý các đồng chí là phải tiến hành kín đáo, để mọi việc chuẩn bị diễn ra như bình thuòng, không nhận thấy được. Trong khi chưa được hợp nhất, trung ương chính phủ, cũng như các tỉnh chính phủ, tuyệt đối không lộ ý đồ. Thỉnh thoảng cũng phải cho phát ngôn nhân trung ương chính phủ nói dăm ba câu phản đối về chủ quyền Tây sa và Nam sa. Và cho phép các báo đăng vài bài chiếu lệ về biên giới và hải đảo với mọi sự cố xẩy ra trên biển như vừa rồi. Cứ tiếp tục áp chỉ một nước ngoài nào đó, hoặc một tàu lạ nào đó, không rõ quốc tịch là đuọc. Đừng quên xem thường các nhà báo, họ là công bộc trung thành của ta, thiếu họ không đuọc.
Hiện nay đang nổi lên sự phản đối Trung quốc khai thác bôxit ở miền Trung, ồn ào lắm, có vẻ hung hăng lắm. Nhưng là bề ngoài thôi. Chứ ở bề trong, bọn phản đối cũng thừa biêt mọi sự đã an bài. Tiền đã trao thì cháo phải được múc. Bộ chính trị quyết không bỏ kế hoạch này, nhất là đồng chí Nông đức mạnh. Là chuyện sinh tử của đồng chí Nông đức Mạnh, nên đồng chí ấy rất cương quyết. Trong chuyện bôxit, tôi thấy bên cạnh cái xấu lại có cái tốt đấy. Cac đồng chí ạ! Phải công bằng mà lập luận, một khi Vn đã nhập vào Trungquôc, thì vùng Tây nguyên của Việtnam là của chung nước ta. Chưa chừng, trên sẽ thay đổi kế hoạch, ta không khai thác ở đấy nữa, mà chuyển sang khai thác, thực hiện ở Châu Phi. Bôxit của ta, ta để đấy dùng sau. Cũng như ta đâu có vội khai thác cả tỷ tấn bôxit ở QuảngTây. Nói để cac đồng chí phấn khởi. Về thực chất, qua con đường ngoại thương, đầu tư, ta nắm Châu Phi trong nhiều năm nay rồi. Ta đã mua hết các chính quyền ở đấy. Cái đó gọi là quyền lực mềm. Trung quốc đến sau Phương tây và Hoakỳ, vậy mà chỉ trong vòng một thập niên, ta đã quét sạch chúng khỏi đấy. Ta còn chuyển dân mình sang Châu Phi, làm thành những vùng đất Trung quốc trên lục địa đen kia nữa. Người Trung quốc bây giờ có quyền nói: “Mặt trời không bao giờ lặn trên đât đai của tổ quôc”
(Ngưng trích)
Chỉ thị đã rõ ràng, lệnh trên đã ban hành quyết liệt như thế thì làm sao đảng ta, nhà nước ta có thể chậm chạp, trù trừ được. Trái lại, như được “xuỵt chó vô gai” đảng ta còn hăng máu đi làm hơn nữa là đằng khác. Năm xưa, Mao Xếnh Xáng ra lệnh cho Boác Hồ đem bắn bà Nguyễn thị Năm đầu tiên để lấy khí thế phát động chiến dịch “Cải cách ruộng đất”, Boác đã vâng dạ một phép, nào dám cãi. Thì nay cái đám ăn hại đái nát của đảng ta còn tệ hại, hèn nhát gấp trăm lần Boác, lại tham lam vô độ, sống dựa vào Thiên triều như cây tầm gửi, như cái đuôi lết sau đít con lang, thì lại càng không dám cưỡng.
Bởi thế người dân “vô tư” cứ lấy làm thắc mắc: Rõ ràng tàu Trung Quốc bắn giết ngư dân ta mà báo chí cứ nói là “tàu lạ”. Thực phẩm Trung Quốc độc hại tràn ngập trong nước làm ngộ độc vô số người dân, báo chí cũng cứ nói là thực phẩm không rõ xuất xứ. Rõ là cơ khổ! Chớ có nặng lời chữi rũa báo chí nhà nước ta hèn nhát mà tội nghiệp cho chén cơm và chỗ ngồi của bọn họ. Khi họ buộc lòng phải viết ra như vậy, ba ngày họ phải bỏ cơm vì nhìn cái bản mặt mình trong gương soi họ đã phải lộn mữa.
LS Lê công Định, tiến sĩ Nguyễn tiến Trung, cựu trung tá Trần Kim Anh rồi Người Buôn Gió, nữ ký giả Đoan Trang, ký giả Huy Đức, thường dân blogger Như Quỳnh và nhiều thanh niên nam nữ khác bị bắt “khẩn cấp” cũng chỉ vì mặc áo có in dòng chữ “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” hay “Hãy giữ màu xanh và an ninh cho Tây nguyên” hoặc viết bài đụng chạm đến Thiên triều, chỉ mới là khúc nhạc dạo đầu của bản trường ca “diệt tuyệt, quét sạch” của đảng ta thi hành theo chỉ thị của Thiên triều vừa trích dẫn trên.
Hiện nay, trong nước có hơn hai triệu người xử dụng Internet, và số người viết blog nhiều vô kể. Những blogger này “lợi dụng” phương tiện truyền thông để thông tin cho nhau, nói xấu đảng, chống phá thành quả cách mạng, xâm phạm an ninh quốc phòng, diễn biến hoà bình vân vân và vân vân, cực kỳ nguy hiểm cần phải “triệt để đàn áp bịt cái miệng chó chúng lại, vùi chúng xuống đất đen, không cho chúng ngóc đầu dậy”.
Mở đầu chiến dịch ba mũi giáp công, để làm gương răn đe lũ trẻ, trước hết, cần phải bịt miệng thằng già phản động Tô Hải, nó ăn cơm đảng ta, hưởng lộc đảng ta đến mòn răng, còng lưng mà giờ đây không chịu bao che bưng bít cái xấu xa, bỉ ổi của đảng ta để trả ơn thì chớ mà còn thí cái mạng già đi viết sách tố khổ đảng ta. Hãy cắt “khẩn cấp” ngay đường truyền Internet của nó tút xuỵt, không cho nó nói hưu, nói vượn nữa. Sau đó hãy tóm cổ nó vào nhà đá cho nó chết già, chết một cách khốn khổ cho nó biết thế nào là phản đảng. Tiếp theo, triệt để dò tìm trên mạng lưới thông tin bắt sạch, bắt ráo hết bọn blogger cho đi cải tạo tuốt luốt, mút chỉ cần câu.
Với tài ba, óc sáng tạo và khả năng của đảng ta về chuyện khủng bố và trấn áp bắt người, bắt lầm hơn bỏ sót, ngày đó sẽ không xa, tương lai nước Cộng Hòa Xã nghĩa sẽ có thêm nhiều vô số nhà tù, một nét văn minh nhân loại của “đỉnh cao trí tuệ loài người” của chế độ Xã hội chủ nghĩa của ta.
Dù sao, thì đảng ta và nhà nước ta đã là một chế độ độc đảng toàn trị thì đường ta ta cứ đi, ta cứ độc tài đấy, ai làm gì được ta? Còn cái bọn truyền thông ngoại quốc đấy hả? Toàn là cái bọn nhát cáy thỏ đế, đứng xa nói bằng mồm, chẳng có tác dụng gì. Ta cứ cho mấy cái lưỡi gỗ Thúy Thanh, Lê Dũng, Phương Nga lên tiếng “cực lực bác bỏ” là xong ngay.
Thằng tui là người yêu nước (tiếc thay không thể yêu xã hội chủ nghĩa được nên đành chạy te cò) luôn hướng về tổ quốc, quê hương có chùm khế ngọt và gái đẹp chân dài, một lần nữa xin hoan hô đảng ta, nhà nước ta “muôn năm trường trị, thống nhất sơn hà” và trân trọng dâng lên đảng hai “chiêu” rất đơn giản mà hiệu quả không lường, “đảm bảo” (không bảo đảm) rằng bọn blogger tuyệt đường viết lách, xiên xỏ, đâm thọt, xuyên tạc, nói xấu đảng ta (chuyện bằng thừa, đảng ta có cái gì đẹp đâu để mà nói).
1/ Dẹp hẵn ba cái chuyện Internet, cấm nhập còm piu tơ. Ai còn có máy trong nhà, nội trong vòng một tháng, phải đem giao nộp toàn bộ tại đồn công an. Ai trái lệnh sẽ bị qui vào tội oa trữ đồ quốc cấm y như tàng trữ xì ke ma túy hay súng đạn, bị tội hình sự, xử tù từ 15 đến 30 năm cải tạo mút chỉ.
2/ Dẹp hẵn hệ thống điện thoại, có dây lẫn không dây. Không nối kết hệ thống truyền hình “cáp” của bọn ngoại quốc. Ao nhà ta cứ tha hồ tắm, mệt nghỉ. 760 tờ báo của ta đủ cho dân đọc mệt xỉu rồi. Trở lại thời kỳ 1978, mỗi nhà được mắc một cái loa nghe đài, nghe 24/24 miễn phí.
Trong khi chờ đợi thực hiện hai “chiêu thần sầu” trên, đảng và nhà nước hãy lùa hết “bọn phản động” này vào lớp học cải tạo viết lách cho đúng lề phải do các giảng viên của các báo Hà Nội mới, báo An ninh Thế giới, báo Công an Thành phố HCM đảm nhiệm giảng dạy. “Đảm bảo” trong vòng ba tuần lễ, “bọn phản động” này sẽ mở mồm ra là “Đảng ta là nhứt, cứt đảng cũng thơm” ngay.
Lúc ấy xã hội ta sẽ trở về sống lại thời kỳ bế môn tỏa cảng, ăn lông ở lỗ, thái bình thịnh trị, bọn phản động có muốn làm gì có hại cho đảng ta cũng chẳng có khả năng làm được. Có chăng chúng chỉ còn có cách nhe răng ra cắn mà thôi.
Lúc ấy đảng ta ra tay bẻ răng chúng dễ như lấy đồ chơi trong túi. Để giúp cho đảng nhanh chóng trong việc bẻ răng bọn phản động, thằng tui xung phong hiến tặng cho đảng một lô kìm “Made in USA” đình huỳnh, chứ không phải của dỏm “Made in China” đâu.
Tuy nhiên lại có người lo là nhân dân đang bị đảng ta bịt mồm lâu ngày không thể há ra được thì làm sao bẻ răng?
Đừng lo cho hao nhiệt! Lúc ấy, đảng ta sẽ dùng đường hậu môn luồn kìm lên bẻ sạch sành sanh không còn một cái răng nào cho bọn phản động ăn cháo.
Đã bảo đảng ta là đảng tuyệt vời mà.

Nguyễn Thanh Ty 9/08/09

Friday, September 18, 2009

Tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng

Vấn đề giao dịch thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng, cán cân luôn nghiêng hẳn về phía Trung Cộng. Chúng ta cũng nhìn nhận một điều là Trung Cộng đã trở thành một nơi sản xuất những đồ dùng giá rẻ mạt cho toàn thế giới. Chúng đã cung ứng tất cả mọi thứ cho người tiêu thụ. Sự cạnh tranh bất chính này đã làm cho Hoa Kỳ mất hàng triệu công ăn việc làm. Không những thế, sự canh tranh này cũng ảnh hưởng đến những nền kinh tế khác, nhất là những nước đang phát triển ở vùng Đông Nam Á. Trước áp lực của Hội đồng thương mại quốc tế Hoa Kỳ, Tổng thống Hoa Kỳ buộc phải thi hành những biện pháp thích đáng. Sự tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng sẽ có ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới, đặc biệt là nền kinh tế của Hoa Kỳ và Trung Cộng như thế nào, chúng ta sẽ đón chờ xem.
Bên cạnh đó, việc tổng thống Obama cho tăng thuế lên hàng lốp xe nhập cảng của Trung Cộng làm cho họ phải khiếu nại với Tổ chức thương mại thế giới. Họ dọa sẽ trả đũa bằng cách giảm nhập cảng thịt gà từ Hoa Kỳ. Trong bài phỏng vấn Thịt gà và lốp xe của phóng viên Việt Long đài rfa với Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, chúng ta sẽ thấy được nhiều khía cạnh khác của vấn đề tranh chấp giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng.

Wednesday, September 16, 2009

Mẹ Nấm: tức tưởi, cay xót khi phải đóng cửa trang blog

2009-09-14

Blogger Mẹ Nấm là người cuối cùng vừa được tự do trong số hai blogger và một nhà báo bị cơ quan an ninh Việt Nam gần đây bắt giữ để thẩm vấn về điều mà họ nói là có dấu hiệu xâm phạm an ninh quốc gia.

RFA PHOTO

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thông báo đóng cửa trang blog "Me Nấm".

Sau khi blogger M Nm - tên tht Nguyn Ngc Như Quỳnh - v nhà được mt bui, Gia Minh có cuc nói chuyn vi bn thân cô, cũng như lut sư được gia đình cô mi can thip và mt blogger bn ca cô.

Thẩm vấn về chiếc áo thun

Ch mt ngày trước khi blogger M Nm được tr t do Nha Trang, thì người phát ngôn Bi giao Vit Nam Nguyn Phương Nga, trong tr li câu hi ca báo chí v vic bt gi gn đây hai blogger Người Buôn gió và M Nm, cùng nhà báo Phm Đoan Trang, cho rng cơ quan an ninh Vit Nam câu lưu h đ thm vn vì h có du hiu xâm hi an ninh quc gia. Ngo

Trả lời Đài Á Châu Tự Do, Blogger M Nm - Nguyn Ngc Như Quỳnh cho biết nhng điu mà cơ quan an ninh thm vn cô trong gn 10 ngày giam gi trước khi tr t do cho cô vào chiu ngày 12 tháng 9 va ri.

Blogger M Nm: Chín ngày va ri h thì ch yếu cũng xoay quanh cái áo màu xanh nõn chui vì em là người trc tiếp liên lc in n và phát tán 40 cái áo thun, cho nên h nói đó là hành vi xâm phm đến li ích quc gia, cho nên ln trước thì cơ quan an ninh thôi còn ln này là cơ quan an ninh điu tra h mi.

9 ngày va ri h thì ch yếu cũng xoay quanh cái áo màu xanh nõn chui vì em là người trc tiếp liên lc in n và phát tán 40 cái áo thun, cho nên h nói đó là hành vi xâm phm đến li ích quc gia.

blogger Mẹ Nấm

Lúc đu tiên thì, ging như em cũng nghĩ đơn gin là em vì ý tưởng in áo đó là ca em, vì kêu gi mi người mc áo đó chính là ca em, sau đó có mt s bn trong Nhóm Người Yêu Nước mi mi em tham gia và h quyết đnh là s dùng cái ý tưởng này ca em đ thành lp một cái ging như là chiến dch, thì bên an ninh h có nói vi em rng nếu như vic em làm mt mình thì cũng đã gi là xâm phm an ninh quc gia ri, đàng này em li tham gia Nhóm Người Vit Yêu Nước và em còn làm cho nó mt nhóm na thì rõ ràng hn nhiên là vic đó là xâm phm an ninh quc gia, mà ti đó thì b kết ti rt là nng.

Bên cnh đó thì h cũng yêu cu em là dng s dng cái blog M Nm. Và h nói là cái âm mưu chính tr gì đó ca Nhóm Người Vit Yêu Nước rt là sâu sc. Em không nhn ra được cái điu đó nên em b

T-Shirt-Vietnam-SOS-305.jpg
Thanh niên Việt Nam mặc áo vận động "giữ mầu xanh và an ninh cho đất nước" trên đường phố Hà Nội hôm 18-7-2009.
i kéo, nhưng mà mọi người phải hiểu là ở cái khoảng thời gian 10 ngày 9 đêm trong tù thì nó rất là ghê gớm (khóc). Nhưng mà em chấp nhận từ bỏ tất cả để trở về với gia đình.

Tội trạng?

Tiến sĩ lut Cù Huy Hà Vũ, người được gia đình cô Nguyn Ngc Như Quỳnh nh can thip v mt pháp lý, cũng cho biết mt s thông tin liên quan vic cơ quan an ninh Nha Trang bt gi cô Nguyn Ngc Như Quỳnh trong thi gian va ri.

TS Cù Huy Hà Vũ: Ngay t đu mi người biết rng là cô Nguyn Ngc Như Quỳnh, tc là blogger M Nm, cùng vi nhà báo Phm Đoan Trang, hay là blogger Người Buôn Gió - Bùi Thanh Hiếu, nhng người đy có nhng hành vi như là viết nhng bài viết phn đi vic khai thác bauxite Tây- Nguyên, hay là kêu gi bo v qun đo Hoàng Sa - Trường Sa.

Cô Nguyn Ngc Như Quỳnh cũng như anh Bùi Thanh Hiếu thm chí còn t mình in nhng áo phông mà có nhng dòng ch bo v Hoàng Sa - Trường Sa cũng như là phn đi bauxite nhm bo v môi trường và an ninh quc gia. Thì có th nói lý do chính đ cơ quan an ninh bt giam là hy lý do xâm phm an ninh quc gia thì qu là kỳ cc. l

Chính nhng người đy đang góp phn hay đang tích cc bo v an ninh quc gia mà như vy li quy người ta xâm phm an ninh quc gia thì cái đy hoàn toàn cái có th gi là điên khùng như vy không?

Cái th hai, v mt pháp lut đy, mt cách c th, cho đến gi các cơ quan an ninh bt 3 người đó thì không khép được h vào bt c ti nào trong 14 ti quy đnh ti Chương 11, tc chương vi xâm phm an ninh quc gia. Vy mt khi không xác đnh được ti danh c th nào đó cho nhng người đó, và c th trong trường hp này là cho cô Như Quỳnh, thì phi th thôi.
các t

Bạn nghĩ gì về việc nhiều bloggers và nhà báo bị về tội "xâm phạm an ninh quốc gia"? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của Bạn, hoặc tham gia thảo luận tại Trang blog Ban Việt ngữ RFA

Tt nhiên khi người ta bt giam đy là người ta không nghĩ đnh th mà người ta s phi đưa ra toà trng tr cho đến nơi đến chn đ t nay cái đám hay nhng người nào mà kêu gi bo v chn bin đo thì hãy im cái ming đi vì nó nh hưởng đến cái quan h hu ngh truyn thng 16 ch vàng gì đó ca Trung Quc và Vit Nam. quy

Trong khi Trung Quc vn tiếp tc cho người, cho tàu bè xâm phm lãnh th ri bt giam ngư dân thì chính ph Vit Nam không lên tiếng, mà bây gi nhng người dân bình thường lên tiếng thì không khác gì hơn là lên án chính ph là đã quá nhún nhường, đã quá - nghĩa là có th nói là lc vào, thm chí là đi ngược li li ích ca đt nuc và ca người dân Vit Nam. thu

Thế thì v nguyên tc là cái vic bt giam nó là như thế. Nhưng ngay sau khi bt giam thì thông tin ca nhng người này và trong trường hp này cô Nguyn Ngc Như Quỳnh cũng đã được cái mng thông tin phi chính thng, mng thông tin phi nhà nước đy, đã đưa tin vi nhau, và chính bn thân tôi cũng đã biết được cái thông tin đy qua cái mng thông tin phi chính thng tc các blogger.

Tức tưởi, cay xót…

Mt người bn ca blogger M Nm là bloger Người Buôn Gió - Bùi Thanh Hiếu cho biết ngay sau khi cô Nguyn Ngc Như Quỳnh được v nhà đã liên lc:

Blogger Người Buôn Gió: M Nm thì v được ri. Hôm qua em gi đin cho M Nm ri . Mm thì M nm cũng rt vui mng được v. N

Gia Minh: Vic b cơ quan an ninh bt gi cũng làm cho nhng người b bt đó gián đon hot đng viết blog nhm bày t ý kiến ca h trên trang nht ký cá nhân. Tuy nhiên, theo blogger Bùi Thanh Hiếu thì ông vn theo dõi các thông tin trên đó và sp ti s có cách viết blog như ông trình bày sau đây :

Vic em chm dt s dng mt cái blog thì nó rt là đơn gin, ging như em đóng ca vy thôi, nhưng mà hôm nay khi chính tay em phi tuyên b là em không xài cái blog đó na em thy tc tưởi, em cm thy cay xót.

blogger Mẹ Nấm

Blogger Người Buôn Gió: Vn c lên đ xem. Có th là em viết tiếp nhưng mà em viết mt cái góc đ n ý hơn mt tí. S viết nhưng mà viết thế nào đ phù hp vi hoàn cnh ca mình.

CÔ Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - M Nm cũng chia s:

Blogger M Nm: Vic em chm dt s dng mt cái blog thì nó rt là đơn gin, ging như em đóng ca vy thôi, nhưng mà hôm nay khi chính tay em phi tuyên b là em không xài cái blog đó na (khóc) em thy tc tưởi, em cm thy cay xót.

Lý do xót xa là vì nếu như bên cơ quan an ninh điu tra nói là nhà nước có nhng cái vic làm, nhng cái th đ h gi gi là an ninh quc gia thì h nhng vic làm bí mt đ gi ch quyn và cái ch trương khai thác bauxite này là li ích ca c nước ch không phi là mt cng đng nào đó.

Nhưng mà em cm thy c là ti sao nhng thông tin đó không ph biến, không đưa ra cho mi người đ nhng người tr như em phi t tìm hiu, t đc ri đ cui cùng khi mà mình phát đng mt cái gì đó t trong tâm mình thì mi người li nghĩ là cái này là b xúi gic, b lôi kéo?

Gia Minh: C hai blogger va nói đu cho rng vic làm ca h trước đây hoàn toàn đ th hin tinh thn yêu nước và nay dù có b hn chế hơn trước nhưng h vn trung thành vi nhng suy nghĩ lâu nay trước nhng vn đ đang xy ra trên quê hương Vit Nam.