Translate

Sunday, March 15, 2009

Đọc thơ Hồ Xuân Hương thấy nhớ Bác Hồ


Trần Khải Thanh Thủy

Nhân ngày 19-8: Đọc thơ Hồ Xuân Hương thấy nhớ Bác Hồ quá!

Đến chơi nhà chị, thấy chị đang nằm dài đọc cuốn "khúc khích Xuân Hương"*, tôi bèn trêu:
- Ái chà, đang nghiên cứu Hồ Xuân Hương cơ đấy, có khúc khích tí nào như đầu đề của cuốn sách không?
Chị ngồi thẳng dạy, mắt xa xăm bí ẩn, giọng buồn buồn bảo:
- Đọc lại Hồ Xuân Hương thấy nhớ bác Hồ quá
- Cái gì, tôi phóng thẳng toàn bộ tinh lực vào cặp mắt âm u bí ẩn của chị, đầy ngạc nhiên:
- Chị mê ngủ, mộng du, hay đang loạn ngôn đấy, hai con người ấy thì liên quan gì đến nhau?
Chị chép miệng, bảo thủ:
- Thì đều là những bậc "kỳ tài, cao thủ" của đất nước mà lại, Hồ Xuân Hương là bà chúa thơ Nôm, còn bác Hồ của chúng ta cũng đã từng "mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới" còn gì?
- Tưởng gì, tôi chép miệng: - Ai lại so sánh khập khiễng như thế bao giờ.
Chị cự nự:
- Ơ hay vua với chúa không phải là ngang bằng phải lứa à?
Bí lời, tôi phải đọc hai câu truyền khẩu nổi tiếng trong tập "cửa mở" của Việt Phương để thuyết phục chị... nhằm chặn đứng cuộc tranh luận vô tiền khoáng hậu này:

Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ
Đồng hồ Liên xô quý hơn đồng hồ Thuỵ Sĩ...

Thế mà cũng đòi so với sánh.
Chị cười như nắc nẻ:
- Em chỉ biết có một mà không biết đến hai, đọc tiếp đi. Đến lượt tôi ngơ ngác:
- Đọc tiếp à, nhưng sách đã bị cấm, cửa mở đã biến thành cửa đóng từ lâu rồi mà? Đọc sao được nữa?
- Thì thế, chị bảo: Chỉ biết nghe đài ta, đọc báo Đảng làm gì chả tối như hũ nút, rồi chị đọc như thể chặn họng tôi:
Cửa mở rồi mới biết mình tối tăm
Nghe đài địch thêm tin tưởng ở tương lai.

- Ra thế, tôi bật cười khoái chí. Từ lúc ấy dẫu không muốn để chị ấn thành tượng tôi cũng bị chất giọng đầy ấn tượng của chị bắt vít xuống giường.
- Em còn nhớ chuyện "hỏi nhà sư mượn lược" của bác không?
- Ôi chuyện liên quan đến bác thì người dân Hà Nội ai chẳng phải nhớ, thậm chí em còn thuộc lòng như cháo nhuyễn ấy chứ.
Để chứng tỏ tấm lòng của tôi với bác Hồ, tôi kể lại vanh vách cho chị nghe, không xót một dấu chấm phẩy: "Tại lớp chỉnh Đảng trung ương khoá I, khi ấy đang là giờ nghỉ giải lao giữa hai tiết học, tất cả chúng tôi quây quần quanh Bác trò chuyện vui vẻ, trẻ trung đầm ấm như thể một gia đình thực sự... Chợt, từ cuối lớp, hai chị phụ nữ dắt tay nhau len qua giữa những hàng người, hàng ghế, chen vào bên cạnh, hỏi Bác:
- Thưa Bác! Trong đời sống gia đình, khi người vợ đã góp ý nhiều lần với anh chồng mà anh ta vẫn cứ chứng nào tật ấy thì phải xử sự thế nào ạ?
Bác nhìn hai chị hóm hỉnh đáp:
- Cô nên hỏi các chú có vợ này. Chuyện quan hệ vợ chồng mà cô hỏi Bác thế có khác gì hỏi nhà sư mượn lược"
Chị cười, đôi mắt lá răm nheo lại:
- Em thấy chưa, rõ ràng bác tự nhận mình là sư nhé. Tôi ngơ ngác:
- Thì có sao, Bác Hồ của chúng ta một lòng vì nước quên thân, vì dân phục vụ mà...
Chị sì một tiếng - nụ cười tủm tỉm đáng trăm quan tiền biến mất:
- Đúng là chị phải mở cửa cuộc đời, mở cửa thế giới, mở khắp các kho lưu trữ tư liệu về người, để chỉ rõ sự tối tăm, dốt nát cho em.
- Thế nghiã là thế nào, tôi cố bảo vệ ý mình, rõ ràng em đọc trong tất cả các loại sách từ nhà xuất bản chính trị quốc gia đến nhà xuất bản Thanh niên, quân đội, Hà Nội đều nói rõ là bác không có vợ mà. Chính bác khi nói chuyên với Thanh niên cũng thật lòng khuyên nhủ: -Các chú học gì ở bác thì học, chứ không nên không lấy vợ và hút thuốc lá như bác đấy nhé.
Chị nói lại câu nhân xét ban đầu của mình:
- Thì thế chị mới bảo đọc thơ Hồ Xuân Hương nhớ Bác Hồ của chúng mình quá!
Tôi thở dài chán nản:
- Thật em chả hiểu gì cả, đành rằng bác bảo bác là sư cũng chỉ là một sự ví von so sánh theo nghĩa bóng, mang tính trìu tượng, chứ đâu phải là thật, bác có biết nói dối bao giờ đâu?
Chị khẳng định, giọng chắc nịch:
- Đúng là sư thật đấy em ạ, có điều không phải sư thiến, thiên sứ như Đảng thổi phồng, ca ngợi, thần thánh hoá đâu, mà là sư hổ mang, sư "trái gió" như thơ bà chúa thơ Nôm miêu tả ấy. Không để tôi được phép hoàn hồn, chị mở miệng đọc như mở máy:
Chẳng phải ngô chẳng phải ta
Đầu thì trọc lốc áo không tà.

Chẳng hiểu mô tê răng rứa gì, tôi cãi văng tê:
- Thì bà chúa thơ Nôm chỉ tả nhà sư cùng gốc gác xuất thân của nhà sư này thôi, có liên quan gì đến bác đâu?
- Phải! Chị bảo: - Nguồn gốc của nhà sư này rất không rõ ràng, chẳng phải Tàu phù, cũng chẳng phải An Nam... nghiã là lang thang tận chân mây cuối trời nào mà tìm đến tá túc tại đây, đói quá phải đóng giả sư, mượn sự uy nghi, phép màu của nhà chùa để ăn mày cửa phật, mong được thụ lộc của tín chủ mười phương...
- Thì sao nào? Chẳng biết chị định dẫn dắt câu chuyện đến đâu, trong khi chỉ thấy mỗi một cái đầu sư trọc lốc, tôi cật vấn:- Chị đừng vòng vo tam quốc nữa, hãy đi thẳng vào vấn đề đi.
- Ô hay chị vô cớ nổi cáu, vặc lại tôi: - Thế em không biết nguồn gốc xuất thân của bác à? Chẳng phải Bác Hồ nhà mình cũng rất nhập nhằng sao, chẳng phải họ Hồ, cũng chẳng phải họ Nguyễn, đầu thì chật cứng bóng đàn bà.
- Chị nói linh tinh vớ vẩn gì thế? Tôi nổi cáu, chẳng cần biết ý nghĩ tư tưởng của mình bị dạt trôi tới đâu nữa? Chả phải tiểu sử của bác ghi rõ trong sách rồi sao: Mẹ là Hoàng thị Loan, sinh năm 1866 mất 1901, còn bố là Nguyễn sinh Sắc, sinh 1863, mất 1929. Một gia đình nông dân thuần chủng. Yêu nước, thương nòi, được chính phủ bảo hộ cung phụng chiều chuộng vời ra làm quan to, hưởng quyền cao chức trọng và bổng lộc triều đình mà vì ghét cảnh quan trường ô trọc, dân đen phải làm nô lệ, nên đã bày tỏ thái độ bất hợp tác, bỏ quan để về làm thầy lang. Chính tính cách cương trực khiêm nhường của người cha đã hình thành đạo đức, tư cách bác còn gì?
- Phải chị bảo, giọng cứ ngọt như không: - Nhưng chị lại thích nghe "đài địch" đặt trong lòng quần chúng nhân dân do ông giáo sư Trần Quốc Vượng "loa loa" cơ. Chính xác, ông nội của bác là Hồ sĩ Tạo, vì gian díu với bà nội của bác là bà Hà thị Hy mà sinh ra ông Nguyễn Sinh Sắc. Nghiã là bố của bác chỉ mượn cửa họ Nguyễn, người của họ Nguyễn, tức ông nông dân già yếu, goá vợ, gia cảnh nghèo hèn là Nguyễn Sinh Nhậm để vào thôi, chứ thực ra bác là con rơi, cháu vãi đích thực của dòng họ Hồ.
Nghe chị nói, tôi tưởng tim rơi ra ngoài:
- Giời ơi là giời, chả lẽ ông Trần Quốc Vượng ăn lương Đảng, sống giữa lòng Đảng lại dám thoá mạ cả vong linh bố đảng sao?
- Đâu phải thoá mạ, chị bảo: - Sự thực muôn đời vẫn là sự thực chứ, em cứ nghe lời Đảng dạy, sẽ chết đứng như cây ngay có ngày.
Tôi láng máng nhìn thấy khoảng sáng, nhờ sự he hé tài tình của chị:
- Hoá ra râu ông Sĩ Tạo lại cắm nhầm vào... đùi bà thị Hy, đẻ ra ngài phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (Sinh Huy) chẳng liên quan gì đến ông lão đánh dậm Nguyễn sinh Nhậm ư? Giời ơi là giời?
Không lẽ cứ đứng như...trời trồng mãi, tôi đành nói lảng: "Em rất ghét những gì có nguồn gốc mập mờ không minh bạch như cái ông nhà sư mà bà chúa thơ Nôm tả... Phàm đã không có gốc gác dân tộc, quê hương bản xứ gì thì tư cách, học vấn, đạo đức chẳng ra gì, tất cả chỉ là đạo đức giả thôi".
- Điều ấy thì rõ như ban ngày rồi, chị túm lấy câu nói của tôi đay đả: -Xuất thân đã thế thì hành xử làm gì chả lạm dụng giả dối đến khinh ghét? Mượn cõi chân tu để u mê dân chúng, đưa mình lên bậc thiên sứ thánh nhân.
Chút phản kháng trong tôi trỗi dạy, tôi cự nự:
- Nhưng sao chị lại áp đặt khiên cưỡng thế, chị không nhớ câu bác trả lời nhà báo nước ngoài sao: - Từ 13 tuổi thấy cảnh dân khốn khổ đã mong đánh Pháp đuổi Nhật rồi.
- Điều này thì em lại nhầm rồi, chị dẫn chứng: - Bác luôn... bám Pháp để đạt được điều mình mong muốn... là xin một chức quan nhỏ để nuôi sống bản thân, gia đình đấy chứ. Nếu 2 lá thư của bác xin vào học trường thuộc địa được nhà nước đại Pháp chọn duyệt thì bác đâu đến nỗi phải chịu đựng khổ sở trong những căn phòng trọ chật hẹp, tồi tàn, thiếu cả đồ đạc lẫn lò sưởi với đủ thứ nghề tạp dịch, khốn khổ, ấy chứ?
- Nhưng thế thì sao nào, tôi bực bội phản đối: - dù sao giữa bác và nhà sư hoang dâm, sư hồi tục, sư chó giái ấy chẳng có liên quan chó gì đến nhau cả. Nhà sư kia tìm mọi cách để vào được chùa, đánh lừa người đời, bắt họ phải coi ông ta như một thánh nhân, thần phật, đặt mọi đức tin phép mầu nhiệm vào nơi chùa chiền, sư sãi, dâng oản, xôi hoa quả đầy thương yêu tin tưởng, biến chốn thiêng liêng chay tịnh thành chốn loạn luân, ô trọc, còn bác của chúng ta thì liên quan gì nào?
Bỏ qua thái độ cố cùng liều thân của tôi, chị bảo, giọng thon lỏn:
- Để chị đọc tiếp hai câu sau cho em nghe, xem cái lão sư hoang dâm của bà chúa thơ Nôm miêu tả có giống bác không?
Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm
Vãi núp sau lưng sáu bảy bà.

Dán mắt vào trang sách, chị đọc lời bình của tác giả: "Vãi chẳng qua cũng là một thứ..."oản thịt" của nhà sư đấy thôi. Lưng của vị sư hổ mang này chắc phải to hơn hẳn tấm lưng tròn đứng giữ am của Tiểu vì che được những sáu bảy bà lúc ban ngày - và "sài" được sáu bảy "oản thịt cái" lúc ban đêm. Nhiều oản xôi, oản thịt như thế hẳn nhà sư tha hồ hành sự và chén đẫy chuối xôi của tín chủ dâng tặng.
- Thế thì sao nào? Tôi quyết tấn công dứt điểm, nhằm hạ gục đối phương nhanh gọn là chị...
- Thì...chị trả lời, những ý nghĩ loang loáng trong đầu, trên mặt, rồi chị đọc:
Khẩu hiệu "cha già" che trước mặt
Gái núp sau lưng 6, 7 nàng.

Chứ còn gì nữa?
Tôi chưa kịp phản thùng, còn chị, như không dễ dàng dập tắt những ý nghĩ chất chứa trong đàu, liền nói tiếp:
- Nào "đi tìm út Huệ (Sài gòn), nào đi tìm Bourdon (Pháp), nào Nguyễn thị Minh Khai (Nga) Tăng Tuyết Minh ở Tàu, Li Sam (Thái Lan) Nông thị Trưng (hang Pắc Bó), Nguyễn thị Xuân (ở phủ chủ tịch) v.v...
- Trời đất, đến lượt tôi tưởng đất dưới chân mình sụt xuống, toàn thân rơi vào lòng hang tăm tối, kín mít, tôi bất lực kêu lên: - Chả lẽ cha già dân tộc mà còn giả dối hơn cả lão sư hoang dâm kia sao? Chị lấy tư liệu ở đâu ra vậy?
Không trả lời câu hỏi của tôi chị dán mắt vào trang sách bảo:
- Nghe chị đọc tiếp này:
Khi cảnh khi tiu, khi chũm chọe
Giọng hì, giọng hỉ giọng hi ha.

Chất giọng tụng kinh lê thê sầu não cũng bị biến tấu thành bản nhạc chập cheng rất đời mà lạc đạo... vì cả đêm mải xơi cùng lúc sáu bảy cái "oản thịt" dâng trước mặt, còn chòng ghẹo sáu bảy bà vãi núp sau lưng, nên sư mệt, khiến ban ngày sư cứ lim dim gà gật, lúc có người vào lại giật mình đánh thót, bèn làm ra vẻ tỉnh táo, dướn người đánh gỡ một cách đầy hú họa vào ba thứ nhạc khí bằng đồng đặt trước mặt, tạo nên những âm thanh lạc điệu, nực cười. Lập tức bị bà chúa thơ Nôm lật tẩy, tóm chặt hồn vía của sư bằng mấy chữ tài tình đó.
- Có nghiã là cả tòa sen của phật - vốn là chỗ linh thiêng nhất trong chùa cũng đã bị nhiễm mầu tục luỵ, tôi hỏi giọng nghi ngờ?
- Chứ còn gì nữa, Cả sư cụ - chủ nhân của ngôi chùa - lẽ ra phải là người có uy tín nhất chùa vì cao tuổi đời, tuổi nghề hơn cả (thường có mặt trong các buổi lễ linh thiêng trang trọng của nhà chùa) lại làm những trò bậy bạ, tầm thường, nấp bóng nhà sư mà hưởng thụ. Chả phải trò chúng đang làm "oản dâng trước mặt, vãi nấp sau lưng", rồi: "Khi cảnh, khi tiu, khi chũm choẹ, giọng hì giọng hả giọng hi ha..." là trò dâm ô, truỵ lạc hoặc "trò chơi vợ chồng" mà lão trời già khéo dở dom ban cho muôn loài nhằm truyền giống đấy ư?
- Nhưng... Tôi không chịu: -Sư tụng kinh ở chùa, còn bác làm việc trong phủ chủ tịch, hai thời điểm, hai thế giới, hai môi trường, hai nghề nghiệp, hai tính cách, có liên quan gì đến nhau đâu.
- Thì bác lúc cần thì cũng đổi được giọng chứ sao. Sư...bỏ kình còn bác cũng...kinh bỏ sừ, em tưởng à. Và chị đọc tiếp:
Rõ ràng ta thua mà địch thắng
Lại bảo rằng: Ta thắng, địch thua.

(Giết 63 vạn quân xâm lược
Có cả chục vạn là nhân dân )**
- Ôi tôi thú nhận, nói chuyện với chị mệt mỏi quá, thật không biết chị định sỏ mũi em lôi đi đâu nữa:
Chị buồn rầu bảo:
- Em cứ đọc nốt 2 câu kết mà xem bà chúa thơ nôm lột trái bộ mặt của sư hoang dâm, hồi tục này ra sao? Sẽ hiểu ý chị muốn nói gì? Tôi đọc:
Tu lâu có lẽ lên sư cụ
Ngất nghểu tòa sen nọ đó mà.

Và lập tức ngẩn ra như trời trồng: -Chỉ vì ham sống, năng động, xông xáo, lại coi trọng chất lượng cũng như giá trị thực của cuộc sống nên khi thấy những kẻ "mắt tinh tai thính, lưng dài" nấp trong chùa phật làm những trò ẩm ương, suy đốn, bại hoại, Bà chúa thơ Nôm ghét, nên chộp ngay cơ hội có một không hai nào để nguyền rủa đay nghiến chúng chứ sao đâu, liên quan gì đến Hồ Chí Minh?
- Em không thấy hai câu này sự trào lộng lên đến đỉnh điểm à? Chị hỏi, đôi mắt lá răm chợt đầy bí ẩn, suy tư: Phải dùng thủ pháp nói lái: sư cụ thành... cu sự, rồi thử xem cái nghĩa ngầm bà muốn nói ở đây là gì? Tòa sen có còn ý nghĩa thiêng liêng nơi chùa phật không hay đã bị tầm thường, dung tục hóa thành "toà sen" mà Thợ trời nửa tò mò, nửa dâm dục đã nặn tạo tại nơi hạ tầng phồn thực của các ni cô, vãi bà? Người ta tu thành phật, còn chúng tu thành hổ, chuyên vồ đàn bà con gái? Người ta tu hành còn chúng tu sướng. Một sự ngất ngểu của một thằng cha căng chú kiết nào đó có tên... cu Sự - trên toà sen (nơi hạ tầng phồn thực) của các ni cô, vãi bà nơi cảnh chùa bí ẩn, linh thiêng.
- Thôi thôi em hiểu rồi, tôi buông vũ khí, phục tài sự sắc sảo trong lập luận của chị, thật đáng mặt làm con cháu Hồ Xuân Hương, ý chị muốn nói là bác chúng ta, ở địa vì làm cha mà cũng có lúc ăn thịt con đúng không?
- Chứ còn gì nữa, sư cụ lúc hứng lên thì lập tức biến ngay thành một thằng có tên là cu sự, ngất ngểu trên toà sen bằng da, bằng thịt của các ni cô, vãi bà, còn cha già dân tộc lúc chán làm cha thì cũng từ địa vị của Hồ Chí Minh thành địa vị của hồ chính mi... để ngất ngểu trên cả chục toà sen nọ đó mà của các cô, các bà khắp thế giới chứ sao? Nếu không sao lắm con rơi, con vãi đến thế? Nào con lai tại Pháp (trong di chúc để lại), con lai tại Tàu (Lý Sảo Vân?) con rơi tại lòng hang Pắc Bó (Nông Đức Mạnh), con oan giữa lòng Đảng (Nguyễn Tất Trung). Chưa kể các kiểu rơi vãi trên khắp các toà nhà, "toà sen" khác mà người đời không thể biết được, vì ai biết... cha ăn cỗ lúc nào?
- Dù sao, tôi thành thật bộc lộ suy nghĩ của mình - chị cũng không nên ám chỉ điều gì phạm thượng như vậy, chả lẽ chị luôn coi bác là một thứ... "sư cụ" trong chùa sao?
- Ừ, chị bảo, giọng chắc nịch: Sư cụ là người có địa vị cao nhất trong chùa, còn bác chúng ta là người có địa vị cao nhất nước, được Đảng và nhà nước tôn vinh như một vị cha già dân tộc, một đấng cứu thế của muôn triệu người Việt Nam nhưng thực chất có phải đấng cứu thế đâu mà là đấng...nuốt thế đấy chứ, còn chuyện đời tư thì dù đã ở địa vị cha già người vẫn cứ tiếp tục vung vãi đám con trong dân gian, đến mức dân gian phải mượn thơ Tố Hữu mà tả:
Người không con mà có triệu con
Nhân dân ta gọi người là bố
Cuộc đời người là của...nhố nhăng.

Bỏ qua chất giọng chất chưởng của chị, tôi cố cùng liều thân một lần chót:
- Dù sao em vẫn cứ thích nghe thơ Tố Hữu viết về bác:
Từ đó người đi những bước đường,
Lênh đênh bốn biển một con tàu...

Cuộc đời người rộng rãi, mênh mông lắm, đâu có nhét chật mình trong ngôi chùa hẹp như cái lão sư kia.
- Thì chùa càng rộng càng dễ che mắt thiên hạ chứ sao?
- Ừ nhỉ...Đến lượt tôi ngẩn người, không phải trời trồng mà bị chị... trồng thành...dáng đứng bến tre luôn: Tôi đứng như bóng dừa, tóc dài bay trên trán... hói (!)

Quán sứ 12-8- 2006

*Khúc khích Xuân Hương: - Tác giả Trần Khải Thanh Thuỷ. Nhà Xuất bản Văn hoá Dân tộc 2005.
** Theo thông cáo ngày 20/12/1968 của Bộ chỉ huy các lực lượng nhân dân giải phóng, Tết Mậu Thân ta đã tiêu diệt 63 vạn tên địch trong khi toàn thể quân lực VNCH chỉ khoảng 1/2 triệu người (tức là 50 vạn) kể cả "lính ma, lính kiểng". Vì vậy, nếu căn cứ vào nguồn tin trên của phóng viên Phúc Thành (báo Quân đội Nhân Dân) thì 13 vạn còn lại là dân thường Việt Nam bị đảng ta tiêu diệt.

--------------------

Phiếm luận: Gậy ông đập lưng ông

Nguyễn Thanh Ty
Trích Người Việt Boston

Chuyện cà phê vĩa hè kể rằng: Một sáng nọ tại bãi biển Đồ Sơn, người ta thấy hai ông già vừa tắm biển với mấy em chân dài, xinh như… tiên nữ “Pờ lay boi”, vừa chơi trò nắm tay “Oản tù tì”, ai thua thì phải cõng.
Hai ông cứ thay phiên nhau (giả vờ) thua để cõng nhau làm trò mua vui cho mấy em.
Mấy tiên nữ nhìn cảnh hai anh già râu tóc bạc phết, de dẻ nhăn nheo, bụng phệ, cõng nhau đi lụm khụm thì bưng miệng cười nắc nẻ, rung cả đào, cả lê.
Anh già tóc bạc đang nằm trên lưng anh chàng có hàng râu mép thấy mấy em cười toe toét, thân hình gợi cảm quá cỡ thợ mộc, bèn hứng … tình lên, đố các em:
- Tớ đố mấy … cháu, các … anh đang chơi trò gì đây. Em nào nói đúng tớ thưởng cho một đĩa nhạc có tên là “Thiên duyên tình mộng”. Mách nước một chút cho các cháu nhá! Ca dao, tục ngữ ta có nói đấy!
Mấy em gái nghe nói “đố chơi có thưởng” lại thưởng cho một “Thiên duyên tình mộng” thì mê tít thò lò, bởi đã nghe em Bảo Yến rú bài này lên môt cách “quằn quại đê mê” trên giường, y như “thú đau thương của loài ngựa hoang” nên đua nhau tìm câu trả lời. Tiếc thay mấy em đâu có học biết ca dao tục ngữ bao giờ đâu mà mò. Mấy em vừa nghĩ, vừa lầm bầm trong miệng:
- Bố khỉ cái lão già này! Phải chi lão đố về Lê văn Tám, Anh hùng Núp, Nguyễn văn Trỗi … thì hay biết mấy.
- Chúng em chả biết ca dao, ca búa gì đâu. Ông anh đố “hắc” quá!
- Trò gì nhẩy? Chúng em chịu thôi! Các anh đố cứ như mấy ông cụ!
- Thua à! Lười thế! Động não lên chứ! Lần này thì…anh giải. Lần sau thì phải cố lên đấy! Anh còn khối trò!
Các em bu quanh hai “cụ anh” vừa kéo, vừa níu, vừa ỏng ẹo nũng nịu:
- Ừ! Anh cứ giải cho chúng em đi! Lần sau chúng em cố để bù!
- Nhé! Đấy nhé! Phải bù đấy nhé! Đấy là trò: “Gậy ông đập lưng ông”.
- Thế là thế nào! Sao lại là trò “gậy ông đập lưng ông”?
- Thế mấy em không thấy “cái gậy” của anh đang đập lên lưng của thằng cha này là gì!
Mấy cô tiên nữ hiểu ra, cười rú lên, đấm thùm thụp liên hồi lên lưng hai anh già. Một cô rất “thơ ngây” hỏi ngớ ngẫn:
- Nhưng… nhưng em đâu có thấy cây gậy nào đâu?
Các cô lại phá lên cười sằng sặc. Môt cô có đôi mắt dài, cái lưng thon, cái eo nhỏ, (trường mi, tiểu yêu) tướng “trường xà quyển địa” xác nhận:
- Tối qua tớ có nắm thử cây gậy của anh ấy rồi. Còn cứng tốt lắm. Tớ có hỏi bí quyết, anh ấy nói là ở hải ngoại, anh ấy thường xuyên chống gậy chớ không có chống cộng nên vẫn còn “gin”.
Cả bọn lại rú lên cười. Anh râu mép thấy anh đầu bạc được điểm với mấy em quá cũng chẳng chịu thua, máu bốc đồng sôi lên, ra câu đố:
- Bây giờ anh đố các em. Hai anh đang ngồi mí các em trên bãi biển này, tục ngữ có câu gì để diễn tả. Em nào giải được anh cho đi một suất sang đảo Phú Quí tham quan sân “Gôn”.
Các em nhao nhao lên:
- Thèm vào! Đây chả thèm “Gôn” với Gậy”. Bảo lãnh đi Mỹ chơi một chuyến thì mới là tay ngon cơ!
- Ừ ! Thì Mỹ Tho hay Mỹ Thuận gì cũng được! Cứ giải đi! Nếu đúng thì “Trăm điều hãy cứ trông vào tay ta”!
Đa số các kiều nữ chân càng dài thì óc càng ngắn, cứ nghĩ mãi vẫn không ra, để hy vọng xuất ngoại một chuyến. Trong khi các em vờ vịt suy nghĩ thì anh râu mép với anh tóc bạc cứ tha hồ mà ngắm núi, ngắm đồi, ngắm khe, ngắm suối. Hồi lâu các em vẫn tịt, cuối cùng chịu thua.
Anh râu mép đắc ý, cười híp mắt, vừa chỉ tay xuống giữa hai ngón cẳng cái vừa giải đáp:
- Cái thế ngồi trên cát của hai anh đây tục ngữ nó gọi là “Đất lành chim đậu”.
Lần này thì các cô đã khôn ra, biết là đố mẹo, bèn “liên hệ” nhanh giữa “cái gậy” của anh đầu bạc và “con chim” của anh râu mép nên hiểu ngay. Cả bọn lại ôm bụng cười bò ra. Thừa dịp, mấy em cười tít mắt “không thấy tổ cuốc, tổ cò”, hai anh cụ quơ tay phát vào mông, vào đùi các em loạn xạ làm cho các em vừa la oai oái, vừa thích chí cười toáng lên.
Mặt trời lên cao dần, người đi tắm biển mỗi lúc thêm đông, thấy đám tiên nữ và hai cụ ông đang diễn trò “Tiên Dung và Chữ Đồng Tử”, nói cười vang rân nên lò dò đến xem để biết là tài tử xi la ma nào.
Hóa ra không phải tài tử đóng phim mà là hai anh “Việt Kiều yêu nước” từ Mỹ về xây dựng quê hương.
Một anh là đại nhạc sĩ họ Phạm. Một anh là tướng quân họ Nguyễn.
Hai anh này bây giờ giống như hai hồn ma đang vật vờ, vất vưởng không nơi nương tựa, tình cờ gặp nhau bèn rủ nhau kiếm nơi du hí và tâm sự lòng thòng.
Anh nhạc sĩ họ Phạm lắm tài mà cũng lắm tật. Nhất là cái tật anh ta thích “yêu”. Yêu bất kể “quân thần phụ tử”. Yêu tất tần tật. Từ hoa bướm tới thơ nhạc, nhất là người đẹp, đều yêu hết. Đôi khi anh “yêu” ghê quá, mãnh liệt quá, cái dục tính nó nhổm dậy bò ra khỏi lằn ranh của luân thường đạo lý. Nghệ sĩ mà! Nhưng đến người đẹp “Vô Thượng sư” thì anh yêu cả người lẫn tiền.
Năm nay anh cũng đã hơn tám bó rồi mà sức chơi vẫn còn khỏe lắm. Tình yêu trong tim anh vẫn còn rực lửa. Anh chống gậy (giả vờ) về lại quê nhà để tiếp tục yêu và giúp đỡ các em bé tuổi đôi mươi khỏi phải bị đưa sang Hàn quốc, Sin Ga Po làm nô lệ tình dục.
Mấy mươi năm ở Mỹ, coi bộ yêu khó quá. Mó vào các em nhí thì bị vác chiếu ra tòa. Còn mấy em đượi đứng đường thì hãi quá.
Mới đây, nhìn tấm hình một anh chàng họa sĩ đầu hói chuyên ké bóng anh nhạc sĩ TCS, ngồi trong quán bar, đang ôm một em nhí có bầu ba tháng với mình, đăng trên báo VC, anh nhạc sĩ thấy phê quá, nên quyết định giả từ “Thị trấn giữa đường” về quê để được “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời”.
Ta về ta tắm ao ta. Vừa rẽ vừa ngon.
Ba chục năm sống lưu vong ở Mỹ, nhạc anh được hát thả giàn. In ấn, xuất bản, thu băng, thu dĩa…thả giàn. Anh đến đâu cũng được đồng bào hoan nghênh nhiệt liệt. Tưởng đâu, đời anh, tên tuổi anh theo thời gian mà đậm thêm nét son trong lịch sử, chí ít ra là trong bộ môn âm nhạc.
Ngờ đâu vào một ngày không đẹp trời lắm, anh bỏ hết tất cả những gì đang có, anh chống gậy về quê để an hưởng tuổi già, để vớt vát những ngày trống bỏi còn lại.
Thôi thì cũng chúc phúc cho anh. Còn lại bao nhiêu cái răng thì ráng mà gặm bấy nhiêu cỏ non.
Ai có dè, về đến nhà, anh lại dở chứng. (cái chứng này lát nữa có người sẽ nói sau) Nếu anh cứ tà tà gặm cỏ non, gặm từ sáng tới chiều, gặm cho tới tàn canh gió lạnh đi chăng nữa thì chẳng ai lý tới làm gì cho mất thì giờ, tốn hao giấy mực. Đàng này, anh lại muốn lấy điểm với Đảng và Nhà nước ta, sưng sưng tuyên bố một câu rất thối:
“ Tôi chống gậy chớ không chống cộng”.
Tuyên bố xong, còn phụ đề Việt ngữ thêm bên cạnh là “cái bọn hải ngoại lâu nay chống cộng hung hăng con bọ xít rất ư là bát nháo, ấm ớ hội tề”. Cái sự lấy điểm rất “máu” này chỉ làm cho VC cười mũi vì họ biết tỏng cái “thằng sớm đánh tối đầu”, nhưng họ cũng biết dùng cái câu tuyên bố đó như “giáo Tàu đâm Chệt” để âu yếm gửi tặng lại “đồng bào hải ngoại khúc ruột ngàn dậm” như một tô canh gân gà khó nuốt.
Ngoài ra, anh còn hăm he: - Từ nay cấm có đứa nào hát chùa nhạc cuả ông. Nếu không nghe “nhời, ông kiện cho bỏ bú! Sau khi bán được mươi bài cho Công ty Văn Hóa Phương Nam.
Nghe nói bà con bên Cali rất nhiều kẻ ngậm đắng, không ít người nuốt cay. Người thì khóc rống lên thương xót cho thần tượng khôn ba năm dại một giờ. Kẻ thì giơ tay đấm ngực, chửi rũa vì đã tiếc công, tiếc của nuôi “hắn ta” mập thây bao nhiêu năm nay, bi giờ “hắn ta” phản bội.
Mặc, trò đời như phù vân trên trời, như ba đào dưới biển. Đường ta, ta cứ đi. Ruộng ta, ta cứ cầy. Nhạc sĩ họ Phạm cứ dung giăng dung dẻ lên sân khấu trong những đêm “Ngày trở về” cười hề hề cầu tài.
Nhưng chuyện đời đâu có phải bằng phẳng dễ ăn cả. Mặc dù Phạm nhạc sĩ đã đi một đường trình diễn lã lướt làm đẹp Nghị quyết 36 của Đảng, nhưng (lại nhưng) vẫn có những thằng ghen ăn, tức ở, ở trong nước, gai mắt trước cảnh khán thính giả vỗ tay bôm bốp chào đón “cái thằng chạy lại”, còn mình đứng một đống lù lù ở trước mặt mà chẳng ma nào rớ tới, bèn xử dụng “văn hóa bốc ném” tấn công ào ạt nhạc sĩ họ Phạm ta.
Quả thối nặng ký nhất có tên “Không thể tung hô” được ném ra ngày 13/3/2006, bởi một “đồng chí nhạc sĩ” Nguyễn Lưu nào đó, đăng trên báo Đầu Tư, quyết ăn thua đủ với “đồng chí Phạm”.
Ý chừng thấy chưa đủ sức công phá, nhạc sĩ Lưu lôi thêm anh chàng “nhà văn Chu Lai” vào cuộc, cho nổ trước một quả dọn đường.
Nhà văn Chu Lai tâm đắc khoe:
“ Tạp chí Thế giới Mới số mới nhất có đăng một bài viết, với nội dung gói gọn: “Một người từng bỏ kháng chiến đi theo thực dân Pháp, khi Pháp rút lui theo Ngô đình Diệm và khi ngụy quyền sụp đổ lại chạy qua Mỹ. Vả tại đó đã viết hàng loạt bài kêu gọi chống cộng, với giọng điệu “sặc mùi” hiếu chiến. Nay thấy Việt Nam vươn lên mạnh mẽ, lại xin trở về! Hà cớ gì phải tung hô, xưng tụng như thế!”
Tiếp theo tiền pháo, đồng chí Nguyễn Lưu hậu xung bằng súng cối, tên lửa, A.K, lựu đạn chày, dao găm, mã tấu… trong một bài viết rất dài và rất dại. Xin trích vài câu ngắn:
“ - “Không thể tung hô” – Có thể nói, một trong những niềm tự hào, tự tôn của dân tộc Việt Nam là triết lý “đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại”. Tuy nhiên không đánh “kẻ chạy lại” cần được hiểu thêm rằng, kẻ chạy lại là ai, và “không đánh” có nhất thiết đúng nghĩa với việc xem người ấy là thần tượng, là nhân vật tiêu biểu để đón rước trọng thể…? Tôi muốn nói đến trường hợp nhạc sĩ Phạm Duy, người mới được xưng tụng sau đên nhạc “Ngày trở về. (diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình, T.P HCM)( Rất đúng bài bản! Chính sách Đảng trước sau như một, không bao giờ thay đổi. Chỉ có bổ sung!. NV)
Quả bom sau khi văng miễng tanh bành, anh chàng họ Lưu này phùng mang trợn mắt hô to khẩu hiệu:
“ Ai muốn coi Phạm Duy là thần tượng, tùy ý, còn tôi, trước sau xin nói không!
Tiếc thay, trong bài viết rất dài và dại đó, họ Lưu không đánh trúng được yếu huyệt của lão họ Phạm mà lại để hở sườn lộ ra nhiều sơ hở, được tóm trong hai điểm chính::
- Làm lộ bí mật quốc gia, lộ ý đồ bên trong của Nghị quyết 36, kêu gọi hoà hợp hòa giải dân tộc. (Không phải ai cũng được hòa. Còn phải xét lại từng người)
- Hung hăng con bọ xít chống Phạm Duy, bị mất trí khôn, lòi ra cái ngu dốt mãn tính chuyên chụp mũ. (Lấy bài “Mùa thu chết” làm trọng điểm để xoáy sâu, đánh phá bị ép phê ngược)
Vì hai cái ngu này, nhạc sĩ ghen ăn tức ở Nguyễn Lưu bị bà Giám Đốc Công Ty Văn Hóa Phương Nam, người bảo kê cho Phạm Duy, ăn miếng trả đòn bằng quả bom nặng ký hơn, vạch ra rất nhiều điều ngu dốt, bậy bạ của hắn ta, làm hắn ta và anh nhà văn Chu Lai tịt ngòi, im thin thít.
Buồn cười và thú vị nhất là cái Bà Văn Hóa Phương Nam biết xài cái chiêu “Gậy ông đập lưng ông” như hai anh đầu bạc và râu kẽm chơi ở bãi biển Đồ Sơn. Nghĩa là bà cứ dùng cái chiêu “Hòa hợp hòa giải dân tộc” của Đảng và Nhà nước ta đang hô hào ra đánh lại, khiến cho đối phương không dám ho he, nhúc nhích.
Cãi lại cái Nghị quyết của Đảng e mà có tù mọt gông à?
Xin trích vài hàng:
“Đường lối đổi mới của Đảng trong hai thập niên qua đã mang lại những thành tựu to lớn đầy sức thuyết phục. Chủ trương đại đoàn kết theo tinh thần Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị đang thổi môt luồng sinh khí mới, động viên tinh thần yêu nước của tất cả mọi người Việt Nam không phân biệt tôn giáo, chính kiến trong cũng như ngoài nước để cùng hướng tới mục tiêu”dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.
(…) Nhiều người bỏ nước ra đi, nay lần lượt trở về góp phần xây dựng đất nước dưới hình thức này, hình thức khác. Ông Nguyễn cao Kỳ, Phó tổng thống Chính quyền Sài Gòn cũ đã trở về. Đó là những minh chứng hùng hồn cho tính đúng đắn của chủ trương đại đoàn kết.
Đối với những kẻ thù xâm lược, chúng ta cũng đang xếp lại quá khứ để cùng hướng tới tương lai, nhưng đọc bài báo của nhạc sĩ Nguyễn Lưu, nhiều người hẵn băn khoăn tự hỏi tại sao việc “xếp lại quá khứ” đối với một bộ phận người Việt lại khó khăn đến thế? Khép lại quá khứ hoàn toàn không đồng nghĩa với việc “bỏ quên tất cả” như ông Nguyễn Lưu nói. Và cũng không thể xếp lại quá khứ theo kiểu lôi hết “ngọn nguồn” của một người để phơi bày trên mặt báo như ông Nguyễn Lưu đã làm! Dù nhắm tới một đối tượng cụ thể là nhạc sĩ Phạm Duy, nhưng khi ông Nguyễn Lưu (dẫn lời nhà văn Chu Lai) nói rằng “ Nay, thấy Việt Nam vươn lên mạnh mẽ, lại xin trở về” chắc chắn sẽ làm những người đã hoặc đang có ý định trở về chạnh lòng và cảm thấy bị xúc phạm. Đó là lời nói kiêu ngạo, vô trách nhiệm, gây mất lòng tin vào đường lối chủ trương của Đảng.”…
(Chuyện ông Lưu với bà Phương Nam choảng nhau trên báo chí y như chuyện thường ngày ở chợ. Ai muốn biết rõ thì đọc thêm ở báo Thế giới Mới và Đầu Tư VN)
Chuyện ì xèo trên cứ râm ran kéo dài trên báo trong nước vì nhiều ý kiến của độc giả và khán giả, kẻ khen, người chê cũng lắm, làm buồn lòng nhạc sĩ nhà ta không ít.
Nhạc sĩ nhà ta không “ke” với bọn hải ngoại, bởi nhạc sĩ đã “vẫy tay chào nhau” rồi. Những tưởng về quê xênh xang, ai ai cũng “hoan hỉ” chào đón, đi đâu cũng có lọng vàng che như thiền sư Nhất Hạnh.
Ai ngờ! Thiệt chán mớ đời cho thế thái nhân tình!
Nhạc sĩ nhà ta buồn lắm. Bèn đi hoang, ca bài “Trầu Cau”: Ôi ta buồn ta đi lang thang bởi vì đâu! Và tình cờ lại gặp tướng quân râu kẽm cũng đang đi vật vờ.
Cả hai bèn rủ nhau ra Đồ Sơn kiếm mấy em chân dài tâm sự.
Đây nói về tướng quân họ Nguyễn.
Tướng quân họ Nguyễn từ lúc hô hào chiến hữu ở lại chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, rồi lẻn trốn thoát thân một mình, nên khi qua Mỹ, nghĩ lại, rất ân hận và xấu hổ về hành động “không can đảm” của mình. Vì vậy, tướng quân muốn làm một điều gì đó để lương tâm và danh dự đêm đêm không còn nhe răng ra cắn rứt nữa.
May quá! Đúng lúc Nhà nước ta đang “phát động chiến dịch hòa hợp hòa giải dân tộc” cần người làm cu mồi. Tướng quân thấy cơ hội và giờ phút “lịch sử” đã điểm, bèn xông ra nắm lấy.
Cộng đồng người Việt và các anh em chiến hữu, nhất là binh chủng Không Quân, ngăn cản và phản đối kịch liệt.
Nhưng tướng quân cố đấm ăn xôi, kệ thây đám hải ngoại “hiểu lầm” khổ nhục kế của mình, để xả thân về nước, hy vọng đem miệng lưỡi Tô Tần thuyết phục Hoàng Đế, Tể Tướng và bầy tôi ở Bắc Bộ phủ nên rũ lòng nhân, xét lại chính sách nhất quán mà thương tình cho đám lưu vong, hơn ba triệu người, đang sống khổ, sống sở rất thảm thương, lang thang khắp nơi trên địa cầu. Nên mở lượng hải hà, mở rộng lòng nhân đạo y như sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, dang rộng vòng tay thân ái đón những “khúc ruột ngàn dặm” trở về với quê hương, chùm khế ngọt.
Suốt mấy năm liền, Nguyễn tướng quân, bôn ba hết Nam đến Bắc, đi mòn dép, nói mỏi miệng mà quan lớn, quan nhỏ chẳng ai nghe. Áo hồ cừu khi đi còn mới cắt chỉ bây giờ rách te tua như cái tổ đỉa. Lúc ra đi bằng xe tứ mã, giờ về lếch thếch lội bộ thật không giống con giáp nào.
Nghĩ giận mình học nghề du thuyết chưa thông bèn trở về Mỹ, đóng cửa, ngó mặt vào tường, đọc sách “Làm thế nào xóa bỏ một chế độ” của nhóm đồng tác giả Sịa. Sách dày ngàn trang. Nghiền ngẫm liền trong sáu tháng, không ăn, chỉ uống. Mất hết hơn trăm chai X.O Remy Martin mới “ngộ” ra được một chữ TIỀN.
Từ đó, tướng quân thông hiểu hết mọi lẽ trên đời. Bí kíp dấu kín trong bụng, mong một ngày công thành danh toại. Một hôm ngứa miệng chịu không nổi, tướng quân đem khoe với bà vợ (mới cuỗm được), về cái triết lý “tiền”. Bà vợ nghe xong, hứ một tiếng rồi bỉu môi:
- Tưởng dài lưng đọc sách nửa năm, uống hết cả tiệm rượu, ngẫm ra được cái gì hay ho, mới mẻ, chớ “tiền” thì tôi đây là mụ nhà quê cũng biết thừa đi rồi. Há chẳng nghe ông bà mình vẫn nói: “Vai mang túi bạc kè kè, nói quấy nói quá thiên hạ vẫn nghe ào ào” là gì!
Tướng quân khoái chí, xoè tay năm ngón, đánh đét vào mông vợ một cái rõ kêu, rồi cười hì hì:
- Ấy! Rõ là mụ đàn bà nhà quê đái không qua ngọn cỏ! Chỉ biết một mà không biết hai! Cái bí quyết là ở chổ “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Đồng tiền đi sau là đồng tiền dại”. Biết chửa?
Sau đó, Nguyễn tướng quân đi chiêu dụ một số nhà tài phiệt Mỹ bằng cách đưa ra một kế hoạch ít vốn mà nhiều lời trong tương lai, nếu đổ tiền đầu tư ở Việt nam một nước có rất nhiều khế ngọt, để làm mồi nhữ.
Đám tài phiệt Mỹ hể nghe ở đâu có hơi đồng thì mê. Chúng họp nhau lại, đem máy “vi tính” ra nghiên kíu. Máy cho ra kết quả: Tâm lý cái bọn giàu “nẫy” (tức giàu thình lình nhờ cướp và tham những) hay có thói học làm sang kiểu trưởng giả, rất thích đua đòi kiểu ông kẹ là đánh Gôn cho bằng dân Mỹ.
Thế là, Nguyễn tướng quân dẫn bầy đoàn doanh nhân Mỹ mang kè kè túi đôla xanh bên hông về nước ký kết xây dựng sân Gôn.
Vừa được “đông bạc”, vừa được có nơi chơi khỏi phải sang Hồng Kông, Sing Ga Po xa xôi tốn kém, dĩ nhiên Nhà nước ta ô kê cái rụp.
Lần này, Nguyễn tướng quân đạt được kết quả mỹ mãn. Phải dùng tới khẩu hiệu của “Bác” mới diễn tả hết cái sự “vĩ mô” của kết quả thu về: “Thành công, thành công, đại thành công”. “Thắng lợi, thắng lợi, đại thắng lợi”. Khắp toàn cõi giang sơn gấm vóc Việt Nam, từ đất liền ra tới hải đảo, đâu đâu cũng có những sân “Gôn” mọc lên rất “hoành tráng”.
Từ nay tướng quân không thèm ngồi xe tứ mã nữa. Tướng quân ngự trên chiếc xe do ba ngàn con trâu. Thật là hách.
Ngoài sự thắng lợi về tiền bạc rủng rỉnh trong túi, lên xe xuống ngựa, yến tiệc linh đình, ba ngày tiểu yến, bảy ngày đại yến với các quan trong Triều Bắc Bộ phủ ra, Nguyễn tướng quân thừa lúc, đem miệng lưỡi Tô Tần ra thuyết, đem cái lợi vô cùng to lớn của sự “hòa hợp hòa giải dân tộc” ra giải bày cùng đám quan chức lớn nhỏ trong Triều. Đang lúc ngà ngà hơi men, các quan nghe Nguyễn tướng quân thuyết rất hấp dẫn vì có mùi (tiền):
- Các quan anh thử nghĩ xem! Mỗi năm, chúng nó (NVHN) gửi sơ sơ về cho thân nhân mà ta đã có một số ngoại tệ 4 tỷ đô la, bằng 1/3 tổng số lợi tức cả nước thu nhập. Các quan anh chả làm gì sất mà được ngồi mát ăn bát vàng. Nếu các quan anh chịu khó một chút, một chút thôi, chìa tay ra bắt tay chúng nó rồi nói vài lời an ủi “rằng thì là”…lập tức chúng nó mũi lòng (dám có đứa cảm động quá, khóc sụt sịt nữa đấy) mà quên hết quá khứ ngay. Lúc ấy, cứ tưởng tượng ra cái cảnh ba triệu rưỡi người của cái đám tị nạn, lưu vong xô đẩy, chen lấn, đạp lên nhau, xéo lên nhau mà trở về để được hái khế. E rằng thế giới không cung cấp đủ “tàu há mồm” để chở chúng về nữa đấy.
Các quan lớn Bắc Bộ phủ nghe đến đó, ngồi đực ra, há hốc mồm, mắt cứ tròn xoe nhìn chòng chọc vào bộ râu kẽm của Nguyễn tướng quân, trong đầu hiện ra hình ảnh đô la xanh chảy về thành dòng như nước sông Hồng mùa lũ lụt. Hồi lâu mới có anh lên tiếng:
- Đồng chí nói nghe thì dễ ăn đấy! Nhưng Đảng ta đã ra Nghị quyết 36 cả mấy năm nay chẳng chiêu dụ được ma nào cả, thì làm sao bi giờ?
- Cái Nghị quyết 36 của các quan anh nó ấm ớ hội tề lắm, chả có tác dụng gì! Tại sao? Các quan anh cứ làm như cha cố người ta không bằng. Các anh phải vạch rõ cái gốc vấn đề là tại làm sao người ta bỏ nước ra đi. Từ cái gốc ấy, các quan anh mới khều được cái tâm lý yêu nước, thương nòi trong lòng người ta. Lúc ấy mới kêu gọi được chứ. Trong lúc người ta đang ở trên đất nước tự do, nhân quyền, nhân phẩm, quyền lợi người ta được hiến pháp, luật pháp nước sở tại bảo đảm chắc chắn thì các quan anh lại ra Nghị quyết này nọ, nhảy chồm chồm vào đòi quyền bảo vệ khúc ruột ngàn dặm. Thế là thế nào? Người ta đâu cần các quan anh bảo vệ? Trong khi cái đám người các quan anh xuất khẩu đi lao nô khắp nơi bị bọn chủ chà đạp ức hiếp, kêu cứu lên tận trời xanh, thì các quan anh lại làm ngơ.
- Nhưng nhỡ bọn “đĩ điếm, phản quốc” ấy kéo về đông quá lợi dụng chính sách khoan hồng, hòa hợp của ta rồi tổ chức “diễn tiến hòa bình” đòi tự do dân chủ thì sao?
- Ấy! Lúc đó thì lũ chúng như cá nằm trong chậu, chim nằm trong lồng rồi! Các quan anh cứ tha hồ muốn chém, muốn chặt lúc nào mà chả được. Đấy, như cái đám tranh đấu đòi tự do với mấy ông sư, ông cha trong nước, các quan anh hàng ngày hết bắt giam người này, bỏ tù người nọ, có ai dám hó hé không nào? Nước ta là nước độc lập có chủ quyền, được thế giới công nhận, thì còn sợ gì ai?
- Rất là chí lý! Nhưng ta phải làm gì chúng mới chịu tin là ta có thành tâm thiện chí ?
- Muốn chúng tin thì trước tiên ta phải hòa giải với người chết đã, bằng cách trả lại Nghĩa trang Quân đội ở Biên Hòa cho thân nhân họ và nhất là Ta bỏ ra chút ít tiền tượng trưng để trùng tu lại một số mồ mã lâu nay bị ta đập phá lấy đá về xây chuồng heo. Ta làm được việc này thì sau đó mà tha hồ hốt đô la.
- Được! Thế là “quyết” nhé! Cứ thế mà làm!
Sau bữa nhậu rất “hồ hởi phấn khởi” đầy “ấn tượng” và “bức xúc” đó, mấy trăm tờ báo, mấy chục đài phát thanh, phát hình Nhà nước đua nhau đưa tin về cái “quyết” rất “nhân bản” rất “đậm đà bản sắc dân tộc” đó.
Các đài phát thanh ngoại quốc đua nhau phỏng vấn Nguyễn tướng quân về cái vụ Nghĩa trang Quân đội. Thính giả nghe đài cũng “phấn khởi” theo những câu trả lời rất “hồ hởi” của Nguyễn tướng quân.
Nguyễn tướng quân đã lập công lớn trong việc “xin được” Nhà nước ta chịu xìa bàn tay từ trên cao xuống, để bắt tay với đám lưu vong trong “chính sách hòa hợp hòa giải dân tộc”.
Bấy giờ nhiều người mới hiểu ra, mới thầm khen tướng quân đã chịu nhiều khổ nhục, dấn thân vào hang cọp để thuần hóa cọp.
Cạnh đó, người xem truyền hình cũng nhận ra được những cái nhếch mép cười khinh mạn của tướng quân để ngầm trả lời cho cái đám se sẻ không hiểu được chí lớn của chim bằng, khi xử dụng khổ nhục kế.
Chẳng bao lâu, chừng nửa năm sau cái “quyết” lịch sử trong bửa nhậu tràn trề rượu X.O đó, ngày 27 tháng 11 năm 2006, một Quyết định do Tể tướng Dũng ký, ban hành nói về cái nghĩa trang đó.
Nội dung: Đồng ý chuyển mục đích xử dụng 58 ha đất khu nghĩa địa Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương do Quân khu 7, Bộ Quốc phòng quản lý sang xử dụng vào mục đích dân sự để phát triễn kinh tế, xã hội tỉnh Bình Dương. Giao Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân tỉnh Bình Dương chỉ đạo việc quản lý khu nghĩa địa Bình An bình thường như các nghĩa địa khác theo qui định của pháp luật.
- Ối giời ơi! Bố mẹ ơi! Cái Quyết định như thế có giết tôi không chứ!
Thôi rồi! Bao nhiêu công lao du thuyết của Nguyễn tướng quân trôi theo dòng nước bạc. Hôm ấy, chúng hứa với mình là sẽ trả lại Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa cho thân nhân tử sĩ QLVNCH. Bây giờ chúng lại lươn lẹo nói chuyển sang mục đích dân sự để cho tỉnh Bình Dương sử dụng phát triễn kinh tế. Ăn làm sao, nói làm sao với cái đám chim se sẻ hôm trước ta nhếch mép cười khinh bạc. Các quan anh thâm quá, đã đá giò lái ta cú này quá đau.
Thế mới thấm cái câu “Việt cộng nói dzậy mà không phải dzậy”.
Tướng quân buồn tình cho cái sự đời “như cái lá đa”, đi cà lơ thất thơ, miệng lẩm nhẩm hát mấy câu huê tình cho với nổi u uất trong lòng thì gặp anh đầu bạc. Hai anh rũ nhau tìm nơi để giải tỏa nỗi niềm.
Bây giờ thì trời nắng gắt lắm rồi, hai anh với bầy tiên nữ tìm bóng mát nơi mấy tảng đá để ngồi uống nước giải khát. Mấy em bu vào bá vai, bá cổ, cạ ngực, cạ mông xin tiền “bo”.
Ngẫm nghĩ cái cảnh lỡ làng hiện tại, đi chẳng nở, ở không xong, tưởng đâu “đất (sẽ) lành chim đậu” nào dè lại bị cảnh “gậy ông đập lưng ông” hai anh rầu thúi ruột, chợt biết ra rằng mình chỉ là tài hèn, sức mọn, con én không làm nổi mùa xuân, dù mùa xuân ảo, mà không biết phải làm sao.
Tức cảnh sinh tình, hai anh lại đố:
- Câu đố cuối cùng, em nào giải cũng được, thưởng hết. Mỗi em một vé. - Như hai anh đang ngồi với mấy em đây, tục ngữ nói thế nào?
Cả đám tiên nữ chân dài lần này thông minh hẵn, tranh nhau nói:
- Ngó cái mặt bí xị của hai anh, chúng em biết ngay là hai anh đang ở trong cảnh “trứng chọi đá”! Đúng không nào?

Nguyễn Thanh Ty