Translate

Friday, October 30, 2009

Nạn buôn người ở Nam Và Đông Nam Châu Á

 Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
2009-10-30

Tại buổi hội thảo về tệ nạn buôn người ở Nam Và Đông Nam Châu Á được tổ chức tuần trước đại học George Washington miền Đông Bắc Hoa Kỳ, một lần nữa tệ nạn buôn bán trẻ vào đường mãi dâm từ Việt Nam sang Kampuchia lôi kéo sự chú ý của người tham dự. Thanh Trúc có bài chi tiết:

Photo: RFA

Hai nhân chứng của tệ nạn buôn người cô Sina Vann người gốc Việt Nam và bà Veero người Pakistan

Hiện diện của nhân chứng sống

Buổi hội thảo, do Trung Tâm Sigur Nghiên Cứu Về Châu Á thuộc đại học George Washington tổ chức tuần trước, cho thấy nạn buôn người ở Nam và Đông Nam Á vẫn là vấn đề nhức nhối khi mà quá nhiều phụ nữ và trẻ con bị lạm dụng vào đường lao động cực nhọc do nợ nần chồng chất như tại Pakistan, hoặc bị buôn vào đường mãi dâm thiếu nhi từ Việt Nam sang Campuchia.

  Mở đầu buổi hội thảo, Giáo sư Shawn McHale, giới thiệu hai nhân chứng điển hình của tệ nạn nô lệ và buôn người , bà Veero người Pakistan, cô Sina Vann, thiếu nữ gốc Việt bị gạt bán qua Kampuchia hành nghề mãi dâm, sau được hai tổ chức ngoài chính phủ cứu thoát. 

Mở đầu buổi hội thảo, Giáo sư Shawn McHale, giới thiệu hai nhân chứng điển hình của tệ nạn nô lệ và buôn người , bà Veero người Pakistan, cô Sina Vann, thiếu nữ gốc Việt bị gạt bán qua Kampuchia hành nghề mãi dâm, sau được hai tổ chức ngoài chính phủ cứu thoát. 

Vào ngày 13 vừa qua, cả hai đến Hoa Kỳ nhận giải thưởng Frederick Douglas vì những cố gắng trong việc tự phục hồi bản thân cũng như nổ lực tuyên truyền và giúp đỡ những phụ nữ và trẻ em chẳng may bị đưa đẩy buôn bán vào đường lao động và nô lệ tình dục như họ trước kia. 

Tại buổi hội thảo, hai người được gọi là sống sót từ tệ nạn buôn người đã trình bày trường hợp của mình cũng như trả lời thắc mắc từ những người tham dự.

Lên tiếng trước cử tọa đa số là sinh viên thuộc Trung Tâm Sigur Nghiên Cứu Về Châu Á của đại học George Washington , Sina Vann cho biết cô bị một người hàng xóm ở Việt Nam gạt bán qua Kampuchia năm 13 tuổi.Trong suốt hai năm cô đã phải phục vụ đủ loại khách du lịch nước ngoài đến Xứ Chùa Tháp để chung đụng với trẻ vị thành niên.

Sau khi được Somaly Mam, một tổ chức ngoài chính phủ ở Kampuchia cứu thoát và giúp phục hồi nhân phẩm để hoà nhập trở lại với xã hội, Sina Vann trở thành cộng sự viên đắc lực trong công tác phòng chống và cứu vớt những nạn nhân của tệ nạn mãi dâm thiếu nhi tại Campuchia.

  Sina Vann cho biết cô bị một người hàng xóm ở Việt Nam gạt bán qua Kampuchia năm 13 tuổi.Trong suốt hai năm cô đã phải phục vụ đủ loại khách du lịch nước ngoài đến Xứ Chùa Tháp để chung đụng với trẻ vị thành niên.

Phương cách phòng chống, xử lý và bảo vệ

Với cô, hôm 13 vừa qua, ngày được tổ chức Free The Slaves tức Giải Thoát Nô lệ ở Mỹ trao tặng giải Frederick Douglass , là lúc cô cảm thấy tiếng nói của nạn nhân nạn buôn người được lắng nghe:

“Xin hãy cứu những nạn nhân bị buôn người bất cứ lúc nào quí vị có thể giúp. Nếu quí vị không giúp thì chúng tôi, những nạn nhân, sẽ chết dưới tay những tội phạm buôn người.

Tôi nói như vậy bởi tôi đã chết từ lúc đặt chân lên Kampuchia. Sina Vann đứng trước quí vị bây giờ là Sina Vann lớn lên trong bạo hành, hận thù và đau đớn. Sina Vann còn tranh đấu được vì Sina Vann được tiếp thêm sức mạnh để đến với những kẻ bị hành hạ đau khổ như mình trước kia.”

Tiếp lời Sina Vann, bà Laura Lederer, phó chủ tịch của Global Centurion, trước từng là giám đốc kế hoạch toàn cầu phòng chống tệ nạn buôn người thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, phát biểu:

Nạn buôn người được nói đến từ lâu, và từ trường hợp của Sina Vann người ta có thể hỏi những kẻ có nhu cầu mua bán con người, những kẻ có khuynh hướng thích chung đụng thích lạm dụng thiếu nhi là những ai để từ đó, bà nói tiếp, trừng trị họ bằng luật pháp:

  Xin hãy cứu những nạn nhân bị buôn người bất cứ lúc nào quí vị có thể giúp. Nếu quí vị không giúp thì chúng tôi, những nạn nhân, sẽ chết dưới tay những tội phạm buôn người. Tôi nói như vậy bởi tôi đã chết từ lúc đặt chân lên Kampuchia. Sina Vann đứng trước quí vị bây giờ là Sina Vann lớn lên trong bạo hành, hận thù và đau đớn.
  Cô Sina Vann

Trước đó Hoa Kỳ có ba phương cách là phòng chống, xử lý, bảo vệ, sau được ngoại trưởng Hillary Clinton thêm vào phương cách thứ tư là liên kết giúp đỡ.

Cô Sina Vann trả lời phóng viên Thanh Trúc đài RFA
Cô Sina Vann trả lời phóng viên Thanh Trúc đài RFA
Nói tới phòng chống thì không chỉ đơn thuần là giáo dục hay tuyên truyền mà còn phải khuyến cáo rằng luật pháp có cách để chận đứng tệ nạn trước khi nó có thể xảy ra . Rất cần thiết phải cũng cố gia đình, phát triển kiến thức , tạo cơ hội công ăn việc làm cho các thành phần ít học trong xã hội. Nhìn xa hơn là hổ trợ sự tăng trưởng kinh tế xã hội cho các quốc gia nghèo . Khoảng cách giàu nghèo quá lớn là yếu tố dẫn tới tệ buôn người. Nói là vậy nhưng phòng chống quả là một quá trình vận động lâu dài và liên tục.

Phòng chống phải được coi là vấn đề ưu tiên bởi một khi đã bị bán và bị lạm dụng thì coi như con người đó bị huỷ hoại từ tinh thần đến thể xác đến cảm xúc lẫn cuộc sống cả đời họ mà muốn phục hồi nhân phẩm và kéo họ trở về với đời thường không phải chuyện đơn giản một ngày một buổi.

 Phỏng chống và xử lý và trừng phạt kẻ buôn người là thế nào? Cũng vậy, tiên quyết của chính sách là luật lệ nghiêm minh. Người ta có thể đề ra bao nhiêu là luật bao nhiêu là chính sách nhưng nếu không áp dụng và không thức thi một cách nghiêm túc thì những kẻ buôn người, những kẻ mua bán trẻ thơ, những kẻ lạm dụng thiếu nhi vẫn nhơn nhơ ngoài vòng pháp lưật .

  Phòng chống phải được coi là vấn đề ưu tiên bởi một khi đã bị bán và bị lạm dụng thì coi như con người đó bị huỷ hoại từ tinh thần đến thể xác đến cảm xúc lẫn cuộc sống cả đời họ mà muốn phục hồi nhân phẩm và kéo họ trở về với đời thường không phải chuyện đơn giản một ngày một buổi.

Thế thì phòng chống và xử phạt đâu có ý nghĩa gì? Nói đến luật lệ nghiêm túc là nói đến tinh thần thượng tôn pháp luật để chống tệ nạn buôn người đã và đang diễn ra dưới nhiều hình thức nhiều khía cạnh , trong đó đáng chú ý đáng phòng nhất chính là du lịch đến các nước nghèo để tìm cách chung đụng với thiếu nhi ở những nước ấy.  
Đường giây Việt Nam Campuchia

Giám đốc Trung Tâm Sigur Nghiên Cứu Châu Á , giáo sư Shawn McHale, đề cập đến khái niệm cung và cầu trong lãnh vực buôn người:

Dưới mắt ông, tệ nạn buôn người xuyên biên giới đang trở thành hiện tượng phổ biến không riêng vùng Nam và Đông Nam Châu Á mà ở nhiều nơi khác trên thế giới châu khác trên thế giới:

Đề cập đến tình trạng buôn phụ nữ trẻ em tại hai nước Đông Nam Á là Việt Nam và Kampuchia, giáo sư McHale nói rằng dựa vào kinh nghiệm nghiên cứ đã qua thì ông có thể khẳng định :

Vùng biên giữa Kampuchia và Việt Nam gần như là một khu vực mở mà người của hai quốc gia có thể qua lại hàng ngày. Cũng dể hiểu vì sao một cô bé 13 tuổi từ Việt Nam được đưa sang bên kia biên giới để vào đất Kampuchia một cách dể dàng. Vấn đề ở đây là thực sự có bao nhiêu người mỗi ngày băng sang biên giới để buôn bán làm ăn, bao nhiêu phụ nữ và trẻ con được đưa sang biên giới để rồi bị buôn bán vào đường mãi dâm ở bên đó. Buôn người là một vấn đề hiện hữu tại biên giới Việt Nam Kampuchia.

Về sự kiện là có rất nhiều trẻ gái Việt Nam bị bán vào đường mãi dâm, còn gọi là những quán gái, ngay trên đất Kampuchia , hoặc từ Việt Nam sang Kampuchia, cô Sina Vann nói với đài Á Châu Tự Do:

  Rất là nhiều người Việt Nam mình lên trên đây , tôi xin thẳng tay nói với cha mẹ Việt Nam là xin đừng đưa con ra nước ngoài, đừng đưa con lên xứ người ta . Con mình lên đây làm cái nghề này không có gì vui cũng không có gì tốt. Rất là khổ. Đi “dù” với người ta người ta đánh người ta đập người ta làm tội dữ lắm,
  Cô Sina Vann

Rất là nhiều người Việt Nam mình lên trên đây , tôi xin thẳng tay nói với cha mẹ Việt Nam là xin đừng đưa con ra nước ngoài, đừng đưa con lên xứ người ta . Con mình lên đây làm cái nghề này không có gì vui cũng không có gì tốt. Rất là khổ. Đi “dù” với người ta người ta đánh người ta đập người ta làm tội dữ lắm, không phải được tiền người ta dễ đâu. Con trai con gái ba bốn tuổi phải kiếm tiền mà đi “dù” với khách toàn là đi miệng không. Cha mẹ không tính con, sanh con ra rồi bán con để nuôi mình ên, sanh con ra để lợi dụng con luôn.

Cái hậu quả kinh khủng mà cô Sina Vann được hỏi đến khá nhiều là căn bệnh AIDS lây truyền qua đường quan hệ không an toàn mà những nạn nhân của nô lệ tình dục mắc phải. Cô nói cô không rõ con số chính xác về những nạn nhỏ tuổi bị AIDS, nhưng nếu đề cập đến những em nhỏ Việt Nam trong các quán gái khi chẳng may vướng phải HIV thì sẽ bị chủ chứa đuổi đi.

  Em xin bên công an Việt Nam, xin làm sao đừng cho phụ nữ Việt Nam lên Kampuchia nhiều lắm. Tại vì Việt Nam mình lên trên đây làm gái xứ người ta quá trời nhiều, lây AIDS lây SIDA nhiều lắm. Chết vì AIDS bỏ xác bên này không biết con ai ra con ai.

  Cô Sina Vann


Con đường duy nhất để kiếm sống, cô trình bày tiếp, là tìm đến những quán gái những quán mát xa khác , còn không thì tìm đường trở về Việt Nam.  

Em xin bên công an Việt Nam, xin làm sao đừng cho phụ nữ Việt Nam lên Kampuchia nhiều lắm. Tại vì Việt Nam mình lên trên đây làm gái xứ người ta quá trời nhiều, lây AIDS lây SIDA nhiều lắm. Chết vì AIDS bỏ xác bên này không biết con ai ra con ai.

Bổ túc vào chi tiết cô Sina Vann vừa nói, ông Shawn McHale cho biết: 

Số người bị AIDS tại Việt Nam không chỉ ở các thành phố lớn mà còn có rất nhiều ở vùng An Giang. Phải nói An Giang là điểm đến và đi của những người hàng ngày qua lại biên giới Việt Nam Kampuchia. Có thể nói không sai con số phần trăm những người hành nghề mãi dâm mắc bệnh AIDS ở khu vực biên giới này là 25% , nghĩa là cao một cách đáng sợ, cao hơn bất cứ nơi nào khác trong đất nước Việt Nam.

Vẫn theo lời ông, nói về bệnh AIDS lây lan qua đường mãi dâm thì không chỉ đô thị mà thôn quê cũng có nhiều , đặc biệt những vùng ven biên nơi người ta có thể đi qua nước khác dễ dàng như trường hợp vùng An Giang nằm giữa biên giới Việt Nam và Kampuchia.

Wednesday, October 28, 2009

Một đường dây chuyển “người rơm” vào Anh vừa bị phát hiện

Estelle Joliver - DCVOnline dịch



DCVOnline: Thời gian gần đây, từ lóng “người rơm” được sử dụng để chỉ những người Việt Nam “không giấy tờ” thường đang sống vật vờ quanh cảng Calais và một số nơi khác trong nước Pháp để tìm cơ hội xâm nhập trái phép vào Anh. Người rơm cùng những sắc dân di cư bất hợp pháp ở khu vực này đang là vấn nạn của nhà nước Pháp. Đã có nhiều chiến dịch truy quét của cảnh sát nhưng chỉ là màn “bắt cóc bỏ dĩa”, không thấm vào đâu.

Ngày 26/10 vừa qua, tờ báo địa phương La Voix Du Nord đưa tin tòa án tirnh Dunkerque đã phán quyết án tù cho nhiều người Việt Nam bị cáo buộc tham gia vào đường dây vận chuyển người rơm này.

Dưới đây là bài của phóng viên Estelle Joliver.



Quang Hung Le, 40 tuổi, đến Pháp năm 1991. Là công nhân không công việc ổn định, Hưng cư trú tại Vaux-en-Velin, ngoại ô thành phố Lyon (Pháp), đã có quốc tịch Pháp.


Lều tạm trú của “người rơm”, di dân Việt Nam bất hợp pháp, tại vùng rừng Grande Synthe (Pháp)
Nguồn: BBC Vietnamese
Khoảng 23 giờ ngày 10/08/2005, Hung bị bắt giữ cùng với 9 người khác tại trạm nghỉ dọc xa lộ ở Moeres thuộc Ghyvelde. Hung vừa đưa 4 người rơm đến trên chiếc xe mang biển số của Đức.

“Tôi không biết là họ không có giấy tờ”, anh ta lập luận như thế trước vành móng ngựa tại phiên tòa ở Dunkerque hôm thứ Năm vừa rồi. Bà chủ tọa phiên tòa Averty đã thận trọng quan sát Hung: “anh không biết hay anh không muốn biết?”.

Hai địa điểm đổ quân ở Lille và Paris.

Hung khai ra Phillipe, một người bạn Việt Nam đã gặp anh ta trong một quán cafe ở Paris. Phillippe cho Hung mượn xe tại nơi ở của Phillippe là Lille, với mục đích làm phương tiện vận chuyển người rơm qua lại chủ yếu giữa Flandres và khu vực theo bờ biển Dunkerque. Thù lao cho dịch vụ này: 200 euros.

“Tôi đang thất nghiệp, nhà máy đang đóng cửa theo định kỳ 3 tuần mỗi năm, vợ tôi vừa bỏ tôi, tôi không có việc làm nào khác (nên) tôi chấp nhận”, Hung giải thích. Từ Hung và chiếc điện thoại di động của Phillippe mà Hung đang sử dụng, các điều tra viên đã lần ra các chặng của một đường dây vận chuyển người vượt biên bất hợp pháp.

Hai địa chỉ, một ở phố Meurein – Lille, và một ở phố Balard – Paris bị phát hiện là “điểm đổ quân” của người rơm. Hàng chục người đã bị bắt giữ hồi tháng 11/2005. Nhưng với 5 người bị dẫn tòa vào hôm thứ Năm vừa qua thì chỉ có Quang Hung Le, một mắc xích nhỏ của đường dây, là được sáng tỏ.

200 euros mỗi người.

Đó là Anh Doan và Quang Duy Pham - 24 tuổi, Ngoc Viet Dang - 26 tuổi. Tất cả đều ở tại Pháp. Họ chịu trách nhiệm nhập “kho” các người rơm ngay sau khi người rơm đến gare tàu ở Lille và vận chuyển “hàng” đến trạm nghỉ cho xe tải Moeres như đã nói ở trên. Họ khai rằng đã nhận những chỉ thị của một người là ông Gia, biệt danh là “ông già”, sống ở Anh. Ông Gia là người kiểm soát cả đường dây từ Nga qua Đức, đến Pháp.

Ông Gia cũng là người nhận tiền của gia đình người rơm chi trả từ Việt Nam, và sau đấy bật đèn xanh để họ tiếp tục chuyển hàng. Cả ba thừa nhận đã chăn dắt hàng chục người rơm mỗi hai, ba tháng với giá 200 euros mỗi người rơm.

Đó cũng là cô Nguyen, 29 tuổi, để có tiền học, thỉnh thoảng đã đến gare du Nord ở Paris mua vé tàu hỏa cho các người rơm đến từ Đức. Thỉnh thoảng, cô cũng nhận tiền thù lao để chứa chấp người rơm tại nơi cư ngụ.

“Tất cả họ đều có việc làm ở Pháp và không muốn tìm đường vượt sang Anh. Họ chính là những kẻ dẫn đường”, công tố viên cáo buộc.

Luật sư của Hung nhấn mạnh về tính tách biệt trong hồ sơ của Hung với các bị can khác. “Chưa hề có một từ xấu nghĩa nào để nói về những người sống bất hợp pháp. Phillippe đã không chút nghi ngại khi nói với Hung về vấn đề tương trợ những người Việt. Cuối cùng, anh ta đã trả giá đắt để kiếm 200 euros, mà anh ta cũng chẳng có được số tiền đó”.

Quang Hung bị kết án 4 tháng tù giam tính từ ngày bị giam cứu. Anh Doan, Quang Duy Pham, Ngoc Viet Dang bị phát lệnh bắt giam, cả ba bị kết án 3 năm tù giam và cấm vào lãnh thổ Pháp, Phuong Diep Nguyen bị kết án 1 năm tù giam và cấm vào lãnh thổ Pháp 3 năm

© DCVOnline

Monday, October 26, 2009

Tân phụ tá ngoại trưởng Hoa Kỳ sắp sang Việt Nam

Thanh Quang, phóng viên RFA
2009-10-26
Hôm 10-19 vừa rồi, Bộ Ngọai giao Hoa Kỳ tổ chức buổi lễ qua đó ông Michael H. Posner nhậm chức tân Phụ tá Ngọai trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động.
Nhân vật này đã từng hoạt động cho dân chủ, nhân quyền ra sao ? Chức vụ mới của ông có thể giúp ích gì cho nỗ lực cải thiện tình hình nhân quyền Việt Nam? Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, một trong những khách mời dự lễ tuyên thệ vừa nói là BS Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch Hội đồng Điều hợp của Tổ chức Quốc tế Yểm trợ Cao trào Nhân bản, có nhận xét như sau:
Thanh Quang: Kính chào Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân. Trước hết BS có nhận xét như thế nào ở ông Michael Posner trong lãnh vực dân chủ, nhân quyền?
BS Nguyễn Quốc Quân: Đây có lẽ là lần đầu tiên, nhân vật có một quá trình tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền là ông Posner, được đề cử vào chức vụ Phụ tá Tổng trưởng Ngoại giao đặc trách về vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động.
Ông có 30 năm hoạt động trong lãnh vực nhân quyền và ông đã từng làm Giám đốc điều hành cũng như Chủ tịch của tổ chức Human Rights First (có trụ sở tại Nữu Ước). Và dưới tài lãnh đạo của ông, ông cũng đã đưa được tổ chức cùng với sự kính nể của các tổ chức nhân quyền quốc tế. Và tổ chức Human Rights First được coi là một trong những tổ chức lãnh đạo công cuộc vận động tranh đấu cho các quyền.

Tân thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Michael Posner và BS Nguyễn Quốc Quân. Photo by TS Trần Văn Hải/TCQTYTCTNB Thí dụ trong lãnh vực nhân quyền như bảo đảm cho quyền công dân tranh đấu cho các vấn đề về an ninh quốc gia, vì nhiều khi người ta nhân danh an ninh quốc gia, người ta làm những việc có thể vi phạm đến quyền của người công dân. Thứ hai nữa là ông tranh đấu chống sự kỳ thị và tranh đấu cho quyền của người tị nạn. Đó là những lãnh vực mà ông đã tranh đấu rất mạnh cho vấn đề nhân quyền.
Trong dịp tiếp xúc với chúng tôi, ông Michael Posner khẳng định sẽ thi hành chính sách nhân quyền liên tục và nhất quán. Ông nói rằng cần có sự bền bỉ, không có sự thay đổi cho vấn đề nhân quyền.
BS Nguyễn Quốc Quân
Và trong dịp chúng tôi tiếp xúc với ông thì ông khẳng định là ông sẽ thi hành chính sách nhân quyền liên tục và nhất quán. Ông nói rằng cần có sự bền bỉ, không có sự thay đổi, mang lại quyền lợi gọi là “Smart power” của nước Mỹ, tức là quyền “Sức mạnh khôn ngoan của nước Mỹ” sử dụng cho vấn đề nhân quyền.
Đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt
Thanh Quang: Thưa BS, liên quan tình hình nhân quyền tại VN, liệu tân Phụ tá Ngọai trưởng Hoa Kỳ đặc trách về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động này có thể giúp ích như thế nào cho nỗ lực cải thiện tình hình nhân quyền đang ngày càng sa sút ở VN?
BS Nguyễn Quốc Quân: Sau lễ tuyên thệ thì có buổi tiếp tân. Tôi và tiến sĩ Hải đã có dịp nói chuyện với ông và bà Ngoại trưởng Clinton về vấn đề sắp tới đây. Ba tuần lễ tới đây, sẽ có một cuộc đối thoại về nhân quyền giữa Việt Nam và Mỹ.
Chúng tôi đã nêu lên vấn đề về tình trạng nhân quyền ngày càng sa sút và cần phải có một sự can thiệp. Phái đoàn của Mỹ cần phải nêu lên những vấn đề vi phạm trầm trọng về nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam.
Ông cũng đồng ý như vậy và ông hứa rằng sẽ tham khảo các tổ chức nhân quyền cũng như đại diện của cộng đồng Việt Nam trong những ngày sắp tới trước khi ông đi VN.
Ông đã giữ lời hứa và ngày hôm qua chúng tôi đã nhận được thư mời đến ngày thứ năm tới, từ 2g30 đến 3g30, sẽ đến gặp ông ở Bộ ngoại giao để nghe ông thuyết trình về những gì ông sẽ làm trong vấn đề đàm phán về nhân quyền với Việt cộng. Và ông cũng hỏi ý kiến của một số các nhà tranh đấu nhân quyền để ông có thêm ý kiến và dữ kiện.
Ông nói rằng ông xuất thân từ một gia đình người Do Thái là nạn nhân của chế độ độc tài Đức quốc xã. Ông biết thế nào là nỗi khổ nhục, sự đau khổ của một người bị mất các quyền tự do căn bản. Tôi nghĩ có nhiều yếu tố thuận lợi để làm việc với ông Michael Posner, nhằm cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.
BS Nguyễn Quốc Quân
Thanh Quang: Theo như kế họach thì vào tháng 11 tới đây, ông Michael Posner sẽ dẫn đầu phái đòan đi VN để đối thọai với Hà Nội về vấn đề nhân quyền, thì một cách tóm tắt, BS hy vọng gì ở diễn tiến đó?
BS Nguyễn Quốc Quân: Chúng tôi cũng hy vọng trong ngày thứ năm sắp tới, tôi và có lẽ một số các nhân vật tranh đấu nhân quyền khác sẽ ngồi lại với ông. Chúng tôi sẽ trình bày với ông những vi phạm trầm trọng về nhân quyền tại nhiều lãnh vực như tôn giáo, tự do thông tin. Nhất là quyền tự do thông tin trên internet mà hiện giờ những người tranh đấu cho VN, cho tự do thông tin mà mỗi khi sử dụng internet để phát biểu ý kiến một cách ôn hoà, đã bị nhà cầm quyền Cộng sản bắt giữ và đưa ra xử phạt hết sức nặng.
Chúng tôi cũng nêu lên vấn đề về lãnh vực tự do tôn giáo mà điển hình là trường hợp đàn áp tăng ni của tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng mới đây. Chúng tôi sẽ nêu lên những vấn đề đó và đặt câu hỏi với ông tân Phụ tá Tổng trưởng là liệu có nên đưa VN vào trong vấn đề CPC không. Tất cả những điều đó chúng tôi kỳ vọng vì tôi nghĩ ông này đã có một quá trình tranh đấu 30 năm trong lãnh vực nhân quyền.
Thứ hai nữa, cũng là một điều lợi, là ông nói rằng ông xuất thân từ một gia đình người Do Thái và gia đình ông đã là nạn nhân của chế độ độc tài Đức quốc xã. Ông biết thế nào là nỗi khổ nhục, sự đau khổ của một người bị mất các quyền tự do căn bản. Tôi nghĩ có nhiều yếu tố thuận lợi để làm việc với ông Michael Posner, cải thiện được tình
trạng ở VN.Thanh Quang: Cám ơn BS Nguyễn Quốc Quân
.

Saturday, October 24, 2009

Đinh Từ Thức

Đinh Từ Thức – Lý Quang Diệu và Singapore 50 năm tới

Posted using ShareThis

Lâu đài tình ái

Sân gôn phục vụ quí tộc càng nhiều, người nghèo càng điêu đứng

Trích NguoiViet Online




medium_VN_golf_quet.jpg

medium_VN_golfCourse.JPG






Hình trên: Nông dân làm chủ thửa ruộng, làm chủ đời mình bây giờ trở thành kẻ làm công quét dọn cho kẻ giầu có và quí tộc đỏ giải trí có thể ngay trên thửa ruộng hay nền nhà của họ. (Hình: NYT)

Hình dưới: Cho đến năm ngoái, theo một số chuyên viên ước lượng, cứ trung bình một tuần lễ lại có một sân gôn được cấp giấy phép ở Việt Nam. Trong hình này là sân gôn Ocean Dunes Golf Club ở Phan Thiết. (Hình: NYT)

PHAN THIẾT (NV) - Phan Thiết thành phố của tỉnh Bình Thuận, một tỉnh nghèo, hiểu theo nghĩa đa số người dân đều cùng khổ, nhưng lại có số sân gôn (golf course) nhiều thứ nhì tại Việt Nam, chỉ sau Hà Nội.

Hiện nay, trên cả nước có khoảng 150 dự án sân gôn, phục vụ giải trí cho giới tư bản đỏ ở trong nước và du khách ngoại quốc. Dự án sân gôn thành hình đến đâu, dân nghèo bị mất cơ hội sống đến đó. Rất nhiều cuộc biểu tình đã xảy ra chống lại các vụ giải tỏa đền bù tượng trưng để làm sân gôn nhưng rồi chẳng đi tới đâu.

Lập sân gôn ở một xứ sở cộng sản như ở Việt Nam, mà hầu hết người dân đều kiếm ăn rất chật vật, chúng chỉ để phục vụ kẻ giầu có và quyền thế, nếu không phải du khách ở ngoại quốc thỉnh thoảng đến giải khuây.

Ngay trên con đường Bắc Nam dọc Trường Sơn gọi là đường Hồ Chí Minh, cũng có 8 sân gôn được thiết lập.

Nói chung, nếu tất cả các dự án được thực hiện, số lượng sẽ có ngày gần tương ứng với số sân gôn gần 200 ở Hàn Quốc, một dân tộc rất mê chơi gôn. Dù vậy, vẫn ít hơn Trung Quốc với hơn 300 sân (nhưng phải hiểu dân số nước này 1.3 tỉ người và đầy ngập du khách quanh năm). Còn so với Hoa Kỳ lại càng xa lắc. Cả Hoa Kỳ có tới 16,000 mà riêng Florida đã có 1,260 sân gôn.

Ðối với một nước chỉ có 2 sân gôn khi chiến tranh chấm dứt năm 1975 và chẳng mấy người Việt Nam nào đánh gôn, nay có hơn 5,000 người chơi (có những ước lượng khác cho con số gấp đôi là ít) với số lượng sân gôn như vậy là một sự bùng phát.

Theo một bài viết của ký giả Seth Mydans trên báo New York Times, nhiều bài viết trên hệ thống báo của nhà nước kiểm soát và ý kiến của nhiều chuyên viên trong nước, ngay cả một số viên chức chính quyền trung ương, nói đến những tác hại của các dự án sân gôn ở Việt Nam (mất đất đai sản xuất lương thực, tổn hại môi trường) hơn là lợi ích cho quảng đại quần chúng.

Cái đáng để ý là nhiều dự án sân gôn lại do nhà cầm quyền các tỉnh cướp đất của nông dân, đền bù tượng trưng rồi ký hợp đồng cho một công ty ngoại quốc khai thác. Không ít những dự án này bề ngoài là làm sân gôn, nhưng thực sự lại dùng cho những mục tiêu khác.

Trước rất nhiều loạt bài viết trên hệ thống báo chí dẫn lời kêu khóc của nông dân mất đất, mùa Hè năm ngoái, Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng, đã ra chỉ thị tạm ngưng cấp thêm giấy phép xây dựng sân gôn. Rồi Tháng Sáu vừa qua, nhà cầm quyền trung ương ra lệnh bãi bỏ 50 dự án. Nhưng, hầu hết đã và đang được xây dựng nên đều không ngừng lại, ngoài 13 sân gôn đã có trước đây.

“Nhiều nhà đầu tư ngoại quốc và nhà phát triển sân gôn nói họ muốn làm Việt Nam thành một điểm đến du lịch. Muốn được vậy, phải có nhiều sân gôn.” Kurt Greve, quản lý viên người Mỹ của các sân gôn Ocean Dunes Golf Club và Dalat Palace Golf Club, phát biểu. Hầu hết du khách đều đến từ các nơi khác ở Á Châu, đặc biệt Nam Hàn và Nhật Bản, những nơi có sân gôn quá đông đúc.

Trong chiều hướng kỹ nghệ hóa, Việt Nam đã mất một lượng khá lớn đất nông nghiệp cho các xưởng sản xuất và các dự án khác. Theo Bộ Nông Nghiệp Việt Nam, đất trồng lúa chỉ còn 10.1 triệu mẫu, giảm xuống từ 11.1 triệu mẫu kể từ năm 2000 tới 2006.

Nhiều dự án sân gôn mới dường như dính tới tư bản nhiều hơn là với thể thao. Thuế đánh vào sân gôn lại thấp hơn những loại hình phát triển khác. Nhiều dự án sân gôn lại còn làm bình phong để phát triển địa ốc.

Chỉ có 65% đất dùng cho dự án sân gôn là cho sân gôn, theo ông Tôn Gia Huyên, một viên chức ở Hội Khoa Học Ðất Ðai Việt Nam, nói trong một cuộc hội thảo hồi Tháng Năm. Phần còn lại dành để xây khách sạn, nhà nghỉ dưỡng, biệt thự, du lịch sinh thái, hoa viên, nơi giải trí.

Nguyễn Ðăng Vang, phó chủ nhiệm Ủy Ban Khoa Học Kỹ Thuật và Môi Trường ở Quốc hội đề nghị đánh thuế sân gôn cao hơn.

“Sân gôn dành cho người giàu, chiếm một diện tích đất mênh mông, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến an ninh lương thực, vậy phải đánh thuế cao hơn mới đúng.” Ông nói với báo Tuổi Trẻ hồi Tháng Bảy.

Và khi người giàu giải trí, nông dân và nói chung dân làng phải trả giá.

Phát triển một sân gôn có thể chiếm dụng đất của cả trăm thửa ruộng, đẩy đến 3,000 người ra khỏi khu vực, đôi khi là làm biến mất nguyên một xã, theo lời Nguyễn Ðức Truyền, một viên chức tại Viện Khoa Học Xã Hội. Ông nói trong một cuộc hội thảo gần đây. Một số rất ít những người này kiếm được việc làm ở sân gôn thì cũng chỉ là kẻ hầu hạ phục dịch cho kẻ giầu có, tư bản đỏ giải trí, thay vì làm chủ cánh đồng của mình, mảnh vườn gia đình mình, sinh sống thoải mái, biệt lập.

Một thí dụ. Sân gôn Ðại Lãi ở tỉnh Vĩnh Phúc đã làm cho hàng ngàn người địa phương mất nhà cửa và đất đai nhưng chỉ có 30 người trong số đó là kiếm được việc làm ở sân gôn, theo bài viết của VietnamNet hồi Tháng Bảy. Nông dân chỉ được đền bù từ $2 đến $3 đô la cho mỗi mét vuông đất bị thu hồi, bằng giá mua một bịch gạo.

Sân gôn cũng có nhu cầu sử dụng một lượng lớn nước để giữ gìn thảm cỏ hàng ngày tạo áp lực lớn cho khả năng cấp nước, theo lời Lê Anh Tuấn của Trung Tâm Kỹ Thuật Môi Trường Ðại Học Cần Thơ. Theo một vài con số ước lượng, một sân gôn 18 lỗ có thể tiêu thụ 5,000m3 nước một ngày, đủ cho nhu cầu 20,000 gia đình.

“Mùa khô rất cần nước.” Lê Tuấn Kiệt, người cầm đầu toán nhân viên giữ gìn thảm cỏ cho sân gôn Ocean Dunes, nói. Sân gôn này cách Sài Gòn 125 dặm về hướng bắc. “Tôi phải thường xuyên nói chuyện với sở nước, nhiều khi phải đấu tranh với họ vì không đủ nước cho người dân thành phố xài.”

Ông Greve nói các khu nghỉ dưỡng cố giới hạn các tác động tới môi trường nên một loại cỏ mới được trồng có khả năng chịu đựng muối mặn cao hơn và đòi hỏi ít nước ngọt hơn.

Sân gôn Sea Links Golf and Country Club xây dựng gần đó trên một số đụn cát, phải dẫn nước tưới xa từ hơn 3 cây số, theo lời Trần Quang Trung, một trong những giám đốc điều hành khu nghỉ dưỡng. Vòi tưới nước phun tự động cách nhau 15 phút và các ống nước dẫn nước nhỏ giọt xuống từng gốc cây.

Cái sân gôn 18 lỗ chỉ là một phần của dự án phát triển 420 mẫu đất đầy tham vọng. Từng dẫy biệt thự, có 315 tất cả, nằm đằng sau sân gôn như những hàng lính đi diễn hành. Nhiều căn đã bán xong trước khi được xây cất. Một khách sạn 5 sao nhìn ra sân gôn gần hoàn tất.

Sát ngay khu vực phát triển sân gôn, đất đỏ đã được cầy xới để xây khu chung cư 550 đơn vị nhìn ra biển. Trong tương lai, ông Trung nói cả khu được gọi là “Thành Phố Nối Biển“

Theo một phản hồi gửi trên Internet về bài viết của Seth Mydans, từ 15 đến 20% khách hàng đến chơi gôn ở Ocean Dunes Golf Club ở Phan Thiết là viên chức nhà nước giải trí hai ngày cuối tuần.

Tại Việt Nam, giới quí tộc đỏ muốn khoe sang cả khác người, họ tập chơi gôn. Nhiều năm trước, sở hữu một chiếc xe hơi, đeo tay một chiếc đồng hồ vàng Longines, đánh quần vợt là biểu hiện của sang giàu. Bây giờ phải đánh gôn, nói chuyện kỹ thuật cầm gậy đánh gôn.

Theo một bài viết trên VietnamNet ngày 9 Tháng Mười, 2008, có đến 39% nông dân ở khu vực Ðồng Bằng Sông Cửu Long không có ruộng để trồng cấy. Ngày 16 Tháng Chín, 2007, báo Tiền Phong nói ngay tại Hà Nội, hơn 70% nông dân sử dụng không hiệu quả tiền đền bù thu hồi đất. Xưa nay họ chỉ biết làm ruộng. Ðất bị tước đoạt, họ trở thành vô gia cư vô nghề nghiệp, cư trú tạm bợ đâu đó, ăn hết tiền đền bù là rơi vào đói nghèo, làm thuê làm mướn lang thang. (T.N)


Friday, October 23, 2009

Tưởng Năng Tiến – Đêm Havana và ngày Hà Nội

Tưởng Năng Tiến – Đêm Havana và ngày Hà Nội

Posted using ShareThis

Gai Viet Pho Den Do Singapore Lo Tri Tham Tran Chi Phuc

Gởi mọi người bản nhạc "Gái Việt phố đèn đỏ Singapore" của Trần Chí Phúc




Tự do báo chí tại Việt Nam

Trích RFA

 Đỗ Hiếu, phóng viên RFA, Bangkok
2009-10-22

Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF từ Paris vừa phổ biến bản xếp hạng về tự do báo chí trên toàn cầu năm 2009, trong đó Việt Nam xếp thứ 166/175 quốc gia.

Screen capture from RSF.org

Trang web của RSF thông báo bảng xếp hạng về tự do báo chí trên tòan cầu

Trên thế giới

Trong số 10 quốc gia đứng cuối bản, bị xem là kẻ thù của truyền thông báo chí - internet, có 6 nước Châu Á, riêng Việt Nam thì xếp thứ 166 trên 175 quốc gia liệt kê trong danh sách.

Đỗ Hiếu trình bày thêm chi tiết.

Theo đánh gía của RSF, các quốc gia không có tự do báo chí, hạn chế quyền tự do ngôn luận, che dấu sự thật, ngăn cản nhà báo hành nghề, bỏ tù hay ám hại những người cầm bút, xét thấy bất lợi cho chế độ cầm quyền phi dân chủ, quân phiệt, độc đoán, gồm những nước thống trị bằng bạo lực, thường xuyên xảy ra xung đột quân sự, chiến tranh kéo dài, hay dung dưỡng tệ nạn tham nhũng, hậu quả hiển nhiên là ở những nước đó quyền làm người bị xâm phạm, chính quyền khóa miệng đối lập, bắt bớ, sách nhiễu những tiếng nói đấu tranh ôn hòa cho dân chủ và nhân quyền.

Trong bản xếp hạng vừa được phổ biến, “bộ ba” luôn đứng chót là Bắc Hàn, Miến Điện và Lào do những thành tích như kiểm duyệt báo chí gắt gao, không cho phép tư nhân hoạt động trong ngành truyền thông đại chúng, giam nhốt, ám hại bất cứ ai muốn nói lên sự thật một cách công khai.
Tại Việt Nam

Khi giải thích về việc Hà Nội xếp hạng 166 trên tổng số 175 quốc gia được khảo sát, năm nay, ông Vincent Brossel - Giám Đốc Điều Hành RSF đặc trách Châu Á, cho Đài RFA chúng tôi biết đại ý là gần đây nhà nước Việt Nam, một chế độ cầm quyền độc đảng, đã gia tăng bắt bớ, xử phạt tù nhiều nhà báo, bloggers, những nhà hoạt động cho dân chủ, những cây bút tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là những đối tượng công khai phê phán sự nhượng bộ mà Hà Nội dành cho Bắc Kinh về vấn đề lãnh thổ, lãnh hải, khai thác bauxite…

  Gần đây nhà nước Việt Nam, một chế độ cầm quyền độc đảng, đã gia tăng bắt bớ, xử phạt tù nhiều nhà báo, bloggers, những nhà hoạt động cho dân chủ, những cây bút tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là những đối tượng công khai phê phán sự nhượng bộ mà Hà Nội dành cho Bắc Kinh về vấn đề lãnh thổ, lãnh hải, khai thác bauxite
  Ô.Vincent Brossel

Vẫn theo ông Vincent Brossel, nhà nước Việt Nam thường xuyên kiểm soát chặt chẽ mọi phương tiện truyền thông, bưng bít sự thật, lọc lựa các nguồn thông tin mà họ chỉ muốn cho người dân nghe - biết, không chấp nhận báo chí tư nhân độc lập, cắt xén những vần đề bén nhạy, ngại làm phật lòng làng giếng khổng lồ phía Bắc:

Kế đó, góp ý với RFA về thành tích của Việt Nam trong việc đối xử với nhà báo, blogger, người viết bài trên internet, các tiếng nói dân chủ, cô Dương Thị Xuân một cây bút độc lập ở Hà Nội nhấn mạnh:

Nhà báo tự do Dương Thị Xuân : Tôi là ký giả tự do. Nói về vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam thì tất cả mọi người đều biết rằng là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ký chỉ thị là không có báo chí tư nhân, cho nên cái vấn đề báo chí tư nhân ở Việt Nam là không có, còn những ký giả tự do như chúng tôi thì chỉ là ký giả tự do thôi, còn nếu làm là đi hành nghề báo tự do thì sẽ được cơ quan an ninh hỏi thăm ngay: "Thẻ nhà báo đâu? Ai cho hành nghề?" Ấy, cho nên vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam là hoàn toàn không có. Thế hoạt động thế nào hả anh? Đúng không ạ? Bởi vì nói thật ra làm gì có tự do. Đây là tôi viết bài theo cái tâm tư của tôi thôi chứ còn nếu mà tôi hành nghề báo chí tại Việt Nam hiện nay thì sẽ được nhà cầm quyền bắt ngay.

  Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ký chỉ thị là không có báo chí tư nhân, cho nên cái vấn đề báo chí tư nhân ở Việt Nam là không có, còn những ký giả tự do như chúng tôi thì chỉ là ký giả tự do thôi, còn nếu làm là đi hành nghề báo tự do thì sẽ được cơ quan an ninh hỏi thăm ngay
  Cô Dương Thị Xuân

Trong một buổi phát thanh trước, qua câu chuyện với đài chúng tôi, từ Paris ông Benoit Hervieu cũng nhắc lại là qua đánh giá và đúc kết của RSF thì năm rồi Việt Nam cũng nằm trong danh sách 12 kẻ thù nguy hiểm nhất của internet. Trong bản xếp hạng tự do báo chí 2008 do RSF đúc kết, Hà Nội xếp thứ 168 trên 173 quốc gia được liệt kê

Được biết, các nước Châu Á xếp hạng cao và trung bình trong danh sách của RSF gồm có Nhật Bản thứ 17, Đài Loan hạng 59 và Nam Hàn thứ 69.

Sáu nước Châu Á xếp cuối bản là Campuchia, thứ 117, Việt Nam 166, Trung Quốc hạng 168, Lào 169, Miến Điện 171 và Bắc Hàn hạng 174.

Đỗ Hiếu, RFA Bangkok, Thailand



Wednesday, October 21, 2009

Hoài Phi

Hoài Phi – Lướt net xem người Việt Nam bây giờ

Posted using ShareThis

VN tổ chức hội nghị quốc tế về Biển Đông

Trích BBC News

BBC được tin một hội nghị về Biển Đông do Việt Nam chủ trì sẽ được tổ chức vào cuối tháng 11 tại Hà Nội.

Trước đây đã có một số hội thảo về Biển Đông ở trong nước, nhưng đây là cuộc gặp đầu tiên có tính quốc tế mà Việt Nam chủ xướng.

Giới chuyên gia cho rằng nó chứng tỏ nỗ lực của Hà Nội trong việc quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, khu vực đang có tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ giữa một số quốc gia trong khu vực, trong có Việt Nam và Trung Quốc.

Hộị nghị "Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển Khu vực" sẽ diễn ra trong hai ngày 26/11 và 27/11. Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam đồng tổ chức hội nghị này.

Danh sách khách mời bao gồm giới học giả, chuyên gia về luật pháp quốc tế và các vấn đề khu vực từ nhiều cơ quan nghiên cứu và trường đại học trên thế giới. Phía Việt Nam ngoài thành phần học thuật còn có đại diện của Ủy ban Biên giới thuộc Chính phủ Việt Nam.

Được biết các chủ đề chính trong hai ngày hội nghị là: "Ý nghĩa khu vực và toàn cầu của Biển Đông trong bối cảnh môi trường quốc tế đang thay đổi", "Các diễn biến mới tại Biển Đông và ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực" và "Cách thức giữ hòa bình, ổn định và thúc đẩy hợp tác tại Biển Đông".

Giới quan sát nhận định các nỗ lực quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông như thế này chắc hẳn sẽ không làm vừa lòng Bắc Kinh, vốn chủ trương giải quyết bất đồng thông qua đàm phán tay đôi với các nước liên quan.

Nguyên tắc song phương

Cuối tháng trước, Trung Quốc lên tiếng kêu gọi Philippines và các quốc gia liên quan về chủ quyền tại Biển Đông "gác bất đồng để cùng Phát triển".

Đại sứ Trung Quốc tại Manila Lưu Kiến Siêu nói Trung Quốc, Việt Nam và Philippines đã có bước khởi đầu tốt đẹp với thỏa thuận thăm dò địa chấn chung tại Biển Đông.

Tuy dự án này đã hết hạn năm 2006, sau khi gây tranh cãi và bị phản đối ở Philippines, ông Lưu cho rằng cần nối lại sự hợp tác theo hình thức này.

Ông đại sứ nói: "Tình hình lúc này còn nhiều khó khăn, nhưng chúng ta cần kiên nhẫn. Chúng ta đang tìm cách giải quyết vì lợi ích của tất cả các bên liên quan."

Ông Lưu Kiến Siêu khẳng định Trung Quốc có chủ quyền "không thể chối cãi đối với quần đảo Nam Sa ( Trường Sa) và vùng biển xung quanh".

Tuy nhiên ông nói: "Trong khi giữ vững tuyên bố chủ quyền, chính phủ Trung Quốc muốn tìm cách giải quyết bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên nguyên tắc song phương với các nước có liên quan."

Tiến sỹ Ian Storey, chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) đặt tại Singapore, nhận xét Bắc Kinh đã luôn luôn chủ trương giải quyết tranh chấp chủ quyền thông qua nguyên tắc song phương.

"Năm 1999, Trung Quốc có nhượng bộ khi chấp thuận bàn thảo về chủ đề chủ quyền lãnh thổ trên diễn đàn đa phương và sự nhượng bộ này đã dẫn tới Quy tắc ứng xử tại Biển Đông năm 2002."

Ông Storey cũng cho rằng bất cứ sự "song phương hóa" nào trong vấn đề này cũng làm Việt Nam và các nước khác trong khối ASEAN không hài lòng.

Tuesday, October 20, 2009

Không bịt mắt bịt tai mãi được

Trích NguoiViet Online

Ngô Nhân Dụng



Câu chuyện “Anh hùng Lê Văn Tám” là chuyện giả đã được Sử gia Phan Huy Lê nói tới từ năm 2005, trong khi dự một buổi họp của Hãng Phim Truyền Hình Việt Nam; và năm đó nhật báo Người Việt đã đăng tin. Năm nay, Giáo Sư Phan Huy Lê chính thức viết kể đầy đủ câu chuyện giả mạo đó để trả nghĩa với người đồng nghiệp quá cố đã căn dặn nhờ ông cải chính. Kể từ năm 2005 đến nay, cả Bộ Thông Tin lẫn Ban Văn Hóa Tư Tưởng của đảng Cộng sản Việt Nam không nói hay làm một việc gì để xóa bỏ tên Lê Văn Tám trong các sách giáo khoa cũng như trên bảng tên các con đường, các công viên.

Họ “tảng lờ” đi, như không biết, không nghe, không thấy. Nhưng phải nói là họ vừa tự bịt tai, vừa tự bịt mắt! Vì không biết làm gì khác! Thường khi người ta nói dối rồi bị lộ thì có hai cách xử trí: Hoặc là công nhận mình đã nói dối, xin cải chính và xin tha lỗi. Hoặc là chối bay không nhận mình đã nói dối. Và như thế thường phải che khỏa, lấp liếm việc nói dối của mình bằng những lời dối trá mới.

Hiện nay đảng Cộng Sản Việt Nam không công nhận mà cũng không phủ nhận sự thật về vụ Lê Văn Tám. Họ ngậm miệng, bịt mắt và bịt tai. Ðảng tự làm như vậy, để bắt tất cả mọi người làm theo: Không nói, không nghe, không đọc. Báo chí, đài phát thanh, phát ngôn nhân chính phủ, cứ tự bịt mắt, bịt tai, viết, nói những điều hoàn toàn trái sự thật. Tin rằng cứ nói dối mãi thế nào cũng có người tin!

Ðó là chính sách của đảng Cộng Sản được thi hành từ thời 1945. Chính sách là cứ nói dối, nói những điều dối trá trắng trợn khó tin, bất kể sự thật. Ai tố cáo mình dối trá, ai nói ngược lại cũng cứ lờ đi, không thấy, không nghe. Cấm đoán không cho dân chúng được nghe, được thấy, được nói những lời nói khác. Ðợi sau khi đã giết hết những người tố cáo mình dối trá rồi, lúc đó chỉ còn một mình mình có quyền nói thôi, cuối cùng thiên hạ sẽ chỉ biết tin mình, không có cách nào khác.

Năm 1946, Hồ Chí Minh đã ký kết chấp nhận cho quân Pháp đổ bộ lên Bắc Việt thay thế quân Tầu. Mục đích của ông ta là khiến cho các đảng phái quốc gia không còn dựa vào thế lực của Quốc Dân Ðảng Trung Hoa nữa, nhưng ông ta giải thích cách khác. Ông nói một câu nổi tiếng, “Thà ăn cứt thằng Pháp 5 năm còn hơn ăn cứt thằng Tầu suốt đời.” Ai cũng phục là cao kiến, vì lịch sử Việt Nam vẫn còn ghi chép đầy chứng cớ.

Nhưng trong việc thỏa hiệp với quân Pháp, Hồ Chí Minh chỉ cốt có thời giờ để bắt đầu tiêu diệt những người không đồng ý với chủ nghĩa Cộng Sản. Các vụ ám sát, những cuộc tấn công vào trụ sở, căn cứ quân sự của các đảng quốc gia đã gây cảnh huynh đệ tương tàn trong khi kẻ thù đứng trước mặt sắp tấn công! Ðến khi đã thủ tiêu hết đối lập, chiếm độc quyền điều khiển chính quyền kháng chiến rồi, mà muốn “ăn cứt thằng Pháp” nó cũng không cho, thì Hồ Chí Minh bỏ qua câu nói nổi tiếng cũ, quay sang ăn của Tầu. Vì đó không phải Tầu Quốc Gia mà là Tầu Cộng Sản, những đồng chí anh em vô sản quốc tế của ông Hồ.

Theo Giáo Sư Qiang Zhai, trong cuốn “China and the Việt Nam War, 1950-1975” thì giữa năm 1946, khi Cộng Sản Trung Quốc bị quân Quốc Dân Ðảng đánh ở Quảng Ðông, một cánh quân đã chạy sang Việt Nam và được Cộng Sản Việt Nam tiếp tế, đổi lại họ huấn luyện quân sự cho bộ đội Việt Nam. Cộng Sản Tầu có dịp bắt đầu một chương trình “diễn biến hòa bình” ở trên nước Việt Nam sau khi chiếm được lục địa. Ngay từ năm 1950 các cố vấn Ðậu Kim Ba, Ðặng Dật Phàm đã bắt cải tổ quân đội, bãi bỏ những sĩ quan có gốc là học sinh, sinh viên, trí thức, để thay bằng các chiến sĩ gốc bần cố nông hoặc thợ thuyền lên nắm quyền điều khiển quân đội. Ðó là một cách chia rẽ để tiêu diệt sinh lực một dân tộc, tạo nên một lớp người mới chỉ biết học tập theo Mao Chủ Tịch. Lúc các cố vấn Tầu sang chỉ huy từ việc quân sự đến cải cách ruộng đất như thế, thì không còn ai đứng ra tố cáo Hồ Chí Minh đem cả nước đi “ăn” của Tầu nữa!

Vì lúc đó những người đã biết và từng tố cáo Hồ Chí Minh chỉ là cán bộ phục vụ cộng sản đệ tam quốc tế đều đã bị thủ tiêu hoặc phải chạy ra nước ngoài sống cả rồi. Ngay năm 1946, 47, lúc mới bắt đầu cuộc kháng chiến, những người bị giết là những Khái Hưng, Nhượng Tống, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ, cùng bao nhiêu chiến sĩ Quốc Dân Ðảng, Ðại Việt, Phục Quốc khác. Chạy ra ngoài bảo toàn được mạng sống có những Nguyễn Tường Tam, Nghiêm Kế Tổ, Hoàng Ðạo, vân vân. Cuối cùng, chỉ còn các cán bộ cộng sản của ông Hồ chiếm độc quyền ngôn luận, nói gì dân cũng phải tin vì không thấy ai nói ngược lại! Cho nên họ có thể vẽ ra những huyền thoại về Hồ Chí Minh cũng như huyền thoại Lê Văn Tám vậy!

Nhưng liệu đảng Cộng Sản bây giờ có thể cứ theo đúng chính sách bịt tai, bịt mắt, của ông Hồ được hay không? Khó lắm. Vì vào những năm 1945, 50 đầu thời kháng chiến thì phương tiện truyền thông ở nước ta không có bao nhiêu. Nắm được cái loa cầm tay ở đầu làng là làm chủ “thông tin, văn hóa, tư tưởng” được rồi. Còn bây giờ trên trái đất đã có Internet, ở Việt Nam nhiều nơi cũng có. Cho nên nói dối bây giờ rất khó. Không ai có thể nói dối tất cả mọi người mãi mãi được.

Có lẽ ông Trần Huy Liệu cũng biết trước như vậy, cho nên ông đã ủy thác cho sử gia Phan Huy Lê làm công việc cải chính huyền thoại Lê Văn Tám. Bởi vì ngay trong thời gian Trần Huy Liệu dựng ra chuyện đó, đã có người nghi ngờ là một thiếu niên sau khi tẩm xăng tự đốt thì không thể chạy xa để tới gần kho xăng được. Lý luận này đăng trên tờ báo Thời Mới ở Hà Nội, một tờ báo ngoài tầm kiểm soát của cộng sản. Ngoài ra, một vụ đốt cháy kho xăng lớn thế nào cũng có nhiều người tham dự, chủ mưu; sẽ có ngày họ xuất hiện nói lên sự thật; khi đó thần tượng Lê Văn Tám cũng sẽ bị lật mặt giả dối. Ðối với Trần Huy Liệu, tốt nhất là tự mình tìm cách cải chính chuyện gian dối đó, để khi chuyện lộ ra thì mình đỡ mang tiếng.

Nhưng là người đi theo cộng sản đã lâu năm, ông Trần Huy Liệu biết tự bảo vệ tính mạng mình. Xóa bỏ một huyền thoại do đảng dựng lên là điều nguy hiểm. Vì không những nó làm cả hệ thống thần linh của đảng bị mất một huyền thoại mà còn làm cho người ta nghi ngờ cả hệ thống đó còn nhiều điều gian trá khác. Người ta sẽ hỏi, “Sau Lê Văn Tám là ai?” “Lê Văn Tám đã vậy, còn Võ Thị Sáu, còn Minh Khai, còn Hồ Chí Minh thì sao? Cái gì thật, cái gì giả?” Một sự không tin, vạn sự không tin, người dân sẽ nghi ngờ cả đảng cộng sản! Cho nên ông Trần Huy Liệu không dám tự mình viết, dù chỉ viết một câu thôi, thí dụ: “Tôi, Trần Huy Liệu, xác nhận câu chuyện Lê Văn Tám tẩm xăng tụ đốt là hoàn toàn do tôi bịa đặt vì nhu cầu tuyên truyền để kháng chiến chống Pháp.” Viết một câu như thế mà ai bắt được thì chắc chắc sẽ bị thủ tiêu, bị đắm đò hay xe đụng lúc nào không biết!

Cho nên ông Trần Huy Liệu muốn cải chính nhưng cũng chỉ dám dặn dò bằng lời nói, không dám viết một chữ. Lúc đó là vào thập niên 1960, ông Phan Huy Lê cũng không dám xin ông Liệu viết mấy chữ làm bằng cớ. Vì có đứa nào nó tố cáo, bị bắt với bằng cớ đó thì cả hai thầy trò sẽ khó sống.

Nhưng tại sao đến bây giờ ông Phan Huy Lê mới chính thức công bố câu chuyện Lê Văn Tám? Thực ra thì giới sử học ở Việt Nam đã “thăm dò” vấn đề này qua những bài viết tên tạp chí Xưa và Nay trong năm 2003, và báo Thế Giới từ năm 2004 rồi. Năm 2005, ông Phan Huy Lê đã nói đầy đủ hơn, một cách bán chính thức, trong một cuộc họp về phim truyền hình, nhưng chưa chính thức viết ra. Ðến năm nay thì ông đã viết thẳng thành bài, vì không khí trong cả nước Việt Nam đang thay đổi.

Bây giờ người dân Việt Nam không còn tin đảng Cộng Sản nữa, mà cũng không còn sợ nữa. Cả guồng máy tuyên truyền đang trở thành bất lực, nói cái gì người dân cũng nghi là dối trá. Các mạng lưới thông tin mới đóng góp với hệ thống tin đồn, rỉ tai cũ của người dân. Sang thế kỷ 21 này, việc nói dối còn khó hơn thời 1960. Ai muốn trình bày một sự thật nào, thì đây là lúc có thể nói ra. Trước chính sách bịt mắt, bịt tai của đảng Cộng Sản, bất cứ ai giúp cung cấp thông tin, mở mang kiến thức của đồng bào, thì bây giờ là lúc nên làm!

Một dấu hiệu cho thấy dân Việt Nam không còn sợ nữa, là quyết định tự giải tán của các nhà lãnh đạo Viện Nghiên Cứu Phát Triển (IDS). Trước “quyết định số 97” của Nguyễn Tấn Dũng bịt mồm bịt miệng giới nghiên cứu khoa học, phản đối mãi không được việc gì, các nhà nghiên cứu chỉ có cách bày tỏ sự phản kháng là tự đóng cửa.

Ngày 14 Tháng Mười vừa qua, Nguyễn Tấn Dũng lại dọa rằng sẽ “xử lý những phát biểu thiếu tinh thần xây dựng của một số cá nhân thuộc Viện Nghiên Cứu Phát Triển.” Thái độ này cho thấy cả guồng máy thống trị của đảng Cộng Sản vẫn theo chính sách cũ từ thời Hồ Chí Minh: Bịt miệng thiên hạ. Không bịt miệng được thì dọa sẽ “xử lý!” Dọa rồi mà vẫn không công hiệu thì dọa nữa! Có thể nói trong việc đối phó với phong trào đứng lên đòi quyền được tự do phát biểu của giới trí thức Việt Nam, đảng Cộng Sản đang lâm vào ngõ bí.

Trong khi đó, giới trí thức Việt Nam đã phản ứng với thái độ dũng cảm hơn: Không sợ. Ông Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng IDS còn gửi thư lên Bộ Tư Pháp và Quốc Hội đòi “xử lý” cái Quyết Ðịnh 97, phi pháp và xâm phạm quyền làm người đó. Ông sẵn sàng đi theo nhưng ông Phạm Văn Trội, Vũ Hùng, Nguyễn Xuân Nghĩa, và hàng chục nhưng nhà trí thức khác đã vào tù vì lên tiếng đòi các quyền dân chủ tự do cho tất cả mọi người dân Việt Nam.

Người Việt Nam khắp nơi hoan nghênh những người có thái độ can đảm của các nhà trí thức đòi tự do dân chủ. Họ tin tưởng vào khả năng xét đoán của dân Việt Nam, cho nên họ can đảm nói lên khát vọng tự do của toàn dân, và trình bày những sự thật mà đảng cộng sản vẫn che dấu. Người Việt Nam có quyền được nghe, được thấy, được tiếp nhận các thông tin đúng. Không ai có quyền bịt mắt bịt tai một dân tộc.

Monday, October 19, 2009

Giáo dục Việt Nam theo nhận định của các Đại học Mỹ

2009-10-19

Gần đây, các chuyên gia của Đại Học Harvard đưa ra một số nhận định về thực chất của giáo dục Đại học tại Việt Nam hiện nay cũng như một số khuyến nghị cho Bộ Giáo dục Việt Nam.

AFP PHOTO

Học sinh, sinh viên Việt Nam tìm hiểu về hệ thống giáo dục Hoa Kỳ.

Tính xác thực

Trong Tờ trình gửi Uỷ ban Đặc nhiệm Hỗn hợp về Giáo dục Đại học Việt Nam, hai chuyên gia của Trường Chính Quyền Học Kennedy tại Đại Học Harvard là Thomas Vallely (Giám Đốc Chương Trình Việt Nam) và Ben Wilkinson cho rằng đang có sự khủng hoảng suy sụp trong nền giáo dục đại học Việt Nam.

Để tìm hiểu thêm và vấn đề này, Thanh Quang hỏi chuyện Giáo sư T Văn Tài tng ging dy ti Đi hc Harvard. Trước tiên Giáo sư Tải nhận định:

GS Tạ Văn Tài: Tôi đng ý vi đa s ý kiến và bt đng v mt s ý kiến khác trong t trình. Tôi đã quen biết ông Vallely t lâu, t hi ông còn là phó cho mt bà Giám đc tin nhim ca chương trình Vit Nam và nh tôi gp di s Vit Nam Bùi Xuân Nht ti Liên Hiêp Quc i chưa có b cm vn nên chưa có toà Đi s Hoa Thnh Đn) đ nhc nht Nam chưa c hai ng viên du hc đến Harvard, nơi đã cp hai hc bng, cho nên trong quá trình ông Vallely làm vic dài dài, nhiu năm cho chương trình Vit Nam đ c sinh viên du hc qua Harvard, chương trình Fulbright v.v… New York (h sao Vi

Tôi đã thy ông rt thương mến sinh viên Vit Nam và lo cho tin đ tương lai ca dân tc Vit Nam, mt khác ông có cá tính là cu thu quân lc chiến M, cho nên ông là người thng tính, sn sàng nói mnh m ý kiến ca ông chng e dè ai.

Vy thì nhng ý kiến ca ông phê bình đi hc Vit Nam suy sp trm trng, tôi có th hiu được đó là s thành tâm lo lng khn thiết ca ông cho tương lai Vit Nam, mun như mt bác sĩ gii và tn tâm, cho thuc đng giã tt, cha cho các căn bnh trm trng ca nn đi hc Vit Nam. Có my ý kiến lit kê như sau v đi hc Vit Nam, mà tôi đng ý mt phn:

a) Thành tích xut bn các công trình nghiên cu rt nghèo nàn, thí d vào năm 2007, Đi hc Quc gia Vit Nam ch có 52 công trình xut bn, Vin Khoa Hc Công Ngh có 44 công trình, thua xa các đi hc Quc Gia Seoul ca Đi hàn (5060 công trình), Singapore (3598 công trình), Đi Hc Bc Kinh (3219), Đi Hc Fudan (2343 công trình), Đi Hc Mahidol và Chulalongkorn ca Thái Lan (950 và 822) v.v…

Thành tích v bng sáng chế ca Vit Nam là s không, so vi Đi Hàn có 102.633 bng sáng chế, Trung Quc có 26.292 bng sáng chế, Singapore 955, Thái Lan 158, Mã Lai 147, Phi Lut Tân 76...

T Trình báo đng là nếu không cp thi ci c th chế cho giáo dc đi hc, Vit Nam s tht bi hoàn toàn trong mc tiêu phát trin tim năng to ln ca mình.

GS Tạ Văn Tài

b) Không hun luyn sinh viên đúng nhu cu kinh tế, do đó 50% sinh viên tt nghip đi hc không tìm được vic làm đúng ngh chuyên môn, s chun b sinh viên đi vào ngh nghip chuyên môn đã b ti t vì 25% giáo trình bt buc tp trung vào gíáo điu chính tr (political indoctrination).

Tìm trong sinh viên không đ nhân công chuyên môn hay các nhà qun tr gii cho nn kinh tết Nam. T Trình báo đng là nếu không cp thi ci c th chế cho giáo dc đi hc, Vit Nam s tht bi hoàn toàn trong mc tiêu phát trin tim năng to ln ca mình. Vi

c) Vit Nam có ước vng xây dng đi hc có phm cht quc tế nhưng hin nay không có mt đi hc Vit Nam nào được xếp vào hàng đi hc có phm cht ca Á Châu. T trình này nói rng trái vi sinh viên Trung Quc và n Đ, sinh viên Vit Nam không cnh tranh ni được thâu nhn vào nhng chương trình cao hc thượng thng ti Hoa Kỳ và Âu châu. đ

Tôi thy có l ông Vallely, trong khi điu khin chương trình Vit Nam Harvard và nht là li được B Ngai Giao M cho thu li vic tuyn la sinh viên cho chương trình Fulbright., đã có dp thy trong nhng sinh viên xin vào chương trình cao hc M, người gii thì thường là đã đi du hc sang Liên Sô hay Đông Âu trưóc đây ri bây gi sang M ly thêm bng M, còn người xut thân t đi hc Vit Nam thường kém (có ln ông nh tôi làm người dch hay h trp cho mt sinh viên t Vit Nam đã được gi gm qua hc ti trường Công Quyn Hc Kennedy, vì thế nên Harvard min cưỡng nhn, nhưng kém quá cn có người dy kèm—nhưng tôi thy vic dy kèm hay dch giùm này mt nhân v cho tôi, là nhân viên nghiên cưú ban ging hun bên trường Lut Harvărd, nên tôi t chi.) trong l

rmit-student-giving-presentation-305.jpg
Một nữ sinh viên đang trình bày trước lớp tại trường đại học RMIT ở Sài Gòn.
Nhưng tôi phải nói là tôi không có khuynh hướng nói qúa khẳng định về phẩm chất kém cỏi của Đại học Việt Nam, theo kiểu ông Vallely và Wilkinson nói mạnh, vơ đũa cả nắm—

Thanh Quang: Như vy ý kiến ca Giáo sư ra sao?

GS Tạ Văn Tài: Tôi nghĩ rng khi nói v phm cht nn đi hc Vit Nam cũng như M, ta phi phân bit các đại hc đng cp cao và các đi hc đng cp thp, thí d M, có nhiu đng cp, t hng siêu (như Harvard, Yale...) đến hng đng cp quc gia (national universities and colleges), đến lai đi hc thuc hng có v thế đa phương (regional universities, colleges) đến các lai đi hc cng đng (Community colleges).

T trình ca ông Vallely và Wilkinson quên mt s khác bit ti Vit Nam gia mt bên, là các đi hc m rng, chuyên tu, ti chc… vi s thu nhn sinh viên bưà bãi không có trình đ, vi s hun luyn lng lo thiếu tiêu chun, thiếu phương tin (theo mt t trình hi năm 1992 ca UNESCO, 66% đi hc, phn ln là các đi hc có sĩ s dưới 800, ch có phòng c ti t, vi thư vin và máy móc trang b rt gii hn.)

Chúng h thp phm cht nn đi hc Vit Nam xung mt mc trung bình thp, và mt bên, là các đi hc quc gia có thi tuyn sinh viên và hc trình và ban ging hun quy cũ hơn.

Ngoài nhà nước, các trường đi hc cũng phi thy không th thâu nhn bừa bãi và cho ra trường các sinh viên trong các ngành ngh ít vic làm, nghĩa là phi c gng cho s cung đi sát s cu trong th trường nhân lc.

GS Tạ Văn Tài

Tôi có din giảng khoá hun luyn ngn hn v lut thương mi và đu tư quc tế ti Đi Hc Kinh tế thành ph H chí Minh, thì thy trình đ sinh viên cũng khá, và nht là rt hiếu hc mun giao lưu vi các ngun kiến thc mi (tôi dùng sách giáo khoa dùng trong Đi Hc Lut Harvard, dch ra tiếng Vit, nhưng sinh viên ưa sách tiếng Anh và t chp hình in li cun đó).

Tôi cũng không thy T Trình “chn bnh đúng nguyên nhân” ca cái nn 50% sinh viên tt nghip không kiếm được vic, vì lý do không hn là hc nhiu gi chính tr, đó ch là mt phn, lý do chính là tuy nhà nước không còn ép sinh viên đi vào các ngành này kia như thi kỳ kinh tế hoch đnh cng rn, nhưng mà nhà nước, t khi chuyn sang kinh tế th trường, chưa đưa ra các con s thng kê v nhu cu các ngành ngh có trin vng trong th trường tương lai, đ các cá nhân sinh viên t quyết đnh chn ngành ngh cho sát nhu cu nn kinh tế.

Ngoài nhà nước, các trường đi hc cũng phi thy không th thâu nhn bừa bãi và cho ra trường các sinh viên trong các ngành ngh ít vic làm, nghĩa là phi c gng cho s cung đi sát s cu trong th trường nhân lc.

Nguyên nhân khủng hoảng

Thanh Quang: Gíao sư nhn xét như thế nào v các nguyên nhân to ra khng hong đi hc Vit Nam, mà T Trình đã đ cp ti?

GS Tạ Văn Tài: Đây là vn đ tôi cũng có mt s ý kiến khác vi T Trình. Tôi đng ý vi Tường li qun tr đi hc ca nhà nước đã to ra phm cht suy trm ca nn đi hc: tp trung quyn v trung ương mà không cho t tr và t qun đi hc, do đó tiêu dit hay gim đi các sáng kiến và s tn tâm say mê công vic. Trình là đ

Tuyn chn và thăng thưởng nhân viên, cung cp hay phát các ngun tài tr ngân sách (cho nghiên cu chng hn), không theo kh năng và thành qa công vic nhiu, mà theo thâm niên, lai lch chính tr hay liên h cá nhân, kèm theo s ác cm ca các cp qun tr cao trong đi hc, thường được hun luyn t Liên Sô và Đông Âu, đi vi các nhân viên tr tui giáo dc t các nước Âu Mỹ.

Giáo trình không được t do như bên Trung Quc, tuy rng đã dn dn ci m hơn, khiến cho thiếu năng đng trí thc; và cũng vì thiếu năng đng trí thc cho nên các hc ga tr không thưu d dàng được vi các ngun kiến thc bên ngoài. giao l

Nhưng có đim tôi không đng ý vi T Trình là cho rng nn đi hc Vit Nam yếu kém vì nó tha kế nn đi hc thi thc dân Pháp, và đến khi dc lp thì b chiến tranh và cai tr dc tài mà không có ch đo đ xây dng nn đi hc có phm cht cao.

Pháp đã du nhp nn đi hc có phm cht cao vào Vit Nam, vi quan nim đng hóa giai cp thng tr bn x vào nn văn minh Pháp, theo s mng văn minh hóa ca Pháp (mission civilisatrice), khiến đi hc Đông Dương, nht là y khoa, dược khoa, lut khoa, và khoa hc trơi hun luyn các tng lp ưu tú (elite) ca Vit, Mên và Lào. thành n

Nhng sinh viên tt nghip Đi hc Đông Dương sang Pháp thi Tiến sĩ, thc sĩ lut (như Vũ Văn Mu), tiến sĩ, thc sĩ kinh tế (như Vũ Quc Thúc, Nguyn Cao Hách), Tiến sĩ Toán ( Đng Đình Áng), đã là nhng người xây dng nn đi hc Vit Nam sau khi Pháp rút lui năm 1954 ti min Nam Vit Nam.

Nơi đây đã tiếp tc mt nn đi hc tt đp, thí d riêng v ngành lut, đã to ra mt hc trình vi các sách giáo khoa tt, các người tt nghip có kh năng, mà sau này các người sng trong chế đ Vit Nam Cng Sn cũng phi công nhn là có phm cht cao: thí d Lut sư Lê Công Đnh phi viết bài công nhn giá tr Đi hc Lut Khoa Saigon trước 1975; Giáo sư Hoàng Ngc Giao ca Phân Khoa Lut Đì hc Quc Gia Hà Nôi du hc ti Boston, mun nh chúng tôi tìm các sách giáo khoa tt ca các giáo sư quc tế công pháp ca Đi Hc Lut Saìgon trước 1975.

T 1954 đến 1975, t các đi hc Min Nam Vit Nam, đã nhiu sinh viên du hc sang Pháp, Đúc, Anh,Úc , Nht và Hoa Kỳ v.v.. và thành công, nhiu khi ngay trong năm đu, các đi hc các nước y, ri đu bng đi hc Âu M d dàng, và hàng lot, trong đ các ngành, k c lc, nhiu người đu đến bng tiến sĩ , chng t nn di hc Min Nam Vit Nam có phm cht và đào to người gii. nguyên t

Nhng sinh viên hc trong đi hc Pháp thành lp thi thuc đa mà sau này góp phn xây đng nn đi hc Min Bc Viêt Nam trước năm 1954, như tiến sĩ lut Đ Xuân Sng, Nguyn Mnh Tường , bác sĩ y khoa khoa trưởng trường Y Hoàng Đình Cu (mà sau 1975, báo chí M đã biết ti), bác sĩ Tôn Tht Tùng, giáo sư Toán hc Hoàng Ty là bng chng sng v nn đi hc tt do Pháp xây dng ti Vit Nam, còn đ li nh hưởng ngay ti Min Bc Vit Nam.

Tương lại đại học VN?

Thanh Quang: Giáo sư nhn thy T Trình va nói có ghi nhn lc quan hay bi quan gì vế trin vng tương lai ca nn đi hc Vit Nam không ?

GS Tạ Văn Tài: Tôi thy T Trình có nếu hy vng v tương lai đi hc Vit Nam nhưng rt dè dt và tôi cùng thy T Trình chưa chú trng nhiu lm v đãi ng và mc sng ca các gii chc ging hun đi hc, điu mà tôi mun b túc cho T Trình.

T Trình có nói đến Ngh quyết 14 mun ci t toàn din gíao dc đi hc vào năm 2020, cho phép t tr nhiu hơn và s tuyn chn da trên thành qu, và nhà nước đã đt ưu tiên v giáo dc đi hc trong 3 năm qua. Đó là nhng đim hy vng.

Nhưng T Trình cho rng tc đ ci t còn rt chm, và nht là nhà nước vn mun ôm gin hành theo não trng kế hoch tòan din t trung ương, nht là mun giũ quyn phân phi các ngân khon tài tr ca các cơ quan quc tế, khiến cho khó lp đi tác vi các đi hc M vn t tr đến mc rt cao. quy

Tôi cũng thy T Trình nói mt cách không lc quan cho lm v các yếu t quc tế giúp đ nn đi hc Vit nam. Thí d: nói rng vic c sinh viên du hc , gia tăng rt mau nhng năm gn đây, nht là sang M, cũng không th là gai pháp cho nn đi hc Vit Nam, vì du sinh ch là mt s cc nh, gm nhũng gia đình có tin cho con cái du hc hay nhng ai may mn xin đựơc hc bng.

T trình cũng nói các khan tài tr ca các cơ quan quc tế không được phân phi theo tiêu chun kh năng, còn các đi hc quc tế đi vô Vit Nam hun luyn thì phn ln ch nhm trc li thu hc phí t sinh viên theo các ngành thc dng, nhưng hc phí cao này ch mt s tri, đi chúng không kham ni. n

Vit Nam mun lp mt hay vài đi hc thuc loi “đng cp quc tế” và t 2005 đã tranh th h tr ca M, vi vic Th tướng Phan Văn Khi, trong cuc viếng thăm Harvard năm 2005, yêu cu Harvard gíúp. s

Năm 2006 , Th Tướng Khi ký quyết đnh v đi hc đng cp quc tế năm 2007, Chch Nưóc Nguyn Minh Triết thăm Hoa Kỳ và tiếp tc thúc đy Hoa Kỳ giúp. Năm 2008, Thướng Nguyn Tn Dũng thăm Hoa Kỳ và ký bn ghi nh v vic lp vài trường đi hc Hoa Kỳ ti Vit Nam. T T

Tháng 6/2009, Vit Nam tuyên b vay Ngân Hàng Thế Gii và Ngân Hàng Phát Trin Á Châu 400 triu M Kim đ xây 4 trường đi hc đng cp quc tế (Vit -Đc, Khoa Hc Công Nghi, Đà Nng, Cn Thơ). Hà N

T Trình ca Harvard nói v tham vng lp đi hc đng cp quc tế ca Vit Nam như sau:

Tuy biết Vit Nam rt mong thu hút s tham gia hp tác ca các đi hc hàng đu ti Hoa Kỳ, các đi hc danh tiếng ti Hoa Kỳ s không vào Vit Nam theo kiu các nhà đu tư, tc là s thp tiêu chun ca mình đ thu li tài chánh, nếu chính quyn Vit Nam “không quyết tâm theo đui các tiêu chun mt đi hc tt”, tc là “t do trong giáo trình” (được t do đưa vô gíao trình và vic nghiên cu các đ tài mà không phi tham kho trước vi b giáo dc—v đim này. không h

Nếu Quyết đnh 97 mi ban hành gn đây, mà T Trình Harvard không nói ti—nó đưa ra mt danh sách hn chế các d tài có th bàn lun khoa hc và do đó có th c hi cho vic nghiên cu khoa hc và vic thành lp được các đi hc đng cp cao) và “t qun, t tr”, theo đó chính quyn ch dóng vai hn chế, và đi hc s tìm các ngun tài tr ging hun và nghiên cu ngoài ngân sách nhà nước.

T Trình kết lun là U Ban H Hp Đc Nhim v Giáo Dc Đi Hc s có mt vai trò đc bit trong vic v mt lược đ toàn din cho vic ci t giáo dc đi hc và xúc tiến vic ci cách.

Thanh Quang: Thưa GS, dường như T Trình này quên đ cp ti vic đãi ng qua lương bng và ngân khan nghiên cu cho các giáo sư đi hc VN?

GS Tạ Văn Tài: Chúng tôi b túc cho T Trình Harvard: đó là s đãi ng bng lương bng và các ngân khan nghiên cu sao cho cuc sng vt cht đàng hoàng hơn đ các giáo sư có th tn ty vào vic nghiên cu. Hin nay, tình trng li tc đi khái như sau:

(1) Theo các t trình tin tc, 30% sinh viên Vit Nam du hc (có th nói là thành phn trí tun lc) không mun v nước, và mun li ngoi quc kiếm tin nhiu hơn lương bng thp kém trong đi hc Vit Nam; vic xây dng đi hc Vit Nam b thit mt lc lượng nhân s đó (trong khi đó thì, như mt s nhà nghiên cu đã ch ra, s lượng trí thc Vit Kiu tui tr và trung niên v nước khá quan trng, đem theo không nhũng trí tu, mà còn c vn đu tư, các s quen biết và liên h hi ngoi, và kinh nghim v th trường quc tế--còn trí thc hi ngoi tui hưu thì có th nâng cao trình d cho gii chuyên môn trong nước—Xin xem Đ Án ca B Ngoi Giao Vit Nam v vic“thu hút trí thc ,chuyên gia người Vit nước ngoài trong vic xây dng đt nưóc”); ch

(2) Lương bng giáo chc đi hc Vit Nam được coi là thp nht thế gii, theo chính thông tin ca nhà nưóc trong trang nhà v giáo dc : trong khi lương giáo sư đi hc trung bình ti các nước Á Châu là 1,000 M kim, thì Vit nam, giáo chc đi hc, ngoài cm tưởng các ý tưởng ci t giúp nước b coi thường, h ch có lương căn bn trung bình là 150 M Kim, dy thâm niên 15 năm thì 170 M Kim, thâm niên 30 năm, đến tui sp v hưu ,thì 279 M Kim; mi gi dy s tính thêm tin gi ph tri, do đó lương ngoi mi vô ngh có th là 200 M Kim; còn nu có thêm tin do d án nghiên cu thì có th có li tc ti 500 M Kim mt tháng (tin tc này do s trao đi trong website ca các giáo sư M và Vit có kinh nghim ti Vit Nam) ;

(3) Nhưng kiếm được d án nghiên cu trong ngân sách nhà nước Vit Nam thì là c mt snh tranh trong bu không khí phân bit đi x da trên vây cánh và chính tr; còn các ngun tài tr nghiên cu cu các cơ quan quc tế như các qu tng lp (Foundations) thì ít giáo sưt Nam biết ti; v li nhà nước, theo chính sách, có l hc ca Nga , là không d dãi cho các t chc phi chính ph (non-governmental organizations—đang bàn rt k v lut chi phi các t chc này), có l ngi s trưởng thành ca các t chc trong khu vc tư (Ford Foundation đã đóng ca Vit Nam, sau nhiu năm làm nhiu vic ích li); c Vi

(4) Rút cc thì trí thc đi hc Vit Nam hoc là phi dy thêm rt nhiu gi, có khi đã dy 20 gi mt tun mà còn phi dy thêm gi nưã (v li đi hc cũng có khi bt h dy thêm gi đp đng kiếm thêm tin ca chính đi hc), b bê vic nghiên cu, không còn kh năng xây dng đi hc đng cp cao vi các công trình nghiên cu khám phá kiến thc mi; hoc là b ngh giáo chc đi hc đ ra ngoài làm vic cho các công ty ngoi quc, kiếm gp đôi lương bng (thí d, làm cho hãng ngoi quc có th kiếm mi tháng 1,000 M Kim vi bng c nhân đu ti hi ngoi, hay 2,000 M Kim vi bng chuyên môn cao cp (tiến sĩ..). thi hành các h

Nhà nước s thua cuc, mt nhân tài, trong cuc cnh tranh th trường nhân công trí thc cp đi hc, nếu không có s đãi ng xng đáng đi vi h.

GS Tạ Văn Tài

Thanh Quang: Như vy kết lun ca GS là gì?

GS Tạ Văn Tài: Nhà nước phi thy rng nhà nước s thua cuc, mt nhân tài, trong cuc cnh tranh th trường nhân công trí thc cp đi hc, nếu không có s đãi ng xng đáng đi vi h.

Rt không nên trit tiêu các quyn li ca các giáo sư hc ga, dù đến tui hưu, nhưng còn kh các phương tin giao dch ca h vi các đng nghip và cơ quan, như ch làm vic, đin thoi (đng có ct đin thoi ca h ngay khi hi hưu như đã ct đin thoi ca Giáo sư Vin Trưởng Đa hc An Giang Võ Tòng Xuân, người đã có công lao xây dng Đi hc Cn Thơ và An Giang, và có kh năng vn dng các ngun tài tr quc tế cho đi hc Vit Nam). năng đóng góp, thí d

Vic đãi ng xng đáng trí thc trong nước cũng cn đ tránh tình trng mà B Ngoi Giao Vit Nam đã t trong “Đ Án Thu Hút Trí Thc Chuyên Gia Ngườì Vit nứơc ngoài”: “Trí thc trong nước chưa được trng dng, được tr lương xng đáng, nên vic ưu đãi Vit kiu gây so bì, bt hp tác. Ngoài ra còn có tâm lý lo ngi trí thc Vit kiu v s làm bc l s yếu năng lc chuyên môn hoc chiếm mt v trí ca người trong nước. Đây cũng là mt tr ngi khi đưa ra bt c kiến ngh nào ưu đãi trí thc Vit kiu”.

Thanh Quang: Xin cm ơn Giáo sư T Văn Tài.