Translate

Monday, July 12, 2010

Hẹn gặp nhau năm 2014

Cánh cửa World Cup 2010 đã khép
Spain, Netherlands. Germany
Nước mắt trào dâng Spain sau khi chiến thắng
Lệ tràn tuôn chảy Netherlands

Chú bạch tuộc nhà tiên tri thời đại
Sẽ được lộng kiếng để tôn thờ [như thằng MInh Râu ở Ba Đình]]
Hẹn gặp nhau năm 2014
World Cup tại Brazil...

Phi Vũ
07/11/10

Ngao ngán cổng chào 1000 năm Thăng Long

Trích DCV Online
Phan Bạch Quán - Tổng hợp

“Dư luận đang bàn tán ầm ĩ lên về vụ Hà Nội dự kiến huy động 50 tỷ do các doanh nghiệp đóng góp để xây dựng 5 cái cổng chào thật hoành tráng để đón chào đại lễ 1000 năm Thăng Long.

Tại sao lại ẫm ĩ chuyện này: người ta tự nguyện bỏ tiền ra để làm đẹp cho thủ đô, góp tiền của để làm cho đại lễ thêm hoành tráng sao lại không ủng hộ, lại bàn ra tán vào? Vậy đằng sau có gì khuất tất không?

Có đấy! Đây về thực chất lại là một vụ đổi đất lấy…cổng chào; là vụ các chú Bờm làm nghề quảng cáo đất Hà Thành dùng cổng chào, một dạng “quạt mo” để lừa lấy của phú ông Hà Thành không chỉ ba bò chín trâu, ao sâu cá mè, ba bè gỗ lim mà nhiều hơn thế: Đó là lô đất ở các vị trí đắc địa vào loại bậc nhất của Hà Nội, ở những nút giao thông cửa ngõ của thủ đô để làm quảng cáo…”

Trên đây là nhận xét của tác giả Phạm Viết Đào về dự án 5 cổng chào xắp được xây dựng nay mai tại thủ đô Hà Nội. Để biết thế nào là “Bờm”, “quạt mo”, và “phú ông”, trước tiên cần tìm hiểu đồ án 5 cổng chào đại lễ 1000 năm Thăng Long.


50 tỷ đồng xây 5 cổng chào

Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội dự tính sẽ thu lại 14.000 mét vuông đất để xây dựng 5 cổng chào với tốn phí xây dựng dự tính khoảng 50 tỷ đồng.

Phó chủ tịch UBND thành phố Phí Thái Bình đã ra lệnh cho các huyện nơi đặt cổng chào tiến hành thu đất lại để bàn giao cho các chủ đầu tư trước 1 tháng 7 để có thể tổ chức thực hiện đúng dự tính. Các ngành liên quan phải hoàn chỉnh thiết kế về kiến trúc, kết cấu, điện, nước, dự toán để bàn giao cho đơn vị thực hiện.

Liên quan đến công tác san bằng đất, ông Phí Thái Bình yêu cầu các huyện Sóc Sơn, Phú Xuyên, Gia Lâm, Hoài Đức hoàn thành công tác này trước ngày 30/6.

Thông qua 4, loại bỏ 1

Ngày 23/6, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết, các phương án đã được Thành ủy, UBND TP thống nhất và đã cơ bản xác định phương án 4 cổng chào Riêng cổng chào thứ 5 bị bác với thông báo “đơn vị tư vấn cần tiếp tục hoàn chỉnh, báo cáo liên ngành và UBND TP phê duyệt sau.”

Tại sao 4 cổng được chấp thuận, 1 lại không; cổng này mắc kẹt ở “cổng” nào?

Nếu nhìn qua hình vẽ và ý nghĩa đặt vào các hình tượng dùng người ta sẽ thấy ngay lý do tại sao cổng thứ 5 bị loại.

Cổng chào 1 đặt tại đầu Quốc lộ 1 (khu vực Cầu Giẽ giáp tỉnh Hà Nam), đây là hướng Nam tiến để đấu tranh mở mang bờ cõi và bảo vệ non sông, thống nhất đất nước. Ý tưởng thiết kế dùng hình tượng những cánh chim Lạc Việt biểu trưng cho con Lạc cháu Hồng như những cánh chim không mỏi đi khắp chiều dài đất nước để bảo vệ, vun đắp và xây dựng Tổ quốc, một lòng hướng về thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cổng chào quốc lộ 1 - Dùng hình cánh chim Lạc Việt biểu trưng cho con Lạc cháu Hồng.
Nguồn: Ảnh: Sở Quy hoạch Kiến trúc
Cổng chào 2 nằm trên trục đường vào sân bay Nội Bài, cửa ngõ Hà Nội giao lưu quốc tế, ý tưởng thiết kế sử dụng hình Trống đồng được cách điệu thành hình dáng cổng chào, khách quốc tế qua đây sẽ cảm nhận được hình ảnh Nhà nước Âu Lạc xưa, nguồn gốc khởi thủy để xây dựng nên Thủ đô 1000 năm tuổi.


Cổng chào Nội Bài sử dụng hình tượng tang Trống đồng cách điệu.
Nguồn: Ảnh: Sở Quy hoạch Kiến trúc
Cổng chào 3 nằm ở phía tây, đường Láng - Hòa Lạc, ý tưởng thiết kế sử dụng hình tượng Trống đồng vươn lên từ đất và nước, hình ảnh khởi thủy của Nhà nước Âu Lạc.


Cổng chào Láng - Hòa Lạc sử dụng hình tượng Trống đồng vươn lên từ đất và nước.
Nguồn: Ảnh: Sở Quy hoạch Kiến trúc
Cổng chào 4 nằm trên trục đường Hà Nội - Lạng Sơn (khu vực tiếp giáp huyện Tiên Sơn Bắc Ninh), nơi phát tích nhà Lý với Lý Thái Tổ khai sáng kinh đô Thăng Long, ý tưởng thiết kế sử dụng hình tượng 8 con rồng chầu xung quanh một cung tròn hướng vào trung tâm là logo biểu trưng Hà Nội.


Cổng chào Hà Nội - Lạng Sơn sử dụng hình tượng 8 con rồng chầu trong một cung tròn .
Nguồn: Ảnh: Sở Quy hoạch Kiến trúc
Cổng chào 5 nằm trên Quốc lộ 5, đi Hải Phòng, trục tuyến hướng ra biển Đông với những chiến công giữ nước lẫy lừng. Ý tưởng thiết kế xử dụng hình tượng hàng cột gỗ cổ truyền mô phỏng sự vững chắc, khỏe khoắn như những cột buồm, mạnh mẽ, uy nghiêm như cọc Bạch Đằng, hướng về Thủ đô 1.000 năm tuổi.

Cổng chào HN- HP với ý tưởng cột gỗ cổ truyền khỏe khoắn như những cột buồm, uy nghiêm như cọc Bạch Đằng.
Nguồn: Ảnh: Sở Quy hoạch Kiến trúc
Hóa ra cổng chào 5 bị loại vì dựng cột buồm!

Không thể lẫn lộn cọc (trong trận) Bạch Đằng với cột buồm. Cọc đóng trong lòng sông phải nửa chìm nửa nổi; trong khi hàng trụ thẳng đứng, sừng sững trên đất trông giống cột buồm hơn là cọc. Nhưng nếu là cột buồm thì không được, đó là biểu tượng gợi nhắc thuyền nhân vượt biên (boat people). Nhưng thời nay dương buồm ra biển chỉ có thể là xuất khẩu lao động. Ngụ ý “không trong sáng” thế thì cổng chào thứ 5 bị loại là đúng.

Một trong những nguyên tắc thiết kế biểu tượng, logo là cần tránh bị hiểu lầm, người sáng tác nghĩ một đàng, người coi suy một nẻo. Chiếu theo đó mới thấy 4 cổng chào kia cũng có vấn đề.

Cổng chào Hà Nội dễ bị “xuyên tạc” ý nghĩa?

Trong cuộc trò chuyện với Tuần Việt Nam kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện nhận định:

Tập tục của người Việt hay dựng cổng chào trong những dịp lễ lạc, nên nếu Hà Nội muốn làm cổng chào cho dịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội thì chúng tôi ủng hộ. Nhưng đó chỉ là công trình có thời hạn, cho riêng dịp lễ.

Thế nhưng, xem những tài liệu chuẩn bị, lại thấy Hà Nội muốn làm cổng chào mang tính biểu tượng, với quy mô lớn, kiểu cổng chào đi về phương Nam là hình tượng cánh chim Lạc, cổng chào lên hướng Lạng Sơn (giáp Bắc Ninh) là rồng thời Lý. Nếu thế lại đòi hỏi phải hết sức cẩn thận, không thể tạm bợ, vội vàng như cách làm hiện nay. Xem mấy bản vẽ thấy gượng ép, chưa có gì chín cả.

Về mặt kiến trúc, có thể nói không hình tượng nào “ổn” cả, vì nhàm chán và sáo rỗng. Trống đồng, chim lạc, rồng hay bãi cọc Bạch Đằng đều là những sự gắn kết khiên cưỡng với lịch sử và những giá trị của Thăng Long. Rồi việc đưa trống đồng, một linh vật của dân tộc, ra trải dưới đường cho phương tiện đi lại (cổng chào trên tuyến QL 1 Hà Nội - Lạng Sơn) là không thể chấp nhận về phương diện văn hóa.
Đó là chưa kể, dân mình rất phong phú trong suy nghĩ, sẽ “xuyên tạc” những hình tượng mà ta chọn không cẩn thận.

Như cổng chào tuyến Bắc Thăng Long - Nội Bài, sao trống đồng lại bị xẻ đôi như vậy, khéo người dân bảo trống đồng bị vỡ toác! Hình tượng trống đồng trên đường Láng - Hòa Lạc còn nguy hiểm hơn, vừa đổ, vừa bị chìm một nửa xuống đất, nằm bên vệ đường. Hình tượng trống đồng không thể tùy tiện biến tướng thế được.

Những ví dụ này thể hiện cách suy nghĩ còn sống sượng, thiếu chiều sâu tư duy để tìm ra những hình tượng giá trị, có sức hấp dẫn và truyền cảm mạnh. Những đề xuất như hiện nay vẫn chỉ là lối suy nghĩ cũ mòn, viện dẫn truyền thống một cách đơn điệu, gượng ép.

Chưa kể, về kích thước, các cổng chào đều lớn quá. Nếu theo hình vẽ, so sánh với độ lớn của tuyến quốc lộ, chúng tôi tính ra chim lạc phải dài tới 40, 50 thước, lơ lửng ở độ cao 10 - 15 thước. Cứ tưởng tượng chùa Một cột hay Khuê Văn Các giờ to độ 200 thước xem? Phóng to đến thế sẽ chẳng còn ý nghĩa của chim lạc nữa. Thổi phồng quá thì con người sẽ không thể nhận thức được ý nghĩa của nó.

Đấy là ý kiến của giới chuyên môn trong ngành kiến trúc xây dựng, còn về phía người dân, những người không mấy bận tâm tới đường nét mỹ thuật hay ý nghĩa cao siêu thì họ nhìn 5 cổng chào dưới những khía cạnh khác.

Cổng chào: người dân lắc đầu, chào thua!

Người dân không biết kế hoạch dựng cổng trào đại lễ 1000 năm có từ bao giờ mà chỉ biết bỗng một ngày nghe thông báo chuẩn bị dựng 5 cổng chào cho 5 cửa ô trong khi thời gian tiến đến đại lễ chỉ còn đôi ba tháng nữa. Trong lúc đó, Hà Nội đang như một công trường xây dựng với đào bới, vôi cát, gạch đá mù mịt… không biết đường nào mà đi.

Blogger Dr. Nikonian dạo một vòng Hà thành, nghe đầy lỗ tai chuyện “Cổng ơi, ta chào (thua) mi!”

Ra Hà Nội kỳ này, tôi nghe chửi hơi bị nhiều! Từ anh xe ôm, tài xế taxi, chị nhân viên văn phòng, bà cụ bán chè nước vỉa hè, cho đến bác hưu trí… tất tật đều đồng thanh chửi. Không phải chửi tôi, mà là chửi gay gắt, chửi chát chúa về các dự án bạc tỉ nhân dịp 1000 năm Thăng Long. Chị nhân viên văn phòng xinh đẹp chửi đông đổng về dự án 5 cổng chào mất 50 tỷ.

Chị ấy nói rất chát thế này, “Làm cổng chào cho hoành tráng làm gì, để đi vào trung tâm chỉ thấy kẹt xe, bụi, khói, ô nhiễm… không khác gì một cô gái mặc đồ rất đẹp, nhưng khi tiếp cận “nội thất” thì mới thấy hết sự xấu xí não nề.”

Ông Nguyễn Minh Tuấn, người dân ở tổ dân phố số 4 (phường Khương Thượng, quận Đống Đa), cho biết, “Việc chi tới 50 tỷ đồng để xây dựng không kiên cố các cổng chào thì thật lãng phí. Nguồn kinh phí đó, dù là tài trợ, sẽ ý nghĩa hơn nếu Thành phố sử dụng cho các công trình dân sinh, trường học, bệnh viện hay nhà ở cho người nghèo.”

Vừa lãng phí, vừa xấu xí, vậy sao thành phố vẫn quyết? Hay đằng sau còn có những bí ẩn gì nữa? Theo tác giả Phạm Viết Đào, đây chẳng qua là những toan tính bất chính của những tay đầu nậu mà ông gọi là Các chú Bờm và phú ông đất Hà thành ngày nay

Các chú Bờm và phú ông đất Hà thành ngày nay

“Còn những chú Bờm và các phú ông đất Hà Thành ngày nay thì sao?

Đây cũng là một dạng ngụ ngôn thời hiện đại: sử dụng các giá trị ảo để lừa đổi những giá trị thật. Cái giá trị ảo đó là ý nghĩa chính trị, văn hóa của Đại lễ 1000 năm Thăng Long; Cái giá trị ảo đó là cái cổng chào đắt đỏ lắm hoành tráng lắm thì cũng làm hết dăm ba tỷ bạc là cùng; nếu cộng cả phần phong bì lót tay đây đó có thể lên tới chục tỷ.

Cả 5 cổng chào lên tới 50 tỷ chắc đã được các chú Bờm làm nghề quảng cáo kê tính? Chả nhẽ các chú Bờm bỏ ra từng ấy tiền để mua vui, để trang điểm cho các giá trị ảo? Không đâu, cái giá trị thật mà các chú Bờm hướng tời, tính ra được đó là: Với những vị trí đắc địa của nơi đặt các cổng chào, mỗi cái cổng chào sẽ có 6 tấm quảng cáo lớn của 2 mặt…Với diện tích đó, sau đại lễ, chắc chắn các chú Bờm sẽ không dại gì mà không cho thuê quảng cáo. Bỏ rẻ 6 mặt quảng cáo đó mỗi năm cũng phải thu về dăm, sáu tỷ bạc; trong khi cái vốn ban đầu bỏ ra chỉ có 10 tỷ? Trong vòng 2 năm đảm bảo các chú Bờm sẽ thu đủ vốn? Đến năm thứ 3 đảm bảo các chú sẽ vung vinh và chiếc cổng chào này chắc chắn sẽ tồn tại lâu lâu chứ không thể xong đại lễ thì dỡ xuồng ngay?

Chỉ qua một vụ này thôi đã thấy người ta lợi dụng lễ lạc để moi tiền, để làm tiền tài giỏi như thế nào? Trong một năm Việt Nam tổ chức tới trên 8000 lễ hội thì chắc cũng có ngần ấy cơ hội moi tiền, móc tiền từ túi này chuyển qua túi kia...Đáng lẽ phải giành thời gian, sức lực nghĩ ra cách để làm ra của cải làm giàu cho bản thân và để làm ra của cải cho xã hội thì lại chỉ tìm cách sáng chế ra nhiều lễ hội để móc tiền của nhau? Nhà nhà lễ hội, ngành ngành làm lễ hội; địa phương thi nhau làm lễ hội. Phú quý sinh lễ nghĩa, than ôi, một nước còn nghèo như Việt Nam lại đang hình thành cho mình một nền kinh tế độc đáo: Nền kinh tế lễ hội!”

1000 Năm Thăng Long - Vẫn còn đó tấm lòng người dân Hà Nội

Đại lễ Ngàn năm chưa tới nhưng đã xảy ra quá nhiều bất cập: đào đường đi bộ lót gạch mới ven hồ Hoàn Kiếm, phim 60 tỷ Lý Công Uẩn lại do Trung Quốc đạo diễn và sản xuất, chặt bỏ cây xanh 2 bên đường để “chỉnh trang” đô thị… Không lẽ chẳng có điểm son nào cho ngày hội lớn ngàn năm một thuở?

Giữa những tiếng than, tiếng chửi, người Hà Nội và du khách vẫn còn có những khoảnh khắc vui vẻ hài lòng khi đứng trước công trình mỹ thuật cũng được làm nhân kỷ niệm thủ đô ngàn năm, đó là “Con đường gốm sứ”.

Với mục đích làm đẹp Hà Nội, trang trí lại dải đê sông Hồng xám xịt, chứ không nhằm tạo ra một tác phẩm nghệ thuật cao siêu, bức tường bằng gốm và sứ (kéo dài từ cửa khẩu An Dương đến cửa khẩu Vạn Kiếp, dài khoảng 6 km) đã trở thành một tác phẩm đẹp mang phong thái Việt.


Con đường gốm sứ
Nguồn: OntheNet trúc
“Con đường gốm sứ” đã gặp nhiều chống đối, bài bác; nhưng nó cũng được sự góp công, góp của, góp sức của rất nhiều người, từ tác giả ý tưởng - nhà báo / họa sĩ Nguyễn Thu Thủy - đến các họa sĩ, nghệ nhân Việt nam và ngoại quốc, đến các công ty doanh nghiệp tài trợ… Thậm chí những lời phê bình, chỉ trích cũng góp phần giúp tác phẩm này được hoàn thiện hơn.

Đây lại là một bằng chứng cho thấy nếu người dân được trực tiếp tham gia vào các dự án công cộng thì kết quả thường tốt đẹp, hợp tình, hợp lý. Đó cũng là lời giải đáp cho câu hỏi của blogger Nikonian,“Nông nỗi nào mà bày ra trò gì cũng bị dân chửi om sòm? Khoảng cách giữa quan trí và nguyện vọng của bá tánh xem ra ngày càng xa xôi.”

Kỷ niệm 1000 Năm Thăng Long, dù sao đi nữa, vẫn là dịp tưởng nhớ công ơn tiền nhân đã dày công xây dựng, bảo vệ đất nước nên vẫn xứng đáng được người Việt chúng ta nghĩ tới với tấm lòng kính trọng và ngưỡng mộ với tâm tình thương yêu.



Nguồn trích dẫn:

1. Đã duyệt 4 phương án cổng chào mới của Hà Nội, Lam Linh, 24/06/2010, vtc.vn
2. Cổng chào Hà Nội dễ bị “xuyên tạc” ý nghĩa?, Khánh Linh, 01/07/2010, tuanvietnam.net
3. Cổng chào Hà Nội chưa được lòng dân, Trọng Đảng, 30/06/2010, baodatviet.vn
4. Bá ngọ, blogger Dr. Nikonian, 25/06/2010
5. Những chiếc “quạt mo” của các “chú Bờm” quảng cáo đất Hà thành thời nay?! Phạm Viết Đào, 01/07/2010
6. Hà Nội chặt 1000 cây xanh … đón 1000 năm Thăng Long!, 01/04/2010, tinmoi.vn
7. Con đường Gốm sứ bị cảnh báo thành “rác văn hóa”Hà Linh, 09/09/2009, vnexpress.net
8. Con đường gốm sứ ven sông Hồng, Mặc Lâm, 06/07/2010, rfa.org