Translate

Sunday, January 23, 2011

Hồ Chí Minh Có Phải Gián Điệp Trung Quốc?

Theo Báo Tổ Quốc

Trong lịch sử chiến tranh của thế giới, dân tộc này giết dân tộc kia là chuyện thường tình. Ví như, Hitler người Đức tàn sát hàng triệu dân người Do Thái một cách không thương tiếc. Ví như Trung uý William Calley đã ra lệnh cho Lính Mỹ tàn sát thường dân vô tội ở Mỹ Lai. Ví như bọn quân Mông Cổ xâm lăng 3 lần tàn sát dân ta… Vì khác chủng tộc, khác về ngôn ngữ, tạp quán, họ không có cảm thông, không có tình thương, nên ác độc là chuyện có thể hiểu được. Còn Hồ Chí Minh, tại sao ông ta lại đi giết chính người Việt Nam, giết với con số lên đến hàng triệu người, vậy ông ta là ai? Bản chất của người dân Việt Nam nhân hậu, hiền hòa vì đã trải qua trên 4000 năm văn hiến, tại sao đất nước Việt Nam của chúng ta lại có một HCM qúa ác độc như vậy? Có hàng chục dữ liệu cho thấy HCM là một gián điệp Tàu.

1) Xin được bắt đầu câu chuyện bằng cuộc Cách Mạng Mùa Thu, xảy ra vào ngày 19 tháng 8 năm 1945, HCM cướp chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim, đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập vào 2 tháng 9 năm 1945, và lá cờ đỏ sao vàng mập của Tỉnh Phúc Kiến bên Trung Quốc, được treo lên trên Quảng Trường Ba Đình. Đây, bắt đầu cho một chuỗi dài nghi vấn, cho rằng HCM là một tên gián điệp Tàu, được Mao Trạch Đông dựng lên. HCM đã từng sống bên tàu rất nhiều năm, chẳng lẽ ông ta lại không biết đó là lá cờ của tỉnh Phúc Kiến (#1) từ năm 1933? Có 3 gỉa thuyết về lá cờ đỏ sao vàng mập:

a) Nguyễn Hữu Tiến (http://vietbao. vn/Phong- su/Nguyen- Huu-Tien- hay-Le-Quang- So/40173772/ 263/) là người đã vẽ lá cờ đỏ sao vàng mập vào tháng 4/1940. Nhưng trong công văn số 1393/VHTT-BTCM do Thứ trưởng Bộ Văn hóa – thông tin Lưu Trần Tiêu ký ngày 18-4-2001 có ghi: “Tất cả các nguồn tài liệu hiện có tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, tại Viện Lịch sử Đảng trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đều không có tài liệu nào chứng minh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người vẽ lá cờ.

b) Lê Quang Sô (http://sites. google.com/ site/cotoquoc/ viet-ve-quoc- ky/nghien- cuu-quoc- ky/chatoidhavequ ocky, người đã vẽ lá cờ đỏ sao vàng mập vào tháng 8/1939, với nhân chứng là người con đã kể lại. Nói cho ngay, gỉa thuyết này cũng chẳng đáng tin. Một biểu tượng của quốc gia chẳng biết ai là tác gỉa, nên việc nhận bừa cũng rất dễ hiểu. Thêm một dấu hỏi, chuyện hệ trọng như thế mà tại sao giữ bí mật đến năm 2002 mới đưa ra?.

c) Hồ Chí Minh là gián điệp Tàu, quyền hạn số 1, muốn dùng lá cờ nào lại chẳng được, nên chọn ngay lá cờ của tỉnh Phúc Kiến, để về sau, dễ dàng hợp thức hóa Việt Nam là một tỉnh bang của Trung Quốc. Nếu có tác gỉa, chắc chắn sẽ được nói đến rồi, chứ đâu phải đợi đến thập niên 2000, mới bắt đầu đặt câu hỏi, ai là tác gỉa. Gỉa thuyết này đứng rất vững, vì nó nằm trong tiến trình thôn tín Việt Nam của Trung Quốc.

2) HCM ký ngay Hiệp Định Sơ Bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946 với pháp để hợp thức hóa việc trở lại chiếm đóng của quân đội Pháp, rồi thừa cơ, tiêu diệt tất cả những người Việt Nam yêu nước nằm trong Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt Quốc Dân Đảng, 2 đảng phái lớn nhất thời bấy giờ. Điều dễ hiểu, chỉ có một tên gián điệp Tàu mới hành xử việc tiêu diệt tất cả những người yêu nước Việt Nam.

3) Tại sao quyển sách “Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch” của Trần Dân Tiên, bốc thơm HCM tận mây xanh. Trong nhiều tài liệu, kể cả tài liệu viết từ ĐCSVN đều công nhận Trần Dân Tiên chính là bút hiệu của HCM. Cuốn sácnh này, được xuất bản lần đầu tiên tại Trung Quốc vào năm 1948, trong có một đoạn được viết như sau: “Nhiều nhà văn, nhà báo Việt nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của vị chủ tịch nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng mãi đến nay, chưa có người nào thành công. Nguyên nhân rất giản đơn: chủ tịch Hồ chí Minh không muốn nhắc lại thân thế của mình…” Một người, đến lúc công danh được chức chủ tịch nước, lại không muốn người ta nhắc lại thân thế, qủa là có điều gì muốn giấu giếm. Rồi đến năm 1950, lại có thêm một cuốn sách cũng được in bên Trung Quốc, với tựa đề: “Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện” của T Lan. Có phải mục đích anh Trung Quốc là tiếp tục bốc thơm tên gián điệp HCM?

4) HCM, ra đi với 2 cái tên cúng cơm Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Sinh Cung, khi công thành danh toại, đương nhiên phải trở về cái tên thật của mình là điều dễ hiểu, đằng này lại dùng tên Hồ Chí Minh. Qủa thật, có một điều gì bí ẩn hay gian dối. Cũng vì điều bí ẩn này, mới đẻ ra nhiều gỉa thuyết cho rằng HCM là cháu nội của Hồ Sĩ Tạo. Gỉa thuyết như thế này hoàn toàn không đứng vững, vì người cần đổi họ Hồ trước tiên phải là cha của HCM, tức Nguyễn Sinh Sắc. Đơn giản, Nguyễn Tất Thành, hay Nguyễn Sinh Cung đã chết rồi, chỉ còn lại gián điệp HCM.

5) Theo tài liệu của Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam 1945-2000” gồm 3 tập, đã ra được 2 tập, tập I (1945-1954), tập II (1955-1975), do Viện Kinh tế Việt Nam xuất bản tại Hà Nội, trong thời Cải Cách Ruộng Đất, có tổng cộng 172.008 người dân bị giết hại, trong đó có 123.266 người được coi như bị hàm oan, dựa theo tài liệu của ông Nguyễn Minh Cần (#2). Theo nhiều tài liệu, con số bị giết hại bởi CCRĐ lên đến 500.000. Chỉ có một tên gián điệp Tàu mới tàn sát người dân Việt Nam như thế. Việt Nam có trên 4000 năm văn hiến, bản chất của người Việt Nam rất nhân hậu, hiếu hòa, hiếu học, tôn trọng tinh thần theo thứ tự “sĩ nông công thương“. Sĩ là người có học được đứng đầu danh sách. Cớ sao, HCM lại phát động “trí phú địa hào, đào tận gốc, tróc tận rễ“. Trí cũng là Sĩ lại bị tiêu diệt hàng đầu. Thử hỏi, thành phần trí thức bị tận diệt thì tương lai nước VN sẽ ra sao? Nước VN sẽ không còn nhân tài, và lúc đó Trung Quốc dễ dàng thôn tính VN.

6) Trong lúc HCM làm Chủ Tịch Nước, lại chỉ thị cho văn nô Tố Hữu viết ra những vần thơ bắt học sinh sinh viên phải học thuộc mà chúng ta không thể tưởng tượng được:

- Thương biết mấy khi con tập nói,
Tiếng đầu lòng con gọi Xi’t Ta Lin.

- Thương cha thương mẹ thương chồng,
Thương mình thương một thương ông thương mười.

- Giết giết nữa bàn tay không ngút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch thờ Xít Ta Lin bất diệt

Những bài thơ như thế này làm băng hoại tinh thần tự tin, tự chủ, tinh thần kính mến tiền nhân. Rất xấu hổ cho dân tộc Việt Nam, đi thờ những tên ngoại bang giết người không gớm tay. Bảo đảm Tố Hữu không khi nào tự động dám làm những vần thơ như thế, mà phải làm theo chỉ thị của một tên gián điệp Tàu. Vì nó người Tàu, nó bắt toàn dân Việt Nam phải tôn sùng Mao Trạch Đông, không được tôn sùng tiền nhân.

7) Sau thế chiến thứ 2, các quốc gia Anh, Pháp, Tây Ban Nha… trong khối Liên Hiệp Quốc đã đồng ý trao trả lại quyền độc lập tự do cho các quốc gia như Mã Lai Á, Indonesia, Phillipine, Ấn Độ, cũng như các quốc quốc gia Phi Châu, Nam Mỹ … Trong khi đó HCM lại phát động cuộc chiến tranh chống Pháp. Tuy rằng có đánh thắng Pháp tại Điện Biên Phủ vào tháng 5 năm 1954, nhưng đó là một cuộc chiến tranh không cần thiết. Cuộc chiến tranh này có sự trợ giúp của quân đội Trung Hoa. Đây cũng là một mưu đồ đen tối của Trung Hoa, để chia đôi đất nước Việt Nam sau này. Nói HCM là gián điệp qủa thật không sai.

8) Miệng của HCM vừa nói: “Nước Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.” Vừa nói xong câu nói ấy, ông đã đặt bút ký ngay vào Hiệp Định Geneve, ngày 20 tháng 7 năm 1954, chia 2 lãnh thổ của Việt Nam ở vĩ tuyến 17. HCM có trưng cầu ý kiến của toàn dân chưa, mà tự động ký chia 2 đất nước. Bất luận, kẻ nào ký chia 2 đất nước, kẻ đó mang tội phản quốc, hay bán nước. Đây là việc làm rất hợp ý với thằng Tàu. Nó lúc nào cũng muốn Việt Nam mình chia đôi, mất đi sự đoàn kết, để nó dễ dàng thôn tính về sau. Không một người Việt Nam nào đủ can đảm ký vào văn kiện chia 2 lãnh thổ, ngoại trừ tên gián điệp Tàu HCM. Bác sĩ Trần Văn Đỗ, cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao của Việt Nam, lúc đó làm trưởng phái đoàn đại diện Quốc Gia Việt Nam ở Geneve, ông nhất định không ký vào Hiệp Định Geneve, ông bật khóc, và đưa ra một tuyên bố: “… chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở.”

9) Chia đôi đất nước vừa xong, HCM lại phát động: “Dù có đốt cả dải Trường Sơn cũng phải giải phóng miền Nam”. Thay vì như Đông Đức, Tây Đức, họ biết yêu dân yêu nước, ngày nay họ thống nhất thành một nước Đức hùng mạnh mà không phải trả một giọt máu. HongKong và Trung Hoa cũng vậy, họ cũng thống nhất với nhau mà không đổ một giọt máu. Trong khi đó, HCM thực hiện Con Đường Mòn HCM vào năm 1959 để đem quân vào miền Nam, và thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam năm 1960, cố tình vi phạm Hiệp Định Geneve, trong lúc đó chưa có một người lính Mỹ nào hiện diện ở miền Nam. Trong khi đó, người miền Nam, vì tấm lòng yêu nước, không tấn công ra Bắc, và chỉ lo tự vệ. Chỉ có tên gián điệp HCM mới làm tổn phí đi sinh mạng của từ 3 đến 5 triệu dân trong cuộc chiến tranh.

10) Chỉ có gián điệp Tàu HCM mới dâng Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc qua việc Phạm Văn Đồng ký công hàm bán nước ngày 14 tháng 9 năm 1958. HS và TS ngay hông VN, nó là vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong việc giữ gìn bờ cõi. Hiện tại, Trung Quốc có những hỏa tiễn xuyên lục địa, chỉ cần đặt ở Hoàng Sa là có thể nã vào Việt Nam. Máy bay Trung Quốc cũng có thể cất cánh từ HS đến VN trong ít tiếng đồng hồ.

11) Tết là ngày truyền thống xum họp của mọi gia đình Việt Nam. 3 ngày Tết, mùng 1, mùng 2, mùng 3 là những ngày thiêng liêng nhất trong một năm của dân tộc Việt. Ấy thế, HCM đã ra lệnh tổng tấn công vào đồng bào miền Nam vào Tết Mậu Thân. Rồi còn bắt người lính phải xích chân vào xe tăng, vào đại pháo. Muốn chôn sống trên 6000 thường dân vô tội trong những hầm tập thể tại Huế, phải có lệnh từ HCM, chứ không một cá nhân nào dám làm chuyện vô luân ấy. Tên gián điệp Tàu HCM đâu có thương tiếc gì sinh mạng của người Việt Nam.

12) HCM tự nhận mình là tác gỉa của những bài thơ tiếng Hán nằm trong cuốn Ngục Trung Nhật Ký (Nhật Ký Trong Tù) chắc chẳng sai, vì chính HCM là người Hán (Tàu). Vì qua những bài thơ này chúng ta thấy HCM rất giỏi tiếng Hán. Thật ra, trong suốt cuộc đời của HCM, chẳng mấy khi ông làm thơ để lại hậu thế. Ấy thế mà ông đã để lại 134 bài thơ trong NTNK. Chính giáo sư Lê Hữu Mục đã vạch ra để chứng minh NTNK là của một người Hán, không phải của HCM:

Trung thành, ta vốn lòng không thẹn
Lại bị hàm nghi làm Hán gian
Vốn biết là đời không dễ xử
Đến nay càng khó xử muôn vàn

Ngủ thì người Hán nào cũng lương thiện (Hà Nội dịch: Ngủ thì ai cũng lương thiện)
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền
Hiền dữ phải đâu là tính dữ
Phần nhiều do giáo dục mà nên

Trong bài thơ, HCM bị hàm nghi là người Hán Gian. Khi ông ta viết như thế, có ý nghĩa ông ta là một người Hán tốt, không phải Hán gian. Chỉ có những kẽ tự nhận mình là người Hán mới viết câu: “Ngủ thì người Hán nào cũng lương thiện”, trong khi đó, Hà Nội lại cố tình dịch sai:” Ngủ thì ai cũng lương thiện” để che dấu cái gốc Hán của HCM. Vậy, đích thật HCM là một người Hán, một gián điệp Tàu, cũng là tác gỉa của NTNK.

13) Qúy vị để ý cho, sau những lần in tiền, bọn VC vẫn cứ tiếp tục in chỉ một mình HCM trên những đồng tiền. Bộ đất nước mình chỉ có một tên HCM? Còn biết bao tiền nhân anh hùng trong dòng lịch sử của dân tộc Việt Nam như Đức Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Quang Trung… Làm như thế chẳng khác nào xóa bỏ hết tất cả dòng đóng góp lịch sử của tiền nhân, chỉ vì nó liên quan đến 1000 năm nô lệ giặc Tàu. Việc in bất cứ đồng tiền nào cũng là hình ảnh HCM, để toàn dân ta mãi tôn thờ một tên gián điệp Tàu mà quên hết công lao của tiền nhân.

14) Qúy vị nhìn vào Lời Nói Đầu của Bản Hiến Pháp 1992, cũng chẳng một lời nào nói đến giòng sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Họ phủ nhận những gía trị đóng góp của tiền nhân. Họ xem như đất nước ta chỉ mới thành lập từ năm 1930, khi Đảng CSVN ra đời. Bằng chứng là đại sứ Lê Công Phụng tại Mỹ đã từng tuyên bố rằng đất nước Việt Nam chỉ mới có vài chục năm, còn qúa trẻ so sánh với Hoa Kỳ. Coi như đất nước Việt Nam này không phải là một Việt Nam khi xưa nữa, chắc đó cũng là ý của tên gián điệp Tàu.

15) Từ lúc HCM làm chủ tịch nước cho tới lúc chết đi, chưa một lần ông ta bận quốc phục Việt Nam với áo dài khăn đóng, như cụ TT Ngô Đình Diệm, hay cụ TT Nguyễn Văn Thiệu. HCM toàn bận đồ Tàu, vậy HCM là ai?

16) Khi giữ chức Chủ Tịch Nước, HCM vẫn chưa từng một lần về thăm lại quê hương ở đất Nghệ An, nơi mà có bà con cô bác, giòng tộc của mình, vậy HCM là ai?

17) Khi HCM làm Chủ Tịch Nước, Chị của HCM là Nguyễn Thị Thanh có đến phủ chủ tịch để thăm hỏi thì HCM không cho gặp mặt. Rốt cuộc chị Thanh đã bị giết chết một cách rất mờ ám. Vậy HCM là ai?

18) Trước khi chết, HCM có yêu cầu được nghe bài dân ca Tàu và ông ta có vẻ thích thú mỉm cười, đó là nụ cười sau cùng trước khi chết. Vậy HCM là ai?

Vào ngày 3 tháng 2 năm 1930 Nguyễn Ái Quốc triệu tập khi thành lập ĐCSVN các đại biểu cộng sản VN để thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Lúc đó, NAQ được coi như một người lãnh đạo của ĐCSVN. Vậy tại sao NAQ chưa từng giữ chức Tổng Bí Thư? Qúy vị có thể vào link (http://vi.wikipedia .org/wiki/ %C4%90%E1% BA%A3ng_C% E1%BB%99ng_ s%E1%BA%A3n_ Vi%E1%BB% 87t_Nam) để thấy rằng từ năm 1930 đến 1945, HCM chưa từng giữ bất cứ chức vụ nào cho đến khi làm Chủ tịch nước năm 1945. Có thể HCM đã chết vào năm 1932 như ông giáo sư Hồ Tuấn Hùng bên Đài Loan viết sách. Rồi Nguyễn Ái Quốc được thay thế bằng một gián điệp Tàu tên Hồ Chí Minh, trở lại hoạt động vào thập niên 1940.

Ngày 4 tháng 3 năm 2010
Mylinhng@aol. com

http://mylinhng. multiply. com
Yêu cầu phổ biến tự do

PS:

(#1) http://mylinhng. multiply. com/journal/ item/201 (Lá cờ đỏ sao vàng mập của tỉnh Phúc Kiến năm 1933)

(#2) http://mylinhng. multiply. com/journal/ item/572 (Theo tài liệu của Nguyễn Minh Cần, nạn nhân CCRĐ)

Việt Nam không nhỏ bé và lạc lõng bên cạnh Trung Quốc

“Việt Nam may mắn có rất nhiều nước cùng chia sẻ lợi ích và mối quan tâm đến Việt Nam. Vì thế, nếu Việt Nam tận dụng được những mối quan hệ tốt đó, Việt Nam không việc gì phải lo lắng cho dù nước láng giềng của Việt Nam là một siêu cường như Trung Quốc.” GS Stephen Walt bình luận trong buổi bàn tròn trực tuyến trên VietNamNet chiều 17/01.

Tổng biên tập VietNamNet Nguyễn Anh Tuấn: Xin kính chào bạn đọc VietNamNet, hôm nay GS Stephen Walt, học giả hàng đầu về quan hệ quốc tế của Đại học Harvard đã có mặt tại trường quay của VietNamNet.

Có lẽ bây giờ chủ đề báo chí nước Mỹ và mọi người dân trên thế giới đều quan tâm đó là cuộc gặp cấp cao của hai nước có vai trò quan trọng nhất trên thế giới đó là Mỹ và Trung Quốc, hội đàm giữa tổng thống Obama và chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong mấy ngày tới.

Ông có bình luận gì, nhìn nhận gì về cuộc gặp này?

GS Stephen Walt: Cuộc gặp sắp tới giữa tổng thống Obama và chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào chắc chắn là một cuộc gặp vô cùng quan trọng nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng đó không phải cuộc gặp duy nhất có thể quyết định được tương lai quan hệ Trung Mỹ cũng như tương lai của bối cảnh chính trị ở châu Á. Vì thế tôi cũng không muốn làm quá lên, hay cường điệu hóa tầm quan trọng của cuộc gặp này.

Tôi muốn nhấn mạnh một điểm đáng chú ý liên quan đến cuộc gặp này. Điều thứ nhất, chúng ta phải theo dõi động thái của cuộc gặp này với một thái độ rất khách quan. Chúng ta biết rằng cho dù giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào có không ít điểm mâu thuẫn và khác biệt nhau, họ vẫn sẽ cố gắng làm sao thể hiện trước công chúng rằng cuộc gặp này diễn ra thân thiện, hòa bình.

Nhân cuộc gặp này, chắc chắn hai vị lãnh đạo của hai nước cũng sẽ cố gắng tìm cách đạt được hai mục tiêu.

Thứ nhất, họ sẽ cùng nhau làm rõ để cả hai bên hiểu rằng bên kia không coi bên còn lại như đối thủ hay thậm chí là kẻ thù của nhau.

Ảnh: Lê Anh Dũng

Cùng lúc với việc làm cho bên kia yên tâm rằng chúng ta không phải kẻ thù, họ cũng phải làm cho đối tác hiểu rõ về những quan ngại, những mối quan tâm và lợi ích quan trọng nhất của từng nước. Kể cả làm rõ những việc mà nước này không bao giờ để cho nước kia làm vi phạm lợi ích của mình.

Cuộc gặp này chắc chắn cũng là cơ hội để Tổng thống Obama một lần nữa nhấn mạnh với lãnh đạo Trung Quốc rằng nước Mỹ có lợi ích và mối quan tâm rất lớn dành cho châu Á, rằng chắc chắn nước Mỹ sẽ còn cam kết và gắn bó với châu Á lâu dài trong nhiều năm nữa.

Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng, bên cạnh những gì chúng ta sẽ được nghe họ trao đổi một cách công khai thẳng thắn, cũng cần phải chú ý đến những điều họ sẽ không nói hoặc nói nhưng không để cho chúng ta nghe được.

Như tôi đã nói ngay từ đầu, chúng ta không nên quan trọng hóa quá mức cuộc gặp sắp tới đây. Bời vì những gì sẽ diễn ra có ảnh hưởng đến thế giới không phải những gì sắp diễn ra trong tuần tới, mà là những gì sẽ diễn ra trong một thập kỷ tới, hai thập kỷ tới khi Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh về kinh tế và ngày càng có vị thế lớn hơn trên thế giới.

Tôi tin chắc nước Mỹ sẽ đi theo một xu hướng không thể thay đổi đó là bớt chú ý đến những khu vực khác trên thế giới và tập trung sự chú ý vào châu Á, để có thể tăng cường ảnh hưởng của mình, củng cố vị thế của mình và giúp đỡ các nước châu Á khác phát triển mạnh để kiềm chế khả năng Trung Quốc trở thành một siêu cường thống trị ở châu Á.

Mỹ không việc gì phải bắt tay với Trung Quốc

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Vậy, có khả năng quay trở lại đề xuất của Trung Quốc là có G2 và phân chia quyền lực lãnh đạo giữa hai quốc gia lớn nhất hiện nay là Mỹ và Trung Quốc hay không ?

GS Stephen Walt: Tôi nghĩ rằng ý tưởng G2 là không khả thi lắm và thế giới ngày càng nhìn nhận ra tính bất khả thi của nó. Trong lịch sử thế giới, tôi chưa bao giờ thấy có bối cảnh nào mà hai siêu cường lớn nhất trên thế giới lại có thể bắt tay và gắn chặt với nhau. Lý do rất đơn giản và rõ ràng, đó là khi hai nước là hai siêu cường duy nhất trên thế giới thì giữa họ luôn luôn có sự cạnh tranh, nghi kỵ và sợ hãi lẫn nhau.

Kể cả họ cố tình muốn liên kết với nhau thì điều này cũng khó xảy ra được bởi một nước luôn luôn là mối đe dọa tiềm năng đối với nước còn lại và không nước nào muốn nước còn lại vượt lên trên mình.

Tôi nghĩ rằng, khả năng Mỹ và Trung Quốc cùng bắt tay nhau để đồng thống trị thế giới là rất khó xảy ra mà khả năng nhiều hơn cả đó là họ luôn ở trong thế đối đầu. Cũng phải nhấn mạnh một điều, mức độ quyền lực giữa hai siêu cường này cũng không hề cân bằng, nếu không muốn nói là quá chênh lệch. Xét theo mọi tiêu chí đề ra, Mỹ vẫn đang ở vị thế cao hơn so với Trung Quốc. Vì thế Mỹ không việc gì phải bắt tay với Trung Quốc để chia sẻ quyền lực trên thế giới. Đối với Mỹ thì đó cũng không phải ý tưởng hay ho.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Nhưng trước cuộc gặp giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc cũng đã phô trương sức mạnh quân sự, đã đưa ra thử nghiệm, công bố những vũ khí mới. Liệu sức mạnh quân sự Trung Quốc có thể là thách thức đến sức mạnh quân sự của Mỹ hay không?

GS Stephen Walt: Câu trả lời chắc chắn là không. Trong thời gian gần đây, quân sự của Trung Quốc đã phát triển một cách vượt bậc nhưng nó vẫn ở một khoảng cách khá xa so với tiềm lực quân sự của Mỹ. Nó thể hiện ở những khía cạnh như đầu tư cho quân sự của Trung Quốc chưa thể nào bằng Mỹ, lực lượng hải quân của Trung Quốc chưa thể lớn mạnh bằng Mỹ, trang thiết bị của quân đội cũng như là công nghệ quân sự của Trung Quốc cũng chưa tiến bộ như Mỹ hiện nay.

Điều quan trọng đó chính là khả năng triển khai quân trên toàn thế giới của Trung Quốc không thể nào bằng của Mỹ. Một điểm nữa để chứng minh đó chính là những con số rất cụ thể, hằng năm Mỹ đầu tư khoảng 700 tỷ đôla cho quốc phòng trong khi Trung Quốc đầu tư khoảng 150 tỷ đôla. Mỗi năm Mỹ đầu tư cho quốc phòng với một con số gấp 5 lần so với Trung Quốc.

Những con số trên dẫn đến một khẳng định chắc chắn là quân sự của Mỹ bao giờ cũng mạnh hơn Trung Quốc. Tôi tin chắc rằng, quân sự của Trung Quốc sẽ con phát triển nhanh và mạnh nữa. Nhưng khả năng họ đạt đến tầm cỡ như của Mỹ hiện nay thì chừng nào tôi còn sống thì điều này vẫn chưa xảy ra được và tôi chắc chắn sẽ sống rất lâu.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Vậy thì theo ông, ông nhìn nhận kết quả cuộc gặp sắp tới sẽ đi đến những kết quả thỏa thuận nào? Họ sẽ công bố những gì, họ sẽ đưa ra những tuyên bố chung gì trong cuộc gặp sắp tới ?

GS Stephen Walt: Tôi không thể đưa ra một dự đoán gì về những tuyên bố cụ thể mà hai nhà lãnh đạo sẽ đưa ra nhưng do có quá nhiều sự bất đồng giữa hai nước trong các vấn đề như vấn đề thương mại hay biến đổi khí hậu toàn cầu..... chắc chắn những tuyên bố mà họ đưa ra sẽ là một nỗ lực sắp xếp từ ngữ, câu chữ sao cho thể hiện cho thế giới thấy rằng cuộc gặp đã diễn ra một cách rất thân thiện và hóa bình nhưng cũng ẩn chứa những dấu hiệu cho thấy hai nước vẫn còn những điểm bất đồng với nhau.

Vì thế, nếu buộc phải đưa ra một dự đoán gì thì tôi dự đoán rằng những tuyên bố họ đưa ra sẽ rất "long lanh" về mặt câu chữ cũng như cho thấy hai nước dường như rất hòa hợp với nhau. Nhưng đằng sau những câu chữ đó sẽ hiện lên rất nhiều vấn đề mà hai nước còn đang bất đồng và vẫn còn đau đầu. Vì thế, khi theo dõi những phát ngôn của hai lãnh đạo thì rất cần phải nhìn vào những tầng lớp sâu hơn của câu chữ.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Nhìn vào tầng lớp sâu hơn của câu chữ thì người nghiên cứu lo ngại rằng những phát biểu của Tổng thống Obama hoặc của Hillarin Clinton gần đây có ẩn chứa một thông điệp rằng " Nếu Trung Quốc không thách thức đến nước Mỹ thì nước Mỹ cũng không quan tâm, không quan ngại đến Trung Quốc nữa" và hai nước gần như có sự thỏa hiệp nào đó qua những thông điệp phát biểu trong những ngày gần đây?

GS Stephen Walt: Một trong những thách thức lớn nhất trong việc giải quyết mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đó là nước Mỹ luôn tỏ ra một lập trường rõ ràng về những điểm mà Mỹ không đồng ý với Trung Quốc nhưng cũng không bao giờ muốn đẩy vấn đề tới mức dứt dây động rừng khiến Trung Quốc có những phản ứng tiêu cực.

Vì thế nước Mỹ cũng tỏ thái độ rõ ràng là luôn để cho Trung Quốc có đường lùi. Nếu Trung Quốc cư xử đúng đắn, không đe dọa đến các nước láng giềng, không đe dọa đến vị thế của Mỹ ở châu Á, cũng như bắt tay và đồng thuận với Mỹ trong một loạt các vấn đề toàn cầu nóng bỏng mà hai bên cùng quan tâm hiện nay như vấn đề khủng hoảng kinh tế hay biến đổi khí hậu toàn cầu, Mỹ cũng không gây những áp lực quá lớn và cũng không đối đầu với Trung Quốc.

Tuy nhiên thông điệp đó cũng có hai mặt. Mặt khác của thông điệp đó là nếu như Trung Quốc không cư xử đúng đắn và làm tổn hại đến lợi ích của Mỹ ở châu Á thì chắc chắn họ sẽ phải đối mặt với cái gọi là quyền lực của nước Mỹ, quyền lực của siêu cường lớn nhất trên thế giới. Vì thế nên tôi muốn nhấn mạnh rằng nước Mỹ luôn dành cho Trung Quốc sự lựa chọn và sự lựa chọn của Trung Quốc sẽ rất có ý nghĩa trong mối quan hệ giữa hai nước.

Việt Nam vẫn có "lợi thế" trong thế "long hổ tương tranh" ở Châu Á

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Vậy thì vị trí của Việt Nam đứng ở đâu trong mối quan hệ phức tạp giữa Mỹ và Trung Quốc như thế này?

GS Stephen Walt: Việt Nam thực sự đang ở trong một vị thế đầy thách thức. Thế nhưng, nếu Việt Nam nhìn rộng ra thì có thể thấy rằng có rất nhiều nước cũng đang chia sẻ tình huống gần giống như Việt Nam. Đó là một loạt những nước cùng chung biên giới với Trung Quốc. Đó là một trong những lợi thế.

Lợi thế thứ hai đó là nước Mỹ đang ngày càng quan tâm hơn đến cán cân quyền lực ở châu Á, và chắc chắn Mỹ sẽ có những tác động của mình vào châu Á. Vì thế nếu như Việt Nam chủ động đưa đất nước phát triển mạnh về kinh tế và thành công hơn nữa trong sự phát triển đất nước của mình, chắc chắn Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế hơn nữa.

Cũng như tất cả các quốc gia khác, Việt Nam cũng có sự lựa chọn của mình, đó là câu hỏi đặt ra, liệu Việt Nam có muốn bị Trung Quốc kiểm soát hay không? Nếu như Việt Nam đưa ra sự lựa chọn của mình, và tôi khá tin tưởng rằng Việt Nam sẽ không nữa chọn trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc. Vì thế, Việt Nam phải tự mình chuẩn bị một cách đầy đủ và sẵn sàng để bất cứ lúc nào cũng có thể tự tin đưa ra sự lựa chọn của mình.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Học giả đồng thời cũng là một nhà cựu ngoại giao của Việt Nam có nói rằng "Việt Nam không thể chọn được láng giềng nhưng Việt Nam có thể chọn được thế giới". Có nghĩa rằng Việt Nam có thể gắn cùng thế giới. Vậy theo ông Việt Nam cần làm gì để Việt Nam có thể chọn được thế giới?

GS Stephen Walt: Có rất nhiều nước trên thế giới cũng ở hoàn cảnh như Việt Nam, đó là phải sống bên cạnh một láng giềng là siêu cường và để có thể đảm bảo được chủ quyền độc lập và sự an toàn của mình đối với láng giềng siêu cường đó, rất nhiều nước đã làm theo cách là họ kết bạn với các nước có cùng chung hoàn cảnh như mình.

Và khi càng có nhiều bạn, khi đất nước đó gặp rắc rối họ sẽ nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ rất nhiều phía. Một nước nhỏ mà còn bị cô lập hoặc tự cô lập mình nữa thì chắc chắn nước đó sớm hay muộn cũng sẽ gặp rắc rối. Thế nhưng trong trường hợp của Việt Nam, Việt Nam may mắn có rất nhiều nước cùng chia sẻ lợi ích và mối quan tâm đến Việt Nam. Vì thế, nếu Việt Nam tận dụng được những mối quan hệ tốt đó, Việt Nam không việc gì phải lo lắng cho dù nước láng giềng của Việt Nam là một siêu cường như Trung Quốc.

Một điểm nữa tôi muốn nhấn mạnh đó là Việt Nam chắc chắn không phải là một đất nước nhỏ bé. Việt Nam có một dân số lớn, nếu như chúng ta nhớ lại những gì đã diễn ra trong các cuộc kháng chiến của Việt Nam, người dân Việt Nam có tinh thần tự cường và bất khuất rất cao. Thế nên tôi rất tin tưởng vào tương lai sáng lạn của Việt Nam trong bối cảnh của châu Á.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Tôi nghĩ thách thức như vậy nhưng cũng là cơ hội để Việt Nam vươn lên. Vậy theo ông Việt Nam phải làm gì để tận dụng vận hội này nhằm phát triển đất nước trong ít nhất 5 năm tới ?

GS Stephen Walt: Có rất nhiều việc Việt Nam có thể làm, thứ nhất, trong bối cảnh thế giới hiện đại ngày nay, mỗi nước đều phải thúc đẩy và tăng cường trình độ dân trí và hệ thống giáo dục của nước mình. Bởi giáo dục và dân trí là nền tảng để đảm bảo cho một nền kinh tế phát triển mạnh. Kinh tế phát triển mạnh đồng nghĩa với việc đất nước sẽ có nhiều lợi thế và lựa chọn hơn trong tất cả các vấn đề khác.

Điều thứ hai, Việt Nam đã xác định cho mình cái mục tiêu muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. Tôi cũng nhấn mạnh rằng để làm được điều này không chỉ là nhiệm vụ của ngành ngoại giao, các cán bộ ngoại giao, đó là việc mà mỗi người Việt Nam đều phải chung tay chung sức vào làm.

Ví dụ như sinh viên Việt Nam hãy cố gắng chủ động tìm các cơ hội để đi ra nước ngoài, đi ra nước ngoài không những học được rất nhiều những điều hay, điều mới từ các nước khác mà cũng là cơ hội giúp cho bạn bè quốc tế hiểu hơn về đất nước Việt Nam.

Điều thứ ba tôi muốn nhấn mạnh là Việt Nam nên cố gắng chủ động và tích cực tham gia vào việc thiết lập một cấu trúc an ninh mới ở châu Á dựa trên những thể chế có sẵn. Ví dụ như ASEAN mà Việt Nam là một thành viên.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Có những nước đi lên và có vai trò lớn nhờ sức mạnh kinh tế hoặc sức mạnh quân sự, nhưng cũng có những nước lớn lên nhờ vị thế địa chính trị. Việt Nam ngày hôm nay đang có một vị thế địa chính trị tốt, Việt Nam phải làm gì để tận dụng sức mạnh đó của mình để trở thành một nước có vai trò lớn hơn và mạnh hơn?

GS Stephen Walt: Quả thật trên thế giới có rất nhiều nước có được ảnh hưởng lớn đối với thế giới bởi vì họ tình cờ có được một vị trí địa lý mà người ta gọi là vị trí địa chiến lược về mặt quốc phòng, an ninh hay kinh tế. Singapore là một ví dụ, quốc gia này hiện nay đang có một vị thế cực kỳ lớn trong khu vực, không phải chỉ bởi vì nền kinh tế của họ rất mạnh mà còn bởi vị trí cực kỳ đắc địa của họ, ở ngay eo biển Malacca.

Còn Việt Nam, lợi thế địa chính trị của Việt Nam nhìn thấy rõ nhất đó chính là đường bờ biển dài quay mặt sang biển Đông mà biển Đông là một trong những tuyến đường hàng hải quan trọng nhất trên thế giới. Với vị thế của mình, Việt Nam cũng ở vào vị trí mà bất cứ quyết định nào của Việt Nam ứng xử đối với biển Đông cũng đều có tác động và ảnh hưởng đến những nước khác trong khu vực.

Nếu nước Mỹ muốn kiềm chế Trung Quốc và muốn giữ được cán cân quyền lực ở châu Á vẫn nghiêng về phía mình, Hoa Kỳ buộc phải quan tâm đến Việt Nam và Việt Nam có thêm nhiều cơ hội để được lợi từ nước Mỹ.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Nhưng dường như sự giúp đỡ đó cũng chưa thấy rõ nét ngoài chuyện có hàng Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam vẫn chưa phải hàng đầu, rồi hỗ trợ về tái cấu trúc, rồi hiện đại hóa về công nghệ của Mỹ cho Việt Nam vẫn chưa mạnh?

GS Stephen Walt: Cái này chúng ta nên nhìn từ góc độ chiến lược của nước Mỹ. Một sự thật không thể chối cãi là trong khoảng 10 năm gần đây, nước Mỹ đã sao nhãng và chưa để tâm đúng mức đến khu vực châu Á.

Sắp tới đây, trong tương lai, gần chắc chắn sự quan tâm của Mỹ ở châu Á sẽ tăng lên nhiều. Vấn đề thứ hai, nếu nói cụ thể về vấn đề đầu tư thì đó e rằng lại không phải vấn đề của chính quyền Mỹ mà là vấn đề của các doanh nghiệp Mỹ. Liệu các doanh nghiệp Mỹ có nhìn thấy cơ hội đầu tư, cơ hội làm ăn và cơ hội kiếm lời ở Việt Nam hay không? Đó mới là câu hỏi chính.

Vấn đề cuối cùng, nói về việc xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ, rõ ràng vẫn còn những khó khăn nhất định đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế Việt Nam cần phải tiếp tục đặt ra những câu hỏi về vấn đề này cho nước Mỹ. Nếu nước Mỹ muốn có mối quan hệ thương mại được nâng tầm hơn giữa Việt Nam và Mỹ, Hoa Kỳ cần phải giải đáp những câu hỏi này.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Vậy bây giờ, giữa Mỹ và Việt Nam, hai quốc gia nên làm gì để củng cố lòng tin lẫn nhau. hai nước có một quá khứ chiến tranh, cũng có những khác biệt về thể chế chính trị. Bây giờ đi đến với nhau để cùng có lợi và trở thành đối tác, phải làm gì để hai nước thực sự tin cậy lẫn nhau?

GS Stephen Walt: Điều đầu tiên đó là ở góc độ chính phủ, chính phủ Việt Nam và chính phủ Mỹ cần có thêm nhiều cuộc trao đổi thẳng thắn để cùng hiểu thế giới quan và cách nhìn của mỗi nước về bối cảnh châu Á cũng như bối cảnh quan hệ giữa hai nước. Cũng vì hai nước chúng ta có một quá khứ không dễ chịu gì nên việc chúng ta cần làm bây giờ là làm sao tạo thêm nhiều cơ hội để công dân hai nước dễ dàng qua lại, đặc biệt là những công dân trẻ tuổi. Họ chính là tương lai của mỗi nước.

Đó chính là lý do tại sao tôi rất hào hứng đến Việt Nam, tôi muốn tận mắt nhìn thấy những gì đang diễn ra ở Việt Nam.

Về vấn đề mối quan hệ hậu chiến, nước Mỹ đã từng có kinh nghiệm đối với Nhật và Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai. Sau khi cuộc chiến tranh kết thúc, Mỹ và hai quốc gia trên đã có thể bắt tay và cùng nhau hợp tác. Trong câu chuyện đối với Việt Nam, tôi tin chắc rằng cũng không có gì khó khăn cả và chúng ta có thể làm được.