Translate

Saturday, July 31, 2010

Bùi Văn Phú – Hơi cay Lý Tống, chuyện dài Việt Nam

Bùi Văn Phú – Hơi cay Lý Tống, chuyện dài Việt Nam

Vn-tq Đã Hải Chiến Nhiều Lần 2005, 2008 Tin Hải Chiến Bưng Bít

Việt Báo Thứ Sáu, 7/30/2010, 12:00:00 AM

VN-TQ Đã Hải Chiến Nhiều Lần 2005, 2008 Tin Hải Chiến Bưng Bít; Tướng Nguyễn Chí Vịnh: VN Đủ Sức Chống Vũ Lực Từ Nước Khác

HÀ NỘI/HỒNG KÔNG (VB) -- Một bí mật vừa được tiết lộ: Hải quân hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã giao chiến trong năm 2005 và năm 2008, nhưng các trận hải chiến này đã bị bưng bít ngay chính với giới truyền thông tại hai nước độc tải toàn trị này. Đó là thông tin từ bản tin nhan đề “Vietnam hedges its China risk” đăng trên tờ Asia Times hôm 30-7-2010.
Trong khi đó, một tướng lãnh VN tuyên bố ở Hồng kông rằng VN có đủ sức để ngăn cản “việc sử dụng bạo lực hay việc đe dọa sử dụng bạo lực” từ nước khác. Đó là lời Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói trong bản tin “A flash of steel and the velvet glove from Vietnam” trên tờ South China Morning Post ngày 29-7-2010.
Bài báo trên Asia Times ký tên The Hanoist (Người Hà Nội) cho biết rằng Việt Nam và Ấn Độ có cơ hôäi kết thân chiến lược nhờ một thương lượng kinh doanh: hãng dầu BP cần tiền để dọn dầu loang ở Vịnh Mexico, đã rao bán nhìều tích sản, trong đó có khoản đầu tư trong vùng biển Nam Côn Sơn ngoàì khơi phía nam VN. Theo tin nhà nước, VN đã chấp thuận cho các hãng dầu quốc doanh Ấn Đôä và hãng Petro Vietnam mua đứt cổ phần của BP.
Bài viết nhắc lại rằng, chính hãng BP đã nói hồi tháng 3-2009 rằng BP sẽ ngưng thăm dò vì bị áp lực từ TQ. Bây giờ chuyển sang cho hãng Ấn Độ, nhiều là sẽ ít bị hù dọa bởi TQ, VN đang khẳng định quyền khai thác dầu khí vùng 200 dặm này.
Bài của Người Hà Nội cũng nói, Nhật Bản và VN cũng mới loan báo thiết lập đối thoại an ninh song phương, gồm các viên chức quân sự và ngoại giao. Đó là diễn biến mới, vì trước giờ chỉ bàn duy về giao thương. Nhật Bản hiện đã có những cuộc đối thoaạ như thế với Mỹ, Úc và Ấn Độ.
Bài báo cũng nhắc rằng TQ đã chiếm Hoàng Sa năm 1974, đã giao chiến ở biên giơi với VN năm 1979, và đã có hải chiến để chiếm một phần Trường Sa năm 1988.
Theo các nguồn tin ngoại giao, TQ và VN cũng đã có những trận hải chiến mới đây là năm 2005 và có lẽ lần nữa vào năm 2008, mà không phổ biến các thông tin này.
Bài báo nói, nội bộ Đảng CSVN lần này, vào đầu năm tới, sẽ có tranh chấp giữa 2 phe thân và chống TQ.
Trong khi đó, Tướng Nguyễn Chí Vịnh, hiện là Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng VN, được báo South China Morning Post mô tả là “được nhìn như là Bộ Trưởng Quốc Phòng tương lai” của VN, đã trả lời phóng viên Greg Torode rằng VN có “tất cả năng lực” để ngăn cản bất kỳ việc sử dụng vũ lực nào chống lại VN, và thúc giục hãy minh bạch hơn và tin cậy hơn trong quan hệ quân sự với TQ.
Tướng Vịnh nói, “Chúng tôi... sẽ không bao giờ muốn sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực để kiếm lợi cho mình. Một thông điệp minh bạch khác chúng tôi đã gửi tới tất cả công đồng quốc tế là chúng tôi không bao giờ chấp nhận... bất kỳ giảỉ pháp nào liên hệ tới việc dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực và chúng tôi có tất cả khả năng để ngăn chận điều đó.”
Được hỏi có phải ông ám chỉ TQ mới đây đe dọa VN, ông nói rằng “đó là câu hỏi giành cho TQ, không phaỉ để cho VN.”
Tướng Vịnh trong bản tin cũng nói có thể VN sẽ kết thân hơn với Mỹ và Nga cũng như với TQ.

Friday, July 30, 2010

Giáo sư Carl Thayer: 'Có lẽ Việt Nam đang mừng thầm'

Phỏng vấn Giáosư Carl Thayer về lời tuyên bố của Ngoại trưởng Clinton về biển Ðông



Hà Giang/Người Việt

Khi Ngoại Trưởng Hillary R. Clinton tuyên bố sẽ không đứng ngoài tranh chấp chủ quyền biển đảo trên biển Ðông, lời tuyên bố này gây xôn xao dư luận và được nhiều giới phân tích rất chú ý. Bắc Kinh lập tức lên án lời tuyên bố này (xem tin kèm bên) và tỏ thái độ thách thức. Phóng viên Hà Giang báo Người Việt phỏng vấn Giáo Sư Carl Thayer để tìm hiểu nhận định của ông về việc này. Ông Carl Thayer hiện là giáo sư khoa Nhân Văn và Xã Hội Học tại Ðại Học New South Wales, Úc Châu. Ông là chuyên gia nghiên cứu quân sự, kiêm giám đốc diễn đàn Nghiên Cứu Quốc Phòng, là tác giả của gần 400 bài viết nghiên cứu tình hình các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương.



Tàu ngầm USS Ohio trong tấm hình chụp năm 2008 tại Busan, Nam Hàn. Ba chiếc tàu ngầm, mỗi chiếc mang 154 hỏa tiễn Tomahawk,
cách đây vài tuần xuất hiện cùng một lúc tại ba căn cứ quan trọng ở Á Châu - trong hành động GS Carl Thayer cho là dấu hiệu gởi tới Trung Quốc.
(Hình: Kim Jae-Hawn/AFP/Getty Images)


Một số ý kiến về lời tuyên bố của Hoa Kỳ

Linh Nguyễn/Người Việt

Cựu Trung Tướng Lâm Quang Thi:


“Tôi thấy chính quyền Obama bắt đầu chú ý đến Á Châu nên đã cho Hải Quân Hoa kỳ thao dượt với Hải Quân của Nam Hàn, và Hoa Kỳ cũng đã tỏ ra cứng rắn sau khi họ cảm thấy bị sa lầy ở Iraq và Afghanistan. Lý do kế là vì Mỹ nhận thấy Viễn Ðông là yết hầu của nền kinh tế thế giới và Mỹ không thể để Trung Cộng kiểm soát biển Ðông. Nhật Bản sẽ lâm vào thế kẹt vì cần nguồn tiếp liệu nhiên liệu và khí đốt từ miền Trung Ðông. Lý do sau cùng là CSVN đang ở trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Nếu theo Hoa Kỳ thì mất Ðảng; còn theo Trung Cộng thì mất nước, mất đất. Ngoài ra, theo chỗ dò hỏi của tôi thì đa số người dân Việt Nam muốn CSVN theo Hoa Kỳ vì Việt Nam có mối thù truyền kiếp với Tàu. Ðại Hội Ðảng kỳ thứ XI sẽ quyết định phe thân Mỹ sẽ thắng.”

Giáo Sư Phạm Cao Dương:
“Sớm muộn gì thì người Mỹ cũng phải can thiệp vào vùng biển Ðông vì đây là con đường giao thông chính từ Tây Âu đến các nước Bắc Á như Ðại hàn, Nhật Bản. Nếu Trung Cộng thao túng sẽ gây trở ngại cho Mỹ. Vấn đề là thời điểm nào người Mỹ muốn chọn để can thiệp mà thôi.”
Hà Giang (NV): Nhiều người ngạc nhiên trước lời tuyên bố vừa rồi của Ngoại Trưởng Hillary Clinton tại 'Diễn Ðàn Khu Vực ASEAN ở Hà Nội. Bà nói là “Hoa Kỳ hậu thuẫn cho tiến trình giải quyết bằng ngoại giao của tất cả các nước tranh chấp lãnh thổ tại Biển Ðông, và chống việc dùng võ lực hay đe dọa võ lực của bất cứ nước nào.” Ông nghĩ gì về sự kiện này?

GS Carl Thayer: Theo tôi thì điều này không có gì mâu thuẫn với chính sách của Hoa Kỳ cả. Hoa Kỳ không đứng về quốc gia nào trong việc tranh chấp lãnh thổ, nhưng lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ bao gồm tự do hàng hải, về sự an toàn và an ninh khi di chuyển trên vùng Biển Ðông, và luật lệ quốc tế, theo quan điểm của Hoa Kỳ được tôn trọng. Vì thế Trung Quốc không thể đưa những gì mà họ cho là lịch sử để xem Biển Ðông là của mình, mà phải tính theo biên giới Quốc Gia, và ranh giới biển. Hoa Kỳ sẽ bảo vệ quyền lợi thương mại của Hoa Kỳ tại Biển Ðông, hiện đang bị Trung Quốc đe dọa. Tóm lại, Hoa Kỳ không nói rằng hòn đảo nào thuộc về Việt Nam, nhưng khẳng định rằng sẽ bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình.

NV: Nhưng việc bà ngọai trưởng tuyên bố điều này một cách rất thẳng thừng tại một bàn hội nghị tại Việt Nam, một quốc gia hiện đang tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc tại Biển Ðông, và tuyên bố ngay trước mặt ngoại trưởng Trung Quốc là Yang Jiechi (Dương Khiết Trì), khiến người ta cho rằng đã có một thay đổi rõ ràng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ liên quan đến Biển Ðông, ông nghĩ sao?

GS Carl Thayer: Tôi nghĩ là sự thay đổi thái độ này đến từ Trung Quốc, và Hoa Kỳ chỉ đang trả đũa việc Trung Quốc nâng quyền lợi Biển Ðông lên thành “quyền lợi thiết yếu” của họ, việc Trung Quốc nói với dân Mỹ du lịch ở Trung Hoa là họ sẽ dùng vũ lực để bảo vệ quyền lợi đó, việc Trung Quốc có những thái độ đe dọa nhắm vào Hoa Kỳ, cũng như việc không hợp tác trong vấn đề Bắc Hàn. Sự thay đổi thái độ của Hoa Kỳ về Biển Ðông không phải bây giờ mới có. Cách đây vài tuần, ba chiếc tầu ngầm lớn của Mỹ là USS Ohio, Michigan và Florida, đã xuất hiện cùng một lúc tại ba căn cứ quân sự quan trọng tại Á Châu là Subic Bay-Philippines, Busan-Nam Hàn, và Diego Garcia-một đảo nhỏ ở Ấn Ðộ Dương. Và cả ba tầu ngầm này đều chuyên chở 154 loại hỏa tiễn “Tomahawk.” Ðây là những hỏa tiễn có thể bắn một cách rất chính xác vào bất cứ mục tiêu nào trong vòng 1,000 dặm, dùng những đầu đạn không nguyên tử (hạt nhân).

NV: Theo giáo sư thì Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao trước sự kiện này?

GS Carl Thayer: Biển Ðông thật ra chỉ là một trong những vấn đề. Ðiều hiện đang làm cho Trung Quốc rất bực tức bây giờ là việc Hoa Kỳ tập trận chung với Nam Hàn tại biển Nhật Bản và Hoàng Hải. Trung Quốc không muốn điều này xẩy ra, nhưng họ không thể ngăn cản được, cho nên họ sẽ bị bực bội một thời gian, nhưng dần rồi cũng phải chấp nhận thôi, vì họ không có sức mạnh quân sự để đối đầu với Hoa Kỳ. Tôi cho rằng dần dà Trung Quốc sẽ phải có thái độ hợp tác hơn trong những vấn đề liên quan đến Bắc Hàn.

NV: Dư luận thế giới rất e ngại về sự bành trướng quân sự của Bắc Kinh, nhất là những đầu tư của họ cho hải quân. Giáo sư đánh giá thế nào về sức mạnh Hải Quân của Hoa Kỳ và Trung Quốc trong thời điểm hiện tại?

GS Carl Thayer: Còn cả vài thập niên nữa Trung Quốc mới có thể sánh được với sự vượt trội của Hải Quân Hoa Kỳ. Họ có thể dọa nạt Ðài Loan, và đã công bố là có 2,000 đầu hỏa tiễn hiện đang nhắm vào Ðài Loan. Ðây là điều đe dọa lớn nhất mà Trung Quốc có thể đem ra để làm Hoa Kỳ e ngại, vì Trung Quốc có thể tiêu diệt Ðài Loan, nếu họ muốn. Trong trường hợp đó, Hoa Kỳ chỉ có thể trả đũa Trung Quốc, chứ không thể ngăn cản được việc này xẩy ra. Tuy nhiên, theo tường thuật của tờ Quadrennial Defense Review, thì Ngũ Giác Ðài cho biết Trung Quốc cố gắng đầu tư vào những căn cứ hải quân của họ để tìm cách đe dọa Hải Quân Hoa Kỳ, và chính phủ Hoa Kỳ đã ra lệnh cho hải quân của mình đi trước trong việc phát triển những vũ khí tối tân hơn. Khi tôi nhắc đến sự xuất hiện của ba chiếc tàu ngầm lớn của Hoa Kỳ chở đầy hỏa tiễn Tomahawk, là tôi muốn nói đến sự giật mình của Bắc Kinh. Từ trước đến giờ Trung Quốc cứ tưởng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục lệ thuộc vào vũ khí nguyên tử. Nhưng không, bằng cách chuyển qua hỏa tiễn đạn đạo, Hoa Kỳ đã làm suy yếu chiến lược của Trung Quốc. Có thể nói là Trung Quốc đang dần đà làm giảm sự áp đảo của quân đội Hoa Kỳ, nhưng sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ mạnh đến độ có thể đánh bại Trung Quốc trong bất cứ trận chiến nào trong vòng vài thập niên nữa, và Bắc Kinh biết điều đó.

Giáo sư Carl Thayer. (Hình: HoangDinhNam/Getty Images)

NV: Giáo sư có cho rằng những lời tuyên bố của Ngoại Trưởng Hillary Clinton trong hội nghị Asean vừa qua khiến cho nhà cầm quyền Việt Nam mạnh dạn hơn trong việc đối diện với tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại Biển Ðông ?

GS Carl Thayer: (Cười) Tôi thấy rằng, Việt Nam thích nói nhỏ cho Hoa Kỳ nghe quyền lợi của họ là gì, và đang đứng sau lưng Hoa Kỳ, thầm mong là Hoa Kỳ hãy đá Trung Quốc đi. Có lẽ giờ đây Việt Nam đang mừng thầm là Hoa Kỳ tỏ thái độ rõ ràng với Trung Quốc. Từ trước đến giờ, sự tranh chấp ở Biển Ðông chỉ là giữa Việt Nam và Trung Quốc, và Việt Nam thì lại không được sự hậu thuẫn đúng mức của các nước Á Châu, vì Trung Quốc có tầm ảnh hưởng quan trọng lên những quốc gia này. Giờ đây, tại hội nghị diễn đàn khu vực Asean, bộ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton đã nói rằng tất cả 12 nước đã nêu lên vấn đề an ninh tại Biển Ðông. Ðây là một diễn biến vô cùng quan trọng. Tôi cho ra rằng Trung Quốc khó có thể tiếp tục chính sách đàm phán song phương trong việc giải quyết những tranh chấp lãnh thổ của họ từ trước đến nay. Tiện đây, cũng kể thêm một chuyện vui là Trung Quốc bảo rằng họ cảm thấy bị đánh lén, và họ thấy là Hoa Kỳ đã không công bình khi chỉ trích họ tại hội nghị.

Thursday, July 29, 2010

Việt Nam và hội chứng 'sức phẻ không bình thường'

7 tháng, 7 người bị công an đánh/bắn chết

Tư Ngộ/Người Việt



Thêm một vụ vừa được bật mí cho thấy, từ đầu năm đến nay, ít nhất đã có 7 người chết vì tay “Công an Nhân dân.”

Hàng loạt cái chết mà nạn nhân đều “đột tử” tại cơ quan Công an. Lý giải điều này, Công an đều có câu trả lời chung rằng nạn nhân chết bất ngờ, với 1,000 lý do rất chi là “tự nhiên” như: do cảm mạo, số thuốc, chết khô, tự tử, thần kinh, chạy lung tung tự đập đầu vào vách tường v.v...




Biểu ngữ “Công an nhân dân chỉ biết còn đảng, còn mình” trương ở Hà Nội. Bởi vậy, càng ngày những kẻ đầy tớ nhân dân này càng ra sức tàn ác với dân.
(Hình: báo Tổ Quốc)



Dấu vết để lại trên xác các nạn nhân nói ngược lại từ vỡ sọ, vỡ bọng đái, gãy sườn, mặt mày chân tay thâm tím, khi tẩm liệm vào quan tài thì máu mồm, máu mũi, lỗ tai vẫn ra máu ròng ròng.

Bị bắn chết thì báo chí của chế độ đổ tội cho là dân cướp súng, cướp cò. Một đặc điểm chung: thân nhân bị ép buộc đem chôn xác nạn nhân thật nhanh, nhiều khi không có cả khám nghiệm tử thi. Nếu có khám nghiệm, biên bản pháp y cũng làm theo kiểu che giấu tội lỗi giết người cho Công an. Chẳng phải phi tang thì là gì?

Báo Pháp Luật Việt Nam (Bộ Tư Pháp) ngày 26 tháng 7, 2010 cho hay: chị Vũ Thị Hường (34 tuổi, ở thôn Bình Xuân, xã Bình Thuận, huyện Ðại Từ, tỉnh Thái Nguyên) kêu oan về cái chết bất thường của chồng chị là anh Vũ Văn Hiền (40 tuổi) sau khi anh này rời khỏi trụ sở Công an huyện Ðại Từ (Thái Nguyên). “Hai ngày sau khi bị tạm giữ tại Công an huyện Ðại Từ, một công dân đã được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch đến tính mạng, rồi tử vong sau đó. Theo lời Công an nói với bác sĩ, nạn nhân phải đi cấp cứu do tự lao đầu vào tường. Người giám sát việc mổ tử thi cho hay, nạn nhân bị đa chấn thương rất nặng: Ðỉnh đầu có hai vết tụ máu, vỡ xương hàm trái, thái dương trái bị rạn xương sọ, phổi tụ máu, gãy 4 chiếc xương sườn, gẫy cẳng xương tay trái.”

Ngược trở về trước từ cuối năm ngoái đến nay, tóm tắt lại các vụ việc đã xảy ra tại nhiều tỉnh thị, kể cả thủ đô Hà Nội.

Báo điện tử VnExpress cho hay, ngày 22 tháng 12, 2009, Công an xã Bom Bo (huyên Bù Ðăng, Bình Phước) bắt anh Nguyễn Văn Long (40 tuổi) về trụ sở Công an xã để “điều tra việc bị tố cáo có hành vi hiếp dâm trẻ em.” Sau một đêm bị đưa về trụ sở Công an xã, anh Nguyễn Văn Long đã chết. Vụ việc đến nay rơi vào im lặng, không nghe cơ quan chức năng công bố nguyên nhân tử vong của anh Nguyễn Văn Long.

Kế tiếp, cũng tờ VnExpress (15 tháng 3, 2010) đưa tin: anh Nguyễn Mạnh Hùng, 33 tuổi, tử vong tại trụ sở Công an huyện Hà Ðông (Hà Nội) trong tình trạng “trở thành cái xác khô, 10 đầu ngón tay bị sưng, tím đen; hai chân thâm tím...” sau 11 ngày bị giam giữ. Ông Kiều Xuân Quyền - Ðại úy, đội phó cảnh sát hình sự, đại diện Công an Hà Ðông quả quyết: sáng hôm xảy ra sự việc (21 tháng 11, 2009), Hùng vẫn sinh hoạt bình thường. Khoảng 11h, anh ta có biểu hiện khó thở, tức ngực nên được công an đưa cấp cứu. “Lúc này, Hùng vẫn còn tỉnh táo.” Ngược lại, ông Ðỗ Như Chinh - Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, đại diện bệnh viện Ða khoa Hà Ðông khẳng định với báo chí: “Hùng chết trước khi nhập viện nên các bác sĩ đã lập ‘biên bản tử vong ngoại viện’ lập lúc 12h20' cùng ngày, có chữ ký xác nhận của một cán bộ công an quận Hà Ðông có mặt lúc đó.” 5 tháng qua, ông Nguyễn Xuân Bình - người cha đau khổ của nạn nhân đã gởi đơn kêu oan nhiều nơi nhưng đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng.

Ngày 11 tháng 5, 2010 báo Thanh Niên tiếp tục có bài tường thuật về việc anh Võ Văn Khánh sinh năm 1981, trú xã Ðại An, huyện Ðại Lộc, thành phố Ðà Nẵng đã chết tại Công an huyện Ðiện Bàn khi anh Khánh đến “làm việc” tại đây. Theo Thanh Niên, Công an và pháp y tỉnh Quảng Nam đã tiến hành khám nghiệm tử thi và kết luận nguyên nhân Võ Văn Khánh tử vong là do... tự tử. Sau đó, gia đình chuyển thi thể về nhà khâm liệm và phát hiện có nhiều dấu vết đáng ngờ. Cụ thể phần ngực xuống hai bên sườn có vết dấu giày in đậm và tím bầm nhiều chỗ. Lần khám nghiệm thứ 2 cho thấy có tụ máu ở ngực và vai.

Báo Lao Ðộng ngày 12 tháng 5, 2010 tiếp tục thông tin: “Anh Phạm Tuấn Hưng (SN 1973, ngụ thôn 3, xã Bình Trung, Châu Ðức, Bà Rịa-Vũng Tàu) đi làm công cho gia đình ông Hoàng Văn Thông (ngụ thôn 5, xã Bình Trung). Ngày hôm đó, ông Thông mất trộm điện thoại, có nghi cho anh Hưng. Chiều cùng ngày, hai công an xã tới nhà chở anh Hưng lên UBND xã để điều tra làm rõ về việc ông Thông bị mất điện thoại. 24h giờ đêm, anh Hưng được thả về nhà trong tình trạng hoảng loạn, mê sảng, trên người bầm giập, hai cổ tay tứa máu. 5 ngày sau, máu từ mũi và miệng anh Hưng vẫn chảy nên gia đình phải đưa đi chữa trị tại bệnh viện Ða khoa Bà Rịa.” May quá, anh Hưng chỉ mới “ngáp ngáp” “tự nhiên” chớ chưa chết.

Ngày 4 tháng 5, 2010, các báo “lề phải” đồng loạt đăng lại bản tin của TTXVN khẳng định: “Anh Nguyễn Thành Năm (SN 1967, trú tại tổ 23, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Ðà Nẵng) được gia đình phát hiện chết tại nhà lúc 13 giờ 30 phút ngày 3 tháng 7. Sau khi anh Năm qua đời, gia đình có báo chính quyền địa phương và nói rõ anh Năm chết do đột quỵ. Ðược biết, gia đình anh Năm có tiền sử về bệnh đột quỵ.” Anh Nguyễn Thành Năm tức Tô-ma Nguyễn Năm, một giáo dân khỏe mạnh và nhiệt tình trong đội trợ tang của Giáo xứ Cồn Dầu, nơi đang bị nhà cầm quyền Ðà Nẵng giải tỏa đất đai để làm khu du lịch sinh thái và bị giáo dân phản đối quyết liệt. Có 8 giáo dân Cồn Dầu đã bị bắt giam.

Ðầu năm mới (21 tháng 1, 2010), anh Nguyễn Quốc Bảo đang đi xe máy ngoài đường thì bị “mời” về cơ quan Công an với lý do “có phơi đề” và “có dao nhỏ” trong cốp xe máy. Sáng hôm sau, gia đình cũng được Công an quận Ðống Ða (Hà Nội) báo tin rằng Nguyễn Quốc Bảo đã “đột tử.” Nhưng gia đình nạn nhân không đồng tình với kết quả khám nghiệm của cơ quan Pháp Y Công An, gởi đơn khiếu nại khắp nơi đòi khám nghiệm tử thi lần thứ 3 thì Viện Pháp Y Quân Ðội kết luận nguyên nhân tử vong do bị nhục hình.

Mới đây nhất, sau cuộc biểu tình của hàng ngàn người dân tỉnh Bắc Giang về cái chết khuất tất của anh Nguyễn Văn Khương ngày 23 tháng 7, 2010, ông Bùi Văn Hải - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Giang nói: “Trước đó, theo báo cáo từ các cơ quan chức năng, sự việc bắt nguồn từ chiều 23 tháng 7 khi Ðội CSGT Công an huyện Tân Yên (Bắc Giang) kiểm tra môtô do Nguyễn Văn Khương (21 tuổi, quê ở xã Hồng Thái, Việt Yên, Bắc Giang) điều khiển chở chị Phạm Thị Ngoãn có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông. Ðội đã đưa người và phương tiện về Công an huyện Tân Yên để lập biên bản vi phạm. Ðến hơn 19g cùng ngày, thấy anh Khương có biểu hiện sức khỏe không bình thường, Công an huyện Tân Yên đưa anh Khương đi cấp cứu tại bệnh viện Ða khoa huyện Tân Yên nhưng anh Khương đã tử vong.” (Tuổi Trẻ ngày 27 tháng 7, 2010).

Blogger tienhuy nhận xét: “Bệnh mới xuất hiện tại Việt Nam. Ðó là ‘triệu chứng đột tử (chết đột ngột) vì trúng gió hay bị cảm sau khi được mời về đồn Công an,’ các bạn bloggers VN coi chừng bị bệnh nhé.” Blogger Quán Vỉa Hè dí dỏm: “Sau đó, các đối tượng kích động đã vu cáo công an ta, kéo đến biểu tình. Chúng còn trương ra các biểu ngữ có nội dung kích động như sau: ‘Công an Bắc Giang hay công an Bắc Cọp,’ ‘công ăn bắt cướp hay công an bóp con... ’ ’ ‘Lên Hà Giang mà Bắc Cọp,’ thậm chí chúng còn bảo ‘Công an Bắc cọp trốn ở đâu?’ đây hoàn toàn là luận điệu vu cáo trắng trợn của các thế lực thù địch, vì tỉnh ta còn cọp nữa đâu mà bắt. Tôi cho rằng chúng cố tình gây hoang mang với cán bộ ta, nhiều đ/c vì lo sợ đã phải mang giấu bình rượu cao hổ cốt của mình, v.v...”

Túm lại thì tất cả những trường hợp nạn nhân “đột tử” tại cơ quan Công an thì Công an đều có chung một kết luận rằng nạn nhân chết bất ngờ, với 1.000 lý do rất mơ hồ như: do cảm mạo, sốc thuốc, chết khô, tự tử, thần kinh, v.v...

Rút kinh nghiệm thực tế, để tránh trường hợp “lúc đi vào cơ quan Công an bằng chân của mình, lúc trở ra đi bằng chân của người khác,” thiết nghĩ thành phần “dân ngu khu đen” không phải “phe Công an” trước khi vào đồn Công an phải tổ chức “họp báo” (lề trái), mời nhân chứng đến chứng kiến tình trạng “sức phẻ” của mình đang trong tình trạng hết sức “sung túc.” Kẹt quá, nếu bị “hốt” đi bất ngờ không “họp báo” được thì nhất định phải kêu gào to tiếng gây sự chú ý cho hàng xóm, người đi đường bu lại xem và làm chứng mình đang mạnh như Hercule (mới có sức gào lớn như thế) thì mới “đủ đô” “đề kháng” lại hội chứng “sức phẻ không bình thường” đe dọa sự an nguy của bản thân.

Wednesday, July 28, 2010

Lesley biểu diễn 001

Lý Đại Nguyên: MỸ DỨT KHOÁT CAN DỰ VÀO BIỂN ĐÔNG DẰN MẶT TRUNGCỘNG RĂN ĐE BẮC HÀN

Trích NguoiViet Boston

Nữ ngoại trưởng Hoakỳ Hillary Clinton đã có mặt tại Việtnam hôm 22/07/2010, mở đầu chuyến công du, đánh dấu kỷ niệm 15 năm Việt-Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao và tham dự Diễn Đàn Hợp Tác An Ninh ASEAN. Lên tiếng với báo chí sau cuộc gặp với người tương nhiệm về phía Hànội là Phạm Gia Khiêm. Bà nói: “Việtnam với một dân số năng động và người dân thực độc đáo – đang trên đường trở thành một quốc gia vĩ đại với tiềm năng vô biên – đó là một trong những lý do khiến Hoakỳ bày tỏ quan ngại về vấn đề nhân quyền với phía Việtnam”. Bà Clinton bày tỏ mối quan ngại của Hoakỳ về thái độ mà bà gọi là “không khoan dung” với những người bất đồng chính kiến như: “Những vụ tống giam những người đấu tranh cho dân chủ, những hành động tấn công vào một số nhóm tôn giáo, hay việc đàn áp một số Websites trên mạng internet”. Sau bữa ăn trưa với các doanh nhân Việt và Mỹ bà Clinton đã trở lại đề tài này, Bà nhắc đến các khác biệt sâu đậm giữa Việtnam và Hoakỳ trên vấn đề tự do chính trị. Bà xác định là “Hoakỳ sẽ thúc dục Việtnam nỗ lực nhiền hơn nữa trong vìệc bảo vệ quyền tự do cá nhân”.

Phạm gia Khiêm gượng gạo chống đỡ rằng: “Khái niệm nhân quyền bắt nguồn từ đặc thù văn hóa và lịch sử của mỗi nước”. Đúng là láo toét! Văn hóa và lịch sử Việtnam đâu có dậy kẻ cầm quyền khủng bố đàn áp dân chúng, tước đoạt quyền tự do lựa chọn của công dân, cướp đoạt tài sản đất đai của toàn dân, như bọn Việtcộng đang làm hiện nay. Văn hóa dân tộc Việtnam lấy Con Người làm cứu cánh, cho nên đã bao phen “bỏ đất giữ dân”, mở ra các đợt di cư kỳ vĩ, cũng như các cuộc đấu tranh dựng nước, giữ nước kiêu hùng để mưu tìm độc lập, tự do, hạnh phúc thực sự cho giống nòi Lạc Việt. Văn Hóa và Lịch Sử Việtnam đặt gía trị Con Người linh hơn Vạn Vật. Chỉ có bọn Việtcộng mới hạ thấp giá trị Con Người xuống hàng Duy Vật, nhằm cướp mất nhân quyền, hèn hoá toàn dân, bắt làm nô lệ cho bọn cầm quyền. Rồi bọn cầm quyền lại làm tay sai cho các Đế Quốc Cộng Sản đàn anh trước kia, và rồi hậu quả đến ngày nay đảng cộng sản và nhà cầm quyền Việtnam vẫn đang bị bọn Bành Trướng Bắc Kinh khống chế, buộc phải ngậm miệng để cho Trungcộng tiến chiếm Hoàngsa, Trườngsa và toàn cõi Biển Đông.

Từ đó Trungcộng đã ngang nhiên xác định khu vực này là “vùng quyền lợi quốc gia thiết thân” của họ, như Đàiloan, Tâncương, Tâytạng. Khiến cho các nước ASEAN lần thứ 43 quyết định: “Mở rộng Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á, mời Hoakỳ và Nga tham gia. Đó là mong muốn tăng cường quan hệ với Washington và Moscow”. Tuy nghị trình của Diễn Đàn ARF vì có mặt của Dương Khiết Trì, bộ trưởng ngoại giao Trungcộng nên không thấy nêu ra vấn đề ‘Tranh Chấp Biển Đông’, nhưng trong cuộc họp chính thức ngày 23/07 tại Hànội, ngoại trưởng Mỹ Clinton đã phát pháo lệnh về Biển Đông. Bà nhấn mạnh đến quyền tự do lưu thông trên Biển Đông. Với tư cách Ngoại Trưởng Hoakỳ, bà Hillary Clinton tuyên bố: “Vì quyền lợi của quốc gia, Hoakỳ mong muốn thấy các quốc gia liên quan đến vụ tranh chấp chủ quyền ở Hoàngsa và Trườngsa giải quyết với nhau bằng đường lối ôn hòa, tôn trọng các điều khoản được ghi trong công ước về biển và lãnh hải do Liên Hiệp Quốc soạn thảo”. “Hoakỳ không ủng hộ bất kỳ tuyên bố chủ quyền quần đảo này của bất cứ nước nào, nhưng khu vực Châu Á Thái Bình Dương gắn kết với nhau bằng đường biển, do đó hòa bình và an ninh trên biển, cũng như an toàn hàng hải là điều rất quan trọng”. Hiệp Hội các nước Đông Nam Á đã ra tuyên bố chung là. “Vấn đề Biển Đông đã được các ngoại trưởng ASEAN đặc biệt chú ý dành hẳn một phần riêng cho hồ sơ trong một thông cáo. Khẳng định lại tầm quan trọng của Tuyên Bố Về Ứng Xử Của Các Bên Ở Biển Đông -DOC- với tư cách một văn kiện mang tính cột mốc giữa ASEAN và Trungquốc”. “Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các bên tôn trọng tự do hàng hải và hàng không bên trên Biển Đông, như đã được quy định trong các nguyên tắc đã được thừa nhận của luật pháp quốc tế”.

Đến đây thấy được rằng Hoakỳ và các nước Đông Nam Á hoàn toàn ủng hộ “Chiến Lược Quốc Tế Hóa cuộc tranh chấp Biển Đông của Việtnam, bằng cách lôi kéo nhiều nước khác nhập cuộc, buộc Trungcộng phải chấp nhận đàm phán trong các diễn đàn đa phương, thay vì chủ trương nói chuyện song phương của Trungcộng. Tại Hội nghị, Dương Khiết Trì bị rơi vào thế đơn độc, đã yếu ớt nhắc lại rằng: “Tranh chấp không nên được quốc tế hóa”. Có nghĩa là cứ để Trungcộng một mình tranh chấp với từng nước cho dễ nuốt. Sau đó Dương Khiết Trì được Nông Đức Mạnh, tổng bí thứ đảng cộng sản Việtnam tiếp kiến riêng và đưa ra những lời vuốt ve, hứa hẹn quen thuộc của một tên đàn em thân tín. Bắckinh gay gắt cho là tuyên bố của ngoại trưởng Clinton về Biển Đông là tấn công nhằm vào Trungquốc. Hai ngày sau khi ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói: “Giải quyết vấn đề Biển Đông là điều tối quan trọng cho ổn định khu vực” thì bộ trưởng ngoại giao Trungcộng Dương Khiết Trì đưa ra lời cảnh báo có đoạn viết: “Quốc tế hoá chủ đề này thì liệu mang lại được kết quả gì, hay chỉ khiến mọi việc tồi tệ hơn và khó giải quyết hơn mà thôi?”. Họ Dương nhấn mạnh: “Các tuyên bố tưởng là công bằng của bà ngoại trưởng chính là để tấn công vào Trungquốc”.

Lời nói của nữ ngoại trưởng Clinton dứt khoát can dự vào Biển Đông, đi đôi với lời tuyên bố của Đô đốc Mike Mullen, chủ tịch Ban Tham Mưu Liên Quân Hoakỳ ngày 23/07/10, rằng: “Trungquốc đã đi theo đường lối ngày càng hung hăng hơn trong vùng biển gần nước họ”, được hậu thuẫn bởi hành động quân sự của bộ Quốc Phòng Mỹ bằng một cuộc tập trận chung giữa Mỹ-Hàn, tại vùng biển Nhậtbản, gọi là “Tinh Thần Bất Khuất” khai diễn đại quy mô. Huy động khoảng 20 tàu chiến, có hàng không mẫu hạm USS George Washington, 200 chiến đấu cơ, có 4 phi cơ tiêm kích Raptor F-22, với 8.000 binh sĩ. Cả Hoa Thịnh Đốn và Hán Thành đều nhấn mạnh, cuộc tập trận kéo dài từ 25 đến 28/07/10 lần này là một thông điệp mạnh gửi tới nhà cầm quyền Bắc Triều Tiên. Lẽ đương nhiên ngoài việc răn đe Hàncộng, cuộc tâp trận còn là sự dằn mặt Trungcộng nữa. Vì Hàncộng từng lớn tiếng dọa sẽ tiến hành “chiến tranh thần thánh” chống Mỹ và Nam Triền Tiên. Trungcộng thì tỏ dấu vui mừng, đại ý cho rằng: Mỹ đưa hàng không mẩu hạm tối tân nhất lại gần để họ dễ tiêu diệt. Tuy nhiên dù biết cả Bắc Hàn và Trungcộng chỉ đánh võ mồm chứ chưa đủ sức tấn công trực diện với quân lực Mỹ. Nhưng khi Trungcộng loan báo từ 30/06 đến 05/07/10 tập trận tại Đông Hải, thì Mỹ đã điều ba tàu ngầm cực tối tân tới các cảng ở châu Á. Tàu USS Michigan tới Pusan Hànquốc, tàu USS Ohio tới Vịnh Subic Philippines, tàu USS Florida tới Ấn Độ Dương. Tổng số tên lửa của 3 tàu này lên tới 462 chiếc hỏa tiễn Tomahawk, đây là một hỏa lực cực lớn, đủ khả năng làm tê liệt sức tấn công của đối thủ trước mắt. Đến nay bộ quốc phòng Hànquốc cho biết chưa có dấu hiệu bất thường nào từ phía đối phương.

Little Saigon ngày 27/07/2010.

Tuesday, July 27, 2010

Lý Tống Ó Đen - Ác Mộng Của Bạo Quyền

Lý Tống Ó Đen lại cánh bay
Lần này mổ mắt lũ tay sai
Vĩnh Hưng xém chút thành mù chột
Cộng đảng muôn đời phải đắng cay!
Tay trói cho Tự Do cất bước
Chân cùm để chính nghĩa vươn vai
Sống đời chùm gởi thà tù tội
Lý Tống! Cộng nô ác mộng dài!
Từ Đà Thành
(07/26/10)

Hoa Kỳ vạch lằn ranh trên biển

Trích DCV Online
Walker MartinTrà Mi lược dịch


FRANKFURT, Germany, July 26 (UPI) ‒ Tuần trước, một cách long trọng chưa từng thấy, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton gửi tới Bắc Kinh lời cảnh báo về tham vọng của Trung Quốc tại vùng biển Nam Trung Hoa cần phải được cân nhắc trong ba phạm vi riêng biệt.


Joseph Nye tại Việt Nam (Jan 2010)
Nguồn/Photo: lookatvietnam.com
Như thế là vì, như giáo sư Harvard (và cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng trong chính quyền Clinton) Joseph Nye quan niệm, quan hệ giữa các cường quốc cũng giống như một ván cờ vua ba chiều. Nó có phương trình quân sự, phương trình kinh tế và kích thước riêng biệt, nhưng liên quan của ảnh hưởng văn hóa. Nye gọi nó là “quyền lực mềm,” khả năng của một cường quốc không buộc các nước khác làm theo ý mình nhưng để các nước khác “muốn những gì mình muốn.”

Vì vậy Clinton đã làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Yang Jiechi (Dương Khiết Trì) tức điên lên tại diễn đàn khu vực ASEAN vào tuần trước bằng lời quả quyết rằng việc giải quyết tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa nằm trong “lợi ích quốc gia” của Hoa Kỳ trên cả ba phương diện.

Trung Quốc đã chơi lá bài quân sự, bằng cách lập các đồn quân sự ở quần đảo đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mặc kệ những tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei. Trung Quốc trong những tháng gần đây đã tự tăng vùng quyền lợi trên biển Nam Trung Hoa, đơn phương tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá cùng lặp đi lặp lại những cuộc diễn tập hải quân, đổ bộ và thử nghiệm tên lửa. Việt Nam trả lời bằng công bố mua tàu ngầm Kilo-class của Nga làm.

Vấn đề kinh tế là tâm điểm, vì những dấu hiệu cho thấy vùng biển rộng lớn này có dự trữ dầu và khí đốt lớn. Và Trung Quốc đã cảnh báo một cách rõ ràng với các công ty dầu phương Tây hoạt động trong vùng biển Việt Nam rằng triển vọng tương lai tài chính của họ ở Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu họ tiếp tục.


Ngoại trưởng Mỹ và Bộ trưởng Ngoại Giao TQ (Feb. 21, 2009)
Nguồn: whiterabbitcult.com
Ảnh hưởng văn hóa trở thành vấn đề vì Hoa Kỳ đứng trên nguyên tắc của luật pháp quốc tế, tìm giải pháp hoà bình cho các tranh chấp và tin rằng vì không có quyền lợi nên Mỹ có thể được xem như là môi giới trung thực trong vụ này.

Đằng sau đó còn một câu hỏi văn hóa lớn hơn: ở một độ mà chúng ta có thể thấy được hình dạng mới của cuộc chiến tranh lạnh đang thành hình. Ở một bên là quyền bá chủ của Mỹ, dựa trên (ít nhất là trên nguyên tắc) về tự do thương mại, thị trường tự do và các tổ chức tự do. Mặt bên kia là một mô hình độc đoán hơn, của Trung Quốc, đang xuất hiện, dựa trên quyền lực nhà nước, sự thống trị của nhà nước trên nền kinh tế và các ngành công nghiệp chính và nhà nước kiểm soát (toàn bộ) các phương tiện truyền thông và hệ thống chính trị.

Cùng lúc khả năng xẩy ra cuộc đụng độ giữa các cường quốc ở Đài Loan dường như đã giảm, và có vẻ đang tăng ở vùng biển Nam Trung Hoa, khu vực mà Trung Quốc đã tuyên bố là một trong những “lợi ích cốt lõi” của họ cùng với Tây Tạng và Đài Loan. Clinton cho rằng, tranh chấp lãnh thổ (đã đưa đến những đụng độ trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc trong quá khứ) là một “ưu tiên ngoại giao hàng đầu” và bây giờ đã trở thành mấu “chốt đối với an ninh khu vực.”

“Hoa Kỳ xem quyền tự do giao thông, với cửa ngõ mở rộng vào miền biển châu Á, cùng sự tôn trọng luật lệ quốc tế tại vùng biển Nam Trung hoa là một lợi ích quốc gia,” Clinton nói.

Một bối cảnh kinh tế sâu xa hơn đã vào cuộc từ tuần trước khi Guan Jianzhong, Chủ tịch hãng Đánh giá Tín dụng Dagong Global, công ty đánh giá lớn nhất Trung Quốc, đã cho Financial Times một cuộc phỏng vấn và tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã phá sản và tài trợ sức mạnh quân sự của mình bằng tiền vay một cách mà không thể kéo dài được. Lời phê bình của Guan làm người ta nhớ lại những năm 1960 Mao Trạch Đông Hoa Kỳ cho là một “con hổ giấy” và đang sụp đổ (“chủ nghĩa tư bản đang giãy chết”).

“Hoa Kỳ đang phá sản và phải đương đầu với phá sản thuần như một quốc gia con nợ nhưng các cơ quan đánh giá vẫn xếp hạng cao cho nó,” Guan nói. “Trên thực tế, chi tiêu quân sự khổng lồ của Mỹ không phải là tiền do họ tạo được nhưng bằng tiền vay, như thế là không bền vững.”

“Cuộc khủng hoảng tài chính đã xảy ra vì tổ chức đánh giá không tiết lộ đúng những rủi ro và điều này đã mang toàn bộ hệ thống tài chính Mỹ đến bờ vực phá sản, gây thiệt hại lớn cho Mỹ và lợi ích chiến lược của họ,” Guan nói thêm.

Guan có thể có lý, ngoại trừ việc Tân Hoa Xã, cơ quan thông tin chính thức của Trung Quốc đăng một bài nghị luận bất thường vào thứ Sáu cho thấy mức độ báo động cấp cao tại Bắc Kinh về triển vọng kinh tế của chínhTrung Quốc, vì lương công nhân tăng cao và số lao động bắt đầu giảm kết hợp với một hiện tượng nhà đất ảo tưởng.

“Nếu giá nhà đất không được kiểm soát và vấn đề đất đai không được giải quyết, chúng có thể đe dọa ổn định xã hội và nền kinh tế quốc gia,” bài xã luận viết, theo bản dịch tiếng Anh trên tờ China Daily. “Trận chiến bập bênh giữa chính quyền trung ương và các nhóm lợi ích khác cho thấy Trung Quốc đang mắc bệnh bất động sản. Sau khi thấy rất khó khăn để nhà nước thực hiện chính sách tài sản gắt gao hơn, công chúng đã nhận ra rằng các nhóm cùng quyền lợi đã trở nên đủ mạnh để chống lại hoặc làm xáo trộn chính sách kiểm soát tài sản của chính phủ trung ương.”

“Về bản chất, tương tự như ngành công nghiệp tài chính ở Hoa Kỳ, ngành bất động sản của Trung Quốc quá lớn để sụp đổ. Vì vậy, không phải là cường điệu khi nói rằng lĩnh vực nhà đất đã bắt cóc nền kinh tế Trung Quốc,” bài báo nói thêm. “Khả năng bất ổn xã hội đang trở thành thực tế vì nhà ở và các vấn đề liên quan tới đất đai mỗi ngày một tệ hơn.”


Trẻ chơi trên đường xe lửa cạnh khu phố nghèo (Shenyang, China - March 11 2009)
Nguồn/Photo: habitants.org
Tóm lại, lãnh đạo Trung Quốc đang lo lắng, ngay cả khi họ bắt nạt các nước láng giềng và tuyên bố Mỹ đang suy sụp. Nhưng bây giờ Hoa Kỳ, biết rằng Trung Quốc đang đau khổ vì điểm yếu của mình trên bàn cờ vua chiến lược ba chiều trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã vạch một đường trrên mặt biển Nam Trung Hoa. Người ta vẫn còn đợi xem lằn ranh đó có đứng vững hay không và các quốc gia vùng Đông Nam Á sẽ chọn đứng về phía nào.


© DCVOnline

Monday, July 26, 2010

Công An giết người tại Bắc Giang

Bạo loạn, biểu tình tại Bắc Giang do công an đánh chết người vi phạm luật giao thông 3

Bắc Giang: Biểu Tình, Đốt Xe Vì Công An Đánh Chết 1 Dân

Việt Báo Thứ Hai, 7/26/2010, 12:00:00 AM
Bắc Giang: Biểu Tình, Đốt Xe Vì Công An Đánh Chết 1 Dân; Hình ảnh Từ Youtube: Nhiều Ngàn Dân Biểu Tình Ơû Bắc Giang

BẮC GIANG/HÀ NỘI (VB) -- Hàng ngàn người dân đã đưa xe tang một nạn nhân bị công an đánh chết tới biểu tình, giựt đổ cổng và rào chắn quanh trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bắc Giang, ném gạch đá vào công an chiều Chủ Nhật 25-7-2010... Nhiều hình ảnh biểu tình đã được phóng lên mạng Youtube.com ngay hôm Chủ Nhật.
Hình ảnh biểu tình trên mạng cho thấy dân chúng đứng đông nghẹt dọc con đường chính để bày tỏ bất bình về vụ được mô tả là công an đánh chết một người bị bắt vì vi phạm luật giao thông.
Và công an đã dùng bạo lực để giải tán cuộc biểu tình, được nghe kể là dân chúng đốt phá xe công an huyện Tân Uyên.
Bản tin trên báo Nông Nghiệp hôm 25-7-2010 có nhan đề “Một người dân chết tại trụ sở CSGT huyện Tân Yên, Bắc Giang” đã mô tả:
“Chiều 25/7, hàng trăm người dân xóm Cầu, thôn Nghi Thiết, xã Hồng Thái (Việt Yên, Bắc Giang) đã đưa thi thể anh Nguyễn Văn Khương, SN 1989, làm nghề lái xe, trú quán tại xóm Cầu, thôn Nghi Thiết, xã Hồng Thái (Việt Yên) lên cổng trụ sở UBND tỉnh với yêu cầu làm rõ nguyên nhân cái chết của người thanh niên này.
Theo tường trình của ông Nguyễn Văn Toàn (chú của nạn nhân Khương): Khoảng 17 giờ chiều ngày 23/7, Nguyễn Văn Khương đi xe máy lên nhà của bạn ở Tân Yên chơi. Để chuẩn bị bữa ăn tối, Khương cùng một bạn gái đi mua đồ ăn. Do vi phạm luật giao thông, Khương đã bị lực lượng Cảnh sát giao thông Công an huyện Tân Yên bắt giữ và đưa về trụ sở Công an huyện để giải quyết. Tại đây, Khương vào trong để lực lượng công an lập biên bản về hành vi vi phạm luật giao thông, còn cô bạn gái đứng ngoài cổng đợi. Đến khoảng 18h30’, cô bạn gái nhận được tin báo bạn trai mình đang nằm trong Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Yên.
Cũng theo ông Toàn, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Yên khẳng định nạn nhân nhập viện lúc 18h20’ và đã chết trước đó. Qua khám nghiệm tử thi, trên cổ của Nguyễn Văn Khương có 3 vết bầm tím nhỏ. Được biết, ngay chiều ngày 24/7, lực lượng Công an tỉnh, Công an huyện Việt Yên, chính quyền xã Hồng Thái và gia đình nạn nhân đã có buổi làm việc, nhưng do các cơ quan chức năng chưa làm rõ được yêu cầu của gia đình nạn nhân nên đã gây bức xúc cho gia đình.
Vụ việc đã thu hút sự quan tâm của hàng nghìn người dân tại TP Bắc Giang, gây tắc nghẽn giao thông và trật tự công cộng nhiều giờ đồng hồ. Đến 19h hôm qua, đám đông hiếu kỳ vẫn chưa được giải tán.
Đến khoảng 15 giờ chiều qua, một số phần tử quá khích đã kéo đổ cổng và rào chắn xung quanh trụ sở UBND tỉnh, đồng thời tiếp tục ném gạch, đá về phía lực lượng CA ở đây. 16 giờ, CA tỉnh Bắc Giang đã phải dùng pháo để giải tán đám đông nhưng bất thành. 19h, khi NNVN liên hệ với ông Nguyễn Văn Dư, PGĐ Công an tỉnh Bắc Giang, được biết, lãnh đạo tỉnh này đang họp bàn biện pháp giải quyết.”
Đài RFA đặc biệt có ghi nhận theo lời nhân chứng tại chỗ:
“Hình ảnh trong các vidéo clip gửi lên youtube cho thấy đến chiều tối công an vẫn còn dàn quân bên trong trụ sở UBND tỉnh, xe tang và người biểu tình còn vây bên ngoài. Vòng ngoài cùng là hằng ngàn người đến chứng kiến vụ việc, tập trung đông đảo, la hò bên ngoài trụ sở, gây tắc nghẽn lưu thông...
Nhân chứng tại chỗ cho hay sáng nay đã có bạo động lớn xảy ra tại trụ sở công an giao thông huyện Tân Yên, dân biểu tình đốt phá một số xe cộ của công an trước khi kéo nhau lên tỉnh..”
Độc giả có thể vào trang:
http://www.youtube.com
và gõ nơi ô Search “bieu tinh cong an Bac Giang” sẽ thấy các băng ghi hình biểu tình và cảnh công an dùng bạo lực.

Sunday, July 25, 2010

Đại nhạc hội 'Tình Vào Hạ' gặp phản đối dữ dội


Đại nhạc hội 'Tình Vào Hạ' gặp phản đối dữ dội






Lý Tống xuất hiện ở Nam Cali



Ng
c Lan/Người Vit

vi Triết Trn & Linh Nguyn/Người Vit

ANAHEIM, California (NV) - Mt đi nhc hi ti vn đng trường Anaheim Arena Anaheim, vi 15 ca sĩ, gp phi s chng đi mnh m t hàng ngàn người Vit Nam chiu Th By, nhưng vn tiếp din bình thường, vi người hát bên trong, người biu tình bên ngoài, và mt hàng rào và lc lượng cnh sát và gác dan đông đo gia hai bên.

Mc tiêu ca người biu tình là ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, trước đây 6 ngày cũng b biu tình, và b cu phi công Lý Tng xt hơi cay, khi trình din Santa Clara, min bc California.

Ca sĩ này b nhm riêng, vì b cho là cng sn.



Ông Lý Tống (thứ 2 từ trái sang) tham gia đoàn biểu tình. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)



Mt người tham gia biu tình, tên Hoàng, gii thích: 'Đàm Vĩnh Hưng không phi là ngh sĩ bình thường, mà là ch tch hi ngh sĩ. Bao nhiêu ngh sĩ khác trong nước ra, có ai chng đi đâu. Nhưng Đàm Vĩnh Hưng là cng sn, đi tuyên truyn cho văn hóa cng sn.'

S chng đi này gây nh hưởng ti ít nht mt người trong s nhng người d tính tham gia trình din. MC Thúy Anh, ly lý do vì có s chng đi, t chi tham gia chương trình. Thay vào đó, din viên Thanh Bch làm MC thay thế.

S chng đi cũng nh hưởng người xem, và người mun đi xem. Cô Trang, cư dân thành ph Garden Grove, nói cô 'mê Đàm Vĩnh Hưng.' Tuy nhiên, dù đã cm vé trong tay, cô quyết đnh nhà, vì 'gia đình không thích, nói ra đó người ta biu tình tùm lum, nên dù tiếc mun chết em cũng đành nhà.' Cô nói thêm: 'L đi có chuyn gì thì v nhà mt lm.'


Hình chụp bên trong nhà hát, vài phút trước khi chương trình mở màn. (Hình: Triết Trần/Người Việt)




* Tôn trọng luật pháp

Nhưng nếu c bên biu tình ln bên t chc nhc hi có đim nào đng ý, thì đó là hai bên đu mun tránh 'có chuyn gì' xy ra. Nhiu bn thông báo ca 'y ban Đc nhim chng văn hóa vn cng sn' yêu cu người biu tình 'tôn trng lut pháp.'

Ông Dũng Taylor, người t chc đêm nhc, cũng nói mc đích ca ông là 'mun hai bên có s ôn hòa.' Ông nói: 'Tôi c gng to điu kin đ bên đi xem không có cm tưởng b quy nhiu, còn bên biu tình có tiếng nói ca mình. Đó là mc tiêu ca tôi.'

Cnh sát và gác dan ca vn đng trường Anaheim Arena cũng có cùng mt mc đích đó. H đt mt hàng rào quanh li vào, người biu tình đng bên ngoài hàng rào, và người đi xem thì đi t nhà đu xe vào trong. Hai bên cách nhau mt khong trng ln, và ch gn nhau nht, hai bên cũng cách nhau ít nht 20 mét.

Người đi xem phi đi qua ch kim soát an ninh, rt cht ch, y ht như khi đi máy bay. Và ch đó, đã xy ra mt s vic: Bà Bùi Kim Thành, mt nhà tranh đu quen thuc trong cng đng, sau khi đi qua khi ch kim soát an ninh, trước khi vào ti bên trong, bà đã đng li đ đo cng sn, pht c Hoa Kỳ và c Vit Nam Cng Hòa, và ngăn cn người ta đng vào xem.

Khi gác dan ti đ mi bà ra, bà Thành bc đin thoi và bo bà s gi cp cu 9-1-1. Bà nói vào đó, bng tiếng Vit, 'Phi 9-1-1 không, tôi là lut sư Bùi Kim Thành đang b cng sn khng b.'

Mt cnh sát viên gc Vit ti yêu cu bà đi ra, bà t chi. 'Anh có quyn gì?' bà hi. 'Đây là đt nước Hoa Kỳ, tôi đang gi 9-1-1. Tôi có vé, kêu tôi đi ra là làm sao. Trước đây tôi chp nhn tù là đ bo v lut pháp Hoa Kỳ. Tôi không bao gi chu đi ra theo kiu lut rng.'

Lúc đó, cnh sát đy bà vào. Bà khuu xung, cnh sát đt bà lên xe lăn, đy đi.

Cnh sát viên Minh Nguyn, người bt bà Thành, cho biết bà được đưa v bót, tm thi vi hai ti danh, trespassing (xâm nhp) và obstruction of business (cn tr ch kinh doanh).


* Lý Tống xuất hiện

Cuc biu tình không ch bc phát ti ch. Trước đó, vào bui trưa, ti tr s đài truyn hình VHN, đã có bui tiếp đón đoàn người t min bc California xung tham gia, trong đó có ông Lý Tng.

Sau khi xt hơi cay vào ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, ông Lý Tng b bt. Ông đang b truy t vi 5 ti danh đi hình và 1 ti danh tiu hình, nhưng đã đóng tin thế chân và đi xe cùng đoàn bc California đến qun Cam.

Ngay khi mi đến, ông Lý Tng được đông người đón tiếp, khiến ông rt vui. Ông nói vi báo Người Vit: 'Tôi cm thy phn khi, là vì gi này đây tp hp rt đông. Đây là mt trn th nhì Cali, sau mt trn th nht bc Cali, đp tan văn hóa vn ca cng sn Vit Nam.'

Trong đoàn người tiếp đón ông Lý Tng, có nhng viên chc dân c, t ông Andrew Nguyn, y viên hc khu Westminster, ti ông Phm Kim Long, y viên hc khu Qun Cam, ti các ngh viên thành ph Westminster; nhng ng c viên, như Dân biu tiu bang Trn Thái Văn, ng c viên dân biu liên bang, Bruce Trn, ng c viên th trưởng, và Phú Nguyn, ng c viên dân biu tiu bang.

Phái đoàn bc California, theo li ông Nghê L, 'đi t 8 gi sáng' trong '3 xe van và mt xe nh,' và h mun 'nói lên tiếng nói là chúng tôi t v trước s xâm lăng ca cng sn.'

Bà Lê Kim Loan, cư dân Garden Grove, lên tiếng: 'Ngày hôm nay mà không đi (biu tình) thì còn ngày nào mà đi na.'

Mt c già, năm nay đã 100 tui 7 tháng, cũng tham gia biu tình. Mc quc phc áo gm và khăn đóng, ông Nguyn Văn Bách nói ông tng tham gia nhiu cuc biu tình, và ông cũng hot đng nhiu trong 'đng ca Nguyn Hu Chánh.'

* ‘Không trọn vẹn’

Các phóng viên có m
t ti ch, k c các phóng viên nht báo Người Vit, ước tính có khong 1,000 người cho mi bên, c bên biu tình ln bên đi xem.

Trong s người đi xem có hai v chng cô Huỳnh, Santa Ana. Cô nói: 'Người biu tình c biu tình, tôi mua vé vô coi. Đây là x t do, người biu tình c biu tình, người hát c hát.' Cô không ngi s có mt ca ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng trong s các ca sĩ trình din, cô nói: 'Đàm Vĩnh Hưng qua hát nhiu ln ri, không phi ln đu tiên.'

Mt s khán gi khác cng rn hơn. Mt cp v chng ln tui, t chi xưng tên, nói h 'đi coi đ mun chng t không ai có quyn km kp bt c s t do ca ai khác.' Khán gi này nói thêm, 'Nếu đ cho người ta khng chế được mình thì đây và x cng sn có gì khác nhau. Cho nên tôi đi coi đ chng t rng đây là mt x t do.'

Nhưng cũng có nhng khán gi đi xem mt cách hn nhiên.

Mt n khán gi tên Minh Khuê, Fountain Valley, nói cô 'mun đi coi Đàm Vĩnh Hưng và M Tâm.' Cô tiết l là 'lúc đu cũng không tha thiết đi lm,' nhưng sau khi có v xt hơi cay San Jose thì cô 'đi coi xem thế nào.'

Mt khán gi cao tui, xưng tên là Huy, thì li nói ông hiu phía biu tình. 'Người biu tình có cái lý ca h,' ông nói. Nhưng ông vn đi xem. 'Đi coi cái ngh thut ca h là cái gì.'

Vi tình hình trong hát ngoài biu tình, ông Dũng Taylor phát biu: 'Cm giác ca tôi là không có s trn vn. Mt chương trình 2000 khán gi, trong tình hình kinh tế này, là điu các bu show khác cũng hãnh din, nhưng khi thy s phn đi ca đng thương thì không vui.'

Ông nói v người biu tình: 'Dù sao h cũng là đng hương, là cô chú bác, h chng đi chế đ là điu ai cũng đng ý. Nhưng vn đ là người Vit Nam vi người Vit Nam.'

'Cho nên trong lòng Dũng cm thy có gì mâu thun,' ông nói.

Nhưng có ít nht mt người biu tình không thy gì mâu thun. Cô Lê Kim Loan nói, cô đi biu tình 'đ cho cng sn thy là mình chng cng kch lit ch không phi ch có mt s nh người, như h nói.'

(*) Xem thêm hình ảnh cuộc biểu tình: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=116450&z=3