Translate

Saturday, October 6, 2012

Nhờ đâu không mất nước?

Theo NguoiViet Online

Ngô Nhân Dụng

Mấy ngày nay, tôi cứ nghĩ đến anh Nguyễn Chí Thiện. Cứ quên đi một lúc lại nhớ; lại nghĩ: Anh Nguyễn Chí Thiện đã đi rồi. Sáng nay, khi nghĩ về anh, tôi chợt nhớ một câu thơ cổ, “Il est mort, le vieux orgeuil chêne de la forêt.”
Ðã chết rồi, cây sồi già kiêu hãnh trong rừng sâu. Tôi không còn nhớ thi sĩ nào là tác giả vì chả bao giờ được học văn chương Pháp. Câu thơ này tôi nghe từ hồi học lớp đệ tứ, đệ tam, khi một thầy giáo Pháp văn lấy làm thí dụ cho một bài dạy văn phạm. Hoặc có thể do một thầy giáo dạy Việt Văn cho thí dụ khi dạy về cách viết văn cho hay. Anh Nguyễn Chí Thiện có lẽ lại biết, vì anh đã học nhiều tiếng Pháp hơn tôi. Nhưng anh đã mất rồi. Nếu thời nhỏ học trường Pháp chắc nhiều bạn phải biết thi sĩ nào là tác giả câu thơ này.

Việt Nam - nơi thập niên 70 trở thành lịch sử cổ xưa


Max Boot
L.V. chuyển ngữ
Thanh niên Việt Nam xếp hàng mua cà phê Mỹ chứ không vào xem nhà trưng bày “tội ác” của Mỹ.
Tôi vừa đến thăm Việt Nam, chủ yếu là vì tôi quan tâm đến lịch sử của nước này - và đặc biệt là hai cuộc chiến của Việt Nam trong thế kỷ 20, cuộc chiến đầu giữa phe Việt Minh chống lại người Pháp và đồng minh bản xứ, cuộc chiến thứ hai giữa phe Bắc Việt cùng Việt Cộng chống lại Hoa Kỳ và Nam Việt Nam. Trong quá trình du hành trên khắp nước, từ Hà Nội miền bắc, Huế miền Trung, đến Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) miền Nam, tôi cũng đã tìm hiểu được vài thành tựu cũng như thử thách hiện tại của đất nước này.
Có vô số điều gợi lại những kỷ nguyên của Pháp và Mỹ, từ khách sạn Metropole thanh nhã thời thuộc địa ở Hà Nội cho đến những đường địa đạo ở Củ Chi gần Sài Gòn, nơi từng được Việt Cộng sử dụng, hiện là một khu du lịch. Bất chấp những cải cách kinh tế bắt đầu từ thập niên 80, Việt Nam vẫn còn là một chính thể Cộng sản vô cùng độc tài, và chính quyền đang tìm cách củng cố tính chính danh bằng cách kéo dài vai trò của mình trong việc đánh đổ những thiết kế của Pháp và Mỹ.

“Hoa địa ngục” và Đảng, Bác, Mác-Lê

Theo Dân Làm Báo


Hoa địa ngục đương nhiên phải chia tay trần thế nhưng chắc chắn không bao giờ phải đi về địa ngục...

Phạm Hồng Sơn (pro&contra) - Ông Nguyễn Chí Thiện, sinh năm 1939 tại Hà Nội, tác giả của tập thơ nổi tiếng Hoa địa ngục vừa qua đời ngày 02/10/2012 tại nước Mỹ. Những dòng sau đây xin được thay cho lời cầu nguyện tốt đẹp nhất tới linh hồn người quá cố và những bạn hữu, thân nhân và những người yêu quí ông. 

Kể cả sau này khi thời thế đã thay đổi và Hoa địa ngục được xuất bản chính thức ở Việt Nam thì có thể vẫn có nhiều độc giả không thiện cảm với những từ ngữ thường quá bộc trực, cay đắng hay mang tính chửi thẳng của tác phẩm này. Nhưng nếu đặt những cảm xúc hoặc những hình thức thể hiện sang một bên thì không thể không thừa nhận Hoa địa ngục đã dám phê phán ba yếu tố – ba vấn đề – mà cho đến tận bây giờ không phải ai cũng nhận ra hoặc dám đụng đến, đó là: Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh tụ Hồ Chí Minh thường được gọi là “Bác” và chủ nghĩa Marx-Lenin.

Tưởng nhớ thi sĩ đấu tranh Nguyễn Chí Thiện



“Ngày ấy, tuy xa mà như còn đấy
Tuổi hai mươi, tuổi bước vào đời
Hồn lộng cao, gió thổi chơi vơi
Bốn phía bao la chỉ thấy
Chân mây, rộng mới tuyệt vời!
Tuổi hai mươi tuổi của không ngờ.
Không sợ!



Bài phát biểu của Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện vào Chúa Nhật ngày 28.6.2009 trên các phòng Paltalk của Diễn Đàn Yểm Trợ Khối 8406.  Ông là tác giả tập hồi ký Hoả Lò và tập thơ Tiếng Vọng Từ Đáy Vực, với khoảng 700 bài thơ nổi danh viết từ nhà tù cộng sản tàn bạo đã giam cầm ông suốt 27 năm. Thơ ông được dịch ra nhiều thứ tiếng.


Hồ Chí Minh và Bộ Chính Trị Đảng Việt Cộng đáng bị treo cổ vì tội ác diệt chủng