Translate

Wednesday, April 25, 2012

Lũ súc vật đánh dân ở Văn Giang

Ước chi... thời đó!

Theo NguoiViet Online
Ngô Nhân Dụng
Ðang tìm hiểu lý do tại sao, sau một ngàn năm Bắc thuộc, nước Việt Nam không thành một tỉnh của Trung Quốc, chúng tôi có dịp đọc sách sử cũ, thấy có mấy chuyện đáng kể lại trong lúc này.
Cuốn Mân Thành Tạp Thảo của Lý Văn Phức kể chuyến đi Phúc Kiến của ông năm 46 tuổi. Mân Việt là tên của tỉnh Phúc Kiến thời xửa thời xưa; trong cùng lúc người Trung Hoa gọi nước ta là Lạc Việt. Ông Lý Văn Phức đi sứ sang Tàu bốn lần, chưa kể một lần sang Phi Luật Tân (đảo Lucon) và hai lần qua Bengal. Chuyến đi năm Tân Mão (1831) có lý do nhân đạo. Cả gia đình một người Trung Hoa tên là Trần Khải đi biển gặp bão, thuyền trôi dạt vào hải phận Việt Nam. Vua Minh Mạng sai cả một phái bộ dùng đường biển đưa cả gia đình này về nguyên quán. Lý Văn Phức phụ trách việc này, nhân đó có dịp gặp gỡ và đối đáp, đã “tranh đấu ngoại giao” với viên tổng đốc họ Tôn ở đó, về những vấn đề có tính cách nghi thức thù tiếp nhưng lại đụng chạm tới thể diện quốc gia. Ngay hôm đầu tiên, được đưa kiệu đến trước cửa ngôi nhà tạm trú, Lý Văn Phức đã lùi lại, không vào. Vì trên cửa là tấm giấy ghi: “Việt Nam quốc Di sứ Công quán.” Di là chữ người Trung Hoa gọi tên các giống dân “man rợ.” Quan địa phương chịu gỡ tấm bảng đi, ông mới bước vào. Ngày hôm sau, họ phải viết một tấm bảng khác: “Việt Nam quốc Sứ quan Công quán.” Sứ quan, chứ không phải Di sứ!

Vô đạo.



Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam càng ngày càng lộ mặt một tập đoàn phản động phản dân hại nước. Thời phong kiến bên Tàu, khi mà chủ thuyết Nho học còn ngự trị trên một đất nước với những lễ nghi Nho giáo khắt khe "quân, sư, phụ", ấy vậy mà thầy Mạnh Tử, một học trò của đức Khổng Tử lại phát biểu: "Dân vi quý, quân vi khinh". Câu này nhìn những tưởng rằng đi ngược lại lễ giáo phong kiến của Nho giáo, thế nhưng thật tế mà nói lại đúng ,bởi lẽ nếu vua trị vì trên ngôi báu mà không có dân thì cũng chẳng được gì cả.