Translate

Monday, April 30, 2012

Hãy Vinh Danh Người Lính VNCH-Nguyễn Thị Thảo An-Dừa Xiêm đọc (P2)

5 Tướng VNCH tử tiết ngày mất nước 30 tháng tư

Kẻ chiến bại

Theo Blog  Mười hai bến nước

Nguyễn Hoài Vân

Sau chiến bại, khi người ta đã mất hết, thì sự thật sâu xa nhất về chính mình hiển lộ ra. Khi ấy, người bại trận chỉ còn hai chọn lựa : hoặc trả thù, hoặc tái sinh.


Trả thù là cố giữ lại con người cũ của mình, như thể không gì có thể làm cho nó thay đổi được. Để rồi người ta làm mọi cách để cho đối phương phải trả một giá thật đắt cho những mất mát mà mình đã phải chịu đựng. Trả thù cũng là kéo dài cuộc chiến dưới những hình thức khác, trong điều kiện khác, nhưng chủ yếu vẫn là : duy trì chiến tuyến, giữ vững lằn ranh bạn thù.

Ngày 30 Tháng 4

Theo Việt Báo
Trần Trung Đạo
(LTS: Bài Tâm Bút của nhà văn Trần Trung Đạo viết từ tháng tư năm 2007, và đã đăng trên Việt Báo ngày 1 tháng 5-2007. Để tưởng niệm Tháng Tư Đen, VB trân trọng đăng bài Tâm Bút này để cùng góp ước mơ cho quê nhà sớm tự do, dân chủ và phú cường.)
***
Đối với người Việt Tự Do, ngày 30 tháng 4 mang nhiều ý nghĩa. Trên bình diện lịch sử ngày 30 tháng 4 là một ngày đen.
Ngày những chiếc tăng T54 do Liên-Xô chế tạo nghiền nát đường phố Sài Gòn thân yêu rợp bóng me xanh. Ngày những chiếc trực thăng cất cánh từ sân thượng của những cao ốc. Ngày có những tiếng loa phóng thanh ra lịnh các cấp chính quyền miền Nam tập trung, trình diện vang lên trên đường phố. Ngày với những tiếng hát cao the thé của những nữ văn công miền Bắc vọng ra từ đài phát thanh vừa rơi vào tay Cộng Sản.

Tâm sự giải phóng của người lính trở về



Ms Thân Văn Trường - DienDanCTM

Tôi cựu chiến binh bộ đội miền Bắc, gặp lại anh, anh thương binh miền Nam sau ngót 40 năm Đại Thắng Mùa Xuân. Anh cụt cả hai tay, anh kẹp những tờ vé số giữa hai cái xương bị chẻ đôi, đi bán vé số dọc đường Nguyễn Văn Bé, sang đường Hùng Vương ở Long Khánh.

30-4 Quê Hương Trong Nỗi Nhớ

Ba mươi bảy năm qua rồi mà lòng vẫn không nguôi thương hận
Từng tháng Tư về từng đau xót bi thương
Đất khách tha hương nỗi buồn như chồng chất
Nhớ về quê xa hồn bão táp đoạn trường
Miền Nam ơi! Ta nhớ Người da diết
Nhớ từng đoạn đường từng khúc phố thân quen
Quê hương ơi! Ta yêu Người tha thiết
Yêu từng con sông từng bàu rạch dịu hiền

Sunday, April 29, 2012

Anh chiến thắng



Anh chiến thắng trên thân xác đồng bào
Anh chiến thắng để xô đời nghiệt ngã
Anh chiến thắng để máu lệ tràn trề
Anh chiến thắng để nhà tan cửa nát

Dẫu chiến thắng phỏng ích lợi gì
Khi đất nước tan đàn rẽ nghé
Mẹ Việt Nam ngậm ngùi cay đắng
Khi đàn con phải lìa mẹ ra khơi...

Mỗi ngày qua mỗi một xót xa
Mỗi đắng cay trên thân xác mẹ
Con của mẹ giờ đây tan nát
Là dân oan là cay đắng ngập tràn...

Tiên Lãng, Văn Giang, Cồn Dầu oan nghiệt
Thương Việt Nam luống những ngậm ngùi
Anh chiến thắng để quê hương tan nát
Chiến thắng này chan chứa vạn đau thương...

Phi Vũ
04/29/12

37 lần 30 tháng Tư.

Song Chi.
Viết gì cho ngày 30 tháng Tư khi đã có quá nhiều và ngày càng nhiều hơn những bài viết hay, xác đáng, tỉnh táo, dưới những góc nhìn khác nhau về biến cố lịch sử này của dân tộc?
Sau 37 năm dài, sự thật rồi cũng dần dần được sáng rõ. Dù có thể vẫn còn nhiều tư liệu, chi tiết về cuộc chiến tranh VN chưa được giải mã hết, nhưng tên gọi, ý nghĩa thật sự của cuộc chiến, vì sao lại có cái ngày 30 tháng Tư năm 1975 , ai “giải phóng” ai, thế nào thật sự là “thắng” là “thua”…thì hầu như đã được những người trong và ngoài cuộc, sinh ra ở miền Bắc hay miền Nam, trước hay sau cuộc chiến, người Việt hay người Mỹ, người nước khác…phân tích khá là đầy đủ.

Nhớ Đà Nẵng


Nhớ Đà Nẵng nỗi nhớ nhà
Nhớ chiều Non Nước nhớ phà Hà Thân
Con đường Hoàng Diệu bao lần
Phượng rơi ngập lối tần ngần hè sang

Dẫu có nhớ chẳng thể về...

Phi Vũ
04/29/12

Tưởng Niệm 37 Năm 30 tháng 4

Người Việt Little Saigon và ký ức tháng 4 (Phần 1)

2012-04-28
Tháng Tư về, lòng người lại xôn xao ký ức của ngày tháng cũ.
AFP PHOTO
Sài Gòn ngày 30-04-1975
Hình ảnh của những đoàn tàu đi tản từ miền Trung vào Phú Quốc, hình ảnh của đoàn người di tản từ Ban Mê Thuộc về Sài Gòn, hình ảnh của đường phố Sài Gòn trong ngày thay đổi lịch sử, dường như không thể nào nhạt nhòa trong tiềm thức những người đã trải qua thời khắc đó, cho dù đã 37 năm trôi qua.

Saturday, April 28, 2012

Lễ tưởng niệm ngày mất nước 30 tháng tư năm 2012 (tt)














Trên đây là những hình ảnh cảm động của buổi lễ tưởng niệm ngày mất nước 30 tháng tư năm 2012.

Lễ tưởng niệm ngày mất nước 30 tháng tư năm 2012

Hôm nay, ngày 28 tháng tư, tại tượng  đài chiến sĩ Việt Mỹ, thành phố Westminster, Nam California, các đoàn thể cộng đồng người Việt tỵ nạn Công Sản đã tổ chức ngày mất nước 30 tháng tư, đánh dấu 37 năm ngày đất nước bị rơi vào tay  Cộng Sản. Một số hình ảnh tại buổi lễ do Phi Vũ thực hiện.




Bùi Công Tự: ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ HÒA HỢP DÂN TỘC

Theo Blog Nguyễn Xuân Diện

Bùi Công Tự: ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ HÒA HỢP DÂN TỘC

Bên lề Lễ Diễu binh, mừng chiến thắng 5-5-1975). Nguồn: MTH-blog
ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ HÒA HỢP DÂN TỘC
BÙI CÔNG TỰ

Nhớ lại 37 năm trước, ngày 30 tháng Tư năm 1975, tôi hòa trong dòng người Hà Nội trôi bồng bềnh trên các đường phố với một niềm vui sướng tưởng như bất tận: Sài Gòn giải phóng rồi ! Cả Hà Nội đổ ra đường. Một hãng thông tấn nước ngoài đưa tin: Hôm nay Hà Nội là thành phố vui nhất thế giới!

Cuộc chiến không bom đạn

Theo Dân Làm Báo


Vũ Đông Hà (Danlambao)Những ngày này, nhìn lại những năm tháng đã qua, tôi ghi ơn những gian truân quá khứ, những cuộc đời đã nằm xuống để gìn giữ quê hương. Ghi ơn những người lính hải quân VNCH đã bỏ mình trong trận hải chiến Hoàng Sa, những chiến sĩ QĐND đã nằm xuống trên núi rừng Việt Bắc. Ghi ơn những con người dũng cảm đã đánh đổi tự do của mình cho tự do của dân tộc. Nhìn về tương lai, tôi ước mơ và tin chắc rằng cuộc chiến không bom đạn này sẽ phải chấm dứt, con người Việt Nam sẽ cùng nhau xây dựng một cuộc sống bình an, không cần vĩ đại, không cần đỉnh cao, chỉ cần là một nước bình thường, tự chủ, có tự do, công bằng và sống nhân ái với nhau...

Giải Phóng

Theo Dân Làm Báo


Bùi Minh QuốcNhững cái đầu biết nghĩ và những con tim Việt Nam luôn sôi sục tình yêu Tổ Quốc và Tự do biết rằng các chiến sĩ Giải phóng phải kiên quyết tiếp tục sự nghiệp Giải phóng, bắt đầu bằng tự giải phóng ở từng con người. Trước hết là tự giải phóng khỏi những ham muốn thu vén cá nhân nhỏ mọn tầm thường, tự giải phóng khỏi nỗi sợ...

Friday, April 27, 2012

NGÀY 30-4, AI BUỒN, AI VUI ?

Theo Blog Phạm Viết Đào
Tác giả : Trần Văn Giang
Ngày 30 tháng 4, ngày có "hàng triệu người vui, hàng triệu người buồn" như lời nhận xét của “cựu thủ tướng” cs Võ Văn Kiệt, “người” này cũng giống như một số “người” lãnh đạo csvn khác phải chờ đến mãi buổi xế chiều của cuộc đời thì bỗng dưng phải gió rồi trở giọng “phản động.” Phải chi mấy “người” này tỉnh táo một chút vào lúc đang còn quyền cao chức rộng thì đám dân đen cũng được nhờ (!) và đã nhiều sinh mạng không phải oan thác.
CS vẫn tiếp tục hân hoan vui mừng “nhiệt liệt” hợp ca cái điệp khúc "ngày chiến thắng huy hoàng", “là một (ngày) thắng lợi vĩ đại nhất, hiển hách nhất trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta." (sic) (Lời của Đại tướng gốc thợ may Văn Tiến Dũng).

Đặng Huy Văn 30 Tháng Tư giữa Thiên Đường Ecopark

Đặng Huy Văn là một giảng viên đại học tại Hà Nội, thích làm thơ yêu nước.
 
Tôi đã về xã Xuân Quang, huyện Văn Giang vào sáng nay và gặp được một người cựu chiến binh của Đại Đoàn Quân Tiên Phong năm xưa kể lại cho nghe cuộc biểu tình thất bại của hơn một ngàn nông dân của huyện Văn Giang tại đây. Họ đã bị thu hồi đất trái pháp luật trước sức mạnh của hàng ngàn bộ đội và công an cùng máy ủi, máy xúc nhằm phá hoại hoa màu trên cánh đồng để tiếp tục triển khai dự án “Thiên đường xanh Ecopark” cho những “thiên thần có tiền” về đây ở để được hưởng thành quả 30 Tháng Tư 1975 mĩ mãn hơn! Nhân ngày 30 Tháng Tư, tôi xin có một bài viết để sẻ chia với những thiệt thòi mất mát của bà con dân oan huyện Văn Giang, xin trân trọng gửi tới quí vị độc giả của Dân Luận. Đặng Huy Văn

Từ Tiên Lãng đến Văn Giang

2012-04-27
Nếu Huyện Tiên Lãng TP. Hải Phòng mở hành quân “thủy bộ”để cưỡng chế trái luật đầm thủy sản Đoàn Văn Vươn hồi đầu năm, thì nay Huyện Văn Giang Tỉnh Hưng Yên cũng huy động hàng ngàn công an và đạn hơi cay trái khói để cưỡng chế đất của 166 hộ nông dân.

Thursday, April 26, 2012

TẢN MẠN VỀ HIỆN TÌNH ĐẤT NƯỚC

Theo Huỳnh Ngọc Chênh's Blog
Thành Đồng Nguyên Giáp
 40 năm qua là một sự thụt lùi đầy lãng phí với nhiều hệ lụy đau lòng. Nó rành rành ra kia là đất nước này luôn đứng chót bảng xếp hạng của tất cả các chỉ tiêu về phát triển kinh tế & thụ hưởng con người, quyền cơ bản con người. “Định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa xhcn…trong vòng 10-20 năm thoát khỏi đất nước nông nghiệp vươn lên thành nước công nghiệp phát triển hiện đại...” hô hào to lớn làm sao với bao nghị quyết đổ hết tiền của công sức của người dân thì nay là “công nghiệp ô tô thất bại…”, công nghiệp đóng tàu có “vinashin nợ ngàn ngàn tỷ…tàu đóng bị trả về…”, công nghiệp dầu khí, điện lực, hàng không, .v.v…đều chìm xuồng….thủy điện bị nứt lở loét phải vá lại bằng keo và vải bạt… Còn “định hướng phát triển công nghệ thông tin, phần mềm…” sánh vai với các cường quốc năm châu thì nay trùm mền ngủ luôn.

Chuyện vui

Một hôm, sau ngày làm việc cực nhọc ngoài đồng, Trâu ta vừa nằm nhai cỏ, vừa ngẫm nghĩ sự đời. Trâu thấy mình làm lụng chăm chỉ quanh năm suốt tháng, lại không hề kêu ca, đòi hỏi lấy nửa lời, rất xứng đáng với danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Nghe nói Đảng đang cần kết nạp những người “Lao động tiên tiến” để tăng cường đội ngũ công nông, Trâu ta bèn quyết định nộp đơn xin vào Đảng.

Sẽ có ngày



Hãy lắng lòng nghe hơi thở đất
Thấm đượm mồ hôi của cha ông
Đẫm thêm bao nhiêu là nước mắt
Của tiền nhân để lại đời sau

Đất nước này đâu của riêng ai
Sao cưỡng chiếm lòng dân đau xót
Sao ăn cướp làm người nhỏ lệ
Như bầy súc vật hại dân lành

Tội ác này không thể nào quên
Sẽ có ngày chúng bay đền tội
Sẽ có ngày dân sẽ vùng lên
Đập tan lũ gian tham lang sói ...

Phi Vũ
04/25/12

Wednesday, April 25, 2012

Lũ súc vật đánh dân ở Văn Giang

Ước chi... thời đó!

Theo NguoiViet Online
Ngô Nhân Dụng
Ðang tìm hiểu lý do tại sao, sau một ngàn năm Bắc thuộc, nước Việt Nam không thành một tỉnh của Trung Quốc, chúng tôi có dịp đọc sách sử cũ, thấy có mấy chuyện đáng kể lại trong lúc này.
Cuốn Mân Thành Tạp Thảo của Lý Văn Phức kể chuyến đi Phúc Kiến của ông năm 46 tuổi. Mân Việt là tên của tỉnh Phúc Kiến thời xửa thời xưa; trong cùng lúc người Trung Hoa gọi nước ta là Lạc Việt. Ông Lý Văn Phức đi sứ sang Tàu bốn lần, chưa kể một lần sang Phi Luật Tân (đảo Lucon) và hai lần qua Bengal. Chuyến đi năm Tân Mão (1831) có lý do nhân đạo. Cả gia đình một người Trung Hoa tên là Trần Khải đi biển gặp bão, thuyền trôi dạt vào hải phận Việt Nam. Vua Minh Mạng sai cả một phái bộ dùng đường biển đưa cả gia đình này về nguyên quán. Lý Văn Phức phụ trách việc này, nhân đó có dịp gặp gỡ và đối đáp, đã “tranh đấu ngoại giao” với viên tổng đốc họ Tôn ở đó, về những vấn đề có tính cách nghi thức thù tiếp nhưng lại đụng chạm tới thể diện quốc gia. Ngay hôm đầu tiên, được đưa kiệu đến trước cửa ngôi nhà tạm trú, Lý Văn Phức đã lùi lại, không vào. Vì trên cửa là tấm giấy ghi: “Việt Nam quốc Di sứ Công quán.” Di là chữ người Trung Hoa gọi tên các giống dân “man rợ.” Quan địa phương chịu gỡ tấm bảng đi, ông mới bước vào. Ngày hôm sau, họ phải viết một tấm bảng khác: “Việt Nam quốc Sứ quan Công quán.” Sứ quan, chứ không phải Di sứ!

Vô đạo.



Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam càng ngày càng lộ mặt một tập đoàn phản động phản dân hại nước. Thời phong kiến bên Tàu, khi mà chủ thuyết Nho học còn ngự trị trên một đất nước với những lễ nghi Nho giáo khắt khe "quân, sư, phụ", ấy vậy mà thầy Mạnh Tử, một học trò của đức Khổng Tử lại phát biểu: "Dân vi quý, quân vi khinh". Câu này nhìn những tưởng rằng đi ngược lại lễ giáo phong kiến của Nho giáo, thế nhưng thật tế mà nói lại đúng ,bởi lẽ nếu vua trị vì trên ngôi báu mà không có dân thì cũng chẳng được gì cả.

Tuesday, April 24, 2012

Chuyện cưỡng chế đất ở Văn giang

Theo Blog Đông A

Chuyện cưỡng chế đất ở Văn giang là tin nổi bật trong ngày hôm nay. Tạm thời chính quyền đã thành công chuyện cưỡng chế, nhưng tương lai thế nào thì cũng khó nói. Nhưng nhìn những hình ảnh người dân cầm gậy gộc đối mặt với công an dàn hàng ngang không khỏi khiến tôi không nghĩ tại sao chính quyền lại trở thành kẻ thù của nhân dân đến thế. Chở thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân. Chuyện Văn giang bên nào đúng sai thật khó phân định tỏ tường. Tôi cố gắng tìm hiểu vấn đề ở Văn giang để có điểm nhìn tham chiếu. Ở đây có mấy điểm cần nhìn rõ. Một mặt, từ nguồn tin của chính quyền, theo báo Lao động, có 3800 hộ trong tổng số 4900 hộ đã nhận tiền đền bù, và như vậy chỉ có 21% hộ chưa nhận tiền đền bù. Như vậy nếu chuyện thu hồi đất đai là bất hợp lý thì tại sao đến 80% số hộ đã đồng ý? Nếu chính nội bộ người dân Văn giang đã có những điểm nhìn khác nhau về chuyện thu hồi đất thì để được sự ủng hộ rộng rãi của công luận, người dân Văn giang cần lý giải vấn đề này. Mặt khác, đứng trên quan điểm của người dân chống lại chuyện thu hồi đất, tiền đền bù thu hồi quá thấp, giá tiền mấy sào đất mới bằng giá tiền 10m2 mà công ty Việt Hưng thu hồi để bán cho các nhà đầu tư. Và điều quan trọng hơn nữa, đất đai gắn chặt với người nông dân, người nông dân mất đất sẽ mất kế sinh nhai của họ. Ở đây có 2 vấn nạn mà chính quyền chưa giải quyết được thấu đáo. Thứ nhất, thu hồi đất phải tạo ra công ăn việc làm khác cho người nông dân. Thứ hai, chưa có cơ quan trung gian độc lập về giá tiền bồi thường đất. Trong hầu hết các trường hợp, bên người dân thì nói tiền đền bù thấp, còn bên thu hồi đất thì nói giá tiền đền bù hợp lý. Không có cơ quan trung gian độc lập phán quyết về giá đất thì những chuyện như ở Văn giang sẽ không bao giờ hết, và mâu thuẫn giữa người dân và chính quyền ngày càng trầm trọng, và có thể dẫn tới những bất ổn xã hội không lường trước được.

Ngụy quyền.



Sau vụ Tiên Lãng ở Hải Phòng, tình hình chưa ngả ngũ, anh em nhà họ Đoàn vẫn còn trong vòng lao lý, bây giờ đến lượt bà con huyện Văn Giang, Hưng Yên lại lâm nạn. Nếu ở Tiên Lãng chỉ có hai gia đình bị hại thì ở Văn Giang, nhân dân ba xã bị cưỡng chiếm đất. Nhà cầm quyền đã cho cảnh sát, quân đội đến bao vây để đàn áp người dân không một tấc sắt trong tay. Máu đã đổ ! Bao nhiêu công sức mồ hôi nước mắt , mồ mả ông cha của người nông dân bị đào xới để thành lập khu đô thị.Thực chất việc cưỡng chiếm đất ở Tiên Lãng và ở Văn Giang chỉ là việc ăn cướp đất của người dân một cách trắng trợn. Chúng cũng có đền bù, nhưng sự đền bù không thỏa đáng để người nông dân có đủ điều kiện tái định cư.