Translate

Monday, September 3, 2012

'Trường Sa Hành' của Tô Thùy Yên

Theo Dân Làm Báo

'Trường Sa Hành' của Tô Thùy Yên

Nguyễn Hưng Quốc (VOA Blog) - Trong bài “Biển Đông: Quyền lợi quốc gia và tinh thần dân tộc”, tôi có in lại trong phần chú thích, bài thơ “Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn” của Trần Đăng Khoa. Bài thơ ấy được nhắc nhở nhiều và thường xuất hiện trong các tuyển tập thơ ở Việt Nam. Nhưng thành thực mà nói, nó không hay, hoặc nếu hay, chỉ hay ở mức vừa phải. Không có gì đặc sắc. Thơ viết về biển đảo của Việt Nam, cho đến nay, hay nhất có lẽ là bài “Trường Sa hành” của Tô Thùy Yên. Nhân lúc mọi ánh mắt đều hướng về Biển Đông, đặc biệt Hoàng Sa và Trường Sa, chúng ta cũng nên đọc lại bài thơ này.

Những dân oan Việt Nam cần nên học tập

Xem trên RFI có bản tin mà những dân oan Việt Nam cần nên học tập.


Dân làng Trung Quốc nổ bom tự sát tại cơ quan chính quyền

Nông dân Trung Quốc phản đối việc trưng thu nhà đất vào tháng 12/2011.
Nông dân Trung Quốc phản đối việc trưng thu nhà đất vào tháng 12/2011.
Reuters

Tú Anh
Hôm nay, 03/09/2012, đã xảy ra một vụ nổ bom tự sát tại trụ sở chính quyền Vinh Thành, tỉnh Sơn Đông. Theo Tân Hoa Xã , vụ nổ làm tác giả là một nông dân chết tại chổ và gây thương tích cho 6 người khác. Trên mạng internet, nhiều thông điệp chia buồn và vinh danh hành động tuyệt vọng của người nông dân bị áp bức này.

Lễ Lao Động với Người Việt ở Mỹ


2012-09-02
Hôm nay là ngày Lễ Lao Động của Hoa Kỳ. Lễ Lao Động có hơn 100 năm trước, nhằm mục đích vinh danh những đóng góp của giới lao động cho xứ sở này. Hoa kỳ có trên 155 triệu công nhân viên.
Photo courtesy of Dept. of Commerce
Ngày lễ Lao Động tại Hoa Kỳ được tổ chức vào ngày Thứ Hai đầu tiên trong tháng 9 của mỗi năm.
Hằng năm cứ vào ngày thứ hai đầu tiên của tháng Chín là người dân Mỹ được nghỉ Lễ Lao Động. Đây là một trong những dịp lễ lớn của Hoa Kỳ.

2/9 - Lối xưa xe ngựa “Sài Gòn cũ”

Theo Dân Làm Báo


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ... nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải...” - Dương Thu Hương.

“Một câu hỏi da diết xuất hiện trong những khoảnh khắc ấy: những gương mặt mà ta đã gặp, những ngôi nhà, góc phố, hàng cây, mỗi ngôi làng hay thậm chí một tiếng chuông chùa trong đêm sẽ như thế nào, sẽ ra sao, nếu như không có Ngày Độc lập 2/9 ấy?...” -Trương Tấn Sang

Ðọc Bình Ngô Ðại Cáo

Theo NguoiViet Online

Ngô Nhân Dụng

Gần đây tôi trở lại cái thói quen hay lẩm nhẩm bài Bình Ngô Ðại Cáo của Nguyễn Trãi. Ðem đạo nghĩa để thắng hung tàn - Lấy chí nhân mà thay cường bạo. Ðọc xong bỗng thấy cái xương sống lưng mình đứng thẳng hơn, y như có người kéo cho đầu mình bắt phải ngẩng lên vậy. Hồi còn trẻ tôi dậy học trò môn lịch sử, đã có lúc hành hạ các em nhỏ bằng bài văn này. Khi học đến đoạn Lê Lợi kháng Minh, tôi đố các học sinh, ai học thuộc lòng bài Ðọc Bình Ngô Ðại Cáo sẽ được 20 điểm. Không hiểu sao hồi xưa các thầy cô ở nước ta hà tiện, với môn sử, địa điểm tối đa thường chỉ cho tới 15, 16. Cho nên nghe nói 20/20 nhiều em học trò cũng hăng hái chấp nhận lời thách đố của thầy giáo.
Tôi không ngờ, có rất nhiều học sinh hồi đó, những năm 1960 ở Sài Gòn, đã học thuộc lòng bài Ðọc Bình Ngô Ðại Cáo, bản dịch rất văn chương chép trong Việt Nam Sử Lược. Tới ngày trả bài, nhiều em xin lên đọc, phải cho các em đọc theo lối tiếp sức. Một em đọc nửa chừng, ông thầy ra hiệu cho một em khác đọc tiếp, rồi trở lại người cũ hay đổi sang người mới, em nào cũng phải sẵn sàng đọc tiếp, tức là phải thuộc lòng cả bài Ðọc Bình Ngô Ðại Cáo. Khi chấm dứt, “Bá cáo xa gần, ngỏ cùng nghe biết” thì cả lớp vỗ tay; thầy lẫn trò đều nghẹn ngào. Bởi vì khi cùng nhau đọc và nghe bài đại cáo này, lòng yêu nước thế nào cũng dâng lên, bồi hồi nhớ các tổ tông đời trước!