Translate

Tuesday, January 26, 2010

Đã phải biến thái thành tài phiệt còn mơ đồng hoá tổ quốc với chế độ! (có âm thanh)

Trích Tâm thức Việt Nam
Vũ Quốc Nam
January 25, 2010
Nghe
Tải xuống để lưu giữ

Cuối tháng 12/2009 vừa qua, báo điện tử TuầnViệtnam của CSVN trong mục Sự Kiện Nóng đã đăng mấy bài viết của Nguyễn Trung (NT), nguyên đại sứ CSVN tại Thái Lan, với những tựa đề như: Định vị VN trong thế giới của thập kỷ mới, VN nên đóng vai trò nào trong thế giới mới, Lời nguyên tài nguyên và nguy cơ của một nước lảm thuê và Xây chế độ chính trị đồng nghĩa với tổ quốc,
Nếu đọc thoáng qua người đọc dễ dàng có cảm nhận là NT là người hiểu biết, theo rõi tình hình, và có lòng với đất nước. NT đã tóm tắt tình hình thế giới khá đầy đủ, đã nêu ra được những điều hữu lý, đã chỉ ra những thực trạng Việt nam, khiến cho người đọc có ấn tượng rằng NT đã can đảm phê bình chế độ, tức là đã dám bước qua lề bên trái khi viết lách. Khi thấy NT nêu ra những điều chưa đạt, trong tình hình phát triển kinh tế VN thì có người suy nghĩ phản xạ rằng NT “phê bình” chế độ, cho nên đã tự hỏi rằng tại sao mà những bài viết như thế lại được đăng trên một trang báo điện tử của CSVN. Nhưng nếu đọc kỹ một chút thì tất cả các bài viết không có giọng điệu gì có thể kể là phê bình hay kết tội lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN cả. Những bài này chỉ tương tự như những bức hình chụp cảnh thê lương nghèo khổ ở Việt nam, từ thành tới tỉnh mà thôi. Nhưng ngược lại, trong những bài này đã có những ca tụng chế độ không biết ngượng , vì bất chấp sự thực. Cụ thể như trong bài “Việt nam nên đóng vai trò nào trong thế giới mới”, ngay câu mở đầu là một khẳng định nhắc lại gần nguyên văn lời chủ tịch nước Nguyễn minh Triết. Đó là: “Có thể nói hiện nay Việt Nam đạt được vị thế quốc tế cao nhất trong lịch sử của mình với tư cách là một quốc gia độc lập, có chủ quyền”. Người ta còn nhớ khi xem băng hình Nguyễn minh Triết mặt tỉnh tuyên bố câu này thì có người đã chuyển đi cho bè bạn cùng thưởng thức với chú thích ngắn rằng “hiểu ra… chết liền’!. Trong bài Định vị Việt Nam trong thế giới của thập kỷ mới , NT viết ngay trong phần đầu … “những thành tựu đạt được trong 25 năm qua là rất to lớn; nhưng nếu so với chặng đường 25 năm đầu tiên trên con đường trở thành NIC (nước mới công nghiệp hóa) của Hàn Quốc, Brazil... nước ta phát triển như thế là chậm, so với những thách thức hiện tại và phía trước nước ta phải đối mặt lại càng chậm”. Có thực sự là thành tựu to lớn hay không nếu xét đến số ngoại tệ mấy tỉ đô la hàng năm người hải ngoại gửi về và số tiền nợ nhiều chục tỉ đô la đủ loại tài phiệt và đủ nước? Ngoài ra, thì những dữ kiện NT đưa ra và sắp xếp đã nhằm
gián tiếp giải thích cho thái độ thần phục TQ đến độ có nhiều người phải cho là hèn hạ, trước những hành độ côn đồ trấn áp ngư dân ta trên vùng biển Đông thuộc lãnh hãi Việt Nam. Đó là cái kết luận trong bài “Định vị Việt nam trong thế giới của thập kỷ mới, như sau: Trên thế giới, kể cả Mỹ, không ai đặt vấn đề đối đầu với Trung Quốc. Nhưng tất cả các quốc gia đều phải cùng nhau hay riêng lẻ nỗ lực tìm cách ứng xử và đối xử thích hợp nhất với hiện tượng Trung Quốc trong thế kỷ 21 này sao cho phù hợp với xu thế tiến bộ chung của loài người. Đó còn là phương thức hữu hiệu nhất, khuyến khích hay bắt buộc Trung Quốc cũng phải thích nghi với trào lưu chung của thế giới.Viết như thế trong khung cảnh cả trong nước lẫn hải ngoại xôn xao buồn bực về sự im lặng kéo dài của Hà nội trước những hành động côn đồ trấn áp coi rẻ ngư dân VN, sẽ khiến cho có người cảm thông với lãnh đạo CSVN để mà tự nhủ rằng vì họ thế yếu không làm gì được. Nhưng mà cái bản trung thành với đảng CSVN của NT chỉ lộ rõ khi ông ta dùng mấy chữ ‘Xây dựng một chế độ chính trị đồng nghĩa với tổ quốc " để mà làm tiêu đề cho bài cuối của loạt 4 bài. Ông khẳng định rằng: “xây dựng một chế độ chính trị đồng nghĩa với tổ quốc là điều nhất thiết phải hướng tới” đặt trọng trách trên vai đảng. Thật vậy, NT đã viết một đoạn ngắn như sau: "xây dựng một chế độ chính trị đồng nghĩa với tổ quốc là điều nhất thiết phải hướng tới.Không có điều kiện này, ước mơ sẽ trở thành một nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại đủ sức ganh đua với thiên hạ, mãi mãi sẽ chỉ là ước mơ."
Chỉ với không quá ba giòng chữ, NT đã khôn khéo khơi dậy tình cảm dân tộc đưa
đất nước đi lên trong cái chủ ý là đặt tất cả mọi người dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN biến thái, vì đ
ồng hoá chế độ với tổ quốc. Không có sai trái nào hiển nhiên hơn khẳng định này. Tổ Quốc là một thực thể vĩnh cửu. Chế độ chính trị chỉ là phương tiện để phục vụ tổ quốc . Chế độ chính trị nào phục vụ tổ quốc được hữu hiệu, đáp ứng được nguyện vọng của người dân, thì sẽ tồn tại trong một khoảng thời gian nào đó. Còn ngược lại, chế độ đó sẽ bị đào thải bởi ý nguyện của toàn dân qua lá phiếu bầu cử một cách dân chủ tự do đích thực. Chế độ chính trị của những quốc gia dân chủ Âu Mỹ ngày nay là những thí dụ điển hình. Ngay cả ở thời đại quân chủ phong kiến xa xưa, đã không có triều đại nào, chế độ chính trị nào tồn tại vĩnh viễn với thời gian; trước sau cũng đều bị thay thế bằng cách này hay cách khác , dù rằng trước đó đã có những công trạng hiển hách bảo vệ tổ quốc , và chấn hưng đất nước, bởi vì những triều đại này, những chế độ chính trị này cuối cùng đã sa đọa, đã thối nát, trong khi tổ quốc vẫn trường tồn. Lịch sử Việt Nam đã là một trong những bằng chứng hiển nhiên. Con dân của bất cứ dân tộc nào cũng đều có chung một thứ tình cảm thiêng liêng đối với tổ quốc của họ, đó là tình yêu tổ quốc , ngoại trừ những kẻ, những phe đảng dùng âm mưu thủ đoạn để biến tổ quốc thành một thứ phương tiện để duy trì quyền lực và quyền lợi của chúng . Khi viết:"xây chế độ chính trị đồng nghĩa với tổ quốc ", thực chất, NT chỉ cốt quảng bá một câu vô nghĩa và phi lý của CSVN nghe đã chán tai thời toàn trị, là "yêu Tổ Quốc là yêu CNXH"

Yêu CNXH là yêu Tổ Quốc! Đó mới đích thực là chủ ý của NT khi viết loạt bài hồi hạ tuần tháng 12/09 vừa qua; và đó cũng là "ý đồ" của CSVN khi đăng tải loạt bài này vậy. Tất cả chỉ là thế, mà thôi!

Vũ QuốcNam