Translate

Sunday, June 27, 2010

Nguyễn Thanh Ty: Gần bắn xa đâm!

Trích NguoiViet Boston
Phép trị nước từ thưở thanh bình, vua Nghiêu, vua Thuấn dùng âm nhạc để dạy dân. Đời sống nhân dân rất an bình, hiền hòa, ai nấy đều chăm lo cầy cấy, luôn hạnh phúc trong câu ca tiếng hát.

Đó là thuật chăn dân bằng nhạc gọi là Nhạc trị của bậc Đế. Gọi là Đế đạo.
Đến đời vua Vũ, vua Thang nhân tính có phần biến đổi, chán nghe âm nhạc, mãi mê săn bắn, thích giết thú lấy thịt để ăn hơn là chăm việc ruộng đồng. Tính tình trở nên hung hăng. Xã hội có phần rối loạn. Để thuần hóa lại nhân tính, hai vị vua này đặt ra Lễ, Nghi để dạy dân biết ôn nhu, kính trên nhường dưới, trên thuận dưới hòa, vãn hồi trật tự xã hội.
Đó là thuật vỗ về, chăn dân bằng Lễ gọi là Lễ trị của bậc Vương. Gọi là Vương đạo.
Đến thời nhà Chu, khoảng 390 TCN (trước Công Nguyên) thiên hạ đại loạn. Nước Tàu chia ra thành mười mấy nước nước lớn, nhỏ đua nhau tranh hùng, xưng bá, chém giết nhau liên miên, bất tận để cướp đất đai, của cải lẫn nhau. Ai mạnh thì được. Ai yếu thì bị diệt vong. Đế đạo, vương đạo không còn hiệu lực để vỗ yên trăm họ được nữa.
Lúc ấy, có một người nước Vệ, tài cao, túc trí đa mưu, tên là Công tôn Ưởng, sau đổi thành Vệ Ưởng, đề xuất ra một học thuật mới gọi là Bá đạo, giúp vua Tần Hiếu công, chấn hưng đất nước, lập nên nghiệp bá.
Thoạt đầu Tần Hiếu công không hiểu Bá thuật là gì. Ưởng giải thích:
-Bá thuật khác với Đế thuật và Vương thuật. Đế thuật, Vương thuật thì cốt thuận dân tình. Bá thuật tất phải trái dân tình mới được.
Tần Hiếu công lấy làm lạ, biến sắc mặt hỏi:
-Bá thuật cứ phải trái với dân tình mới được sao?
Ưởng nói:
-Đàn cầm, đàn sắt nghe không êm ái thì phải thay dây, gióng lại. Chính trị cũng thế. Không chỉnh, đổi lại, không được. Ngày xưa Quản Trọng giúp Tề Hoàn công đặt ra phép nội chính và phép quân lệnh, chia nước Tề thành 25 hướng, đổi hết pháp luật nước Tề, đâu có phải bọn tiểu dân vui lòng mà theo! Đến khi nước cường thịnh, thì dân mới biết Quản Trọng là bậc kỳ tài trong thiên hạ. (Bá thuật rất ép phê, mạnh và mau. Giống như công an bây giờ, sáng ra đứng đường thâu tiền mãi lộ. Chiều về rượu thịt ê hề, gái gú tươi mát phủ phê)
Tần Hiếu công nghe ra, mừng lắm, bèn phong ngay cho Vệ Ưởng chức thừa tướng, được toàn quyền định đoạt. Ai trái lệnh sẽ bị xử.
Vệ Ưởng liền soạn thảo “Pháp lệnh thất điều”. (Sử gọi đó là Biến pháp của Vệ Ưởng) Vệ Ưởng chưa dám tuyên bố vì sợ dân chúng không theo, bèn nghĩ ra một cách:
Ông cho dựng ở cửa Đông một cây cột mà ai cũng đủ sức vác, rồi cho lính rao:
-Ai mang cây cột này sang đặt ở cửa Bắc sẽ được thưởng 10 lạng vàng.
Mọi người đều nghi ngờ, vì nghĩ mình vác nó dễ dàng, chỉ sợ quan trên đánh lừa, nên không ai dám vác. Vệ Ưởng thấy vậy bèn tăng thưởng lên 50 lạng vàng. Có một kẻ nghèo liều mạng đến vác cây cột ra cửa Bắc. Người bu theo coi rất đông. Lập tức Vệ Ưởng thưởng 50 lạng vàng mà không có điều kiện gì. Ai nấy đều khen:
-Quan trên biết giữ lời!
Hôm sau, Vệ Ưởng lập tức tuyên bố “Biến pháp thất điều”. Bảy điều rất khắc nghiệt, cả Thái tử cũng phàn nàn:
-Thật là rắc rối cho thứ pháp luật này!
Hàng ngàn người tỏ ý tán đồng theo Thái tử đều bị trị tội. Vì Thái tử sau này nối ngôi nên không thể bắt tội. Thầy dậy học Thái tử là hai vị hoàng thân đều phải bị thích chữ vào mặt để trị tội thay. Ai nấy đều sợ hãi, tuân hành răm rắp.
Trong “Biến pháp thất điều”, điều thứ 7 là khắc nghiệt hơn cả.
Điều thứ 7- Cấm gian: Cứ năm nhà là một bảo, có bảo trưởng coi ngó. Mười nhà là một liên, có liên trưởng quán xuyến. Nếu một nhà có lỗi, chỉ cần một trong chín nhà không tố thì cả mười nhà đều bị chém. Ai tố cáo được một chuyện gian coi như chém được một đầu giặc.Chứa người có tội hoặc không có giấy tờ thì gia sản bị tịch biên hoặc tùy theo nặng nhẹ mà xử phạt.

Pháp lệnh thi hành trong 10 năm, dân Tần sống có nề nếp trật tự, ngoài đường không ai nhặt của rơi, trong xóm không có người gây gỗ, ẩu đã, trong núi không có trộm cướp. Nước Tần trở nên hùng mạnh. Các nước xung quanh đều tự đến xin thần phục.
Triệu Lương là người cùng thời với Vệ Ưởng, từng đến gặp và khuyên Ưởng nên từ quan bỏ đất (Ưởng được phong 15 ấp ở đất U, đất Thương, phong hiệu là Thương Quân nên gọi là Thương Ưởng) mới giữ nỗi mạng do pháp chế của ông quá nặng, lại có quá nhiều người oán ông. Ưởng không nghe vẫn làm quan. Sau khi Tần Hiếu công mất, Thái tử lên ngôi, tức Tần Huệ vương, lập tức ra lệnh bắt Ưởng, vu cho tội phản nghịch. Ưởng bỏ trốn nhưng không có giấy “Hộ khẩu” nên không ai dám chứa. Ưởng bị bắt và bị hành hình phân thây giữa chợ bởi năm con trâu. Trăm họ xúm lại tranh nhau ăn thịt, chỉ một lúc là hết.
Pháp lệnh và hình phạt này do Ưởng đặt ra và bây giờ Ưởng rước lấy. Gieo nhân gặt quả.
Đến đời Tần Thủy Hoàng, 259 TCN- 210 TCN, vị vua đầu tiên tóm thâu sáu nước chư hầu, thống nhất nước Tàu rộng lớn, đặt nền cai trị chính sách rất hà khắc, tàn bạo.
Chính sách này do thừa tướng Lý Tư đặt ra.
Năm 213 TCN, theo đề nghị của Lý Tư, Thủy Hoàng ra lệnh đốt sách và chôn nho: đốt hết các bản Tứ thư, Ngũ kinh và bách gia chư tử trong dân gian, chỉ giữ lại một bản tàng trữ trong thư viện của triều đình. Các bộ sử của lục quốc cũng phải đốt hêt, chỉ được giữ những sách về kỹ thuật, như sách thuốc, sách trồng trọt, sách bói… Kẻ nào không tuân lệnh mà lén lút giữ thì bị kết tội là phản quốc. Có người phải giấu sách vào trong tư tưởng, có người lại ráng học thuộc lòng thư và kinh để truyền miệng lại đời sau. Số nhà nho bị chôn sống ở Hàm Dương là 460 người. Sau mỗi ngày một đông, đều bị đày ra ngoài biển.Các trường tư bị dẹp hết. Dân muốn học thì phải học các quan (bác sĩ) của triều đình, mà chỉ được dạy cho mỗi môn là pháp luật của quốc gia.(Wikipedia)

(Sau tháng 4 năm 1975, Cộng sản Bắc Việt Nam cưỡng chiếm miền Nam xong cũng thi hành chính sách “Đốt sách, chôn học trò” như đời Tần, nhưng tinh vi hơn. Thay vì đi xây Vạn lý Trường thành, Cộng sản bắt giam cả triệu quân, cán, chính của chế độ Việt Nam Cộng Hòa vào rừng sâu, nước độc, bắt lao động khổ sai để làm ra của cải vật chất cho Đảng, lại bị bỏ đói, hoặc cho ăn rất ít để tù nhân kiệt sức, bị bệnh tật rồi chết dần, chết mòn.)

Tần Thủy Hoàng theo Pháp gia nên khuyến khích binh, nông, ghét công, thương. Muốn nắm hết mối lợi thương nghiệp, triều đình đày hết phú thương có những xưởng sản xuất sắt lại miền Thiểm Tây và miền Tứ Xuyên. Hai trăm ngàn gia đình phú thương, tiểu thương bị đày tại xứ Thục và miền An Dương (phía nam Lạc Dương ngày nay), hẳn là để làm ruộng.
Nông dân được ưu đãi. Đất không còn là sở hữu của nhà vua nữa, mà của người làm ruộng. Người chủ ruộng có quyển bán ruộng và ai cũng có quyền mua. Chế độ đó gọi là danh điền, tạo nên một giới địa chủ có những cơ sở rất lớn, dần dần thành một giai cấp có quyền hành tương tự như các chư hầu nhỏ thời trước.
(Cộng sản Việt Nam rập khuôn chính sách của Tần, nhưng tham và ác hơn Tần. Đảng diệt trừ công, thương xong, cướp luôn ruộng đất của nông dân mà ban đầu phỉnh gạt họ đứng lên “cướp chính quyền” nói là để lấy lại đất ruộng của địa chủ, phân chia cho nông dân. Nhưng khi cướp được rồi thì Đảng một tay thâu tóm quản lý)
Bạo chúa Tần Thủy Hoàng cũng chỉ ngồi được trên ngài vàng gần 40 năm rồi mất. Nước Tần lại bị suy vi. Bia đời sử sách chỉ còn ghi lại tiếng xấu:
“Tần Thủy Hoàng là một bạo chúa. Trong gần 40 năm ngồi trên ngai vàng, ông có nhiều hành động được cho là tội ác, đó là: Xây Vạn Lý Trường Thành, xây cung Lương Sơn , xây cung A Phòng, đốt sách, chôn học trò và xây lăng mộ cho riêng mình”.

Đến giữa thế kỷ thứ 19, năm 1848, có một du thuyết ở Vương quốc Phổ, thuộc Tây phương, tên Các Mác, là một lão râu xồm, trán hói, mắt cú, mũi diều hâu, nhiều tham vọng, xướng lên một học thuyết mới gọi là “Trường phái Mác Xít”. Phái này lấy “Đấu tranh giai cấp” để chống lại triều đình mà ông ta gọi là “chế độ tư bản” bóc lột giới công, nông. Mác hô hào lập ra “giai cấp vô sản công nghiệp”, làm sức mạnh để đi cướp chính quyền.
Các Mác là một du thuyết “bàng môn tả đạo”, giỏi dùng thuật ngữ xảo ngôn để lừa bịp giới công, nông ít học. Những lời lẽ trong bản “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” của ông ta cho rằng: “Lịch sử của tất cả các xã hội từ trước tới nay là lịch sử của “đấu tranh giai cấp” là một thứ xảo biện. Thật ra nó chỉ là “lợi dụng, tập hợp đám dân nghèo lại để đi cướp chính quyền”.
Mác còn chủ trương tam vô: vô thần, vô gia đình, vô tổ quốc. Mác gọi là thế giới đại đồng. Của cải tập trung vào tay một nhóm người, gọi là cộng sản.
Tư tưởng của Mác là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Mác cho rằng, con người có thể quyết định vật chất qua việc sản xuất và con người cũng chỉ là một cổ máy sản xuất ra vật chất.
Cuối tháng 11/1842, Mác gặp Ph. Ăng Ghen người nước Đức, đang trên đường sang Anh, cũng là một du thuyết loại “bàng môn tả đạo”, có nhiều ý tưởng kỳ quái, lạ đời như Mác. Hai người trở nên bạn cùng chung lý tưởng và quan điểm trong tất cả mọi vấn đề lý luận và thực tiễn.
Mác bị Chính phủ Pháp trục xuất theo lời yêu cầu của Vương quốc Phổ, phải sang sống ở Bỉ. Năm 1848, cách mạng Pháp nổ ra, Chính phủ Bỉ lại trục xuất Mác. Mác cùng Ăng Ghen về Phổ thành lập tờ Nhật báo tỉnh Ranh để tiếp tục kêu gọi giới công, nông nổi loạn. Năm 1849, Chính phủ Phổ đóng cửa tờ báo và trục xuất Các Mác. Mác phải đi Luân Đôn sống ở đó đến cuối đời. Mác qua đời ngày 14 tháng Ba năm 1833.
Suốt đời Mác bị các nước xua đuổi, phải sống thang lang từ nước này sang nước khác, không thi thố được học thuyết của mình.
Chủ nghĩa Mác-Lê lại được Lênin ở Nga vận dụng tạo ra cuộc cách mạng giải phóng lớp công nhân thợ thuyền bị bóc lột và các dân tộc nhược tiểu bị áp bức. Lênin tổ chức Đảng Cộng sản Liên xô, tập hợp hầu hết giới thợ thuyền để thành lực lượng liều mạng đi cướp chính quyền.
Cung điện Mùa Đông Kremllin bị tấn công đêm 24 rạng 25 tháng 10. Lénin chiến thắng vào ngày 07 tháng 11, tuyên bố lập trật tự xã hội bằng sự tàn sát cũng như đày ải những ai không theo chủ nghĩa cộng sản. Vô thần và duy vật bắt đầu gieo rắc đau khổ cho nhân loại kể từ ngày 07-1-1917.
Lênin là người có dòng máu lai từ thời tổ tiên. Là người Nga nhưng ông ta có dòng máu của người Kalmyk qua ông nội, của người Đức Volga qua bà ngoại và của người Do Thái qua ông ngoại nên bản tính rất hung ác, giết người không ghê tay hay chớp mắt. Hồ Chí Minh rất tương đồng với Lênin chính ở điểm này nên lúc sinh thời, suy tôn Lênin như một ông thánh và cho lập tượng thờ ở Hà Nội. Nhưng người dân Hà Nội không biết Lênin là ai, mới có câu vè:
Lênin ông ở nước Nga,
Cớ sao ông đến vườn hoa nước này?
Ông ngửng mặt, ông chỉ tay,
Chủ nghĩa xã hội nước này còn lâu!
Lênin mất vào tháng 1 năm 1924.

Giới thân cận Lênin nói ông đã phải chịu đựng ba cơn đột quỵ liên tục để cuối cùng dẫn đến cái chết của ông. Nhưng chứng cứ mới được phát hiện cho thấy Lênin qua đời vì đã tửu sắc, dâm dục quá độ, chết vì căn bệnh lây truyền qua đường tình dục: giang mai…
Sau khi Lênin chết, Xít Ta Lin lên nắm quyền bính. Bản tính Xít Ta Lin còn hung tợn hơn cả Lênin, người dân Nga lúc bấy giờ xem y như là một con quĩ dữ, chuyên ăn uống máu người.
Trong những năm sau đó, hàng triệu người đã chết trong các cuộc thanh trừng tập thể và hàng triệu người khác đã chết vì đói và trong chiến dịch tập thể hóa nông nghiệp. Những cuộc bắt bớ tùy tiện và vụ di dân cưỡng bách các nhóm dân thiểu số đi đến những vùng xa xôi của Liên Bang Xô Viết làm xáo trộn đến tận gốc đời sống của nhiều người.
Thời kỳ Xít Ta Lin cai trị Liên Xô là một xã hội bưng bít, một xã hội thiên đường hoang tưởng, bắt đầu từ việc thần thánh hoá một cá nhân, thần bí hoá và không có cá tính hoá một cá nhân. Đó là tệ sùng bái cá nhân. Nếu ai đó bị ông ta coi là kẻ thù thì không thể thoát chết được. Nạn nhân của tệ sùng bái cá nhân là những tướng lĩnh công huân, những vị lãnh đạo lão thành, các chính trị – kinh tế gia tài giỏi. Cơ quan đàn áp của Xít Ta Lin ngụy tạo những chứng cớ về tội danh “Kẻ thù của nhân dân”, “tập đoàn phản cách mạng hoạt động chống Liên Xô” để tiến hành những cuộc tàn sát, thanh trừng bất chấp đạo lý phi nhân tính.
Hồ Chí Minh rất sùng bái Xít Ta Lin, muốn mình cũng sẽ được sùng bái như thế nên thẳng tay đàn áp phe Xét lại và phong trào Nhân văn Giai phẩm. Nhiều ngàn người đã bị chết hoặc tù đày trong thời gian này. Hồ tự mình viết sách ca ngợi, thần thánh hóa cá nhân mình, nhưng che dấu dưới cái tên già là Trần Dân Tiên và T. Lan. Hồ còn ra lệnh cho văn nô Tố Hữu (Bôn Lành) làm thơ ca tụng, nịnh bợ hắn ta lên tận mây xanh:
Xít Ta Lin! Xít Ta Lin!
Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Xít Ta Lin!

Thương cha, thương mẹ, thương chồng,
Thương mình thương một, thương Ông thương mười…

Ngược lại, người dân Nga rất ghê tởm và oán hận, căm ghét Xít Ta Lin đến tận xương tủy.
Ngày Xít Ta Lin vừa bị hạ bệ, nhân dân Nga reo mừng kéo nhau ra đường đập tan nát hết các tượng của Xít Ta Lin để trả thù, rửa hận.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã lớn tiếng chỉ trích những ai có ý định phục hồi vị thế của cựu lãnh tụ Xô viết Xít Ta Lin. Hàng triệu người dân Liên xô cũ chết dưới thời Xít Ta Lin và ông Medvedev khẳng định không có lời giải thích thỏa đáng cho hành động của những người lãnh đão huỷ diệt chính nhân dân mình…Ông Medvedev nói ông không thể tưởng tượng nổi quy mô đàn áp dưới thời Xít Ta Lin khi nhiều nhóm người bị tàn sát và thậm chí mất cả quyền được chôn cất.
Riêng ở Liên Sô: “Cách đây đúng 70 năm, trong giai đoạn 1937-1938, chế độ độc tài của nhà độc tài sắt máu Xít Ta Lin, mở đầu hàng loạt vụ bắt bớ, thủ tiêu và thanh trừng chính trị. Từ tháng 8-1937 đến tháng 10-1938, chỉ riêng trong nhà tù tại Uỷ ban An ninh quốc gia, chế độ Stalin đã bắn bỏ 20.760 người, trong đó có khoảng 1.000 người lãnh đạo tôn giáo. Giáo chủ giáo phận St.Petersburg Serafincũng bị giết vào thời gian này…Hơn 700 ngàn người bị giết. Theo Alexandr Solzhenitsyn, nhà văn đoạt giải thưởng văn học, có khoảng 60 triệu người đã bị chết trong chế độ Xô viết trong giai đoạn từ 1917 đến 1956…”(BBC online ngày 12-08-2007 )
Tại Trung Hoa, Mao Trạch Đông cũng áp dụng chủ thuyết Mác Lê để cướp chính quyền của Chính phủ Tưởng Giới Thạch, mở ra một giai đoạn lịch sử tàn ác, ghê tởm nhất, máu người dân Trung Hoa đã chảy thành sông.
“Đặc biệt là cuộc Cách mạng Văn hóa đã làm đổ máu hàng 10 triệu người mà tiêu biểu nhất là ông Lưu thiếu Kỳ, ông Bành đức Hoài, nguyên soái Hạ Long đã bị đối xử một cách tàn khốc, bị đọa đày, bị bắt phải quỳ xuống, bị đánh đá hộc máu. Gọi Cách mạng Văn hóa mà không có một tí gì văn hóa cả…
”(RFA online ngày 14-02-2008)
Trong phong trào Đại Nhảy Vọt năm 1958, ước tính 30 triệu người đã chết đói…
Mao Trạch Đông sinh năm 1893 chết năm1976. Mao nắm giữ chức Chủ tịch Đảng cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ từ 1943 đến tháng 9/ 1976.
Thành tích giết người lớn nhất của Mao là “Bước nhảy vọt Văn hóa”:
“Bước nhảy vọt của họ Mao đem đến nạn đói bi thảm nhất trong lịch sử Trung hoa với con số lên đến bốn mươi ba triệu người chết. Cuộc Cánh mạng Văn hóa thì đẩy đất nước vào tình trạng hổn loạn, tiêu huỷ đời sống người dân, phá hại gia đình, làm vỡ tan tình bằng hữu và toàn bộ cơ cấu xã hội Trung hoa…”

Bên cạnh việc làm ác, đời sống của Mao cũng sa đọa, tê hại, hơn cả Xít ta Lin và Lênin.
“Con số các cô gái trẻ đẹp hầu hạ cho họ Mao tăng lên nhiều hơn trước, khắp mọi nơi…Chung quanh ông lúc nào cũng có một bầy con gái. Lúc Cách mạng Văn hóa trở thành cao trào thì họ Mao nằm trên giường với ba, bốn hoặc năm cô cùng một lúc…”
(Trích “Bí mật cuộc đời Mao trạch Đông” do Bs Lý Chí Tuy viết và Ngọc Dung dịch)
Còn ở xứ Việt Nam khốn khổ, khốn nạn của chúng ta thì Hồ Chí Minh ôm mớ tà thuyết Mác xít từ Liên xô về nước đã áp dụng ra sao sau khi xua nông dân làm bia đỡ đạn để cướp chính quyền của Hoàng đế Bảo Đại vào mùa Thu tháng Tám năm 1945?
Chiêu thức đại ác đầu tiên Hồ ra tay là “Cải cách ruộng đất 1953-1956” :
Hòa thượng Thích Quảng Độ, trong cuốn“ Nhận định về những sai lầm tai hại của đảng CSVN đối với dân tộc và Phật giáo Việt nam”, đoạn viết về cuộc tàn sát những người dân vô tội của cộng sản trong chiến dịch cải cách ruộng đất, ông viết:“…cuộc đấu tranh căm thù giai cấp diễn ra suốt sáu tháng trời trên toàn miền Bắc chết chóc quá nhiều, đến 700 ngàn người (trong đó có nhiều trường hợp, như một cán bộ đã nói với tôi nguyên văn như sau: “cộng sản chặt đầu cộng sản mới đau chứ.” Ông Bùi Tín một người bất đồng quan điểm với chính phủ CSVN cũng nêu lên con số nạn nhân là 500 ngàn người do Michel Tauriac, nhà văn, nhà báo đưa ra. Bùi Tín cũng cho rằng con số này hợp lý nếu kể cả người bị giết, bị chết trong tù, bị chết sau khi thả ra và tự tử.
Vụ đại ác lớn thứ nhì là: Thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế:
Trích bài “Huế, 40 năm sau Tết Mậu thân…” của Pv Thiện Giao đài RFA:
“Học gỉả Douglas Pike, thuộc Phòng Thông tin Hoa kỳ, trong bản báo cáo hoàn tất vào ngày 01 tháng 02 năm 1970 tại Sài gòn, đã viết: chỉ trong Mậu thân tại Huế, gần 4.800 thường dân đã chết và mất tích. Ông Pike kết thức lời mở đầu của báo cáo bằng một câu khẳng định:“Nếu báo cáo của tôi là một bản án đối với thái độ của người cộng sản, thì thật sự nó là như vậy đấy. Đơn giản vì thái độ ấy đáng bị lên án.” (RFA online ngày 4-2-2008)
Theo giáo sư Nguyễn Lý Tưởng, người tham dự cuộc tìm kiếm xác các nạn nhân bị cộng sản sát hại trong Tết Mậu Thân tại Huế trong bài “ Huế, 25 ngày kinh hoàng của 40 năm trước” của phóng viên Thiện Giao đài RFA viết lại thì:
“ Tại thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, 22 địa điểm tìm được là các mồ chôn tập thể Trong 22 địa điểm này, người ta đếm được2.326 sọ người. Sau tết, chúng tôi lập Hội Gia đình Nạn nhân Cộng sản trong Tết Mậu Thân. Các gia đình kê khai có người chết, có người mất tích, lên đến 4.000 gia đình. Người ta ước tính vào khoảng 6.000 người, có nhà báo ước tính 5.000.Chúng tôi cho con số 5 đến 6 ngàn là không sai lệch lắm đâu.”
(RFA online ngày 31-01-2008)
Chủ thuyết Mác Xít-Lênin chỉ tồn tại có 70 năm rồi sụp đổ, diệt vong theo các triều đại bạo chúa Tần Thủy Hoàng và Vệ Ưởng ngay tại cái nôi cộng sản của mình, kéo ngã theo cả khối Đông Âu nằm dưới quyền kiểm soát của Liên sô: Bungary, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Hungary, Romania, Belarus, Ukraina, Moldova… Chấm dứt một giai đoạn khủng khiếp của nạn diệt chủng do tà thuyết cộng sản gây ra cho một nữa nhân loại.
Tuy vậy hiện nay, chủ nghĩa cộng sản vẫn còn lạc lõng bốn nhà nước ngoan cố duy trì cái ác, phản lại nhân loại, quyết bịt mắt bưng tai trước sự phát triễn văn minh, tiến bộ của nhân loại .
Đó là bốn nước gồm Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam.
Các nước theo chủ nghĩa cộng sản đều theo một chính sách như nhau là dùng và xúi dục giới công, nông dân nổi loạn, đứng lên “làm cách mạng”, nghĩa là làm bia đỡ đạn cho bọn cán bộ CS núp bên trong hoặc đi phía sau, bí mật chỉ huy, xách động đi cướp chính quyền. Khi đã thành công, thì bọn này quay mặt lại với nhân dân, cai trị nhân dân bằng một chính sách tàn ác hơn nhiều lần so với thời phong kiến, thực dân, đế quốc.
Bởi do bản chất bá đạo đi ăn cướp mà có, không thuận lòng dân, nên dù nắm toàn quyền cai trị trong tay, đám lãnh tụ CS vẫn luôn luôn nơm nớp lo sợ không biết lúc nào bị nhân dân lật đổ. Và để bảo vệ chế độ ăn cướp bất nhân này Nhà nước cộng sản nào cũng đều phải dùng lực lượng công an, một công cụ chuyên chính sắt máu, vô nhân tính để duy trì quyền lực và địa vị.
Rút tỉa kinh nghiệm sụp đổ của Liên sô và khối Đông Âu, Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập một chế độ “công an trị” để tạo nên một thành trì sắt thép vững chắc bảo vệ cho mình.
Chế độ “Công an trị” còn “khủng” hơn “Pháp lệnh thất điều” của Vệ Ưởng khi xưa.
Những nhà dân chủ trong nước lên tiếng đòi nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do tư tưởng cho nhân dân đều bị chúng quản thúc tại gia, bao vây kinh tế, khủng bố tinh thần, dàn dựng tai nạn giao thông, bắt cóc, đánh đập dã man… Và cuối cùng thì ngụy tạo chứng cớ vô lý để xử tù.
Một nửa ngân sách Nhà nước được Đảng CS dùng để nuôi bộ máy “công an trị” khổng lồ này gồm 1 triệu công an chìm, nổi đủ loại và hơn nửa triệu bọn đầu gấu, xì ke ma túy để hỗ trợ chúng trong các vụ đàn áp dân chúng, mà chúng gọi hoa mỹ là thành phần “nhân dân tự phát”.
Lực lượng công an đa số đều được tuyển chọn trong đám lưu manh côn đồ, trộm cắp, thất học nhưng rất trung thành với cấp trên theo tiêu chuẩn “hồng hơn chuyên”.
Chúng được huấn luyện theo cách dạy Quân khuyển, tuyệt đối tuân theo lệnh chủ mà thi hành, không cần biết đúng sai.
Bộ Công An Cộng sản Việt Nam do đại tướng Lê Hồng Anh nắm, là cơ quan quyền lực nhất của chế độ, nó được Đảng giao phó thực hiện chức năng quản lý về an ninh trật tự, phản gián, điều tra tội phạm, thi hành án, tạm giữ, tạm giam, bảo vệ dân…
Bộ Công an quản lý Lực lượng Công an Nhân dân.
Trên thực tế, khẩu hiệu “Công an là bạn của dân” lại là kẻ đàn áp nhân dân tàn bạo nhất thay vì bảo vệ dân, nên mỗi khi thấy công an: “ở xa thì sợ, đến gần thì run”.
Chế độ càng thối nát, tham nhũng lại càng ra sức o bế lực lượng công an để lực lượng này phải trung thành tuyệt đối với mình. Vì vậy, công an trở nên “kiêu binh”, ngày càng “loạn”, làm nhiều điều càn rỡ tàn ác, bất chấp luật pháp luật mà mình có bỗn phận phải gìn giữ, bảo vệ.
Người dân bị áp chế, ngược đãi vô cớ ngày càng nhiều, chỉ biết uất hận cam chịu mà không biết phải thưa gởi kêu cứu với ai.
Xin đơn cử vài trường hợp điển hình:
1/ Công an đánh người chỉ vì sợi râu đẹp.

Theo báo Pháp Luật, ngày 9/907, Nguyễn văn Long ngụ tại xã An Lư, huyện Thủy Nguyên bị một số CA đánh trọng thương tại trụ sở CA huyện chỉ vì anh Long có sợi râu đẹp. Hai công an tên Cường và Hải thấy Long có sợi râu dưới cằm. Cường nói: “Thằng này có cái râu cong dài thế này là gấu lắm đây!” Hải bảo:”Để tao nhổ cái nào!”. Long không đồng ý, lấy tay che lại, nên bị Hải đạp vào bụng. Long đấm lại làm Hải rơi kính. Lập tức có 4 CA xông vào đánh Long. Sauk hi đánh ở phòng ngoài, Hải còn gọi những CA khác lôi Long vào phòng ngủ của các điều tra viên đánh tiếp. Gần một tiếng đồng hồ sau, Long mới được đưa ra ngoài. Gia đình phải đưa Long vào bệnh viện cấp cứu.
(Không thấy báo Pháp Luật nói đám CA huyện Thủy Nguyên sau đó có bị xử lý ra sao)
2/ Công an đánh tài xế xe Bộ trưởng

Theo VietNamNet: Sự việc một sĩ quan CA thành phố Hà Nội đánh lái xe của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã làm bạn đọc VietNamNet dây lên làn sóng bất bình về sư xuống cấp đạo đức của những người “vì dân phục vụ”.
Báo viết:
Hành vi này của người sĩ quan công an đã được Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc xác nhận tại buổi họp báo chiều 1/2, sau phiên họp thường kỳ Chính phủ.
Ông Phúc cho hay, một buổi sáng cách đây hơn 10 ngày, trên đường đi làm, xe của ông (biển số xanh) đã bị một xe biển số tư nhân đi phía sau đâm vào làm hư hỏng nhẹ. Đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Không dừng lại ở đó, khi bước xuống xe, chủ nhân chiếc xe vi phạm (là một sĩ quan công an Hà Nội) đã bạt tai tài xế lái xe cho ông Phúc.
Ông Phúc nói: Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng tư cách đạo đức người chiến sĩ công an nhân dân cần bị xử lý nghiêm túc. Trách nhiệm xử lý thuộc về Giám đốc Công an TP Hà Nội, nơi quản lý cán bộ.
3/ Nghi can công an đánh chết người tàn bạo. (15/3/2010)

Theo lời kể của ông Bình, cha của nạn nhân với VnExpress.net, chiều 10/11/09, có hai người đàn ông tự giới thiệu là công an quận Hà Đông đến nhà, nói nhờ Hùng chút việc. Họ không xuất trình giấy tờ chứng minh là cán bộ đang làm nhiệm vụ, nhưng con trai ông vẫn tin tưởng đi theo.
Tối hôm ấy con trai ông không về. Một tuần sau, gia đình ông nhận được giấy thông báo từ Công an Hà Đông rằng Hùng đã chết. Ông đau đớn kinh hoàng khi trông thấy xác con. “Toàn bộ phận than thể khô đét lại. 10 đầu ngón tay, chân bầm tím… Từ 1/3 đùi trở xuống đến bàn chân phù nề và thâm tím”. Với kinh nghiệm lâu năm làm việc liên quan với ngành y, ông Bình nhận định với VnExpress: “Cái chết của con trai ông không phải là cái chết tự nhiên”. Ông Bình cho rằng: “Phải chăng cháu bị đánh đập, hành hạ bằng cách không cho ăn uống, hay dùng xung điện?”
Công an Hà Đông vẫn im lặng không trả lời câu hỏi của gia đình ông Bình vì sao cháu bị bắt? Vì sao bị chết?
Đã 5 tháng trôi qua, nghi án công an đánh chết người một cách tàn bạo vẫn chìm trong im lặng.
4/ Hai vụ xãy ra cách nhau hai tháng, hai người tử vong tại cơ quan công an quận Hai Bà Trưng và quận Hà Đông.

Tháng 11/09, nạn nhân là Nguyễn Mạnh Hùng bị tạm giam vì nghi là trộm cắp. Sau một hôm tạm giữ, anh Hùng được mang đi cấp cứu nhưng đã ngừng thở.
Ngày 21/1/2010, nạn nhân là Nguyễn quốc Bảo bị công an Hai Bà Trưng tạm giữ hành chính vì mang trong người một dao, một kéo. Rạng sáng, 22/1/2010, anh Bảo được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong vì bị chấn thương sọ não.
Công an Hà Nội và Hà Đông có biên bản kết luận hai người vì sơ ý bị ngã nên bị vỡ nền sọ và chấn động não.
Cũng giống như những vụ Thái Hà, Tòa Khâm Sứ, Giáo xứ Đồng Chiêm, núi Chẽ, Cồn Dầu… công an đã kéo đến đông hàng ngàn với vũ khí trang bị tận răng để “ bảo vệ dân nhưng nhân dân bị kích động bởi các phần tử quá khích và các thành phần phản động muốn lật đổ chính quyền, ngăn cản nhân viên thừa hành công vụ, có hành động điên cuồng đâm đầu vào khiên và dùi cui, roi điện của công an nên bị thương chảy máu chứ công an không hề ra tay đánh dân. Công an luôn luôn là bạn của dân, vì dân, do dân, phục vụ dân”. Báo Công An Nhân dân và An ninh Thế giới đều đăng tải như thế.
5/ Công an CSVN thú nhận bắn chết người

Gần đây nhất, ngày 25/5/2010, công an xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia trong lúc “tham gia đảm bảo an ninh trật tự trong quá trính giải tỏa mặt bằng (tức cướp đất của dân để chia lô bán cho ngoại quốc) đã xô xát với nhân dân, thấy tình hình phức tạp, một công an viên đã dùng súng bắn chỉ thiên khiến cho 2 người bị thương và một người chết”. Đó là lời phát biểu của Thiếu tướng Đồng Đại Lộc, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa trả lời PV báo Dân Trí ngay sau vụ việc công an nổ súng bắn chết dân.
“Em Lê Xuân Dũng 12 tuổi, ông Lê hữu Nam 40 tuổi bị bắn chết và chị Lê thị Thanh bị thương ở tay là những phần tử quá khích đã giằng cướp súng của của công an nên bị đạn lạc”.

Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam với quyết tâm: “CHỈ BIẾT CÒN ĐẢNG CÒN MÌNH” không chỉ là một khẩu hiệu nằm trên các tấm panô vĩ đại. Nó đã thể hiện bằng hành động sắt máu của công an khắp nơi.
Chỉ nhục một điều là, Công an nhân dân Việt Nam “anh hùng ta” chỉ giỏi trong việc hà hiếp, đàn áp, khủng bố dân một cách rất nhiệt tình, hăng say mù quáng trong vai trò làm chó săn bảo vệ cho bọn lãnh tụ Cộng sản Việt Nam được ngồi vững trên chiếc ghế độc tài lâu dài tiếp tục đè đầu cưỡi cổ nhân dân. Trái lại đứng trước kẻ thù xâm lược là bọn Tàu phù thì lại khiếp nhược, khúm núm quỵ lụy rất ti tiện, hèn hạ.
Mỗi khi đối mặt với bọn Tàu phù nghênh ngang, hống hách trên đất nước mình, trong các vụ xích mích ở các công trường hay ngay trên phố Hà Nội, trên Tây nguyên…hoặc trường hơp ngư dân bị bọn Tàu ô bắn giết ở đảo Hoàng Sa, kêu cứu, thì “Công an anh hùng ta” đều thực hiện mưu kế thứ 37 trong binh pháp Hồ Vỏ Chuối là “gần bắn xa đâm”.
-Bác nói lạ! Xưa nay trong binh pháp, chiến đấu với địch, xa thì bắn, gần thì đâm, cớ sao Bác lại nói ngược như thế?
- Ông anh nói chí phải! Binh pháp Tôn Võ Tử thì đúng là như vậy. Nhưng “Công an anh hùng ta” chỉ là một bọn vô học, lưu manh côn đồ, du thủ du thực, được tuyển dụng huấn luyện chuyên làm tay sai cho bọn Mafia lãnh đạo ăn cướp, chỉ biết hà hiếp dân là chính thì biết gì về quân sự chiến đấu với kẻ thù. Bởi vậy khi đối mặt kẻ thù thì xử dụng chiêu thức “gần bắn xa đâm”. Nghĩa là khi địch quân ở gần thì “Công an anh hùng ta” sợ quá, bắn cả cứt đái ra quần. Còn khi thấy địch ở xa xa thì đã ba chân bốn cẵng đâm đầu chạy trốn trối chết rồi! Đó chính là binh pháp Hồ Vỏ Chuối của bác Hồ chứ không phải của Tôn Võ Tử.
-Ra là thế! Thảo nào chủ sao thì tớ vậy! Bọn lãnh đạo chóp bu tại Bắc Bộ phủ đã hèn hạ khom lưng, cúi đầu trước bọn bá quyền Bắc kinh dâng đất, dâng biển để cầu an thì đám chó săn lâu la, lục chốt, tép riêu sức mấy mà dám ho he với bọn Tàu khựa!
Năm Kỷ Hợi, tháng Đinh Sửu, ngày Đinh Tỵ, chế độ cộng sản Việt Nam sụp đổ. Chỉ trong một đêm có hơn 5 vạn công an viên bị cắt gân tay. Điều lạ lùng là công an nào dùng tay trái đánh dân thì gân tay trái bị cắt. Công an nào dùng tay phải bắn dân thì gân tay phải bị cắt.
Không biết thủ phạm là ai. Chỉ nghe huyên truyền là do dân oan tự động làm để báo thù.

Nguyễn Thanh Ty Boston, 14/6/10