Translate

Tuesday, July 27, 2010

Lý Tống Ó Đen - Ác Mộng Của Bạo Quyền

Lý Tống Ó Đen lại cánh bay
Lần này mổ mắt lũ tay sai
Vĩnh Hưng xém chút thành mù chột
Cộng đảng muôn đời phải đắng cay!
Tay trói cho Tự Do cất bước
Chân cùm để chính nghĩa vươn vai
Sống đời chùm gởi thà tù tội
Lý Tống! Cộng nô ác mộng dài!
Từ Đà Thành
(07/26/10)

Hoa Kỳ vạch lằn ranh trên biển

Trích DCV Online
Walker MartinTrà Mi lược dịch


FRANKFURT, Germany, July 26 (UPI) ‒ Tuần trước, một cách long trọng chưa từng thấy, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton gửi tới Bắc Kinh lời cảnh báo về tham vọng của Trung Quốc tại vùng biển Nam Trung Hoa cần phải được cân nhắc trong ba phạm vi riêng biệt.


Joseph Nye tại Việt Nam (Jan 2010)
Nguồn/Photo: lookatvietnam.com
Như thế là vì, như giáo sư Harvard (và cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng trong chính quyền Clinton) Joseph Nye quan niệm, quan hệ giữa các cường quốc cũng giống như một ván cờ vua ba chiều. Nó có phương trình quân sự, phương trình kinh tế và kích thước riêng biệt, nhưng liên quan của ảnh hưởng văn hóa. Nye gọi nó là “quyền lực mềm,” khả năng của một cường quốc không buộc các nước khác làm theo ý mình nhưng để các nước khác “muốn những gì mình muốn.”

Vì vậy Clinton đã làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Yang Jiechi (Dương Khiết Trì) tức điên lên tại diễn đàn khu vực ASEAN vào tuần trước bằng lời quả quyết rằng việc giải quyết tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa nằm trong “lợi ích quốc gia” của Hoa Kỳ trên cả ba phương diện.

Trung Quốc đã chơi lá bài quân sự, bằng cách lập các đồn quân sự ở quần đảo đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mặc kệ những tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei. Trung Quốc trong những tháng gần đây đã tự tăng vùng quyền lợi trên biển Nam Trung Hoa, đơn phương tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá cùng lặp đi lặp lại những cuộc diễn tập hải quân, đổ bộ và thử nghiệm tên lửa. Việt Nam trả lời bằng công bố mua tàu ngầm Kilo-class của Nga làm.

Vấn đề kinh tế là tâm điểm, vì những dấu hiệu cho thấy vùng biển rộng lớn này có dự trữ dầu và khí đốt lớn. Và Trung Quốc đã cảnh báo một cách rõ ràng với các công ty dầu phương Tây hoạt động trong vùng biển Việt Nam rằng triển vọng tương lai tài chính của họ ở Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu họ tiếp tục.


Ngoại trưởng Mỹ và Bộ trưởng Ngoại Giao TQ (Feb. 21, 2009)
Nguồn: whiterabbitcult.com
Ảnh hưởng văn hóa trở thành vấn đề vì Hoa Kỳ đứng trên nguyên tắc của luật pháp quốc tế, tìm giải pháp hoà bình cho các tranh chấp và tin rằng vì không có quyền lợi nên Mỹ có thể được xem như là môi giới trung thực trong vụ này.

Đằng sau đó còn một câu hỏi văn hóa lớn hơn: ở một độ mà chúng ta có thể thấy được hình dạng mới của cuộc chiến tranh lạnh đang thành hình. Ở một bên là quyền bá chủ của Mỹ, dựa trên (ít nhất là trên nguyên tắc) về tự do thương mại, thị trường tự do và các tổ chức tự do. Mặt bên kia là một mô hình độc đoán hơn, của Trung Quốc, đang xuất hiện, dựa trên quyền lực nhà nước, sự thống trị của nhà nước trên nền kinh tế và các ngành công nghiệp chính và nhà nước kiểm soát (toàn bộ) các phương tiện truyền thông và hệ thống chính trị.

Cùng lúc khả năng xẩy ra cuộc đụng độ giữa các cường quốc ở Đài Loan dường như đã giảm, và có vẻ đang tăng ở vùng biển Nam Trung Hoa, khu vực mà Trung Quốc đã tuyên bố là một trong những “lợi ích cốt lõi” của họ cùng với Tây Tạng và Đài Loan. Clinton cho rằng, tranh chấp lãnh thổ (đã đưa đến những đụng độ trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc trong quá khứ) là một “ưu tiên ngoại giao hàng đầu” và bây giờ đã trở thành mấu “chốt đối với an ninh khu vực.”

“Hoa Kỳ xem quyền tự do giao thông, với cửa ngõ mở rộng vào miền biển châu Á, cùng sự tôn trọng luật lệ quốc tế tại vùng biển Nam Trung hoa là một lợi ích quốc gia,” Clinton nói.

Một bối cảnh kinh tế sâu xa hơn đã vào cuộc từ tuần trước khi Guan Jianzhong, Chủ tịch hãng Đánh giá Tín dụng Dagong Global, công ty đánh giá lớn nhất Trung Quốc, đã cho Financial Times một cuộc phỏng vấn và tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã phá sản và tài trợ sức mạnh quân sự của mình bằng tiền vay một cách mà không thể kéo dài được. Lời phê bình của Guan làm người ta nhớ lại những năm 1960 Mao Trạch Đông Hoa Kỳ cho là một “con hổ giấy” và đang sụp đổ (“chủ nghĩa tư bản đang giãy chết”).

“Hoa Kỳ đang phá sản và phải đương đầu với phá sản thuần như một quốc gia con nợ nhưng các cơ quan đánh giá vẫn xếp hạng cao cho nó,” Guan nói. “Trên thực tế, chi tiêu quân sự khổng lồ của Mỹ không phải là tiền do họ tạo được nhưng bằng tiền vay, như thế là không bền vững.”

“Cuộc khủng hoảng tài chính đã xảy ra vì tổ chức đánh giá không tiết lộ đúng những rủi ro và điều này đã mang toàn bộ hệ thống tài chính Mỹ đến bờ vực phá sản, gây thiệt hại lớn cho Mỹ và lợi ích chiến lược của họ,” Guan nói thêm.

Guan có thể có lý, ngoại trừ việc Tân Hoa Xã, cơ quan thông tin chính thức của Trung Quốc đăng một bài nghị luận bất thường vào thứ Sáu cho thấy mức độ báo động cấp cao tại Bắc Kinh về triển vọng kinh tế của chínhTrung Quốc, vì lương công nhân tăng cao và số lao động bắt đầu giảm kết hợp với một hiện tượng nhà đất ảo tưởng.

“Nếu giá nhà đất không được kiểm soát và vấn đề đất đai không được giải quyết, chúng có thể đe dọa ổn định xã hội và nền kinh tế quốc gia,” bài xã luận viết, theo bản dịch tiếng Anh trên tờ China Daily. “Trận chiến bập bênh giữa chính quyền trung ương và các nhóm lợi ích khác cho thấy Trung Quốc đang mắc bệnh bất động sản. Sau khi thấy rất khó khăn để nhà nước thực hiện chính sách tài sản gắt gao hơn, công chúng đã nhận ra rằng các nhóm cùng quyền lợi đã trở nên đủ mạnh để chống lại hoặc làm xáo trộn chính sách kiểm soát tài sản của chính phủ trung ương.”

“Về bản chất, tương tự như ngành công nghiệp tài chính ở Hoa Kỳ, ngành bất động sản của Trung Quốc quá lớn để sụp đổ. Vì vậy, không phải là cường điệu khi nói rằng lĩnh vực nhà đất đã bắt cóc nền kinh tế Trung Quốc,” bài báo nói thêm. “Khả năng bất ổn xã hội đang trở thành thực tế vì nhà ở và các vấn đề liên quan tới đất đai mỗi ngày một tệ hơn.”


Trẻ chơi trên đường xe lửa cạnh khu phố nghèo (Shenyang, China - March 11 2009)
Nguồn/Photo: habitants.org
Tóm lại, lãnh đạo Trung Quốc đang lo lắng, ngay cả khi họ bắt nạt các nước láng giềng và tuyên bố Mỹ đang suy sụp. Nhưng bây giờ Hoa Kỳ, biết rằng Trung Quốc đang đau khổ vì điểm yếu của mình trên bàn cờ vua chiến lược ba chiều trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã vạch một đường trrên mặt biển Nam Trung Hoa. Người ta vẫn còn đợi xem lằn ranh đó có đứng vững hay không và các quốc gia vùng Đông Nam Á sẽ chọn đứng về phía nào.


© DCVOnline