Translate

Thursday, July 1, 2010

Cs Lại Dùng Tôn Giáo

VI ANH . Việt Báo Thứ Tư, 6/30/2010,


Cùng gần như đồng thời có hai tin quốc tế như liên quan đến VN, hết sức đáng chú ý. Tin đầu là tin theo thông cáo chung của Vatican và Hà nội sau hai ngày hội đàm, Đức Giáo Hoàng lần đầu tiên trong lịch sử tương quan giữa Vatican và Hà Nội, sẽ cử “đặc phái viên không thường trú của Vatican về Việt Nam ..’’. Tin kế là tin phân tích của nhựt báo La Croix của Pháp ngày 26/06/2010 có một bài khá lạ, thay vì coi tôn giáo là thuốc phiện theo chủ nghĩa CS, nay TC đang nắm «Chính quyền Trung Quốc sử dụng các tôn giáo như công cụ kiểm soát » dân chúng và xã hội.
Một, theo bản tin của Đài RFI Pháp Quốc tế sau hai ngày 23 và 24/06 nhóm công tác hỗn hợp đã họp lần hai tại Vatican (lần đầu tại Hà nội hồi tháng 2 năm 2009) Tòa Thánh Vatican và Bộ Ngoại Giao của CS Hà nội đã chính thức công bố đồng thời một thông cáo chung. Câu áp chót của bản thông cáo chung là phần kết quả đáng lưu ý nhứt. Rằng hai bên “nhất trí” về việc Đức Giáo Hoàng sẽ bước đầu cử “đặc phái viên không thường trú của Vatican về Việt Nam nhằm tăng cường quan hệ giữa Vatican và Việt Nam cũng như quan hệ giữa Vatican và Giáo hội Công giáo Việt Nam’’.
Theo bản tin này, khi Linh Mục Federico Lombardi SJ, giám đốc thông tin báo chí của Tòa Thánh, việc “Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm một đại diện không thường trú của Tòa Thánh cho Việt Nam là " một bước có ý nghĩa rất quan trọng" trong việc xây dựng các quan hệ hiện hữu.Tuy nhiên, phát ngôn viên Tòa Thánh đã tỏ vẻ thận trọng, cho rằng việc cử ‘’đại diện không thường trú’’ đặc trách Việt Nam không có nghĩa là quan hệ ngoạii giao toàn diện giữa hai bên đã được thiết lập. Ngoài ra, chức vị đó cũng không phải là chức "sứ thần" hay "khâm sứ thường trực" tại Việt Nam, cho dù nhân vật này sẽ do đích thân Đức Giáo Hoàng chính thức bổ nhiệm.Là chức sắc thường xuyên qua lại giữa Vatican và Việt Nam, nhân vật này, theo phát ngôn viên Tòa Thánh, sẽ đại diện một cách có hiệu quả cho Đức Giáo Hoàng trong các quan hệ với Việt Nam. Tuy nhiên vào lúc này, chưa có ai được đề nghị vào chức vụ đại diện không thường trú của Tòa Thánh.
Không phải là sứ thần, không phải là khâm mạng Toà Thánh, không thường trú tức không thường trực ở bên cạnh nhà cầm quyền CS Hà Nội, nhưng do đức Giáo Hoàng bổ nhiệm thì nói theo kiểu bình dân đại khái đó cũng như “ sĩ quan liên lạc” hay “ công cán ủy viên” của Đức Giáo Hoàng.
Nhưng có một điểm đáng chú ý về phía Công Giáo. Theo tinh thần thông cáo chung, đặc phái viên không thường trú này lo hai công cán cho Đức Giáo Hoàng. Một là của tăng cường quan hệ giữa Vatican và Việt Nam. Hai là quan hệ giữa Vatican và Giáo hội Công giáo Việt Nam’’. Liên từ cũng như đáng chú ý, đặc phái viên có thẩm quyền trong bang giao và trong nội bộ giáo hội. Nói cách khác đạc phái viênb có quyền có ý kiến trong các mâu thuẩn việc giải quyết mâu thuẩn giữa giáo hội vá nhà cầm quyền sở tại.
Và một điểm khác không nói ra nhưng tránh những Vatican không làm khó Hà nội. Vatican chỉ buớc đầu cử đặc phái viên không thường trú, nên Hà nội không cẩn trao trả toá khâm sứ lại mà giáo dân đang đòi. Vì theo thông lệ khi tái lập bang giao. Cơ sơ ngoại giao phải trả lại, như CS Hà nội trả lại Toà Đại sứ Mỹ ở Saigon, Mỹ sùng làm toà tổng lãnh sư.
Ráng chờ Đức Giáo Hoàng cử nhân vật nào thì có thể đoán biết làn sóng ngầm của cuộc thương lương bang giáo có thể nói quá lâu này mà thông cáo chung là bọt biển. Nhưng kinh nghiệm CS của người Việt cho biết cuộc đối thoại với CS là cả một vấn đề, CS có một ngàn lẻ một cách tránh né, phản bội cam kết. Cụ thể khi xin Mỹ gỡ CPC, Hà nội hứùa hẹn, cam kết cải thiện nhân quyền, sau khi Mỹ gở CPC, cấp PNTR, vào được WTO rồi, CS Hà nội mở nhiều chiến địch càn quét những tôn giáo dộc lập và những nhà dân chủ trong nước.
Hai, gần như đồng thời với thông cáo chung của Vatican và Hà nội, vào ngày 26/06/2010, theo RFI, nhựt báo La Croix của Pháp có một loạt bài về các tôn giáo tại Trung Quốc như bài «Phật giáo nở rộ tại Trung Quốc», «Tại Hàng Châu, các xứ đạo Tin Lành không ngớt người lui tới». Và một bài rất mới lạ đáng chú ý nhứt là bài « Chính quyền Trung Quốc sử dụng các tôn giáo như công cụ kiểm soát ».
Lạ là vì đây là một bài phỏng vấn, mà người trả lời giáo sư Lý Thiên Cương, một chuyên gia về lịch sử Công giáo tại đại học Phục Đán, Thượng Hải ở Trung Cộng. Theo nhà sử học tôn giáo ở TC này, TC bây giờ đã không còn theo quan điểm truyền thống của CS, của chính quyền Bắc Kinh khi xưa, không coi tôn giáo như một hoạt động mê tín dị đoan và lừa mị con người nữa. Trái lại Đảng Nhà Nước CS Bắc Kinh sử dụng các tôn giáo như các công cụ để kiểm soát xã hội nhằm bảo vệ một sự ổn định.
Thực ra nhận định của học giả này suy cho cùng kỳ lý cũng không có gì mới lạ. Đối vói CS, cứu cánh biện minh cho phương tiện. Con mèo trắng, con mèo đen, con nào bắt được chuột thì cứ xài, cũng tốt thôi, như Ông Đặng tiểu Bình nói. Từ lâu CS Trung Quốc và VN đã dàn dựng các giáo hội do nhà nước kiểm soát để lấy củi đậu nấu dậu, lấy đạo diệt đạo và dùng tôn giáo để kiếm soát xã hội rồi. Dân chúng biết quá rành nên gọi là “giáo hội quốc doanh”. Đó là chưa nói ngành an ninh nội nội chính đào tạo nhiều mật vụ giả dạng nhà tu vào lũng đoạn hay khống chế các tôn giáo độc lập.
Theo giáo sư Lý Thiên Cương, ở Trung Cộng có năm tôn giáo chính thức, đạo Phật, đạo Lão, đạo Hồi, đạo Tin Lành và đạo Công giáo, vẫn nằm dưới sự kiểm soát chính trị của Đảng Nhà Nước. Và Đảng Nhà Nước CS Bắc Kinh đã nhìn thấy mặt tích cực của các tôn giáo trong việc phục vụ xã hội nên trực tiếp giúp dỡ và yêu cầu các nhà lãnh đạo tôn giáo nên niềm nở và thu hút làm cho các tín đồ tin tưởng họ và đặc biệt là lắng nghe họ.
Trả lời câu hỏi của phóng viên báo La Croix, giáo sư Lý Thiên Cương cho biết các hoạt động của các tín đồ Công giáo hoạt động ngoài vòng pháp luật không không gây nguy hiểm cho chế độ. Mặc dù, số lượng những người này rất đông, nhưng chính quyền Bắc Kinh đã nắm được những người công giáo trên phương diện tôn giáo và vì vậy không coi họ như là những người đối lập. Ông Lý Thiên Cương cho biết, Giáo hội Công giáo có tổ chức rõ ràng và, trong con mắt của chế độ, những người Trung Quốc theo Công giáo rất có kỷ luật, hàng ngũ giáo hội ngầm tỏ ra tuân phục. Điều này hoàn toàn khác với đạo Tin Lành, vốn có tổ chức rất lỏng. Có hiện tượng đã biến thành phong trào những người Trung Quốc tự tập hợp tìm hiểu Kinh thánh với nhau trong các cộng đồng rất nhỏ của họ. Ông lo ngại người nghèo hướng đến Giáo hội, mà phủ nhận chính phủ, điều đó sẽ là nguồn gốc của các xung đột trong tương lai. Ông muốn chính quyền chú ý đến các hoạt động truyền giáo mới này, và mong muốn chính quyền quản lý các vấn đề mà ông gọi là «hoàn toàn mang tính nội bộ của Trung Quốc» để tránh sự ra đời của các phong trào cực đoan, có tính giáo phái, động chạm trực tiếp đến chế độ. Phát biểu của vị giáo sư này đã cho thấy Ông là một cán bộ tôn giáo vận cho Đảng Nhà Nước TC, nhiều hơn là một học giả. Và với người Việt Nam, hiện tượng Tin Lành ỡ TC là một hiện tượng đã biến thành phong trào ở VN gọi là Tin Lành tại gia, đang phát triễn ở Cao Nguyên Trung Phần VN, CS Hà nội rất lo ngại.

VI ANH