Translate

Monday, August 22, 2011

Một chế độ bắt mọi người ăn ớt

Theo NguoiViet Online
Ngô Nhân Dụng

Ðến Mátx-cơ-va vào buổi trưa, lúc 2 giờ chiều tôi đi tìm đến ngôi nhà cũ của Boris Pasternak nơi ông viết những ngày chót trong đời.
  Ðể được nhìn những hàng cây, khu vườn, quanh ngôi nhà nơi ông đã sống, đặt chân lên mặt đất, bước trên những con đường mà ông thường đi bộ. Tôi đã xúc động và suy nghĩ về những bài thơ, về cuốn tiểu thuyết Bác Sĩ Zhivago trước đây nửa thế kỷ; và cảm thấy mang nợ ông từ thời đó. Sau khi Pasternak được trao giải Nobel năm 1958, hai dịch giả Văn Tự và Mậu Hải đã cho in bản tiếng Việt ở Sài Gòn. Bản dịch vẽ ngoài bìa hình ảnh một cánh đồng tuyết mênh mang dưới bầu trời xám nhạt và chân trời mầu tím, cũng là hình vẽ bìa cuốn sách in tiếng Ý, ấn bản đầu tiên được công bố trong thời gian đó.
Trên con đường đi bộ từ nhà ga xe lửa Peredelkino tới dacha (biệt thự miền quê) của nhà văn, trong đầu tôi chợt nhớ câu nói của một nhân vật trong Bác Sĩ Zhivago, “Con người ta sinh ra để sống, chứ không phải để chuẩn bị sống.” Ý tưởng này đã len vào đầu tôi từ nửa thế kỷ nay; càng sống và ngẫm nghĩ càng thấm thía. Hồi 20 tuổi, khi đọc tới câu đó tôi nghĩ đến những khẩu hiệu kêu gọi “xây dựng một thế giới mới,” những bài thơ ca ngợi một “ngày mai tươi sáng,” mà thế hệ cha anh cho đến thế hệ tôi đã được nghe. Chính Pasternak chắc đã cảm thấy chán ngán với những khẩu hiệu “chuẩn bị sống” như vậy trong nhiều năm, trước khi đặt bút viết.

Tripoli và Hà Nội


Bùi Tín
-
Tripoli : người yêu nước ‘ hốt’ nhóm độc tài
Hà Nội : nhóm độc tài ‘ hốt’ người yêu nước
Tình hình Libya đang đi đến kết thúc. Sau 6 tháng hấp hối, chế độ độc tài khát máu bên bờ Địa Trung Hải đang thở hắt ra.
Người ta gọi nhóm độc tài – cha con và bọn cánh hẩu của Muanmar Khaddafi là một bọn điên. Điên khi hắn đặt tên nước Libya là «Đại Libya Jamahiriya nhân dân và xã hội chủ nghĩa ».

Đâu ai ngờ

Anh muốn viết điều gì để lòng em thanh thản
Để em nhẹ lòng sau những buồn đau
Nhưng lòng anh cũng đau buồn không kém
Khi vận nước mình trong lúc ngửa nghiêng

Trước mắt anh một màn đêm xám xịt
Đang phủ trùm lên đất nước Việt Nam
Thương tiền nhân khổ công dựng nước
Đâu ai ngờ mang nông nỗi ngày nay...

Phi Vũ
08/22/11

Phạm Hồng Sơn - Hậu ý cuộc bắt giữ ngày 21/08/2011

Phạm Hồng Sơn


Hồi còn học phổ thông và cả khi học đại học, khi học về giai đoạn lịch sử của Việt Nam từ 1956-1975, chúng tôi luôn được dạy rằng chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là của những kẻ “ngụy quyền bán nước”, hoặc “quân tay sai, bán nước” cho “kẻ xâm lược Mỹ”. Nhiều hình ảnh và phim ảnh minh họa cho các bài học đó bao giờ cũng có những cuộc biểu tình, tuần hành nườm nượp người đi ngay giữa các đường phố của thủ đô Hà Nội mến yêu, với những khẩu hiệu, băng-đơ-rôn rất to: “Đả đảo bè lũ tay sai bán nước”, “Đả đảo quân xâm lược”. Nhưng sau này khi tự tìm hiểu thêm thì chúng tôi không thấy một tư liệu hay một nguồn tin nào cho thấy Việt Nam Cộng Hòa “quân tay sai bán nước” đã ký hiệp định hay đàm phán gì với Mỹ hay với bất kỳ quốc gia nào dẫn đến để mất lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc. Ngược lại, các tư liệu còn cho thấy chính quyền Việt Nam Cộng Hòa còn thể hiện một lập trường dứt khoát, cương quyết trong việc phản đối và bảo vệ Hoàng Sa khi Trung Quốc cộng sản của Mao Trạch Đông tấn công chiếm Hoàng Sa năm 1974. Thời còn sinh viên non nớt đó nhiều đứa chúng tôi, những người có bà con sống ở miền Nam trước 1975, cũng thấy một điều rất lạ là “ngụy quyền bán nước” không bao giờ để ảnh của tổng thống Mỹ được treo cạnh ảnh của tổng thống “ngụy quyền” trong các công sở. Đó là vài chuyện vụn vặt của khoảng vài chục và nhiều năm về trước.

Tại sao lãnh đạo Hà Nội lại làm như vậy?

Theo Bauxite VietNam
Mạc Văn Trang
Tôi thật sự không thể nào hiểu nổi: tại sao Thành ủy, UBND TP Hà Nội và những người lãnh đạo cao hơn nữa lại làm như những gì đã diễn ra đối với người biểu tình 10 Chủ nhật nay tại Hà Nội để phản đối Trung Quốc gây hấn ở vùng biển của nước ta?