Translate

Monday, April 20, 2009

30/4: Vịnh tháng tư đen

KÍNH DÂNG ANH LINH CÁC CHIẾN SĨ QLVNCH VÀ ĐỒNG BÀO VIỆT ĐÃ VỊ QUỐC VONG THÂN 30-4-1975, Ngày đen tối của dân tộc Việt Nam
Tháng 4 Ất Mão một màu tang
Trắng cả nhân tâm, cả ruộng làng
Cộng phỉ xâm lăng đời đảo lộn
Đồng bào lưu lạc kiếp lang thang
Quê nhà tù ngục bao oan trái
Đất khách dung thân lắm phủ phàng
Mấy chục năm trời đời dẫy chết
Mỗi lần nghĩ tới nát tâm cang
Mỗi lần nghĩ tới nát tâm cang Hận xót mờ dâng mắt lệ hàng
Cán Chính miệt mài trong ngục thất
Quân Dân đày đọa tận sơn ngàn
Gia đình ly tán, chồng xa vợ
Huynh đệ tương tàn, em tố anh
Bao tử phủ mờ gương sĩ khí
Chuyện xưa càng nghĩ lắm bàng hoàng
Chuyện xưa càng nghĩ lắm bàng hoàng
Như ác mộng về thắm máu loang
Một sáng nắng Xuân con nức nở
Trăm chiều mưa Hạ mẹ hoang mang
Vợ chồng xa cách sầu Ngưu – Chức (1)
Đất nước rối bời lụy Triệu – An (2)
Cảnh đổi người thay đời đảo lộn
Mấy mươi năm xót chuyện “thiên đàng”

Mấy mươi năm xót chuyện “thiên đàng”
Cả nước dẫy đầy chuyện trái ngang
Vợ hiến thân cho chồng bớt khổ (3)
Con khoanh tay để mẹ tội mang (4)
Láng giềng đấu tố mong thêm gạo
Bè bạn rình mò cốt tiến thân
“Lao động vinh quang” vui núi thẳm
“Nhân dân làm chủ” dám kêu than ??!!“Nhân dân làm chủ” dám kêu than ??!!Mở miệng ôi thôi vạn khổ nàn
“Phản động” tội này cần xuống hố
“Xi-a” (CIA) thứ ấy phải lên ngàn
“Cứng đầu” lũ “Ngụy” này cần trị
“Đồi trụy” miền Nam ấy phải càn
“Tài sản bạc vàng” đồ bóc lột
Dân đen độc đạo: phải bần hàn!

Dân đen độc đạo: phải bần hàn!
Cho đúng giáo điều đảng đã loan:
Đói khổ, bần cùng cần đẩy mạnh!
Ấm no, sung túc chớ lo toan!
Tự Do … phải nhớ điều Hồ dặn!
Dân Chủ … nên tuân ý đảng bàn!
Cán bộ “vì dân” cần ấm cật!
Chủ mà “ngoan cố” chớ kêu than!

Chủ mà “ngoan cố” chớ kêu than!
Kinh tế mới heo hút bạt ngàn
Chưa hết! mất nhà … nằm ngục thất
Lại còn … sạch của … ngủ ngoài đàng
“Tàn dư Mỹ Ngụy” … cần nao động
“Hủ hóa miền Nam” … phải trị răn
“Phản động” mò tôm ngay lập tức
Dân đen làm chủ ??? quả tai nàn!!

Dân đen làm chủ ??? quả tai nàn!!
Dở khóc dở cười thật trái ngang
Quốc hội, chỉ toàn phường xó chợ
Trung ương, rặt một đám đầu đàng
Khẩu phần tớ cắt, chủ năn nỉ
Hộ chiếu chủ xin, tớ hách xằng
Chủ ngủ “nhà ôm”, ăn “quốc súp” (5) (6)
Chủ đầu cúi thấp, tớ nghêng ngang
Chủ đầu cúi thấp, tớ nghêng ngang
Từ dạo tháng Tư lắm bẻ bang
Địch tận trung cung nào kẻ biết
Lệnh ra tiền tuyến lắm nguồn loan
Đầu đàng bỏ nước, nhân dân khốn
Tướng tá lo thân, sĩ tốt nàn
Nam, Phú, Cẩn, Hưng, ôi dũng tướng (7)
Thành tan tuẩn tiết quyết không hàng!
Thành tan tuẩn tiết quyết không hàng!
Chết tựa lông hồng chẳng thở than
Một phát oan khiên hồn tiết liệt
Hai tràng thù hận phách hiên ngang
Gương xưa, nước mất sầu miên viễn
Cảnh cũ, thành tan hận ngút ngàn
Mấy chục năm trôi bao nghiệt ngã
Triệu đời rã vỡ tựa sương tan
Triệu đời vỡ nát tựa sương tan
Hận tủi đau thương chuyển bạt ngàn
Tiếng khóc tràn lan Nam chí Bắc
Nụ cười biết hẳn Bắc vô Nam
Trẻ thơ thiếu sữa, hoang từng lũ
Già lão không con, thảm cả làng
Từ lũ Cộng về dân nước chết
Người thì điên loạn, kẻ lang thang
Người thì điên loạn, kẻ lang thang
Thế giới đuổi xô cảnh phủ phàng
Tị nạn định cư hầu tuyệt vọng
Việt kiều du lịch lại huênh hoang
Chóp bu mặc sức mà vơ vét
Nô bộc tha hồ để đội mang
Chỉ tội dân đen như mõm chó
Bao năm bỉ cực với cơ hàn
Bao năm bỉ cực với cơ hàn
Đất nước dập bầm đỏ máu loang
Tù ngục trải dài giam tộc Việt
Gông cùm chằng chịt trói dân Nam
Dân đen trong ngục mờ nhân ảnh
Quỷ đỏ trên đài đắm lạc hoan
Xã tắc điêu linh đời đảo loạn
Ngàn năm Văn Hiến trắng khăn tang
Ngàn năm Văn Hiến trắng khăn tang
Bao kẻ lòng ngay lụy khổ nàn
Đoàn, Nguyễn miệt mài thân vẫn khổ (8)
Thầy, Cha da diết nghiệp chưa tan (9)
Tiết trinh dưới giá cơm nuôi miệng
Tiền của trên mực thước trị an (10)
Mấy chục năm qua bao khổ ải
Lệ dân hầu đã quá khô khan!

Lệ dân hầu đã quá khô khan!
Vì biển hồ sông đã ngập tràn
Lệ khóc anh hùng gương bất khuất
Lệ thương nhi nữ phận gian nan
Lệ sầu non nước cơn hồng thủy
Lệ hận giang san cảnh bão càn
Lệ khóc nhân tâm như lá úa
Còn đâu lệ nóng khóc nhân gian ?
Còn đâu lệ nóng khóc nhân gian ?
Âu chỉ còn chăng những hận tràn
Hận lũ Cộng nô đày dân tộc
Hận bầy vong bản đọa giang san
Hận tên Hồ tặc như chồn cáo
Hận đám tay sai tựa cẩu đàn
Và hận lòng người sao bội bạc
Cam tâm làm bộc bởi hư quang
Cam tâm làm bộc bởi hư quang
Bán rẻ lương tâm chỉ lợi ràng
Mới sớm môi còn vương sọc đỏ
Đến trưa miệng đã ngậm sao vàng
Đổi thay tư tưởng nghe xoành xoạch
Vất bỏ sĩ liêm quá dễ dàng
Đất nước điêu tàn không đếm xỉa
Miễn là đầy miệng, ở nhà sang

Miễn là đầy miệng, ở nhà sang
Ai chết mặc ai chẳng ngó màng
Áo mũ xênh xang ngồi chễm chệ
Mặt mày hợm hĩnh bước nghêng ngang
Cu li mất job, be ông chủ
Chuyên trị chôm đồ, xạo trưởng ban
Bỏ vợ cua đào qua múa mỏ
Lưu manh thứ đó quả đầu hàng!

Lưu manh thứ đó quả đầu hàng!
Đất nước suy đồi phải gắng mang
Đời đổi cóc xù đâm phách lối
Nước tàn hổ tướng vỡ tâm cang
Chột mù tế thế dân bần cố
Thất học kinh bang nước nát tan
Từ dạo Cáo về đời đạo loạn
Nhân tình ly tán biết sao than ?
Nhân tình ly tán biết sao than ?
Mấy chục năm trôi lắm khổ nàn
Vạn kẻ tan hàng hồn khắc khoải
Triệu người mất hướng xác tan hoang
Anh hùng rèn chí nơi sơn dã
Tráng sĩ mài gươm giữa núi ngànKhắp nước người người mơ phục quốc
Cộng nô lộ mặt thật bạo tànCộng nô lộ mặt thật bạo tàn
Nhưng khó thể nào chửa lửa lan
Thù hận chất chồng nay bộc phát
Đau thương dồn nén phải tuôn tràn
Cuồng phong thổi sập cung đình giặc
Bão tố san bằng thủ phủ gian
Trời đất thái hòa, người trở lại
Chung tay cùng dựng lại giang san

Từ Đà Thành
(4/30/1995)=======================================================chú thích:(1) Tích Ngưu Lang Chức Nữ(2) Huyền sử Triệu Đà thắng An Dương Vương nhờ tráo nỏ thần qua hận tình Trọng Thủy – Mỵ Châu .
(3) Rất nhiều người vợ hiền phải chịu cho cán bộ, công an khu vực dày vò thỏa mãn thú tính để cho chồng khỏi bị phanh phui “tội ác nhân dân”, hoặc các hiền thê này phải bán thân xác mình để có tiền mua đồ tiếp tế cho chồng đang trong trại cải tạo .
(4) Các “thiếu nhi khăn quàng đỏ” do CS rèn luyện nhồi sọ tư tưởng Mác Lê luôn luôn rình mò để tố cáo mẹ cha mình hầu được ăn bánh vẻ “thiếu nhi tiên tiến, cháu ngoan bác Hù”.
(5) Nhà ôm: danh từ mới co sau 75 để chỉ loại nhà do dân bỏ các vùng Kinh Tế Mới (vì sống không nổi với những điều kiện qua khắc nghiệt của khí hậu lẫn địa thế) về lại thành phố “sáng chế”: 3 góc của căn lều đều ôm quanh trụ đèn đường .
(6) Quốc súp = canh toàn quốc, tức canh chỉ nước và … nước!
(7) Những danh tướng Nguyễn Khoa Nam, Nguyễn văn Phú, Hồ Ngọc Cẩn, Lê văn Hưng là những trong hàng ngàn danh tướng trong lịch sử oai hùng của dân tộc và đất nước Việt Nam .







____________________________________________________________________________

[30/4]Tưởng Niệm Các Chiến Sĩ Vô Danh QLVNCH Xin được như nén hương lòng kính dâng anh linh
tất cả chiến sĩ vô danh QLVNCH đã vị quốc vong
thân trong cuộc chiến gìn giữ miền Nam VN trước
ách xâm lăng của bọn Cộng sản vô thần phương Bắc .
Từ tháng tư về vạn nỗi đau
Nhớ bao chiến sĩ chẳng công hầu
Chiến chinh hi hiến đời trai trẻ
Vận nước ngầm hờn cuộc bể dâu
Hoài bão trượng phu mây khuất núi
Tang bồng hồ thỉ nước qua cầu
Thiên thu lịch sử luôn ghi nhớ
Nấm mộ hoang còn tiếng vó câu!

Từ Đà Thành
(04/27/06)

_____________________________________________________________________

Lục Bát Tháng Tư

Tháng Tư là tháng oan khiên
Tháng Tư là tháng đảo điên sơn hà
Tháng Tư mắt má lệ nhòaTháng Tư con trẻ khóc òa mất chaTháng Tư thất quốc vong giaTháng Tư dâu bể hải hà nước nonTháng Tư sông núi mỏi mònTháng Tư cả nước lên non tìm trầmTháng Tư Đạo chốn mê lâmTháng Tư xã tắc sa hầm vạ taiTháng Tư giặc cướp lên ngaiTháng Tư Văn Hiến ca bài lưu vongTháng Tư dân tộc quay mòngTháng Tư non nước chìm trong ngục tùTháng Tư vết cắt thiên thuTháng Tư quốc hận mịt mù quê hươngTháng Tư tâm quyết lên đườngTháng Tư quyết diệt sạch phường Cộng nôTháng Tư đánh đuổi giặc HồTháng Tư giành lại cơ đồ Việt Nam
Từ Đà Thành
(04/01/04)
Phú Tháng Tư Quốc Hận
Tháng Tư anh hùng ngã gục
Tháng Tư tổ quốc long đong
Tháng Tư non sông ô nhục
Tháng Tư quốc hận bên lòng
Ôi đau thương!
Tiếng thét tháng 4 năm 1975 triệu tâm hồn nhức nhốiCơn đau mùa Xuân Ất Mão muôn tim óc quay mòng

Ngoài tiền tuyến chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa dũng cảm đương đầu cùng lũ giặc đông gấp bội gấp ba, quyết không hàng quân xâm lược
Chốn hậu phương đồng bào con Hồng cháu Lạc kiên trì sát cánh với chính quyền đang chia năm xẻ bảy, thề tử thủ chẳng sợ lũ rợ mông
Máu tử sĩ chảy thắm ruộng đồng
Gương anh hùng lớn khôn nòi giống

Mặc lưỡng đầu thọ địch: ngoại giặc tấn công, nội thù quấy phá, quân đội Cộng Hòa đã nêu cao gương trung liệt, tính kiêu hùng của cháu con Âu Lạc
Mặc tứ phía bủa vây: đồng minh phản bội, chiến hữu phỉnh lừa, con dân miền Nam đã chứng tỏ chí quật cường, lòng quả cảm của giòng dõi Tiên Long Thương ôi!
Càng viết lệ chảy ròng ròng
Càng suy tâm đau thốn thốn
Sức cùng lực kiệt
Cái khó bó khôn

Lâu la phía Bắc bởi ma lanh hết cở đã tóm thâu trọn non Thái sông Hồng
Tướng lãnh miền Nam dù quyền biến phi thường cũng không đổi được mệnh Trời vận Nước!

Cao nguyên thất thủ! Quân đội miền Nam không hề nao núng vượt chốn hiểm nguy về thủ đô tử thủ
Vùng một tan hoang! Đồng bào ruột thịt hết mực hoang mang mong rời nơi chết choc đến bờ bến bình an

Máu lửa lan tràn
Thịt xương rửa nát

Cả quân lực hùng mạnh rã tan theo thông lệnh đầu hàng
Toàn non sông dấu yêu chìm đắm dưới gót giày xâm lược

Bao cái chết dũng lược: Lê văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Lê Nguyên Vỹ, Phạm văn Phú, Hồ Ngọc Cẩn, Trần văn Hai, Đặng Sĩ Vinh …. bởi không chấp nhận kiếp tù trong tay bầy thổ phỉ
Triệu niềm đau sâu xa: quê hương ngục tù, non sông ngoại bang dày xéo, đất đai tiên tổ bị bán dâng cho quan thầy Tàu Cộng, nhân phẩm phụ nữ bị chà đạp rẻ khinh, bị bán cho ngoại nhân mua vui nhục thể … chỉ do một đảng cướp Cộng sản Hà Nội gây ra

Đất nước hằn đậm dấu chiến tranh, 30 năm sau còn ngập cơn binh lửa
Đồng bào khắc ghi đời biến loạn, trăm năm nữa vẫn hằn vết lưu vong

Mỗi tháng Tư về, máu châu thân như chảy ngược dòng
Từng mùa Xuân đến, sầu thất quốc chừng giăng đầy trí

Quê hương thân yêu đắm chìm trong gông cùng Cộng phỉ
Tổ quốc mỹ miều khốn đốn giữa bão táp nô vong

Bao mùa Xuân dân đen không chút lót lòng
Bao tháng Hạ trẻ thơ chẳng gì vui thú

Bánh vẻ, xảo ngôn chính tuyệt chiêu chồn cáo
Tù ngục, lọc lừa nguyên bản chất Mác Mao

Từ tháng Tư đen dân Việt từng ngày chết tận non cao
Từ năm Ất Mão nước Nam từng khắc tàn trong vực thẳm

Dân bần cùng
Nước khánh tận

Chỉ bầy lợn ỉ trung ương là no cơm ấm cật
Còn đám dân đen khắp nước phải đói rách tan thương

Cộng đảng: một bọn Mafia có toàn quyền cướp bóc kẻ thiện lương
Trung ương: một bầy Việt gian đủ mánh khóe gạt lừa người cô thế

Tội ác ngất trời này không còn lời kể lể
Dã tâm dày đất đó chẳng cần đuốc sáng soi

Dân hằng mong có búa thiên lôi đập vỡ Ba Đình dẹp xác ướp của tên Hồ tặc cáo
Nước luôn ước được cơn địa chấn san bằng Bắc phủ bỏ giáo điều của lũ Cộng tà ma

Chỉ có như thế
Nước Việt mới được hưởng thái hòa
Dân Nam sẽ qua cơn hồng thủy

Cuộc đời dân tôi sẽ qua cơn tắc tị
Lịch sử nước nhà tức khắc khởi sắc hồi sinh

Nước Nam sẽ rạng rỡ ánh bình minh
Dân Việt sẽ mừng vui đời phục hoạt

Tháng Tư, 2003 – 28 năm Quốc Hận

Từ Đà Thành

Xe cơ giới nặng vào Thái Hà: Đất chúa thành công trường

Trích Việt Báo Online

Giaó xứ Thái Hà sôi động trở lại... Công an đưa xe cơ giới nặng tiến vào đất hồ của Thái Hà để biến thành công trường. Sau đây là tin của phóng viên An Dân trên thông tấn VietCatholic News hôm chủ nhật 19-4-2009.
Báo động: trong vài ngày qua, chính quyền đưa công nhân và máy móc vào thi công tại khu đất hồ Ba Giang của giáo xứ Thái Hà!
HÀ NỘI - Những ngày qua, chính quyền Hà Nội ngang nhiên chỉ đạo cho một đơn vị đem các cọc bê tông tới thi công trên khu vực đất Hồ Ba Giang của giáo xứ Thái Hà, bất chấp pháp luật, dư luận và những sự việc vừa mới xảy ra tại giáo xứ. Sự kiện này đang gây nên tâm trạng bức xúc cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân Thái Hà.
Nhiều người đang tự hỏi chính quyền Hà Nội muốn gì khi ngang nhiên lấn chiếm đất của giáo xứ Thái Hà như vậy?
Lịch sử khu đất
Khu đất này nằm sát ngay sau Gò Đống Đa, thuộc địa giới hành chính phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.
Khu đất này rộng 18.230 m2, thuộc sở hữu của Dòng Chúa Cứu Thế từ năm 1928, ban đầu là khu ruộng cấy, sau vì lý do lấy đất san lấp nền tu viện và nhà thờ, các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế đã đào lấy đất đắp nền và biến khu vực thành hồ cá.
Những năm 1970- 1980 của thế kỷ trước, linh mục Vũ Ngọc Bích cho ông Ba Giang thuê thả cá và trồng rau và từ đó, hồ được các cư dân quanh vùng đặt tên là “Hồ Ba Giang”.
Sau khi ông Ba Giang mất, giai đoạn từ 1980 – 1985, giáo xứ cho hợp tác xã Nam Đồng thuê để thả cá. Sau đó, vì không quản lý nổi, hợp tác xã Nam Đồng đã trao trả lại cho Dòng Chúa Cứu Thế quản lý.
Suốt từ năm 1928 cho tới nay – năm nhà dòng mua khu đất này, thì khu đất này vẫn do Dòng Chúa Cứu Thế quản lý. Dòng Chúa Cứu Thế - giáo xứ Thái Hà, luôn đứng tên đăng ký trước bạ và trong các lần kê khai tài sản theo chính sách, chủ trương của chính phủ, thì giáo xứ và tu viện luôn kê khai đầy đủ khu vực hồ Ba Giang vào trong địa bạ.
Bên cạnh đó, các công văn của chính quyền các cấp, sở, ban, ngành từ thành phố tới quận luôn khẳng định khu đất hồ Ba Giang hiện do giáo xứ Thái Hà đang quản lý:
- Báo cáo của Sở Địa chính Hà Nội, số 387/BC- SĐCNĐ, ngày 11/5/1999, khẳng định: “Khu đất Hồ Ba Giang hiện do giáo xứ Thái Hà đang quản lý”.
- Công văn số 64/CV-UB- ĐĐ, ngày 30/1/1996 của UBND quận Đống Đa, về việc giải quyết hồ Ba giang, cũng khẳng định “Khu đất của giáo xứ Thái Hà đang quản lý và cho mượn”.
Lúc sinh thời, linh mục Vũ Ngọc Bích đã nhiều lần tuyên bố công khai trước hàng ngàn giáo dân về quyền sở hữu của Nhà Dòng Chúa Cứu Thế - giáo xứ Thái Hà trên khu vực này và khẳng định ngài không hề ký cho hay chuyển nhượng bất cứ mét vuông đất nào của giáo xứ tại hồ Ba Giang.
Có thể nói cho tới giờ này, Dòng Chúa Cứu Thế vẫn đang là đơn vị quản lý và là chủ sử dụng hợp pháp toàn bộ khu đất hồ Ba giang này.
Tuy nhiên, trong thực tế, những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ trước, chính sách mở cửa đã kéo dân cư các tỉnh thành về Hà Nội làm ăn sinh sống. Quỹ đất trở nên eo hẹp, các quan chức chính quyền địa phương và nhân dân thi nhau san lấp khu vực để lấy đất làm nhà và bán chác chia nhau.
Năm 1994, khi nhận thấy tình hình lấn đất của giáo xứ trở nên nghiêm trọng, linh mục Vũ Ngọc Bích đã làm đơn lên các cấp chính quyền yêu cầu can thiệp và đề nghị các cấp chính quyền giải quyết ổn định trật tự tại khu vực.
Khoảng năm 1998, chính quyền Hà Nội lập dự án qui hoạch khu vực thành khu nhà ở di dân, nhưng thực chất là để chia lô bán chác. Tình hình khu vực trở nên hỗn loạn, một số người đã lợi dụng tình hình mua qua bán lại khu đất này.
Cuối năm 2004, một vụ án hình sự đã được khởi tố và kết quả bị can Phạm đình Bổng đã bị chết bất ưng trong tù.
Thời điểm này, giáo xứ Thái Hà tiếp tục kiên trì gửi đơn lên các cấp chính quyền yêu cầu chính quyền giải quyết trao lại cho giáo xứ và Nhà Dòng khu đất để phục vụ cho mục đích tôn giáo và từ thiện và dự án bị treo từ đó tới nay.
Chính quyền Hà Nội muốn gì?
Việc chính quyền Hà Nội ngang nhiên cho thi công trên phần đất của giáo xứ bất chấp những cơ sở pháp lý vừa nêu, trong bối cảnh giáo xứ vừa bị chính quyền cướp khu đất dệt thảm len, khiến các giáo dân hết sức bất bình. Đây quả là một việc làm đầy ngạo mạn và tiếp tục thách thức pháp luật, thách thức những người thiện chí.
Người ta đang tự hỏi, chính quyền Hà Nội muốn gì khi thực hiện dự án vào lúc này?
Sau khi phân tích tình hình chính trị và xã hội những ngày gần đây, thì nhiều người cho rằng, chính quyền đang muốn mượn tay giáo xứ Thái Hà để làm dịu đi tình hình người dân bất mãn với chính phủ khi thực hiện dự án Bô – xít Tây Nguyên, bởi đó vẫn là con bài mà chính quyền cộng sản thường sử dụng để lèo lái dư luận hướng sang một điểm nóng khác.
Người khác thì cho rằng, sau khi không thể thực hiện được dự án xây nhà và trung tâm thương mại tại khu đất dệt thảm len nhắm chia chác, chính quyền quận Đống Đa phải kiếm một khu đất khác để hoàn trả cho đối tác và khu đất ấy phải thuộc địa giới hành chính quận Đống Đa. Đống Đa bây giờ không còn đất trống nữa ngoài khu đất hồ Ba Giang và vì thế, chính quyền quận Đống Đa nhắm mắt làm liều khu đất này của giáo xứ Thái Hà.
Cũng có ý kiến cho rằng trong cuộc trả lời phỏng vấn các phóng viên báo đài, ông Nguyễn Thế Doanh - Trưởng Ban tôn giáo Chính phủ, có nhắc tới một “thế lực thứ ba” mà ai cũng hiểu đó là thế lực trong nội bộ đảng, chính thế lực này đang rắp tâm thúc đẩy dự án, đưa các đồng chí của mình ra đương đầu với giáo dân để “ngư ông hưởng lợi”, vì sắp tới đại hội đảng bộ thành phố.
Mấy giáo dân nhiệt thành thì lại cho rằng, tại Thái Hà, Thiên Chúa đã khởi đầu công cuộc đi tìm công lý và sự thật cho dân Việt, vì thế, sau vụ xử phúc thẩm giáo dân Thái Hà, Ngài lại làm cho lòng Pharaon ra chai đá, để giáo dân có lý do hợp pháp mà thắp nến cầu nguyện và tiếp tục lên đường đi tìm công lý.
Dù là lý do gì, thì việc chính quyền thành phố Hà Nội bất chấp pháp luật và dư luận, tiếp tục lấn chiếm đất đai của giáo xứ Thái Hà, là một việc làm chẳng nên trong thời điểm hết sức nhạy cảm này của lịch sử.

An Dân