Translate

Monday, September 28, 2009

Một thoáng hoài cảm.

Ấy vậy mà tôi cũng về tới Đà Nẵng, quê hương thân thiết của tôi từ trong tâm tưởng. Không biết là đã qua biết bao nhiêu mùa lá rụng, Đà Nẵng vẫn còn đọng trong tôi những nỗi nhớ ngọt ngào. Vẫn những con đường xưa cũ, Hoàng Diệu, Phan Châu Trimh., Trưng Nữ Vương, Đống Đa, Quang Trung...nhưng tôi vẫn thấy như người xa lạ. Tôi cố hình dung lại con đường Kiệt 8 Hoàng Diệu, nơi có căn nhà nhỏ mà tôi sống cùng gia đình từ thuở ấu thơ..Trong ký ức nhạt nhòa của mình, căn nhà ấy có một mảnh sân nhỏ hẹp với ba cây đào xòe bóng mát rượi để anh em tôi nô đùa nay đã không còn nữa. Vẫn còn nhớ hồi còn đi học, mỗi lần tổ làm thuyết trình, tôi lại kê bàn ghế giữa sân, dưới gốc đào để cùng bạn bè thảo luận cho buổi thuyết trình sắp tới. Làm sao mà ta có thể quên được những gì thân thiết nhất của tuổi ấu thơ, khi mà kỷ niệm được gắn chặt vào với ký ức và đã hòa quyện vào nhau không thể tách rời.
Thế rồi đến ngày biến động của đất nước. Gia đình tôi cũng gặp tai biến. Cũng như bao nhiêu gia đình khác ở lại Việt Nam, gia đình tôi phải lâm vào hoàn cảnh ngặt nghèo, đau đớn và tăm tối. Không cần nói nhiều thì ai cũng đủ hiểu.
Tôi đã nhất qiuyết không trở về Việt Nam sau ngày tôi sang định cư tại Hoa Kỳ. Tôi sẽ chỉ trở về khi nào Việt Nam sạch bóng quân thù. Đây là kim chỉ nam của tôi và tôi phải tuân theo vô điều kiện. Chỉ cầu mong quê hương tôi được hoàn toàn độc lập, tự do thật sự. Tôi sẽ trở về để chiều chiều ra bờ sông Hàn ngồi hóng gió, để được đi bộ dọc theo những đường phố Trần Hưng Đạo, Đồng Khánh, Nguyễn Thái Học, Độc Lập...năm xưa, để rồi khi cảm thấy khát nước lại trở về quán nước cạnh trường Nữ Trung Học Hồng Đức để uống ly nước chanh mát rượi mà nhớ lại kỷ niệm tình yêu đầu đời. Ôi! Chỉ nghĩ đến đó mà lòng dạ đã thấy bồi hồi, man mác...

Phi Vũ
09/27/09




Hoàng Hưng

Hoàng Hưng – Thư ngỏ gửi các vị lãnh đạo nhà nước Việt Nam về vụ 400 tu sĩ Bát Nhã bị khủng bố

Posted using ShareThis

Tưởng Năng Tiến

Tưởng Năng Tiến – Viễn xứ và viễn ý

Posted using ShareThis

Tu viện Bát Nhã bị CA tấn công trở thành bạo động: ‘Máu đã chảy ở Bát Nhã’

Trích NguoiViet Online


medium_BatNha-01.jpg

Hình 1

medium_DPT.JPG

Hình 2


Hình 1 và hình 2:Tượng đài Mẹ tại công trường Bông Hồng Cài Áo (tu viện Bát Nhã, Lâm Ðồng) trước và sau khi bị đập phá trong vụ bạo động hồi cuối Tháng Sáu, 2009. (Hình: theo phapnanbatnha.net)

LÂM ÐỒNG (NV) - “Xin giúp 400 tu sĩ, máu đã chảy ở Bát Nhã. Mưa, nước mắt, máu đang chảy tại Bảo Lộc, họ chận con đường độc đạo vào tu viện, công an và tất cả các cấp chính quyền đều ra mặt.”

Ðó là một trong những lời kêu gọi của các tăng sinh ở tu viện Bát Nhã vào lúc 5 giờ 29 phút chiều 27 Tháng Chín (giờ Việt Nam), khi trước đó vào buổi sáng, hàng trăm công an và côn đồ mở cuộc tấn công nhằm trục xuất 400 tăng sinh, giáo thọ theo hệ phái Làng Mai, tức đệ tử Thiền Sư Nhất Hạnh tu học. Bạo lực đã không ngừng gia tăng khi nhiều tăng ni bị đánh đập.

Sáng ngày 27 Tháng Chín (theo giờ Việt Nam), một bản tin khẩn cấp phổ biến trên trang mạng Phù Sa (www.phusa.info) cho hay tu viện Bát Nhã ở xã Dambri (thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Ðồng) bị công an tấn công.

Trang mạng Phù Sa được đặt tại Pháp, là nơi thường đăng tải nhiều tin tức nhanh chóng và chính xác về vụ tu viện Bát Nhã.

Bản tin khẩn cấp của “Phù Sa” viết, “Bây giờ là 11 giờ 06 phút sáng ngày 27 Tháng Chín (giờ VN), tức 9 giờ 6 phút tối 26 Tháng Chín (giờ California, Hoa Kỳ) trời Bát Nhã đang mưa. Quý thầy phải ngồi dưới mưa lạnh. Công an đang gọi xe tới chở đi. Các ngõ vào tu viện đều đã bị chận, Phật tử tới cứu nhưng bị chận lại từ xa.”

Bản tin viết tiếp, “Họ (tức công an) bắt tất cả quý thầy phải mang ba lô hành lý, chờ xe tới chở đi. Nhưng không biết đi đâu. Lực lượng tấn công Bát Nhã ra kỳ hạn cho Tăng thân là trong vòng 2 ngày phải rời khỏi tu viện.”

Tiếp theo đó, trang mạng Phù Sa liên tục cập nhật vụ tấn công và đàn áp cho thấy mức độ ngày càng gia tăng, trong đó có nhiều tăng sinh bị đánh đập và hành hạ dã man.

Trả lời phỏng vấn của báo Người Việt, một tăng thân xin giấu tên, 22 tuổi, tu học tại Bát Nhã, tường thuật, “Lực lượng tấn công Bát Nhã rất đông, con số lên tới 300 người; và đặc biệt số vị cư sĩ nam, đi cùng lực lượng an ninh mặc thường phục đeo khẩu trang khoảng 100 người, đã tiến vào tu viện đập phá và đạp đánh anh em chúng tôi tu tập tại Bát Nhã.'

Vị tăng thân này nói thêm với báo Người Việt: “Bên cạnh những người an ninh mặc thường phục đạp phá chúng tôi, những vị đệ tử tu tại gia của Thầy Ðức Nghi là những người đánh chúng tôi hung hăng nhất. Họ đi cạy cửa từng phòng rồi đuổi các thầy, các sư chú ra ngoài giữa lúc trời mưa rất lớn.”

Nhật báo Người Việt liên lạc nhiềulầnvới Sư Cô Chân Không, đại đệ tử Thiền Sư Nhất Hạnh, về việc tu viện Bát Nhã bị tấn công. Một lần, Sư Cô ChânKhông không tiện trả lời và hẹn giờ gọi lại. Những lần sau,điệnthoại của Sư Cô không có ngườinhấc máy.

Trong khi đó, theo tường thuật của trang mạng Phù Sa, “Họ đang đàn áp các thầy cô thậm tệ, bao thủ đoạn cũng không từ. Xin khắp nơi giúp đỡ, họ nói ngoan cố thì sẽ giết luôn. Côn đồ vào đông quá, công an trải khắp tu viện, không có một cánh cửa nào mà không bị đập phá.”

“Họ lùa các sư cô ở Mây Ðầu Núi đi về phía vườn rau, một số các sư cô bị té ở bậc tam cấp, và bị họ lấy dù đập rất là dã man. Các thầy bị đánh rất nặng, và đã bị xúc lên xe.”

Một sư cô cho biết, “Hiện có khoảng 50 thầy tì kheo và sư chú đang chịu đói và lạnh ở ngoài đường trước cổng Mây Ðầu Núi. Một em tập sự xuất gia bị đánh chảy máu miệng. Một sư chú bị bóp cổ quăng lên xe. Còn khoảng 30 thầy đang bị kẹt trong tu viện. Các thầy bị đẩy lên xe, và bị đánh quá chừng, và họ đã chở ra tới cổng ngoài của xóm Mây Ðầu Núi. Các thầy đang nằm ở ngoài đường nên họ chưa chở đi được.”

“Hai Sư anh lớn của Tăng thân là hai thầy Pháp Hội và Pháp Tụ bị lôi ra ngoài, họ lôi đi như lôi một con vật. Thầy Pháp Hội và Pháp Sỹ được ra, mỗi thầy có 4 công an áp tải về địa phương.”

Vẫn theo trang mạng Phù Sa, nhiều phật tử đã liên lạc với ông Hiệp phó giám đốc công an tỉnh Lâm Ðồng nhờ can thiệp việc bạo động này ông Hiệp trả lời, “Ðây là việc nội bộ Phật Giáo chúng tôi không can thiệp” (?!)rồi ông cúp máy.

“Hàng trăm Phật tử Ðà Lạt và các huyện lân cận đang có mặt tại Bảo Lộc và vô cùng bức xúc trước sự tàn bạo của chính quyền địa phươngà bà con nhận định lời thầy Ðức Nghi nói là sự thật: Phải có sự chỉ đạo của trung ương mà người đứng đầu là là ông Tướng Trần Tư, Bộ Công An chỉ đạo thì chính quyền địa phương mới làm ngơ như thế này. Trong khi đó toàn bộ các số điện thoại của các thành viên trong Ban Trị Sự Phật Giáo tỉnh Lâm Ðồng điều không liên lạc được” - Trang mạng Phù Sa cho biết.

Trước khi bị tấn công chính thức, “Lúc 8:30 tối, 23 Tháng Chín, rất đông công an đến tu viện Bát Nhã, Lâm Ðồng, “vào tăng xá ép quý thầy phải đưa giấy chứng minh nhân dân gốc cho họ. Và tìm cách đẩy quý thầy từ trên lầu tăng xá xuống hết sân phía trước. Phía tăng sinh chỉ chấp nhận đưa bản sao Chứng Minh Nhân Dân, và sau đó công an rút lui.”

Việc tấn công tu viện Bát Nhã đã được chuẩn bị trong một thời gian rất dài và đây không phải là lần đầu tiên tu viện Bát Nhã bị quấy phá, nhưng lần này cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam muốn hành động triệt để nhằm trục xuất tất cả các tăng sinh ra khỏi Bát Nhã.

Hồi cuối Tháng Sáu, 2009, tu viện Bát Nhã, rơi vào hỗn loạn, khi, gần 200 người kéo vào đập phá và đòi đuổi các tăng sĩ ra khỏi Tu Viện. Ðêm Thứ Bảy, 27 Tháng Sáu, kéo dài cho đến khuya 28, rạng sáng 29, khoảng 200 người mà, theo các nhân chứng, là “thanh niên xã hội đen” kéo vào tấn công tu viện, đập phá bếp ăn, quăng đồ đạc của giới tu sĩ, và yêu cầu gần 400 tăng sinh, giáo thọ tại đây phải rời tu viện.

Những người tu tập, là môn đồ của Thiền Sư Nhất Hạnh, từ chối lời yêu cầu. Họ tiếp tục trụ lại nơi vốn là “gốc” mà họ xuất gia, bất chấp tình trạng điện, nước bị cắt, thức ăn không được tiếp tế, và hoàn cảnh thì rơi vào tình trạng mà nhiều người gọi là “tuyệt lộ.”

Tình thế giằng co kéo dài cho đến ngày 13 Tháng Tám, khi truyền thông quốc tế đưa tin, lần đầu tiên phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao CSVN nói rằng: môn đồ của Thiền Sư Nhất Hạnh chỉ được phép ở lại tu viện Bát Nhã đến ngày 2 Tháng Chín, 2009.

Tuy nhiên, 25 ngày sau thì nhà cầm quyền Việt Nam mới chính thức ra tay trục xuất.

Hồi đầu Tháng Chín vừa qua, trong loạt bài 3 kỳ “Tôn giáo Bát Nhã, chính trị nhà nước”, khi trả lời phỏng vấn của Người Việt, Sư Cô Chân Không, đại đệ tử Thiền Sư Nhất Hạnh, cho biết quan điểm của Làng Mai liên quan đến các diễn tiến tại Bát Nhã hiện nay rằng, “Chỉ có một khí giới là tình thương. Muốn thương phải hiểu. Phải hiểu người ta có những cái ‘kẹt’ của họ. Ðôi khi trong bụng họ thương mình nhưng họ kẹt nên không dám làm. Các tăng ni hiểu thế kẹt của thầy Ðức Nghi, hiểu thế kẹt của nhóm nhà nước nên không trách giận ai hết, chỉ có thương thôi.” (KN)