Translate

Sunday, May 31, 2009

Khai thác du lịch của Việt Nam

Trên thế giới, người ta cho rằng du lịch là ngành "kỹ nghệ không có khói". Thật đúng vậy! Đa số các quốc gia đều khai thác ngành du lịch và thường đem về một món lợi nhuận không nhỏ. Tuy nhiên, việc khai thác du lịch dưa vào cảnh đẹp của thiên nhiên cũng cần phải biết bảo tồn và làm cho vẻ đẹp đó càng ngày càng đẹp hơn. Những khách du lịch hiện đại thường thích đến những nơi phong cảnh hữu tình, thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu trong lành...Biết giữ gìn và phát triển những gì mà thiên nhiên ban tặng thì du lịch sẽ là 'con gà đẻ trứng vàng". Ở Việt Nam. đảo Phú Quốc là một trong những điểm hấp dẫn khách du lịch quốc tế. Người ta thường ví đây là chốn "thiên đường" để du lịch. Tuy nhiên, những cảnh đẹp thiên nhiên ở Phú Quốc đang mất dần vẻ đẹp trời cho và được thay thế bằng bê tông cốt sắt.
Bên cạnh đó, việc khai thác du lịch thiếu sự thống nhất từ trên xuống dưới. Từng địa phương khai thác du lịch riêng rẽ, manh mún cho nên dễ làm ô nhiễm môi trường. Không biết rằng trong tương lai, với đà khai thác du lịch bừa bãi như thế này, những cảnh đẹp thiên nhiên trời ban cho Việt Nam sẽ còn tồn tại được bao lâu.

Này, biến đi! Lãnh hải này là của chúng tớ!

Này, biến đi! Lãnh hải này là của chúng tớ!

Posted using ShareThis

Saturday, May 30, 2009

Vu khống

Gần đây, báo Tuổi trẻ, một tờ báo khá nổi tiếng trong hệ thống báo quốc doanh của Cộng Sản Việt Nam đã cho đăng bài báo Chuyện không bình thường nhằm bôi nhọ danh dự Ngài Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam với những lời lẽ thiếu tôn trọng. Đọc được bài báo này, ông Đại sứ đã có bức thơ gởi Phạm Đức Hải, tổng biên tập của báo Tuổi trẻ. Được biết rằng báo Tuổi trẻ này là một tờ báo có tiếng chuyên nghiệp nhất ở Việt Nam. Không biết rằng ông Phạm Đức Hải làm tổng biên tập như vậy có thường xuyên kiểm tra đội ngũ phóng viên và những bài viết của họ hay là không? Chuyện bịa đặt để bôi nhọ danh dự của người khác - đặc biệt đây là vị đại sứ của một quốc gia - là một điều hết sức vô lễ và bất lịch sự. Không biết rằng ông tổng biên tập có hiểu điều hết sức đơn giản này hay không?

Friday, May 29, 2009

Chân dung một bạo chúa về hưu

Chân dung một bạo chúa về hưu

Posted using ShareThis

Nhục

Đại sứ quán của một quốc gia là đại diện cho quốc gia, là biểu tượng của quốc gia đó. Nhân viên đại sứ quán phải là những người lịch sự, nhã nhặn, hiểu biết. Câu chuyện xảy ra tại Đại sứ quán Việt Nam ở Nhật Bản của những nhân viên ở đây thật là làm nhục quốc thể. Điều này nói lên sự vô giáo dục của những nhân viên ngoại giao Việt Nam Cộng Sản, sự cẩu thả trong việc chọn lựa người đưa ra ngoại quốc để làm nhân viên đại diện. Thật là điều vô cùng nhục nhã!

Thursday, May 28, 2009

Chìm xuống biển

Chìm xuống biển

Posted using ShareThis

Việt Nam dưới mắt nhìn của ân xá quốc tế

Tổ chức Ân xá quốc tế đã có bản báo cáo thường niên năm 2009. Theo tổ chức Ân xá quốc tế, Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp những người ly khai, sách nhiễu tôn giáo. Mặt khác, ông Trần Xuân Giá, cựu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng kêu gọi và thúc giục dân chủ. Xem như vậy thì càng ngày càng có thêm những cựu viên chức của nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội gia nhập nhóm những nhà đối kháng kêu gọi dân chủ và tự do cho người dân Việt. Thật đáng mừng!
Hiện nay có một số sinh viên Việt Kiều về Việt Nam học văn hóa và Việt ngữ. Không khéo sau khi ra khỏi Việt Nam, những sinh viên Việt Kiều này sẽ bị "đầu độc" bởi sự tuyên truyền láo khoét và xuyên tạc của Cộng Sản Việt Nam như sinh viên hồi còn chinh thể Việt Nam Cộng Hòa đã bị ngụy quyền Cộng Sản giật dây phá hoại ở miền Nam dẫn đến tình trạng xáo trộn xã hội và cuối cùng miền Nam bị rơi vào tay Cộng Sản.

Tuesday, May 26, 2009

Vụ tiền Polymer và con trai thống đốc ngân hàng nhà nước

Cảnh sát liên bang Úc đang điều tra vụ in tiền Polymer của một công ty Úc cho ngân hàng nhà nước Cộng Sản Việt Nam. Nếu việc in tiền này xảy ra một cách bình thường thì không nói làm gì. Nhưng sự việc lại dính líu đến Lê Đức Minh là con trai thống đốc ngân hàng Lê Đức Thủy. Đây là một sự việc xảy ra rất nghiêm trọng đến nỗi cảnh sát liân bang Úc phải điều tra. Tờ báo VietNam Net ở trong nước cũng cho đăng bài điều tra Trả mười triệu AUD "dịch thuật" in tiền Polymer tại Việt Nam. Không biết rằng khi Cảnh sát liên bang Úc điều tra sự việc và dính líu đến nhân vật "cỡ bự" như vậy thì nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam sẽ xử lý như thế nào.
Hiện nay tại Tân Rai có rất nhiều lao động phổ thông người nước ngoài là những lao động không có tay nghề chuyên môn đang làm việc mà đa số là người Trung Hoa. Đây cũng là điều mà báo chí và các cơ quan truyền thông trong nước lên tiếng. Thật đáng buồn cười! Trong khi người lao động trong nước không có việc làm, phải đem xuất cảng lao động thì lại để người Trung Hoa không có tay nghề vào trong nước làm lao động phổ thông. Không biết nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam suy nghĩ như thế nào mà lại để những sự việc như vậy xảy ra?

Monday, May 25, 2009

Cần phải có một nhận định nhất quán về Nhà Triệu để tránh hiện tượng

Cần phải có một nhận định nhất quán về Nhà Triệu để tránh hiện tượng “Công hàm Phạm Văn Đồng” về lịch sử

Posted using ShareThis

Bộ Chính trị Việt Nam phát động chiến dịch

Bộ Chính trị Việt Nam phát động chiến dịch “Làm theo gương sáng Roh Moo-hyun”

Posted using ShareThis

Memorial Day

Hôm nay, ngày 25 tháng 5 năm 2009, ngày thứ hai cuối cùng của tháng 5, là ngày lễ Memorial Day, ngày tưởng niệm các chiến sĩ Hoa Kỳ đã hy sinh vì độc lập củaTổ Quốc, vì lý tưởng tự do của Hoa Kỳ và thế giới. Cũng ngày hôm nay, chúng ta hồi tưởng lại 34 năm về trước, khi miền Nam hoàn toàn lọt vào tay kẻ thù thì Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa, nơi yên nghỉ của những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh vì lý tưởng tự do đã bị Cộng quân cày nát. Bức tượng "Thương tiếc" ở Nghĩa trang cũng bị giật sập. Những người thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đang ở trong những căn nhà được xây dựng dành cho thương phế binh và đang được điều trị tại các bệnh viện cũng bị đuổi ra ngoài sống vất va vất vưởng nơi đầu đường xó chợ để sinh nhai. Điều này nói lên bản chất bất nhân của những kẻ học theo chủ thuyết tàn bạo ngoại lai mà quên mất bản săc truyền thống nhân nghĩa của dân tộc.
Ngày hôm nay tại Tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ Westminster, California cũng có buổi lễ tưởng niệm Chiến Sĩ Trận Vong do tập thể Cựu Chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tổ chức. Cầu mong hương linh các chiến sĩ Hoa Kỳ và Đồng minh, các chiến sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh vì lý tưởng tự do cho đất nước Việt Nam được yên nghỉ trong niềm quý trọng và biết ơn của toàn dân Việt Nam.

Sunday, May 24, 2009

Tuyết trắng

Nhạc và lời: Trần Thiện Thanh
Ca sĩ: Sĩ Phú và Phillip Huy


Chân lý

Các đảng Cộng Sản quốc tế cũng như đảng Cộng Sản Việt Nam mọi việc nhất nhất đều dùng "chân lý" để làm kim chỉ nam cho mọi hành động và việc làm của đảng viên. Chúng ta chỉ cần nhìn vào những câu nói được "đóng khung đỏ" của Hồ Chí Minh treo nhan nhản ở trên đường phố khắp cả nước thì cũng rõ. Như chúng ta biết, chân lý là những gì đúng hoàn toàn mà con người bắt buộc phải chấp nhận và không có bất cứ điểm nào có thể tranh cãi được. Vậy thì những "chân lý" mà các lãnh tụ Cộng Sản nêu ra có phải là chân lý hay là không? Cứ nhìn vào sự sụp đổ một cách thảm hại của "thành trì Cộng Sản thế giới" Liên Xô và các nước Cộng Sản" Đông Âu thì chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy "chân lý" ấy đúng hay là sai? Đã hai mươi năm trôi qua mà vẫn còn nhiều người mù quáng tin vào.
Xin trích để thay lời kết:
  • Chân lý là một đồng cỏ mênh mông, lay động trong gió, phải cảm nhận nó như một chuyển động thể, phải hít thở nó như một luồng khí. Chỉ những ai không cảm nhận nó, không hít thở nó, mới coi nó là một bàn thạch; xin cứ việc cụng đầu toé máu vào cái bàn thạch đó.

    Elias Canetti (1905-1994, Giải Nobel Văn chương 1981)

Saturday, May 23, 2009

Hoa trinh nữ

Hoa trinh nữ, một loài hoa mộc mạc của quê hương, làm chúng ta liên tưởng đến người con gái trinh nguyên, nhiều mộng mơ...


Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam lại bị tàu lạ đâm vào

Một tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi bị một "tàu lạ" đâm vào. "Tàu lạ" đây là chiếc tàu mà người ta không rõ xuất xứ. Chúng ta không lạ gì về vấn đề này. Trong thời gian gần đây, Trung Cộng thường xuyên cho tàu lớn đâm vào tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Đối với tàu khảo sát của hải quân Hoa Kỳ chúng còn cho tàu đến phá khuấy huống hồ gì tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam không có vũ khí để tự vệ. Điều này cho ta thấy bản chất hiếu chiến của Trung Cộng, bản chất tham lam, coi thường công pháp quốc tế mà chúng đã đặt bút ký.
Sự tranh chấp lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Cộng ở biển Đông là vấn đề làm nhức nhối cho mọi người Việt Nam còn nặng lòng với quê hương từ trong nước cho đến hải ngoại. Thế nhưng việc tiếp tục cho Trung Cộng khai thác Bô xít tại Tây Nguyên bất kể sự phản đối của mọi giới người Việt ở khắp nơi vẫn là sự thách thức của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đối với toàn dân Việt. Từ Hoàng Sa đế
n Tây Nguyên là một bài viết của một blogger trong nước cho ta thấy sự suy nghĩ sâu sắc của tác giả về vấn đề này.
Thủ tướng Cộng Sản Việt Nam hiện nay đang thăm viếng Nhật Bản và có những cuộc họp với các giới chức cao cấp của Nhật. Nhật Bản đang kỳ vọng ở vấn đề đầu tư tại Việt Nam sẽ có thể vực dậy nền kinh tế đang suy thoái của họ. Việt Nam nên nắm cơ hội này để phát triển kinh tế, dân chủ hóa đất nước để người dân thật sự được làm chủ đất nước và vận mạng của mình, củng cố quốc phòng, xây dựng hải quân hùng mạnh để có thể đương đầu kẻ thù phương Bắc. Đây là một cơ hội tốt cho nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam nếu họ biết nắm thời cơ.


Friday, May 22, 2009

Những đập nước trên dòng Cửu Long.

Con sông Cửu Long phát xuất từ Tậy Tạng chảy qua Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Cam Pu Chia trước khi đổ ra biển ở miền Nam Việt Nam. Hiện nay, Trung Cộng đã xây dưng đồng loạt nhiều đập nước ở thượng nguồn. Bên cạnh đó, Lào cũng tiến hành xây dưng mấy chục đập nước. Những đập nước này được xây dưng để giữ nước và tạo nên nguồn thủy điện. Nhưng những đập nước này cũng làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái của vùng Đông Nam Á mà ảnh hưởng nặng nhất là Việt Nam là một quốc gia nằm ở hạ lưu sông Cửu Long. Liên Hiệp Quốc cũng đã lên tiếng khuyến cáo về vấn đề này. Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam với những cánh đồng phì nhiêu, màu mỡ, trữ lượng cá rất nhiều ở Biển Hồ của Cam Pu Chia và Việt Nam rồi đây sẽ không còn nữa trong một tương lai không xa.
Vừa rồi, BBC Tiếng Việt và BBC Tiếng Hoa đã tổ chức để người Việt Nam và người Hoa cùng thảo luận về vấn đề tranh chấp biển Đông. Đọc những bài thảo luận của người Việt từ trong nước, chúng ta cảm thấy ấm lòng khi những người tuổi trẻ Việt Nam ở trong nước vẫn còn quan tâm đến hiện tình đất nước, vẫn còn lòng yêu nước nồng nàn.

Thursday, May 21, 2009

Vấn đề bô xít tại Việt Nam

Theo như kế hoạch thì cuối năm 2009 sẽ khởi công xây dưng nhà máy luyện nhôm từ quặng bô xít ở Tây Nguyên. Thế nhưng việc xây dựng nhà máy luyện nhôm vẫn còn nhiều cản trở. Bên cạnh đó, dự án bô xít luôn luôn là đề tài nóng hổi mà mọi giới đều quan tâm. Vậy thì muốn cứu nước chúng ta phải làm gì?

Wednesday, May 20, 2009

"Đỉnh cao trí tuệ"cao cỡ nào?

Chuyện này cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả. Ở một cơ quan công quyền đại diện cho dân (không biết là đại diện như vậy có giúp được gì cho dân không?) là quốc hội, thì những đỉnh cao trí tuệ đại diện cho dân hình như là trình độ "khoảng chừng" tiểu học.
Không biết rằng với trình độ như vậy, họ sẽ làm thế nào để làm ra luật pháp của một quốc gia. Vừa đây nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam yêu cầu quốc hội giảm dự báo tăng trưởng. Với đầu óc kém cỏi như vậy, những người đại diện dân này làm sao có đủ khả năng suy xét về mức độ tăng giảm của kinh tế.
Trong vấn đề khai thác Bô xít, quốc hội CSVN hoàn toàn ủng hộ chủ trương của đảng Cộng Sản về vấn đề khai thác Bô Xít.Cho nên thật tế mà nói thì đây cũng chỉ là loại "nghị gật",sai đâu làm đó, đúng sai gì cũng OK cho xong chuyện.

Tuesday, May 19, 2009

Vị trí chiến lược của Việt Nam và các cường quốc

Việt Nam có vị trí chiến lược rất quan trọng trên bản đồ thế giới nói chung và khu vựcĐông Nam Á nói riêng. Việt Nam như một bao lơn trông ra Thái Bình Dương, là cửa ngõ giao thương trong khu vực. Quá khứ của Việt Nam là quá khứ đau thương với chiến tranh triền miên. Việt Nam giữa các cường quốc dường như có sự trao đổi, sang tay nhau. Với vị trí khá đặc biệt của Việt Nam như vậy, nếu nhà cầm quyền CSVN biết uyển chuyển trong đường lối ngoại giao, biết giữ sự trung lập giữa các siêu cường, chúng ta tin rằng sự toàn vẹn lãnh thổ được bảo đảm cũng như đất nước sẽ dễ dàng phát triển ngõ hầu tiến kịp với các nước khác trên thế giới.

Sunday, May 17, 2009

Ngày sáo sang sông

Nhạc và lời: Phù Chí Phát

Nhân quyền tại Việt Nam

Nhân quyền tại Việt Nam vẫn còn là điều gây tranh cãi nhiều tại Uỷ hội Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Việt Nam sẽ làm gì sau báo cáo nhân quyền tại LHQ? Nhìn lại tình hình nhân quyền tại VN, chúng ta chưa thấy có sự tiến bộ nào cả. Vẫn còn nhiều sách nhiễu những người tranh đấu cho nhân quyền. Luật sư Lê Trần Luật, một luật sư có văn phòng chính hành nghề tại tỉnh Ninh Thuận và một chi nhánh tại thành phố Sai Gòn, đã có nhiều giúp đỡ cho dân oan khiếu kiện, là luật sư chính bảo vệ giáo dân Thái Hà tại tòa án Hà Nội, đã bị nhiều áp lực của nhà cầm quyền. Nhà báo tự do Điếu Cày đã bị vào tù, nhưng căn nhà của anh cũng bị làm khó dễ cho người đến thuê. Và còn biết bao điều nữa. Cho nên đối với nhà cầm quyền CSVN, báo cáo với LHQ và việc làm của họ là hai điều hoàn toàn đi ngược nhau.Cũng vì lý do này, thế giới đã lên án VN về tình trang nhân quyền hiện nay tại Việt Nam.

Saturday, May 16, 2009

Lựa chọn

Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam hiện nay đang đứng trước một bài toán vô cùng nan giải. Trước một nước láng giềng vốn có tính tham lam từ nghìn xưa, giới lãnh đạo trước đây đã ngu muội ký những văn bản công nhận chủ quyền của Trung Cộng tại vùng biển Đông, liệu bây giờ phải có giải pháp như thế nào? Đây quả là điều hóc búa. Phải có một cách ứng xử như thế nào để bảo tồn được sự toàn vẹn lãnh thổ?
Trung Cộng mới đây đã ra lệnh "cấm" không được đánh bắt cá trong vùng biển Đông. Đây quả là một quyết định ngang ngược, bất chấp công pháp quốc tế. Việt Nam đã có phản ứng phản đối về sự vi phạm chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa.
Trong tình hình hiện tại, vấn đề đặt ra ai sẽ là đồng minh của Việt Nam? Giải được bài toán này, nhà cầm quyền Việt Nam mới có thể lèo lái được con thuyền quốc gia vượt qua chặng đường khá chông gai và gay go hiện nay.

Friday, May 15, 2009

Bản chất bá quyền

Trong lịch sử của Việt Nam, Trung Hoa ở phương Bắc luôn luôn là một thế lực nuôi mộng thôn tính Việt Nam. Cha ông ta luôn đặt đất nước ở trong tình trạng đề cao cảnh giác với kẻ thù phương Bắc. Chỉ từ khi một nửa nước lọt vào tay Cộng Sản, Hồ Chí Minh vì muốn chiếm luôn miền Nam đã có liên kết "chiến lược" với kẻ thù của dân tộc với câu nói cửa miệng của những học trò hắn: "môi hở răng lạnh". Cũng vì răng "quá lạnh" cho nên năm 1979, răng đã "cắn dập môi". Những bài học lịch sử đối với kẻ thù phương Bắc vẫn muôn đời có giá trị.
Việt Nam vừa đệ trình lên Liên Hiệp Quốc văn bản công bố về thềm lục địa của mình. Điều này rất là đúng và cũng do sự phản ứng của người Việt ở trong nước và ở hải ngoại cho nên nhà cầm quyền VN mới gấp rút gởi cho Liên Hiệp Quốc. Sau khi Việt Nam công bố văn bản về thềm lục địa, Trung Cộng đã có phản ứng quyết liệt. Với bản chất tham lam, chúng tuyên bố rằng chủ quyền của chúng tại biển Đông là "bất khả tranh cãi". Chúng tuyên bố bản báo cáo lãnh hải của Việt Nam là phi pháp và vô giá trị. Điều này càng để lộ rõ bản chất tham lam của Trung Cộng.
Gần đây, Trung Cộng đã có những hành động gây hấn cả với Hoa Kỳ là quốc gia lâu nay có một hải lực hùng hậu ở Thái Bình Dương. Chúng cho tàu cá đến cản trở các tàu nghiên cứu của Hoa Kỳ. Nhưng cẩn thận! Chúng đang đùa với lửa. Hoa Kỳ hôm 12 tháng 5 đã điều động phi cơ tàng hình đến Nhật và Guam. Đây là những phi cơ tối tân nhất của không lực Hoa Kỳ. Việc điều động phi đội tối tân này đến Thái Bình Dương cũng là nhắm đến những hành động của Trung Quốc. Chúng ta chờ xem những diễn biến mới sẽ xảy ra trong tương lai ở một vùng mà tình trạng căng thẳng đang nóng dần lên.

Thursday, May 14, 2009

anh cóc [thơ con cóc]

anh cóc thương em theo tình việt cộng
cứ thấy "bác hồ nằm giữa chúng ta"
anh cóc thương em theo tình xỏ lá
lại thằng già này lạng quạng vào ra
hơn ba mươi năm sau đàn két vẫn rướn cổ lên ca
không phải CD hay DVD mà cuộn băng cassette:
nhão nhẹt!

d ư ơ n g n ỗ
12 tháng 5, 2009

620 lao động Trung Quốc làm việc tại Việt Nam

Trích VietNam Net

- Thống kê từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Quảng Nam, hiện trên các công trình xây dựng tại Quảng Nam có hơn 620 lao động là người Trung Quốc đang làm việc…

TIN LIÊN QUAN
Số lao động người Trung Quốc đang có mặt tại một số công trình xây dựng thuỷ điện thuộc địa bàn vùng núi Quảng Nam hiện vẫn chưa xác định là chuyên gia hay là lao động phổ thông vì chưa được kiểm tra.

Tuy nhiên, hồ sơ của các đơn vị sử dụng lao động này xác nhận là các chuyên gia về xây dựng thuỷ điện.

Nhiều lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn vẫn chưa xác định được là lao động phổ thông hay chuyên gia. Ảnh: H.A

Chỉ tính riêng tại 3 công trình xây dựng gồm: thủy điện Za Hung, thuỷ điện Sông Kôn 2 (huyện Đông Giang)công trình nhiệt điện Nông Sơn (huyện Nông Sơn) hiện có khoảng 620 người Trung Quốc đang sinh sống và làm việc tại đây.

Đây là số lao động do các đơn vị trúng thầu xây dựng các công trình này tuyển dụng lao động Trung Quốc.

Ông Nguyễn Anh Ánh, Chánh Thanh tra Sở LĐTB&XH Quảng Nam cho biết, Thanh tra Sở đã phát hiện và có nhiều văn bản nhắc nhở các đơn vị sử dụng lao động này kê khai, báo cáo số lao động này theo qui định của pháp luật. Tuy nhiên, các đơn vị sử dụng lao động này vẫn không báo cáo cụ thể.

Để xác định rõ các lao động người Trung Quốc này có phải là chuyên gia hay là lao động phổ thông, tỉnh Quảng Nam yêu cầu ngành lao động thương binh và xã hội tiến hành thanh tra làm rõ.

"Quan điểm của UBND tỉnh Quảng Nam là không tiếp nhận lao động phổ thông người nước ngoài, chỉ tiếp nhận chuyên gia trên các lĩnh vực mà đất nước đang cần và thiếu"- ông Đinh Văn Thu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định.

Hiện Sở LĐTB&XH tỉnh đã thành lập đoàn tổng kiểm tra toàn bộ số lao động người nước ngoài đang làm việc tại Quảng Nam, mà trọng điểm là số lao động người Trung Quốc làm việc trên các công trình xây dựng thuỷ điện tại địa bàn vùng núi Quảng Nam trong những ngày tới.

  • Hoàng Anh

Monday, May 11, 2009

Cảm xúc nhân ngày quốc hận 30 tháng 4

Bài của một du học sinh từ VN

Trích Người Việt Boston

H.N.A. (Một Sinh Viên Du Học Từ Việt Nam)

Ngày 30 tháng Tư, trong lúc người ở miền Bắc gọi là “ngày đại thắng”, thì nhiều người ở miền Nam nhớ lại những mất mát chia lìa, người có thân nhân bị tập trung tù “cải tạo”, kẻ có người thân chết trên đường vượt biên… Ba tôi cũng vậy, cứ mỗi độ tháng Tư về, lúc nào tôi cũng thấy ba tôi ngồi đăm chiêu…

Ba tôi bảo ba đang nhìn về quá khứ và tiếc nuối một thời đã qua. Ba thường nhắc lại khoảng thời gian mà không biết bao người đau khổ trắng tay vì những đợt “cải tạo tư sản”, biết bao gia đình ở miền Nam bị quy là “ngụy quân ngụy quyền” để bị tịch thu hết tài sản và phải rời thành phố đi vùng “kinh tế mới”. Thật đáng sợ khi trong khoảng thời gian đó, người dân cả nước phải chịu sự lãnh đạo và nắm quyền bởi những người thậm chí không được học hành, không biết một chữ cắn đôi. Đến tận bây giờ, tôi mới hiểu được nỗi lòng của ba tôi cũng như những người bạn bè của ba, khi phải sống trong chế độ cộng sản, khi phải trải qua một thời gian dài bị tù đày trong nhà tù cộng sản. Hầu hết những người lính Việt Nam Cộng Hòa như ba tôi sau khi ra khỏi nhà tù Cộng Sản đều trở nên gầy gò, ốm yếu. Chưa kể đến biết bao nhiêu người lính đã hy sinh khi phải hứng chịu những đòn roi tra tấn tàn bạo, nhưng lại được che đậy bằng cụm từ “học tập cải tạo.”

Qua những câu chuyện của ba tôi, dần dần tôi có những cái nhìn khác hơn về thời cuộc, hay nói đúng hơn là tôi nhận ra rằng những gì mà tôi được học ở trường VC trong suốt 12 năm qua chỉ là sự giả tạo, là lịch sử do Đảng Cộng Sản Việt Nam viết lên. Qua những câu chuyện của ba, tôi bắt đầu muốn tìm hiểu về bộ mặt thật của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tôi cố tìm thông tin trên những websites ở hải ngoại và phát hiện ra nhiều Sự Thật khiến tôi ngỡ ngàng. Hóa ra, tôi và những người dân trong nước đã sống trong sự dối trá suốt mấy chục năm qua. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã rất tài tình khi che giấu, bưng bít những tin tức không có lợi cho họ. Tất cả mọi người đều bị che mắt và bịt tai, mê muội nghe theo lời đường mật của những kẻ đang nắm chính quyền. Lớp trẻ chúng tôi đều bị nhồi sọ qua những bài giảng trong lớp học, rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội mới mang lại cho người dân sự ấm no và hạnh phúc. Và nghiễm nhiên, chủ nghĩa xã hội được coi là một môn học bắt buộc trên ghế nhà trường. Trên thế giới, thực tế còn bao nhiêu nước theo chủ nghĩa xã hội? Và người dân ở những nước đó có thực sự sống trong một đất nước Độc Lập, Tự Do, và Hạnh Phúc hay không?
Biết bao nhiêu trò lừa gạt của Cộng Sản đã bày ra nhưng được che đậy bởi những từ ngữ hoa mỹ: “Tất cả vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.”
• Đất nước có mạnh được không khi người dân bị cho là quấy rối chỉ vì đứng lên đòi lại đảo Trường Sa - lãnh thổ của mình mà thuở xưa, cha ông ta đã đánh đổi bằng xương máu.
• Một đất nước có công bằng không khi những kẻ lãnh đạo chính quyền tham nhũng, cướp đất của dân, khiến hàng ngàn người dân mất đất, mất nhà.
• Có dân chủ không khi chỉ cần một câu nói đả kích Đảng Cộng Sản Việt Nam là sẽ bị quy vào tội “phản động, chống phá nhà nước”.
• Một đất nước có được gọi là Độc Lập, Tự Do không, khi mà người dân không có quyền nói lên tiếng nói của mình. Đất nước tự do mà toàn bộ hệ thống chính quyền đều nằm dưới sự quản lý của Cộng Sản. Xã hội được gọi là hạnh phúc mà hàng triệu người dân phải sống trong cảnh lầm than! Liệu như vậy có thật sự là một đất nước độc lập, tự do, hạnh phúc?
• Ngày nay, trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin, người dân trong nước, đặc biệt là những người sống ở miền Nam, đều có cơ hội tìm hiểu và nhận ra bộ mặt thật của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tuy nhiên, trước nguy cơ bị quy là phản động, trước sự an toàn cho gia đình và người thân, họ không dám nói lên tiếng nói của mình.

Tôi thật sự rất xấu hổ khi Việt Nam hiện nay được liệt kê vào danh sách những nước không có Nhân Quyền, không có Tự Do Tôn Giáo, không có được quyền làm người.
Tôi cảm thấy mình rất may mắn vì có cơ hội được đi du học ở Mỹ, được tận mắt nhìn thấy lá cờ của nước Việt Nam Cộng Hòa phất phới bay trong gió - lá cờ vàng ba sọc đỏ đầy ý nghĩa mà trước đây, tôi được nghe ba tôi giải thích màu vàng là màu quốc thổ, cũng là tượng trưng cho người Việt Nam da vàng, ba sọc đỏ là tượng trưng cho ba miền Bắc, Trung, Nam.
Tôi cảm thấy mình may mắn rất nhiều vì có cơ hội được biết thế nào là Dân Chủ, là Nhân Quyền, được tiếp cận với ánh sáng Công Lý, được thoải mái phát biểu ý kiến, nói lên suy nghĩ của mình mà không bị cho là “phản động”. Không như trước đây khi còn ở Việt Nam, tôi phải rỉ tai bạn tôi, khi muốn đánh giá về bức ảnh Cha Lý bị bịt miệng tại phiên tòa xét xử. Chúng tôi phải âm thầm truyền nhau đọc những bài báo hải ngoại nói lên sự thật về Đảng Cộng Sản Việt Nam. Biết nói sao cho hết những nỗi khổ mà người dân trong nước hiện nay phải gánh chịu!

Lại một tháng Tư qua, tôi cảm thấy đau lòng cho số phận của người dân Việt Nam hiện ở trong nước. Tôi mong rằng một ngày không xa, họ sẽ thực sự được sống trong một đất nước tự do, dân chủ, một đất nước, nơi mà người dân có được quyền sống, quyền làm người. Chúng ta, những người may mắn được sống, học tập, và làm việc ở một đất nước tự do và dân chủ cần có những hành động cụ thể để giúp cho những người không may đang sống trong nước, để họ cũng được biết thế nào là Tự Do và Dân Chủ.
Không chỉ bằng lời nói, chúng ta hãy cùng nhau hành động, cùng nhau chung tay tham gia vào những sinh hoạt Cộng Đồng để đóng góp khả năng và công sức của mình để xây dựng một Cộng Đồng Việt Nam vững mạnh ở hải ngoại. Chúng ta phải bằng mọi cách làm cho lớp trẻ ở trong và ngoài nước hiện nay có cái nhìn đúng đắn và biết rõ bộ mặt thật của Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay.

Tháng 4, 2009

Sunday, May 10, 2009

Cảm tác

Cảm tác khi đọc bài thơ "Qua Đồng Bà Chiêu"

Ba mươi mấy năm quê nhà đầy bóng giặc
Thương làm sao đất nước lắm đọa đày
Thù trả chưa xong sầu uất nghẹn
Mối hận này thề phải trả cho xong

Đêm thao thức cảm thương người chiến sĩ
Ngày tan hàng bao kiếp sống thê lương
Người nổi trôi nơi đất khách quê người
Kẻ lang bạc trong mảnh đời gian khổ

Thương thương lắm người chiến binh bất khuất
Súng trên tay đành phải để mất thành
Hồn đất nước như thét gào trong bão lửa
Hận đời đời và hận cả thiên thu

PHP

05/09/09



Saturday, May 9, 2009

Mother's Day

Gởi tặng Mạ

Đôi mắt Mạ trũng sâu
Trong những đêm mất ngủ
Lo cho cả đàn con
Bên ni và bên nớ

Thới gian nào quay lại
Những chuỗi ngày gian nan
Những tháng năm vất vả
Dáng Mạ gầy, con thương

Nay Mạ tuổi đã già
Vẫn còn nhiều lo toan
Biết bao điều phiền não
Ôi thương Mạ làm sao!

Hôm nay ngày của Mẹ
Con viết vội bài thơ
Với tấm lòng thương kính
Gởi tặng Mạ, Mạ ơi!

PHP
05/09/09

Có phải là đã có sự thay đổi?

Gần dây, nhà cầm quyền CSVN cho đặt mua 6 tàu ngầm từ nước Nga. Phải chăng đã có sự chuyển biến trong suy nghĩ của giới cầm quyền. Chúng ta cũng nhớ rằng một phái đoàn quân sự cao cấp của CSVN đã được mời viếng thăm một chiến hạm của Hoa Kỳ đâu ngoài khơi gần với hải phận VN. Điều này dĩ nhiên là làm cho Trung Cộng phải tức giận. Mới đây Trung Cộng đã hai lần cho tàu cá đến để khiêu khích chiến hạm Hoa Kỳ. Trung Cộng còn biểu dương lực lượng bằng một diễn binh trên biển với lời mời giới chức quân sự trong vùng Đông Nam Á kể cả Hoa Kỳ đến để quan sát. Nhưng giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng có sự tương quan lực lượng như thế nào? Chúng ta cũng nhận thấy rằng Trung Cộng cũng khó mà bắt kịp Hoa Kỳ trong lãnh vực quân sự. Chúng ta hãy chờ xem sự thể diễn biến như thế nào trong tương lai.
Mới đây, Hà Nội đã đăng ký thềm lục địa với Liên Hiệp Quốc. Điều này là điều đáng làm và đã làm cho Trung Cộng tức giận. Lịch sử Việt Nam 4000 năm với truyền thống chống giặc ngoại xâm phương Bắc của cha ông phải chăng đã làm thức tỉnh nhà cầm quyền Việt Nam? Dù sao đi nữa, nhà cầm quyền CSVN cũng cần phải có những quyết định sáng suốt hơn trong việc bảo vệ chủ quyền, đáp ứng được nguyện vọng của dân chúng, khỏi hổ thẹn với tiền nhân.

Thursday, May 7, 2009

Người xưa ở phương nao

Từ trường Phan Chu Trinh
Bước sang Nữ Hồng Đức
Đứng lớ ngớ cổng trường
Lòng lo âu hồi hộp

Kìa áo trắng đến gần
Dúi vội tờ thơ nhỏ
Mặt đỏ bừng xấu hổ
Em kẹp vào túi mang

Kể từ đó yêu nhau
Hẹn hò nhau cuối phố
Những buổi đi ăn kem
Những chiều cùng dạo phố

Thắm thoắt mấy mươi năm
Tình xưa bay theo gió
Người xưa ở phương nao
Vương mang bao kỷ niệm

PHP
05/07/09



Một bước mới để tập trung quyền lực của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Từ khi nắm được quyền hành cai trị tại Việt Nam, Đảng Cộng Sản và cơ quan cầm quyền riêng biệt nhau mặc dầu cơ quan cầm quyền chỉ là hư vị và chịu sự khống chế của Đảng. Nhưng mới đây, Đảng CSVN đã có một bước tiến mới trong việc tập trung quyền lực về tay của Đảng. Như vậy từ nay, Đảng và nhà cầm quyền chỉ là một, không cần phải che dấu, "giả mù sa mưa" như trước đây nữa. Việc tập trung quyền lực vào tay của mình là chỉ dấu cho chúng ta thấy từ nay Đảng CSVN sẽ bóp chẹt tự do dân chủ của người dân. Chúng sẽ thẳng tay đàn áp những vụ khiếu kiện của dân oan. Chúng sẽ thẳng tay và mạnh tay hơn đối với những nhà đấu tranh dân chủ trong nước, bất chấp dư luận quốc tế lên án.
Gần đây, Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, một nhà tu khả kính, một nhà tranh đấu không mệt mỏi cho vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, một tù nhân lương tâm và hiện tại đang bị nhà cầm quyền Cộng Sản quản thúc đã có thông điệp Phật Đản gởi nhà cầm quyền Cộng Sản từ bỏ chế độ đảng trị. Đọc bài viết của Đại Lão Hòa Thượng, ta lại càng kính mến và trân trọng một vị chân tu có lòng với quê hương dân tộc mặc dầu đã từng bị tù đày nhiều năm .

Wednesday, May 6, 2009

Niềm tin của đảng viên đối với đảng Cộng Sản Việt Nam

Người dân Việt Nam hiện nay đã không còn tin tưởng vào Đảng Cộng Sản Việt Nam nữa. Những vụ khiếu kiện của dân oan hiện nay từ Bắc chí Nam đa số những người đứng đầu là những người có công với đảng. Sau khi đã chiếm đoạt cả nước, đảng lại ra tay bóc lột những người trước đây đã nuôi giấu đảng viên. Nhưng hiện tại, niềm tin của đảng viên đối với đảng dường như đã không còn như trước đây nữa. Bên cạnh đó, Việt Nam còn bị thế giới lên án về việc đối xử tệ với blogger là những người viết nhật ký trên internet để phản ảnh những suy nghĩ của mình đối với Tổ quốc, đối với giới cầm quyền. Trong khi đó, ngày tự do báo chí vừa qua được đón mừng tại nhiều nơi, nhưng ở Việt Nam người dân hầu như không biết đến ngày này là ngày gì. Biết đến bao giờ thì người dân trong nước mới rủ sạch được những trói buộc để được hưởng không khí tự do như những nước tiên tiến trên thế giới.

Tuesday, May 5, 2009

Vấn đề nhân quyền tại Việt Nam


Tổ chức Human right watch vừa có đề nghị lên chính phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách những nước đặc biệt cần quan tâm. Bên cạnh đó, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã có bản báo cáo hàng năm công bố về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam để đệ nạp lên Liên Hiệp Quốc. Một số nhà trí thức Việt Nam lên tiếng và đưa ra ý kiến về bản báo cáo này .

Saturday, May 2, 2009

Em có hẹn

Tặng Em

Em có hẹn hôm nay xuống phố
Ra đường anh đảo mắt nhìn xem
Nhìn ai cũng ngỡ là em
Hóa ra không phải anh thêm buồn lòng

PHP
05/02/09

Quan hệ Việt Mỹ: Định mệnh và lựa chọn

Trích ViệtNam Net


(TuanVietNam)- Tháng tư năm 1975, USS Kirk 1087 là một trong những chiến hạm Mỹ cuối cùng nhổ neo rời khỏi vùng biển Việt Nam. USS Kirk 1087 không chỉ mang theo mình một phần dòng người di tản ra khỏi Sài Gòn sắp sụp đổ mà còn chở theo mình đoạn kết của một chương đen tối trong lịch sử quan hệ hai nước Việt - Mỹ.

Khi người Mỹ quyết định can thiệp vào miền Nam Việt Nam những năm 1950, nhiều người coi đó là một định mệnh.

Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc Chiến tranh lạnh bắt đầu bước vào cao trào với sự cạnh tranh khốc liệt về ý thức hệ những năm 1950, lựa chọn đó của người Mỹ dường như là bắt buộc. Lợi ích quốc gia về an ninh và quân sự khiến người Mỹ cùng các đồng minh của mình không thể đứng bên ngoài tình hình Việt Nam lúc bấy giờ.

Sự kiện ngày 30/4/1975 đặt dấu chấm hết cho sự can thiệp của người Mỹ tại Việt Nam. Nhưng phải mất 20 năm sau quan hệ Việt Mỹ mới được bình thường hóa. Bên cạnh yếu tố "định mệnh" là bối cảnh Chiến tranh lạnh tiếp diễn hay cuộc chơi giữa ba ông lớn Mỹ - Xô - Trung, thì vấn đề bình thường hóa quan hệ hai nước bị đình trệ một phần vì những "lựa chọn" chủ quan của hai phía, tiêu biểu như sự bất đồng xung quanh vấn đề thực hiện Điều 21 của Hiệp định Paris.

Khi cuộc Chiến tranh lạnh cũng như những ám ảnh của quá khứ đã lùi xa, việc phát triển quan hệ hợp tác Việt Mỹ trong lĩnh vực nào, tới mức độ nào và thông qua những phương thức nào phụ thuộc hoàn toàn vào "lựa chọn" chủ quan của hai nước hơn là "định mệnh" như trước kia.

Quan hệ Việt-Mỹ đang có cơ hội phát triển mạnh mẽ, toàn diện và bước vào một chương mới tươi sáng hơn. Điều này không hề khó khăn, bởi "lựa chọn" nằm ngay trong tay hai nước.

Bài viết là góc nhìn của thạc sĩ Quan hệ quốc tế và Ngoại giao Lê Hồng Hiệp. Đại học Quốc gia Australia.


Ba mươi tư năm sau, những ngày tháng tư năm 2009, một chiến hạm khác của Mỹ, hàng không mẫu hạm USS John Stennis neo đậu trên Biển Đông nhưng lại mang theo mình một biểu tượng khác khi đón tiếp những sĩ quan quân sự cấp cao của Việt Nam viếng thăm: đó chính là sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện trong quan hệ bang giao Việt - Mỹ, bao gồm cả lĩnh vực quân sự vốn vẫn được coi là "nhạy cảm".

Khu trục hạm ISS - Kirk - 1087 của Mỹ. Ảnh: flickr

Định mệnh của quá khứ

Khi người Mỹ quyết định can thiệp vào miền Nam Việt Nam những năm 1950, nhiều người coi đó là một định mệnh.

Lo ngại chủ nghĩa cộng sản sẽ lan tràn khắp khu vực sau khi quân bài domino đầu tiên đổ xuống ở miền Nam Việt Nam, người Mỹ đã quyết định can thiệp vào Việt Nam trong một chiến lược mang tính toàn cầu là ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản. Đó là một quyết định mang tính duy lý của những nhà lãnh đạo Mỹ, và cuộc chiến kéo dài 20 năm sau đó đã diễn ra.

Tuy nhiên có thể thấy, trong bối cảnh cuộc Chiến tranh lạnh bắt đầu bước vào cao trào với sự cạnh tranh khốc liệt về ý thức hệ những năm 1950, lựa chọn đó của người Mỹ dường như là bắt buộc. Lợi ích quốc gia về an ninh và quân sự khiến người Mỹ cùng các đồng minh của mình không thể đứng bên ngoài tình hình Việt Nam lúc bấy giờ.

Chính vì vậy cuộc chiến đã diễn ra và đẩy quan hệ Việt Mỹ bước vào một giai đoạn đen tối như một "định mệnh" của lịch sử mà cả hai bên khó có thể có một sự lựa chọn nào khác.

Nỗ lực hàn gắn quan hệ

Tháng tư năm 1975, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã sụp đổ trước sức tấn công vũ bão của Quân Cộng Sản, chính thức đặt dấu chấm hết cho sự can thiệp của người Mỹ ở Việt Nam.

Sau sự kiện này, những tưởng quan hệ hai nước sẽ sớm được khôi phục khi có những chuyển biến tích cực từ cả hai cựu thù với những vòng đàm phán về bình thường hóa quan hệ hai nước được tiến hành tích cực năm 1977.

Cựu Tổng thống Bill Clinton đã thăm Hà Nội hồi còn đương nhiệm (tháng 11/2000 và lần gần đây là tháng 12/2006.

Cựu Tổng thống George W. Bush tại Apec Hà Nội tháng 11/2006.

Tuy nhiên do một số khúc mắc từ cả hai phía, đặc biệt là việc thỏa thuận về vấn đề Mỹ bồi thường chiến tranh cho Việt Nam theo Điều 21 của Hiệp định Paris, cũng do tác động của bối cảnh cuộc Chiến tranh lạnh và trò chơi lớn giữa Mỹ - Xô - Trung đang diễn ra, hai nước đã bỏ phí cơ hội sớm bình thường hóa bang giao.

Sau đó, quan hệ căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như sự hiện diện của quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia nhằm giúp nhân dân nước này lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ đã lập nên những rào cản mới trong nỗ lực bình thường hóa quan hệ hai nước.

Chỉ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cùng với việc Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và vấn đề Campuchia được giải quyết ổn thỏa, quan hệ Việt - Mỹ mới có những bước tiến quan trọng.

Ngày 3/2/1994, chính quyền của tổng thống Bill Clinton ra quyết định dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận đối với Việt Nam và hơn một năm sau, ngày 11/7/1995, hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ.

Như vậy phải mất 20 năm sau ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất quan hệ Việt Mỹ mới được bình thường hóa và đối với nhiều người Việt Nam cũng như người Mỹ đó là một khoảng thời gian quá dài.

Thế nhưng có thể thấy rằng những diễn biến trong nỗ lực hàn gắn quan hệ hai nước trong khoảng thời gian này không chỉ bị chi phối bởi "định mệnh", hay những điều kiện khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của hai bên, mà còn do những "lựa chọn", những ý chí chủ quan của mỗi phía.

Bên cạnh yếu tố "định mệnh" là bối cảnh Chiến tranh lạnh tiếp diễn hay cuộc chơi giữa ba ông lớn Mỹ - Xô - Trung, thì vấn đề bình thường hóa quan hệ hai nước bị đình trệ một phần vì những "lựa chọn" chủ quan của hai phía, tiêu biểu như sự bất đồng xung quanh vấn đề thực hiện Điều 21 của Hiệp định Paris.

Thành tựu của hơn một thập kỷ sau bình thường hóa

Sau khi bình thường hóa, quan hệ Việt Mỹ đã có những bước phát triển nhanh chóng.

Về chính trị, mặc dù vẫn còn một số tồn tại nhưng hai nước đã càng ngày càng xích lại gần nhau hơn. Các cuộc tiếp xúc và thăm viếng lẫn nhau giữa lãnh đạo cấp cao hai nước đã diễn ra thường xuyên hơn, đặc biệt là trong những năm gần đây.

Hai Tổng thống gần đây của Mỹ là Bill Clinton và George W. Bush đều đã tới Việt Nam. Trong khi đó các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam sang thăm Mỹ trong vòng 4 năm gần đây có Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Về kinh tế, quan hệ giao thương giữa hai nước đã phát triển mạnh mẽ với việc kinh ngạch thương mại hai chiều Việt - Mỹ năm 2008 đạt 15,2 tỉ đô la, gấp hơn 10 lần so với năm 2001. Theo đó, Mỹ đã trở thành đối tác thương mại số một của Việt Nam. Đầu tư trực tiếp của các công ty Mỹ vào Việt Nam cũng tăng lên nhanh chóng.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KHĐT), tính đến ngày 22/11/2008, Hoa Kỳ đứng thứ 11/81 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với 421 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 4,1 tỷ USD. Con số này còn tăng lên nhiều lần nếu tính cả các dự án của các công ty Mỹ đầu tư thông qua các công ty của nước thứ ba.

Về quốc phòng, hợp tác giữa hai nước Việt - Mỹ trên lĩnh vực vốn đang được coi là nhạy cảm này cũng đã có những bước tiến quan trọng trong những năm gần đây. Các cột mốc đáng chú ý gồm có chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà tới Mỹ tháng 11/2003, hay các chuyến viếng thăm hữu nghị của các tàu hải quân Mỹ tới các hải cảng Việt Nam, và gần đây nhất là chuyến thăm của đoàn sĩ quan cấp cao quân đội nhân dân Việt Nam tới hàng không mẫu hạm USS John Stennis của Mỹ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Mỹ hồi tháng 6/2008

Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết thăm Mỹ hồi tháng 6/2007

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Mỹ hồi tháng 6/2005

Hợp tác về quân sự giữa hai nước trong giai đoạn trước mắt tập trung vào việc Mỹ giúp tăng cường năng lực của quân đội Việt Nam trong công tác cứu trợ nhân đạo, giảm thảm họa, thiên tai; gia tăng nỗ lực của Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế.

Hợp tác: Lựa chọn của tương lai

Có thể nói, sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện của quan hệ Việt Mỹ trong một thập kỷ qua là một thành công đáng kể của cả hai nước.

Giờ đây khi cuộc Chiến tranh lạnh cũng như những ám ảnh của quá khứ đã lùi xa, việc phát triển quan hệ hợp tác Việt Mỹ trong lĩnh vực nào, tới mức độ nào và thông qua những phương thức nào phụ thuộc hoàn toàn vào "lựa chọn" chủ quan của hai nước hơn là "định mệnh" như trước kia.

Đương nhiện, lựa chọn hợp tác giữa hai nước phải phù hợp với lợi ích quốc gia của mỗi bên. Xét trên góc độ này, cả Mỹ và Việt Nam đều có đầy đủ mọi lý do để lựa chọn thúc đẩy hợp tác giữa hai nước mạnh mẽ và toàn diện hơn nữa.

Trước tiên phải kể đến lợi ích chính trị của cả hai nước khi phát triển hơn nữa quan hệ song phương.

Nếu như đối với Việt Nam quan hệ với Mỹ có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao vị thế của mình cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp phát triển kinh tế thì đối với Mỹ, việc phát triển quan hệ chính trị với Việt Nam cũng có ý nghĩa ngày càng quan trọng.

Với một vị thế không ngừng lớn mạnh trên trường quốc tế, Việt Nam xứng đáng có một vị trí cao hơn trong chiến lược của Mỹ, đặc biệt là ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nơi cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc được dự báo sẽ ngày càng gay gắt hơn trong tương lai.

Chính vì vậy quan hệ tốt hơn với Việt Nam sẽ có lợi cho Mỹ trong việc duy trì ảnh hưởng của mình ở khu vực.

Về kinh tế, một điều rõ ràng là quan hệ kinh tế với Mỹ, với tư cách là đối tác thương mại lớn nhất và nhà đầu tư hàng đầu, có vai trò quan trọng đối với Việt Nam.

Tuy nhiên, Việt Nam với một nền kinh tế năng động, thị trường lớn nhiều tiềm năng cùng nhiều cơ hội chưa được khai phá, cũng cần được Mỹ coi là một đối tác quan trọng về kinh tế.

Ngoài ra, việc Mỹ phát triển hơn nữa quan hệ kinh tế với Việt Nam cũng sẽ thúc đẩy quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở đây. Điều này phù hợp với chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường và mở rộng các giá trị tự do, dân chủ của Mỹ trên toàn cầu.

Về quân sự, hợp tác giữa hai quốc gia trên lĩnh vực này vẫn còn tương đối mới mẻ và dè dặt. Nhưng cũng chính vì thế tiềm năng phát triển hợp tác giữa hai bên trên lĩnh vực này trong tương lai là rất to lớn.

Thúc đẩy hợp tác quân sự sẽ mang lại cho cả hai nước những lợi ích trước mắt cũng như lâu dài, đặc biệt là trong việc đối phó với những bất trắc tiềm tàng về an ninh ở khu vực mà hai bên cùng quan tâm. Việc phát triển hợp tác quân sự cũng mang lại thêm một rường cột trong quan hệ hai nước, làm cho quan hệ hai nước trở nên toàn diện và vững chắc hơn.

Qua phân tích trên, chúng ta có thể thấy quan hệ Việt Mỹ đang đứng trước những cơ hội mới để phát triển mạnh mẽ và toàn diện hơn nữa, bao gồm cả ba lĩnh vực: chính trị, kinh tế và quân sự. Mục tiêu mà hai bên đặt ra và cần vươn tới trong tương lai gần là xây dựng quan hệ đối tác mang tính xây dựng hữu nghị, hợp tác nhiều mặt trên nền tảng rộng lớn, ổn định và hiệu quả giữa hai nước.

Quan hệ hai nước Việt - Mỹ đã từng trải qua những trang đen tối vì sự đưa đẩy bởi "định mệnh" khách quan của lịch sử. Giờ đây, khi "lựa chọn" chủ quan thay thế "định mệnh" khách quan quyết định quan hệ song phương, hi vọng quan hệ Việt-Mỹ sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ và toàn diện hơn nữa và bước vào một chương mới tươi sáng hơn. Điều này không hề khó khăn, bởi "lựa chọn" nằm ngay trong tay hai nước chúng ta.
  • Lê Hồng Hiệp (Thạc sỹ Quan hệ quốc tế và Ngoại giao - Đại học Quốc gia Australia)