Translate

Saturday, March 7, 2009

Tạp ghi: Thương quá em bé Việt Nam

Trích Việt Báo Online
Tác giả: Huy Phương

Tuần trước mày mò trên net, tôi có đọc được một bài kể chuyện mắt thấy tai nghe của một “Việt kiều” về thăm quê, ký tên Phương Tòan. Bài này chỉ là những ghi nhận tình cờ nho nhỏ trong những ngày ở Việt Nam, nhưng đọc lên thấy xót xa biết là chừng nào. Tôi cũng xin thưa tôi rất ghét hai tiếng “Việt Kiều” lâu nay dùng không đúng chỗ. Người Việt dùng chữ Ấn Kiều để nói đến người Ấn Độ, hay Pháp Kiều để nói người Pháp sinh sống trên đất Việt, còn chúng ta là người Việt ở quốc ngoại, sao người trong nước gọi chúng ta là Việt Kiều? Nhưng thôi, nói chuyện chữ nghĩa thì không bao giờ cạn!
Tôi xin để nguyên tiểu đề “Thương Quá Em Bé Việt Nam” của tác giả:
“Ăn sáng ở lề đường Phan Thanh Giản, một em bé chừng mười hai mười ba tuổi cứ quẩn quanh mời tôi mua vé số, gương mặt và ánh mắt trông rất tội nghiệp. Tôi từ chối vài lần vì biết nếu mình mua của em này, thì vô khối người khác sẽ đổ xô vào mời mua thì rất kẹt, nhưng khi nhìn đến ánh mắt van lơn của em, lòng thương người rất hiếm hoi của tôi nổi dậy, tôi muốn mua giúp em để hôm nay em có thể về sớm một bữa. Tôi hỏi:
- Bình thường em bán đến mấy giờ thì hết xấp vé số này?
- Dạ thường thì ít khi hết lắm, nhưng nếu còn dư thì em phải đem về trả cho đại lý trước 3g chiều, nghĩa là trước khi sổ số.
Em nói từ sáng tới giờ mới bán được có 3 tấm, còn lại 97 tấm. Tôi kêu em đếm lại coi còn bao nhiêu tấm tôi mua hết cho, để hôm nay có thể về nhà nghỉ. Trong lúc tôi ăn thì em ngồi đếm từng tờ và nói còn đúng 97 tấm, giá 5 ngàn 1 tấm, vị chi là 485 ngàn. Tôi móc 500 ngàn ra đưa luôn, nói khỏi thối. Thằng bé sung sướng nói cám ơn rồi lách vào dòng người xuôi ngược trên phố đông nghẹt những xe và người. Đúng là: Sáng nay tươi hồng, trời không có mây... tôi tiếp tục bữa ăn sáng tuyệt vời.
Ở Mỹ mỗi lần mua vé số dĩ nhiên tôi mong mình trúng, mà trúng là trúng lớn để tôi có thể điềm nhiên lật ngửa cái xe cà tàng của tôi lên mà đốt, tuy nó có vẻ hơi bạc bẽo, nhưng để giã từ cái sự không sung sướng của kiếp nghèo, nếu không trúng đi nữa thì âu cũng là mua một niềm vui trong chốc lát, vì đời chỉ vui khi có hy vọng. Đọc bài essay của một sinh viên nói về mua vé số, tôi thấy cũng có lý, vé số giúp cho mọi người trúng. Này nhé: Nhà nước hưởng 40%, người bán lẻ và giới quảng cáo 20%, người trúng hưởng 40%... và ngay cả chúng ta cũng trúng luôn vì ta chỉ bỏ ra có mấy đồng, mà mua được niềm hy vọng, rẻ quá đi ấy chứ..
Hoan hô những người mua số như tôi là những người thông minh. Lần này mua số ở Việt Nam, tôi lại thêm được cái lợi nữa là làm cho một em bé dễ thương vui được một ngày. Ông Trương Quang Nhơn viết bài kể chuyện ông bị thằng đánh giầy lấy đinh đục cho thủng giầy rồi đòi tiền vá. Tôi nghi ông này vẫn còn thù Cộng Sản nên đặt chuyện viết "linh tinh".
Buổi chiều về nhà, tôi móc xấp vé số ra cho các cháu, tụi nó đang ồn ào chia chác thì có đứa hỏi:
- Bác mua bao nhiêu tấm?
- Thằng nhỏ biểu là 97 tấm.
- Bác có đếm không?
- Đếm làm gì?
- Thế thì bác bị nó lừa rồi, chỉ có 75 tờ thôi bác ạ.
Tôi suy nghĩ và tội nghiệp cho thiếu niên VN bị thất học, ngần ấy tuổi rồi mà đếm có mấy chục tấm vé số hãy còn sai.
Bọn nhóc trong nhà vừa cười vừa la:
- Ê, bác Việt Kiều bị thằng bán vé số nó lừa!
Tôi phân vân: Không lẽ thằng nhỏ đó nó nỡ lừa tôi, mà sao nó nghĩ cái kế lừa tôi mau như vậy được. Có lẽ nó đã lừa nhiều quả như vậy rồi.” (hết trích)
Đêm qua, tôi thức giấc vào khoảng ba giờ sáng, chợt nhớ đến câu chuyện này, tôi cảm thấy khó ngủ trở lại. “Thiếu niên Việt nam bị thất học, ngần ấy tuổi rồi mà đếm có mấy chục tấm vé số hãy còn sai!”Câu nói này nghe ra mỉa mai, vì ai mà không biết trẻ con Việt Nam như những em bé này, mới nứt mắt đã bị tống ra chợ đời, sớm học thói giả dối, lưu manh, lường gạt kể cả với một ân nhân đã hết lòng, giúp đỡ vì thương xót đến hoàn cảnh mình. Ba mươi hai năm rồi, những đứa trẻ lớn lên trong cái gọi là "thiên đường xã hội chủ nghĩa", mình sống vì mọi người, lại là những con người như thế ư?
Chúng ta hy vọng gì ở thói quen trong một xã hội như Việt Nam ngày nay, những đứa trẻ này lớn lên sẽ là những cấp lãnh đạo như Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Lê Đức Anh, Phan Văn Khải..., những tên chức quyền như Nguyễn Việt Tiến, Bùi Tiến Dũng, Huỳnh Ngọc Sĩ... Chúng ta sẽ có những Bộ Trưởng, Thứ Trưởng, những Tổng Giám Đốc Việt Nam Airlines, những phi công, những tiếp viên hàng không, những đứa ăn cắp cho đất nước mang nhục. Căn bản hơn, chúng ta sẽ có những tên “hải quan” lì mặt làm khó dễ để chúng ta phải xì tiền, những tài xế taxi lừa khách, nhưng tên lưu manh đóng vai hướng dẫn viên du khách, những nhân viên khách sạn tống tiền nhan nhản có mặt hôm nay, đến nỗi du khách đến Việt Nam đã tuyên bố: “Không tin bất cứ cái gì ở Việt Nam.”
Mới đây thôi, trong tháng 2-2009, Craig Heimburger một du khách đã viết trong một trang du lịch 13 lý do vì sao người này “ghét” Việt Nam (13 reasons to hate Vietnam). Tội nghiệp cho đất nước tôi biết bao, không phải họ ghét vì mình nghèo, vì đất nước mình xấu xí mà ghét vì con người Việt bây giờ lưu manh, gian dối, lừa gạt, bất nhân. Ở đất nước nào cũng vậy, nhân vật mà người du khách gặp đầu tiên khi đặt chân đến là nhân viên thuế quan ở phi trường hay bến cảng, sau đó là người lái taxi đón họ. Đó là khuôn mặt đại diện của một đất nước, gây ấn tượng đầu tiên cho một du khách. Ai đi Việt Nam cũng đều đã gặp những tên “hải quan” lầm lì, phách lối. Người lái taxi Việt Nam đón ông Heimburger ở phi trường đến một hotel ông đã định trước, đã nói dối là chỗ đó đã hết phòng để đẩy ông ta sang một khách sạn khác (đã ăn chia). Một tài xế taxi khác ngã giá với 250,000 đồng một cuốc xe cho một đôi vợ chồng già du khách, nhưng đến nơi nằng nặc đòi 450,000 và không cho người ta xuống xe. Những chuyện như thế, ai đã đi Việt Nam đâu còn gì lạ lùng. Đây là một loại người vô lại, tráo trở, bọn cướp giật giữa ban ngày, là người đại diện cho Việt Nam trước mắt du khách khi du khách nói rằng: “Tôi ghét sự gian dối ở Việt Nam – (I Hate Vietnam's Lies). Tôi thật mệt mỏi bởi bị lừa lọc. Nó giống như trở thành một thói quen lừa lọc của người dân xứ này”.
Làm sao làm lại từ đầu với những tâm hồn trong trắng, chơn chất thật thà và đôn hậu khi mà văn chương bình dân đã mô tả xã hội Việt Nam “thẳng thắn, thật thà thường thua thiệt, luồn lách lươn lẹo lại lên lương”. “Thương quá em bé Việt Nam” là thương cả một tương lai trước mặt. Rồi ra đất nước này sẽ ra sao?
Tôi thường không cho phép mình dùng trong mỗi bài tạp ghi trên 30% tư liệu. nhưng ở đây tư liệu đã tự nó nói lên mọi việc rồi, đâu còn chỗ nào nữa mà bàn bạc, bình luận hay chia xẻ nỗi buồn hay xót xa với bạn đọc.

HUY PHƯƠNG


































Một tổ chức chính trị và những điều chưa được kể

Trích Blog 8406

Tác giả: Lê Nguyên Hồng

Rất nhiều những thống kê của các tổ chức quan sát về nhân quyền của quốc tế ở trên thế giới, đã xếp Việt Nam hiện nay vào hàng những quốc gia có thành tích “đội sổ” về nhân quyền. Hơn 63 năm qua, thực trạng về nhân quyền, dân chủ tại Vệt Nam đã bị bó hẹp và giam cầm trong một chiếc cũi khổng lồ vô hình, đó là khái niệm “dân chủ tập trung” hoặc còn có thể nói là “tập trung dân chủ”. Khái niệm này đã hợp lý hóa cho việc tập trung quyền kiểm soát dân chủ vào trong bàn tay của cái gọi là “nền chuyên chính vô sản”. Cụ thể đó chính là một nền dân chủ trá hình, được khống chế bởi một luận điệu đi kèm đó là “dân chủ có pháp chế” của nhà cầm quyền CSVN. Trên thực tế ở Việt Namtrong hơn 63 năm qua không hề có dân chủ, nhân quyền riêng biệt cho mỗi công dân. Suy rộng ra, và thực chất đó là dân chủ và nhân quyền đích thực đã bị triệt tiêu trên toàn bộ đời sống xã hội của người dân Việt Nam.
“Tức nước vỡ bờ”, đó là câu thành ngữ mà người đời quen dùng để chỉ một quy luật tất yếu của cuộc sống! Nước đã tức thì bờ tất nhiên phải vỡ. Nhưng nó sẽ vỡ vào lúc nào? Bờ sẽ chỉ vỡ khi thân bờ đã quá cũ kỹ và mục nát, khi nước đã đủ lớn để tràn qua thân bờ và tạo thành dòng xoáy bào mòn nơi trũng và yếu nhất của thân bờ. Và từ đó, một dòng nước hay nói đúng hơn là một con đường cho dòng nước chảy, cứ tiếp tục chảy và tiếp tục bào mòn. Nó sẽ cuốn phăng đi mọi thứ trên thân bờ, giải tỏa cho dòng nước trở về với lẽ tự nhiên là “nước phải chảy đến chỗ trũng” hoặc “trăm sông đều phải đổ về biển lớn” vậy!
Trong giai đoạn từ năm 1945 đến nay, rất nhiều những nhân sỹ trí thức và cả những nông dân bình thường trên đất nước Việt Nam đã nhận ra “cái bờ” đã chắn ngang dòng chảy tự do của cuộc đời mình nên đã tìm cách “tự chảy”. Nhưng họ chưa gặp thời, chưa có cơ hội và đặc biệt là chưa có sức mạnh đầy tràn của “dòng nước nhân dân” vốn khi đã đủ mạnh thì luôn mang trong mình một sức mạnh hủy diệt! Ngày hôm nay cái “bờ ao Cộng Sản” này đã thực sự mục nát bởi sự tự gặm nhấm của biết bao sâu mọt, ếch nhái côn trùng… Và “dòng nước nhân dân” thì đã quá đầy tràn, nhưng phải tìm cho ra xuất phát điểm, tức là nơi để cho “những phân tử nước” đầu tiên sẽ dẫn đầu cho dòng chảy có định hướng bắt đầu chuyển động.
Nhận thức được những điều trên, và đang nung nấu trong lòng những ước vọng, khát khao đấu tranh. Một nhóm các nhân sỹ trí thức tại Hà Nội, Huế và Sài Gòn đã gặp nhau trên một tư tưởng lớn, và họ đã dễ dàng tìm gặp, kết nối với nhau. Bởi họ đều cùng có chung một mục đích là làm sao để thay đổi cuộc đời mình, cuộc đời của Dân Tộc Mình, thoát khỏi sự giam cầm tù túng trong “cái ao làng Cộng Sản”, làm sao để đưa dòng chảy của Nhân Dân Việt Nam trên Đất Nước Việt Nam thoát ra sông dài, rồi biển rộng, hòa chung với biển lớn văn minh tự do dân chủ của loài người. Những con người đó sau khi tìm gặp nhau trên mạng Internet và gặp gỡ trao đổi trực tiếp bằng điện thoại, đã bắt đầu nhóm họp lại. Lúc đầu tại Thành Phố Sàì Gòn, có Nhà Nghiên Cứu Hán Nôm trần Khuê, Kỹ sư Đỗ Nam Hải, GS Nguyễn Chính Kết, và sau này có thêm một số người nữa… Đã thường xuyên gặp gỡ và trao đổi với nhau về vấn đề đấu tranh vì dân chủ ở Việt Nam.
Những việc làm của những Nhà Dân Chủ này không lọt qua được mạng lưới theo dõi của cơ quan an ninh CS trực tiếp là cục A42 của Bộ Công An Việt Nam. Vì lúc đó họ đang có một kế hoạch theo dõi chặt chẽ và tìm cơ hội khủng bố một người có bút danh là Phương Nam, chính là kỹ sư Đỗ Nam Hải trong nhóm những người yêu dân chủ này. Với bút danh là Phương Nam, trong thời gian tạm cư 8 năm tại Úc, kỹ sư Đỗ Nam Hải đã viết nhiều bài viết phơi bày những bất công trong xã hội Việt Nam dưới thời CS. Và đặc biệt Anh đã lật tẩy con bài và sự thật về Hồ Chí Minh, với những bằng chứng xác thực không thể chối cãi qua chính những tài liệu của nhà nước Việt Nam CS đã phát hành. Kỹ sư Đỗ Nam Hải cũng là tác giả của cuốn sách “Hãy Trưng Cầu Dân Ý” đã được Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông tại Hoa Kỳ ấn hành vào tháng 9/2005. Trong khoảng cuối năm 2005 đầu năm 2006, tuy là lúc bị công an theo dõi và thẩm vấn liên tục gắt gao nhưng kỹ sư Đỗ Nam Hải vẫn tìm cách hoạt động có hiệu quả. Ngày 23/02/2006 Nhà Nghiên Cứu Hán Nôm Trần Khuê cùng kỹ sư Đỗ Nam Hải lên đường ra Miền Bắc, sau khi đã có sự liên lạc cùng những Nhà Dân Chủ khác ở Sài Gòn và Huế…
Tại Hà Nội trong tư gia của GS Hoàng Minh Chính ở Ngõ 26 Phố Lý Thường Kiệt, bốn Nhà Dân Chủ đó là GS Hoàng Minh Chính, Nhà Nghiên Cứu Hán Nôm Trần Khuê, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn (lúc đó vừa mới ra tù), và kỹ sư Đỗ Nam Hải đã tổ chức một cuộc họp bí mật. Trong cuộc họp của những con người yêu dân chủ này kỹ sư Đỗ Nam Hải đã chủ động đề xuất ý kiến là cần có một Bản Tuyên Ngôn Dân Chủ của những nhà đấu tranh dân chủ ở Việt Nam, tương tự như “Hiến Chương 77” của Tiệp Khắc… Mọi người đều tán đồng và đã cùng tín nhiệm thống nhất giao cho kỹ sư Đỗ Nam Hải là người viết bản dự thảo của một Bản Tuyên Ngôn Dân Chủ chung, sau khi đã thăm dò ý kiến của hơn 100 người ủng hộ khác trên toàn quốc (công việc thăm dò ý kiến ủng hộ Cuộc Đấu Tranh Dân Chủ này thì nhóm của Linh Mục Nguyễn Văn Lý đã làm từ trước).
Việc cho ra đời một bản tuyên ngôn của những Nhà Đấu Tranh Dân Chủ là điều cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng! Nó như một viên gạch đầu tiên để góp phần xây dựng một công trình hữu ích cho toàn xã hội trên đất nước Việt Nam, trong công cuộc đấu tranh giành Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền cho mọi công dân Việt Nam.
Như đã nói ở trên, công an Việt Nam, bằng những công cụ hiện đại đã nghe lén điện thoại, kiểm tra bí mật các thuê bao Internet, nên đã sớm phát hiện ra kế hoạch của nhóm những Nhà Dân Chủ này, họ quyết tâm ra tay hành động nhằm ngăn chặn sự ra đời của Bản Tuyên Ngôn mà các Nhà Dân Chủ như đã giới thiệu ở trên, chủ trương công bố. Đúng 7h 30' sáng ngày 23/03/2006 tại quán cà phê Lối Về số nhà 428 đường Nguyễn Kiệm TP Sài Gòn, khi kỹ sư Đỗ Nam Hải đang ngồi nói chuyện điện thoại với nhà văn Hoàng Tiến ở Hà Nội, và chuẩn bị ăn sáng, thì một tốp công an an ninh mặc thường phục khoảng 6-7 người ập vào. Tốp công an này do đích thân trung tá Nguyễn Hoài Phong - Trưởng phòng an ninh của công an Quận Phú Nhuận chỉ huy, sau đó họ yêu cầu Nhà Dân Chủ Đỗ Nam Hải về công an Quận Phú Nhuận để “làm việc” nhưng Anh đã từ chối vì không đúng quy định của pháp luật! Ngay lập tức một tiếng hô vang lên từ miệng viên chỉ huy phó của trung tá Nguyễn Hoài Phong: “Anh em hãy hành động đi”! Tức thì một kẻ xông vào bẻ quặt cánh tay kỹ sư Đỗ Nam Hải ra phía sau còn lại thì họ xồng vào đấm, đá, thúc đầu gối vào bụng vào ngực Anh rồi xô đẩy và tiếp tục đấm đá lôi kéo Nhà Dân Chủ này ra xe của công an trên đoạn đường khoảng 30 mét (vì quán bố trí chỗ ngồi cho khách hơi xa đường). Sau trận đòn thù này kỹ sư Đỗ Nam Hải đã bị giập môi, rách mắt và chảy máu… Tại công an Quận Phú Nhuận, sau khi thẩm vấn không có kết quả, một tốp công an lại tiếp tục ép kỹ sư Đỗ Nam Hải ra xe và trở về nhà riêng của Anh, tại đây công an đã ngang nhiên cướp đi của Anh một bộ nhớ từ máy vi tính để bàn, một máy ảnh kỹ thuật số, một đĩa dữ liệu cá nhân của Nhà Dân Chủ này, mà không hề có một lệnh khám xét và biên bản thu giữ nào…
Công an Cục A42 và công an Quận Phú Nhuận Sài Gòn sau khi kiểm tra ổ cứng máy vi tính của kỹ sư Đỗ Nam Hải, vẫn không tìm thấy Bản Tuyên Ngôn Dân Chủ mà Anh đang viết (do kỹ sư Đỗ Nam Hải đã có kế hoạch bảo mật và đề phòng từ trước). Trên thực tế, cho đến lúc đó Bản Tuyên Ngôn này vẫn chưa được hoàn thành. Mãi đến sáng ngày 07/04/2006 thì mới được viết xong với tên gọi ban đầu là “Tuyên Ngôn Dân Chủ Việt Nam”, và kỹ sư Đỗ Nam Hải lập tức gửi gấp cho Linh Mục Nguyễn Văn Lý và 6 Nhà Dân Chủ Khác qua đường Email (chương trình dự kiến ban đầu là đồng gửi cho các Nhà Dân Chủ này để cùng đóng góp tham khảo ý kiến). Chỉ vài tiếng đồng hồ, sau khi Bản Tuyên Ngôn từ máy tính cá nhân của kỹ sư Đỗ Nam Hải được gửi đi. Khoảng 14h 30' chiều ngày 07/04/2006 một toán công an của Sài Gòn đã được lệnh từ Bộ Công An ở Hà Nội cấp tốc điều động đến nhà của kỹ sư Đỗ Nam Hải, họ đưa ra một Công Văn Hỏa Tốc của Bộ Công An yêu cầu kiểm tra máy tính cá nhân của Anh, vì họ đã biết được các địa chỉ mà Kỹ Sư gửi bản “Tuyên Ngôn Dân Chủ Việt Nam” đến. Lúc đó tại Huế, biết rằng vấn đề an ninh của mình đang bị đe dọa từng giờ, nên Linh Mục Nguyễn Văn Lý sau khi xem xong bản Tuyên Ngôn này, đã lập tức cùng một số cộng sự tại Huế tiếp tục biên sọan lại, sau thời gian khoảng hơn một ngày đêm họ cùng làm việc không nghỉ, thì hoàn tất như hiện nay với tên gọi “Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam 2006” và chính thức gửi lên mạng Internet toàn cầu vào khoảng 15 giờ ngày 08/04/2006. Chính vì “phạm tội” nói trên mà Linh Mục Nguyễn Văn Lý đã phải trả một giá đắt bằng một bản án phi pháp tám năm tù chấn động trên toàn thế giới, với tấm hình chụp Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị ba viên cảnh sát Việt Nam khống chế và lấy tay bịt miệng, trong một phiên tòa được coi là vô nhân đạo của nhà cầm quyền CSVN. Đó là bối cảnh mà bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Namđã ra đời (còn được gọi là Tuyên Ngôn 8406). Vì vậy ngày 08/04/2006 cũng chính thức được coi là ngày khai sinh của Khối 8406 Việt Nam.
Với phương châm là: “Cộng Sản là phaỉ bị dẹp bỏ chứ không thể thay đổi” (trích lời của Tổng Thống Nga Boris Nikolayevich Yeltsin). Bản Tuyên Ngôn của Khối 8406 đã nêu rõ mục đích đấu tranh cụ thể là: “làm cho thể chế chính trị hiện nay tại Việt Namphải bị thay thế triệt để, chứ không phải được đổi mới từng phần hay điều chỉnh vặt vãnh như đang xảy ra” (Phần 3 mục 1; Tuyên Ngôn của 8406). Với phương pháp đấu tranh là: “Hòa bình, bất bạo động” (Phần 3 mục 2 Tuyên Ngôn của 8406). Phương pháp đấu tranh bất bạo động này sẽ có hai phương án xảy ra:
Thứ nhất là: Dùng sức mạnh tinh thần của toàn dân trong một cuộc xuống đường vĩ đại của toàn dân tộc, buộc thể chế chính trị độc tài của CS tại Việt Namphải sụp đổ.
Thứ hai là: Dùng sức mạnh tinh thần của toàn dân tộc và sự bình đẳng trong một cuộc Tổng Tuyển Cử Đa Đảng sòng phẳng với ĐCSVN, qua lá phiếu bầu của nhân dân để hạ bệ thể chế độc tài của CSVN hiện nay (con đường nghị viện).
Một quan điểm rõ ràng và cụ thể của Khối 8406 đó là Khối 8406 không có tham vọng cầm quyền, mục đích của Khối 8406 chỉ là đấu tranh nhằm hạ bệ thể chế CS tại Việt Nam mà thôi “sau khi Khối 8406 đã hoàn thành nhiệm vụ trước lịch sử và Dân Tộc thì sẽ tự giải thể” (Cương Lĩnh Khối 8406 phần 2.6).
Chỉ còn ít ngày nữa là Khối 8406 Việt Namtròn ba năm hình thành và phát triển. Tuy bị nhà cầm quyền CSVN đàn áp khốc liệt thô bạo tại Quốc Nội, đánh phá nặng nề trên báo chí truyền thông công khai, và giấu măt trá hình của nhà nước CSVN. Với việc hàng loạt các thành viên của mình bị bắt bớ và xử án theo hình thức “hình sự hóa các vấn đề chính trị” và hiện còn nhiều thành viên khác đang bị tạm giam, chờ ngày bị xét xử theo cách bất công vô nhân đạo mà nhiều người trước đó đã phải gánh chịu. Nhưng Khối 8406 vẫn không ngừng phát triển về lực lượng cả về số lượng và chất lượng, hàng chục ngàn thành viên mới tại Quốc Nội và khắp thế giới đã ký tên gia nhập vào Khối 8406. Đây là một minh chứng hùng hồn cho thế đứng của Khối 8406. Khối 8406 hiện nay, mỗi ngày càng “được” nhà cầm quyền CSVN “săn sóc” chu đáo hơn, những cuộc khám nhà, khủng bố về kinh tế, về công ăn việc làm, bắt đi thẩm vấn, đặt chốt canh đối với các Nhà Dân Chủ cũng nhiều hơn…
Trên thực tế, cứ những tổ chức chính trị nào bị đàn áp mạnh, thì rõ ràng đó là dấu hiệu cho thấy tầm ảnh hưởng của tổ chức đó trên bình diện quốc gia đã trở thành những thế lực chính trị quan trọng. Những thành viên đấu tranh nào càng bị công an Việt Nam đặc biệt quan tâm thì người đó thực sự quan trọng cho phong trào. Khối 8406 đang nằm trong hoàn cảnh chấp nhận sự khủng bố toàn diện của nhà cầm quyền CSVN. . Các thành viên hoạt động công khai của Khối 8406 tại Quốc Nội hiện nay đang tạm thời bị cô lập, khống chế (nghe lén, phá sóng điện thoại, cắt đường truyền Internet) và trực tiếp bị công an ngăn cản việc gặp gỡ, trao đổi thông tin. Để đối phó với tình huống này nhiều thành viên của Khối trước đây hoạt động công khai đã rút vào hoạt động nửa bí mật, số mới gia nhập thì giữ kín tung tích, hoạt động bí mật tiếp tục xây dựng lực lượng chờ thời cơ. Tầm ảnh hưởng bởi những hoạt động của những thành viên của khối 8406 ngày càng sâu sắc và lan rộng, đã đập tan sự tuyên truyền của ĐCSVN rằng “Khối 8406 là một khối ảo”…
Để phá hoại lòng tin của chính các Nhà Dân Chủ vào những thành viên đại diện cho Khối 8406 (Ban Điều Hành) và đặc biệt là sự trông đợi của đa số tầng lớp nhân dân đang khao khát đấu tranh. Một mặt, báo chí quốc doanh của Nhà cầm quyền CSVN đã vu cáo bôi nhọ đời tư của những vị đại diện cho Khối. Mặt khác, những tờ báo “lá cà lá cải” quốc doanh công khai và trá hình trên mạng Internet cộng thêm sự góp sức tinh vi của những “nhà dân chủ” phản thùng, có sự giật dây của công an, cũng ra sức soi mói vu cáo (tuy chỉ là những vu cáo vu vơ không có bằng chứng xác thực) để tung “hỏa mù”… , khiến những người tiếp nhận thông tin khó nhận chân được sự thật. Sự thật thì những thành viên của Ban Điều Hành Khối 8406 vẫn đang làm việc có hiệu quả. Riêng trường hợp của Linh Mục Nguyễn Văn Lý, tuy còn trong chốn lao tù nhưng Ông vẫn hàng ngày, hàng giờ đấu tranh ở trong tù, khiến nhiều viên công an Quản Giáo nghe đến tên Ông đều phải khiếp sợ, kính trọng. Ở ngoài xã hội thì Ban Điều Hành của Khối tiếp tục cho ra những Kháng Thư, những tuyên bố, những bài báo, bài xã luận đấu tranh mạnh mẽ đặc biệt là tập Bán Nguyệt San Tự Do Ngôn Luận được in ra giấy và phổ biến trên mạng Internet đều đặn 2 kỳ một tháng. Những sản phẩm trí tuệ ấy đã làm vững lòng người đọc, người nghe và thuyết phục họ tiếp tục tham gia vào Phong Trào Đấu Tranh Dân Chủ Việt Nam. Những từ ngữ mà nhiều kẻ dùng để đả kích các Nhà Dân Chủ như: “Nhà Dân Chủ Phòng Lạnh” hoặc “Nhà Dân Chủ Internet” đã bị dẹp bỏ, bởi một sự thật là nhà cầm quyền CSVN đang cuống cuồng lo đối phó, cấm đoán sự tự do trên mạng Internet bằng hết nghị quyết này đến nghị định khác. Nếu mặt trận trên Internet không quan trọng thì tại sao nhà cầm quyền CS lại phải lo lắng và hoảng hốt như vậy? Có người nói rằng: “Báo chí và truyền thông trong đó có sự tiếp sức của Internet sẽ là một trong những nguyên nhân, vừa gián tiếp vừa trực tiếp để hạ bệ thể chế độc tài CSVN” ý kiến này chắc chắn là chính xác một trăm phần trăm!
Những sự việc đã và đang xảy ra tại nhiều nơi trên toàn quốc như Thái Bình, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Đồng Nai, Sài Gòn vv… Với hàng trăm cuộc đình công của những người công nhân nghèo khổ, hàng triệu lượt người nông dân biểu tình vì mất đất ở nhiều địa phương… Những phản ứng của họ quyết liệt như: Đốt xe cảnh sát, rào làng để tự vệ, đập phá các Uỷ Ban Nhân Dân, tấn công cảnh sát giao thông vv… Đã cho chúng ta thấy được sức chịu đựng những áp bức bất công của nhân dân, đã đến hồi quá tải! Những lực lượng nhân dân như vậy một khi được hướng dẫn, chỉ đạo trong một cuộc đấu tranh bình tĩnh, ôn hòa và bất bạo động thì không một trở lực nào có thể ngăn cản được họ.
Ba năm, một chặng đường chưa phải là dài trong một Cuộc Đấu Tranh Chính Trị Giành Dân Chủ Nhân Quyền, được nhận định là có thể kéo dài hàng chục năm. Khối 8406 cùng với những chính đảng khác đang hoạt động tại Việt Namđã làm hết sức mình vì những mục tiêu giản dị và chân chính ấy. Họ đã và sẽ được ngày càng thêm sự ủng hộ của đông đảo những công dân yêu hòa bình, tự do dân chủ. Khi mọi công dân Việt Nam biết rằng Khối 8406 sẽ liên lạc với các đảng phái và các tổ chức khác có cùng mục đích hoạt động tại Việt Nam, nhằm thống nhất một chủ trương chung trong việc thuyết phục mọi tầng lớp Nhân Dân Việt Nam tự nguyện tham gia đấu tranh, chủ trương đó là:
“Bảo tồn, giữ nguyên và bổ xung mọi lợi ích hợp pháp đang hiện hữu của mọi công dân bao gồm công việc làm, chế độ hưu trí, bảo hiểm xã hội, bất động sản nhà cửa đất đai, tài khoản tại các ngân hàng, vv… Không phân biệt ai, và đã làm gì cho chính quyền CSVN hiện nay, kể cả các ĐVCS tại nhiệm (ngoài cấp trung ương) để tránh sự thiệt thòi về quyền lợi về vật chất cũng như quyền lợi về chính trị của mọi tầng lớp nhân dân sau khi Cuộc Cách Mạng Giành Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền trên Đất Nước Việt Nam hoàn toàn thắng lợi”.
Cuộc Cách Mạng Giành Tự DoDân Chủ Nhân Quyền tại Việt Nam sẽ là một cuộc cách mạng êm đềm nhất, hòa bình nhất trên thế giới, khi triệu triệu con tim của Người Dân Nước Việt đồng lòng cùng cất lên tiếng nói đấu tranh chống bất công, chống độc tài, độc đảng. Khối 8406 Việt Namsẽ cùng hòa mình vào trong triệu triệu tiếng nói của toàn Dân Tộc ấy!
Lê Nguyên Hồng Thành viên Khối 8406 Việt Nam
Email:
huyenkhai@rocketmail.com


Tiếng Việt

Tiếng Việt của chúng ta rất phong phú và trong sáng. Nhưng gần đây tại hải ngoại, các cơ quan truyền thông báo chí thường hay dùng những từ ngữ được "sinh ra" sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 của Cộng Sản Việt Nam. Đọc bài viết Tiếng Việt và Tiếng Vẹm được tác giả phân tích và trình bày một cách rõ ràng và cụ thể về vấn đề này

Kinh tế Việt Nam: Cần tới tiết rắn

Trích XCaf'e'VN

Vietnam's economy: In need of some snake-blood,
Billy chuyển ngữ


Kinh doanh phát đạt cho ít nhất một doanh nghiệp người Việt: một người phụ nữ luống tuổi trong một chiếc nón lá trên một con đường nhỏ đối diện với thị trường chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Bà ấy cắt đầu những con rắn lục nhỏ bằng kéo rồi đưa máu của nó vào một chai nhựa. Nhiều đàn ông Việt Nam tin rằng uống tiết rắn sẽ tăng cường khả năng sinh lý cũng như đem lại may mắn. Một người bán dạo những con rùa con cũng nói cô ấy cũng bán được nhiều thứ thế này hơn. Ai cũng lo lắng về tương lai.

Sự đi xuống của kinh tế thế giới đã phủ một bóng đen dài lên nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh theo hướng xuất khẩu của Việt Nam. Doanh thu của những hàng hóa thông dụng giảm mạnh khi tầng lớp trung lưu chi xài ít hơn. Những cửa hàng điện tử cho biết doanh thu dịp tết cũng giảm 50% so với cùng kì năm ngoái. Các liên hợp xe ô tô cũng thông báo doanh thu giảm 68% so với tháng 1 năm ngoái.
Biểu đồ xuất-nhập khẩu của Việt Nam - theo Economist

Giống như Trung Quốc, Việt Nam đã sử dụng xuất khẩu để thay đổi nền kinh tế trì trệ lúc trước. Năm ngoái nó đã phát triển quá nóng. Chính phủ đã nhận được những lời tán dương cho việc kiềm chế lạm pháp với con số đỉnh điểm là 28% hồi tháng 8. Nhưng Việt Nam đang đối mặt với nhu cầu giảm mạnh từ phương Tây. Xuất khẩu giảm 5.1% trong hai tháng đầu năm 2009. Các hàng điện tử giảm 13.7%, giày dép giảm 7.3%. Đó là tại sao chính phủ đang cố gắng khơi lại ngọn lửa tăng trưởng vừa bị kiềm hãm trước đó. Chính phủ đang lên kế hoạch tăng tiêu dùng năm nay lên 23% (khoảng 100 nghìn tỉ đồng hay 6 tỉ đô Mĩ). Khoảng 1 tỉ đô la trợ cấp sẽ được dùng để cho vay những nhà xuất khẩu. Theo như kế hoạch thì trong tháng đầu tiên, các ngân hàng thương mại đã cho vay 93 nghìn tỉ đồng.

Sẽ có khoảng 500.000 người mất việc năm ngoái, và chính phủ dự đoán sẽ có thêm 400.000 người sẽ mất việc nữa trong năm 2009. Đây là những con số đáng lo ngại trong một nền kinh tế trẻ cần khoảng 1 triệu việc làm mới mỗi năm cho lực lượng lao động. Giống Trung Quốc, Việt Nam không có nhiều an sinh xã hội. Nhiều công nhân bị sa thải từ các nhà máy đã phải về quê sinh sống và dựa dẫm vào gia đình. Nhưng những người nông dân sẽ thấy khó khăn hơn khi không có tiền của những người công nhân trong các nhà máy. Giá cả nông sản của họ như gạo hay cafe cũng đang rớt giá.

Nhiều nhà kinh tế tin rằng cái Việt Nam cần, giống như Trung Quốc, không phải là những biện pháp đảm bảo cung mà là những động lực làm tăng nhu cầu nội địa. Những biện pháp này không chỉ đầu tư vào cơ sở hạ tầng mà còn chú trọng vào giáo dục, sức khỏe, hưu trí, cái mà đã làm giảm sức tiêu dùng của người Việt. GDP của Việt Nam tăng 6.2% trong năm 2008, thấp nhất trong vòng 9 năm. Hầu hết mọi người, kể cả IMF, cho rằng tăng trưởng trong năm nay cao nhất là 5%. Tuy nhiên chính phủ vẫn hướng đến con số 6.5% và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng dự đoán nền kinh tế sẽ bắt đầu đi lên sớm vào khoảng tháng 5. Khi vài tuần đã đi qua kể từ đầu năm thì những lời nói của thủ tướng giống như người bán mỡ rắn chứ không phải mật rắn.