Translate

Wednesday, June 30, 2010

Việt Nam Airlines: Cùng non sông cất cánh

DCVOnlineTin DPA


Nhân viên phi cảng buôn lậu hàng điện tử


Hà Nội - Một nhân viên làm việc ở phi cảng quốc tế thành phố Hồ Chí Minh và đồng phạm của ông ta đã bị kết tội đưa lậu hàng điện tử trị gía hàng triệu đô-la cũng như tiền mặt vào Việt Nam trong tám năm qua, một viên chức nhà nước cho hay hôm qua thứ Ba ngày 29 tháng Sáu.

Nguyễn Đức Vũ, 35 tuổi, nhân viên của Trung tâm Kiểm soát Hoạt động phi trường Tân Sơn Nhất và Nguyễn Minh Hoàng, 47 tuổi, bị kết tội nhận hàng lậu và tiền mặt từ nhân viên của hãng Hàng không Việt Nam, phát ngôn viên của VN Airlines nói.

“Truyền thống Nguyễn Xuân Hiển”?
Nguồn: DCVOnline
Hai người này bị bắt hôm 16 tháng Sáu sau khi cảnh sát Úc bắt giam và thẩm vấn phi hành đoàn của một chiếc máy bay thuộc hãng Hàng không Việt Nam chuẩn bị bay ra khỏi Úc từ phi trường Sydney.

Cảnh sát cho hay và Vũ và Hoàng đã thừa nhận là có nhận và phân phối điện thoại cầm tay và laptops được đưa lậu về từ Úc trên những chuyến bay của hãng Hàng không Việt Nam cũng như chuyển lậu khoảng một triệu đô-la Úc, theo báo Lao Động.

Báo này cũng nói thêm là cảnh sát tin rằng ông Vũ và ông Hoàng làm việc cho hai nhân viên của hãng Hàng không Việt Nam có văn phòng nằm ở Úc. Kể từ tháng Tám năm 2002, đường dây buôn lậu này được tường thuật mang đồ lậu vào Việt Nam, hai hoặc ba lần một tuần sau khi hối lộ cho nhân viên quan thuế.

Tòa án Úc đã tuyên án hai phi công của hãng Hàng không Việt Nam vì tội buôn lậu trong hai năm 2007 và 2008.


© DCVOnline

Tuesday, June 29, 2010

Nhiều người ở Hà Nam vẫn sống như người ‘nguyên thủy’

Trích NguoiViet Online

HÀ NAM - Sống nguyên thủy ở xóm ‘5 không’ là tựa một bài báo của tờ Ðất Việt hôm 27 tháng 6, mô tả về cuộc sống của hơn 80 gia đình ở xóm 3, thôn Thanh Sơn, xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Nơi đây chỉ cách thành phố Phủ Lý chưa đến 15 cây số, nhưng có cuộc sống như người nguyên thủy.

Cuộc sống ‘nguyên thủy’ của 80 gia đình ở đây, theo lời tờ báo, là họ đang sống trong cảnh “không điện, không đường, không trường (học), không trạm (y tế) và không cả... nước sạch.”



Người dân ở đây chưa bao giờ biết sử dụng quạt bằng điện. (Hình: Ðất Việt)


Báo Ðất Việt mô tả thêm, “Xóm 3 vẫn âm u, leo lét ánh sáng của đèn dầu. Ăn cơm dưới ánh sáng đèn dầu, chăn lợn, nuôi gà cũng dùng đèn dầu... Ở đó, người dân vẫn không được sử dụng các đồ vật thiết yếu như tivi và họ hoàn toàn biệt lập so với thế giới bên ngoài.”

Tờ báo kể, “Những năm 1985 và 1986, hơn 200 hộ gia đình theo chủ trương của tỉnh Hà Nam đi lập vùng kinh tế nội địa và thành lập nên thôn Thanh Sơn ngày nay, với hy vọng có một cuộc sống tốt hơn, đầy đủ hơn vì khi đó, mỗi hộ được hỗ trợ tiền làm nhà và 3 sào vườn... Hiện, cả xóm có 2 chiếc tivi, nhưng những chiếc tivi này cũng chỉ để trưng bày cho sang vì không có điện.”

Báo này dẫn lời một cư dân tên Nguyễn Văn Thúy nói: “Nếu như có điện, việc quay sắn sẽ được thuận tiện hơn, bình thường quay bằng tay mất một ngày, nếu có điện chỉ khoảng một giờ, có điện chúng tôi còn có thể mở rộng sản xuất...”

Vẫn theo lời tờ báo, “Từ nhiều năm nay, việc kiểm tra thăm khám sức khỏe với người dân xóm 3 là điều xa xỉ. Cuộc sống nghèo túng cứ thế dần trôi, những lần đau ốm cũng qua theo những ‘đơn thuốc’ tự chế của người trong xóm. Thôn Thanh Sơn trước kia cũng có một trạm y tế nhưng giờ đây nó đổ nát chẳng khác gì... cái nhà hoang. Theo lãnh đạo xã Thanh Nghị, do thiếu kinh phí nên khu ‘đa khoa’ với 3 cán bộ y tế phải rút lui xuống miền xuôi.”

“Ở đây, một dự án nước sạch cũng đã được thực hiện, nhưng không đạt hiệu quả sau một thời gian ngắn sử dụng. Kết cục là giờ đây, người dân đang dùng nước mưa và nước suối. Mỗi một gia đình ở xóm 3 được chính quyền hỗ trợ một lu đựng nước mưa để phục vụ tất cả các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, tắm giặt...



Một người dân bên dòng suối phục vụ nhu cầu sinh hoạt của hơn 80 gia đình ở xóm 3. (Hình: Ðất Việt)



Mỗi khi nước mưa trong các lu cạn dần, người dân phải dùng xe bò đi kéo nước ở suối và bể chứa về dùng. Những gáo nước màu vàng, nổi váng vẫn hàng ngày được người dân đem về sử dụng.”

Anh Vũ Văn Thực nghẹn ngào nói: “Chiều đến, tôi lại kéo xe bò đi xa gần một cây số để lấy nước, đó là nguồn nước suối tự nhiên, phục vụ cho hơn 80 hộ dân tại đây. Nếu ai ra muộn thì đành chờ đến đêm cho nước suối chảy xuống”

Báo Ðất Việt kể thêm về chuyện học hành, “Vào xóm 3 có một điểm dễ nhận thấy nhất là cả xóm gần như không có lấy một em nhỏ, họ phải gửi con cách xa nhà để được học cái chữ, ‘đã nhiều lần đề nghị xã Thanh Sơn, thành lập một điểm trường ở xóm 3, nhưng quá lâu rồi, chúng tôi không còn tha thiết nữa’” anh Thực nói.

Cả thôn Thanh Sơn có 3 xóm thì xóm 3 là xóm rộng nhất, nằm sâu trong núi nhất và cũng là xóm khó khăn nhất. Trời mưa, con đường vào xóm 3 heo hút như đi vào chốn không người, trơn nhầy nhụa, có những đoạn đá nhô lên gập ghềnh xe máy không đi quen sẽ không đi được. Mưa thì trơn trượt, nắng thì bụi lùm, vậy mà bao năm nay người dân vẫn nhọc nhằn đi lại trên con đường này, mỗi khi trời mưa, người dân lại rủ nhau, một nhà đóng góp công để đi tu sửa lại đường sá.

Báo Ðất Việt dẫn lời ông Tính, một người dân xóm 3 nói: “Ở nơi đây, hình thức trao đổi hàng lấy hàng vẫn còn tồn tại và nó còn là hình thức chính để bà con có gạo ăn. Cứ gần 2 tấn sắn thì đổi được một tấn lúa. Nếu trời mưa lụt, đường đi khó, không có chủ nào vào trao đổi hàng thì chúng tôi phải mang sắn ra xóm ngoài để đổi thóc”.

Cuối cùng, theo lời bà Trần Thị Hằng, bí thư chi bộ thôn Thanh Sơn cho biết thêm, do việc quy hoạch, bố trí không hợp lý ngay từ đầu khi người dân mới vào lập vùng kinh tế nội địa nên giờ đây người dân xóm 3 còn đang gặp phải một “không” nữa là người chết không có đất chôn! Những người qua đời phải dùng xe bò, kéo đi xa gần 10 km để có thể có chỗ yên nghỉ hoặc phải đi chôn nhờ nơi khác.


Monday, June 28, 2010

Thư ngỏ gởi cô Nguyễn Thị Hoàng Bắc

Trích DCV Online
Mộc Lan



Thưa cô Hoàng Bắc

Em xin được tự giới thiệu mình là một fan âm thầm của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc. Có lần em mượn được trong thư viện quận tập truyện ngắn “Long Lanh Hạt Bụi”. Em đọc thấy thích hơn truyện của Phan Thị Vàng Anh dù trước đó em cũng rất thích những truyện ngắn lãng mạn của nhà văn này.

Về sau, mua được tập truyện “Bên Lở Bên Bồi”, tuy không thích bằng “Long Lanh Hạt Bụi” nhưng vẫn thấy hay lắm. Những mẩu chuyện đời thường nhưng được người viết ngắm nghía qua những góc cạnh khác lạ rồi kể lại với một giọng văn hài hước, dí dỏm, có khi trầm trầm xa vắng, cộng thêm với những nhận xét sắc sảo bất ngờ nên rất ngộ nghĩnh và lôi cuốn.

Nguyễn Thị Hoàng Bắc
Nguồn: vietnamlit.org
Nếu so thứ bậc có lẽ em còn là học trò của học trò của cô nữa kia, nhưng em vẫn chỉ là một người đọc như trăm ngàn người đã đọc văn của cô. Hôm nay, em viết lá thơ này cũng tại vì một bài cô viết đăng trên talawas, kể lại chuyến về thăm Việt Nam mới đây của cô, ký sự “Đến Rồi Đi”.

Đọc xong, suốt ngày em chẳng làm được việc gì ra hồn (tội nghiệp công ty bị em ăn gian tiền lương) và em thấy mình phải viết là thơ này đây, nó chắc sẽ làm cô không vui đâu, nên ngay lúc này đây cô có thể bấm tắt đừng đọc tiếp nữa.

“Đến Rồi Đi” bắt đầu bằng chuyện cô thấy cần sửa giọng để có thể hòa đồng với những người chung quanh. Tiếc thay, thiện ý đó không được khéo nên bạn đọc Hòa Nguyễn có nhận xét, “Bà Hoàng Bắc cười cợt về cách phát âm của người khác hơi… quá nhiều.”

Buôn dưa lê với cháu nái xe một hồi thì biết cháu quê ở Quảng Linh, trước nái xe tải, bây giờ thì chuyển qua nái taxi,

Và thế nghĩa rằng thì là… tôi đang hiểu và biết nói được đến… hai thứ tiếng Việt! Ba mẹ tôi là người Trung, tất nhiên tôi sẽ dễ dàng hạ sang tone nặng trịch, rứa là tui nọi được tợi ba thự tiệng Việt rồi đó nghẹ. Thời buổi toàn cầu hoá, khuynh hướng nổi bật hiện nay là mỗi người nên tự trang bị cho mình ít nhất là hai sinh ngữ, bilingual, cho nó văn minh văn hoá, tôi thấy yên chí lớn, vì với khả năng nghe và nói tiếng Việt vừa rồi, tôi đã là multilingual rồi còn gì.

Hồi nhỏ có lần em cũng nhại giọng nói miền này miền kia cũng chỉ đùa vui thôi, nhưng người lớn trong nhà bảo “Đừng làm thế, chửi cha không bằng pha tiếng”, từ đó hết dám! Nếu có nói cũng chỉ vài chữ ngắn rất thường như: ní nuận (để chỉ việc thích cãi cho những điều vô lý), hay, cũng rứa (cũng vậy), cái nớ (cái đó)... Chị dâu em, người miền Nam, ưa nói câu này: “Hổng dzè (không vè xe đạp) hả, hổng dzè thì bùng (bùn) dzăng (văng) đầy đầu!”

Cô Hoàng Bắc ơi! Em thật rất ngỡ ngàng khi thấy tác giả của những truyện ngắn với những câu văn nhẹ nhàng tinh tế ngày nào nay phải cần tới kỹ thuật chọc cười thường thấy ở những màn tấu hài rẻ tiền. Thật là buồn quá!

Nhưng thôi, cái nớ cũng chỉ là chuyện son phấn như bọn con gái chúng mình xanh xanh đo đỏ cho vui, cũng không quá quan trọng. Cô cứ coi em nhỏ này khó tính như bà già dzị đó.

Nhưng cái điều làm em buồn hơn là cô chê báo chí bên này mở ra chỉ toàn (ba cái thứ) sát cộng, diệt cộng…

Như trưa nay khi về lại Mỹ, đi ăn trưa với vài người bạn tôi nhặt được trong mấy tờ báo tiếng Việt địa phương ở đây sử dụng, cũng vẫn cái luận đề sát cộng, diệt cộng năm mươi năm trước sặc mùi máu, mà máu của ai đây mới được chứ, máu đã đổ thành sông thành biển, tám mươi tám triệu người trong nước không ai đọc, không ai viết, không ai suy nghĩ, không ai chia sẻ những gì như ghetto người Việt ở đây viết dai, nói dài, đọc dở. Chúng ta đang tự đóng cửa rút cầu, tự cô lập, tự xa lạ mình với tổ quốc, đất nước gốc, với đồng bào ta để làm gì vậy?

Cô ơi, em đang ở Maryland, nghĩa là hàng xóm của cô đó. Maryland cũng đâu nhỏ nhít gì, người Việt cũng đông chứ, vậy mà phải đọc ké báo Virginia hoài: Phố Nhỏ, Thủ Đô Thời Báo, Thời Mới Phụ Nữ Mới, Việt Mỹ Magazine, Hoa Thịnh Đốn, chưa kể những báo có cơ sở nơi khác như VietTide, Sài Gòn Nhỏ, Trẻ, Thời Báo...

Những báo đó đa số sống bằng tiền quảng cáo, nên bài viết một phần ba là tin tức thời sự, một phần ba là truyện tình cảm, kiến thức phổ thông, vui cười... còn lại là quảng cáo. Báo chí như thế sao có thể “sặc mùi máu” được cô ơi. Mà các tin thời sự trên đó phần nhiều cũng lấy từ TuoitreOnline, Dân Trí, VietnamNet, hay RFA, BBC... chớ đâu xa lạ gì, mà cũng không thể đăng hết tất cả mọi sự thật đang diễn ra ở Việt Nam. Em thấy mình phải đọc báo trong nước, blogger trong nước, nhà văn trong nước mới thấy người ta “chửi cộng” ghê gớm tới mức nào.

Em được biết ngày xưa cha ông mình khắc trên cánh tay hai chữ “Sát Thát” khi ra trận diệt bọn Tàu xâm lược. Còn bây giờ, vài bài báo đăng lại các tin xập cầu Cần Thơ, xã hội đen tấn công tăng ni Bát Nhã, người dân nổi giận đốt xe công an, v.v... thì có chặt, có chém, có giết được ai. Vậy mà cô nỡ nói là sặc mùi diệt cộng, em thật không hiểu nổi.

Mà em xin hỏi cô, cái nhà nước cộng sản hiện nay dùng công an giả dạng côn đồ để đàn áp dân, dùng những tòa án kangaroo để bỏ tù dân không xét xử, làm ra những pháp lệnh cấm mọi quyền tự do của dân, uốn mình dưới gót Tàu cộng để thống trị dân … thì mình nên gọi là như thế nào. Có thể gọi họ là “sát dân, diệt dân” được không, cô ơi?

Nhưng mà như vầy, tuần nào em cũng mua cho mẹ em 5 đồng tiền báo. Bà đọc hết (bà đã 80) nhưng không nói gì, chỉ lâu lâu dặn, “Này, đừng mua đồ (làm từ) Việt Nam nữa, độc lắm.” Không biết như mẹ em thì có bị gọi là “đóng cửa rút cầu, tự cô lập, tự xa lạ mình với tổ quốc, đất nước gốc, với đồng bào ta” không cô? Bởi Việt Nam bây giờ chỉ mong sao bán được đồ qua Mỹ thôi. Dù sao cũng nên thông cảm cho mẹ em, cô cũng là một người mẹ, cũng đâu muốn con mình bị gì đâu.

Nhưng cái điều làm em sốc nhất chưa phải là mấy chuyện vừa nói, cái làm em sững sờ đến mức không muốn tin vào mắt mình là những dòng chữ cô viết về Hồ Chí Minh. Em cảm thấy rất sốc và... ớn lạnh.


“Bác Hồ mình đẹp trai…” - NTHB
Nguồn: OntheNet

Đi city tour thì tất nhiên phải có đi thăm Lăng Bác, vào thăm lăng bác âm u, các chị bộ đội dở mu ra chào, trời nắng, tôi không phải bộ đội nhưng chưa kịp dở nón nên bị anh cảnh vệ dữ dằn lừ mắt phất tay ra hiệu. Tôi thấy Bác nằm nghiêm trang, hồn hậu, đèn mờ nên mặt như mặt sáp, sau này vào xem ông Mao ở Trung Quốc cũng thấy không biết đâu là thật đâu là giả, nhưng nói chung, Bác Hồ mình đẹp trai hơn Bác Mao, theo tôi. Khu nhà ở của Bác nguy nga bát ngát, người tour guide nói tiếng Anh giới thiệu đây là nhà cũ của French Ambassador, một tên Tây trong đoàn xì xào, dạo đó Việt Nam là thuộc địa của Pháp thì làm sao có đại sứ?

Cô ơi! Đến như những vua Pharaon Ai Cập ngày xưa dù ướp xác cũng được chôn đi, chẳng có thời đại nào xác lãnh tụ cứ được giữ tươi và để khơi khơi ra ngoài trừ chế độ cộng sản. Em thấy chỉ có một trường hợp xác chết không đem chôn mà giữ lại là bá tước Dracula thôi. Chỉ nghĩ tới thôi cũng đủ nổi gai ốc cùng mình, vậy mà cô không sợ thì gan thiệt. Lại còn khen xác… đẹp giai.

Nhưng đến khi em coi lại những bài cô viết trước kia, mới thấy cô thường nghĩ tới Bác lắm cơ. Trong đoản văn “Nghỉ hè” (2009), cô viết:

Tôi sinh ở Thị Nghè Gia Định, ngày 14 tháng 3. Ngày đó Pháp còn lai rai ở Sài-gòn cho đến hiệp định Genève 1954. Ngày đó, Sài-gòn còn tên là Saigon hay Sè-goòng trước khi đổi là HoChiMinhgrad. Về mục này thì ông Hồ bằng ông Lenin, Stalin, Sihanook, và hơn ông Mao. Hiện nay thì Leningrad đã trở về với tên cũ St Petersburg, Stalingrad giờ là Volvograd, Sihanookville vẫn vậy, ông Hồ ăn điểm được hai ông. Nhưng Lenin, Mao và Hồ hơn Stalin vì xác ướp Stalin đem chôn rồi mà xác ba ông này còn nằm trong tủ đá. Đong qua đếm lại một hồi, quá mệt, thì bác mình được cả hai, vừa thành phố vừa tủ lạnh, nhất thế giới. Ông Lenin ở nước Nga, mà sao lại đứng vườn hoa nước mình, nghe nói Hồ cũng cạnh tranh vượt chỉ tiêu qua mặt đàn anh luôn vì hiện ông có đứng ở Cuba nữa cơ.
Em đọc, muốn té xỉu, “bác mình” là bác của ai thưa cô Hoàng Bắc. Cô đùa kiểu này thì em thua! Mà sao cô không so sánh luôn giữa 4 người họ: Lênin, Stalin, Mao, Hồ - ai “vượt chỉ tiêu”, qua mặt ai về vụ giết hại, đày ải, giam cầm nhiều người nhất. Chắc cô chưa đến thăm đài Tưởng niệm các Nạn nhân Cộng sản ở Washington D.C., có hơn 1 trăm triệu người đã chết, còn con số những người bị giam cầm, đến nay vẫn còn chưa tính được là bao nhiêu.

(Mà hỏi thiệt nha, cô muốn được gọi là “người Sài Gòn” hay “người Hồ Chí Minh” đây?)

Nhưng có lẽ cô cũng có lý riêng khi nói tới ông Hồ bằng cái kiểu đùa cợt vui vẻ như thế vì đối với cô ông Hồ là một người khả kính, thậm chí đáng thương nữa kia.

Cụ già xứ Nghệ sống thanh đạm và có vẻ lặng lẽ, tủ sách nhỏ, vài quyển sách cũ đã tróc gáy, sờn bìa, thậm chí mất cả bìa, giấy ố vàng rất giống mấy quyển sách của ông già tôi khi ông về hưu; vườn hoa, ao cá, nhà sàn, khu vườn mênh mông, nếu hồi ký sách vở của vài nhân vật thân cận Bác nói đúng thì những năm cuối đời không được các đồng chí cho tham gia việc nước, suốt ngày cứ ra vào vỗ tay nói chuyện với cá không biết nói chỉ biết đớp mồi, ông cụ sống cô tịch lặng lẽ mà lại không được la đà tiêu dao thoải mái rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp, gót sen theo đủng đỉnh một đôi dì, vừa hé ra một dì Xuân gì đấy đã bị Bộ Chính trị tàn sát ngay, tôi thấy tội nghiệp Bác, sống thế có khác gì Bác đang bị cầm tù… Tuổi già của mọi người, dù là của một người thông minh kiệt xuất như ông cũng không hơn gì bọn dân ngu như tôi, rồi mình sẽ có chuyện để tự an ủi nếu lỡ có buồn khi về hưu bị ngồi một mình…

Cô Hoàng Bắc ơi! Tình cảm của cô, suy nghĩ của cô... em không dám nói dzô nói ra gì đâu. Em chỉ thắc mắc một điều rằng nếu ông già xứ Nghệ đó thật hiền hòa, vô hại như thế sao cứ ai trong nước muốn tìm hiểu về ông ta thì bị lãnh búa vào đầu?

Đó đó, mới vừa rồi đây thôi, cô giáo Bích Hạnh chỉ khuyên các học sinh nên cẩn thận với thông tin trên mạng vì gần đây cô ấy thấy có bài viết của tác giả Lê Hữu Mục nói rằng Nhật Ký Trong tù không phải của Bác Hồ. Chỉ có vậy mà “người ta” cũng đuổi cô ấy ra khỏi trường.

Họ sợ cái gì vậy? Sợ những thông tin “ngoài luồng” sẽ nói xấu ông Hồ a? Sách khen ông Hồ đâu ít đâu, trước tiên là có “Sự nghiệp và cuộc đời hoạt động của HCM” của Trần Zân Tiên; các tác giả Tây Mỹ khen ông ta cũng đâu ít, trong quyển “Hồ Chí Minh - Nhận định Tổng hợp” Minh võ có ghi kỹ lưỡng từng người đó mà. Chèng đéc ơi, ông Hồ là thánh sống, được thờ cúng trong nhà, ngoài đình chùa miếu đủ thứ. Rứa thì lo cái gì. Sao không để cho lớp trẻ tự do tìm hiểu về ông Hồ, bưng bít làm chi cho mệt.

Rồi cô còn trách sao có người cứ gọi ông Hồ bằng những danh từ nghe kỳ cục quá:

Nhưng đến Hà Nội thì tôi thấy cái gì là cội nguồn, cái gì là lịch sử, và cái gì là các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải ra công giữ nước. Khi lên biên giới đến xem Hữu Nghị Quan thấy cột mốc biên giới quả có bị lùi lại thật, quả các đồng chí công an Trung Quốc có dương oai diệu võ thật, người nói câu nói trên dù có là ai đi nữa cũng không thể bị/được gọi bằng những từ xỏ xiên như già hồ, cáo hồ, giặc hồ, con hoang của Hồ Sĩ Tạo…

Cô ơi, ông Hồ mà có bị mắng chửi thì cũng tại là do các “cháu” của ông ta thôi, vì bây giờ ai cũng biết các “đồng chí công an Trung Quốc diễu võ dương oai” được cũng chính vì “bác cháu ta” đã đồng lòng làm tay sai và dâng đất dâng biển để họ có được cái ghế cao ngày nay.

Từ lúc còn nhỏ, em đã được dạy rằng nếu không muốn người ta phiền hà ba má mình thì con nít không được làm chuyện bậy bạ. Còn bây giờ, những người tự xưng là “cháu của Bác” kia một mặt cứ nói hoài về cái- gọi-là Đạo-đức-Hồ-Chí-Minh, nhưng mặt khác lại hành xử như côn đồ, bạo chúa, thì người ta mắng “Bác của cháu” cũng đâu có oan. Nếu người cháu, người con nào biết thương, biết quý bác mình, cha mình, thì chẳng bao giờ làm ra những chuyện bậy bạ đâu. Vậy thì Bác có bị chửi này nọ cũng là lỗi của chính các “cháu” thôi. Cô là người mẹ, chắc cô đâu muốn con mình làm điều xấu để người ta chửi cha chửi mẹ chúng. Em nói vậy có đúng không cô?

Thưa cô Hoàng Bắc,

Thành thực mà nói, em phải công nhận văn cô viết vẫn còn có nét lắm, vẫn đậm đà “trào và tự trào”. Văn cô ăn đứt mấy ông Nguyễn Hữu Liêm, Nguyễn Khoa Thái Anh gì gì kia. Thế nhưng, đó chỉ là bề ngoài, còn bề trong thì... Nếu trước kia “Long lanh hạt bụi”, “Bên lở bên bồi”, đã nở bông hoa xinh đẹp trong em thì “Đến rồi đi” lại như một đám ruồi nhặng, ở đâu chợt kéo đến, bu đen, rút rỉa, cắn xé. Chúng đến rồi đi, để lại sau lưng một đống xám xì bầm dập.

Thưa cô Hoàng Bắc,

Cô còn nhớ không những gì cô viết, đăng trên Hợp Lưu, và được tác giả Nguyễn Văn Lục trân trọng ghi lại:

“Khi mới bắt đầu cầm bút, tôi thường dựa vào những chuyện riêng tư của mình, của đời sống hằng ngày mà mình quan sát được, đem nó vào văn chương, vào mục đích muốn giải bầy một điều gì đó, một quan niệm sống, một chia sẻ nỗi đau với người đồng cảnh, một lời tâm sự, một nỗi đau lòng, một mối thiết tha...”

Cô ơi, người dân mình đã đau khổ quá rồi, ai cũng muốn được sống yên, sống vui. Nhưng rồi cũng chẳng được yên, nói chi đến vui. Đất nước, tình người, dân trí… cứ sạt lở từng vạt từng mảng để bồi đắp cho túi ai đó thêm to thêm đầy. Đúng là “Bên lở - Bên bồi”.

Cũng muốn kể với cô, từ lúc cô không viết nữa, em lại kiếm được truyện của những nhà văn nữ khác, Nguyễn Ngọc Tư nổi tiếng khỏi nói ha, nhưng còn có những tay bút khác cũng có nét lắm như Phong Diệp, Trang Hạ, Trần Thùy Mai, Trần Thu Trang...


Em … muốn giải bày một điều gì đó… (chỉ là minh hoạ)
Nguồn: OntheNet
Có cái vui là dường như ngày càng nhiều những người viết trẻ đầy nhiệt huyết và tài năng như thế. Nếu như cái bên “Nguyễn Thị Hoàng Bắc” ngày kia bỗng nhưng sạt lở mất, thì bên đám đó như dải đất mới cứ được bồi đắp thêm hoài. Cũng là “Bên lở - Bên bồi”.

Thưa cô Hoàng Bắc,

Nếu như cô đọc đến hàng chữ cuối cùng này, em rất cám ơn. Đừng trách tại sao em đã nói cho mọi người nghe suy nghĩ riêng tư của em đối với cô, cô nhé. Bởi vì em cũng như cô, cũng có những điều ấm ức trong lòng, và cũng chỉ muốn giải bày một điều gì đó…

Trân trọng.



© DCVOnline

Sunday, June 27, 2010

Nguyễn Thanh Ty: Gần bắn xa đâm!

Trích NguoiViet Boston
Phép trị nước từ thưở thanh bình, vua Nghiêu, vua Thuấn dùng âm nhạc để dạy dân. Đời sống nhân dân rất an bình, hiền hòa, ai nấy đều chăm lo cầy cấy, luôn hạnh phúc trong câu ca tiếng hát.

Đó là thuật chăn dân bằng nhạc gọi là Nhạc trị của bậc Đế. Gọi là Đế đạo.
Đến đời vua Vũ, vua Thang nhân tính có phần biến đổi, chán nghe âm nhạc, mãi mê săn bắn, thích giết thú lấy thịt để ăn hơn là chăm việc ruộng đồng. Tính tình trở nên hung hăng. Xã hội có phần rối loạn. Để thuần hóa lại nhân tính, hai vị vua này đặt ra Lễ, Nghi để dạy dân biết ôn nhu, kính trên nhường dưới, trên thuận dưới hòa, vãn hồi trật tự xã hội.
Đó là thuật vỗ về, chăn dân bằng Lễ gọi là Lễ trị của bậc Vương. Gọi là Vương đạo.
Đến thời nhà Chu, khoảng 390 TCN (trước Công Nguyên) thiên hạ đại loạn. Nước Tàu chia ra thành mười mấy nước nước lớn, nhỏ đua nhau tranh hùng, xưng bá, chém giết nhau liên miên, bất tận để cướp đất đai, của cải lẫn nhau. Ai mạnh thì được. Ai yếu thì bị diệt vong. Đế đạo, vương đạo không còn hiệu lực để vỗ yên trăm họ được nữa.
Lúc ấy, có một người nước Vệ, tài cao, túc trí đa mưu, tên là Công tôn Ưởng, sau đổi thành Vệ Ưởng, đề xuất ra một học thuật mới gọi là Bá đạo, giúp vua Tần Hiếu công, chấn hưng đất nước, lập nên nghiệp bá.
Thoạt đầu Tần Hiếu công không hiểu Bá thuật là gì. Ưởng giải thích:
-Bá thuật khác với Đế thuật và Vương thuật. Đế thuật, Vương thuật thì cốt thuận dân tình. Bá thuật tất phải trái dân tình mới được.
Tần Hiếu công lấy làm lạ, biến sắc mặt hỏi:
-Bá thuật cứ phải trái với dân tình mới được sao?
Ưởng nói:
-Đàn cầm, đàn sắt nghe không êm ái thì phải thay dây, gióng lại. Chính trị cũng thế. Không chỉnh, đổi lại, không được. Ngày xưa Quản Trọng giúp Tề Hoàn công đặt ra phép nội chính và phép quân lệnh, chia nước Tề thành 25 hướng, đổi hết pháp luật nước Tề, đâu có phải bọn tiểu dân vui lòng mà theo! Đến khi nước cường thịnh, thì dân mới biết Quản Trọng là bậc kỳ tài trong thiên hạ. (Bá thuật rất ép phê, mạnh và mau. Giống như công an bây giờ, sáng ra đứng đường thâu tiền mãi lộ. Chiều về rượu thịt ê hề, gái gú tươi mát phủ phê)
Tần Hiếu công nghe ra, mừng lắm, bèn phong ngay cho Vệ Ưởng chức thừa tướng, được toàn quyền định đoạt. Ai trái lệnh sẽ bị xử.
Vệ Ưởng liền soạn thảo “Pháp lệnh thất điều”. (Sử gọi đó là Biến pháp của Vệ Ưởng) Vệ Ưởng chưa dám tuyên bố vì sợ dân chúng không theo, bèn nghĩ ra một cách:
Ông cho dựng ở cửa Đông một cây cột mà ai cũng đủ sức vác, rồi cho lính rao:
-Ai mang cây cột này sang đặt ở cửa Bắc sẽ được thưởng 10 lạng vàng.
Mọi người đều nghi ngờ, vì nghĩ mình vác nó dễ dàng, chỉ sợ quan trên đánh lừa, nên không ai dám vác. Vệ Ưởng thấy vậy bèn tăng thưởng lên 50 lạng vàng. Có một kẻ nghèo liều mạng đến vác cây cột ra cửa Bắc. Người bu theo coi rất đông. Lập tức Vệ Ưởng thưởng 50 lạng vàng mà không có điều kiện gì. Ai nấy đều khen:
-Quan trên biết giữ lời!
Hôm sau, Vệ Ưởng lập tức tuyên bố “Biến pháp thất điều”. Bảy điều rất khắc nghiệt, cả Thái tử cũng phàn nàn:
-Thật là rắc rối cho thứ pháp luật này!
Hàng ngàn người tỏ ý tán đồng theo Thái tử đều bị trị tội. Vì Thái tử sau này nối ngôi nên không thể bắt tội. Thầy dậy học Thái tử là hai vị hoàng thân đều phải bị thích chữ vào mặt để trị tội thay. Ai nấy đều sợ hãi, tuân hành răm rắp.
Trong “Biến pháp thất điều”, điều thứ 7 là khắc nghiệt hơn cả.
Điều thứ 7- Cấm gian: Cứ năm nhà là một bảo, có bảo trưởng coi ngó. Mười nhà là một liên, có liên trưởng quán xuyến. Nếu một nhà có lỗi, chỉ cần một trong chín nhà không tố thì cả mười nhà đều bị chém. Ai tố cáo được một chuyện gian coi như chém được một đầu giặc.Chứa người có tội hoặc không có giấy tờ thì gia sản bị tịch biên hoặc tùy theo nặng nhẹ mà xử phạt.

Pháp lệnh thi hành trong 10 năm, dân Tần sống có nề nếp trật tự, ngoài đường không ai nhặt của rơi, trong xóm không có người gây gỗ, ẩu đã, trong núi không có trộm cướp. Nước Tần trở nên hùng mạnh. Các nước xung quanh đều tự đến xin thần phục.
Triệu Lương là người cùng thời với Vệ Ưởng, từng đến gặp và khuyên Ưởng nên từ quan bỏ đất (Ưởng được phong 15 ấp ở đất U, đất Thương, phong hiệu là Thương Quân nên gọi là Thương Ưởng) mới giữ nỗi mạng do pháp chế của ông quá nặng, lại có quá nhiều người oán ông. Ưởng không nghe vẫn làm quan. Sau khi Tần Hiếu công mất, Thái tử lên ngôi, tức Tần Huệ vương, lập tức ra lệnh bắt Ưởng, vu cho tội phản nghịch. Ưởng bỏ trốn nhưng không có giấy “Hộ khẩu” nên không ai dám chứa. Ưởng bị bắt và bị hành hình phân thây giữa chợ bởi năm con trâu. Trăm họ xúm lại tranh nhau ăn thịt, chỉ một lúc là hết.
Pháp lệnh và hình phạt này do Ưởng đặt ra và bây giờ Ưởng rước lấy. Gieo nhân gặt quả.
Đến đời Tần Thủy Hoàng, 259 TCN- 210 TCN, vị vua đầu tiên tóm thâu sáu nước chư hầu, thống nhất nước Tàu rộng lớn, đặt nền cai trị chính sách rất hà khắc, tàn bạo.
Chính sách này do thừa tướng Lý Tư đặt ra.
Năm 213 TCN, theo đề nghị của Lý Tư, Thủy Hoàng ra lệnh đốt sách và chôn nho: đốt hết các bản Tứ thư, Ngũ kinh và bách gia chư tử trong dân gian, chỉ giữ lại một bản tàng trữ trong thư viện của triều đình. Các bộ sử của lục quốc cũng phải đốt hêt, chỉ được giữ những sách về kỹ thuật, như sách thuốc, sách trồng trọt, sách bói… Kẻ nào không tuân lệnh mà lén lút giữ thì bị kết tội là phản quốc. Có người phải giấu sách vào trong tư tưởng, có người lại ráng học thuộc lòng thư và kinh để truyền miệng lại đời sau. Số nhà nho bị chôn sống ở Hàm Dương là 460 người. Sau mỗi ngày một đông, đều bị đày ra ngoài biển.Các trường tư bị dẹp hết. Dân muốn học thì phải học các quan (bác sĩ) của triều đình, mà chỉ được dạy cho mỗi môn là pháp luật của quốc gia.(Wikipedia)

(Sau tháng 4 năm 1975, Cộng sản Bắc Việt Nam cưỡng chiếm miền Nam xong cũng thi hành chính sách “Đốt sách, chôn học trò” như đời Tần, nhưng tinh vi hơn. Thay vì đi xây Vạn lý Trường thành, Cộng sản bắt giam cả triệu quân, cán, chính của chế độ Việt Nam Cộng Hòa vào rừng sâu, nước độc, bắt lao động khổ sai để làm ra của cải vật chất cho Đảng, lại bị bỏ đói, hoặc cho ăn rất ít để tù nhân kiệt sức, bị bệnh tật rồi chết dần, chết mòn.)

Tần Thủy Hoàng theo Pháp gia nên khuyến khích binh, nông, ghét công, thương. Muốn nắm hết mối lợi thương nghiệp, triều đình đày hết phú thương có những xưởng sản xuất sắt lại miền Thiểm Tây và miền Tứ Xuyên. Hai trăm ngàn gia đình phú thương, tiểu thương bị đày tại xứ Thục và miền An Dương (phía nam Lạc Dương ngày nay), hẳn là để làm ruộng.
Nông dân được ưu đãi. Đất không còn là sở hữu của nhà vua nữa, mà của người làm ruộng. Người chủ ruộng có quyển bán ruộng và ai cũng có quyền mua. Chế độ đó gọi là danh điền, tạo nên một giới địa chủ có những cơ sở rất lớn, dần dần thành một giai cấp có quyền hành tương tự như các chư hầu nhỏ thời trước.
(Cộng sản Việt Nam rập khuôn chính sách của Tần, nhưng tham và ác hơn Tần. Đảng diệt trừ công, thương xong, cướp luôn ruộng đất của nông dân mà ban đầu phỉnh gạt họ đứng lên “cướp chính quyền” nói là để lấy lại đất ruộng của địa chủ, phân chia cho nông dân. Nhưng khi cướp được rồi thì Đảng một tay thâu tóm quản lý)
Bạo chúa Tần Thủy Hoàng cũng chỉ ngồi được trên ngài vàng gần 40 năm rồi mất. Nước Tần lại bị suy vi. Bia đời sử sách chỉ còn ghi lại tiếng xấu:
“Tần Thủy Hoàng là một bạo chúa. Trong gần 40 năm ngồi trên ngai vàng, ông có nhiều hành động được cho là tội ác, đó là: Xây Vạn Lý Trường Thành, xây cung Lương Sơn , xây cung A Phòng, đốt sách, chôn học trò và xây lăng mộ cho riêng mình”.

Đến giữa thế kỷ thứ 19, năm 1848, có một du thuyết ở Vương quốc Phổ, thuộc Tây phương, tên Các Mác, là một lão râu xồm, trán hói, mắt cú, mũi diều hâu, nhiều tham vọng, xướng lên một học thuyết mới gọi là “Trường phái Mác Xít”. Phái này lấy “Đấu tranh giai cấp” để chống lại triều đình mà ông ta gọi là “chế độ tư bản” bóc lột giới công, nông. Mác hô hào lập ra “giai cấp vô sản công nghiệp”, làm sức mạnh để đi cướp chính quyền.
Các Mác là một du thuyết “bàng môn tả đạo”, giỏi dùng thuật ngữ xảo ngôn để lừa bịp giới công, nông ít học. Những lời lẽ trong bản “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” của ông ta cho rằng: “Lịch sử của tất cả các xã hội từ trước tới nay là lịch sử của “đấu tranh giai cấp” là một thứ xảo biện. Thật ra nó chỉ là “lợi dụng, tập hợp đám dân nghèo lại để đi cướp chính quyền”.
Mác còn chủ trương tam vô: vô thần, vô gia đình, vô tổ quốc. Mác gọi là thế giới đại đồng. Của cải tập trung vào tay một nhóm người, gọi là cộng sản.
Tư tưởng của Mác là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Mác cho rằng, con người có thể quyết định vật chất qua việc sản xuất và con người cũng chỉ là một cổ máy sản xuất ra vật chất.
Cuối tháng 11/1842, Mác gặp Ph. Ăng Ghen người nước Đức, đang trên đường sang Anh, cũng là một du thuyết loại “bàng môn tả đạo”, có nhiều ý tưởng kỳ quái, lạ đời như Mác. Hai người trở nên bạn cùng chung lý tưởng và quan điểm trong tất cả mọi vấn đề lý luận và thực tiễn.
Mác bị Chính phủ Pháp trục xuất theo lời yêu cầu của Vương quốc Phổ, phải sang sống ở Bỉ. Năm 1848, cách mạng Pháp nổ ra, Chính phủ Bỉ lại trục xuất Mác. Mác cùng Ăng Ghen về Phổ thành lập tờ Nhật báo tỉnh Ranh để tiếp tục kêu gọi giới công, nông nổi loạn. Năm 1849, Chính phủ Phổ đóng cửa tờ báo và trục xuất Các Mác. Mác phải đi Luân Đôn sống ở đó đến cuối đời. Mác qua đời ngày 14 tháng Ba năm 1833.
Suốt đời Mác bị các nước xua đuổi, phải sống thang lang từ nước này sang nước khác, không thi thố được học thuyết của mình.
Chủ nghĩa Mác-Lê lại được Lênin ở Nga vận dụng tạo ra cuộc cách mạng giải phóng lớp công nhân thợ thuyền bị bóc lột và các dân tộc nhược tiểu bị áp bức. Lênin tổ chức Đảng Cộng sản Liên xô, tập hợp hầu hết giới thợ thuyền để thành lực lượng liều mạng đi cướp chính quyền.
Cung điện Mùa Đông Kremllin bị tấn công đêm 24 rạng 25 tháng 10. Lénin chiến thắng vào ngày 07 tháng 11, tuyên bố lập trật tự xã hội bằng sự tàn sát cũng như đày ải những ai không theo chủ nghĩa cộng sản. Vô thần và duy vật bắt đầu gieo rắc đau khổ cho nhân loại kể từ ngày 07-1-1917.
Lênin là người có dòng máu lai từ thời tổ tiên. Là người Nga nhưng ông ta có dòng máu của người Kalmyk qua ông nội, của người Đức Volga qua bà ngoại và của người Do Thái qua ông ngoại nên bản tính rất hung ác, giết người không ghê tay hay chớp mắt. Hồ Chí Minh rất tương đồng với Lênin chính ở điểm này nên lúc sinh thời, suy tôn Lênin như một ông thánh và cho lập tượng thờ ở Hà Nội. Nhưng người dân Hà Nội không biết Lênin là ai, mới có câu vè:
Lênin ông ở nước Nga,
Cớ sao ông đến vườn hoa nước này?
Ông ngửng mặt, ông chỉ tay,
Chủ nghĩa xã hội nước này còn lâu!
Lênin mất vào tháng 1 năm 1924.

Giới thân cận Lênin nói ông đã phải chịu đựng ba cơn đột quỵ liên tục để cuối cùng dẫn đến cái chết của ông. Nhưng chứng cứ mới được phát hiện cho thấy Lênin qua đời vì đã tửu sắc, dâm dục quá độ, chết vì căn bệnh lây truyền qua đường tình dục: giang mai…
Sau khi Lênin chết, Xít Ta Lin lên nắm quyền bính. Bản tính Xít Ta Lin còn hung tợn hơn cả Lênin, người dân Nga lúc bấy giờ xem y như là một con quĩ dữ, chuyên ăn uống máu người.
Trong những năm sau đó, hàng triệu người đã chết trong các cuộc thanh trừng tập thể và hàng triệu người khác đã chết vì đói và trong chiến dịch tập thể hóa nông nghiệp. Những cuộc bắt bớ tùy tiện và vụ di dân cưỡng bách các nhóm dân thiểu số đi đến những vùng xa xôi của Liên Bang Xô Viết làm xáo trộn đến tận gốc đời sống của nhiều người.
Thời kỳ Xít Ta Lin cai trị Liên Xô là một xã hội bưng bít, một xã hội thiên đường hoang tưởng, bắt đầu từ việc thần thánh hoá một cá nhân, thần bí hoá và không có cá tính hoá một cá nhân. Đó là tệ sùng bái cá nhân. Nếu ai đó bị ông ta coi là kẻ thù thì không thể thoát chết được. Nạn nhân của tệ sùng bái cá nhân là những tướng lĩnh công huân, những vị lãnh đạo lão thành, các chính trị – kinh tế gia tài giỏi. Cơ quan đàn áp của Xít Ta Lin ngụy tạo những chứng cớ về tội danh “Kẻ thù của nhân dân”, “tập đoàn phản cách mạng hoạt động chống Liên Xô” để tiến hành những cuộc tàn sát, thanh trừng bất chấp đạo lý phi nhân tính.
Hồ Chí Minh rất sùng bái Xít Ta Lin, muốn mình cũng sẽ được sùng bái như thế nên thẳng tay đàn áp phe Xét lại và phong trào Nhân văn Giai phẩm. Nhiều ngàn người đã bị chết hoặc tù đày trong thời gian này. Hồ tự mình viết sách ca ngợi, thần thánh hóa cá nhân mình, nhưng che dấu dưới cái tên già là Trần Dân Tiên và T. Lan. Hồ còn ra lệnh cho văn nô Tố Hữu (Bôn Lành) làm thơ ca tụng, nịnh bợ hắn ta lên tận mây xanh:
Xít Ta Lin! Xít Ta Lin!
Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Xít Ta Lin!

Thương cha, thương mẹ, thương chồng,
Thương mình thương một, thương Ông thương mười…

Ngược lại, người dân Nga rất ghê tởm và oán hận, căm ghét Xít Ta Lin đến tận xương tủy.
Ngày Xít Ta Lin vừa bị hạ bệ, nhân dân Nga reo mừng kéo nhau ra đường đập tan nát hết các tượng của Xít Ta Lin để trả thù, rửa hận.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã lớn tiếng chỉ trích những ai có ý định phục hồi vị thế của cựu lãnh tụ Xô viết Xít Ta Lin. Hàng triệu người dân Liên xô cũ chết dưới thời Xít Ta Lin và ông Medvedev khẳng định không có lời giải thích thỏa đáng cho hành động của những người lãnh đão huỷ diệt chính nhân dân mình…Ông Medvedev nói ông không thể tưởng tượng nổi quy mô đàn áp dưới thời Xít Ta Lin khi nhiều nhóm người bị tàn sát và thậm chí mất cả quyền được chôn cất.
Riêng ở Liên Sô: “Cách đây đúng 70 năm, trong giai đoạn 1937-1938, chế độ độc tài của nhà độc tài sắt máu Xít Ta Lin, mở đầu hàng loạt vụ bắt bớ, thủ tiêu và thanh trừng chính trị. Từ tháng 8-1937 đến tháng 10-1938, chỉ riêng trong nhà tù tại Uỷ ban An ninh quốc gia, chế độ Stalin đã bắn bỏ 20.760 người, trong đó có khoảng 1.000 người lãnh đạo tôn giáo. Giáo chủ giáo phận St.Petersburg Serafincũng bị giết vào thời gian này…Hơn 700 ngàn người bị giết. Theo Alexandr Solzhenitsyn, nhà văn đoạt giải thưởng văn học, có khoảng 60 triệu người đã bị chết trong chế độ Xô viết trong giai đoạn từ 1917 đến 1956…”(BBC online ngày 12-08-2007 )
Tại Trung Hoa, Mao Trạch Đông cũng áp dụng chủ thuyết Mác Lê để cướp chính quyền của Chính phủ Tưởng Giới Thạch, mở ra một giai đoạn lịch sử tàn ác, ghê tởm nhất, máu người dân Trung Hoa đã chảy thành sông.
“Đặc biệt là cuộc Cách mạng Văn hóa đã làm đổ máu hàng 10 triệu người mà tiêu biểu nhất là ông Lưu thiếu Kỳ, ông Bành đức Hoài, nguyên soái Hạ Long đã bị đối xử một cách tàn khốc, bị đọa đày, bị bắt phải quỳ xuống, bị đánh đá hộc máu. Gọi Cách mạng Văn hóa mà không có một tí gì văn hóa cả…
”(RFA online ngày 14-02-2008)
Trong phong trào Đại Nhảy Vọt năm 1958, ước tính 30 triệu người đã chết đói…
Mao Trạch Đông sinh năm 1893 chết năm1976. Mao nắm giữ chức Chủ tịch Đảng cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ từ 1943 đến tháng 9/ 1976.
Thành tích giết người lớn nhất của Mao là “Bước nhảy vọt Văn hóa”:
“Bước nhảy vọt của họ Mao đem đến nạn đói bi thảm nhất trong lịch sử Trung hoa với con số lên đến bốn mươi ba triệu người chết. Cuộc Cánh mạng Văn hóa thì đẩy đất nước vào tình trạng hổn loạn, tiêu huỷ đời sống người dân, phá hại gia đình, làm vỡ tan tình bằng hữu và toàn bộ cơ cấu xã hội Trung hoa…”

Bên cạnh việc làm ác, đời sống của Mao cũng sa đọa, tê hại, hơn cả Xít ta Lin và Lênin.
“Con số các cô gái trẻ đẹp hầu hạ cho họ Mao tăng lên nhiều hơn trước, khắp mọi nơi…Chung quanh ông lúc nào cũng có một bầy con gái. Lúc Cách mạng Văn hóa trở thành cao trào thì họ Mao nằm trên giường với ba, bốn hoặc năm cô cùng một lúc…”
(Trích “Bí mật cuộc đời Mao trạch Đông” do Bs Lý Chí Tuy viết và Ngọc Dung dịch)
Còn ở xứ Việt Nam khốn khổ, khốn nạn của chúng ta thì Hồ Chí Minh ôm mớ tà thuyết Mác xít từ Liên xô về nước đã áp dụng ra sao sau khi xua nông dân làm bia đỡ đạn để cướp chính quyền của Hoàng đế Bảo Đại vào mùa Thu tháng Tám năm 1945?
Chiêu thức đại ác đầu tiên Hồ ra tay là “Cải cách ruộng đất 1953-1956” :
Hòa thượng Thích Quảng Độ, trong cuốn“ Nhận định về những sai lầm tai hại của đảng CSVN đối với dân tộc và Phật giáo Việt nam”, đoạn viết về cuộc tàn sát những người dân vô tội của cộng sản trong chiến dịch cải cách ruộng đất, ông viết:“…cuộc đấu tranh căm thù giai cấp diễn ra suốt sáu tháng trời trên toàn miền Bắc chết chóc quá nhiều, đến 700 ngàn người (trong đó có nhiều trường hợp, như một cán bộ đã nói với tôi nguyên văn như sau: “cộng sản chặt đầu cộng sản mới đau chứ.” Ông Bùi Tín một người bất đồng quan điểm với chính phủ CSVN cũng nêu lên con số nạn nhân là 500 ngàn người do Michel Tauriac, nhà văn, nhà báo đưa ra. Bùi Tín cũng cho rằng con số này hợp lý nếu kể cả người bị giết, bị chết trong tù, bị chết sau khi thả ra và tự tử.
Vụ đại ác lớn thứ nhì là: Thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế:
Trích bài “Huế, 40 năm sau Tết Mậu thân…” của Pv Thiện Giao đài RFA:
“Học gỉả Douglas Pike, thuộc Phòng Thông tin Hoa kỳ, trong bản báo cáo hoàn tất vào ngày 01 tháng 02 năm 1970 tại Sài gòn, đã viết: chỉ trong Mậu thân tại Huế, gần 4.800 thường dân đã chết và mất tích. Ông Pike kết thức lời mở đầu của báo cáo bằng một câu khẳng định:“Nếu báo cáo của tôi là một bản án đối với thái độ của người cộng sản, thì thật sự nó là như vậy đấy. Đơn giản vì thái độ ấy đáng bị lên án.” (RFA online ngày 4-2-2008)
Theo giáo sư Nguyễn Lý Tưởng, người tham dự cuộc tìm kiếm xác các nạn nhân bị cộng sản sát hại trong Tết Mậu Thân tại Huế trong bài “ Huế, 25 ngày kinh hoàng của 40 năm trước” của phóng viên Thiện Giao đài RFA viết lại thì:
“ Tại thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, 22 địa điểm tìm được là các mồ chôn tập thể Trong 22 địa điểm này, người ta đếm được2.326 sọ người. Sau tết, chúng tôi lập Hội Gia đình Nạn nhân Cộng sản trong Tết Mậu Thân. Các gia đình kê khai có người chết, có người mất tích, lên đến 4.000 gia đình. Người ta ước tính vào khoảng 6.000 người, có nhà báo ước tính 5.000.Chúng tôi cho con số 5 đến 6 ngàn là không sai lệch lắm đâu.”
(RFA online ngày 31-01-2008)
Chủ thuyết Mác Xít-Lênin chỉ tồn tại có 70 năm rồi sụp đổ, diệt vong theo các triều đại bạo chúa Tần Thủy Hoàng và Vệ Ưởng ngay tại cái nôi cộng sản của mình, kéo ngã theo cả khối Đông Âu nằm dưới quyền kiểm soát của Liên sô: Bungary, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Hungary, Romania, Belarus, Ukraina, Moldova… Chấm dứt một giai đoạn khủng khiếp của nạn diệt chủng do tà thuyết cộng sản gây ra cho một nữa nhân loại.
Tuy vậy hiện nay, chủ nghĩa cộng sản vẫn còn lạc lõng bốn nhà nước ngoan cố duy trì cái ác, phản lại nhân loại, quyết bịt mắt bưng tai trước sự phát triễn văn minh, tiến bộ của nhân loại .
Đó là bốn nước gồm Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam.
Các nước theo chủ nghĩa cộng sản đều theo một chính sách như nhau là dùng và xúi dục giới công, nông dân nổi loạn, đứng lên “làm cách mạng”, nghĩa là làm bia đỡ đạn cho bọn cán bộ CS núp bên trong hoặc đi phía sau, bí mật chỉ huy, xách động đi cướp chính quyền. Khi đã thành công, thì bọn này quay mặt lại với nhân dân, cai trị nhân dân bằng một chính sách tàn ác hơn nhiều lần so với thời phong kiến, thực dân, đế quốc.
Bởi do bản chất bá đạo đi ăn cướp mà có, không thuận lòng dân, nên dù nắm toàn quyền cai trị trong tay, đám lãnh tụ CS vẫn luôn luôn nơm nớp lo sợ không biết lúc nào bị nhân dân lật đổ. Và để bảo vệ chế độ ăn cướp bất nhân này Nhà nước cộng sản nào cũng đều phải dùng lực lượng công an, một công cụ chuyên chính sắt máu, vô nhân tính để duy trì quyền lực và địa vị.
Rút tỉa kinh nghiệm sụp đổ của Liên sô và khối Đông Âu, Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập một chế độ “công an trị” để tạo nên một thành trì sắt thép vững chắc bảo vệ cho mình.
Chế độ “Công an trị” còn “khủng” hơn “Pháp lệnh thất điều” của Vệ Ưởng khi xưa.
Những nhà dân chủ trong nước lên tiếng đòi nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do tư tưởng cho nhân dân đều bị chúng quản thúc tại gia, bao vây kinh tế, khủng bố tinh thần, dàn dựng tai nạn giao thông, bắt cóc, đánh đập dã man… Và cuối cùng thì ngụy tạo chứng cớ vô lý để xử tù.
Một nửa ngân sách Nhà nước được Đảng CS dùng để nuôi bộ máy “công an trị” khổng lồ này gồm 1 triệu công an chìm, nổi đủ loại và hơn nửa triệu bọn đầu gấu, xì ke ma túy để hỗ trợ chúng trong các vụ đàn áp dân chúng, mà chúng gọi hoa mỹ là thành phần “nhân dân tự phát”.
Lực lượng công an đa số đều được tuyển chọn trong đám lưu manh côn đồ, trộm cắp, thất học nhưng rất trung thành với cấp trên theo tiêu chuẩn “hồng hơn chuyên”.
Chúng được huấn luyện theo cách dạy Quân khuyển, tuyệt đối tuân theo lệnh chủ mà thi hành, không cần biết đúng sai.
Bộ Công An Cộng sản Việt Nam do đại tướng Lê Hồng Anh nắm, là cơ quan quyền lực nhất của chế độ, nó được Đảng giao phó thực hiện chức năng quản lý về an ninh trật tự, phản gián, điều tra tội phạm, thi hành án, tạm giữ, tạm giam, bảo vệ dân…
Bộ Công an quản lý Lực lượng Công an Nhân dân.
Trên thực tế, khẩu hiệu “Công an là bạn của dân” lại là kẻ đàn áp nhân dân tàn bạo nhất thay vì bảo vệ dân, nên mỗi khi thấy công an: “ở xa thì sợ, đến gần thì run”.
Chế độ càng thối nát, tham nhũng lại càng ra sức o bế lực lượng công an để lực lượng này phải trung thành tuyệt đối với mình. Vì vậy, công an trở nên “kiêu binh”, ngày càng “loạn”, làm nhiều điều càn rỡ tàn ác, bất chấp luật pháp luật mà mình có bỗn phận phải gìn giữ, bảo vệ.
Người dân bị áp chế, ngược đãi vô cớ ngày càng nhiều, chỉ biết uất hận cam chịu mà không biết phải thưa gởi kêu cứu với ai.
Xin đơn cử vài trường hợp điển hình:
1/ Công an đánh người chỉ vì sợi râu đẹp.

Theo báo Pháp Luật, ngày 9/907, Nguyễn văn Long ngụ tại xã An Lư, huyện Thủy Nguyên bị một số CA đánh trọng thương tại trụ sở CA huyện chỉ vì anh Long có sợi râu đẹp. Hai công an tên Cường và Hải thấy Long có sợi râu dưới cằm. Cường nói: “Thằng này có cái râu cong dài thế này là gấu lắm đây!” Hải bảo:”Để tao nhổ cái nào!”. Long không đồng ý, lấy tay che lại, nên bị Hải đạp vào bụng. Long đấm lại làm Hải rơi kính. Lập tức có 4 CA xông vào đánh Long. Sauk hi đánh ở phòng ngoài, Hải còn gọi những CA khác lôi Long vào phòng ngủ của các điều tra viên đánh tiếp. Gần một tiếng đồng hồ sau, Long mới được đưa ra ngoài. Gia đình phải đưa Long vào bệnh viện cấp cứu.
(Không thấy báo Pháp Luật nói đám CA huyện Thủy Nguyên sau đó có bị xử lý ra sao)
2/ Công an đánh tài xế xe Bộ trưởng

Theo VietNamNet: Sự việc một sĩ quan CA thành phố Hà Nội đánh lái xe của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã làm bạn đọc VietNamNet dây lên làn sóng bất bình về sư xuống cấp đạo đức của những người “vì dân phục vụ”.
Báo viết:
Hành vi này của người sĩ quan công an đã được Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc xác nhận tại buổi họp báo chiều 1/2, sau phiên họp thường kỳ Chính phủ.
Ông Phúc cho hay, một buổi sáng cách đây hơn 10 ngày, trên đường đi làm, xe của ông (biển số xanh) đã bị một xe biển số tư nhân đi phía sau đâm vào làm hư hỏng nhẹ. Đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Không dừng lại ở đó, khi bước xuống xe, chủ nhân chiếc xe vi phạm (là một sĩ quan công an Hà Nội) đã bạt tai tài xế lái xe cho ông Phúc.
Ông Phúc nói: Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng tư cách đạo đức người chiến sĩ công an nhân dân cần bị xử lý nghiêm túc. Trách nhiệm xử lý thuộc về Giám đốc Công an TP Hà Nội, nơi quản lý cán bộ.
3/ Nghi can công an đánh chết người tàn bạo. (15/3/2010)

Theo lời kể của ông Bình, cha của nạn nhân với VnExpress.net, chiều 10/11/09, có hai người đàn ông tự giới thiệu là công an quận Hà Đông đến nhà, nói nhờ Hùng chút việc. Họ không xuất trình giấy tờ chứng minh là cán bộ đang làm nhiệm vụ, nhưng con trai ông vẫn tin tưởng đi theo.
Tối hôm ấy con trai ông không về. Một tuần sau, gia đình ông nhận được giấy thông báo từ Công an Hà Đông rằng Hùng đã chết. Ông đau đớn kinh hoàng khi trông thấy xác con. “Toàn bộ phận than thể khô đét lại. 10 đầu ngón tay, chân bầm tím… Từ 1/3 đùi trở xuống đến bàn chân phù nề và thâm tím”. Với kinh nghiệm lâu năm làm việc liên quan với ngành y, ông Bình nhận định với VnExpress: “Cái chết của con trai ông không phải là cái chết tự nhiên”. Ông Bình cho rằng: “Phải chăng cháu bị đánh đập, hành hạ bằng cách không cho ăn uống, hay dùng xung điện?”
Công an Hà Đông vẫn im lặng không trả lời câu hỏi của gia đình ông Bình vì sao cháu bị bắt? Vì sao bị chết?
Đã 5 tháng trôi qua, nghi án công an đánh chết người một cách tàn bạo vẫn chìm trong im lặng.
4/ Hai vụ xãy ra cách nhau hai tháng, hai người tử vong tại cơ quan công an quận Hai Bà Trưng và quận Hà Đông.

Tháng 11/09, nạn nhân là Nguyễn Mạnh Hùng bị tạm giam vì nghi là trộm cắp. Sau một hôm tạm giữ, anh Hùng được mang đi cấp cứu nhưng đã ngừng thở.
Ngày 21/1/2010, nạn nhân là Nguyễn quốc Bảo bị công an Hai Bà Trưng tạm giữ hành chính vì mang trong người một dao, một kéo. Rạng sáng, 22/1/2010, anh Bảo được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong vì bị chấn thương sọ não.
Công an Hà Nội và Hà Đông có biên bản kết luận hai người vì sơ ý bị ngã nên bị vỡ nền sọ và chấn động não.
Cũng giống như những vụ Thái Hà, Tòa Khâm Sứ, Giáo xứ Đồng Chiêm, núi Chẽ, Cồn Dầu… công an đã kéo đến đông hàng ngàn với vũ khí trang bị tận răng để “ bảo vệ dân nhưng nhân dân bị kích động bởi các phần tử quá khích và các thành phần phản động muốn lật đổ chính quyền, ngăn cản nhân viên thừa hành công vụ, có hành động điên cuồng đâm đầu vào khiên và dùi cui, roi điện của công an nên bị thương chảy máu chứ công an không hề ra tay đánh dân. Công an luôn luôn là bạn của dân, vì dân, do dân, phục vụ dân”. Báo Công An Nhân dân và An ninh Thế giới đều đăng tải như thế.
5/ Công an CSVN thú nhận bắn chết người

Gần đây nhất, ngày 25/5/2010, công an xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia trong lúc “tham gia đảm bảo an ninh trật tự trong quá trính giải tỏa mặt bằng (tức cướp đất của dân để chia lô bán cho ngoại quốc) đã xô xát với nhân dân, thấy tình hình phức tạp, một công an viên đã dùng súng bắn chỉ thiên khiến cho 2 người bị thương và một người chết”. Đó là lời phát biểu của Thiếu tướng Đồng Đại Lộc, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa trả lời PV báo Dân Trí ngay sau vụ việc công an nổ súng bắn chết dân.
“Em Lê Xuân Dũng 12 tuổi, ông Lê hữu Nam 40 tuổi bị bắn chết và chị Lê thị Thanh bị thương ở tay là những phần tử quá khích đã giằng cướp súng của của công an nên bị đạn lạc”.

Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam với quyết tâm: “CHỈ BIẾT CÒN ĐẢNG CÒN MÌNH” không chỉ là một khẩu hiệu nằm trên các tấm panô vĩ đại. Nó đã thể hiện bằng hành động sắt máu của công an khắp nơi.
Chỉ nhục một điều là, Công an nhân dân Việt Nam “anh hùng ta” chỉ giỏi trong việc hà hiếp, đàn áp, khủng bố dân một cách rất nhiệt tình, hăng say mù quáng trong vai trò làm chó săn bảo vệ cho bọn lãnh tụ Cộng sản Việt Nam được ngồi vững trên chiếc ghế độc tài lâu dài tiếp tục đè đầu cưỡi cổ nhân dân. Trái lại đứng trước kẻ thù xâm lược là bọn Tàu phù thì lại khiếp nhược, khúm núm quỵ lụy rất ti tiện, hèn hạ.
Mỗi khi đối mặt với bọn Tàu phù nghênh ngang, hống hách trên đất nước mình, trong các vụ xích mích ở các công trường hay ngay trên phố Hà Nội, trên Tây nguyên…hoặc trường hơp ngư dân bị bọn Tàu ô bắn giết ở đảo Hoàng Sa, kêu cứu, thì “Công an anh hùng ta” đều thực hiện mưu kế thứ 37 trong binh pháp Hồ Vỏ Chuối là “gần bắn xa đâm”.
-Bác nói lạ! Xưa nay trong binh pháp, chiến đấu với địch, xa thì bắn, gần thì đâm, cớ sao Bác lại nói ngược như thế?
- Ông anh nói chí phải! Binh pháp Tôn Võ Tử thì đúng là như vậy. Nhưng “Công an anh hùng ta” chỉ là một bọn vô học, lưu manh côn đồ, du thủ du thực, được tuyển dụng huấn luyện chuyên làm tay sai cho bọn Mafia lãnh đạo ăn cướp, chỉ biết hà hiếp dân là chính thì biết gì về quân sự chiến đấu với kẻ thù. Bởi vậy khi đối mặt kẻ thù thì xử dụng chiêu thức “gần bắn xa đâm”. Nghĩa là khi địch quân ở gần thì “Công an anh hùng ta” sợ quá, bắn cả cứt đái ra quần. Còn khi thấy địch ở xa xa thì đã ba chân bốn cẵng đâm đầu chạy trốn trối chết rồi! Đó chính là binh pháp Hồ Vỏ Chuối của bác Hồ chứ không phải của Tôn Võ Tử.
-Ra là thế! Thảo nào chủ sao thì tớ vậy! Bọn lãnh đạo chóp bu tại Bắc Bộ phủ đã hèn hạ khom lưng, cúi đầu trước bọn bá quyền Bắc kinh dâng đất, dâng biển để cầu an thì đám chó săn lâu la, lục chốt, tép riêu sức mấy mà dám ho he với bọn Tàu khựa!
Năm Kỷ Hợi, tháng Đinh Sửu, ngày Đinh Tỵ, chế độ cộng sản Việt Nam sụp đổ. Chỉ trong một đêm có hơn 5 vạn công an viên bị cắt gân tay. Điều lạ lùng là công an nào dùng tay trái đánh dân thì gân tay trái bị cắt. Công an nào dùng tay phải bắn dân thì gân tay phải bị cắt.
Không biết thủ phạm là ai. Chỉ nghe huyên truyền là do dân oan tự động làm để báo thù.

Nguyễn Thanh Ty Boston, 14/6/10

Friday, June 25, 2010

Báo chí Việt Nam dưới mắt nhà báo tự do

Gia Minh, Biên tập viên RFA

clip_image001

Một cửa hàng bán báo tại Hà Nội, ảnh chụp hôm 26/04/2010. RFA Photo/Tyler Chapman

Tại Việt Nam, ngày 21 tháng 6 hàng năm được dành cho các nhà báo. Năm nay chính quyền Hà Nội cho tiến hành kỷ niệm 85 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam.

Báo chí lề trái

Đây là ngày của những người tham gia làng báo được Chính phủ công nhận, cấp phép. Trong khi đó ở Việt Nam còn có một đội ngũ gọi là ‘báo chí lề trái’ gồm những người không muốn ghép mình vào khuôn khổ mà cơ quan chức năng đề ra cho công việc đưa tin.

Vậy những người này có cái nhìn ra sao đối với báo chí chính thức đi theo lề phải mà cơ quan chức năng đề ra? Gia Minh trình bày trong phần sau.

Chính quyền Hà Nội thường trưng ra con số chừng 700 báo và tạp chí in, hai chục báo điện tử, cùng gần bảy mươi đài phát thanh – truyền hình trên cả nước để chứng minh cho hệ thống báo chí được gọi là rộng mở tại Việt Nam. Hoạt động trong lĩnh vực này còn có 17 ngàn người được cơ quan chức năng cấp thẻ, gọi là thẻ nhà báo.

Tôi hay nói đùa cùng bạn bè ‘cách mạng quá đến nổi không cần thay đổi mình’. Báo chí trong nước chỉ cần đi bên ‘lề phải’ thôi.

Bà Dương Thị Xuân

Tuy nhiên, lâu nay có ý kiến cho rằng gần như tất cả các cơ quan báo chí, truyền thông tại Việt Nam chỉ nói lên một tiếng nói duy nhất là tiếng nói của Đảng và Chính phủ, chứ chưa được phép thực hiện nhiệm vụ đích thực của báo chí là thông tin một cách khách quan, trung thực, đa chiều; báo chí phải hoạt động độc lập, không chịu sự chi phối của cơ quan chức năng, của Chính phủ.

Chính những người đang hoạt động trong lĩnh vực báo chí tại Việt Nam thừa nhận có những vấn đề mà họ không được đề cập đến, đó là những đề tài mà Nhà Nước cho là nhạy cảm như tình hình tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với phía Trung Quốc, rồi tình hình đấu tranh cho dân chủ - nhân quyền - tự do tôn giáo của những đối tượng bất đồng chính kiến, các vụ biểu tình đòi đất, đòi tài sản, khiếu kiện đông người… Tất cả những vấn đề vừa nêu đều phải viết theo chỉ đạo, tức sau khi được ‘bật đèn xanh’ và trình bày với góc nhìn có lợi cho phía Nhà Nước…

Nhiều trường hợp vì có những bài viết nêu ra thực trạng đất nước một cách thẳng thắn, hay nói lên tình cảnh của những người bị đàn áp, đối xử bất công như trường hợp cô Phạm Thanh Nghiên, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa ở Hải Phòng… đã bị kêu án tù với kết buộc từ phía cơ quan chức năng là ‘tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

clip_image002

Báo chí tại VN dành nhiều trang để bình luận về World Cup, ảnh chụp tháng 6/2010. RFA Photo.

Ông Bùi Như Thủy ở Hải Phòng, một người lâu nay từng viết tổng cộng 21 thư kiến nghị gửi cho Quốc hội, nói về trường hợp ông này muốn nêu ra các bức xúc trên báo chí chính thức của nhà nước mà không được đành phải tìm đến với hệ thống báo chí ngoài luồng:

“Tôi đã gửi cho rất nhiều báo nhưng họ không nơi nào họ dám đăng. Tôi đi thăm dò bạn bè, họ chỉ cho tôi đến với trang mạng ‘Boxitvn’ Tôi gửi cho trang mạng này thư kiến nghị thứ 20 của tôi. Hai ngày sau họ đăng toàn bộ bức thư đó và cũng nói rõ ‘thái độ’ của ‘boxitvn’. Sau một tháng tôi định gửi thư kiến nghị 21 vào đầu kỳ họp Quốc hội; nhưng ở Hải Phòng mất điện nhiều, đánh máy rồi đi in cũng mất công nhiều. Dẫu vậy tôi cũng gửi dịp này vì các vị Đại biểu đều có đọc ‘boxitvn’ do mạng này đề cập đến các vị ấy nhiều nên họ đều tìm để xem” .

Internet, vị cứu tinh

Nhờ hệ thống Internet với các trang mạng xã hội, cũng như nhật ký blog, nhiều người lâu nay có thể phổ biến ý kiến thẳng thắn, cũng như loan đi những thông tin mà báo chí chính thức không được phép truyền tải.

Một nhà báo tự do, bà Dương Thị Xuân, lâu nay cũng có những bài viết đưa lên mạng về các vấn đề bị cho là nhạy cảm, có nhận xét về hệ thống truyền thông hiện nay trong nước:

“Tất cả những điều tôi nêu ra đều tương tự những điều mà ông Nguyễn Ái Quốc, tức Hồ Chí Minh nêu, và đến nay đều còn giá trị. Tuy vậy chính những điều đó Nhà nước Việt Nam đang mắc chẳng khác gì chế độ thực dân Pháp trước đây, mà có khi còn nặng nề hơn. Bởi vì dưới chế độ thực dân Pháp trước đây, báo chí còn có báo chí tự do, còn có báo chí tư nhân, còn có những nhà báo có thể thành lập báo tư nhân như của Cụ Huỳnh Thúc Kháng (từng có lúc là Phó Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa), báo ‘Tiếng Chuông Rè’; rồi Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu… cũng là nhà báo tự do.

Nếu không có lề trái làm sao có lề phải. Sách cổ của các cụ cũng nói bàn tay có bàn phải, có bàn trái; vậy báo chí chỉ có ‘lề phải’ không thì có thể có trung thực không?

Bà Dương Thị Xuân

Còn dưới chế độ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay, với ngày 21 tháng Sáu hàng năm là ngày báo chí cách mạng Việt Nam, tôi hay nói đùa cùng bạn bè ‘cách mạng quá đến nỗi không cần thay đổi mình’. Báo chí trong nước chỉ cần đi bên ‘lề phải’ thôi.

Nếu không có lề trái làm sao có lề phải. Sách cổ của các cụ cũng nói bàn tay có bàn phải, có bàn trái; vậy báo chí chỉ có ‘lề phải’ không thì có thể có trung thực không?”

Vào ngày 5 tháng 5 vừa qua, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Thông tin Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam chủ trì Hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ của các cơ quan báo chí năm nay.

Một vị tướng Tổng cục phó Tổng cục An ninh, thuộc Bộ Công an là Trung tướng Vũ Hải Triều cũng đến dự hội nghị này, và khi phát biểu ông này cho biết trong thời gian qua đã cho đánh sập 300 trang mạng và blog mà cơ quan chức năng liệt vào loại ‘xấu’.

Thông tin này không được báo chí trong nước nêu ra, mà lại do một nhà báo ở Việt Nam gửi cho bạn bè ở nước ngoài để rồi tin đó được loan ra.

Sự hiện diện của những quan chức thuộc ngành tuyên giáo, tư tưởng - văn hóa, an ninh tại một hội nghị quy tụ hầu như tất cả những người chủ chốt của các báo, tạp chí, cơ quan phát thanh - truyền hình trên cả nước tại hội nghị, cho thấy sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước đối với truyền thông tại Việt Nam. Không phải hàng năm, mà theo định kỳ hàng tuần hay hàng tháng các Tổng Biên tập phải đến cơ quan tư tưởng văn hóa các cấp để được hướng dẫn về các vấn đề họ được loan đi, hay mức độ trình bày vấn đề trên các phương tiện mà họ được phép quản lý.

GM

Thursday, June 24, 2010

Tội ác của Hồ Chí Minh

Nhận định của Phi Vũ

Tội ác của Hồ Chí Minh đối với đất nước Việt Nam, đối với nhân dân Việt Nam không có gì có thể kể hết được. Hắn có công giành độc lập cho đất nước ư? Môt sự cướp công trắng trợn. Cuộc Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 là cuộc cách mạng của toàn dân Việt Nam, bao gồm rất nhiều đảng phái chính trị, tôn giáo như Việt nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Cách Mạng Đảng…, các tôn giáo như Phật Giáo, Công Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo…nói chung đây là cuộc cách mạng của toàn dân. Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ là một bộ phận trong cuộc cách mạng này. Vây mà Hồ Chí Minh theo chỉ thị của Quốc Tề Cộng Sản loại trừ các đảng phái chính trị khác để giành quyền độc tôn. Đây là sự cướp công trắng trợn của một tên gian manh làm theo lệnh của quốc tế Cộng Sản. Sau năm 1954, vụ cải cách ruộng đất ở miền Bắc cũng do tên Hồ Chí Minh này khởi xướng theo lệnh quan thầy Liên Xô và Trung Cộng đã giết hại biết bao nhiêu người dân lương thiện, vô tội ở miền Bắc. Cũng theo lệnh của quan thầy, chính hắn đã làm cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn giữa người dân miền Bắc và miền Nam Việt Nam.Kếtt quả là hàng mây trieêu thanh niên vô tội của cả hai miền Nam và Bắc lao vào cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt do hắn phát động, biết bao nhiêu triệu người chết vì cuộc chiến này. Cũng phải kể là trong thời gian này, cuộc thảm sát đồng bào Huế trong dịp Tết Mậu Thân năm 1968 rất là dã man. Rồi thì pháo kích bừa bãi vào các thành phố ở miền Nam, tung lựu đạn vào chợ búa, bắn phá vào trường học ở Cai Lậy, Mỹ Tho…, biết bao nhiêu tội ác tày trời của tên Hồ Chí Minh này đã gây ra. Với những tội ác to lớn như vậy của hắn, chúng ta có thể kết luận môt cách rõ ràng và dứt khoát: Hồ Chí Minh là một tên tội đồ của dân tộc! Hắn là cái thá gì mà lại tôn vinh hắn là cha già dân tộc! Một lũ ngu xuẩn, mất dạy, dám buông lời vô lễ đến toàn thể nhân dân Việt Nam khi đem gán một tên bất nhân, tội đồ dân tộc làm cha già dân tộc.Đồ ngu xuẩn và mất dạy!

Phi Vũ
06/24/10

Luật pháp và phi luật pháp của xứ có hàng ngàn hàng vạn sứ quân

Trích NguoiViet Online

Tạ Phong Tần

Báo Lao Ðộng ngày 21 tháng 6, 2010 cho hay ông Ngô Tất Thắng (nguyên chánh văn phòng UBND huyện Hoành Bồ-Quảng Ninh, hiện là chủ tịch UBND xã Quảng La) muốn xây căn nhà vuông vắn trên một thửa đất méo nên đã lợi dụng lúc gia đình bà Phạm Thị Xung (hàng xóm) vắng nhà đập bức tường ngăn của nhà bà (xây từ 20 năm trước) “để thực hiện tham vọng”.

Ðiều không còn làm cho ai ngạc nhiên nữa là dù đập bức tường của người khác trái phép nhưng “đã hơn một năm, gia đình bà Xung có hàng chục lá đơn khiếu nại, kiến nghị, gửi các cơ quan chức năng đề nghị giải quyết dứt điểm,” “nhiều nhân chứng đều xác nhận: Ông Thắng phá bức tường nhà bà Xung để xây móng nhà mình là hành động lấn chiếm trái phép” nhưng Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện trả lời bằng công văn số 474 rằng “bà Xung khiếu nại, không có cơ sở xem xét”(?!).


Nguyễn Xuân Dũng, 12 tuổi, bị đội trưởng đội Cảnh Sát Cơ Ðộng tỉnh Thanh Hóa bắn chết, nằm tại nhà xác Bệnh viện đa khoa huyện Tĩnh Gia.
Dũng đi xem cuộc biểu tình của người dân chống giải tỏa đền bù bất công để làm khu công nghệ Nghi Sơn. (Hình: Ðất Việt)


Kết quả, “từ ngày phát sinh vụ khiếu nại đến nay đã hơn 1 năm, quyền lợi của gia đình bà Xung đã như rơi vào quên lãng, nhưng ngôi nhà 4 tầng của ông Thắng vẫn mọc lên như thách thức dư luận,” “và một điều kỳ quặc là sau vụ tranh chấp tai tiếng trên, ông Ngô Tất Thắng được ‘hạ phóng’ xuống làm chủ tịch UBND xã Quảng La.”

Phát biểu ý kiến về việc tìm biện pháp chống tình trạng mãi lộ của cảnh sát giao thông, một bạn có nick là Lãng Du Buồn viết: “Theo tôi, cảnh sát giao thông ở ta thì không cần phải là những con người, vì làm việc ấy rất vất vả mà lại không cần tư duy. Thứ nhất là nguyên tắc giao thông đã có sẵn, thứ hai là đường giao thông đã có sẵn, thứ ba là người tham gia giao thông có tuân thủ các nguyên tắc đó hay không. Ta chỉ cần gắn những con rôbốt không biết xài tiền được lập trình xử lý các quy tắc giao thông, thế là xong. Việc này vừa tiết kiệm bởi nếu thuê các thành viên các đội rôbôcon thiết kế, kinh phí sẽ rẻ hơn việc trả lương cho một cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, lại vừa đảm bảo uy tín cho ngành công an.”

Thanh Niên ngày 21 tháng 6, 2010 đăng tin trong hai ngày 18 và 19 tháng 6, “hàng trăm người dân xã Quỳnh Hội, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đã áp giải lãnh đạo chính quyền xã đến bao vây chi nhánh điện và UBND huyện Quỳnh Phụ để đòi được phân phối điện một cách công bằng.” Thanh Niên cho rằng nguyên nhân là do thời tiết quá nóng bức nhưng chi nhánh điện Quỳnh Phụ đã liên tục cúp điện mà không công khai lịch cúp. Khách hàng nào bỏ tiền ra đấu nối đường dây trực tiếp từ trạm điện về cơ sở thì được cấp điện liên tục, nếu không thì bị cúp. Người dân địa phương đã “thế thiên hành đạo” bằng cách “bắt một số nhân viên chi nhánh điện phơi nắng hoặc nhốt trong nhà kín để chịu cảnh nóng nực; đồng thời cắt dỡ đường dây điện của nhà chủ tịch UBND huyện.”

Tình hình là những ngày gần đây, người dân tự cho mình cái quyền “thế thiên hành đạo” xảy ra ngày càng nhiều. Vietnamnet ngày 20 tháng 6, 2010 đăng bản tin dân xã Ðại Sơn (huyện Ðại Lộc, tỉnh Quảng Nam) “đã tập trung biểu tình, phá hỏng hệ thống giàn bơm nước trị giá gần 5 tỉ đồng của công ty, đồng thời ngăn không cho xe chở thức ăn đi vào trại, làm cho ‘gần 1.000 con heo chết khát’ vì không có nước uống.”

“Trước đó, ngày 12 tháng 6, gần 500 người xã Ðại Sơn đã bao vây, đập hỏng hệ thống giàn bơm nước, phá một số đường ống xả thải của trại nuôi heo của công ty này. Cơn thịnh nộ của người dân bắt nguồn từ việc công ty Thái Dương xả thải gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Theo phản ánh của họ, trại heo giống của công ty này thường xả trộm chất thải thẳng xuống đập nước Trụ Tràn làm cá chết hàng loạt, trâu bò không có nước để uống, mùi hôi thối từ phân heo và nước bốc lên nồng nặc,” nhưng việc khiếu nại của dân không được cơ quan chức năng giải quyết thỏa đáng.

Theo một blogger miền Trung, tin mới nhất của ngày hôm nay (22 tháng 6) là: Tối hôm qua (21 tháng 6) khoảng 800 thanh niên quê Nghệ An đang trải áo nằm ngay thềm công ty Sovylaco (quận Cầu Giấy, Hà Nội) để đòi quyền lợi. Sự việc là khoảng tháng 1, 2010 “công ty Sovilaco đã tuyển 4,000 lao động Việt Nam đi làm bảo vệ ở Ả Rập Xê Út (thực chất là lính đánh thuê). Trong lúc xảy ra xô xát trong doanh trại huấn luyện giữa các binh lính Nghệ An và binh lính bản xứ, làm cho 3 lính người Nghệ An chết, hàng chục người bị thương được đưa đi cấp cứu. Chính phủ Ả Rập buộc cắt hợp đồng với tất cả binh lính là người Nghệ An, Hà Tĩnh tống cổ về nước sau thời gian mới được 2 tháng 23 ngày. Một lính người Nghệ An cho biết: Việc chính phủ Ả Rập cắt hợp đồng là không đúng bởi trong số hơn một ngàn lính Nghệ-Tỉnh không phải ai cũng vi phạm.” Hiện chưa có ai (người của cơ quan chức năng lẫn công ty tuyển lao động) đứng ra để làm việc, một số báo chí đã có mặt để “tác nghiệp” nhưng cho đến thời điểm này vẫn chưa thấy trên các báo “lề phải” có đưa tin.

Tác giả bản tin còn nhấn mạnh: “Ðây là tin có thật 100%” vì hiện tại “đang có người cháu cũng là một trong số bị hại cũng đi và sẽ đóng vai ‘thông tấn huyện’ (không phải thông tấn xã đâu nhé) hiện đang nằm ở công ty. Ðáng lẽ tin này cập nhật lúc tối nhưng vì lúc tối mất điện.”

Ngày 21 tháng 6, khi cả nước nô nức “kỷ niệm ngày báo chí cách mạng Việt Nam,” nhà báo Trương Duy Nhất viết rằng: “Báo chí, nhất là báo mạng, đang dần bị sex, thủ dâm và... hiếp dâm hóa. Có vẻ như đây đang là chiêu thức làm báo được ưa chuộng và hiệu quả nhất nhằm kéo hút bạn đọc trong thời đoạn khó khăn bế tắc về đưa tin chính trị. Những bản tin sex dâm và... thủ dâm choán đầy mặt báo mỗi ngày. Trào lưu sex dâm đang là sự lựa chọn số một của không ít báo, nhất là báo điện tử, nhằm kéo hút bạn đọc, xoay xở trong thời đoạn khó khăn bế tắc về đưa tin chính trị. Ðặc biệt, để câu hút khách, không ít trang báo điện tử có tích hợp phần mềm xem video đã ào ạt đưa lên những đoạn clip rất thô tục, phản cảm và kích dâm. Thậm chí có tòa báo tổ chức hẳn một đội ngũ phóng viên chuyên đi rình để quay lén những cảnh làm tình, rung ngực hở mông của phụ nữ để tung lên báo.” Nhà báo Trương Duy Nhất đặt câu hỏi: “Chẳng lẽ đây lại là... bước ngoặt mới của nền báo chí Việt? Ðiều kỳ lạ: Không nghe thấy tiếng còi quen tai của các nhà... quản giáo tư tưởng.” Chức danh “quản giáo” chỉ có trong các trại giam người. Tư tưởng con người mà bị “quản giáo” chẳng khác nào cánh làm báo trong nước đang làm việc trong tình trạng “tù ngục tâm hồn.”

Trong khi người ta đang cố gắng dùng mọi biện pháp (kể cả lạm dụng pháp luật) để “nỗ lực bịt mồm” dư luận, thì thực tế xã hội đã thể hiện tình trạng pháp luật dường như đã trở thành bất lực không bảo vệ được công lý và lẽ phải, không đứng về phía dân lành. Blogger chauxuannguyen (Úc) nhận xét: “Ðây là những triệu chúng hùng hồn mà tiếng Anh chúng tôi gọi là: ‘The broken down of Laws and Orders, People take the Laws into their own hands because the Government failed to uphold the Laws and protect their own citizens,’ nghĩa là: ‘Luật pháp đang sụp đổ, người dân tự xử (lập tòa án để phán quyết) theo ý của minh vì chính phủ không còn gìn giữ được luật lệ nữa, không bảo vệ được dân lành nữa.’”

Tạ Phong Tần

Wednesday, June 23, 2010

Lời nhắn của người lính già

Trích DCV Online
mythanh ghi

Lời nhắn nhủ của người chiến sĩ già

(Tường thuật buổi nói chuyện và ra mắt sách của ông Võ Đại Tôn tại Little Saigon, California, ngày 12 tháng 6 năm 2010)

Những slide ảnh chiếu hình một cuộc họp báo, khá đông người, các phóng viên ngoại quốc với máy chụp hình quay phim nhưng người đàn ông có khuôn mặt gầy là nhân vật chính, đứng trong vị trí tội phạm ‒ Có khi có tiếng nói, có khi không. Những lời thật nghiêm trọng rõ ràng, “Vì đây là những lời về cuộc đời và sự nghiệp chính trị của tôi, rất quan trọng nên tôi xin các nhà báo và các thông dịch viên, hãy hết sức trung thực.”

Hình như ông lập lại hơn một lần như vậy. Và những lời tuyên ngôn như:

‒ “Tôi sẽ không phản bội bất cứ ai đã giúp đỡ, ủng hộ tôi.”

‒ “Tôi tiếp tục duy trì lập trường chính trị của tôi, để tranh đấu cho tự do và giải phóng dân tộc.”

‒ “Tôi đã sẵn sàng nhận bất cứ bản án nào mà chế độ CS dành cho tôi”

Đó là tiếng nói của người tù Võ Đại Tôn trong cuộc họp báo ngày 13/07/1982 tại Hà Nội. Khi coi xong đoạn phim, cử toạ được nghe thêm chuyện “sau hậu trường”:

“(…) tên chính uỷ lên ghé tai tôi bảo ‘Mày có câm ngay và đi xuống không!’ Phần tôi thì khấn nguyện trong đầu với người mẹ đã khuất là ‘Mẹ ơi, đợi con mấy phút nữa, con sẽ về với mẹ.’ Sau đó tất cả các nhà báo đều bị nhà cầm quyền CS thu giữ hết phim ảnh của cuộc họp báo.”

Chỉ có một nhà báo Nhật đã giấu được cuốn phim của mình, và thế giới tự do mới bùng nổ tin Võ Đại Tôn đã trở về và đang ở trong tù CS.

Sau đây là những lời kể chuyện tiếp theo của ông Võ Đại Tôn:

“Tôi đã bỏ vợ con, bỏ cuộc sống ở một nước tự do để trở về Việt Nam tìm cách thay đổi thể chế Cộng Sản, không phải là vì tôi muốn làm anh hùng. Tôi chỉ muốn là chiến hữu của quý vị.

“Tôi muốn kể về hai người chiến hữu của tôi. Đó là Thiếu uý Vũ Đình Khoa và Trung sĩ Nguyễn văn Lộc, hai người đã cùng bên cạnh tôi trên đường trở về kháng chiến.

“Khoa ở trại tị nạn đã có người yêu, có giấy nhập cảnh Pháp. Nhưng nghe tôi về lại Việt Nam kháng chiến, Khoa đã xé hộ chiếu Pháp và nói với người yêu “Anh phải theo thầy về cứu nước.” Khoa đã bị bắn chết bên dòng thác Champi, khi chúng tôi bị lọt vào ổ phục kích tại Lào. Câu cuối cùng Khoa thét với tôi trong làn mưa đạn “Thầy chạy đi! Con làm bia!”

“Tôi và Lộc bị bắt tại Lào sau đó, và bị giao giải về Việt Nam. Tới phi trường Gia Lâm, đói và rét suốt mấy ngày, đợi ở phi trường lạnh cóng. Khi tên sĩ quan Việt Cộng đưa cho chúng tôi ổ bánh mì, tôi phải nhắc hắn tay chân chúng tôi bị còng làm sao ăn được, hắn mới sực nhớ ra lệnh mở còng. Lộc tay chân mới được mở còng tê cóng cầm ổ bánh mì, lết đến bên tôi đưa cho tôi “Thầy ăn đi! Con còn trẻ chịu được. Thầy phải sống. […]”

“Tôi có đi thăm lại các trại tị nạn xưa, giờ không còn nữa. Tại Indonesia, một dân địa phương đã dẫn tôi băng đồng tới một nơi hoang vắng gần bờ biển. Nơi đó có một cái trang nhỏ (miếu thờ) và kể, trang này người dân đã lập ra để thờ, gọi là miếu Ba Cô. Ngày xưa có ba cô gái Việt Nam đã bị hải tặc hãm hiếp và thả trôi giạt vào bờ, vẫn còn sống. Nhưng ba cô vì quá nhục nhã, đã rủ nhau cùng treo cổ trên cây gần đó tự tử. Tôi nhìn vào, chỉ thấy nhang tàn khói lạnh. Không có gì cả! Tôi đã quỳ xuống khóc. Tôi nghĩ đến thân phận của người con gái Việt Nam. Bên kia bờ Thái Bình Dương là ngôi nhà nghỉ mát cực kỳ lộng lẫy của con gái Thủ tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng, mổi năm chỉ ghé nghỉ vài lần. Bên đây bờ Thái Bình là cái trang hoang lạnh của ba người con gái Việt đi tìm tự do. Tại sao những người con gái này lại chịu số phận khắc nghiệt như vậy?


Hàng trên Võ Đại Tôn 1982 (Hà Nội); trở về sau 10 năm tù CS. Hàng dưới: vợ và con trai Võ Đại Tôn (Úc)
Nguồn: Vietbao.com
“Tại Moscow, năm đó tôi đi diễn thuyết trong một Đại hội Quốc tế Nhân Quyền, cô thông dịch viên cho tôi là một sinh viên Đại học Hà Nội du học. Sau năm ngày làm việc với tôi trong chân thông dịch, cho đến ngày chia tay ra phi trường thì cô chợt đến bên tôi nói “Bác ơi, con muốn nói chuyện riêng với Bác.” Tôi thật hổ thẹn vì lúc đó tôi đã nghĩ trong đầu là chắc cô này muốn xin mình giúp đỡ đi tị nạn, hay cô muốn xin tiền. Tôi thật rất hổ thẹn vì đã nghĩ như vậy. Khi tôi theo cô vào một góc riêng, cô kể: Con sinh ra và sống dưới chế độ CS. Bố con chết trên đường đi B. Con đã được kết nạp là đảng viên CS và được đi du học. Nhưng sau khi biết bác, làm việc với bác 5 ngày, con muốn xin bác một điều là, cho con ôm bác trước khi từ giã. Và cô ôm tôi nói “Bố ơi! Đừng bỏ con!” Cô chỉ muốn một lần nói, không xin tiền, không nhờ vả gì cả. Cô là một đảng viên CS, và tôi là một tên cựu tù phản động của chế độ CS.

“Một lần ở trên đường phố Singapore, tôi chợt thấy một đám các cô ăn mặc sặc sỡ, đáng tuổi con cháu tôi. Các cô đứng bên đường thấy tôi, ngoắc gọi : “Go! Go! Have fun!” Nhìn vào ánh mắt tôi cảm được các cô là người Việt Nam. Tiến đến gần tôi hỏi “Các con có phải là người Việt Nam không?” Các cô tròn mắt “Bác là người Việt Nam à?” Tôi bảo các cô ngồi xuống uống nước nói chuyện. Các cô nói “Không được đâu, nói chuyện má mì bắt phải trả tiền đấy.” Và tôi đã gọi hai cô vào một quán nước để hỏi chuyện. Một cô 18, một cô 19, hai cô kể quê ở Vĩnh Long, đi qua Singapore theo diện xuất khẩu lao động, nhưng từ khi qua đây thì làm nghề gọi khách như vầy. Và mỗi tháng có được 50 đô để gửi về cho má. Một cô nói “Chắc má con nhận được mừng lắm.” (Tôi có làm một bài thơ tựa đề này) Rồi sau đó tôi đã phải trả tiền, và nhìn các cô lên xe taxi của má mì chở đi với khách. Đó là hình ảnh phụ nữ Việt Nam tôi đã gặp ở Singapore.

“Ngày tôi ở trong tù ở Việt Nam, có một con bé 5 tuổi con của cai tù ‒ Gia đình cai ngục cũng ở cùng trong khu vực với tù ‒ Con bé thường tìm đến tôi mỗi ngày, đưa giấy nhờ tôi xếp hình chim cò cho nó. Đến khi nó lên 10 tuổi, tôi vẫn ở đó, nhưng nó đi qua không nhìn tôi nữa. Tôi gọi nó “Con ơi, con còn nhớ bác không?” Nó cúi mặt, lẩn đi, không nhìn lại. Cho đến khi nó thành một thiếu nữ 15 tuổi đi qua, tôi lại gọi “Con ơi, con còn nhớ bác không?” Nó quay lại, nhìn thẳng mặt tôi nói “Câm cha cái lỗ mồm lại! Thằng phản động!” Đó là đứa con gái nhỏ ngày xưa vẫn đến chơi bên tôi, nhờ tôi xếp hình, và sau 10 năm được giáo dục dưới chế độ CS, lớn lên chỉ mặt một ông già trọng tuổi, nói như vậy đó.

“Thầy chạy đi! Con làm bia.”

“Thầy ăn đi! Thầy phải sống!”

“Bố ơi! Đừng bỏ con!”

“Đó là những tiếng gọi đã nâng đỡ tôi, đã ở bên tôi giúp tôi chiến đấu. Chính những người bạn trẻ này là chiến hữu của tôi. VC đã giết mẹ tôi, đã chôn sống bà, nhưng chúng ta chiến đấu không phải để trả thù. Chúng ta chiến đấu để cho người Việt Nam không còn tủi nhục. Ngày xưa, trên con đường về nước, chúng tôi đã mơ ước khi đặt chân đến Tây Nguyên, vùng đất của Việt Nam, chúng tôi sẽ quỳ xuống hôn đất Mẹ và nói : Mẹ Việt Nam ơi! Chúng con vẫn còn đây!”


Võ Đại Tôn: người và tranh
Nguồn: MT
Đó là những gì tôi có thể viết lại từ những lời tâm sự của ông Võ Đại Tôn trong buổi thơ nhạc Hoàng Phong Linh với chủ đề “Mẹ Việt Nam ơi! Chúng con vẫn còn đây” tại nhà hàng Emerald Bay, Little Saigon, Orange County chiều ngày 12 tháng 6 năm 2010. Ông còn nói rất nhiều. Mỗi lời, mỗi chuyện của ông đâm suốt vào trái tim người nghe. Rằng ông không hề có ý làm anh hùng, rằng ông chỉ muốn là một chiến hữu của mọi người, rằng ông chỉ muốn là một viên gạch lót đường... Và hôm nay đã là một cụ già, tóc bạc trắng, ông vẫn đứng thẳng, cất to lời kêu gọi: “Không có miền Nam thua! Không có miền Bắc thắng! Chỉ có dân tộc Việt Nam đã thua. Và chúng ta phải chiến đấu để giành lại cho bằng được chiến thắng sau cùng. Các bạn trẻ! Tôi tình nguyện, hãy giẵm lên thân xác già này để giành lại tự do dân chủ cho quê hương.”

Tôi không nắm vững được thời gian qua bao lâu vì tôi hoàn toàn cuốn hút theo từng câu, từng chuyện ông nói. Đó đây trong khán giả, có tôi nữa, thỉnh thoảng không ngừng được phải chậm nước mắt. Biết bao lần nghe diễn thuyết, kể cả những bài giảng lễ chủ nhật, tôi biết được không ít người có tài hùng biện. Nhưng tôi chỉ nghe được hai người có tiếng nói phát xuất từ tim óc đi thẳng và thấm sâu vào tim óc người nghe như vậy là nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (cũng hiện diện, ngồi cùng bàn danh dự) và hôm nay là chiến sĩ Võ Đại Tôn ‒ Rồng Nam, Phụng Bắc ‒ tuyệt đối không sai. Từ cách dãy bàn, nhìn hai mái đầu bac khả kính, tôi chợt thầm cầu nguyện cho hai vị sẽ được nhìn thấy một Việt Nam tự do như ý nguyện trong đời này của họ.

© DCVOnline

Tuesday, June 22, 2010

[Boston] Ngày Quân Lực (19 tháng 6) 2010 tại Boston

Trích NguoiViet Boston

quanluc196a
(Sân khấu, ảnh báo Phương Đông)

quangluc196
(Quan khách và đồng hương, ảnh báo Phương Đông)

Ngày Quân Lực 19 tháng 6 2010 đã được tổ chức trọng thể tại Boston với hàng loạt các sinh hoạt đầy ý nghĩa. Buổi diễn hành vinh danh Quân Lực VNCH được thực hiện tại Townfield Partk, Dorchester, Massachusetts, từ 12 giờ trưa đến 3 giờ chiều. Tiệc gây quỹ giúp Thương Phế Binh VNCH được tổ chức từ 6 giờ chiều đến 11:30 khuya tại nhà hàng Empire Garden, Boston, Massachusetts.

Theo lời anh Nguyễn Tấn Toàn, Trưởng Ban Tổ Chức và ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch BCH Cộng Đồng Việt Nam tại Massachusetts cả hai sinh hoạt đã đem lại các kết quả tốt đẹp với sự hiện diện của đại diện các quân binh chủng thuộc quân lực VNCH và khoảng 500 đồng hương. Đặc biệt, ông Phó Thống Đốc Massachusetts Tim Murray đã đích thân đến tham dự và thay mặt Thống Đốc Massachusetts Deval Patrick trao quyết định Công Nhận Ngày Quân Lực VNCH tại tiểu bang Massachusetts.

Chị Vinh Tuyến, người phụ trách ban tài chánh, một ban vất vả nhất trong toàn bộ chương trình tổ chức, cho biết vào giữa chương trình gây quỹ, mặc dù chưa tổng kết xong về số vé phát hành được cũng như các khoản chi nhà hàng, ca sĩ, âm thanh v.v. chỉ riêng số tiền bảo trợ từ các cơ sở thương mại, đoàn thể và đồng hương, đã được vào khoảng 13 ngàn đô-la. Nhiều nhà hảo tâm như nhà báo Nguyễn Mạnh Cường của báo Thăng Long đã đóng góp thêm 500 đô-la và ông chủ nhà hàng Empire Garden, David Wong, người đã tích cực ủng hộ các sinh hoạt văn hóa xã hội của cộng đồng người Việt hàng chục năm nay, cũng đóng góp 500 đô-la ngay tại chỗ. Các đồng hương đóng góp bằng cách bỏ vào thùng hiện chưa tổng kết được. Như chị Vinh Tuyến đã thông báo, bảng tổng kết chính thức sẽ được công bố trong thời gian ngắn tới đây.

Hầu hết các tiết mục trong đêm gây quỹ đều xuất sắc. Từ các bài phát biểu của các ông Nguyễn Tấn Toàn, Nguyễn Thanh Bình, Lại Tư Mỹ cũng như của các cháu thuộc thế hệ thứ hai, đều ngắn gọn và ý nghĩa. Hai ca sĩ đến từ California Quỳnh Dung và Quang Lê đã cống hiến một chương trình văn nghệ rất hay. Các DVD do Quang Lê và Quỳnh Dung mang đến đều là quà tặng dành cho ngày gây quỹ. Tuy nhiên, các tiếng hát từ thành phố Boston như Ngọc Diễm, Hoàng Kate, Ngọc Trâm, Hoàng Thông, Hoàng Vân, Hoàng Thao, Nguyễn Thiện Khán mới thực sự để lại trong lòng 500 người tham dự những cảm tình sâu đậm. Nhân dịp này, NguoiVietBoston kêu gọi cộng đồng, các tổ chức, đoàn thể và đồng hương đáp lại nhiệt tình của các ca sĩ vùng New England bằng cách ủng hộ các sinh hoạt do các anh chị ca sĩ, nghệ sĩ tổ chức trong tương lai, bởi vì chính những tiếng hát xuất sắc đó, những tấm lòng thiện nguyện đó mới thật sự góp phần nuôi dưỡng và làm khởi sắc các sinh hoạt từ đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ đến văn hóa, xã hội trong cộng đồng Việt Nam chúng ta.

NguoiVietBoston cám ơn anh Chiêm Bảo Nghi của báo Phương Đông, anh Tô Tấn Tài, chị Bùi Hoa và các độc giả NguoiVietBoston khác đã cho phép xử dụng các tấm hình rất đẹp dưới đây.

BBT NguoiVietBoston
—————————————————————————–

quanluc1

quanluc2

quanluc50

quanluc51

quanluc3

quanluc5

quanluc6

quanluc7

quanluc8

quanluc9

quanluc10

quanluc11

quanluc12

quanluc13

quanluc20

quanluc21

quanluc23

quanluc41

quanluc24

quanluc40

quanluc60

quanluc25

quanluc26

quanluc27

quanluc28

quanluc29

quanluc30