Translate

Wednesday, February 24, 2010

Ca dao thời đại đồ đểu Hồ Chí Minh

Trích Đàn Chim Việt
Tác giả: Trần Khải Thanh Thủy

Lời giáo đầu: Ca dao là một phần gia tài văn hoá của người Việt, là phần quan trọng của văn hoá bình dân, cũng là đỉnh cao của dân ca Việt, và là phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người dân Việt. Thời nào ca dao ấy, thời vua sáng, tôi hiền thì ca dao như dòng nhựa sống ấp ủ, tuôn trào, ngợi ca, khuyến khích, ghi dấu ấn cho đời sau. Ngược lại vua tối mà tôi hèn thì những vần ca dao sẽ hằn nét xót xa cho con người và thời đại ấy đã không may bị những kẻ bất tài cai trị, lừa lọc toàn dân, đưa dân tộc đi chệch đạo lý 4000 năm văn hiến…Thậm chí, từ trang sử vàng truyền thống của dân tộc thành trang sử đen của nhân loại…

Xuất thân trong lòng đất mẹ, nơi được coi như cái nôi của nền văn học Việt Nam, tác giả vốn nặng lòng và gắn bó máu thịt với dòng ca dao dân ca này của ông bà, tiên tổ để lại… Xin mạn phép được mượn giọng ông bà để phản ánh phần nào thói hư tật xấu của lãnh đạo đảng Việt Nam trong giai đoạn này( từ những năm đầu tiên đến năm cuối cùng của thập kỷ đầu tiên trong thiên niên kỷ thứ ba). Hy vọng những vần ca dao do tác giả thay lời, mượn giọng( có sử dụng thủ pháp nói lái) sẽ được lưu truyền trong lòng bạn đọc trong và ngoài nước, trở thành một phần máu thịt của máu thịt người Việt Nam chúng ta

Xin ghi lại để bạn đọc thưởng lãm, cho ý kiến

1. Ban ngày đỗ lỗi cho nhau
Ban đêm đổi lỗ ( mang bầu )…tuyệt thay
An thai
chín tháng 10 ngày
Ai than
cũng mặc, mặt dầy mặt mo

2. Ra trình diện đảng khoan hồng“.
Trình rồi đảng xếp vào vòng: không tha
Khoan hồng
có nghĩa là không hoàn
“Tù nhân” ơi hỡi – đời tàn còn đâu (*)

3. Cái thời cóc nhái làm vua
Cá cua làm dóc, dối lừa toàn dân(**)
Cái thời gian dối, bạo tàn
Người khôn nằm ngục , thằng đần lên ngôi
Trời cao có mắt không trời
Bao giờ trời triệt hết nòi Việt gian?
Bao giờ vận nước sang trang
Toàn dân đoàn kết đánh thằng Trung Hoa?
Bao giờ dân nổi can qua
Đập cho đảng hết dây dưa tối ngày?

4. Ngày xưa tiếp tế cho mi
Ngày nay cướp đất, kiểu gì, hỡi bay?
Hồ đi để lại chân tay
Giật ăn rồi lại hai tay… vung còng (!)

5. Ngày xưa Mỹ cút thì cười
Ngày nay mút kỹ để vòi đô la
Ngày xưa đuổi Mỹ tránh xa
Ngày nay coi Mỹ là cha mọi thằng(***)

6. Gia(n) Khiêm, Đếch Mạnh có đui chi
Phải đi chui cửa hậu bạch cung.
Tán Dóc, Minh Trết , Lú Trọng nữa
Liệu hồn- Hải ngoại đuổi tới cùng

7. Giặc tàu nào phải đâu xa
Lũ Trung ương đó chính là … Trung hoa
Chúng là bọn cướp dân ta
Giàu tặc
nên gọi …Giặc tàu mà thôi

8. Công an đâu phải bạn dân
Dùi cui , còng xích nó dần người dân
Công an là lũ nạn dân
Bạn dân có nghĩa bận gian tối ngày

9. Em ơi chị học tiếng Tàu
Tửu hà ma nị
… đâm đầu lấy Ngô
Cùng là con cháu bác Hồ
Chí Minh ngày trước bây giờ …Cẩm Đao ****

10. Năm qua thất vọng, hoang mang
Năm nay đời sống lại càng đói to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Tàu cút, đánh cho Đảng nhào
Tiến lên chiến sĩ đồng bào
Toàn dân chung một chiến hào đánh Mao(*****)

Khâm Thiên 10-5-2009

© Trần Khải Thanh Thủy

© Đàn Chim Việt Online

(Còn tiếp)
Ghi chú:
* Thời kỳ sau ” giải phóng ” Miền Nam , hàng vạn quân cán chính của chế độ Việt Nam cộng hoà, ” được đảng cho đi trình diện, cũng là diện bị mất tiêu sau chấn song của các nhà tù, hoặc trại cải tạo trá hình . Nhiều người phải nằm lại trong đó từ 10 đến 18 năm…

** Tiếng Miền Nam, làm dóc có nghĩa là ăn gian nói dối, làm láo, báo cáo hay, nói như rồng leo, làm như mèo mửa

***: Thành ngữ mới của người Hà Nội: Đô la là cha mọi thằng

****Hồ Cẩm Đào. lãnh đạo nhà nước Trung Hoa, kẻ đang thực hiện chính sách cai trị mềm với Việt Nam , ồ ạt đưa quân vào Tây Nguyên thông qua việc khai thác bô xít , nhằm ý định thôn tính Việt Nam

*****: Nhại thơ Hồ chủ tịt. Kẻ ôm mộng đảo lộn sơn hà, đưa hai miền đất nước vào vòng nội chiến, nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn

Tuesday, February 23, 2010

Absolutely...that's it

Có người hỏi tôi
Tại sao bạn không trở về Viêt Nam
Quê hương bây giờ đã đổi mới
Nhà cửa phố sá mọc tưng bừng
Nếu trở về nơi cũ
Bạn không thể thấy được mái nhà xưa
Mọi người vui vẻ
Cuộc sống sung trúc giàu sang
Bạn sẽ được hưởng thụ
Những thú vui tuyệt cú trần đời

Với tôi
Xin thưa rạch ròi và dứt khoát
Tôi sẽ không bao giờ trở về Việt Nam
Nếu kẻ thù không đội trời chung Cộng Sản Việt Nam vẫn còn ngự trị
Giữa quệ hương Việt nam yêu dấu
Dù cho tôi vẫn thương nhớ dạt dào
Với những kỷ niệm dấu yêu
Với những người thân yêu ruột thịt
Cho nên
Tôi không thể trở về Việt Nam...
Absolutely...
That's it
Mother fucker Communist Vietnamese!

Phi Vũ
02/21/10

Monday, February 22, 2010

Global Integrity xếp Việt Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt

Việt Hà, phóng viên RFA
2010-02-22

Tổ chức Global Integrity có trụ sở tại Hoa Kỳ vừa công bố bản báo cáo dành cho 35 nước về mức độ khả tín của chính phủ năm 2009. Việt Nam bị xếp vào danh sách theo dõi đặc biệt do tình trạng hối mại quyền thế (government accountibility).

Ông Nathaniel Heller - Giám đốc điều hành của tổ chức Global Integrity

Đưa vào danh sách theo dõi đặc biệt

Việt Hà có cuộc trao đổi với ông Nathaniel Heller, giám đốc điều hành của tổ chức Global Integrity. Trước tiên, ông giới thiệu về danh sách theo dõi đặc biệt:

Danh sách theo dõi đặc biệt là một công cụ chúng tôi dùng để kiểm tra các nước mà chúng tôi tin là có nguy cơ về những mâu thuẫn quyền lợi công không được kiểm soát, mà những nguy cơ này lớn hơn ở các nước khác. Việc chúng tôi đưa một nước vào danh sách hay ra khỏi danh sách không phải là một đảm bảo rằng sẽ có nhiều trường hợp bị thiếu các nguồn thông tin hay thiếu ngân sách mà quan trọng là các nhân tố chúng tôi nhìn vào để quyết định đưa một nước vào hay ra khỏi danh sách đó. Nó cho thấy tín hiệu về một hành vi nào đó của nước đó.

Lần đầu tiên chúng tôi nghiên cứu Việt Nam là vào năm 2006 và đó là trước khi chúng tôi thiết lập danh sách theo dõi đặc biệt này. Kể từ khi chúng tôi bắt đầu danh sách này 2 năm về trước chúng tôi chưa nghiên cứu Việt Nam. Cho đến bây giờ chúng tôi mới có cơ hội để nhìn vào các vấn đề của Việt Nam là tính minh bạch và đáng tin cậy của chính phủ. Thật tiếc là các dữ liệu cho thấy Việt Nam phải được đưa vào danh sách năm nay.
Do nhiều nhân tố

Global-2009-250
Global Integrity xếp hạng VN năm 2009. Lấy từ trang web globalintegrity.org
Việt Hà: Thưa ông, nhân tố nào là yếu tố chính khiến Việt nam bị đưa vào danh sách này năm nay?

Nathaniel Heller: Tôi nghĩ thách thức lớn nhất khiến chúng tôi đưa Việt Nam vào danh sách này là các vấn đề liên quan đến cái chúng tôi gọi là sự đáng tin cậy của chính phủ. Đây là một khái niệm khá là phức tạp.

Điều mà chúng tôi quan tâm và câu hỏi mà chúng tôi đặt ra trong yếu tố này có liên quan đến những thứ như sự hiện hữu trong việc thực thi các quy định về mâu thuẫn quyền lợi đối với các nhánh khác nhau của chính phủ, hay việc thực thi hiện tại các quy định về giới hạn quà tặng, các thứ quyền lợi được trao cho các quan chức để gây ảnh hưởng đến, các vấn đề liên quan đến việc làm như khi một người rời chỗ làm của chính phủ để làm cho một mối lợi riêng tư mà trước đó anh ta là người phụ trách.

Đó là một loạt các vấn đề liên quan đến sự đáng tin cậy của những quan chức trong việc hạn chế họ sử dụng quyền lực vì mục đích riêng. Rất tiếc chúng tôi thấy Việt Nam hoặc không có những quy định này hoặc nếu có thì được thi hành rất yếu ớt.

Việt Hà: Nhân tố tự do báo chí và tự do tiếp cận thông tin có được xem xét lần này không và có ảnh hưởng đến việc Việt nam bị đặt vào danh sách này năm nay không?

Cho đến bây giờ chúng tôi mới có cơ hội để nhìn vào các vấn đề của Việt Nam là tính minh bạch và đáng tin cậy của chính phủ. Thật tiếc là các dữ liệu cho thấy Việt Nam phải được đưa vào danh sách năm nay.

Ông Nathaniel Heller


Nathaniel Heller: Đó chắc chắn là một nhân tố chính khiến điểm số và xếp loại tổng thể của cả quốc gia thấp. Nó không phải là một trong những nhân tố mà chúng tôi nhìn vào để quyết định đưa Việt Nam vào danh sách này. Rõ ràng là những thách thức trong vấn đề về tính minh bạch, khả năng tiếp cận thông tin và sự đáng tin cậy của chính phủ được phản ánh trong môi trường truyền thông đầy thách thức của Việt Nam.

Có một thực tế mà chúng tôi phải đối mặt khi làm việc ở Việt Nam là rất khó tìm được một nhà báo tại chỗ độc lập có khả năng viết về những vấn đề này và điều này cũng không gây ngạc nhiên cho bất kỳ ai theo dõi đất nước này. Điều này cho thấy là môi trường báo chí ở Việt Nam thực sự là đầy thách thức.

Việt Hà: Vậy điểm số của Việt Nam năm nay so với năm 2006, khi Việt Nam lần đầu tiên được xếp hạng thì có gì được cải thiện hay không?

Nathaniel Heller: Điểm số chung cho năm nay là 44 trên thang điểm 100. Điểm số năm 2006 là 47. Tôi không coi đây là một sự tụt dốc vì điểm số khá gần nhau mà chỉ coi đó là không có tiến bộ. Trong tất cả các yếu tố được tính điểm thì đa số là không thay đổi mấy, chỉ có yếu tố dịch vụ công và hành chính là có điểm số sụt khá lớn so với năm 2006.

Năm nay hạng mục này Việt nam được 42 điểm, năm 2006 điểm số của hạng mục này là 57. Trong hạng mục này chúng tôi xem xét liệu các dịch vụ công có hiệu quả không, đút lót tham nhũng, và các mối quan hệ quen biết có đóng vai trò quan trọng không. Nói ví dụ như một người có cần quen biết hay là bà con với ai đó trong cơ quan công quyền để có thể nhận được việc làm hay không.
Cần phải làm gì?

Global-2006-200
Global Integrity xếp hạng VN năm 2006. Lấy từ trang web globalintegrity.org
Việt Hà: Nếu nhìn vào danh sách này từ năm 2006 đến nay thì Việt Nam luôn bị coi là yếu thế nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng đều trong nhiều năm qua và thu hút đầu tư nước ngoài khá lớn. Ông có giải thích gì về vấn đề này?

Nathaniel Heller: Việt nam là một trường hợp đáng quan tâm. Chúng ta thấy những vấn đề như nạn tham nhũng và thiếu minh bạch ở Việt Nam nhưng Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng khá tốt cộng với thu hút đầu tư nước ngoài lớn. Điều này đặt ra một câu hỏi đáng quan tâm đặc biệt từ quan điểm của những nhà đầu tư nước ngoài là liệu họ có qthực sự quan tâm đến các vấn đề đó không.

Tôi đã nghe một giải thích cho câu hỏi này trước đây là phần lớn các đầu tư ở Việt Nam đều đổ vào các khu vực ít có tham nhũng như sản xuất hàng tiêu dùng thay vì vào khu vực y tế hay hạ tầng cơ sở, nơi tham nhũng là một vấn đề lớn đối với các nhà đầu tư.

Theo tôi thì chỉ trong một vài năm nữa, chính phủ sẽ phải quyết định xem là họ có muốn đa dạng hóa đầu tư hay không, thu hút đầu tư vào các ngành đòi hỏi kỹ năng cao và có thuế cao hay chỉ chú trọng vào các ngành xuất khẩu có kỹ năng thấp và giá thành rẻ.

Và nếu làm vậy thì họ sẽ phải đối phó với vấn đề về tham nhũng và các thách thức về quản lý. Tôi nghĩ việc thu hút nguồn vốn vào các ngành đầu tư có thuế cao và kỹ năng cao là rất quan trọng cho một đất nước trong thời gian dài. Và đây chính là một quyết định lớn mà họ phải xem xét trong một vài năm tới.

Việt Nam muốn được đưa ra khỏi danh sách chỉ cần làm một vài điều đơn giản như đưa ra một hệ thống các luật lệ và quy định để kiểm soát tốt hơn các mâu thuẫn về quyền lợi của các quan chức, cơ quan lập pháp, và tòa án.

Ông Nathaniel Heller

Việt Hà: Vậy thưa ông, Việt nam cần phải làm gì để có thể được đưa ra khỏi danh sách này trong lần xếp hạng tới? Và ở mức điểm bao nhiêu thì bị coi là yếu?

Nathaniel Heller: Thường thì bất cứ nước nào có điểm số dưới 60 trong các lĩnh vực mà chúng tôi quan tâm thì nước đấy bị coi là yếu. Mà Việt Nam thì rất dễ để có thể có điểm hơn 60 nếu họ có những cải tổ nhất định trong vòng 3 năm tới. Rất dễ để được đưa ra khỏi danh sách này.

Theo tôi một nước như Việt Nam muốn được đưa ra khỏi danh sách chỉ cần làm một vài điều đơn giản như đưa ra một hệ thống các luật lệ và quy định để kiểm soát tốt hơn các mâu thuẫn về quyền lợi của các quan chức, cơ quan lập pháp, và tòa án. Chỉ cần làm thế thì tôi gần như có thể chắc chắn là đủ cho một bước để nhanh chóng đưa Việt Nam khỏi danh sách này. Các quy định này sẽ cải thiện tính minh bạch trong những khu vực mà các quan chức chính phủ thường có được quyền lợi cá nhân cao và do đó sẽ có ảnh hưởng lớn.

Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.

Sunday, February 21, 2010

[Tưởng Nhớ Ơn Đức Vua Quang Trung] Thiện Ý: Quang Trung Hoàng Đế, Anh Hùng Dân Tộc, Nhà Cách Mạng Thời Đại, Thiên Tài Quân Sự và Chính Trị

Trích Nguoiviet Boston

tranh-ve-vua-quang-trung Hàng năm vào dịp năm hết Tết đến, người Việt hải ngoại ngoài việc chuẩn bị đón Xuân vui Tết cổ truyền dân tộc nơi quê người, thường vẫn giữ truyền thống tổ chức lễ kỷ niệm các trận đánh thắng lịch sử của vua Quang Trung chống quân xâm lược Phương Bắc. Là vì các trận đánh thắng này đã diễn ra vào mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, cũng vào những ngày Tết. Và vì thắng lợi lịch sử này do tài điều binh khiển tướng, mưu lược của một vì vua xuất thân từ hàng dân giả đất Bình Định – Qui Nhơn: Nguyễn Huệ – Quang Trung. Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận chiến thắng lịch sử ấy bằng bảy chữ đậm nét: “Vua Quang Trung Ðại Phá Quân Thanh”, với các trận đánh Hà Hồi, Ngọc Hồi… làm quân xâm lược kinh hồn bạt vía, tướng sĩ đa phần bỏ thây nơi chiến địa, Thống soái Tôn Sĩ Nghị phải bỏ cả ấn tín chạy thoát thân về Tàu!

Sử gia Trần Trọng Kim viết: “Vua Quang Trung truyền cho tướng sĩ ăn tết Nguyên đán trước, để đến hôm trừ tịch thì cất quân đi, định ngày mồng 7 tháng giêng thì vào thành Thăng long mở tiệc ăn mừng. Ðoạn rồi, truyền lệnh cho ba quân đến nghe lệnh điều khiển…”, và kết cuộc “… Tôn sĩ Nghị nửa đêm được tin báo, hoảng hốt không kịp thắng yên ngựa và mặc áo giáp, đem mấy tên lính kỵ chạy qua sông sang Bắc. Quân các trại nghe tin như thế, xôn xao tan rã chạy trốn, tranh nhau sang cầu, một lát cầu đổ, sa cả xuống sông chết đuối, sông Nhị hà đầy những thây người chết…“(1)

Ðọc lại những trang sử của sử gia Trần Trọng Kim viết về “Nhà Tây Sơn” (1788-1802), có lẽ nhiều người sẽ có chung nhận định với chúng tôi về Nguyễn Huệ – Quang Trung: Nhà cách mạng thời đại, một thiên tài quân sự và chính trị, một đại anh hùng dân tộc. Ðây có lẽ không phải là nhận định mới mẻ gì, vì trước chúng tôi, đã có nhiều người viết về Nguyễn Huệ – Quang Trung như thế. Nhưng dẫu sao, với thành tâm tưởng nhớ công lao tiền nhân với lòng tự hào về những công trạng mà vua Quang Trung đã làm trong lịch sử dân tộc, chúng tôi vẫn viết lại những suy nghĩ của mình, có thể chỉ là sự lặp lại ý tưởng của người khác.

I.-HOÀNG ÐẾ QUANG TRUNG: NHÀ CÁCH MẠNG THỜI ÐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM

Là nhà cách mạng thời đại phong kiến Việt Nam, vì người thanh niên Nguyễn Huệ đất Bình Định – Qui Nhơn, với ba mươi sáu tuổi đời, với lòng yêu nước thương dân, đã dám có hành động vượt ra khỏi các luật tắc ý thức hệ phong kiến, chấp nhận hệ quả “Ðược làm vua, thua làm giặc”. Hệ quả là hành động cách mạng của Nguyễn Huệ vì có chính nghĩa nên đã “Ðược làm vua” trăm họ và trở thành Hoàng đế Quang Trung.

Thực vậy, trong bối cảnh một chế độ quân chủ chuyên chế, luật tắc ý thức hệ phong kiến là Tam cương (Quân-thần, phu-phụ và phụ-tử) trong đó đạo vua-tôi là trọng hơn cả. Ðạo này xây dựng trên quan niệm thần quyền, coi vua là con Trời (Thiên tử) thay Trời trị dân. Quyền cai trị này cha truyền con nối (Con vua thì được làm vua, con sãi ở chùa vẫn quét lá đa). Thần dân có bổn phận phục tùng và trung thành với vua, coi vua là biểu tượng quốc gia, trung thành với vua là yêu nước (Trung quân ái quốc), chống lại vua là phản nghịch. Do đó, một trung thần khi phải chết theo vua, vua bảo chết là phải chết, nếu không là bất trung (Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung)…

Những luật tắc phong kiến vừa kể đã ăn sâu vào não trạng người dân và chi phối toàn xã hội. Vậy mà một thanh niên gốc nông dân như Nguyễn Huệ, dù không xuất thân từ “Cửa Khổng sân Trình”, cũng biết rõ hậu quả ghê gớm của hành vi chống lại vương quyền, song đã làm một việc ít ai dám làm. Nguyễn Huệ quả là một nhà cách mạng của thời đại phong kiến. Cuộc cách mạng của Nguyễn Huệ đã thành công vì có chính nghĩa (chống ngoại xâm), tụ nghĩa được nhiều nhân tài và nhân dân ủng hộ. Chính nhờ chính nghĩa mà việc lên ngôi Hoàng đế (Quang Trung) của Nguyễn Huệ trở thành chính danh, mở ra một triều đại mới trong lịch sử Việt Nam, Triều đại Nhà Tây Sơn. Về điểm này, sử gia Trần Trọng Kim, sau khi ghi lại việc vua Lê Chiêu Thống và Hoàng Thái hậu cầu cứu quân Thanh và mật dụ của nhà Thanh nhân cơ hội này cướp nước ta, ông viết:”… Vậy nước đã mất, thì phải lấy lại, ông Nguyễn Huệ mới lên ngôi Hoàng Ðế, truyền hịch đi khắp nơi, đường đường chính chính, đem quân ra đánh một trận phá 20 vạn quân Tàu, tướng nhà Thanh là Tôn sĩ Nghị phải bỏ cả ấn tín mà chạy, làm cho vua tôi nước Tàu khiếp sợ, tướng sĩ nhà Thanh thất đảm. Tưởng từ xưa đến nay nước ta chưa có võ công nào lẫm liệt như vậy…” và ông kết luận “Vả đánh đuổi người Tàu đi lấy nước lại mà làm vua thì có điều gì mà trái đạo?” (2)

II.-HOÀNG ÐẾ QUANG TRUNG: THIÊN TÀI QUÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ

1.- THIÊN TÀI QUÂN SỰ:

Là vì khi khởi nghiệp, Nguyễn Huệ chỉ là một người dân mặc áo vải, chưa hề được đào tạo từ một trường quân sự hay có kinh nghiệm chiến trường. Thế nhưng qua các trận đánh khởi đầu vào đất Gia định đã bốn lần đại thắng quân Xiêm la (Thái lan), đến trận đại phá 20 vạn quân Thanh, đã chứng tỏ Nguyễn Huệ – Quang Trung quả là Thiên tài quân sự.

Thật vậy đọc lịch sử đã cho thấy mưu trí Trời cho Nguyễn Huệ để phá tan cường địch nhà Thanh. Không trường lớp nào dạy ông, nhưng trước khi ra quân Nguyễn Huệ đã biết cách nắm vững tinh thần tướng sĩ, củng cố được niềm tin tất thắng. Về điểm này, lịch sử có ghi lại, sau nhiều tháng ngày hành quân thần tốc Bắc tiến, ngày 20 tháng chạp năm 1788 thì đến núi Tam điệp. Hai tướng Tây sơn là Ngô văn Sở và Ngô thời Nhiệm đều ra tạ tội với vua Quang Trung. Họ tâu rằng vì quân Tàu thế mạnh, sợ đánh không nổi, cho nên phải lui binh về giữ chỗ hiểm yếu. Nghe vậy, vua Quang Trung không những không một lời khiển trách, mà cười và nói rằng: “Chúng nó sang phen này là mua cái chết đó thôi. Ta ra chuyến này thân coi việc quân đánh giữ, đã định mẹo rồi, đuổi quân Tàu chẳng qua 10 ngày là xong việc…” (3) Và còn định với quân sĩ rằng vào ngày 7 tháng giêng thì vào thành Thăng long mở tiệc ăn mừng chiến thắng. Trong trận đánh Ngọc hồi vào tờ mờ sáng ngày mồng năm tháng giêng năm 1789, quân Tàu bắn súng ra như mưa “Vua Quang Trung đã sai người lấy những mảnh ván, ghép ba mảnh lại làm một, lấy rơm cỏ giấp nước quấn ở ngoài, rồi sai quân kiêu dũng cứ 20 người khiêng một mảnh, mỗi người dắt một con dao nhọn, lại có 20 người cầm khí giới theo sau. Vua Quang Trung cỡi voi đi sau đốc chiến, quân An nam vào gần tới cửa đồn, bỏ ván xuống đất, rút dao ra, xông vào chém, quân đi sau cũng kéo ùa cả vào đánh. Quân Tàu địch không nổi, xôn xao tán loạn, xéo lẫn nhau mà chạy. Quân Nam thừa thế đánh tràn đi, lấy được các đồn…” (4)

2.- THIÊN TÀI CHÍNH TRỊ:

Là vì xuất thân là người thanh niên áo vải đất Bình Định, không được học cao hiểu rộng, song Nguyễn Huệ từ khi khởi nghiệp đến lúc lên làm vua cai trị muôn dân, Quang Trung Hoàng đế đã chứng tỏ là một người có mưu lược chính trị Trời cho.

Thật vậy, để tạo chính nghĩa thu phục nhân tâm và tạo thế chính đáng cho việc xưng vương, nắm quyền trị vì muôn dân, những sự kiện sau đây đã chứng tỏ vua Quang Trung có thiên tài về chính trị:

- Một là sau khi đem quân ra Bắc Hà diệt họ Trịnh chuyên quyền, Nguyễn Huệ vẫn tôn vua Lê. Sử gia Trần trọng Kim nhận định “Ấy là đã có sức mạnh mà đã biết làm việc nghĩa vậy”.

- Hai là khi đem quân ra Bắc hà diệt Trịnh Bồng và Nguyễn Hữu Chỉnh chuyên quyền, vẫn không dứt nhà Lê, đặt Giám đốc để giữ gìn tông miếu tiên triều. Theo sử gia Trần Trọng Kim “Như thế thì cách ở với nhà Lê không lấy gì làm bạc”.

- Ba là trước khi đại phá quân Thanh ,vua Quang Trung đã có ý định hoà hoãn với cường quốc phương Bắc và sau đó đã thực hiện việc triều cống và xin phong vương, do biết lượng sức và tính đến sự lợi hạị cho quốc gia và thần dân. Trước khi tiến vào Thăng long, Vua Quang Trung đã nói rõ ý định với tướng sĩ rằng: “..Chúng là nước lớn gấp 10 lần nước ta, sau khi chúng thua một trận rồi, tất chúng lấy làm xấu hổ, lại mưu báo thù, như thế thì đánh nhau mãi không thôi, dân ta hại nhiều, ta làm sao nỡ thế. Vậy đánh xong trận này ta phải nhờ Thì Nhiệm dùng lời nói cho khéo để đình chỉ việc chiến tranh. Ðợi mười năm nữa nước ta dưỡng được sức phù cường rồi, thì ta không cần phải sợ chúng nữa.” (5) Sau khị đại thắng quân Thanh, Vua Quang Trung đã thực hiện ý định vừa kể bằng một kế sách ngoại giao khôn khéo mua chuộc được các cận thần nhà Thanh (Phúc Khang An , Hoà Thân …) để vua Thanh chấp nhận cầu phong của vua nước Nam, vừa giữ được thể diện trước văn võ bá quan (cho người đóng vai Quang Trung giả qua triều yết vua Thanh…)

- Bốn là mặc dầu đã được sắc phong của nhà Thanh, nhưng vua Quang Trung vẫn hành xử theo cách Hoàng Ðế, lập công chúa Ngọc Hân con vua Hiến Tông nhà Lê làm Bắc cung Hoàng hậu, tin dùng các cựu nhân tài cận thần nhà Lê.

Tóm lại như lời nhận định của sử gia Trần Trọng Kim về vua Quang Trung: “Vua Quang Trung nhà Nguyễn Tây Sơn là ông vua anh dũng, lấy võ lược mà dựng nghiệp, nhưng ngài có độ lượng, rất am hiểu việc trị nước, biết trọng những người hiền tài văn học. Khi ngài ra lấy Bắc Hà, những người như Ngô Thì Nhiệm, Phan Huy Ích đều được trọng dụng .. .” (6)

III.- HOÀNG ÐẾ QUANG TRUNG: MỘT ÐẠI ANH HÙNG DÂN TỘC

Ðọc lịch sử ai cũng biết là mặc dầu vua Gia Long có công thống nhất đất nước, và đối với Quang Trung nhà Nguyễn Tây Sơn bị coi là kẻ thù đến độ sau khi diệt được nhà Tây Sơn, Gia Long đã có những hành vi trả thù tàn tệ và bất nhẫn. Thế nhưng, vua Quang Trung vẫn được lịch sử và nhân dân Việt Nam mãi mãi coi là vị Ðại Anh Hùng Dân Tộc, còn Gia Long thì không… Ðiều này cho thấy tính khách quan của lịch sử và sự đánh giá công tội của các vì vua và triều đại rất công minh.

Là đại anh hùng dân tộc, vì những phẩm chất và công trạng phi thường của vua Quang Trung như đã được lịch sử ghi nhận và đánh giá, đã là niềm kiêu hãnh và tự hào chung cho dân tộc Việt Nam qua nhiều thế hệ. Vì tất cả công trạng và phẩm chất ấy của vua Quang Trung đã tận hiến cho dân, cho nước, cho dân tộc và cho Tổ quốc Việt Nam. Tiếc thay nhân tài bạc mệnh, vua Quang Trung mới trị vì được bốn năm thì băng hà, ở vào tuổi đời 40 (1752-1792). Vua Quang Trung mất sớm là một mất mát lớn lao cho dân, cho nước, và cho lịch sử Việt Nam. Bởi vì, những cải cách sáng tạo về nội trị có tính cách mạng đầy triển vọng mới bắt đầu, và ý định đánh Tàu đòi đất (Lưỡng Quảng) chưa kịp thực hiện, thì vua Quang Trung đã mất. Vì vậy, đã có giả định rằng, nếu vua Quang Trung sống lâu hơn, chắc chắn lịch sử Việt Nam đã ghi được nhiều điểm son rất đáng tự hào trong triều đại Nhà Tây sơn… Giả định này có cơ sở, vì Nguyễn Huệ – Quang Trung đã chứng tỏ những tư chất hiếm hoi: nhà cách mạng thời đại, thiên tài quân sự và chính trị, và là một đại anh hùng dân tộc.

Hàng năm mỗi độ xuân về, nếu những người đồng hương Bình Định vốn có niềm tự hào tự nhiên về quê hương mình đã sản sinh ra một đấng Anh hùng, thì toàn dân Việt cũng có niềm kiêu hãnh về đất nước mình đã có một đại anh hùng Nguyễn Huệ – Quang Trung. Tự hào và kiêu hãnh chưa đủ, mà cần tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn đối với vua Quang Trung nói riêng và các anh hùng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, qua các buổi lễ kỷ niệm long trọng hàng năm, mang màu sắc và tính chất cổ truyền dân tộc. Ðiều này rất quan trọng, để con cháu chúng ta ở hải ngoại không quên nguồn gốc rất đáng kiêu hãnh và tự hào về quê hương đất nước Việt Nam của mình, đã sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc và các nhân tài trên mọi lãnh vực, qua mọi thời đại, từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.

Thiện Ý

Wednesday, February 17, 2010

Sự ngăn chận các trang web tại Việt Nam

Trích DCVOnline
Ben Stocking - APThanh Khiêm dịch


Các trang web và blog chỉ trích mối quan hệ của chính quyền Việt Nam đối với Trung Quốc đã biến mất trên mạng internet. ISPs (các công ty cung cấp dịch vụ internet) tại Việt Nam cũng nói rằng họ đã được lịnh phải ngăn chận khách hàng vào trang Facebook. Nhà cầm quyền Việt Nam hiện đang thương thảo một dự án khai thác mỏ mới với Trung Quốc, bất chấp mọi phê phán của dân chúng yêu cầu chinh quyền có hành động cứng rắn hơn với kẻ láng giềng phía bắc.

Hai trang web tiên phong trong việc vượt qua các hạn chế trong tự do phát biểu tại Việt Nam đã bị “hack” và đóng cửa, chỉ vài tháng sau khi nhà cầm quyền cộng sản ngăn chận trang Facebook.

Cả hai trang web này đã chỉ trích chính sách của Viêt Nam đối với Trung quốc, vốn là một đề tài “nhạy cảm” đối với nhà cầm quyền. Những cố gắng duy trì mối quan hệ tốt với kẻ láng giềng khổng lồ phương bắc nhiều khi đã xung đột với tinh thần quốc gia.

Tuy vậy, cả hai trang web này đều đã hạn chế tiếng nói của minh, và đã không kêu gọi việc chấm dứt hệ thống cai trị độc đảng tại Việt Nam.

Công ty Cung cấp Dịch vụ Internet (Internet Services Providers -ISPs) được lịnh ngăn chận các trang web

Vấn đề của các trang web nổi lên giữa lúc Việt Nam thẳng tay trừng trị các nhà bất đồng chính kiến, trong chỉ hơn 3 tháng, 16 người tranh đấu cho dân chủ đã bị bỏ tù.

Chính quyền Việt Nam cũng chưa trả lời các câu hỏi liên quan đến các trang web của hãng tin AP (The Associated Press) gởi tới cho họ vào đầu tuần này.

Tuy vậy, ngay sau khi Việt Nam ngăn chận trang Facebook vào Tháng 11, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga đã tuyên bố rằng Việt Nam sẽ có những “hành động thích hợp” nhằm chống lại các trang web mà họ tin rằng có đe dọa đến ninh quốc gia. Chính quyền đã không nhận có liên hệ đến việc ngăn chận trang Facebook, nhưng cả hai Công ty Cung cấp Dịch vụ Internet đều nói rằng họ được lịnh ngăn chận trang web đó.

Một trong số các trang web vừa bị đóng cửa, trang blogosin.org của ông Huy Đức, một blogger tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông ta thường hô hào chống tham nhũng và đả kích thói cửa quyền, bất xứng.

Trang web thứ hai, trang bauxitevietnam.info, được thành lập năm rồi bởi 3 người phản đối kế hoạch khai thác mỏ bauxite tại vùng chiến lược quan trọng của Việt Nam tại Tây Nguyên.

Người điều hành trang web bauxite, ông Nguyễn Huệ Chi, nói rằng ông ta đã phải chơi trò mèo vờn chuột trên mạng với những “hacker” vô danh từ Tháng 12, khi trang web bị phá lần đầu. Tháng rồi ông ta dời trang web đến một địa chỉ mới nhưng rồi nó lại vừa bị “hack.’ Trang web bây giờ có thể vào được ở một địa chỉ khác nữa mà ông Chi vừa mới thiêt lập.

Khai thác mỏ

Ký giả Huy Đức. Nguồn: OntheNet
Ký giả huy Đức bị mất việc tại báo Sài gòn Tiếp thị vào Tháng 8 vừa qua sau một bài báo trên blog Osin tán dương sự sụp đổ của Bức tường Bá linh và chỉ trích những cựu lãnh đạo cộng sản của Liên bang Sô viết.

Từ khi khai trương cho đến khi bị đóng cửa vào Tháng 12, trang Bauxite đã có hơn 17 triệu lượt người đọc quan tâm đến kế hoạch khai thác bauxite của chính quyền.

Chính quyền Việt Nam đã cho một công ty của Trung Quốc xây dựng nhà máy sản xuất bauxite từ quặng mỏ và hàng trăm người Trung Quốc đã làm việc tại đó.

Việt Nam có vài mỏ có trữ lượng bauxite lớn nhất thế giới, là nguyên liệu chính để sản xuất nhôm. Chính quyền lý luận rằng việc khai thác mỏ sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho vùng Tây Nguyên.

Phe chống đối thì cho rằng dự án này sẽ gây xâm hại môi trường và tạo nên viễn cảnh đen tối khi các công nhân Trung quốc đổ vào khu vực chiến lược này. Trong số người chống đối này có cựu đại tướng 98 tuổi Võ Nguyên Giáp, người đã đuổi cả Pháp lẫn Mỹ ra khỏi Việt Nam.

Mối quan hệ căng thẳng

Mối nghi ngại đối với người Trung quốc lan rộng tại Việt Nam, một nước đã có lịch sử chiến tranh dai dẳng với kẻ láng giềng phía bắc.

Hai nước đã đánh nhau đẫm máu trong cuộc chiến biên giới năm 1979 và đang tiếp tục tranh cãi về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông

Cũng như blogger Osin, nhiều blogger khác trên trang web bauxite đã cho rằng chính quyền Việt Nam đã không phản kháng Trung Quốc một cách đúng mức.

Trong một cuộc phỏng vấn mùa hè vừa qua, ông Nguyễn Huệ Chi nói rằng những người chủ trương thành lập trang mạng chỉ vì việc tranh luận về vấn đề khai thác bauxite đã bị hoàn toàn bỏ qua bởi giới truyền thông trực thuộc nhà cầm quyền.

Ông Chi, vốn là cháu nội của một người bạn của ông Hồ Chí Minh, nhấn mạnh rằng ông ta muốn góp ý với đảng Cộng sản, chứ không muốn thay đổi nó.

Ông ta biểu lộ sự tin tưởng rằng nhà cầm quyền sẽ dần dần nới lỏng những hạn chế về tự do phát biểu tư tưởng.

“Quyền được tư duy độc lập và tự do phát biểu tư tưởng được ghi rõ trong hiến pháp Việt nam, ” ông Chi nói.


© D
CVOnline

Monday, February 15, 2010

Tại Việt Nam, truyền đơn kêu gọi dân chủ hóa xuất hiện trong dịp Tết Nguyên Đán

Trích RFI
Đức Tâm

Bài đăng ngày 15/02/2010 Cập nhật lần cuối ngày 15/02/2010 13:46 TU

Hai tổ chức chính trị bị cấm hoạt động tại Việt Nam là đảng Việt Tân, và đảng Dân Chủ Nhân Dân cho biết họ đã phối hợp với một số tổ chức tiến hành rải truyền đơn tại nhiều nơi ở Việt Nam trong dịp Tết Canh Dần. Truyền đơn kêu gọi dân chủ hóa, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

Theo AFP, hai tổ chức chính trị bị cấm hoạt động tại Việt Nam là đảng Việt Tân, có trụ sở tại Mỹ và đảng Dân Chủ Nhân Dân cho biết họ đã phối hợp với một số tổ chức tiến hành rải truyền đơn tại nhiều nơi ở Việt Nam trong dịp Tết Canh Dần.

Truyền đơn kêu gọi dân chủ hóa, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, lên án chiến dịch đàn áp, bắt giữ và xét xử nhiều nhà đấu tranh cho dân chủ trong thời gian gần đây.

Thông cáo của Ủy Ban Phối Hợp Hành Động Vì Dân Chủ với thành phần là đảng Việt Tân, đảng Dân Chủ Nhân Dân, Phong Trào Lao Động Việt và Tập Hợp Vì Công Lý, được gửi tới AFP, ghi ngày 14/02, cho biết họ kêu gọi tiến hành đấu tranh bất bạo động vì dân chủ và tố cáo mưu đồ bành trướng của Bắc Kinh.

Ủy Ban Phối Hợp Hành Đồng Vì Dân Chủ cho biết là truyền đơn đã được rải tại Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phú, Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ v.v.

Vẫn theo thông báo này, thì việc rải truyền đơn cho thấy là chính quyền Việt Nam sẽ không bao giờ bóp nghẹt được phong trào vì dân chủ và quyền bảo vệ đất nước, cho dù chính quyền gia tăng đàn áp.

Từ tháng 10 năm ngoái đến nay, có ít nhất 16 nhà đấu tranh cho dân chủ đã bị cầm tù. Các nhà phân tích cho rằng những vụ bắt bớ, bỏ tù này là bằng chứng cho thấy sự vươn lên của phe bảo thủ cứng rắn trong giới cầm quyền tại Việt Nam.

Theo giới quan sát, được AFP trích dẫn, thì người dân Việt Nam dường như đã mất tin tưởng ở những người lãnh đạo đất nước, vì họ bị coi là có thái độ hòa hoãn với Trung Quốc trong các tranh chấp về chủ quyền tại biển Đông.

Friday, February 12, 2010

Cuối năm tính sổ

Cuối năm ngồi tính sổ đời
Trâu đi, cọp đến cầu trời đổi thay
Buồn cho vận nước không may
Vẫn y như cũ mấy ai không buồn...

Phi Vũ
02/03/10

Thursday, February 11, 2010

Tiền bạc mới của Việt Nam

VietCatholic News (09 Feb 2010 11:27)
Bài "Vietnam's new money" trên báo Foreign Policy ngày 21 tháng một năm 2010:

Một làn sóng của sự giàu sang phú quý và quyền lực đang làm thay đổi bộ mặt quốc gia xã hội chủ nghĩa này. Nhưng, trong khi những nhà hoạt động dân chủ đang bị tù đày và hệ thống quyền lực cứ tiếp tục xiết chặt, "bàn tay mạnh mẽ" của Đảng Cộng sản có thể biến những tiến bộ về kinh tế thành một thảm họa về mặt xã hội.

Ngày 16 Tháng 11 năm 2008,tại Caravelle, khách sạn sang trọng đầu tiên của thành phố Hồ Chí Minh, nơi từng là chổ cư ngụ của các nhà báo công tác thời "chiến tranh Mỹ", hai nhà doanh nghiệp mới của Việt Nam đã kết hôn Chú rể là Nguyễn Bảo Hoàng,36 tuổi, tổng quản lý của một công ty đầu tư, IDG Ventures Việt Nam, và cô dâu của ông đã 27 tuổi, tên Nguyễn Thanh Phương, chủ tịch của một công ty đầu tư, VietCapital. Hai người đứng đầu hai công ty, họ chịu trách nhiệm kiểm soát nguồn vốn khoảng $ 150,000,000 đô la từ các khoản đầu tư tại Việt Nam.

Nhưng đám cưới này đâu phải chỉ là một câu chuyện về tiền bạc mới tại Việt Nam. Nguyễn Thanh Phương đâu phải chỉ là một chuyên viên ngân hàng đầu tư xòang xĩnh- mà cô là con gái của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Người đàn ông cô lấy làm chồng chính là một công dân Mỹ, con của một người đã chạy trốn Việt Nam năm 1975 để trốn thoát gông cùm cộng sản - bây giờ trở về cưới con gái của một trong số những tên cộng sản đó.

Cuộc hôn nhân của họ gói trọn nhiều yếu tố của một "kiểu mẫu" Việt Nam mới, bất kể một làn sóng mới của sự giàu có, Đảng Cộng sản vẫn còn chi phối cả các lãnh vực kể cả công cộng lẫn tư nhân. Nhiều doanh nghiệp "tư nhân" hoặc là của nhà nước trước đây (DNNN) hay hiện nay vẫn còn có một số quyền sở hữu nhà nước,còn phần lớn vẫn do đảng viên nắm giữ. hầu hết những người nắm giữ các chức vụ điều hành cao cấp trong các hãng tư nhân đều thuộc về các đảng viên, thân nhân hay bạn bè của họ. Các đảng viên (Cộng sản) ưu tú đang biến đổi chủ nghĩa tư bản Việt Nam thành một doanh nghiệp mang tính cách gia đình. Và nếu trong tuần này, sự kiện bốn nhà hoạt động dân chủ bị kết án về tội lật đổ chính quyền có đưa ra dấu hiệu gì chăng nữa, việc củng cố quyền lực đảng là một sự phát triển rất đáng sợ cho tương lai của Việt Nam.

Có rất nhiều thí dụ về mối quan hệ ruột thịt giữa (những người nắm) tiền bạc và quyền lực tại Việt Nam hiện nay: Một trong những người giàu có nhất của Việt Nam là Trương Gia Bình,chủ tịch của FPT, một công ty công nghệ thông tin lớn nhất ở quốc gia bản địa. Ông cũng là người duy nhất ở Việt Nam thường được gọi với thủ ngữ "cựu rể" vì ông đã từng kết hôn với con gái của Võ Nguyên Giáp - từng được coi là anh hùng trong chiến tranh, tướng lãnh quân đội đã về hưu, và cựu phó thủ tướng. Trong thập niên 1990, nếu một cơ sở làm ăn cần người liên hệ trong số các công ty có dính dáng đến quân đội, hoặc trong ngành xây dựng hoặc thông tin, thì Giáp là người họ cần phải đến gặp.

Một thí dụ khác nữa là Đinh Thị Hòa, người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp MBA của Đại học Harvard. Vào đầu thập niên 1990, khi Ngân hàng Thế giới muốn kích thích sự phát triển trong địa hạt tư nhân tại Việt Nam, quốc gia này đã được trao tặng nhiều học bổng cho những người trẻ, trong số đó có Hòa. Khi về nước, Hòa đã sử dụng kiến thức vừa tìm thấy của mình để thành lập Galaxy, một công ty tư vấn cho hầu hết các nhà hàng muốn tổ chức theo phong cách thương mại Tây phương, một rạp chiếu phim lớn ở TP Hồ Chí Minh, và một công ty sản xuất phim.

Nhìn từ nhiều khía cạnh thì đây là là một mô hình của một doanh nghiệp thành công mà trong đó tư nhân làm chủ. Nhưng Galaxy đâu phải từ đâu lù lù xuất hiện, mà nó là một trong những công ty được thành lập bởi con cháu của những đảng viên gộc. Khi Ngân hàng Thế Giới chọn Hoa để trao tặng học bổng, cha cô đang làm tới chức thứ trưởng bộ ngoại giao VN.

Câu chuyện về tự do hóa nền kinh tế của Việt Nam có thể dùng câu nói của Hồ Chí Minh về tình đoàn kết dân tộc dể diễn tả, "thành công, thành công, đại thành công." Năm 1993, theo số liệu của chính phủ VN, gần 60 phần trăm dân số sống dưới mức nghèo khổ. Đến năm 2004 con số đó đã giảm xuống còn 20 phần trăm. Coi như quốc gia này đã đáp ứng hầu hết các mục tiêu phát triển do Liên hiệp quốc đề ra gọi là Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, họ đã thoát ra khỏi cấp bậc của các nước nghèo nhất để tham gia vào nhóm của "những quốc gia với thu nhập hạng trung." Đời sống nhân dân được thăng hoa, chân trời của họ được mở rộng, và tham vọng của họ cứ thế lớn dần.

Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát của nhà nước trên sự phát triển của Việt Nam là điều trở ngại. Cuộc hôn nhân giữa đảng và quyền lợi tư nhân đang méo mó nền kinh tế để phục vụ ý muốn của một số người thay vì phục vụ cho nhiều người. Và hệ thống chủ nghĩa xã hội bè phái đang trở thành một mối đe dọa cho sự ổn định trong tương lai của Việt Nam. Việt Nam đang làm nguy hại tới số phận của nhiều con em tiêu biểu mà Ngân Hàng Thế Giới tài trợ trước đây-- khi sự thăng hoa khi trước được tiếp nối bằng một cuộc phá sản

(Nguồn: http://www.foreignpolicy.com/articles/2010/01/21/vietnams_new_money, Mõ Làng tạm dịch)
Bill Hayton

Sunday, February 7, 2010

Tàu Trung Quốc ồ ạt xâm phạm biển Việt Nam

Trích Nguoivietonline




medium_VN_TQ_BatTauCa_5.jpg

Tàu đánh cá của Việt Nam bị tàu tuần Trung Quốc bắt giữ hồi tháng 6 năm 2009 kéo về Hoàng Sa rồi bắt đòi tiền chuộc. (Hình: cnsphoto)




130 tàu đánh cá trong 3 ngày

HÀ NỘI (NV) - Trong vòng 3 ngày, đã có hơn 130 tàu đánh cá Trung Quốc xâm phạm vào vùng biển Việt Nam, đi sát bờ biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Ðà Nẵng, theo một bản tin báo điện tử bộ chỉ huy biên phòng Việt Nam.

Trang báo điện tử Biên Phòng hôm Thứ Bảy cho biết, “Liên tục mấy ngày vừa qua, hàng loạt tàu cá Trung Quốc đã tổ chức đánh bắt cá, đi vào sát bờ biển thuộc các tỉnh từ Quảng Trị đến Ðà Nẵng.”

Theo báo này, ngày 2 tháng 2 có 30 tàu đánh cá Trung Quốc vào sát Ðà Nẵng, Thừa Thiên. Báo này viết, “Ngày 2 tháng 2, bộ đội biên phòng Ðà Nẵng phát hiện 30 tàu cá Trung Quốc vào tận kinh độ 109, vĩ độ 16, cách bờ biển Ðà Nẵng, Thừa Thiên-Huế khoảng 45 hải lý. Sự việc được bộ chỉ huy bộ đội biên phòng báo lực lượng hải quân Vùng C (tại Ðà Nẵng) xử lý.”

Báo Biên Phòng viết thêm về 100 tàu trước đó. “Ngày 29 tháng 1, tại vĩ độ 17, kinh độ 108'30, sát bờ biển Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, bộ đội biên phòng cũng đã phát hiện 100 tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt cá. Lực lượng biên phòng và hải quân đã hướng dẫn các tàu cá này rời khỏi vùng biển của Việt Nam.”

Bản tin không đưa ra chi tiết nào nói các tàu đánh cá của Trung Quốc có bị tịch thu ngư cụ, phạt vạ gì không. Thời gian qua, tàu đánh cá Việt Nam đánh cá trong vùng biển Việt Nam nhưng gần quần đảo Hoàng Sa đều bị tàu tuần Trung Quốc bắt giữ, kéo về đòi tiền chuộc. Không trả tiền chuộc thì bị giữ tàu hoặc ít nhất bị tịch thu hết ngư cụ, hải sản đánh được.

Vào cuối năm ngoái, ngày 10 tháng 11 năm 2009, có 17 tàu đánh cá Trung Quốc đã vào đánh cá sâu trong hải phận Việt Nam, theo bộ chỉ huy biên phòng Thừa Thiên-Huế. Ðây là vụ xâm phạm hải phận và đánh cá bất hợp pháp nghiêm trọng nhất từ phía Trung Quốc. Hoàng Xuân Chiến, chỉ huy trưởng biên phòng địa phương cho đài BBC hay các tàu đánh cá Trung Quốc đó “đã vào rất sâu trong vùng biển vịnh Bắc bộ của Việt Nam cách đường cơ sở 8 hải lý và chỉ cách bờ biển Thuận An có 24 hải lý”.

Ðây là khu vực giữa đảo Cồn Cỏ và cửa biển Thuận An. BBC thuật lời ông Chiến nói đã đuổi 16 tàu ra khỏi hải phận và bắt giữ một tàu.

Báo chí trong nước không nêu nghi vấn có phải các vụ xâm nhập sâu vào hải phận Việt Nam là hành động khiêu khích, thách đố từ phía Bắc Kinh hay không.

Về phía Trung Quốc, ngày 7 tháng 12 năm 2009 tàu tuần nước này đã bắt 3 tàu đánh cá với 43 ngư dân Việt Nam thuộc tỉnh Quảng Ngãi ở vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, tức gần quần đảo Hoàng Sa. Phía Việt Nam can thiệp thì đến ngày 12 tháng 12 năm 2009, Trung Quốc chỉ thả một tàu và toàn bộ ngư dân còn giữ lại 2 tàu ở đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa.

Giữa tháng 6 năm ngoái, Trung Quốc bắt về đảo Phú Lâm 3 tàu với gần 40 ngư dân đòi tiền chuộc đến 30 ngàn đô la. Nhà cầm quyền Hà Nội can thiệp thì chỉ được trả 1 tàu và ngư dân, cũng giữ lại 2 tàu và toàn bộ ngư cụ, dụng cụ hải hành, hải sản. Ðó là không kể một số tàu đánh cá Việt Nam đã bị tàu tuần Trung Quốc cố ý đâm chìm.

Hồi cuối tháng 9 năm 2009, một số tàu đánh cá Việt Nam chạy tới đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng, một trong 2 đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa) tránh bão đã bị lính Trung Quốc trên đảo bắn đuổi. Ngư dân Việt Nam không thể quay ngược ra biển để bị bão nhấn chìm đã liều mạng chạy vào đảo thì bị đánh đập và bị cướp hết hải sản, ngư cự, trang bị hải hành.

Tuy vậy, ngày 6 tháng 1 năm 2010, Tôn Quốc Tường, đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam, họp báo phủ nhận tất cả các hành động của lính Trung Quốc khi nói rằng “Trung Quốc luôn ứng xử những vấn đề như thế này rất có trách nhiệm. Khi phía Việt Nam nêu vấn đề, chúng tôi đã xác minh, kiểm tra ngay lập tức nhưng kết quả xác minh của chúng tôi lại khác với kết quả của phía Việt Nam”.

Từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 8 năm 2009, Trung Quốc đã cấm đánh cá trên biển Ðông ngay cả những khu vực đang tranh chấp chủ quyền với Việt Nam vào thời gian chính vụ của ngư dân Việt Nam. Sau đó tổ chức nhiều cuộc tập trận hải quân qui mô ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không ngoài chủ đích đe dọa Việt Nam và các nước trong khu vực.

Wednesday, February 3, 2010

Hồ đuôi to (vĩ đại)

Đào cha cái mả thằng Hồ
Xương mày tao táng lổ chồ nhà tao
Mày phường nghịch tặc ngụy trào
Khom lưng luồnn cúi quân Mao giặc Tầu
Kẻ thù dân tộc bấy lâu
Sao mày làm kiếp chư hầu cho đang
Lại còn xấc xược huênh hoang
Rằng mày xây dựng thiên đàng cho dân
Tổ sư cha lũ vô thần
Quan thầy mày đã thành phân lâu rồi
Sao không bắt chước học đòi
Chôn đi cho bớt sặc mùi hôi tanh
Bọn mày xảo quyệt lưu manh
Lừa thầy, phản bạn, lột vành đảo điên
Mày đâu phải giống Rồng Tiên
Tổ mày nòi giống khỉ điên, vượn khùng
Mày đâu phải giống Lạc Hồng
Họ "Hồ vĩ đại" nòi chồn đuôi to
Mặt mày như thể cái mo
Băt dân chiêm bái hoan hô tối ngày
Ngu như lợn, dại như cầy
Vậy mà lên mặt làm thầy dạy khôn
Đảng mày toàn lũ ác ôn
Từng ăn cướp giật, từng chôn sống người
Đồng, Chinh, Giáp, Duẩn, Hùng, Mười
Toàn loài khỉ đột đười ươi trốn rừng
Sửa sai, đâu tố, thanh trừng
Đánh cha, chưởi mẹ, vạch lưng ông bà
Tổ tiên mày cũng không tha
Anh hùng dựng nước cho là ngụy quân
Vua Hùng mày đặt dưới chân
Lê Nin, Các Mác mày dâng lên đầu
Bảo tàng quốc khố trân châu
Xắn tay vơ vét dâng Tầu, cống Nga
Dân lành đày tận Xi-bi-a
Bán thân mà trả nợ ma cho mày
Sĩ, nông tù ngục lưu đày
Nhi đồng, phụ nữ kéo cày thay trâu
Toàn dân sương nắng giãi dầu
Xênh xang mày vẫn nhà lầu, xe hơi
Vợ người mày mặc sức chơi
Chồng con cũng phải nín hơi giằng lòng
Hé môi: mắt bịt tay còng
Đưa đi cải tạo là xong một đời
Còn bao nhiêu tội tày trời
Ghi vào sử sách cho đời đừng quên

Khuyết Danh
Phi Vũ sưu tầm

Đạo đức của Hồ tặc

Tr1ich Vietland
ĐẠO ĐỨC HỒ TẶC có 1 GS-TS theo học ( khó tin nhưng có thiệt )
Không biết có vị nào biết tên Việt gian Lê văn Hoá nầy không ? hắn có hình đang đọc tâng bốc HCM để bưng bô cho CS trong" đại hội VK" tren báo VN Media online ngày 02/02/2010( tôi không biết cách lấy hình vào đây ).

Học tập đạo đức Bác Hồ lan tỏa tới người Việt ở nước ngoài( trích báo vnmedia-cọng sản)

(VnMedia) - Giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên ở nước ngoài về lịch sử Việt Nam, về tinh thần yêu nước, hướng về quê hương với ước mơ đem tri thức mình học được về xây dựng quê hương đất nước là tâm huyết của hai tấm gương điển hình tiên tiến của người Việt Nam ở nước ngoài.
Chiều nay, trong buổi giao lưu với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, hai ý kiến tâm huyết của ông Hoàng Đình Thắng (Việt kiều tại CH Séc) và ông Lê Văn Hóa (Việt kiều Mỹ) đã thay mặt cho kiều bào ở Việt Nam ở nước ngoài nói lên tấm lòng đối với quê cha đất tổ, đối với tư tưởng Hồ Chí Minh – người Thầy vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
“Lá rụng về cội”

Là người Việt Nam nhưng sinh sống ở Mỹ đã gần nửa thế kỷ nay, điều mà GS.TS Lê Văn Hóa – một trong 144 cá nhân được tuyên dương điển hình tiên tiến toàn quốc sau ba năm triển khai Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trăn trở là làm thế nào để sử dụng đúng chữ “Tâm” như Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn.

GS.TS Lê Văn Hóa nhận mình là một học trò bỏ nhiều năm tháng nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh. Ông tâm đắc nhất với lời dạy của Bác về làm thế nào để dùng chữ “Tâm” và chữ “Nhân”. Nhớ lại những nghiên cứu của mình về tư tưởng Hồ Chí Minh, ông cho biết, Bác Hồ đã từng dạy làm dùng “Nhân tâm” để thu phục lòng người. Từ lời dạy của Bác, GS.TS Lê Văn Hóa đau đáu một điều dùng “Nhân tâm” như thế nào để kiều bào ta ở nước ngoài hiểu rằng họ còn có một quê hương thứ hai – nơi mà học có thể trở về để cống hiến, để góp một phần trí tuệ, công sức nhỏ bé của mình cho sự phồn vinh và phát triển của đất nước.

Là một người Việt Nam yêu nước, một điều ông đau đáu nữa là làm thế nào để thanh niên Việt Nam sinh ra và lớn lên trên nước Mỹ hiểu được lịch sử Việt Nam và tự hào về Việt Nam. Điều mà ông muốn là qua sức lan tỏa của các cuộc vận động như Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh”, chúng ta có thể làm cho kiều bào ở nước ngoài thêm tự hào về văn hóa Việt Nam. Ông cũng mong muốn, qua công tác tuyên truyền, qua các cuộc phát động học tập, tạo ra một mẫu số chung cho kiều bào ở nước ngoài, cho thế hệ trẻ Việt Nam ở nước ngoài cũng như trong nước có cùng một chân lý.( trích VN Media)

Xung ho

Tuesday, February 2, 2010

Trung Quốc là cường quốc kinh tế! Rồi sao? (Nguyễn Xuân Nghĩa)

Trích NguoiViet Online

Kinh Tế cũng là Chính Trị

Nguyễn Xuân Nghĩa

Xào nấu sự thật cũng là một nghệ thuật

Truyền thuyết Trung Hoa có nói đến Y Doãn, một trọng thần của vua Thành Thang, người sáng lập nhà Thương, đâu đó hơn 3.770 năm rồi. Ông xuất thân là người hầu của bà vợ vua Thang, có tài nấu bếp, được vua cất nhắc lên làm tướng...

Sau này, Thành Thang có ví von: trị nước cũng tựa nấu nồi canh! Ăn thua là nghệ thuật nêm nếm. Và so sánh viên tể tướng với... quả mơ, giúp vua nêm vị chua cho bát canh. Vì vậy mà quả mơ, là trái thanh mai, mới thành biểu tượng của Tể Tướng. Thế rồi Xuân về, vì hoa mai nở trước muôn hoa nên cũng được sánh với người đỗ đầu, là Trạng Nguyên.

Ðầu Xuân, nói chuyện hoa mai và Trạng Nguyên hay Tể Tướng là điều hợp cách...

Nhưng dính dáng gì tới kinh tế hay chính trị? Thưa rằng có!

Nếu ta chú ý đến nghệ thuật xào nấu thống kê con số để tìm hiểu về thông tin và nhận thức thì sẽ hiểu. Tôn Tẫn dùng thuật đào bếp - nhiều mà làm như ít - để lừa Bàng Quyên về thực lực quân sự của mình. Khổng Minh cũng theo thuật đó - ít mà dựng thành nhiều - để đánh lừa Tư Mã Ý... Chuyện viển vông ấy thật ra rất hiện đại!

Ngày 28 vừa qua, Cục Thống Kê Quốc Gia của Trung Quốc vừa loan quyết định cải sửa cách thu thập và trình bày thống kê kinh tế sau khi viên Giám Ðốc Mã Kiến Ðường nêu ra 14,500 “sự cố” sai lạc của năm 2009. Ðây là lần thứ bốn kể từ khi Ðặng Tiểu Bình tiến hành cải cách 30 năm trước. Lý do cải sửa là vì các đảng bộ địa phương quá sáng tạo trong nghệ thuật xào nấu thống kê khiến trung ương hết kịp biết về sự thật ở ngoài đời, ở bên dưới.

Mà sở dĩ như vậy vì mọi viên chức đều chỉ chịu trách nhiệm với thượng cấp ở trên, chứ khỏi cần biết gì đến sự thật hoặc ý dân ở dưới. Rồi mỗi tầng lại sốt sắng tô hồng thống kê để mong thăng quan tiến chức. Lên tới trên cùng thì ta có một kết số ngũ sắc. Như cầu vồng rất đẹp mà không đáng tin. Leo lên đó thì biết ngay.

Một thí dụ là Cục Thống Kê tính ra Tổng Sản Lượng Nội Ðịa GDP năm 2007 là 24,900 tỷ đồng (hơn 3,600 tỷ Mỹ kim), nhưng nếu cộng chung Tổng Sản Lượng của ngần ấy tỉnh và thành phố, ta có con số là 4,000 tỷ Mỹ kim, sai biệt 340 tỷ đô la! Mà đấy là con số đã được Cục Thống Kê nêm nếm lại rồi mới cho các tỉnh công bố! Nếu không thì ngồi canh cứ ngọt lừ. Mà ăn không nổi.

Vì vậy, lãnh đạo Bắc Kinh mới cần đi tìm sự thật về chính mình trên một xứ sở bát ngát có quá nhiều dị biệt mà ý niệm thời gian là “ngày Giời tháng Phật” trong khi các thị trường thì cứ thăng giáng vù vù trên khắp địa cầu. Trong nỗ lực đó, họ vấp vào nhiều cái bếp chính họ đã đào rất sâu để đánh lừa... truyền thông Hoa Kỳ và thế giới! Ðó là những huyền thoại về sức mạnh kinh tế Trung Quốc.

Vì kinh tế cũng là chính trị, nhận thức sai lạc về thực lực kinh tế có thể dẫn tới quyết định sai lầm về chính trị, là điều mà đa số dư luận Hoa Kỳ không biết. Do đó mới có bài này!

* * *

Trước khi xảy ra vụ suy trầm toàn cầu 2008-2009, người ta biết Hoa Kỳ sản xuất gần 1/4 tổng sản lượng toàn cầu (14,400 tỷ đô la trên tổng số 60 ngàn tỷ), vậy mà đóng góp tới 60% vào đà tăng trưởng kinh tế của thế giới. Kinh tế thế giới mà tăng được trung bình chừng, thí dụ, 5% thì có 3% là nhờ kinh tế Mỹ - nếu không thì chỉ còn 2% thôi. Sau nạn suy trầm, dư luận lại dại dột nói đến kinh tế Trung Quốc như đầu máy tăng trưởng của cả thế giới vì hồi phục nhanh nhất và có tốc độ tăng trưởng cao nhất! Một huyền thoại vĩ đại được Bắc Kinh thổi vào dư luận Mỹ!

Huyền thoại vì kinh tế xứ này có mức xuất siêu - xuất nhiều hơn nhập cảng - cao nhất: cả thế giới bị nhập siêu cao bằng xuất siêu của Trung Quốc. Ðà tăng trưởng sản xuất của thế giới bị sút giảm vì mức xuất siêu ấy. Ðấy cũng là lý do vì sao kinh tế Mỹ mới là đầu máy tăng trưởng cho thiên hạ do mức nhập siêu rất cao: các nước hì hục sản xuất và bán cho Mỹ để làm giàu. Khi nào Trung Quốc trở thành thị trường nhập cảng lớn thì mới nên nói kinh tế xứ này là đầu máy của thiên hạ. Trong khi chờ đợi, xứ này tiếp tục sản xuất và tuồn hàng ra ngoài làm các nước đều bị điêu đứng.

Cách ngôn đầu năm: Nếu thiên hạ mà lầm giữa nguyên nhân và hậu quả thì sẽ có phản ứng tai hại về chính sách.

Khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh qua ba chục năm cải cách (1979-2009), người ta cũng lầm tưởng rằng cứ kéo một đường thẳng từ quá khứ ra tương lai là nắm được “quy luật lịch sử.” Rằng với đà này, Trung Quốc sẽ bắt kịp và vượt qua Hoa Kỳ trong vài thập niên. Lại một huyền thoại khác. Thấy vậy thì ai cũng có thể co dúm như lãnh đạo Hà Nội và chạy theo mô thức Bắc Kinh: sự kết hợp hài hòa của Khổng Nho, Tư Bản và Cộng Sản, dưới sự lãnh đạo anh minh của một đảng cách mạng!

Hai chục năm trước, thiên hạ đã từng kết luận lạc quan về kinh tế Nhật Bản mà từ đó, Nhật chưa ra khỏi khủng hoảng vì bể bóng đầu tư. Một lý do dễ hiểu mà khó nhìn ra là dân số Trung Quốc cũng đang bị lão hóa như Âu Châu và Nhật Bản, thành phần sản xuất sẽ chiếm một tỷ trọng nhỏ hơn trong dân số. Một lý do khác khó hiểu hơn, là xứ nào mà bước vào giai đoạn chuyển hướng kinh tế và kỹ nghệ hóa đều có tốc độ tăng trưởng cao như vậy. Nhưng phẩm chất của Trung Quốc thì kém nhất, và không bền! Mà cơ chế chính trị xứ này lại không dân chủ như Âu Châu, Nhật Bản, Nam Hàn hay Ấn Ðộ, cho nên suy thoái kinh tế là dẫn tới động loạn xã hội và khủng hoảng chính trị.

Nói về phẩm chất, Trung Quốc quả là đã bắt kịp Hoa Kỳ về lượng khí thải mãi từ năm 2006 và trong năm qua đã vượt Mỹ tới 25%. Vấn đề không là lượng mà phẩm.

Trung Quốc sẽ bị Ấn Ðộ vượt qua về dân số, mà vẫn sẽ dẫn đầu thế giới về lượng thán khí thổi lên bầu khí quyền vì sử dụng thuật lý thô sơ. (“Thuật lý” - technology - là phương cách lý luận và áp dụng kỹ thuật, như vật lý, triết lý, sinh lý...) Trung Quốc tiếp tục khai thác than đá làm nguồn năng lượng cho một hệ thống sản xuất chỉ nhắm vào sản lượng mà bất kể tới môi sinh. Và thống kê thì mơ hồ nên chả ai - kể cả lãnh đạo - có thể hít cho đúng. Chiều hướng này sẽ còn tiếp tục cả chục năm nữa!

Năm 2008, sản lượng Nhật Bản bằng 4,910 tỷ Mỹ kim, của Trung Quốc là 4,327 tỷ. Cũng bằng cách vạch hai đường tuyến về tốc độ tăng trưởng của hai nước cho tới khi gặp nhau, nhiều kinh tế gia bèn uyên bác dự đoán là kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Nhật Bản... vào đúng Tết Canh Dần!

Thật ra, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản từ lâu rồi! Vấn đề không là con số khó tin về tổng sản lượng Trung Quốc, mà là sức mua của đồng Mỹ kim, đơn vị đo lường sản lượng hay lợi tức: nôm na là tại Trung Quốc, một Mỹ kim mua được nhiều thứ hơn tại Nhật. Thay vì tính theo mệnh giá mà tính theo tỷ giá mãi lực, thì kinh tế Trung Quốc lớn hơn kinh tế Nhật từ hơn chục năm trước. Theo cách tính bằng PPP, purchasing power parity - của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, năm 2008 sản lượng Trung Quốc bằng gần 7,000 tỷ đô la, của Nhật chỉ có 4,350 tỷ (Hoa Kỳ là 14,260 tỷ, Việt Nam là 240 tỷ, còn giàu hơn Singapore một bậc!)

Trung Quốc đã thành cường quốc kinh tế rồi sao? Tất nhiên là đúng thôi. Nhưng, rồi sao?

* * *

Cường quốc kinh tế ấy lệ thuộc vào thế giới nhiều hơn là ta thường nghĩ vì đếm sai số bếp của họ.

Cường quốc ấy sản xuất ra một năm hơn 4,300 tỷ đô la mà vì sao lại có dự trữ ngoại tệ bằng hơn phân nửa số đó - là 2,250 tỷ đô la? Sao không đầu tư vào bên trong để nâng mức sống của các khu vực nghèo đói lạc hậu? Mà từ đâu ra con số khổng lồ ấy?

Lãnh đạo xứ này thắt lưng buộc bụng người dân để xuất cảng tối đa với bất cứ giá nào, và định giá đồng Nguyên rất thấp cho mục tiêu ấy. Ngoại tệ thu về thì dân không xài được trong nước vì cứ theo luật, nó phải trôi vào công khố của nhà nước. Thế nhà nước làm gì với tài sản đó? Ðem đầu tư ra ngoài để kiếm lời. Nơi nào đầu tư có lời nhất và an toàn nhất? Thị trường Hoa Kỳ chứ nơi nào có khả năng hấp thụ một lượng tiền quá lớn như vậy?

Ðâm ra, nhiều người Mỹ vội kết luận, rằng Trung Quốc đang là ngân hàng chủ nợ của Hoa Kỳ! Lại trật lất!

Lãnh đạo hiện hành của Mỹ đã tăng chi bừa phứa và phải vay tiền thiên hạ để tài trợ số bội chi ngân sách năm tới sẽ lên đến 1,600 tỷ đô la. Ðâm ra mắc nợ Trung Quốc nên cứ sợ há miệng mắc quai. Phóng túng trong kinh bang tế thế rồi lúng túng về đối sách!

Hãy nhớ lại: Trung Quốc đầu tư bằng cách tài trợ khoản công trái ấy của Hoa Kỳ và hiện giữ khoảng 800 tỷ đô la công khố phiếu Mỹ, chưa kể một số tài sản khác. Nhưng chẳng vì vậy mà họ là chủ nợ và chủ động lấy những quyết định mà Hoa Kỳ phải nhượng bộ. Lý do?

Thứ nhất vì Mỹ bị bội chi nhiều quá nên vay mượn... quá sức của Bắc Kinh! Năm 2008, Mỹ bị bội chi khoảng 457 tỷ và dù lãi suất tại Mỹ còn cao, Trung Quốc tài trợ chừng phân nửa số thiếu hụt ấy khi mua công khố phiếu của Mỹ. Năm 2009, ngân sách Mỹ bị bội chi 1,400 tỷ và Trung Quốc mua thêm cỡ 100 tỷ. Nhưng cho đến nay, tổng cộng lại, Bắc Kinh làm chủ được khoảng 7% số khiếm hụt của Hoa Kỳ thì chưa thể xưng hùng xưng bá được! Có gì mà làm tàng!

Thứ hai, được xuất siêu với Mỹ, Trung Quốc phải giàng giá đồng bạc vào tiền Mỹ và nền kinh tế lại càng lệ thuộc vào Hoa Kỳ, chứ không ngược lại! Người ta cứ tưởng Hoa Kỳ lệ thuộc vào chủ nợ Trung Quốc nhưng thật ra kinh tế Trung Quốc sống nhờ vào sức mua của Mỹ: số cầu của thị trường Hoa Kỳ đóng góp cho 7,5% Tổng sản lượng Hoa lục. Và dân Hoa Kỳ mà tần tiện hơn là dân Hoa Lục thất nghiệp, hay mất nghiệp.

Nhìn lại thì từ hai chục năm nay, Trung Quốc đã nhảy vào một cuộc chơi của Mỹ: thay vì lấy thị trường nội địa thì dùng xuất cảng làm đầu máy tăng trưởng và xuất cảng mà sa sút là khốn. Trong cuộc chơi, Mỹ lại đặt ra quy luật về tài chánh với đồng tiền xanh của Mỹ là ngoại tệ dự trữ và giao dịch, và với thị trường trái phiếu Mỹ là nơi đầu tư an toàn hơn cả. Ðệ nhất con buôn không là các tài phú Bắc Kinh Thượng Hải!

Vả lại, trên toàn cầu, không có mợ thì chợ vẫn đông: không có hàng quá rẻ của Trung Quốc thì nhiều xứ khác cũng biết sản xuất và bán rẻ. Nhỏ thì có Việt Nam, nếu to gan hơn một chút. Và lớn thì còn có Ấn Ðộ. Ở giữa là một chuỗi quốc gia khác...

Thành thử, Trung Quốc phải tựa lưng vào hệ thống giao dịch này của Hoa Kỳ, nếu không là té, và đảng đi đoong.

Lãnh đạo Trung Quốc có truyền thống già đòn về chính trị, nhưng biết phép mềm nắn rắn buông. Họ biết gây ấn tượng bằng huyền thoại láo khoét và có hù họa được một số kẻ thiếu hiểu biết, kể cả người Mỹ đang chủ trương dĩ hòa vi quý. Nhưng, Trung Quốc chưa có cái thế và cái lực để tự tung tự tác như lãnh đạo vẫn tuyên truyền cho thần dân u mê của họ. Và trước mắt, Bắc Kinh vẫn chưa thực sự biết hết về hiện tình đất nước. Họ nấu một nồi canh có quá nhiều mơ.

Ðâm ra, họ lập mưu đào bếp để lòe thiên hạ mà chưa rõ lính ma lính kiểng là bao nhiêu ở bên dưới! Và bao nhiêu thì đã có sẵn cờ trắng lẫn sổ đỏ và tiền xanh trong túi...

Monday, February 1, 2010

Một loạt website hoạt động trở lại

Trích BBC News

Website Bauxite Việt Nam giao diện mới

Website Bauxite Việt Nam đã bị tấn công nhiều lần

Một loạt các trang mạng tiếng Việt có nội dung bị cho là 'nhạy cảm' thông báo đã hoạt động trở lại sau một thời gian bị tin tặc tấn công.

Hai trang nhiều người đọc là Bauxite Việt Nam và Talawas cùng lúc có thông báo đã hoạt động trở lại từ ngày 01/02/2010.

Trang Talawas vẫn giữ nguyên địa chỉ talawas.de, nhưng trang Bauxite Việt Nam đã chuyển sang địa chỉ mới là boxitvn.info.

Địa chỉ nguyên thủy bauxitevietnam.info nay đã hoàn toàn đóng cửa.

Các trang diễn đàn tiếng Việt hải ngoại với nội dung thông tin trái chiều X-cafe và Dân luận sau một thời gian tê liệt cũng đã có thể truy cập tại nước ngoài. Tuy nhiên, được biết việc truy cập hai trang này tại Việt Nam "lúc được lúc không".

Thông báo của nhà văn Phạm Thị Hoài trên trang Talawas viết: "Những cuộc phá hoại và tấn công của tin tặc kéo dài từ cuối năm 2009, trùng với thời điểm hàng loạt các phiên tòa xử những người bất đồng chính kiến diễn ra tại Việt Nam, đã làm một số diễn đàn internet độc lập, trong đó có talawas, phải tạm ngưng hoạt động một thời gian".

Thế nhưng, bà Hoài viết: "Chúng tôi không khuất phục".

"Tự do ngôn luận là lý tưởng của chúng tôi và các bạn, là tình yêu của chúng tôi và các bạn, là hy vọng của chúng tôi và các bạn."

Người chủ trì trang mạng đăng tải nhiều bài viết "gai góc" cũng nói ban quản trị trang Talawas đã chuẩn bị tinh thần cho các cuộc tấn công có thể sẽ diễn ra trong tương lai.

Trong khi đó, nhà văn Phạm Toàn, một trong ba chủ viên của trang mạng Bauxite Việt Nam, với lời kính báo mở cửa trở lại đã điểm qua quá trình hoạt động của website có trên 17 triệu lượt người truy cập này.

Trang Bauxite Việt Nam, tuy có địa chỉ và giao diện mới, vẫn giữ nguyên phụ đề "Thông tin, trao đổi về vấn đề bauxite ở Việt Nam - Tiếng nói phản biện nhiều mặt của người trí thức".

Nội dung trang này, theo ông Phạm Toàn, cho thấy "chuyện Biển Đông cùng Tây Nguyên cuối cùng trở thành vấn đề con đường phát triển an toàn và bền vững của đất nước".

Lời kính báo của Bauxite Việt Nam

Kể từ sáng nay, thứ Hai, ngày 01 tháng 02 năm 2010, trang mạng của chúng ta lại hoạt động được như thường rồi! Từ nay, chúng ta có hẳn hai ngôi nhà, một con Web to tát vào ra đàng hoàng hàng ngày theo địa chỉ boxitvn.info và một con Blog boxitvn.blogspot.com để đề phòng cảnh quân tử cũng có khi sa cơ. Đề nghị khi gọi nhau hàng ngày, chúng ta cứ dùng cái tên Bauxite Việt Nam đã quen nói quen nghe quen nghĩ quen nhớ mãi không thể nào quên. Và cũng chẳng ai cấm viết tắt, chúng ta sẽ viết như thế này nhé, BVN.



Thế đấy, khi thông báo tin này, BVN đã hình dung những con người đứng xếp hàng trước khi vào ngôi nhà của mình, điểm danh đến con số mười bảy triệu rưỡi vào ngày 12 tháng 12 năm 2009. BVN mong muốn chúng ta hãy vui mừng vì đó là gần hai chục triệu nụ cười. BVN cũng nhìn thấy cả những "nụ mếu" của những kẻ đã thất bại trong cả mưu toan lẫn hành động trói chân trói tay những con người rành rành là chỉ có một thứ vũ khí – khả năng suy nghĩ bằng chính đầu óc của mình. Bên cạnh đó, BVN cũng thấy cả những nét ngơ ngác của những người chưa hiểu hết đầu đuôi câu chuyện nên vẫn không hiểu đầy đủ BVN của chúng ta.

Hôm nay, nhân ngày mở lại cửa hiệu, chúng ta phơi bày mọi điều, để bản thân chúng ta cũng tự hiểu kỹ mình thông qua việc kiểm kê kho tàng hàng họ cùng nhà cửa và con người, và mặt khác, đây cũng là dịp để những con mắt ngơ ngác tìm hiểu thêm và ủng hộ BVN.

Bạn thân mến,

BVN ra đời giữa tháng 4 năm 2009 hoàn toàn dễ dàng và tình cờ như chuyện lòng người một khi đã được Giời đất và Tổ tiên chiều theo. Thoạt đầu là một cuộc thảo luận bột phát trên mạng kéo dài cả năm về đủ loại vấn đề, kinh tế, tài chính, giáo dục, khoa học, công nghệ, … Những vấn đề được quan tâm nhiều nhất cuối cùng đều xoay quanh chuyện Biển Đông và chuyện Tây Nguyên nóc nhà của Đông Dương. Thế rồi, câu chuyện cứ chốt dần lại, và chuyện Biển Đông cùng Tây Nguyên cuối cùng trở thành vấn đề con đường phát triển an toàn và bền vững của đất nước.

Thế rồi, giọt nước cuối cùng làm tràn ly là cảnh tượng khởi công long trọng đại dự án Bô-xít trên Tây Nguyên. Hầu như khi đó tất cả mọi người đều có cảm giác bị đánh úp. Tất cả ngỡ ngàng tìm hiểu lại vấn đề từ đầu, và bỗng thấy rằng gần mười năm trôi qua, kể từ cuộc "tuyên bố chung" năm 2001 giữa hai Tổng bí thư hai Đảng CS của Việt Nam và Trung Quốc, kể từ năm đó, giới trí thức chẳng có chút thông tin gì hết về một vấn đề lớn lao nhường ấy: khai thác bô-xit trên nóc nhà Đông Dương. Báo chí (trong đó có cả báo Nhân dân) cũng bất ngờ đưa tin công nhân Trung Quốc lao động "chui" trên Tây Nguyên – một mất mười ngờ, con số càng chéo nhau giữa các báo thì càng gây nghi ngờ lớn. Trong khi đó ở ngoài biển ngư dân vẫn tiếp tục sống cảnh đời lo lắng phập phồng trước thói hung hăng của người bạn láng giềng.

Thế là một bản nháp Kiến nghị ngừng khai thác Bô-xit được thảo ra. Nó được gửi đi hỏi ý kiến chừng mười lăm anh chị em. Và nó bỗng biến thành phong trào lấy chữ ký. Và phong trào đó buộc phải có mấy người đại diện cho các chữ ký cả ở trong nước lẫn ngoài nước đem văn bản kiến nghị đó tới các cơ quan hữu quan của nước CHXHCN Việt Nam: Quốc Hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Thủ tướng chính phủ. Làm xong những công việc đó, lại nảy sinh công việc thông báo lại cho các chữ ký. Trong bối cảnh đó, một trang blog đã ra đời; sau đó vài ngày được thay thế bằng một trang Web thứ nhất vô cùng yếu ớt, và tháng sau được tiếp nối bằng một trang Web mạnh hơn… cho tới khi nó bị kẻ xấu chống phá.

Điểm lại vài nét hình thành và phát triển BVN để thấy anh chị em trí thức già và trẻ, trong nước và ngoài nước, đã sống và làm việc vô cùng hồn nhiên, biết tới đâu tham gia tới đó, có tới đâu đóng góp tới đó, một lòng một dạ hành động theo thiên chức của mình. Công việc đông người chung tay đó thực chất là chung bộ óc, và là bộ óc đáng quý một khi được những bộ óc khác đánh giá đúng mức. Frank H. T. Rhodes đã nói về điều đó trong cuốn "Tạo dựng tương lai" (Văn hóa Sài Gòn xuất bản, 2009), và nay chỉ với việc thay thế thuật ngữ Viện đại học bằng thuật ngữ Giới trí thức, ta sẽ có một ý niệm quan trọng đối với bộ óc chung đó:
"Giới trí thức là [...] chất xúc tác thầm lặng nhưng quyết định trong xã hội hiện đại, thành tố thiết yếu cho sự vận hành có hiệu quả và sự vững mạnh của xã hội." (trang 16) "Giới trí thức không đề xướng hành động chính trị cũng như chính sách của chính phủ, nhưng nó cung cấp kiến thức và dữ liệu để người ta dựa trên đó mà xây dựng những điều này. Nó không chế tạo ra các sản phẩm nhưng nó sáng tạo khoa học và công nghệ mà các sản phẩm phải phụ thuộc vào". (trang 16) " [...] "ấy là một nguồn lực không thể thay thế, nói cho đúng là bảo vật của quốc gia" (trang 22).
Trên trang BVN, các tác giả và độc giả, những bài viết bài dịch và bài tham khảo từ trang mạng khác, đã gợi ra cái không khí trí tuệ vì dân vì nước, thực sự làm nên một luồng gió mới mẻ. Thật vậy, nếu đó cũng chỉ là một trong những "tờ báo" đi theo duy nhất một "lề đường" nào đó, thì nó đã không có được sức sống đến thế của một trang mạng đi ung dung thênh thang giữa con lộ của Đời con người, của Đời công dân, của Đời những đồng bào của một Dân tộc biết khẳng định mình.

Bạn thân mến,

Nhân dịp trang BVN tiếp tục khai trương sau hơn một tháng khi nằm im khi lao động với đầy trắc trở, kể từ hôm nay, địa chỉ này sẽ lại là ngôi nhà đón bạn mỗi khi bạn muốn có đóng góp cho Đời và mỗi khi bạn cần một sự chia sẻ, cần Cho và Nhận

Xin chúc thẳng tiến.

Thay mặt BVN, với sự ủy quyền điều hành tạm thời của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi và Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng,

Phạm Toàn