Translate

Saturday, August 7, 2010

Một vài hình ảnh cuộc biểu tình chống văn công Việt cộng tại Sydney ngày 6/08/2010

Trích Tâm thức Việt Nam
Nguồn: Internet
August 6, 2010

Chỉ cách một con đường chưa đầy 6 thước nhưng đã gạch rõ ra hai chiến tuyến Quốc - Cộng, Chính - Tà. Bên kia đường là rạp hát, có lác đác vài người đi vào trong rạp, những người với trí nhớ kém cỏi, những người chỉ biết ngày hôm nay, đã quên hẳn đi ngày hôm qua và chẳng cần biết gì đến ngày mai; họ chỉ biết hưởng vui cho chính họ mà thôi; họ là những người có trái tim nhỏ bé và ích kỷ; họ có đôi tai nhưng chẳng còn nghe được điều hay lẽ phải; họ có mắt nhưng không phân biệt đâu là gian tà, đâu là chánh nghĩa.

Trái lại bên này đường, hơn 2000 đồng hương tụ họp về Sydney để phản đối sự hiện diện của tên ca sĩ Việt cộng Đàm Vĩnh Hưng đang thi hành nhiệm vụ tuyên truyền cho CSVN. Đáng lẽ hôm nay, một buổi chiều thứ Sáu, chúng ta có thể ở nhà quây quần với gia đình để vui vẻ sau một tuần làm việc mệt nhọc, thế nhưng bà con không ngại đêm đông lạnh lẻo cũng chỉ vì tương lai của con cháu, tương lai của dân tộc và cho chính nghĩa. Chúng ta đến đây để ngăn chặn lại sự xâm nhập của csvn tới đất tự do.



August 6, 2010

Chân Phương – Nhà văn Việt Nam nghĩ về Hội Nhà văn Việt Nam: “Tự sự của lồng chim” và “thực tế của xà lim”

Chân Phương – Nhà văn Việt Nam nghĩ về Hội Nhà văn Việt Nam: “Tự sự của lồng chim” và “thực tế của xà lim”

Cái lý thú bất ngờ quanh vụ Đàm Vĩnh Hưng

BS Trần Xuân Ninh
tamthucviet.com
August 1, 2010
Nghe
Tải xuống để lưu giữ



Hình thật quang cảnh hội trường



Hình từ web BBC


Những nhạc hội tổ chức tại nhiều nơi ở Mỹ với Đàm Vĩnh Hưng và một số văn công VC khác trình diễn không ngờ đã tạo sôi nổi khác thường. Không ngờ sôi nổi vì nhiều lý do. Hải ngoại nói chung luôn luôn biểu tình chống đánh các phái đoàn văn công hoặc là đại diện đảng và nhà nước VC ra hải ngoại thì ai cũng biết rồi. Ở Atlanta, nhạc hội ĐVH bị phản đối và thất bại nặng vì chỉ chừng 200 mạng tham dự, đa số là du sinh chở xe buýt tới, trong một hội trường vài ngàn người, thì cũng chỉ là tin lớn đối với điạ phương. Tại San Jose, không ngờ Lý Tống giả gái tặng hoa để xịt hơi cay vào Đàm Vĩnh Hưng đã là đề tài thảo luận rộng rãi trong mọi cộng đồng hải ngoại. Cái tin Phan Thị Thanh Hằng cán bộ gái của toà tổng lãnh sự được hai cận vệ lôi chạy ra ngoài, khi thấy Đàm vĩnh Hưng la lên “Cay quá! Cay quá” và hội trường náo loạn cũng đã tạo bàn tán cười cợt trong nhiều giới hải ngoại. Cười cợt cái quyết tâm sống chết của cán bộ đảng với đàn em như thế nào.

Những bài viết ca tụng Đàm Vĩnh Hưng của các bồi bút trên mạng điện tử cũng là điều bình thường, không ai để ý, vì “phủ bênh phủ, huyện bênh huyện” là lẽ thường tình ở đời. Văn công VC viết báo ca tụng văn công CS ca hát chẳng mấy ai thèm để ý nếu không có cái lối nguỵ luận tương tự kiểu Đỗ Dzũng để chuyển những thông điệp “theo lề phải” nhằm vô hiệu hoá sự biểu hiện ở hải ngoại cái tâm thức chống độc tài CS biến thái, hay là bài của Sonny Lê trên San Jose Mercury News. Sonny Lê đã nêu ra một số câu hỏi có vẻ như là quan tâm đến quốc gia dân tộc để tạo ra cho những người cùng trang lứa những suy nghĩ đắn đo phải trái mà không có câu trả lời, vì không hiểu bao nhiêu về Việt nam, và vì không nói tiếng Việt để hiểu được chính bố mẹ mình. Bài này đã được trang điện tử Đàn Chim Việt nhanh chóng lược dịch phổ biến. Cái hình Sonny Lê trẻ là một chú ý, khi mà ở hảỉ ngoại từ bấy lâu nay đã có những quan tâm tới vai trò người trẻ trong đấu tranh. Sự được chọn lựa đăng trên một tờ báo Mỹ cũng là một điều làm cho bài viết được chú ý, ít ra là đối với một số người có đầu óc vọng ngoại.

Nhưng mà cũng không ngờ là đã có những người cũng trẻ, lên tiếng ngay góp ý, trả lời nhiều ngụy luận sai trái của Sonny Lê. Vì thế cái sự kiện báo ngoại quốc loan đi có vẻ như không còn là yếu tố gia tăng giá trị thuyết phục của một bài viết như trong quá khứ. Nói cho ngay thì kể từ sau 30 tháng 4/1975 nhiều người dân miền Nam sống dưới chế độ VNCH đã không còn tin tưởng ở những cơ quan truyền thông ngoại quốc như VOA, BBC, khi thấy những cơ quan này đã đóng góp vào sự sụp đổ nhanh chóng của VNCH bằng những tin tức sai lạc cố tình. Thí dụ như loan tin quân VC chiếm một thành phố trong khi chúng còn ở tận rất xa, hay là chỉ trích biạ đặt về tinh thần chiến đấu tồi tệ của binh sĩ VNCH tạo hoang mang cho dân chúng và các đơn vị quân đội ở những nơi khác.

Chuyện Đàm Vĩnh Hưng không ngờ đã lại một lần nữa lộ ra cái gọi là khách quan trung thực của các cơ quan truyền thông quốc tế. Trên website của đài BBC tiếng Việt, người ta thấy một cách rất quân bình những hình ảnh về cuộc biểu tình đông đảo chống Đàm Vĩnh Hưng và hình những người ngồi xem trong hội trường và các “fan” (người ái mộ) trương biểu ngữ “yêu Đàm Vĩnh Hưng” cũng như xin chữ ký các văn công khác. Khổ nỗi hình hội trường và khán giả ngồi xem đông đảo của BBC không đúng với hình thật hội trường cũng được các nhiếp ảnh gia khác nhau phóng lên các trang web. Bởi vì các hình thật cho thấy hội trường gồm những hàng ghế sắp theo bậc thang, hàng sau cao hơn hàng trước, và người xem lèo tèo chừng vài chục mạng từng nhóm ngồi tụm vào nhau. Hình trên trang web đài BBC thì các ghế là trên một mặt phẳng bằng, và đàng sau là một cái nền sẫm với mờ mờ nguời thật đông đảo. Đài VC hay là một báo điện VC trong nước như Cộng an Nhân Dân, Tuổi Trẻ hay VNexpress, TuầnVN vân vân mà đi những hình ảnh nguỵ tạo này thì không nói làm gì. Nhưng những hình này ở trên website BBC thì thật là chẳng còn điều gì đáng nói nữa.

Cái hay và lý thú bất ngờ của chuyện ĐVH là thế.

Bác sĩ Trần Xuân Ninh
(ngày 31 tháng 7/2010)