Translate

Thursday, August 5, 2010

Bộ Ngoại Giao VN tiếp nhận hồ sơ về chủ quyền Hoàng Sa

Trích NguoiViệt Online
HÀ NỘI - Sáng ngày 2 tháng 8, Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã tổ chức lễ tiếp nhận bộ hồ sơ có liên quan đến chủ quyền quần đảo Hoàng Sa do tỉnh Thừa Thiên Huế trao lại.

Tập tài liệu này mang tên “Ty khí tượng tại đảo Hoàng Sa năm 1955.”

Bộ hồ sơ gồm 12 trang tài liệu, với 6 trang tiếng Pháp và 4 trang tiếng Việt do Ty Kiến Thiết của Việt Nam Cộng Hòa lưu lại. Hồ sơ này ghi toàn bộ các hoạt động trong giai đoạn từ năm 1897 tới năm 1960, trong đó ghi chép như nhật ký các hoạt động của Ty Khí Tượng Hoàng Sa có đầy đủ chữ ký, con dấu, các bút tích cần thiết của một hồ sơ được tin cậy.

Tài liệu này được xem là hồ sơ gốc có thể chứng minh chủ quyền biển đảo của Việt Nam và sẽ được dùng trong các vụ tranh chấp.

Bộ hồ sơ được nhân viên ‘Chi cục Văn Thư Lưu Trữ’ tỉnh Thừa Thiên Huế phát hiện và lưu giữ từ nhiều năm nay.



Ðảo Phú Lâm (Trung Quốc đổi tên thành đảo Vĩnh Hưng, tên trên bản đồ quốc tế là Woody Island) trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam do Trung Quốc chiếm giữ kể từ năm 1974. Trung Quốc xây dựng phi trường, 2 bến cảng, nhiều cơ sở quân sự và dân sự trên đảo này. (Hình: MyOpera.com)

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã từng phát hiện nhiều tài liệu, văn bản quý giá có liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và đã chuyển giao cho Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Trong đó có hai tờ Châu bản do nhà nghiên cứu Phan Thuận An tìm thấy. Một văn bản chữ Hán khác được viết trên giấy dó do làng Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc cất giữ từ hơn 250 năm nay.

Rất nhiều chứng từ, bản đồ cổ của Việt Nam và quốc tế ghi nhận Hoàng Sa thuộc về Việt Nam. Tuy nhiên quần đảo này hiện vẫn do Trung Quốc kiểm soát sau khi tấn công và chiếm giữ từ quân đội Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974.

Nhà nước Việt Nam trong nhiều năm trước đây chưa bao giờ công khai thành lập một ủy ban nghiên cứu hay tìm kiếm bằng chứng về chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mặc dù Trung Quốc bỏ rất nhiều tiền của, công sức vào công tác này.

Sự nhu nhược của chính phủ Việt Nam đã bị trí thức trong và ngoài nước lên án. Mới đây một cuộc hội thảo về Biển Ðông đã được tổ chức tại trường Ðại Học Temple do các giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu khoa học, lịch sử hải ngoại tổ chức với những bản tham luận hết sức công phu và sâu sắc.

Chứng cứ lịch sử về chủ quyền quốc gia liệu có ích gì khi nhà nước vẫn tiếp tục bưng bít thông tin do lo ngại nước lớn tước mất những quyền lợi cầm quyền hiện nay? (LT