Translate

Friday, March 6, 2009

Đài chân trời mới phỏng vấn kỹ sư Đỗ Nam Hải về dự án Bauxite

Trích Việt Bao Online

Đài Chân Trời Mới Phỏng Vấn KS Đỗ Nam Hải Về Dự Án Bauxite:
sẽ gây thảm họa sinh thái rộng, thành vùng đất chết
Kính thưa quý thính giả,
Trong thời gian qua, vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên đã gây ra nhiều xôn xao trong dư luận. Khi đọc được những thông tin báo động về việc gây tác hại cho môi trường của vấn đề khai thác bauxite, không ai có thể làm ngơ và không thể hiểu được vì sao những dự án loại này có thể được quyết định tiến hành. Trong phần phỏng vấn hôm nay, chúng tôi xin mới quý thính giả chia sẻ những ưu tư của anh Đỗ Nam Hải, hiện đang sống tại Sài Gòn.
1/ Xin kính chào anh Đỗ Nam Hải và xin mời anh lên tiếng chào quý thính giả nghe đài.
Trả lời: Vâng, xin kính chào anh Hoàng Hà, xin kính chào quý thính giả của đài Chân Trời Mới. Tôi là Phương Nam - Đỗ Nam Hải đang phát biểu từ thành phố Sài Gòn - Việt Nam.
2/ Thưa anh, là người theo dõi tin tức thời sự thường xuyên trong nước, xin anh có thể chia sẻ những suy nghĩ của anh khi đọc những thông tin liên quan đến vụ khai thác bauxite tại Việt Nam?
Trả lời: Vâng, tôi được đọc và được nghe những thông tin liên quan đến việc Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam (NCQ CSVN) đã thỏa thuận với Nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc (NCQ CSTQ) cho phép các công ty Trung Quốc khai thác bauxite tại vùng Tây Nguyên của Việt Nam. Những thông tin này đến với tôi từ những nguồn cả trong và ngoài nước. Đặc biệt, ngày 4/2/2009 vừa qua, các báo, đài ở Việt Nam có đưa tin về kết luận của ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam hiện nay, rằng: “Ngày 5/1/2009, tại Văn phòng chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp về thăm dò, khai thác bauxite, sản xuất alumin và luyện nhôm. Tham dự có các Phó thủ tướng: Nguyễn Sinh Hùng, Trương Vĩnh Trọng, Hoàng Trung Hải và Nguyễn Thiện Nhân, lãnh đạo các Bộ: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Khoa học & Công nghệ, Giao thông vận tải, Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch; Uỷ ban nhân dân các tỉnh: Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai; Văn phòng chính phủ, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam.
Sau khi nghe Bộ Công thương báo cáo, ý kiến của lãnh đạo các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông và Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến kết luận như sau: Việc khai thác bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm tại Tây Nguyên là phù hợp với chủ trương của Đảng và Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bauxit giai đoạn 2007 - 2015, có xét đến 2025 đã được TTg CP phê duyệt tại QĐ số 167/2007/QĐ-TTg ngày 01/11/2007…”.
Như vậy, rõ ràng đây không phải là tin đồn đại nữa mà là tin thật 100%. Theo kế hoạch thì dự án này sẽ diễn ra tại tỉnh Đắk Nông ở Tây Nguyên. Qua nghiên cứu tài liệu, tôi được biết rằng: khi dự án này triển khai thì nó sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho Việt Nam. Cụ thể như sau:
+ Không có hiệu quả về tất cả các mặt kinh tế, tài chính và xã hội.
+ Với trình độ công nghệ khai thác bauxite của Trung Quốc hiện tại vẫn còn khá lạc hậu thì dự án này sẽ phá hủy môi trường tại chỗ của Tây Nguyên. Nó sẽ gây thảm họa về sinh thái trên diện rộng cho cả các tỉnh Nam Trung Bộ và một số tỉnh của Campuchia. Đất đai tại vùng khai thác bauxite sau đó sẽ biến thành vùng đất chết và người nông dân Việt Nam sẽ không thể canh tác được nữa.
+ Vùng khai thác bauxite lại ở đầu nguồn của các con sông Đồng Nai và sông Sêrêpốc, nên dự án khi triển khai thực hiện sẽ vừa làm ô nhiễm, vừa làm cạn kiệt nước của 2 con sông này. Trong khi chúng lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định và phát triển về kinh tế, xã hội của các khu vực đông dân cư và rộng lớn như: Sài Gòn, Biên Hòa, Bình Dương, …
+ Nó cần nhiều nước trong khi Tây Nguyên lại đang thiếu nước! Nó cần nhiều điện trong khi Việt Nam vẫn còn đang thiếu điện! Nó cần nhiều lao động nhưng theo thỏa thuận giữa 2 nước thì lại là lao động Trung Quốc, chứ không phải lao động Việt Nam! Nó chiếm một diện tích đất rộng lớn, trong khi hiện tại người dân Tây Nguyên lại đang thiếu đất!
+ v.v…
Đã có nhiều người ở cả trong và ngoài nước lên tiếng phản biện về dự án này như các ông: Võ Nguyên Giáp, Nguyên Ngọc, Nguyễn Lân Dũng, Dương Trung Quốc, Nguyễn Trung, Bùi Tín, Ngô Nhân Dụng và các nhà khoa học như các tiến sỹ: Nguyễn Thành Sơn, Nguyễn Đông Hải, Trần Bỉnh Chư, Phạm Duy Hiến, Nguyễn Ngọc Sinh, Hoàng Cơ Định, Mai Thanh Truyết, v.v… và đề nghị các nhà lãnh đạo Việt Nam xem xét không cho phép triển khai dự án. Tuy nhiên, với những gì đã và đang diễn ra ở Việt Nam, xuất phát từ chế độ chính trị độc tài toàn trị thì theo tôi, khả năng ngăn chặn được nó sẽ là rất khó khăn.
Theo tôi, nếu dự án này cứ tiếp tục được thực hiện thì đây là mối nguy hiểm lớn cho dân tộc Việt Nam về tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh và quốc phòng. Với tư cách là một công dân Việt Nam, tôi kịch liệt phản đối dự án khai thác bauxite này và cũng xin đề nghị mọi người hãy đóng góp công sức, trí tuệ để cùng lên tiếng phản đối nó.
3/ Cũng khắc khoải như mọi người, chúng tôi có cơ hội đọc qua tài liệu của một số nhà nghiên cứu, đặc biệt là bài "10 lý do đề nghị tạm dừng dự án bô xít Tây Nguyên" của hai tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, Nguyễn Đông Hải và nhà văn Nguyên Ngọc. Các vị ấy đã chứng minh rất khoa học rằng khai thác các quặng bauxite trên vùng Tây nguyên hoàn toàn bất lợi. Theo anh thì tại sao chính quyền Việt Nam vẫn quyết định tiến hành dự án này bất chấp sự cảnh báo của các nhà khoa học ?
Trả lời: Trước hết, tôi xin được khẳng định quan điểm của mình rằng: họ chỉ là Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thôi, chứ họ không phải là chính quyền Việt Nam, theo đúng nghĩa cao quý của từ “chính quyền”. Bởi vì, nếu gọi là chính quyền thì chính quyền ấy phải thực sự do nhân dân Việt Nam bầu ra bằng những lá phiếu thực sự dân chủ. Trong khi, sự cầm quyền của những nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam từ trước đến nay là hoàn toàn không theo tiến trình bầu cử dân chủ thực sự, mà chỉ là thứ dân chủ giả hiệu, lừa mị theo cách “đảng cử, dân bầu” mà thôi.
Cũng chính vì vậy mà NCQ CSVN đã tự ý đánh đồng họ với đất nước và dân tộc. Họ đã nhiều lần xưng danh đất nước và dân tộc để quyết định nhiều vấn đề phản dân, hại nước trong suốt hơn 63 năm qua, tính từ ngày 2/9/1945 đến nay. Chẳng những là lần này, với dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên mà còn là nhiều lần khác trước đó như: chiến dịch Cải cách ruộng đất ở miền Bắc, từ năm 1953 đến 1957; ký Hiệp định Genève ngày 20/7/1954, về việc khôi phục hòa bình ở Đông Dương; Công hàm bán nước của ông Phạm Văn Đồng gửi ông Chu Ân Lai, ngày 14/9/1958; Hiệp ước biên giới trên đất liền, ký ngày 30/12/1999 và Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, ký ngày 25/12/2000, v.v… Tất cả đều có hại cho Việt Nam và có lợi cho Trung Quốc! Tất cả đều có sự can thiệp xấu xa của NCQCS Trung Quốc đối với dân tộc Việt Nam.
Như vậy, một vấn đề cần đặt ra ở đây là: NCQCS Việt Nam trước đây và hiện nay có biết được bản chất xấu xa đó của NCQCS Trung Quốc hay không? Nếu biết thì tại sao họ vẫn cứ chấp nhận cúi đầu làm theo? Theo tôi, câu trả lời là rõ ràng: họ có biết, không những thế họ còn biết rất rõ! Chúng ta hãy nghe sau đây một đoạn văn trong cuốn sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua”, do Bộ ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam công bố và được Nhà xuất bản Sự thật - Hà Nội, phát hành vào tháng 10/1979 để chứng minh cho khẳng định trên:
“… Trên thế giới chưa có những người lãnh đạo một nước nào mang danh là “cách mạng”, là “xã hội chủ nghĩa” và dùng những lời lẽ “rất cách mạng” để thực hiện một chiến lược phản cách mạng, cực kỳ phản động như những người lãnh đạo Trung Quốc. Trên thế giới chưa có những người lãnh đạo một nước nào về mặt chiến lược đã lật ngược chính sách liên minh, đổi bạn thành thù, đổi thù thành bạn nhanh chóng và toàn diện như những người lãnh đạo Trung Quốc. Từ chỗ coi Liên Xô là đồng minh lớn nhất, họ đi đến chỗ coi Liên Xô là kẻ thù nguy hiểm nhất. Từ chỗ coi đế quốc Mỹ là kẻ thù nguy hiểm nhất mà bản chất không bao giờ thay đổi, họ đi đến chỗ coi đế quốc Mỹ là đồng minh tin cậy, câu kết với đế quốc Mỹ và trắng trợn tuyên bố: “Trung Quốc là NATO phương Đông”
… Họ tập trung mọi cố gắng để dấy lên một cuộc “thập tự chinh quốc tế” của các lực lượng đế quốc và phản động chống Liên Xô dưới chiêu bài “chống bá quyền”, theo công thức của Chủ tịch Mao Trạch Đông “Ngồi trên núi xem hổ đánh nhau”. Như nhiều nhà chính trị và báo chí Tây Âu nhận định, Trung Quốc quyết tâm “đánh Liên Xô đến người Tây Âu cuối cùng” cũng như Trung Quốc trước đây đã quyết tâm “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”.
Chiến lược quốc tế ngày nay của những người lãnh đạo Trung Quốc, mặc dầu núp dưới chiêu bài nào, đã phơi trần tính chất cực kỳ phản cách mạng của nó và những người lãnh đạo Trung Quốc đã hiện nguyên hình là những người theo chủ nghĩa sô-vanh nước lớn, những người dân tộc chủ nghĩa tư sản. Chính sách ngày nay của những người lãnh đạo Trung Quốc đối với Việt Nam, mặc dầu được ngụy trang khéo léo như thế nào, vẫn chỉ là chính sách của những hoàng đế “thiên triều” trong mấy nghìn năm qua, nhằm thôn tính Việt Nam, khuất phục nhân dân Việt Nam, biến Việt Nam thành một chư hầu của Trung Quốc”.
Theo tôi, toàn bộ các ủy viên Bộ chính trị ĐCSVN khóa 10 hiện nay và khóa 9 trước đó - Những người đã quyết định chủ trương ký kết dự án khai thác bauxite mà chúng ta đang bàn, cũng như ký 2 Hiệp định năm 1999 và 2000 nói trên nhất định đã phải “quán triệt sâu sắc” tài liệu quan trọng này. Vì vậy, họ không thể không nắm rõ bản chất xấu xa của NCQ CS Trung Quốc đối với Việt Nam. Thế nhưng, họ vẫn cứ quyết tâm làm. Chỉ có một cách giải thích duy nhất: Tất cả họ đều đã ấn quyền lợi của dân tộc xuống đáy và đẩy “tinh thần” bán nước cầu vinh, cầu lợi của họ lên trên!
4/ Anh có thể cho biết dư luận của đồng bào trong nước ra sao về dự án khai thác bauxite trên?
Trả lời: Nếu tôi được tự do đi lại, nhất định tôi sẽ lên Tây Nguyên, lên Đắk Nông và nhiều vùng khác của Tổ quốc để tìm hiểu kỹ hơn về nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề trên. Thế nhưng, từ ngày 8/4/2006 đến nay, khi bản Tuyên ngôn 8406 ra đời thì công an Việt Nam bám chặt tôi như hình với bóng ở mọi lúc mọi nơi. Qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với những người có nhận được những thông tin trên thì tất cả họ đều rất căm phẫn. Họ căm phẫn về dã tâm của NCQCS Trung Quốc 1, thì họ căm phẫn sự phản dân hại nước; sự hèn hạ, bạc nhược của NCQCS Việt Nam 10.
Về điểm này, trong bài “Việt Nam Đất Nước Tôi”, được gửi lên Internet vào tháng 6 năm 2000, khi còn sinh sống tại Australia, tôi cũng đã đề cập, đại ý: “Một khi đã biết được dã tâm xấu xa của cha con Triệu Đà, Trọng Thủy muốn đánh tráo nỏ thần rồi, mà vẫn cứ cho họ được “ở rể” thì những kẻ có tội lớn đối với đất nước và dân tộc chính là những “An Dương Vương” thời nay!”. Không nghi ngờ gì nữa: chính họ sẽ phải trả lời trước dân tộc và lịch sử về những tội lỗi trời không dung đất không tha của họ, khi dân tộc này chuyển mình!
5/ Trong cơ chế của các nước dân chủ, quốc hội có quyền ngăn cản những dự án có hại cho quốc gia như thế này. Theo anh thì chúng ta có thể làm gì để thay đổi quyết định tai hại này của nhà cầm quyền CSVN để may ra còn có thể cứu vãn cả một vùng đất của quê hương?
Trả lời: Đây cũng là thêm một động lực nữa cho những người Việt Nam yêu nước hôm nay quyết tâm đấu tranh để đất nước phải có một nền dân chủ thực sự. Cụ thể là phải thay thế được một cách triệt để từ chế độ chính trị độc tài toàn trị hiện nay sang chế độ dân chủ đa nguyên, đa đảng và pháp trị tiến bộ trong tương lai. Chỉ có khi ấy thì các cơ quan quyền lực của quốc gia như: hành pháp, lập pháp, tư pháp; kể cả cơ quan quyền lực thứ tư là truyền thông mới phát huy được tốt chức năng, nhiệm vụ của nó. Chỉ có khi ấy nó mới có thể ngăn chặn hoặc thay đổi được những chủ trương, chính sách sai lầm của một nhóm thiểu số nắm quyền lực bất lương. Còn với chế độ phản dân chủ và phản dân tộc hiện nay ở Việt Nam thì câu trả lời rõ ràng và dứt khoát là: không thể!
Quan điểm cho rằng: có thể chống Chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc hiện đại bằng cách “Đoàn kết xung quanh Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh”, miễn là phải làm sao để “Đảng của chúng ta” trở nên trong sạch, vững mạnh hơn (!?) là hoàn toàn sai lầm. Theo tôi, đây chính là điều không tưởng. Thực tiễn đã chứng minh một cách hùng hồn rằng: tất cả các chế độ độc tài độc đảng không chấp nhận sự cạnh tranh trên chính trường chỉ ngày càng tha hóa, biến chất đi mà thôi. Đây là vấn đề mang tính quy luật và ở Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ: những kẻ “thẻ đỏ, tim đen” không hề giảm đi mà ngược lại, chúng ngày càng xuất hiện nhung nhúc và đậm đặc trong lòng xã hội hôm nay!
Tất nhiên, trong khi Việt Nam chưa có được một nền dân chủ thực sự thì chúng ta cũng có thể cùng quyết tâm làm một số việc cụ thể sau đây, nhằm hạn chế được càng nhiều càng tốt những thiệt hại mà dự án trên có thể gây ra, khi mà NCQ CSVN vẫn bất chấp dư luận xã hội để triển khai nó:
+ Bằng mọi phương tiện và khả năng, chúng ta thông tin những tác hại về mọi mặt của dự án khai thác bauxite trên cho đồng bào trong nước biết, nhất là cho đồng bào Tây Nguyên. Từ đó, họ sẽ tạo ra những áp lực phản đối liên tục, thường xuyên lên cả nhà cầm quyền địa phương lẫn trung ương. Kể cả khi dự án này đã được triển khai.
+ Tuyên bố nhân dân Việt Nam không chấp nhận dự án này, cũng như không chấp nhận Công hàm do ông Phạm Văn Đồng ký ngày 14/9/1958 và 2 Hiệp Định giữa Việt Nam - Trung Quốc, ký năm 1999 và 2000, như đã nói ở trên. Vì tất cả chúng đều là những thỏa thuận bán nước cầu vinh của tập đoàn phản động “Nông Chiêu Thống” hiện nay và trước đó. Họ chỉ là một thiểu số nắm thực quyền bất lương trong ĐCS Việt Nam. Họ là tội phạm! Họ không xứng đáng đại diện cho dân tộc Việt Nam!
+ Tranh thủ sự ủng hộ của thế giới tiến bộ, tranh thủ sự ủng hộ của chính phủ và nhân dân Campuchia, vì chính họ cũng phải chịu những ảnh hưởng xấu của dự án này; để họ cùng gây áp lực với NCQCS Trung Quốc và NCQCS Việt Nam hủy bỏ dự án tai hại này.
+ v.v…
6/ Anh nhìn nhận thế nào về hiểm họa của sự hiện diện đông đảo người Hoa Lục được đưa vào vùng Tây Nguyên để thực thi kế hoạch khai thác bauxite này?
Rất nguy hiểm. Tình cảnh của dân tộc ta hôm qua và hôm nay thật là bi đát, không chỉ những gì liên quan đến vùng Tây Nguyên:
+ Trên biển Đông thì ngư dân đi đánh cá bị bắt, bị đánh đập, bị tịch thu tài sản và bị bắn bởi lính trên tầu tuần duyên Trung Quốc. Máu của người Việt Nam đã đổ!
+ Các công ty khai thác dầu hỏa nước ngoài thăm dò dầu khí trên vùng biển Việt Nam theo thỏa thuận với Việt Nam đã bị phía Trung Quốc phản đối và họ đã phải rút lui. Trong khi đó thì phía Việt Nam phản đối rất yếu ớt, lúng búng như gà mắc tóc.
+ Trên biên giới phía Bắc thì phía Trung Quốc tìm mọi cách xâm nhập gặm nhấm bao năm qua, mà bất cứ người dân Việt Nam nào ở vùng biên giới cũng đều đã tận mắt chứng kiến.
+ Nay họ táo tợn tiến thêm một bước nữa là vào sâu trong nội địa Việt Nam. Tây Nguyên lại là vùng có tính chất hiểm yếu về an ninh và quốc phòng. Tại đây, họ sẽ có những điều kiện thuận lợi để chuyển các phương tiện do thám quân sự hoặc hơn thế nữa, mà việc khai thác bauxite có khi chỉ là cái cớ. Do vậy, nguy cơ mất nước kiểu mới mà Trung Quốc không cần phải tiến hành một cuộc chiến tranh quân sự theo kiểu truyền thống là điều hoàn toàn có thể xảy ra đối với dân tộc ta.
+ v.v…
Tuy nhiên, nếu nhìn ở một góc độ khác thì tôi lại thấy xuất hiện những yếu tố tích cực. Đó là: chính sự hèn hạ bạc nhược, chính sự xa hoa thối nát đến cùng cực của NCQCS Việt Nam, cộng với dã tâm xâm lược thâm độc của NCQCS Trung Quốc sẽ làm tăng cường tình đoàn kết dân tộc. Qua đó, tạo nên một sức mạnh mới có thể nhấn chìm cả bè lũ bán nước lẫn lũ cướp nước.
Tôi luôn tin tưởng một cách mãnh liệt rằng: truyền thống hào hùng của những Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa,… của dân tộc ta từ ngàn năm xưa nhất định sẽ được phát huy cao độ trong cuộc chiến đấu và nhất định sẽ chiến thắng hôm nay. Đó là cuộc chiến đấu giành tự do dân chủ cho dân tộc ta! Đó là cuộc chiến đấu của dân tộc ta chống lại chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Quốc hiện đại!
Cuối cùng, xin kính chúc quý thính giả của đài Chân Trời Mới luôn mạnh khỏe và gặp mọi sự an lành. Xin chúc cho nền dân chủ Việt Nam đến sớm.
Xin thành thật cám ơn anh Đỗ Nam Hải đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn hôm nay và xin hẹn gặp lại anh trong một dịp khác, nhất là để cùng nhau khởi xướng những hành động cụ thể để bảo toàn quê cha đất tổ.
(ghi lại những nội dung chính - tháng 2/2009)

Hai bộ mặt của Xã Hội Chủ Nghĩa hiện nay

Trích XCafe'

Nguyễn Vọng

1) Nông dân trên đường phố

Trên đây là một biển cấm trên con đường Bạch đằng, một trong số những đường phố được xem là bộ mặt phồn vinh phát triển của thành phố Đà-nẵng. Nội dung của biển cấm nầy là: “Ngiêm cấm mọi hoạt động đánh giày, bán sách dạo, bán báo dạo, bán hàng rong, tụ họp mua bán” . Đây là một trong những con phố tập trung nhiều nhà hàng khách sạn sang trọng và là tuyến đường chính dẫn đến những khu nghĩ dưỡng sang trọng bên kia sông. Du khách nước ngoài đến bằng đường biển hay đường hàng không đều đi qua con đường này cho nên người ta phải che dấu những biểu hiện của đói nghèo, nhếch nhác. Nhớ ngày nào khi nón cối dép râu mới bước chân vào thành phố, đi đâu cũng nghe mấy đồng chí oang-oang: “Cái thành phố nầy đúng là phồn vinh giả tạo”. Người dân thành phố lúc ấy đang còn sợ quá nên nghe vậy mà nào dám cải lại, bỡi họ thấy có cái gì là “giả” đâu: nhà cao cửa rộng, đường sá phẳng phiu, hang hoá tràn đầy, cái nào cũng thật, sờ tận tay thậm chí các đồng chí thi nhau chỡ ra Bắc trên những đoàn con-voi mấy năm chưa dứt.

Bây giờ, sau hơn 30 năm, nhờ bán đất cho tư bản nước ngoài các đồng chí xây được vài cây cầu, làm được vài con phố đã tự cho là mình có tài kinh bang tế thế. Thậm chí có mấy tên bồi bút nâng bi đã không ngượng mồm gọi vùng đất bên kia sông Hàn nơi tập trung những khu biệt thự sang trọng của đám quan chức địa phương và trung ương, các khu khách sạn, Resort của nước ngoài đầu tư là Khu phố Đông của Đà nẵng, ngầm so sánh với khu Phố đông của Thượng Hải bên Tàu. Bỡi vậy, những hạng người đầu tiên có thể làm xấu đi bộ mặt sang trọng của thành phố là những em bán báo, đánh giày, những chị đẩy xe hang rong bị cấm tuyệt lai vãng. Khi nghe cái lệnh cấm này ban ra người dân thành phố chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm cho cái kiểu làm “tốt khoe, xấu che”, lần nầy mới đích thị là phồn vinh giả tạo!

Giờ chúng ta cùng dõi theo cuộc sống của những con ngưòi là đối tượng của cái lệnh cấm nầy.

Bán hàng rong, chị là ai ?

Ngày xưa, nhưng cũng chưa xưa lắm, người nông dân khi công việc đồng án đã xong, khoảng thời gian này được gọi là lúc nông-nhàn, và đúng như tên gọi người nông dân có thể nghỉ ngơi chút đỉnh sau những ngày cày bừa nhọc nhằn, bỡi vậy cho nên những lễ hội ở nông thôn thường diễn ra vào dịp này. Bây giờ mọi chuyện chẳng còn như xưa, ruộng đất mỗi ngày mỗi teo tóp, đã vậy ruộng đất còn được trưng thu để xây dụng các khu công nghiêp, các khu đô thị, các khu ăn chơi hưởng thụ của những kẻ lắm tiền cả trong lẫn ngoài nước, vì vậy mà ruộng đất của nông dân ở những vùng quê chung quanh các thành phố chẳng còn được bao nhiêu. Có người mất trắng chẳng còn gì. Chẳng nói đâu xa, nhớ hồi có kế hoạch xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quấc và khu đô thị Vạn Tường, biết bao làng xóm đã bị di dời để lấy đất xây nhà máy và xây thành phố mới.

Người ta đã hứa như đinh đóng cột với người dân là cứ yên tâm mà dọn đến chỗ ở mới đi, nhất định chỗ ở mới sẽ tốt hơn làng cũ, cả ông thủ tướng thời đó là Võ văn Kiệt lẫn các quan chức của tỉnh Quảng Ngãi đều cao giọng cam kết như thế, nhưng sự thật là cho đến nay, sau hơn 10 năm, đến ngày nhà máy cho ra mẻ dầu đầu tiên thì đám cư dân của những ngôi làng mới đó vẫn còn lưu lạc kiếm ăn tận miền Nam xa xôi, trong làng đến nay cũng chỉ còn lại toàn trẻ con và người già trong những ngôi làng vuông vức như bàn cờ nhưng chẳng có ruộng để cày. Ruộng ở đâu ra? Địa phương mới chịu chia cho miếng đất thổ cư để làm nhà cho dân mới đến chứ ruộng có đâu mà chia? Số phận người nông dân quanh cái thành phố phồn vinh Đà nẵng cũng thế thôi. Bị thu hồi hết ruộng đất chẳng nói làm chi vì đường nào rồi cũng ra thành phố làm mướn hay bán buôn linh tinh chỉ cốt kiếm sống cho qua ngày chứ còn biết gì đến chuyện tương lai bỡi những chương trình chuyển đổi ngành nghề chỉ là chuyện trên giấy, nói chơi cho vui chứ trên thực tế là con số không to tướng. Người nông dân từ 40 đến 60 tuổi, thậm chí đến 70 tuổi vẫn có thể lao động để kiếm sống ở nông thôn, bây giờ không còn làm nông thì họ biết làm gì để sống ngoại trừ làm những công việc lao động giản đơn. Người nông dân còn ruộng để cày số phận cũng chẳng sáng sủa hơn chút nào: một nhà vài ba sào ruộng, mỗi vụ lúa kéo dài trên 3 tháng nhưng công việc cày bừa chăm sóc cả nhà xúm lại làm nhoáng một cái thì lâu nhất cũng khoảng 1 tháng là xong, 2 tháng còn lại đành phải gọi là nông nhàn chứ biết gọi là gì bây giờ? Nhưng “nhàn” mà được sao? Vài ba sào ruộng thì chỉ đủ gạo ăn cho cả nhà chứ có dư ra được đâu.

Miền Trung đất hẹp người đông, có phải là miền Nam đâu mà mỗi nhà có thể làm vài ba mẫu đất để có gạo thừa đem xuất khẩu kiếm ngoại tệ về cho nhà nước, vậy mà nông dân vẫn không khá lên được, vẫn nhà dột cột xiêu, bao nhiêu rồi cũng vào tay mấy công ty phân bón, mấy công ty xuất khẩu gạo. Vâng, vậy là vợ chồng con cái lao vào thành phố để kiếm sống. Hàng rong thì thành phố nào cũng có, là phương tiện kiếm sống của một bộ phận dân nghèo thành phố. Người nông dân vào thành phố kiếm sống không thuộc loại hàng rong này, người phụ nữ nông thôn hầu như không có khả năng bán rong nhưng thứ đòi hỏi kỉ năng nấu nướng nên đành chọn phương thức bán buôn đơn giản là mặt hàng nông sản, rau quả, trái cây theo mùa vụ, phương tiện hành nghề chỉ là chiếc xe đạp cà tàng giá chỉ vài ba chục ngàn đồng mà người dân thành phố thải ra, chở theo chiếc giỏ thép hay đơn giản hơn là 2 chiếc rỗ tre gắn trước sau kèm chiếc cân nhựa nhỏ, vốn liếng cao nhất chỉ 200 ngàn đồng trở lại. Mỗi sáng tinh mơ các chị tập trung về 2 khu chợ đầu mối ở 2 đầu thành phố để cất hàng, mùa nào thức ấy chẳng có gì phải chọn lựa, cho dù là trái cây hay rau củ cũng chỉ dám mua trong phạm vi chừng ấy vốn, trọng lượng cũng không dám vượt qua sức chịu đựng của chiếc xe đạp và đôi chân gầy của mình.

Trên đường phố chúng ta dễ dàng nhận ra các chị trong dáng lầm lũi đạp xe, trong dáng nhìn ngơ ngác kiếm tìm một tiếng gọi hàng bên đường. Chúng ta còn dễ dàng nhận ra các chị qua cung cách bán hàng thật thà, chẳng dám noi thách bỡi trên đường biết bao ngưòi như chị, chẳng bao giờ dám nghĩ đến chuyện trúng mánh lãi nhiều để gạt những khách hang dễ tính. Nhiều lần mua hàng của các chị trên đường tôi thử hỏi xem chị kiếm được bao nhiêu khi bán hết hàng trong giỏ, thì chị nào cũng bảo “Dạ! suông sẽ thì kiếm được 20 ngàn là mừng rồi”. Tôi tin các chị nói thật bỡi vì nhiều lần mua hang trả giá có chị không dám kèo nài nhiều chỉ nhỏ nhẹ “thôi chị cho em xin thêm (…) chớ chừng ni chưa đủ vốn”, tôi tin chị nói thật. Cung cách bán buôn của những nông dân trên đường nhựa là vậy, mong kiếm lời được chừng nào thì cứ thế mà bán. Buổi trưa trời nắng chan chan cũng không dám nghỉ, chỉ mong sao bán cho hết mà về, hàng rau quả để qua ngày có nước đem đổ. Con cái cũng theo cha mẹ vào phố, mùa hè đi bán vé số dạo kiếm tiền để vào năm học mới có tiền phụ giúp cha mẹ sắm sửa áo quần sách vỡ, mỗi tờ vé số kiếm được 500 đồng, buổi trưa kiếm bóng mát vật vờ cơm bụi, may ra buổi tối khi trở về nhà còn dư ra được mươi lăm ngàn đưa cho mẹ.

Vậy nhưng cũng còn nhiều người mê ngũ, hùa theo bọn bất lương ra rã ca tụng cái thành tựu kinh tế thần kì, ngưỡng mộ ngắm nhìn những toà cao ốc đồ sộ mà chẳng hề nghĩ đến chuyện những ai đang làm chủ, đang ngự trị trong những ngôi nhà đó.

2) Những ngôi nhà “hoành tráng” ở Đà Nẵng

Ngôi biệt thự màu trắng là của nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn thị Bình, tọa lạc trên con đường chạy dọc bờ biển Mỹ Khê, ĐN, ngôi biệt thự này là “quà tặng” của thành phố Đà Nẵng, hay nói chính xác hơn là quà tặng của Bí thư thành uỷ Nguyễn bá Thanh biếu không cho bà Bình theo kiểu “chìa khoá trao tay” nghĩa là bà Bình chẳng cần bỏ tiền của, chăm sóc xây dựng gì cả. Dĩ nhiên, hiện nay bà Bình không ở trong ngôi biệt thự này, nhưng bà cho ngoại kiều thuê với giá 2.000 USD/tháng, bởi vì bà cũng như tất cả những quan chức ở Hà nội có không biết bao nhiêu là nhà theo kiểu nầy, trên khắp các thành phố của cả nước, chỗ nào có quy hoạch, giải tỏa đất đai của dân, là các ngài ở trung ương lại được biếu xén những miếng đất ngon lành nhất, rồi sau đó, tuỳ theo chức vụ hay thế lực của từng quan chức để các quan địa phương tính toán để cấp luôn cả tiền xây dựng. Bởi vậy, cho nên người ta chẳng lạ gì khi có biết bao nhiêu đơn tố cáo, khiếu nại gửi ra Trung ương (kể cả đơn tố cáo của những cán bộ, đảng viên tai địa phương như ông Đỗ xuân Hiền chẳng hạn) nhưng ông Thanh vẫn bình chân như vại, thậm chí ông Thiếu tướng CA Trần văn Thanh là người trước kia lúc con làm Giám đốc CA/ĐN đã điều tra vụ ông Nguyễn bá Thanh tham nhũng, cũng đang đứng trước nguy cơ mất chức!

Hai ngôi biệt thự nằm kề nhau này là của 2 cán bộ thành phố ĐN –Bà Lan và ông Hồ Việt (con của Hồ Nghinh nguyên bí thư thành uỷ Quảng Nam ĐN sau 1975). Hai ngôi biệt thự này nằm cách Biệt thự Bà Bình 1 con đường- ta có thể thây biệt thự bà Bình nằm xa bên phải. Có một thời, mấy tên nhà báo nịnh bợ đã gọi Nguyễn bá Thanh là Nguyễn bá THÁNH, nhằm tâng bốc ông ta là tài giỏi, đã biến thành phố Đà Nẵng từ một thành phố nhỏ bé thành rộng lớn “hoành tráng” như hiện nay. Nhưng chúng ta thử xem bên kia sông Hàn có cái gì để ông Thanh phải tự hào. Chẳng có cái gì cả! một khu công nhiệp nhỏ bằng cái lỗ mũi, nhưng cũng chẳng có doanh nghiệp, nhà máy nào (số nhà máy trong đó đếm chưa đầy mấy ngón tay, đến nỗi gần đây phải cắt bớt đất để làm khu dân cư). Ngoài ra chỉ toàn là khu resort, khách sạn của nước ngoài, và biệt thự chẳng biết của ai, kéo dài đến tận núi Sơn Chà. Vậy mà chính quyền thành phố ĐN đi vay tiền để xây dựng 5 cây cầu bắc qua sông. Người ta kháo nhau là “mấy ổng” dùng tiền đi vay xây cầu chẳng qua để làm tăng giá trị những khu đất của mấy ổng bên đó mà thôi.

Phải chăng những ngôi nhà “hoành tráng” ở Đà Nẵng, là xương máu cướp đoạt của nhân dân?

Nguyễn Vọng
Một cư dân thành phố Đà Nẵng

Đại loạn tại Trường Yên

Vấn đề giải toả đất và đền bù không thỏa đáng cho nhân dân vẫn là đề tài muôn thuở của Việt Nam Cộng Sản. Sự ăn chặn tiền đền bù của nhân dân làm cho người dân khắp nơi từ Bắc chí Nam thường xuyên khiếu kiện. Ta hãy xem bài viết của nhà văn Trần Khải Thanh Thủy: Đại loạn tại Trường Yên, một vùng đất ở gần Hà Nội.