Translate

Thursday, January 27, 2011

Danh sách 50 nước bách hại người Kitô hữu nhiều nhất: Việt Nam hạng 18

VietCatholic News (26 Jan 2011 19:40)
Danh sách 50 nước bách hại người Kitô hữu nhiều nhất: Việt Nam hạng 18

Trang web www.portesouvertes.fr, có mục đích “phục vụ các Kitô hữu bị bách hại » trên thế giới, đã công bố một danh sách 50 nước mà chính quyền bách hại các kitô hữu nhiều nhất trên thế giới.

Đây là một tổ chức Kitô giáo phi chính phủ được sư huynh André thành lập từ năm 1955. Cơ sở quốc tế của nó được đặt tại Hà Lan. Tổ chức « Open Doors» (Portes Ouvertes) hoạt động ở 60 nước trên thế giới.

Bắc Hàn vẫn là quốc gia đứng hàng đầu bách hại các kitô hữu theo một bản báo cáo của Open Doors quốc tế, được trình bày cho Hội Đồng Nghị Viện Châu Âu, ở Strasbourg, hôm thứ Ba 25/01/2011. Bản báo cáo này cũng ghi nhận có một sự cải tiến hoàn cảnh ở Trung Quốc (từ vị trí 13 đến vị trí 16) nơi mà « có ít bắt bớ hơn, chắc chắn do việc mở cửa kinh tế ». Việt Nam xếp ở vị trí thứ 18, tăng lên ba bậc so với bảng xếp hạng cũ (vị trí 21).

Theo chỉ số bách hại năm 2011, « hàng trăm kitô hữu đã bị bắt bớ » vào năm 2010 ở Bắc Hàn. « Một số đã bị giết, một số khác bị gởi đến các trại dành cho tù nhân chính trị ». Bắc Hàn đứng đầu danh sách này kể từ năm 2007.

Xếp vị trí thứ hai là Iran. Sau đây là thứ tự 50 nước:

1. Bắc Hàn
2. Iran
3. Afganistan,
4. Ả-rập Saudi,
5. Somali
6:Maldives,
7. Yêmen,
8. I-rắc,
9. Ubêkistan,
10. Lào.
11. Pakistan
12. Erythrée
13. Mauritani
14. Bu-tan
15. Turmékistan
16. Trung Quốc
17. Qatar
18. Việt Nam
19. Ai Cập
20. Tchétchénie
21. Comores
22. Algéri
23. Nigéria (Bắc)
24. Azerbaïdjan
25. Libya
26. Oman
27. Miến Điện
28. Koweit
29. Brunei
30. Thổ Nhĩ Kỳ
31. Marốc
32. Ấn Độ
33. Tadjikistan
34. Các Tiểu Vương Quốc Ả-rập thống nhất
35. Soudan (Bắc)
36. Iles Zanzibar
37. Tunisie
38.Syrie
39. Djibouti
40. Jordanie
41. Cuba
42. Biélorussie
43. Ethiopie
44. Territoires palestiniens
45. Bahreïn
46. Kirghizistan
47. Bangladesh
48. Inđônêsia
49. Sri Lanka
50. Nga

Bản danh sách này được soạn thảo theo những bảng câu hỏi được gởi đến cho các nhóm Open Doors nơi các nước liên quan, theo những tiêu chuẩn chung trước khi được hợp thức hóa bởi các chuyên viên độc lập.

Theo AFP