Translate

Friday, October 30, 2009

Nạn buôn người ở Nam Và Đông Nam Châu Á

 Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
2009-10-30

Tại buổi hội thảo về tệ nạn buôn người ở Nam Và Đông Nam Châu Á được tổ chức tuần trước đại học George Washington miền Đông Bắc Hoa Kỳ, một lần nữa tệ nạn buôn bán trẻ vào đường mãi dâm từ Việt Nam sang Kampuchia lôi kéo sự chú ý của người tham dự. Thanh Trúc có bài chi tiết:

Photo: RFA

Hai nhân chứng của tệ nạn buôn người cô Sina Vann người gốc Việt Nam và bà Veero người Pakistan

Hiện diện của nhân chứng sống

Buổi hội thảo, do Trung Tâm Sigur Nghiên Cứu Về Châu Á thuộc đại học George Washington tổ chức tuần trước, cho thấy nạn buôn người ở Nam và Đông Nam Á vẫn là vấn đề nhức nhối khi mà quá nhiều phụ nữ và trẻ con bị lạm dụng vào đường lao động cực nhọc do nợ nần chồng chất như tại Pakistan, hoặc bị buôn vào đường mãi dâm thiếu nhi từ Việt Nam sang Campuchia.

  Mở đầu buổi hội thảo, Giáo sư Shawn McHale, giới thiệu hai nhân chứng điển hình của tệ nạn nô lệ và buôn người , bà Veero người Pakistan, cô Sina Vann, thiếu nữ gốc Việt bị gạt bán qua Kampuchia hành nghề mãi dâm, sau được hai tổ chức ngoài chính phủ cứu thoát. 

Mở đầu buổi hội thảo, Giáo sư Shawn McHale, giới thiệu hai nhân chứng điển hình của tệ nạn nô lệ và buôn người , bà Veero người Pakistan, cô Sina Vann, thiếu nữ gốc Việt bị gạt bán qua Kampuchia hành nghề mãi dâm, sau được hai tổ chức ngoài chính phủ cứu thoát. 

Vào ngày 13 vừa qua, cả hai đến Hoa Kỳ nhận giải thưởng Frederick Douglas vì những cố gắng trong việc tự phục hồi bản thân cũng như nổ lực tuyên truyền và giúp đỡ những phụ nữ và trẻ em chẳng may bị đưa đẩy buôn bán vào đường lao động và nô lệ tình dục như họ trước kia. 

Tại buổi hội thảo, hai người được gọi là sống sót từ tệ nạn buôn người đã trình bày trường hợp của mình cũng như trả lời thắc mắc từ những người tham dự.

Lên tiếng trước cử tọa đa số là sinh viên thuộc Trung Tâm Sigur Nghiên Cứu Về Châu Á của đại học George Washington , Sina Vann cho biết cô bị một người hàng xóm ở Việt Nam gạt bán qua Kampuchia năm 13 tuổi.Trong suốt hai năm cô đã phải phục vụ đủ loại khách du lịch nước ngoài đến Xứ Chùa Tháp để chung đụng với trẻ vị thành niên.

Sau khi được Somaly Mam, một tổ chức ngoài chính phủ ở Kampuchia cứu thoát và giúp phục hồi nhân phẩm để hoà nhập trở lại với xã hội, Sina Vann trở thành cộng sự viên đắc lực trong công tác phòng chống và cứu vớt những nạn nhân của tệ nạn mãi dâm thiếu nhi tại Campuchia.

  Sina Vann cho biết cô bị một người hàng xóm ở Việt Nam gạt bán qua Kampuchia năm 13 tuổi.Trong suốt hai năm cô đã phải phục vụ đủ loại khách du lịch nước ngoài đến Xứ Chùa Tháp để chung đụng với trẻ vị thành niên.

Phương cách phòng chống, xử lý và bảo vệ

Với cô, hôm 13 vừa qua, ngày được tổ chức Free The Slaves tức Giải Thoát Nô lệ ở Mỹ trao tặng giải Frederick Douglass , là lúc cô cảm thấy tiếng nói của nạn nhân nạn buôn người được lắng nghe:

“Xin hãy cứu những nạn nhân bị buôn người bất cứ lúc nào quí vị có thể giúp. Nếu quí vị không giúp thì chúng tôi, những nạn nhân, sẽ chết dưới tay những tội phạm buôn người.

Tôi nói như vậy bởi tôi đã chết từ lúc đặt chân lên Kampuchia. Sina Vann đứng trước quí vị bây giờ là Sina Vann lớn lên trong bạo hành, hận thù và đau đớn. Sina Vann còn tranh đấu được vì Sina Vann được tiếp thêm sức mạnh để đến với những kẻ bị hành hạ đau khổ như mình trước kia.”

Tiếp lời Sina Vann, bà Laura Lederer, phó chủ tịch của Global Centurion, trước từng là giám đốc kế hoạch toàn cầu phòng chống tệ nạn buôn người thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, phát biểu:

Nạn buôn người được nói đến từ lâu, và từ trường hợp của Sina Vann người ta có thể hỏi những kẻ có nhu cầu mua bán con người, những kẻ có khuynh hướng thích chung đụng thích lạm dụng thiếu nhi là những ai để từ đó, bà nói tiếp, trừng trị họ bằng luật pháp:

  Xin hãy cứu những nạn nhân bị buôn người bất cứ lúc nào quí vị có thể giúp. Nếu quí vị không giúp thì chúng tôi, những nạn nhân, sẽ chết dưới tay những tội phạm buôn người. Tôi nói như vậy bởi tôi đã chết từ lúc đặt chân lên Kampuchia. Sina Vann đứng trước quí vị bây giờ là Sina Vann lớn lên trong bạo hành, hận thù và đau đớn.
  Cô Sina Vann

Trước đó Hoa Kỳ có ba phương cách là phòng chống, xử lý, bảo vệ, sau được ngoại trưởng Hillary Clinton thêm vào phương cách thứ tư là liên kết giúp đỡ.

Cô Sina Vann trả lời phóng viên Thanh Trúc đài RFA
Cô Sina Vann trả lời phóng viên Thanh Trúc đài RFA
Nói tới phòng chống thì không chỉ đơn thuần là giáo dục hay tuyên truyền mà còn phải khuyến cáo rằng luật pháp có cách để chận đứng tệ nạn trước khi nó có thể xảy ra . Rất cần thiết phải cũng cố gia đình, phát triển kiến thức , tạo cơ hội công ăn việc làm cho các thành phần ít học trong xã hội. Nhìn xa hơn là hổ trợ sự tăng trưởng kinh tế xã hội cho các quốc gia nghèo . Khoảng cách giàu nghèo quá lớn là yếu tố dẫn tới tệ buôn người. Nói là vậy nhưng phòng chống quả là một quá trình vận động lâu dài và liên tục.

Phòng chống phải được coi là vấn đề ưu tiên bởi một khi đã bị bán và bị lạm dụng thì coi như con người đó bị huỷ hoại từ tinh thần đến thể xác đến cảm xúc lẫn cuộc sống cả đời họ mà muốn phục hồi nhân phẩm và kéo họ trở về với đời thường không phải chuyện đơn giản một ngày một buổi.

 Phỏng chống và xử lý và trừng phạt kẻ buôn người là thế nào? Cũng vậy, tiên quyết của chính sách là luật lệ nghiêm minh. Người ta có thể đề ra bao nhiêu là luật bao nhiêu là chính sách nhưng nếu không áp dụng và không thức thi một cách nghiêm túc thì những kẻ buôn người, những kẻ mua bán trẻ thơ, những kẻ lạm dụng thiếu nhi vẫn nhơn nhơ ngoài vòng pháp lưật .

  Phòng chống phải được coi là vấn đề ưu tiên bởi một khi đã bị bán và bị lạm dụng thì coi như con người đó bị huỷ hoại từ tinh thần đến thể xác đến cảm xúc lẫn cuộc sống cả đời họ mà muốn phục hồi nhân phẩm và kéo họ trở về với đời thường không phải chuyện đơn giản một ngày một buổi.

Thế thì phòng chống và xử phạt đâu có ý nghĩa gì? Nói đến luật lệ nghiêm túc là nói đến tinh thần thượng tôn pháp luật để chống tệ nạn buôn người đã và đang diễn ra dưới nhiều hình thức nhiều khía cạnh , trong đó đáng chú ý đáng phòng nhất chính là du lịch đến các nước nghèo để tìm cách chung đụng với thiếu nhi ở những nước ấy.  
Đường giây Việt Nam Campuchia

Giám đốc Trung Tâm Sigur Nghiên Cứu Châu Á , giáo sư Shawn McHale, đề cập đến khái niệm cung và cầu trong lãnh vực buôn người:

Dưới mắt ông, tệ nạn buôn người xuyên biên giới đang trở thành hiện tượng phổ biến không riêng vùng Nam và Đông Nam Châu Á mà ở nhiều nơi khác trên thế giới châu khác trên thế giới:

Đề cập đến tình trạng buôn phụ nữ trẻ em tại hai nước Đông Nam Á là Việt Nam và Kampuchia, giáo sư McHale nói rằng dựa vào kinh nghiệm nghiên cứ đã qua thì ông có thể khẳng định :

Vùng biên giữa Kampuchia và Việt Nam gần như là một khu vực mở mà người của hai quốc gia có thể qua lại hàng ngày. Cũng dể hiểu vì sao một cô bé 13 tuổi từ Việt Nam được đưa sang bên kia biên giới để vào đất Kampuchia một cách dể dàng. Vấn đề ở đây là thực sự có bao nhiêu người mỗi ngày băng sang biên giới để buôn bán làm ăn, bao nhiêu phụ nữ và trẻ con được đưa sang biên giới để rồi bị buôn bán vào đường mãi dâm ở bên đó. Buôn người là một vấn đề hiện hữu tại biên giới Việt Nam Kampuchia.

Về sự kiện là có rất nhiều trẻ gái Việt Nam bị bán vào đường mãi dâm, còn gọi là những quán gái, ngay trên đất Kampuchia , hoặc từ Việt Nam sang Kampuchia, cô Sina Vann nói với đài Á Châu Tự Do:

  Rất là nhiều người Việt Nam mình lên trên đây , tôi xin thẳng tay nói với cha mẹ Việt Nam là xin đừng đưa con ra nước ngoài, đừng đưa con lên xứ người ta . Con mình lên đây làm cái nghề này không có gì vui cũng không có gì tốt. Rất là khổ. Đi “dù” với người ta người ta đánh người ta đập người ta làm tội dữ lắm,
  Cô Sina Vann

Rất là nhiều người Việt Nam mình lên trên đây , tôi xin thẳng tay nói với cha mẹ Việt Nam là xin đừng đưa con ra nước ngoài, đừng đưa con lên xứ người ta . Con mình lên đây làm cái nghề này không có gì vui cũng không có gì tốt. Rất là khổ. Đi “dù” với người ta người ta đánh người ta đập người ta làm tội dữ lắm, không phải được tiền người ta dễ đâu. Con trai con gái ba bốn tuổi phải kiếm tiền mà đi “dù” với khách toàn là đi miệng không. Cha mẹ không tính con, sanh con ra rồi bán con để nuôi mình ên, sanh con ra để lợi dụng con luôn.

Cái hậu quả kinh khủng mà cô Sina Vann được hỏi đến khá nhiều là căn bệnh AIDS lây truyền qua đường quan hệ không an toàn mà những nạn nhân của nô lệ tình dục mắc phải. Cô nói cô không rõ con số chính xác về những nạn nhỏ tuổi bị AIDS, nhưng nếu đề cập đến những em nhỏ Việt Nam trong các quán gái khi chẳng may vướng phải HIV thì sẽ bị chủ chứa đuổi đi.

  Em xin bên công an Việt Nam, xin làm sao đừng cho phụ nữ Việt Nam lên Kampuchia nhiều lắm. Tại vì Việt Nam mình lên trên đây làm gái xứ người ta quá trời nhiều, lây AIDS lây SIDA nhiều lắm. Chết vì AIDS bỏ xác bên này không biết con ai ra con ai.

  Cô Sina Vann


Con đường duy nhất để kiếm sống, cô trình bày tiếp, là tìm đến những quán gái những quán mát xa khác , còn không thì tìm đường trở về Việt Nam.  

Em xin bên công an Việt Nam, xin làm sao đừng cho phụ nữ Việt Nam lên Kampuchia nhiều lắm. Tại vì Việt Nam mình lên trên đây làm gái xứ người ta quá trời nhiều, lây AIDS lây SIDA nhiều lắm. Chết vì AIDS bỏ xác bên này không biết con ai ra con ai.

Bổ túc vào chi tiết cô Sina Vann vừa nói, ông Shawn McHale cho biết: 

Số người bị AIDS tại Việt Nam không chỉ ở các thành phố lớn mà còn có rất nhiều ở vùng An Giang. Phải nói An Giang là điểm đến và đi của những người hàng ngày qua lại biên giới Việt Nam Kampuchia. Có thể nói không sai con số phần trăm những người hành nghề mãi dâm mắc bệnh AIDS ở khu vực biên giới này là 25% , nghĩa là cao một cách đáng sợ, cao hơn bất cứ nơi nào khác trong đất nước Việt Nam.

Vẫn theo lời ông, nói về bệnh AIDS lây lan qua đường mãi dâm thì không chỉ đô thị mà thôn quê cũng có nhiều , đặc biệt những vùng ven biên nơi người ta có thể đi qua nước khác dễ dàng như trường hợp vùng An Giang nằm giữa biên giới Việt Nam và Kampuchia.