Translate

Sunday, October 31, 2010

Ngoại trưởng Mỹ nêu vấn đề nhân quyền với Trung Quốc và Việt Nam

Theo VOA News
Thứ Bảy, 30 tháng 10 2010U.S. Secretary of State Hillary Rodham Clinton gestures during a news conference with Vietnamese Foreign Minister Pham Gia Khiem at the ASEAN summit in Hanoi, 30 Oct 2010

Hình: AP

Các nhà lập pháp Mỹ cùng với các nhân vật hoạt động tích cực cho nhân quyền đã hối thúc bà Clinton lên tiếng mạnh mẽ hơn về nhân quyền.

Hoa Kỳ cho biết hôm thứ 6 là họ sẽ nêu lên mối quan tâm về nhân quyền với Trung Quốc và Việt Nam, kể cả trường hợp của khôi nguyên giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba, khi Ngoại trưởng Hillary Clinton đến thăm hai nước này.

Theo tin của hãng thông tấn Pháp, các nhà lập pháp Mỹ cùng với các nhân vật hoạt động tích cực cho nhân quyền đã hối thúc bà Clinton lên tiếng mạnh mẽ hơn về nhân quyền trong lúc chính phủ của Tổng thống Barack Obama ra sức vun bồi tình thân hữu với Việt Nam và cải thiện các mối quan hệ với Trung Quốc.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Philip Crowley cho hay Ngoại trưởng Clinton đã đến Việt Nam hôm thứ 6 để tham dự một hộïi nghị thượng đỉnh khu vực, và bà đã thảo luận với phía Việt Nam về nhiều vấn đề khác nhau kể cả vấn đề nhân quyền.

Ông Crowley cho báo chí biết rằng hồi gần đây đã xảy ra những trường hợp bắt giữ các nhà báo, các blogger và những nhân vật tranh đấu ở Việt Nam, và chính phủ Hoa Kỳ cho rằng điều này đi ngược với cam kết của Việt Nam đối với các tiêu chuẩn về quyền con người được quốc tế công nhận, trong đó có quyền tự do ngôn luận.

Ông Crowley không cho biết là bà Clinton có đề cập tới vấn đề nhân quyền với Trung Quốc khi đến thăm đảo Hải Nam trong tuần này hay không. Nhưng ông nói rằng những mối quan tâm về nhân quyền chắc chắn sẽ được nêu lên trong chuyến viếng thăm sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đến Hoa Kỳ. Ông nói rằng Hoa Kỳ đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc trao tặng giải Nobel cho ông Lưu Hiểu Ba và điều này chắc chắn sẽ được đề cập tới trong các cuộc thảo luận với phía Trung Quốc.

Trước đó trong ngày thứ 6, Hội Ký Giả Không Biên Giới, RSF đã gửi thư cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nhân chuyến đi Việt Nam, kêu gọi bà hối thúc nhà chức trách Việt Nam trả tự do cho các nhà báo và các blogger đang bị cầm tù; đồng thời gợi ý bà can thiệp các trường hợp cụ thể của các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Phạm Minh Hoàng.

Thông cáo báo chí của RSF cho hay luật sư Lê Công Định, một người có bài viết trên mạng đang lãnh án tù 5 năm.
Nguyễn Tiến Trung, một blogger hoạt động dân chủ đang thọ án tù 7 năm. Cả hai sẽ bị quản chế 3 năm sau khi mãn án.

Phạm Minh Hoàng, một blogger mang song tịch Pháp Việt đã bị chính thức khởi tố ngày 29 tháng 9 sau khi bị giam 6 tuần. Vợ của ông Hoàng nói rằng lý do chính khiến chồng bà bị bắt là vì ông phản đối công ty Trung Quốc khai thác mỏ bô-xít ở cao nguyên, gây nguy hại cho môi trường.

Các nhà báo và blogger khác nói về đề tài này cũng bị giam, trong đó có ông Bùi Thanh Hiếu.

RSF nói rằng trong bài diễn văn lịch sử hồi tháng giêng vừa qua, bà Clinton xác định rõ ràng Hoa Kỳ ủng hộ quyền tự do phát biểu ý kiến online; và Hoa Kỳ có nghĩa vụ bảo vệ công cụ này để phát triển kinh tế và xã hội.

RSF kêu gọi bà hãy bênh vực các nguyên tắc này trong khi tiếp xúc với nhà chức trách Việt Nam, quốc gia đang là nhà tù lớn thứ nhì về giam cầm cư dân mạng với tổng cộng 16 người viết bài trên mạng và 3 nhà báo đang bị giam cầm.

Saturday, October 30, 2010

Mỹ khẳng định sự trở lại ASEAN trong vai trò lãnh đạo

Bên cạnh vai trò chủ trì cuộc họp với những ngoại trưởng trong vùng để bàn thảo về các ý tưởng phát triển và hợp tác hạ vùng Mê Kông, Ngoại trưởng Hillary Clinton còn có các hoạt động khẳng định sự trở lại của Hoa Kỳ đối với ASEAN trong vai trò lãnh đạo.

Trong lịch trình làm việc, bà Cliton sẽ có các cuộc gặp với các lãnh đạo Thái Lan, Việt Nam, Lào và Campuchia để thảo luận về hợp tác khu vực xây dựng năng lực trong các lĩnh vực y tế, môi trường, giáo dục và cơ sở hạ tầng.

Về vấn đề Biển Đông, một lần nữa Ngoại trưởng Hoa Kỳ xác nhận sự quan tâm sâu sắc của Mỹ đối với sự an toàn hàng hải và an ninh khu vực. Hãng tin Reuters ghi lại rằng bà Ngoại trưởng đã khẳng định sự ủng hộ của Hoa Kỳ và đề nghị các nước giải quyết vấn đề trong tinh thần hợp tác. Bà nhấn mạnh các giải pháp lâu dài trước hết phải chấp hành nghiêm túc Tuyên bố chung về ứng xử giữa các bên trong vấn đề Biển Đông.

Friday, October 29, 2010

Gốc rễ của vụ Cồn Dầu?

Theo BBC News

Tin cho biết vào cuối giờ chiều hôm nay, phiên xử của tòa án quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, đã kết thúc với mức án tù giam 12 tháng cho ông Nguyễn Hữu Minh, 9 tháng cho bà Phan Thị Nhẫn.

Ba người khác - Lê Thanh Lâm, Trần Thanh Việt, Nguyễn Thị Thế, bị án 9 tháng nhưng hưởng án treo. Ông Nguyễn Hữu Liêm nhận 12 tháng tù treo.

Được biết đề nghị của một số thân nhân bị cáo muốn mời Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ đại diện cho họ trước tòa đã bị bác. Ngay sau phiên tòa, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ nói với BBC rằng theo ông, nguyên nhân sâu xa của vụ việc là vấn đề đất đai.


Thursday, October 28, 2010

Chữ Trinh

Theo NguoiViet Boston

Nguyễn Thanh Ty

Giờ đã là thế kỷ thứ 21 rồi mà còn nói đến “chữ trinh” không khéo có người lại ôm bụng cười ngất và bảo rằng “Xưa rồi Diễm!”.

Vâng! Quả đúng như thế! Nhất là ở cái xã hội Cộng Hoà Xã Nghĩa Việt Nam thì cái “chữ trinh đáng giá ngàn vàng” chẳng còn một chút giá trị đạo đức nào cả.

Bọn lãnh đạo Hà Nội theo lời dặn dò của lão Hồ: “Con người là (cái) vốn quí”, (tức một thứ hàng quí mà không cần vốn) đã đem “trôn” của các cô gái quê, một thứ của không vốn, bán cho bọn Đài Loan, Singapore, Tàu Cộng, Mã Lai mấy năm nay… để lấy tiền làm giàu. Giàu sụ. Tên nào cũng có cả tỷ đô la trong nhà băng ngoại quốc. Dinh cơ đồ sộ năm bảy cái tọa lạc khắp các đô thị. Còn chuyện các cô gái khốn khổ ấy theo chồng ra nước ngoài, có được hạnh phúc hay sống chết ra sao thì “mặc bây” tiền thầy đã bỏ túi. Đảng ta phủi đít cái phạch là xong.

Chưa có lúc nào mà đạo đức xã hội Việt Nam suy đồi đến tận cùng đất đen như vậy. Hàng trăm tổ chức nhân danh là “Công ty Môi giới hôn nhân” hợp tác với Nhà nước và bọn buôn phụ nữ để làm ăn một cách hợp pháp. Chúng về các vùng quê, chiêu dụ các cô gái trong những gia đình nghèo, nói là để giới thiệu việc làm tại thành phố, nhưng thật sự là đem bán cho bọn đàn ông nước ngoài làm vợ. Tiếng là làm dâu kỳ thực là làm nô lệ tình dục.

Theo báo chí trong nước đưa tin, riêng mỗi một xã Tân Lộc ở Thốt Nốt tỉnh Cần Thơ, từ năm 2000-2006 đã có đến 2.744 cô gái bị đem đi bán cho Đài Loan. Xã Tân Lộc là một đảo nhỏ giữa sông, giờ có cái tên mới là “Đảo lấy chồng Đài Loan”. Báo VnEpress cho biết từ tháng 1/1987 đến 3/2008 có 87 ngàn cô gái Việt sang làm dâu Đài Loan

Theo số liệu của Cục Thống kê Hàn Quốc (Đại Hàn) thì đến nay đã có 50.000 cô gái Việt Nam làm dâu xứ này.

Nhưng bài viết này không bàn về chuyện “Gái Việt lấy chồng ngoại” nên không đi sâu vào chi tiết mà chỉ nhân chuyện đảng cộng sản Việt Nam bán trinh tiết của các cô gái Việt Nam để làm giàu cho cá nhân và cái đảng của mình mà tản mạn vài ý về chữ trinh của người Việt lưu vong và sự tha hóa của một số trí thức hải ngoại mà thôi.

Chữ trinh này nằm trong 4 chữ “trung trinh tiết tháo”.

Tình cảnh tháng 4/75, cộng sản Bắc Việt với sự giúp sức của cả một khối Cộng Sản khổng lồ đã ào ạt đưa xe tăng vào xâm lược miền Nam cướp đất, cướp của, tàn phá tan hoang đất nước miền Nam, lăng nhục người miền Nam so với tình cảnh nàng Kiều trong Đoạn trường Tân Thanh của cụ Nguyễn Du thấy có mấy phần giống nhau.

Gia đình của Vương viên ngoại đang sống êm ấm, chan hoà hạnh phúc trong cảnh thanh bình:

Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh,
Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng.

thì bỗng nhiên cha con, chồng vợ bị phân ly, nhà tan cửa nát, Kiều phải bán mình chuộc cha chỉ vì thằng bán tơ bá vơ nào đó bị bắt vì tội bán tơ lậu, bị quan nha “làm việc” rồi khai đại cho nhà Vương viên ngoại. Thế là:

Sai nha bỗng thấy bốn bề xôn xao.
Người nách thước, kẻ tay đao;
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi….
Hỏi ra sau mới biết rằng:
Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ.

Tình cảnh chúng ta, nhân dân miền Nam còn thê thảm, tồi tệ gấp mấy ngàn lần tình cảnh của nhà Vương viên ngoại.

Bọn quan nha ngày xưa bắt oan người dân chỉ cốt làm tiền:

Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền

Cho nên Kiều đành theo lời “cò” ở trong quan phủ nộp tiền đút lót để đỡ tội cho cha bằng cách bán mình để trả hiếu:

Tính bài lót đó luồn đây
Có ba trăm lạng việc này mới xuôi

Quyết tình nàng mới hạ tình:
“Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha!”

Còn chúng ta? Nhân dân miền Nam đang sống trong cảnh thanh bình từ năm 1954 khi Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh, mãi đến cuối năm 1963, đời sống ấm no, câu hò tiếng hát nông thôn vang vang trên ruộng đồng. Dài theo miền duyên hải, tiếng hò dô ta kéo lưới của ngư dân rộn ràng lúc mặt trời lên. Đời sống của người dân thật an nhàn, hạnh phúc.

Thế mà, bỗng dưng, thằng bán tơ Hồ chí Minh hô hoán lên “Đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam. Mỹ Diệm kềm kẹp nhân dân miền Nam” phải giải phóng miền Nam.

Thế là suốt 20 năm, thằng bán tơ Hồ chí Minh cõng quan thầy Nga sô, Trung cộng đem súng đạn vào hiếp miền Nam. Bắt đầu từ đó bọn chúng gây cảnh máu chảy, đầu rơi không ngừng suốt từ bến Hải đến Cà Mau..

Sau khi bọn Bắc Việt Cộng vào cướp miền Nam thì có tới nửa triệu nàng Kiều, Quân Cán Chính, bị đẩy vào chốn lao tù làm khổ sai, một triệu người trốn chạy bị chết dưới biển, trên rừng, ba triệu người bị đày lên kinh tế mới.

Trong những giờ phút đen tối đó, trước cảnh nước mất nhà tan vào tay loài quĩ đỏ, có những nàng Kiều với hào khí ngút trời, đã tuẫn tiết để quyết giữ chữ trinh, trung trinh tiết liệt của người tướng, thành mất phải mất theo thành, nước mất phải mất theo nước chứ nhất định không hàng giặc. Đó là: Nguyễn Khoa Nam, Lê nguyên Vỹ, Lê văn Hưng, Hồ ngọc Cẩn, Nguyễn văn Long v.v… Còn nhiều, rất nhiều nàng Kiều vô danh khác trong hàng ngũ Quân lực VNCH đã quyết gìn giữ chữ trinh của mình trong chốn lao tù của bọn cộng sản, quyết không làm ô danh màu cờ sắc áo của người chiến binh Cộng hòa. Đáng khen thay! Đáng kính phục lắm!

Nhưng bọn cướp cạn Cộng sản đâu chỉ cướp ba trăm lạng bạc là xong, mà chúng cướp tất cả: Của cải, vàng bạc châu báu, nhà cửa, đất đai ruộng vườn, kể cả vợ con viên chức miền Nam chúng cũng cướp để làm nô lệ tình dục cho chúng..

Ngày trước, giặc Tầu hay thực dân Pháp cướp nước, đô hộ dân ta một ngàn năm, một trăm, đã tàn ác là vậy, song so với sự tàn ác của bọn Cộng sản Bắc Việt hiện nay đối với người anh em cùng một bọc trứng sinh ra, chúng còn dã man hơn nhiều

Nàng Kiều bị bán vào thanh lâu năm lần, bảy lượt, tấm thân bầm dập, liễu chán hoa chê, nhưng cũng chỉ có 15 năm đoạn trường. Kết cuộc Kiều cũng được giải thoát và đoàn viên với gia đình. Lại được vui vầy hạnh phúc.

Còn chúng ta, đã 35 năm vẫn còn bị Cộng nô đày đọa, còn phải lưu lạc quê người để tìm đường sống.

Kiều trước khi bán mình chuộc cha cho tròn chữ hiếu đã cùng Kim Trọng thề nguyền giao ước đính hôn có vầng trăng chứng giám:

Vầng trăng vằng vặc giữa trời,
Đinh ninh hai miệng một lời song song.

Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu

Trong lúc đó, bọn cộng sản Hà Nội cũng cho bộ phận đặc công len lỏi vào hàng ngũ Quốc gia tuyên truyền dụ dỗ, mua chuộc người lính Việt Nam Cộng Hòa đi theo cái gọi là Mặt trận giải phóng miền Nam, nhưng người chiến binh Cộng Hòa luôn lấy chữ trinh thề trên đầu rằng: vì Danh dự – Tổ Quốc – Trách nhiệm mà luôn luôn “Cư An Tư nguy” quyết trung trinh với nước, thề hy sinh tánh mạng để bảo vệ giang sơn đất nước, không để cho bọn cộng nô lừa bịp.

Thế nhưng cũng vẫn có những kẻ mê muội, không phân rõ được trắng đen, chính tà, đã “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” đã đem chữ trinh của mình dâng cho bọn Việt công lợi dụng. Để rồi sau ngày 30/4, cái bọn thờ ma cộng sản này hý hửng ùa nhau ra đường “hồ hởi phấn khởi” đón rước thằng Sở Khanh Việt cộng, tưởng rằng nó sẽ ôm ấp yêu dấu mình. Ngờ đâu, chưa đầy ba bảy hăm một ngày, đã bị nó văng ra khỏi cửa một cách tàn nhẫn. Lúc đó mới “sáng mắt sáng lòng” nhận ra được sự thực quá phủ phàng, ân hận thì quá muộn:

“Thôi đà mắc lận thì thôi !
“Đi đâu chẳng biết con người Sở Khanh?
“Bạc tình nổi tiếng lầu xanh,
“Một tay chôn biết mấy cành phù dung!

Lúc đó chỉ còn cắn lưỡi kêu trời, len lén xuống thuyển vượt biển còn tấm thân “trong như ngọc, trắng như ngà” thì giờ đây đã:

Tíếc thay một đóa trà mi,
Con ong đã tỏ đường đi lối về.

Chuyện đã qua 35 năm rồi, người Việt tị nạn giặc cộng những tưởng được yên thân nơi quê người, đất lành chim đậu, ngờ đâu bọn cộng sản gian ác vẫn không buông tha… Lòng tham không đáy, chúng vẫn thò những cánh tay bạch tuột ra tận hải ngoại để ve vãn, vuốt ve người Việt hải ngoại bằng Nghị quyết 36. Chúng bày đủ mưu mô xảo trả để dụ dỗ những kẻ đã từng bỏ cả gia sản, bỏ cả quê hương, thân nhân ruột thịt mà trốn chạy loài quĩ dữ.

Ngày xưa Kiều cũng bị Sở Khanh mưu với Mụ Tú bà dùng Nghị quyết 36 này để gài bẫy Kiều phải chấp nhận làm gái:

Cách tường, nghe có tiếng đâu họa vần.
Một chàng vừa trạc thanh xuân,
Hình dung chải chuốt, áo khăn dịu dàng.

đã ngon ngọt dụ dỗ:

“Thuyền quyên ví biết anh hùng,
“Ra tay tháo cũi, sổ lồng như chơi !”

Nghị quyết 36 của giặc Cộng, cũng giống như thế. Ở điều thứ 2 của Nghị quyết dụ khị:

“Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách rộng mở và biện pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho đồng bào về thăm đất nước, người thân, đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học – công nghệ, hoạt động văn hóa – nghệ thuật. Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã được đổi mới và đạt được những kết quả đáng kể cả ở trong và ngoài nước. Công tác thông tin, văn hóa phục vụ cộng đồng từng bước được tăng cường, nhất là trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và qua mạng Internet. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chính quyền địa phương và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã có chuyển biến tích cực.”

Cụ thể là chúng đã gửi ra hải ngoại băng dĩa nhạc, kịch, cải lương, video quay cảnh sông nước quê hương. Những đoàn ca múa như Duyên dáng Việt Nam, những lần trình diễn ca nhạc kêu gọi tình tự dân tộc, đề cao hình ảnh “quê hương là chùm khế ngọt” để cho người Việt hải ngoại mềm lòng mà móc hầu bao gửi tiền đô cả chục tỷ mỗi năm nuôi chúng ngày càng mập, càng mạnh.

Để thấy rõ hơn cái mưu mô thâm độc của cái gọi là Nghị quyết 36 trong lãnh vực văn nghệ, chúng ta hãy nghe một đọan phỏng vấn của tạp chí Quê Mẹ với một Biên tập viên Đài tiếng nói Việt Nam vừa tị nạn:

Lê Thành Trung ở trại tị nạn Spandaw Tây Berlin vào đầu tháng bẩy. Anh vừa từ Tiệp Khắc chạy qua Đức xin tị nạn chính trị, nhân chuyến đi do Đài Tiếng Nói Việt Nam cử sang tìm hiểu tình hình người Việt ở Đông Âu. Tốt nghiệp đại học Tổng hợp và đại học Báo chí Hà nội, Lê Thành Trung hành nghề phóng viên ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Anh đã phụ trách các chương trình phát thanh thời sự, Văn nghệ, Khoa học và đời sống, Tiếp chuyện bạn nghe đài, Chương trình dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc v.v…

Quê Mẹ: Anh có thể cho biết kỹ hơn về khía cạnh này. Chương trình dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc có những đặc điểm gì so với các chương trình phát thanh trong nước?
L.T.T.:
Đặc điểm chính là ở sự cóp nhặt, cắt xén đó. Mọi chương trình phát trên sóng trong nước đã được gọt tỉa kỹ càng so với thực tế đời sống. Sang phòng Việt kiều lại được gọt tỉa tắm gội một lần nữa. Trên tinh thần: đem chuông đi đấm nước người, tốt đẹp phô ra, xấu xa che lại.
Chẳng hạn không bao giờ trên sóng phát ra nước ngoài đưa tin về các tệ nạn xã hội, về tham nhũng, hối lộ, ăn xin, cướp bóc… Trái lại, những tin chung chung như tiềm năng dầu khí ở Việt Nam, triển vọng phát triển ngành du lịch, đất nước Việt Nam giàu đẹp, tiền rừng, bạc bể, các gương mặt tài năng trẻ, các phát minh sáng chế v.v… được triệt để khai thác, bất kể có giá trị thực tế hay không. Để làm gì? Để cho đồng bào ở xa quê hương luôn có một hình ảnh lạc quan về Việt Nam. Để gợi nhớ, gợi thương, gợi lên tình tự dân tộc ray rứt trong lòng những người con dân Việt đang sống tha hương nơi những chân trời xa lạ. Phải khơi nhói vào chỗ này. Làm cho ý thức đối kháng của Việt kiều phôi pha theo thời gian. Thời gian của những lần nghe liên tục.
Theo đấy, cái sâu xa, cái đầu tiên, cái còn lại và cái sau cùng vẫn là tình tự dân tộc. Vả lại, có thông tin phiến diện, tô hồng thì người ở xa nước làm sao biết được, lấy gì mà kiểm chứng? Không tin rồi cũng tin, nghe mãi cũng chịu ảnh hưởng. Từ tin đến yêu. Đài độc quyền tiếng nói Việt. Một Việt Nam của sự dối trá và lừa đảo

Quê Mẹ: Ngoài việc đưa tin cắt xén, loan lin thất thiệt ra, chương trình dành cho đồng bào VN ở xa tổ quốc còn có những đặc điểm tuyên truyền gì đáng chú ý không?
L.T.T.:
Ở phần văn nghệ. Văn nghệ đây bao gồm cả thơ, văn, âm nhạc, sân khấu, hội họa, kiến trúc chùa chiền…
Trong đó bộ môn nhạc dân tộc, cải lương, dân ca, ngâm thơ được chú trọng. Vì sao? Vì cái mục đích gợi thương gợi nhớ ấy. Mà ở điểm này các bộ môn nghệ thuật cổ có sức lay động gọi về ghê gớm. Gọi người trở về ư? Không phải đâu. Nhà đông con, đuổi đi không hết, về mà làm gì. Gọi đây là gọi gửi tiền về, gọi nhớ, gọi thương mà quên đi các nguyên nhân dẫn đến thảm kịch hôm nay của đất nước. Tôi xin được hát cho các anh nghe bài Quê Hương, nhạc Giáp Văn Thạch, thơ Đỗ Trung Quân, một bài hát được phòng Việt kiều triệt để khai thác, phát trên sóng cả ngàn lần trong bảy, tám năm qua..
(Hát bài Quê hương)
Đẹp không? Đẹp lắm chứ. Có phải quê hương Việt Nam thân yêu của ta đó không? Phải lắm chứ. Có phải là chùm khế, cánh diều, bướm vàng, khúc sông, con đò, là chiếc cầu tre nhỏ, là vành nón lá nghiêng che của mẹ ta, trong lòng ta nhớ thương đó không? phải lắm chứ. Chẳng kể gì đồng bào ở xa. Vâng, chính tôi và các bạn bè tôi khi đang sống trên quê hương Việt Nam bằng xương bằng thịt hẳn hoi mà chợt nghe bài hát ấy cũng rưng rưng muốn khóc… Bài hát được sử dụng tinh vi, nguy hiểm là ở chỗ đó. Lấy cái quê hương trong nhớ thương, trong ước mơ để thay thế cái quê hương hiện tại tiêu điều. Làm trỗi dậy cái quê hương Việt Nam ngân nga, ngất say trong lòng người, trong hồn người, để che đậy và làm quên đi cái quê hương Việt Nam hiện tại của đói nghèo và nhà tù, của chắp vá, hỗn loạn, của những ông cụ non, những “thần đồng” dao búa tuổi 15 và những đứa trẻ “hoàn đồng” tuổi 60 bơ vơ, bám sống ở vỉa hè, bám sống tình thương, miếng ăn, bám sống vào sự tử tế của những khúc ruột mình!

Trong sự mơ màng rên rỉ ấy, đảng độc quyền, đảng củng cố và đảng thủ lợi.

Giờ đây đa số người Việt hải ngoại đều đã quá rõ bộ mặt lưu manh, gian hiểm của chúng nên không dễ mắc lừa, đã thẳng tay chỉ mặt, vạch trán chúng, tố cáo cái âm mưu xảo trá của loài chồn cáo Hồ Chí Minh.

Nhưng cũng buồn thay, trong số 3 triệu người Việt lưu vong rải rác trên khắp thế giới vẫn có một số kẻ mang danh là trí thức, bằng cấp đầy mình, lại mau quên quá khứ, hoặc chưa nếm mùi cộng sản, hoặc bị chúng đem tiền tài mua chuộc làm cho tối mắt, mờ lương tri, hoặc bị gài bẫy gái gú, buôn lậu… để rồi tình nguyện hay bị uy hiếp phải theo lệnh sai khiến của chúng mà phản bội lại đồng hương, mặt dù trên thực tế những kẻ này vẫn cứ bám lấy mãnh đất lành, tự do này để sống, không chịu bồng bế vợ con về sống với bọn Việt cộng để ăn chùm khế ngọt phỉnh phờ.

Chúng ta đặt câu hỏi: Tại sao đến giờ này cũng vẫn có người ngây thơ nhẹ dạ đến thế nhỉ? Họ có bị tâm thần chăng, nói trắng ra là họ có khùng không?

Có phải chăng đây là một hiện tượng nghịch lý khó hiểu?

Để thử giải thích hiện tượng này, người viết xin trích một đoạn văn trong truyện “Xóm gái hoang” của tác giả Nguyễn quang Lập, một nhà văn hiện đang còn trong nước, nhưng ngòi bút chống cộng của ông ta còn sâu sắc hơn những nhà văn hải ngoại nhiều lắm. Hy vọng sẽ soi sáng được phần cái hiện tượng nghịch lý trên chút nào chăng!

“Mụ Cà lấy chồng lúc 16 tuổi nhưng mãi không có con, chồng mụ chán đời uống rượu say, té xuống ao, chết. Khi đó vào năm 1953, mụ mới 21 tuổi, tham gia đội du kích rất tích cực. Đội trưởng du kích khi đó là cu Miễn, rất khen ngợi mụ, họp đội du kích nói đồng chí Cà nợ nước thù nhà, chiến đấu rất hăng say.

Mụ Cà đứng lên nói bá cáo tui chỉ nợ nước thôi, không có thù nhà. Cu Miễn nói Đế quốc Pháp lừa bịp dân ta, cho uống rượu say, nhiều người chết, trong đó có chồng đồng chí Cà, thù nhà của đồng chí Cà là ở chỗ đó đo. Mụ Cà tròn mắt há miệng nói oa rứa a, oa rứa a.

Cuối năm 1953 Pháp từ Ba Đồn (một thị trấn của huyện Quãng Trạch-Quãng Bình, có nghề làm nón nổi tiếng. Chú thích NV) càn lên làng Đông, dân làng bỏ chạy chỉ còn đội dân quân vẫn ở lại giữ làng. Mụ Cà mải bắn địch một hướng, không biết Pháp vào làng theo hướng khác, anh em du kích bỏ chạy cả mụ vẫn không biết, bị một thằng Pháp xông đến đè cổ mụ trên cát, hiếp.

Mụ Cà chống cự quyết liệt, liên tục hô đả đảo đế quốc Pháp, đả đảo đế quốc pháp. Thằng Pháp khoẻ hơn, đè riết không cho mụ động cựa. Mụ vẫn không sợ, miệng vẫn hô vang đả đảo đế quốc Pháp. Lúc đầu mụ còn hô to, đầy đủ cả câu đả đảo đế quốc Pháp, sau nhỏ dần hụt hơi dần, đã đảo đế quốc… rồi đả đảo đế… rồi đả đảo… Cuối cùng chỉ còn mỗi đả ả ả ả… Xong om.

Chuyện mụ Cà bị một lính Tây hiếp cả làng ai cũng biết, bàn tán xôn xao. Cu Miễn họp đội du kích phát động căm thù. Cu Miễn nói đồng chí Cà kể lại cho anh em nghe. Mụ Cà nói kể cái chi? Cu Miễn nói kể việc đồng chí bị giặc Pháp hiếp ra răng. Mụ Cà nói thì cũng giống như lẹo chắc, nhưng đây là hiếp rứa thôi, chi mà kể. Đồng chí Cu Miễn không biết lẹo chắc à?

Cu Miễn nói đồng chí Cà nghiêm túc vào, hiếp khác với lẹo chắc. Mụ Cà nói nhưng tui không biết kể chi hết. Cu Miễn nói ví dụ giặc Pháp đè đồng chí xuống, xé áo quần đồng chí rất dã man. Mụ Cà nói đúng rồi rất dã man. Tui chống cự rất quyết liệt, vừa chống cự vừa hô đả đảo đế quốc Pháp.

Cu Miễn mừng rỡ nói rứa đo rứa đo, đồng chí kể tiếp đi. Mụ Cà nói chỉ rứa thôi, biết kể chi nữa. Cu Miễn nói lúc đầu răng, cuối cùng ra răng cứ rứa mà kể. Mụ Cà hỏi kể thiệt a? Cu Miễn nói có răng đồng chí cứ kể rứa.

Mụ Cà nói bá cáo các đồng chí lúc đầu hắn đâm một phát tui chửi rất hăng, sau hắn đâm nhiều quá, sướng rồi hết chửi. Mọi người cười, vỗ tay ầm ầm, nói ua chầu chầu hay hè hay hè. Cu Miễn tức, đập bàn chỉ tay mụ Cà quát phản động, bắt mụ ni trói lại cho tui. Mọi người ngơ ngác không hiểu sao…”

Đấy cái hiện tượng của những kẻ bị Cộng sản dụ dỗ “hiếp dâm” cũng giống như mụ Cà trong truyện “Xóm gái hoang” của nhà văn Nguyễn quang Lập, miệng ở đây thì hô “đả đảo cộng sản” rất hăng, nhưng lại âm thầm lẻn về VN, cộng tác làm ăn với chúng.

Như năm vừa qua, cả ngàn thằng và con “Việt kiều yêu nước” xun xoe áo mũ về dự Đại hội Viêt kiều, nhăn nhăn, nhở nhở lên sân khấu vỗ tay “hồ hởi phấn khởi” đồng ca “Như có Bác Hù…”. Rồi về Mỹ khoe rằng: đi dự lễ có xe còi hụ dẫn đường và cảm thấy sự bình an sướng khoái chạy từ xương khu lên tới đỉnh đầu.

Cái đau lòng là ở chổ đó. Khi ăn phải bả của Nghị quyết 36 rồi, chúng sướng rên lên:

- Giờ này mà chống cộng gì nữa? Cộng sản bây giờ đã đổi mới rồi! Cởi mở lắm! Thoáng lắm! Về làm ăn tự do, thoải mái! Du lịch, du hí, ăn chơi vô tư! Miễn là đừng có bàn chính trị!

Phải! Đúng thế! Chủ trương, mục đích của Nghị quyết 36 là ru ngủ thanh thiếu niên trong nước để dễ cai trị, dễ đè đầu, đè cổ và ngọt ngào với người hải ngoại để những con bò sữa sẵn sàng giơ vú ra cho chúng thò bàn tay lông lá vắt sữa dưới nhiều hình thức tinh vi.

Cho nên, kẻ nào đã nói lên câu này, thì ta biết ngay là kẻ ấy đã bị cộng sản cấy sinh tử phù rồi.

Khi nàng Kiều thoát khỏi lầu xanh, cả nhà được đoàn viên, vì muốn chiều lòng cha mẹ và chiều lòng Kim Trọng nên nàng phải nhận lời kết hôn với Kim Trọng, nhưng thâm tâm nàng không muốn. Khi hai người vào phòng tân hôn, Kim Trọng tỏ ý muốn ân ái thì Kiều từ chối. Kiều nói:

- Kiều nay như một cánh hoa tàn, xin chàng hãy tôn trọng để Kiều còn chút tự hào với mọi người..

Chữ trinh còn một chút này,
Chẳng cầm cho vững lại giày cho tan!

Tâm trạng người Việt lưu vong của chúng ta cũng chẳng khác gì nàng Kiều thuở xưa.

Khi trốn chạy bọn cộng sản vô thần thì cầm bằng mình đi vào con đường thập tử nhất sinh. Khi sang được bến bờ tự do, hú hồn hú vía, ngày ngày hướng về phương Nam mà khóc ròng, lòng nhủ thầm ra đi lần này biết có còn được trở về quê cha đất tổ hay không?

Cho đến lúc bọn cộng ngu dốt đành phải từ bỏ cái chế độ “xuống hố cả nước” rất ngu xuẩn để chạy theo chế độ tư bản mà chúng mắc cỡ gọi chệch đi là “đổi mới”, tức là trở lại như cũ, trở lại con đường mà Miiền Nam đã đi trước chúng cả hai chục năm, buộc phải mở cửa cho thế giới tự do vào cứu nguy cho chúng, một con bệnh trầm kha đang ngáp ngáp sắp chết, người tị nạn mới có cơ hội trở về.

Nhờ vậy mà người Việt lưu vong mới có thể đường đường chính chính trở về thăm quê hương, sum họp với gia đình giống như nàng Kiều đoàn viên.

Nhưng người Việt lưu vong hơn Kiều ở chổ là chỉ về thăm quê hương để thỏa lòng thương nhớ ngọn rau tất đất, họ hàng bà con, xóm giềng mươi ngày nửa tháng, cho tiền, giúp đỡ gia đình rồi lại ra đi chứ nhất quyết không ở lại để yêu và sống với cái Xã hội Chủ nghĩa của loài dã thú.

Mặc dù, hôm nay bọn cộng sản đã trở lưỡi, muối mặt, ra sức xun xoe bợ đỡ người Việt hải ngoại để kiếm đô la. Người dân trong nước đã nhạo báng hành vi của chúng một cách khinh miệt:

Ngày đi đảng gọi Việt gian
Ngày về thì đảng đổi sang Việt Kiều
Chưa đi phản động trăm điều
Đi rồi thành khúc ruột yêu ngàn trùng.

Người Việt lưu vong từ chối cái gọi là “quê hương chùm khế ngọt, con diều biếc, con bướm vàng bay” ma mãnh của Nghị quyết 36 để khỏi bị một lần nữa ép duyên, hãm hiếp người Việt tị nạn, một loại Kiều thời đại.

Sự từ chối đó giống như Kiều từ chối đòi hỏi ái ân của Kim Trọng.

Đó chính là lập trường, là nhân cách của người Việt Quốc gia lưu vong đã giữ chữ trinh cho mình.

Chữ trinh của người Việt lưu vong đã được gìn giữ trang trọng, đã thể hiện một cách kiêu hãnh rõ ràng bằng hình ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ thiêng liêng vẫn tung bay ngạo nghễ trên bầu trời tự do, nơi mà lá cờ máu của bọn Việt cộng tuy chúng đã bắt tay với Mỹ hơn 15 năm nay, vẫn không thể nào được cái vinh dự có mặt ở đây.

Hiện nay, bọn Bắc Bộ phủ đang trông đợi gì ở cái thế hệ thứ nhất ở hải ngoại, một thế hệ đã từng một thời gian dài hai mươi năm mặt đối mặt với chúng ở cửa tử sinh?

Chắc chắn là chúng đang đợi những lão già “thất thập” như chúng ta chết đi rồi chúng sẽ tha hồ thao túng, ăn gian, nói dối lừa gạt lớp trẻ, thế hệ thứ hai, thứ ba lớn lên ở hải ngoại không biết chút gì hoặc mơ hồ về về giai đoạn lịch sử oan nghiệt vừa qua, để tha hồ sự vo tròn bóp méo, đổi trắng thay đen lịch sử theo ý đồ lưu manh của chúng.

Nhưng chúng đã lầm, lầm to.

Ngày nay tuổi trẻ trong nước mặc dù dưới sự o ép, kềm kẹp khủng bố nghiệt ngã của mạng lưới công an dày đặc như mạng nhện mà vẫn bùng lên khắp nơi, tỏ thái độ chống đối mãnh liệt bằng chiến dịch viết khẩu hiệu: “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”. Đâu đâu cũng có, từ phố thị đông đúc dân cư cho chí địa đầu đất nước xa xôi, bản làng heo hút, khiến cho bọn Thái thú An Nam run sợ từng ngày.

Chúng ra sức bắt giam hết lớp này thì có lớp khác đứng lên tiếp tục tranh đấu. Làn sóng “phản động” trong dân chúng đã bùng lên mạnh mẽ như ngọn lửa thiêng cháy khắp nơi. Bọn Bắc Bộ phủ phải co cụm lại để phòng thủ. Thậm chí chúng còn cầu cứu cả bọn côn đồ, lưu manh, xã hội đen tiếp tay với lực lượng công an đông như kiến cỏ giúp chúng bảo vệ chế độ và đánh giết dân lành ở những nơi có biểu tình “tự phát”.

Riêng tuổi trẻ hải ngoại không như chúng ảo tưởng và mơ ước. Thế hệ thứ hai hiện nay đã thay thế cha anh, xông lên hàng đầu, phất cao ngọn cờ chính nghĩa, đấu tranh mạnh mẽ hào hùng, khí thế cao ngất trời, cao hơn cả sự kỳ vọng của cha anh lớp trước của chúng.

Hãy nhìn vào hình ảnh những ngày hội biểu dương tinh thần đấu tranh chống bọn lãnh đạo cộng sản Việt Nam mỗi khi xuất ngoại đi ăn mày thế giới, những cuộc biểu tình rầm rộ xuống đường chống bọn giặc bành trướng Bắc kinh thì sẽ thấy thành phần đó đa số đều là thanh niên tuổi trẻ cả. Tuổi trẻ với trình độ kiến thức cao hơn, bầu nhiệt huyết nóng bỏng hơn, khí thế còn ngất trời hơn cả cha ông chúng.

Còn riêng chúng ta, những ông bà già, tuổi đời đã “cổ lai hy” rồi, đang cùng nhau sắp hàng lần lượt chuẩn bị trở về với cát bụi, chúng ta sẽ phải làm gì đây?

QuyetChien-05Dĩ nhiên theo qui luật đất trời, tre tàn thì măng mọc. Những gốc tre già chúng ta, trước khi về cõi để nhường chổ cho măng non vươn lên, chúng ta hãy chuyển giao lại cho tuổi trẻ những kinh nghiệm xương máu mà chúng ta đã vấp phải trong quá khứ, của thời trai trẻ quá thơ ngây đã bị phỉnh lừa và hướng dẫn chúng đi đúng đường ngay nẽo thẳng, để chúng có thể đâm chồi mạnh, vươn thẳng mình trên bầu trời tự do, độc lập.

Với kinh nghiệm được trang bị đó, sẽ là một vũ khí sắc bén cho chúng trên con đường xông pha tranh đấu, sẽ không bị bọn cộng sản gian manh lừa bịp được

Đối với những người cầm bút, chúng ta có một nhiệm vụ thiêng liêng là phải viết lại sự thật của lịch sữ và vạch rõ những thủ đoạn gian manh của lũ cộng sản vô thần để lưu lại cho con cháu, những thế hệ về sau để chúng có thể tìm đọc, tham khảo và nhất là hiểu rõ ràng sự thật vì sao ông cha chúng thế kỷ trước phải bỏ nước ra đi, sống đời lưu vong nơi đất khách quê người.

Đó là những trang sử chép bằng văn, thơ, nhạc, họa về những đau thương nghiệt ngã nhưng không kém hào hùng, oanh liệt của một miền Nam một thời anh dũng, kiêu hùng đã bị giặc Việt công phương Bắc cùng khối Cộng sản Nga Tàu xâm lăng ăn cướp.

Nhưng muốn được như thế, điều trước hết, chúng ta phải cố giữ lấy cho được toàn vẹn cái nhân cách của người Việt Quốc gia tự do cho đến hơi thở cuối cùng. Dù có nhìn thấy được hay không cái ngày quang phục quê hương, cờ vàng bay phấp phới trên bầu trời xanh với tiếng hò reo chiến thắng khải hoàn.

Đó là sự trung trinh tiết liệt của tấm lòng.

Cuối cùng, người viết muốn mượn hai câu Kiều nói với Kim Trọng:

Chữ trinh còn một chút này
Chẳng cầm cho vững lại giày cho tan.

Và xin phép được đổi hai chữ để cho phù hợp với hiện trạng chúng ta: Những nàng Kiều thời đại của miền Nam Việt Nam, những người Việt Quốc gia, chứng nhân lịch sử, đã lưu vong ba mươi lăm năm, vẫn kiêu hãnh, ngẫng cao mặt nhìn đời mà lòng không vấn vương một chút hổ thẹn.

Chữ trinh còn một chút này,
Hãy cầm cho vững đừng giày cho tan.

Mong lắm thay!

Nguyễn Thanh Ty

Boston, 10/10/2010

Wednesday, October 27, 2010

Intel sẽ mở nhà máy lắp ráp chip trị giá một tỷ đôla tại VN

Theo VOA News

Trụ sở chính của Intel ở Santa Clara, California
Hình: Wikipedia Commons

Trụ sở chính của Intel ở Santa Clara, California

Vào thứ Sáu tới đây, hãng sản xuất chip lớn nhất thế giới, Intel, sẽ khánh thành một nhà máy lắp ráp và thử nghiệm trị giá 1 tỷ đôla được cho là một trong những nhà máy lớn nhất của công ty trên thế giới.

Một bài viết của hãng thông tấn Pháp nhận định việc khai trương nhà máy công nghệ cao này diễn ra vào lúc các phân tích gia cho rằng Việt Nam có nguy cơ thua kém cả những nước nghèo hơn và những nước giàu hơn có lực lượng lao động chất lượng cao hơn và sáng tạo hơn.

Bài viết trích dẫn một báo cáo hồi tháng 8 của Ngân hàng Thế giới và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam cho rằng nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, ngành công nghiệp trong nước thiếu năng động và thường do các tập đoàn lớn của nhà nước thống lĩnh.

Việt Nam là nước xuất khẩu gạo và càfe lớn thứ hai trên thế giới. Trong khi hải sản, giầy dép và hàng may mặc cũng là những lĩnh vực xuất khẩu chủ đạo.

Tuy nhiên, theo ông Adam Sitkoff, giám đốc điều hành Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam thì việc khai trương nhà máy của Intel là dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang tiến tới lĩnh vực sản xuất những mặt hàng ngày càng tinh vi hơn.

Intel cho biết họ là nhà đầu tư nước ngoài lớn đầu tiên trong lĩnh vực công nghệ cao tại Việt Nam và nhà máy này là nhà máy sản xuất thiết bị máy tính lớn nhất ở Việt Nam.

Cũng theo ông Sitkoff thì việc khai trương nhà máy của Intel sẽ thu hút các công ty công nghệ cao khác đầu tư vào Việt Nam.

Tuy nhiên, một số phân tích gia cho rằng một số những trở ngại ở Việt Nam gồm có cơ sở hậu cần kém phát triển và khả năng tiếng Anh của lực lượng lao động kém hơn so với các nước khác như Malaysia hay thậm chí cả Thái Lan và Trung Quốc, sự thiếu chuyên môn hóa, thiếu tính cạnh tranh cũng như đội ngũ công nhân có tay nghề cao.

Nguồn: AFP, Intel

Tuesday, October 26, 2010

Đề án bauxite trên Tây Nguyên : quả bom nổ chậm

Theo RFI
Công nhân làm việc tại mỏ khai thác bauxite Tân Rai (Reuters)
Công nhân làm việc tại mỏ khai thác bauxite Tân Rai (Reuters)
Trọng Nghĩa

Từ sau vụ hồ chứa bùn đỏ bauxite ỏ Hungary bị vỡ vào thượng tuần tháng 10/2010, gây những tổn thất về cả nhân mạng, vật chất lẫn môi trường, càng lúc càng có nhiều tiếng nói vang lên tại Việt Nam, yêu cầu chính quyền xem xét lại kế hoạch khai thác bauxite đang được thực hiện trên vùng Tây Nguyên.

Một bản kiến nghị yêu cầu tạm đình chỉ đề án bauxite Tây Nguyên cho đến hết ngày hôm qua 24/10 đã được gần 2000 người ký tên, trong đó có rất nhiều tên tuổi trong các lãnh vực chính trị, khoa học, kinh tế, cùng với nhiều sĩ quan cao cấp cũng như người dân bình thường.

Trên báo chí Việt Nam, không ngày nào không có bài viết cảnh báo chính quyền về hiểm họa tiềm tàng đối với đất nước. Chỉ cần nhìn qua một số bài viết là độc giả thấy ngay là công luận đang hết sức lo âu trước một viễn ảnh đáng ngại. Trong bài viết được báo trên mạng Tuần Việtnamnet công bố vào hôm nay, Tiến sĩ Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, đã tóm lược mối quan ngại chung khi cho biết là "Qua tính toán của chúng tôi, dự án bô-xít Tây Nguyên vừa lỗ nặng, vừa gây ô nhiễm đến môi trường cả trước mắt và lâu dài".

Thậm chí, cũng trên tờ Tuần Vietnamnet, Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Công ty Năng lượng sông Hồng, thuộc tập đoàn TKV - chủ đầu tư dự án bauxite Tây Nguyên cũng thẩm định : « Sau hai năm triển khai thí điểm, mặc dù chưa xong 100% nhưng, rất may, trong quá trình thí điểm chúng ta đã có đủ thông tin để đưa ra kết luận, với 2 lý do nên dừng thí điểm để đóng cửa dự án ». Lý do thứ nhất, theo ông Sơn, đó là vì : « Công nghệ thải bùn đỏ của các dự án trên Tây Nguyên là công nghệ "ướt", lạc hậu, có nguy cơ cao giống hoàn toàn như của Hungary ». Bên cạnh đó, đề án bauxite Tây Nguyên, theo ông Sơn, cũng hàm chứa rất nhiều rủi ro về kinh tế do đó không nên tiếp tục.

Trên báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Ban, nguyên trưởng ban dự án nhôm của Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam thuộc Tập đoàn TKV, cũng khuyến cáo chính quyền là nên dừng đề án bauxite Tây Nguyên nếu yếu tố an toàn không được bảo đảm. Theo ông : « Không ai có thể lường trước được những nơi xây dựng hồ chứa bùn đỏ đó có xảy ra những trận mưa lũ lớn làm vỡ hồ không. Có thể khi thiết kế chúng ta dựa vào tài liệu khí tượng thủy văn hàng trăm năm để tính nhưng với sự biến đổi khí hậu, thiên tai xảy ra đột biến và ghê gớm như hiện nay, việc thiết kế các hồ chứa bùn đỏ cần phải xem xét hết sức kỹ lưỡng, phải lấy những hệ số an toàn cao hơn rất nhiều, kể cả hệ số dự tính cho những đột biến xảy ra đối với thời tiết. »

Nhiều nguy cơ tiềm tàng, ít lợi ích kinh tế

Nhìn chung, giới chuyên gia đều nhất trí kêu gọi đình chỉ đề án khai thác bauxite, vì nguy cơ tiềm tàng rất lớn, trong lúc lợi ích kinh tế chẳng bao nhiêu. Trả lời phỏng vấn của báo Vnexpress ngày hôm nay, Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, một người đã ký tên vào bản kiến nghị, phân tích : « Không có bô xít, Việt Nam không nghèo đi. Sản xuất ra alumina với khối lượng một vài triệu tấn một năm là quá nhỏ so với so với thị trường trên thế giới. Và hiện nay, nhôm cũng là một thứ vật liệu rẻ chứ không quá đắt. Nó không phải là khoáng sản có giá trị tăng cao ».

Phản ứng của công luận đang đẩy giới chủ trương khai thác bauxite vào thế thủ. Theo báo Thanh Niên, ông Phạm Khôi Nguyên bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Việt Nam đã tuyên bố trấn an, cho rằng « Bauxite ở Việt Nam, về lý thuyết là an toàn ». Ông Nguyễn Thanh Liêm, đương kim Trưởng ban Nhôm – bauxite, thuộc Tập đoàn TKV còn dám xác định là chỉ có động đất mới làm vỡ được hồ bùn đỏ bauxite trên Tây Nguyên.

Tuy nhiên, trước mối quan ngại trong công luận càng lúc càng mạnh, theo báo chí trong nước, chính quyền Việt Nam, qua lời ông Nguyễn Xuân Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã cho biết là Chính phủ đang lắng nghe các góp ý về bauxite. Phát biểu với báo Tuổi Trẻ vào hôm nay, ông Lê Dương Quang, thứ trưởng Bộ Công thương kiêm chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn TKV, cũng xác định rằng chỉ cần chính phủ ra lệnh là họ sẽ dừng ngay dự án.

Để hiểu rõ hơn về mối bức xúc của dư luận trong nước, và đặc biệt là mức độ nguy hiểm tiềm tàng của việc khai thác bauxite trên Tây Nguyên, RFI đã phỏng vấn ông Nguyễn Đức Hiệp, chuyên gia nghiên cứu về môi trường tại Úc, nước đứng đầu thế giới hiện nay trong lãnh vực khai thác quặng nhôm.

1/ Mối quan ngại hàng đầu trong khai thác bauxite Tây Nguyên : hồ chứa bùn đỏ

Hiện nay chính phủ vẫn tiếp tục khai triển hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ. Nhà máy Tân Rai hầu như sắp xong, dự kiến sẽ hoạt động vào tháng 11 này, nhưng vì kế hoạch không bao giờ đúng nên dự định sẽ vận hành vào tháng 3 hoặc tháng 4 năm 2011. Quan tâm hàng đầu của mọi người hiện là cái hồ chứa bùn đỏ.

Bùn đỏ là chất thải của quá trình luyện alumina, có rất nhiều chất kiềm (chất soude). Hiện nay, hồ bùn đỏ nằm ở giữa thung lũng. So với hồ chứa bên Hungary thì cái hồ này nói chung chắc chắn hơn. Tuy nhiên, giữa hai cái hồ ở Hungary và ở Tây Nguyên Việt Nam, tình thế rất khác nhau. Hồ ở Tây Nguyên nằm trên một địa điểm rất cao. Thêm nữa, vũ lượng ở Tây Nguyên rất khác với ở Hungary. Hồ chứa bùn đỏ nằm trong thung lũng, nhưng được chia thành nhiều khoang chứa vì không thể đổ tất cả bùn đỏ vào cùng một lúc, nên phải chia ra nhiều khoang.

Hai vấn đề quan trọng đặt ra là bùn đỏ có thấm vào lòng đất để đi vào nước ngầm hay không ? Thứ nữa là vũ lượng ở Tây Nguyên rất cao, cho nên có thể làm trào cái hồ bùn đỏ. Vì vậy, nếu xét về kỹ thuật giữa hai cái hồ ở Hungary và ở Tây Nguyên, tôi nghĩ là hồ ở Tây Nguyên hàm chứa nguy cơ có thể là cao hơn, tại vì có thể thấm xuống mạch nước ngầm.

Về vấn đề thứ nhất, hiện nay bùn đỏ Việt Nam sẽ được xử lý theo công nghệ gọi là « ướt », chất soude sẽ nằm ở dưới đáy hồ rất nhiều. Mặc dầu là có thể có tầng đất sét rất dầy cách ly, cộng thêm với các lớp chống thấm, thế nhưng kinh nghiệm ở nhiều nước, như là ở Úc, cho thấy là sau một quá trình lâu dài thì chất soude vẫn có thể có phản ứng hóa học với đất, cho nên vẫn có thể thoát ra được. Tại Úc bây giờ, người ta đã bỏ công nghệ « ướt » rồi vì thấy là trong thực tế, chất bùn đỏ vẫn ngấm vào nước ngầm sau khi hồ chứa nằm đó khoảng 20 năm.

Về vấn đề lượng mưa, ở ngay Tây Nguyên, nơi có hồ Tân Rai, vũ lượng mưa rất cao, cho nên lúc mùa mưa, khả năng tràn hồ bùn đỏ cao hơn là ở bên Hungary. Vì vậy mà về môi trường, vấn đề giải quyết bùn đỏ ở Việt Nam, ở Tây Nguyên là một điểm rất quan trọng.

2/ Bùn đỏ trên Tây Nguyên rất nguy hại vì đe dọa vùng lưu vực sông Đồng Nai rất đông dân

Vấn đề bùn đỏ khi thất thoát ra được ở trên Tây Nguyên sẽ có hệ quả lớn hơn là ở Hungary : tại vì nằm bên trên lưu vực sông Đồng Nai, và ở dưới vùng hạ lưu đó thì dân số rất đông, tù TP HCM xuống đến Cần Giờ, hoặc là từ Biên Hoà trở xuống... Rất đông dân cho nên ảnh hưởng rất mạnh, cao hơn là Hungary.

Thêm nữa là theo những kế hoạch như tôi biết là ở bên Úc này, tất cả các nhà máy luyện aluminium đều rất gần biển, và gần những nơi khô ráo và có nhiều điện. Nếu có xẩy ra sự cố thì người ta có thể thải ra nước biển, tai hoạ môi trường sẽ giảm đi. Và thứ hai nữa là gần biển thì dễ chuyên chở và dễ xuất khẩu, còn làm như ở Tây Nguyên Việt Nam thì vấn đề là giá thành bauxite rất cao.

3/ Bauxite Tây Nguyên : một đề án phi kinh tế

Công nghệ sản xuất alumina ở Việt Nam lại là của Trung Quốc, sẽ dùng điện rất nhiều, sức tiêu dùng điện rất cao so với công nghệ của những nước khác, làm cho giá thành alumina ở Việt Nam rất cao so với giá ở chỗ khác, khó có thể cạnh tranh. Vì vậy nếu sản xuất alumina ở Tây Nguyên, ngoài vấn đề chuyên chở từ Tây Nguyên xuống giá rất cao, và công nghệ không tốt về vấn đề môi trường và không có hiệu năng, với cái giá thành cao đó alumina của Việt Nam sẽ không bán được cho ai hết ngoài việc bán cho Trung Quốc.

Rõ ràng là cái đề án bauxite Tây Nguyên hoàn toàn không có lợi về kinh tế. Thứ nhất là nó xa bờ biển. Cho nên di chuyển hàng, di chuyển alumina sau khi luyện xong xuống cảng rất xa xôi, mà thêm nữa là nếu mà đã có đường sắt hoặc là đường bộ đã xây xong thì việc chuyên chở dễ dàng hơn, nhưng mà hiện nay cơ sở hạ tầng này hoàn toàn chưa có, vẫn chưa có cái dự án nào thật sự hoàn thành, mở được đường từ Tây Nguyên đi xuống cảng Kê Gà.

Tôi không hiểu là khi nhà máy Tân Rai hoạt động thì vấn đề chuyển alumina luyện được xuống cảng như thế nào. Tôi nghĩ là chỉ riêng trên vấn đề kinh tế, đề án bauxite Tây Nguyên đã rất vô lý vì chưa có cơ sở hạ tầng mà đã thi hành cái dự án đó ở trên Tây Nguyên rồi.

Đứng về mặt kinh tế thì rõ ràng là dự án có thể lỗ, không có lợi bao nhiêu, mà tác hại môi trường rất lớn, cho nên tôi nghĩ là tốt nhất Việt Nam nên ngưng ngay cái dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên.

4/ Khả năng hoàn thổ : một ảo vọng

Tôi không nghĩ là khả năng hoàn thổ thực hiện được. Người ta nói như vậy thôi, chứ sự hoàn thổ không thể nào mà hoàn thổ hết được. Tại vì khi đã đào đi một số lượng đất, và đã khai thác bauxite rồi thì lấy đất ở đâu mà hoàn thổ hoàn toàn trở lại.

Đó là trong trường hợp ta lấy đất chỗ khác mang đến để hoàn thổ, nhưng mà ở tất cả những dự án mà tôi biết được ngay nước Úc này, thì không bao giờ có thể hoàn thổ được hoàn toàn. Mà thật sự hầu như là không có chỗ nào có được kế hoạch hoàn thổ tốt đẹp cả. Cho nên, mặc dầu là họ nói đến việc hoàn thổ nhưng không ai tin rằng có thể hoàn thổ y nguyên được.

5/ Trung Quốc chủ trương xuất khẩu ô nhiễm sang nước khác

Đây là chính sách của Trung Quốc từ cả mấy năm nay rồi. Không riêng gì trong việc khai thác bauxite mà trong mọi địa hạt khai thác hầm mỏ. Bây giờ ngay cả than nữa, Trung Quốc cũng không còn muốn làm những cái mỏ gây tác hại môi trường rất lớn, mà họ chủ trương mua thẳng sản phẩm từ nước ngoài.

Trong lãnh vực bauxite, nếu họ sản xuất trong nước thì cũng bị hệ quả môi trường. Bauxite thì cũng không có hiệu quả kinh tế cao so với những nước khác. Tại các quốc gia khác, công nghệ cao hơn và năng suất rất tốt, giá thành bauxite lại rất thấp, do đó Trung Quốc đã chuyển hướng, thay vì tự khai thác làm nước họ phải gánh chịu tác hại môi trường rất lớn, thì họ nhập alumina từ nước ngoài, nhất là ở những nước có công nghệ cao như Úc hay là Mỹ.

Còn những cái công nghệ cũ của họ, họ cho xuất khẩu những thú đó qua những nước mà luật về môi trường rất lỏng lẻo, thí dụ như là Việt Nam, hay Indonesia hoặc là những nước có quy trình đánh giá môi trường rất yếu. Đó là kế hoạch mà Trung Quốc đã tiến hành từ nhiều năm nay rồi.

6/ Trung Quốc xuất khẩu công nghệ cũ qua Việt Nam

Đúng vậy, công nghệ của Trung Quốc là công nghệ cũ, nhất là vấn đề luyện alumina. Quá trình luyẹn bauxite ra nhôm nó có hai công đoạn : thứ nhất là luyện alumina, rồi từ alumina mới luyện nhôm. Luyện nhôm cần điện rất nhiều. Việt Nam hiện nay chỉ có luyện alumina mà thôi. Công nghệ hiện nay Việt Nam dùng để luyện alumina là của Trung Quốc, đó là công nghệ cũ.

Công nghệ xử lý chất thải cũng là công nghệ cũ, tức là công nghệ « ướt » để xử lý bùn đỏ thay vì công nghệ khô. Công nghệ khô cho phép giảm nồng độ của soude và hoàn lại chất soude nhiều hơn là công nghệ ướt. Thêm nữa là trong quá trình luyện alumina, công nghệ cao dùng điện rất có hiệu quả, cho nên giá thành nó sẽ rất thấp, còn công nghệ cũ hiện nay dùng điện hiệu quả thấp, cho nên giá thành rất cao

7/ Bài học kinh nghiệm từ Hungary : phải lường trước tình huống xấu nhất

Vấn đề quan trọng nhất của Việt Nam là chưa ước tính được là nếu xẩy ra sự cố về môi trường thì tai hại sẽ là bao nhiêu. Khi khởi sự bất cứ một công trình nào, người ta lúc nào cũng phải đánh giá tác hại khi xẩy ra trường hợp xấu nhất. Ở Việt Nam, hầu như không có một cái đánh giá nào như vậy.

Đó là vấn đề mà tôi nghĩ là bài học lớn nhất mình có thể học được. Không bao giờ chủ quan nói rằng là khó có thể xẩy ra sự cố. Vấn đề không phải khó xẩy ra hay không, mà là nếu có xẩy ra thì tác hại sẽ như thế nào. Hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu rõ ràng, để xem tác hại đến đâu khi xẩy ra sự cố. Vấn đề hệ quả của vụ vỡ đê bùn đỏ ở Hungary là bài học mà chúng ta phải quan tâm.

Ngoài vấn đề kinh tế và môi trường còn có vấn đề xã hội, vấn đề quốc phòng nữa. Cho nên nếu nhìn về tổng thể, dự án Tây Nguyên là một dự án hoàn toàn không nên làm, một dự án điên rồ mà theo ý kiến của tôi, chỉ những người tắc trách mới có thể không nghe được tiếng nói của bao nhiêu người và nhà khoa học đã lên tiếng. Quốc hội Việt Nam đã nêu lên vấn đề này nhưng không thể nào giải quyết được nếu không có quyết định từ cấp lãnh đạo cao nhất.

8/ Bauxite Tây Nguyên là một quả bom nổ chậm có thể bùng lên bất cứ lúc nào

Nhà máy Tân Rai, và sau này là nhà máy Nhân Cơ, nếu đi vào hoạt động sẽ để lại cái chất thải bùn đỏ nằm ở đó coi như là suốt đời. Không bao giờ mình có thể chắc chắn rằng không bao giờ xẩy ra sự cố. Cho nên cái tác hại từ hệ quả xấu nhất chưa bao giờ được nghiên cứu hoặc là tiên đoán ra sao trong cái dự án này.

Theo tôi, đây là một điều tắc trách rất lớn vì ta không thể khẳng định rằng sự cố không thể xẩy ra. Khi thi hành một dự án, ta phải luôn luôn đặt câu hỏi là nếu xẩy ra tình hình xấu nhất thì tác hại sẽ ra sao. Đó chính là câu hỏi mà ở bất cứ nơi nào khác, người ta đều đặt ra trước khi thực hiện một dự án, trước khi tiếp tục công trình. Nhưng Việt Nam đã không làm như vậy. Cho nên tôi nghĩ là việc thành lập hai nhà máy luyện bauxite ở Tây Nguyên hiện nay một quyết định rất sai lầm.

Monday, October 25, 2010

Hội đồng giám mục Việt Nam lên tiếng về vụ xét xử 6 giáo dân Cồn Dầu

Theo RFI
giáo dân Cồn DầuNhà thờ giáo xứ Cồn Dầu (vietcatholic.org)
Nhà thờ giáo xứ Cồn Dầu (vietcatholic.org)
Thanh Phương

Theo dự kiến, ngày 27/10 tới, 6 giáo dân tại giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẳng sẽ bị đem ra xử tại Tòa án Nhân dân Quận Cẩm Lệ, với tội danh : "gây rối trật tự công cộng" và "chống người thi hành công vụ". Trước tình hình này, thân nhân của các bị cáo đã viết thư cầu cứu Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng như Giám mục Đà Nẵng.

Hôm qua, trang web của Giáo phận Vinh vừa phổ biến một bức thư của Chủ tịch Uỷ ban Công lý và Hòa bình, thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức cha Nguyễn Thái Hợp, gởi Chủ tịch Ủy ban nhân dân Đà Nẵng và Chánh án Tòa án quận Cẩm Lệ.

Trong thư, Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, cũng là Giám mục Vinh đặt câu hỏi : "Tại sao đẩy các giáo dân hiền hòa tại Cồn Dầu vào tình trạng bi thảm hiện nay : Một người chết, một số bị bắt, nhiều người đang lo sợ bị mất trắng cơ nghiệp và hàng chục người đã phải bỏ trốn sang nước khác tỵ nạn, tạo nên những dấu hỏi lớn về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam ? "

Trong thư, chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình đã yêu cầu hoãn vụ xét xử để làm sáng tỏ những nghi vấn chung quanh vụ án, từ việc thu hồi đất đai, giá đền bù, cho đến việc sử dụng bạo lực đối với những giáo dân. Đức cha Nguyễn Thái Hợp còn đề nghị cho đối thoại giữa các hộ gia đình bị giải tỏa với công ty Cổ phần Đầu tư Mặt Trời, với sự tham dự của đại diện chính quyền và Giáo hội.

Còn nếu đưa ra xét xử, Đức cha Hợp yêu cầu phải tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, đặt biệt là quyền của bị cáo có luật sư biện hộ. Vấn đề là ngày 22/10 vừa qua, Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ đã bị từ chối tư cách bào chữa cho 6 giáo dân Cồn Dầu, nhưng Tòa án quận Cẩm Lệ không giải thích lý do của sự từ chối này.

Sunday, October 24, 2010

Đại lễ ngàn năm Thăng Long: “úm ba la ba ta cùng đã” (có âm thanh)

Tuệ Vân
tamthucviet.com
October 20, 2010
Nghe
Tải xuống để lưu giữ




Mười ngày đại lễ mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, rất xa hoa, tốn kém, với ngân sách 4,5 tỷ Mỹ Kim tương đương 94 ngàn tỷ đồng tiền thuế của dân, hay 1/10 tổng thu nhập quốc gia và tám năm chuẩn bị với 65 công trình thuộc về các lĩnh vực văn hoá xã hội, chính trị, lịch sử, giáo dục chào mừng đại lễ rồi cũng đi qua. Khoảng 290 buổi biểu diễn của các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước, một cuộc diễu binh và diễn hành theo như báo chí trong nước mô tả là lớn nhất lịch sử với trên 30 ngàn người và một cuộc bắn pháo bông được xem là “hoành tráng”, vĩ đại, rồi cũng chấm dứt. Dấu vết còn lại là những bãi cỏ dập nát tang thương, những vĩa hè, lòng đường, các công viên trong khu vực tổ chức tràn ngập rác, đồ ăn do người đi xem đại lễ bỏ lại, và những chỉ trích của người dân trên các blog, các trang mạng điện tử.

Trên trang blog của blogger Trương Duy Nhất người ta đọc được những giòng oán thán:
Không có đất nước nào lại đi nhảy múa hò reo, bắn pháo hoa làm lễ hội giữa lúc hàng chục vạn ngôi nhà đang chìm trong lũ, gần 50 người chết và hàng vạn sinh mạng đang cầu cứu. Cứ tưởng sau sự cố nổ hôm qua, chương trình pháo hoa nghìn năm sẽ hủy. Nhưng không, chẳng những không hủy, mà còn tức tốc chi thêm tiền nhập pháo. Cứ tưởng sẽ có thêm những chiếc trực thăng bay về cứu dân vùng lũ. Nhưng không, khi ông Bí thư Quảng Bình gào xin như van lạy mới có được 2 chiếc trực thăng bay về cứu dân. Trong khi 10 chiếc trực thăng khác lại đang được tập trung cho việc tập dượt kéo mấy lá cờ duyệt binh mừng đại lễ nghìn năm. Cứ tưởng sẽ có Cụ này, Bác nọ bay về vùng lũ động viên dân. Nhưng không, vẫn chưa thấy ai nhấc chân khỏi Hà Nội.
Gần 50 mạng người- quốc tang đấy chứ! Trước thời khắc này, nên ứng xử ra sao
?”

Blogger Mẹ Nấm thì lưu ý đảng và nhà nước cộng sản:
Với hoàn cảnh xã hội VN hiện tại, không nhất thiết phải hao tiền tốn của cho những dịp lễ lạc như thế này. Người dân còn nghèo, trẻ em vùng cao, vùng sâu còn chưa có ăn, có mặc đầy đủ, chưa được tạo điều kiện học hành đến nơi đến chốn, điều kiện chăm sóc y tế tại nhiều địa phương còn lạc hậu, tệ nạn xã hội ngày càng nhiều. Tất cả những vấn đề quan trọng của xã hội đều chưa được nhà nước chăm lo giải quyết xác đáng. Làm sao dân tộc Việt có thể vững mạnh khi cứ mãi theo đuổi truyền thống tự hào trong quá khứ và cố gắng xây dựng một hình ảnh no đủ vá víu như thế này?”

Nhà văn Võ Thị Hảo trong bài “Hội chứng 1000 năm” viết cho BBC thì thẳng thừng: “Mà cách gì cũng phải dính tới chữ “ngàn năm TLHN” để moi được tiền ngân sách. Càng hoành tráng càng được nhiều tiền. Đồng nào lên rừng đồng nào xuống phố đồng nào vào túi ai thì là cái chuyện trời biết, dân biết, nhưng dân không được bàn mà dân cũng không được kiểm tra... Là mừng tuổi cụ Thủ đô đấy. Đại lễ ngàn năm TLHN trùng ngày quốc khánh TQ.”

Cuối cùng, sau mỗi sai sót, khuyết điểm của lãnh đạo CSVN, câu chuyện rồi sẽ trôi vào quên lãng, tất cả mọi dư luận rồi cũng sẽ chấm dứt, chỉ có túi tiền của các lãnh đạo Việt Nam sẽ tiếp tục căng phình lên theo thời gian, trên nỗi đau khổ triền miên của dân tộc. Tiền đến từ nhiều nguồn, trong đó có những khoản hoa hồng mà các công ty cung cấp hàng và dịch vụ cho đại lễ trao lại cho các người trách nhiệm ký giao kèo. Tiền đến từ các cắt sén và hối lộ khi thực hiện các công trình, các phương tiện dùng cho đại lễ. Lớn ăn lớn, nhỏ ăn nhỏ, trung ương có giá trung ương, điạ phương có giá điạ phuơng.

Tuy nhiên nghĩ cho kỹ, trong cái gọi là “hoành tráng” và vĩ đại của đại lễ ngàn năm, tối thiểu thì những người dân xã hội chủ nghĩa cũng có dịp mà đi xem những thứ, những trò chưa từng được thấy, mường tượng rực rỡ như thế nào của pháo bông. Cũng chưa bao giờ có điều kiện để mà tụ hội đông người giữa nơi công cộng mà chè chén xả rác một cách hả hê. Lại cũng chưa bao giờ có mặt đủ loại đủ cỡ áo quần rực rỡ, son phấn loè loẹt của các bà các cô như thế ở nơi công cộng. So với thời toàn trị cách đây chừng hơn chục năm áo quần chỉ một mầu một kiểu, thì rõ ràng là đảng và nhà nước ta đã tiến xa vượt bực

Cái tâm trạng này không phải là không đáng để ý cho những nhà chính trị, vì những người dân này không thấy được những chuyện buôn dân bán nước và chi phí theo lối “vén tay áo sô đốt nhà tang giấy” như vụ kỷ niệm ngàn năm Thăng Long này của giới lãnh đạo CS biến thái, đưa đất nước vào nợ nần nhiều năm không trả nổi. Những tiếng nói chỉ ra sự thực nhưng rồi cũng sẽ qua đi, quên đi. Và chưa biết chừng sẽ có kẻ nói “phí phạm nợ nần đâu không thấy, pháo hoa gái đẹp coi không mất tiền chẳng đã mắt hay sao?” Có lẽ thế thật: đảng đã, nhà nước đã vì có tiền bỏ túi, còn người xã hội chủ nghĩa đã vì được rửa con mắt không mất tiền.

Tuệ Vân
Ngày 20 tháng 10 năm 2010

Saturday, October 23, 2010

Vì sao trấn áp Blogger vào những ngày này?

Theo Đàn Chim Việt

Vì sao lại xảy ra việc trấn áp bất thường Blogger Việt Nam vào những ngày này?

Mấy hôm nay trên phương tiện truyền thông trong và ngoài nước và các mạng xã hội đưa tin về blogger khá nhiều và nghe chừng có vẻ nghiêm trọng lắm. Như trang RFA nhận định rằng “Tình hình trong nước xem chừng như căng thẳng đáng ngại khi công an sách nhiễu nhiều bloggers và các nhà dân chủ” và họ dẫn chứng là Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, tiếp tục bị ngồi tù và có nguy cơ bị truy tố tội hình dù anh đã mãn án tù 2 năm rưỡi, bloggers Anh Ba Saigòn bị bắt mới đây, một số blogger khác bị cô lập, hành hung giữa lúc những nhà dân chủ bị sách nhiễu liên tục.

Nói chuyện này thì cũng phải nhắc đến dư luận của cộng đồng blogger Việt Nam mấy ngày vừa qua đang xôn xao và hào hứng với tin quyết định chọn ngày 19/10 là ngày Blogger Việt nam, sở dĩ chọn ngày đó vì theo các blogger chủ trò họ bảo đó là ngày anh Điếu cày – Nguyễn Văn Hải được ra tù và sau lại thêm vào vì là ngày anh Điếu “bát” – Phan Thanh Hải bị bắt.

Từ những sự kiện trên, một câu hỏi được đặt ra là “Có phải tại sự xôn xao mang tính hội đoàn của các blogger mấy ngày vừa rồi là nguyên nhân chính quyền phải tạm thời cách ly các bloggers , các nhân vật bất đồng chính kiến đó khỏi đời sống xã hội không?”. Đặt câu hỏi đó vì các blogger khác, những ngày này họ vẫn viết bài phản biện xã hội một cách bình thường như blogger Người Buôn Gió – Bùi Thanh Hiếu, blogger mẹ Nấm – Như Quỳnh, blogger Phạm Viết Đào v.v… họ vẫn vô tư để sống đấy chứ, có ai làm gì họ đâu?

Chúng ta phải tìm câu trả lời cho câu hỏi nêu trên, bởi nếu có một lời giải đáp chính xác sẽ có lợi ích cho cả đôi bên là chính quyền nhà nước và các đồng chí bloggers mắc chứng bệnh ngứa mồm, hay nói và hay viết. Cần phải hiểu rằng, các ý kiến của các bloggers phản ảnh qua các bài viết trên blog và được loan tải trên mạng nó đáng sợ lắm. Những cái đó nó không chỉ đơn giản là làm đau lòng các đồng chí đầy tớ của dân, người đang dẫn dắt chúng ta mỗi khi họ nghe thư ký báo cáo, mà theo họ cho biết, những cái đó nó còn mang tính chất kích động sự thù ghét nhà nước trong lòng bạn đọc nó mang tính chất góp củi để chờ ngày thiêu cháy họ.

Còn nhớ, cách đây hàng trăm năm nhà độc tài Napoleon Bonaparte đã nói về sự lo sợ của nhà cầm quyền đối với báo chí đối lập như sau, xin trích lại để các đồng chí cả hai bên nhân dân và nhà nước cùng ghi nhớ và thấm nhuần. Đó là ” Nhà báo là một người ưa cằn nhằn, một kẻ thích chỉ trích, một nơi cho những lời khuyên, một quyền lực tối cao, một người thầy của dân tộc. Bốn tòa báo đối nghịch còn đáng sợ hơn cả ngàn lưỡi lê.”

Một trong các quy luật vận động và phát triển của xã hội loài người được ghi trong chủ nghĩa Marx -Lênin, được gói gọn trong câu nói “Mâu thuẫn là động lực của sự phát triển” của Lênin, người Cộng sản nói ra điều đó nên họ rất biết và hiểu điều này. Khi chủ nghĩa Cộng sản với sự tồn tại của phe Xã hội chủ nghĩa với 26 quốc gia đứng đầu là Liên xô đang ở thế thượng phong, đang là mối đe dọa với chế độ dân chủ thì chính quyền các nước XHCN không chấp nhận tiếng nói của người dân, nghĩa là muốn yên ổn thì hãy biết câm mồm lại cho chúng tao đưa chúng mày (dân) đến tiên đường cộng sản, nơi mà hưởng thụ tùy thích kể cả không phải làm gì như chúng tao hiện tại.

Từ cách đây 20 năm trở lại đây, khi CNXH sụp đổ ở Liên xô và các nước Đông Âu thì cái tư tưởng ấy ở các nước hậu cộng sản đã chấp nhận đi theo Kinh tế thị trường TBCN như Việt nam và Trung quốc, cũng dần dần giảm đi rất nhiều. Nhà nước của các Đảng Cộng sản đã bước đầu nới lỏng tự do ngôn luận, tự do báo chí và đã phần nào tôn trọng phản biện xã hội như tờ Tuần Việt nam là một ví dụ điển hình. Nếu so với thời kỳ chưa đổi mới (trước 1986) thì đó là một bước tiến vượt bậc, cái còn thiếu duy nhất hiện nay không phải là quyền tự do báo chí mà là chấp nhận quyền được tự do có tiếng nói đối lập với chính quyền nhà nước một cách có tổ chức, báo chí đối lập.

Tâm lý tự nhiên trời phú cho con người bình thường thì ai cũng như ai, thích lời khen hơn tiếng chê bai, thích câu nịnh nọt hơn là lời thẳng thắn phê bình, vì theo lẽ đời thì trực ngôn sẽ nghịch nhĩ kẻ trên, trừ ông Thánh trong chuyện cổ tích. Tiếng nói phản biện xã hội của các bloggers hiện nay được ví như những con muỗi, con ruồi bé tí ti nhưng nó cứ vo ve khi một hình nhân bằng xương bằng thịt đang mơ màng để hưởng thụ sự đam mê tột đỉnh trong quyền lực của những kẻ có chức có quyền đang có được. Vậy thử hỏi ai không tức, ai không bực mình? Nếu là những kẻ tầm thường họ thì chắc chắn họ sẽ tìm mọi cách để đập chết loại vo ve ấy ngay tắp lự cho bõ tức chứ ai để yên cho như các blogger hiện nay.

Nói thế để các blogger biết ơn đảng, câu này là nói hết sức nghiêm túc. Cứ thử nghĩ xem anh Bùi Thanh Hiếu – Người Buôn Gió vi vu Bắc – Nam, viết bài chọc ngoáy chính quyền đăng trên bog hàng tuần, chị Như Quỳnh – mẹ Nấm và nhiều người khác nữa cũng kêu la hàng ngày trên blog cá nhân, cái gì của chính quyền hở ra thì họ cũng chọc, cũng ngoáy có sao đâu?

Vậy chính quyền họ sợ cái gì? Rất đơn giản, nếu ta hình dung mỗi blogger là một chiếc đũa nhỏ nhoi,mảnh mai bẻ lúc nào cũng được, thì xin nói thẳng là chính quyền họ sợ đũa bị bó thành bó. Nghĩa là sự đoàn kết của các bloggers đang có chiều hướng hình thành tổ chức của blogger hay cái Hội Blogger Việt nam theo kiểu Câu lạc bộ nhà báo tự do của Điếu cày, của Anhbasg, của Song Chi, của Uyên Vũ … và nhiều nhiều người khác. Họ sợ ngay sau khi Điếu cày ra tù sẽ là đầu lĩnh để tụ tập kính thưa các loại Điếu khác sẽ ngấm ngầm hình thành một tổ chức mang tính chính trị đối lập với vũ khí của họ là báo chí, là blog và các phương tiện truyền thông khác.

Trong thời đại toàn cầu hóa, với internet có khả năng kết nối mọi người trong tích tắc, sự lan tỏa của thông tin cũng hết sức nhanh chóng. Chỉ cần 1/10 giây đồng hồ người ở bên kia bán cầu cũng đã biết mọi thông tin đang xảy ra ở Việt Nam, thì việc hình thành một tổ chức Hội Blogger Việt với các cây bút sắc bén, với lối viết mạnh bạo, chính xác, có lý sẽ mang một sinh lực mới cho nền báo chí Việt Nam, những người này họ có thừa khả năng dùng ngòi bút làm đòn xoay ché độ hiện tại. Đó là cú sinh tử thử thách với sự tồn vong của chế độ hiện tại, là sự thách thức ngấm ngầm không tuyên bố mà chính quyền cảm nhận được, đó chính là lý do và câu trả lời vì sao lại có chiến dịch cấp tập bắt bớ, quản chế các blogger ở tại Sài gòn trong mấy ngày vừa qua.

Người viết blog thì đương nhiên là blogger, nhưng không phải tất cả những người viết blog ai cũng tham gia hoạt động chính trị, nhiều khi người ta viết vì thích viết thì viết, hay viết đẻ chọc chơi vui, nhưng dù sao mỗi blogger phải có nguyên tắc riêng của mình. Ví dụ nguyên tắc của tôi khi viết blog thể hiện trong câu slogan của mình trên blog cá nhân là ”Tôi quan tâm đến chính trị nhưng không tham gia, bởi dù thay chính quyền hiện tại bằng chính quyền khác đi chăng nữa tôi cũng xin giữ vai trò người phản biện”. Nghĩa là tôi luôn xin giữ vai trò phản biện xã hội đối với chế độ hiện hữu, họ có cái hay trong đường lối chính sách ta phải khen, dở thì ta phải lên tiếng mới là đúng đắn. Nói như thế để các blogger hiểu rằng một khi mình không có nguyên tắc nhất quán sẽ dễ bị lôi kéo tham gia các tổ chức này nọ, làm cái thân lát đường cho một số kẻ cơ hội tiến bước.

Con người ta hơn nhau ở cái lý tưởng và cơ hội, như Cụ Hồ khi được Công ty Nước mắm Liên Thành bảo trợ đi qua Pháp học làm quan để về phục vụ trong chế độ bảo hộ của Thực dân Pháp. Khi mới sang Pháp, Cụ có làm đơn xin được vào học tại Trường hành chính thuộc địa, nhưng không được chấp thuận, nên khi mộng không thành và cộng với ý chí bình thiên hạ nên Cụ đã tham gia hoạt động chính trị và thành công.

Nói thế để thấy ý nguyện hay sở thích làm chính trị gia đâu phải là cái xấu và không có nghĩa đã là blogger là làm chính trị, là phải tham gia đảng phái. Nhưng những ai muốn làm chính trị, muốn làm chính trị gia, muốn nhận giải Nobel Hòa bình, hay vì một tương lai tươi sáng hơn … thì xin khuyên các bạn phải lấy Cụ Hồ làm tấm gương thì mới thành công được hay nói một cách khác ai đang nuôi lý tưởng làm bố thiên hạ phải học tập và noi gương Bác Hồ vĩ đại, đó là:

1. Dứt khoát đã dấn thân là phải biết chấp nhận đau thương tù đày. Hãy gạt bỏ những cái tầm thường của đời người như vợ con sang một bên để nhẹ lòng. Khi nào thành công thì có 10 cô Nông Thị Xuân cũng có hay là trên đường cách mạng gặp ai mình thích thì cứ “chọi” bừa, vài ba chục năm nữa biết đâu lại có thêm một bác Nông. Chứ đã dấn tham mà còn để vợ mang thai 7 tháng như Anhbasg thì tâm đâu mà trung kiên đến cùng.

2. Biết bảo vệ và quý trọng thân mình, đừng mang thân ra đánh đổi sự nổi tiếng bằng cách công khai để rồi bị bắt, rồi nhận tội và ở tù ít hơn (!?). Hãy học Cụ Hồ sự kín tiếng, đó là khi cách mạng thành công năm 1945 mà còn nhiều người làm chính trị còn không biết Hồ Chí Minh là ai? Vì trước đó Cụ Hồ dùng tên Nguyễn Ái Quốc của nhóm Ngũ Long. Cứ thử xem cả cuộc đời Cụ Hồ hoạt động cách mạng, Cụ bị bắt mấy lần? Một lần ở Hồng kông, một lần ở Trùng khánh chứ có bao giờ Cụ chịu mò về hoạt động trong nước đâu. Cụ Hồ cứ túc tắc hết theo Nga, theo Tàu tưởng, theo Tàu Mao nhận sự giúp đỡ của họ để xây dựng lực lượng cho mình, khi thời thế đến có cơ ăn (năm 1941) thì Cụ mới mò về Pắc Bó – Hà quảng Cao bằng dưới sự yểm trợ của Tàu Tưởng.

Cứ xem như các nhà dân chủ hay các nhân vật bất đồng chính kiến trong nước như Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, anh Điếu cày, hay Anhbasg… đã hoạt động mang tính chất chính trị, nhằm giật bắt cơm của kẻ khác mà lại còn công khai và ngang nhiên thách thức chính quyền thì đương nhiên là phải vào tù. Tất nhiên là phải chấp nhận nhưng có cần thiết phải lãnh phí nhân lực như vậy hay không?

Ngày nay sự vận động cho dân chủ ở Việt nam không chỉ cần thiên thời, địa lợi, nhân hòa mà còn cần cộng với sự yểm trợ của quốc tế là quan trong. Có nhiều người thốt lên rằng nếu anh Điếu cày, hay anh Ba sài gòn là người có quốc tịch Úc, Mỹ, Canada … như bà Võ Hồng đảng Việt tân vừa rồi thì họ có bị chính quyền đối xử như vậy không? Chắc chắn là không vì áp lực quốc tế không cho phép họ làm trò nhảm nhí như vậy.

Nói như vậy để thấy rằng trách nhiệm tiên phong trong phong trào đấu tranh phải dành cho những người Việt yêu nước có quốc tịch nước ngoài với sự yểm trợ về mọi mặt của các đảng chính trị ở Hải ngoại là hợp lý.

Con người là vốn quý, còn người là còn tất cả phải biết giữ gìn và trân trọng bản thân mình, nó không chỉ là chuyện giảm thiểu các hy sinh không cần thiết của lực lượng đấu tranh cho dân chủ vốn quá mong manh như hiện nay, mà nó còn là vấn đề bảo toàn lực lượng cho cuộc đấu lâu dài giữa phe tiến bộ và phe bảo thủ độc tài. Quan trọng hơn là lực lượng blogger phải tỉnh táo để quyết định các vấn đề quan trọng, đừng vì sự thỏa mãn các cái danh hão huyền, sự nổi tiếng viển vông mà không giải quyết được vấn đề gì.

Điếu Cày và các thành viên CLB Nhà Báo Tự Do

Tôi tin rằng nếu như không có sự vận động ráo riết, rầm rộ trong việc chọn ngày blogger Việt nam 19/10 vừa qua, lại chọn lấy ngày ra tù của anh Điếu cày thì chắc chắn Blogger Điếu cày, blogger Phan Thanh Hải Anh Ba Sài Gòn sẽ có một số phận khác.

Hãy thận trọng, bình tĩnh và tỉnh táo. Mọi sự thay đổi theo chiều hướng tiến bộ hơn, dân chủ hơn ở Việt nam đã và đang diễn ra từng ngày từng giờ không thể có bàn tay nào hay thế lực nào kìm hãm nổi. Các bloggers, đặc biệt là các blogger trong nước hãy làm đúng vai trò của báo chí, của người làm báo đó là phản biện xã hội một cách tích cực, sắc xảo, thiện chí và mang tính xây dựng đối với chính quyền để họ tiếp thu, sửa chữa và thay đổi.

Hãy tự đặt vị trí mình vào vai trò của Tổng Bí thư, của Thủ tướng, của Ủy viên Bộ Chính trị với địa vị và tài sản khổng lồ có trong tay, xem mình có dũng cảm nới bỏ tự do dân chủ cho nhân dân không? Nói thì dễ lắm nhưng làm thật ư? Khó lắm!

Để kết thúc bài viết, xin được trích lời phát biểu của ông Lưu Hiểu Ba, nhân vật bất đồng chính kiến người Trung quốc, người vừa lĩnh giải thưởng Nobel hòa bình năm 2010, đó là ” Bất kỳ “lòng thù hận” nào cũng sẽ dẫn đến sự bạo động bên trong tâm trí hay thể hiện ra hành vi bên ngoài, và chẳng cần lâu, sự “bạo động” đó lại đưa người đấu tranh đi vào vết xe đẫm máu của lịch sử và phá hoại tiến trình dân chủ tại Trung Hoa. Đấu tranh nới rộng tự do không thể bằng cách đoạt đi tự do của người khác, mà phải để chính quyền Trung Quốc lộ mặt là kẻ đoạt tự do của nhân dân, buộc họ phải nhìn nhận sai lầm và tiến hành cải cách”

Hà nội, ngày 22/10/2010

Friday, October 22, 2010

Bao giờ Việt Nam mới tiến bộ về tự do báo chí?

2010-10-21

Hôm 20/10 Tổ chức Nhà Báo Không Biên Giới - RSF, công bố bảng xếp hạng mức tự do báo chí của các nước trên thế giới, trong đó Việt Nam xếp hạng thứ 165/178.

Photo courtesy of rsf.org

Tổ chức Nhà Báo Không Biên Giới công bố bảng xếp hạng mức tự do báo chí của các nước trên thế giới trên website hôm 20-10-2010.


Khoa Diễm có cuộc nói chuyện với Ông Vincent Brossel, người phụ trách mạng tin châu Á của Tổ chức Nhà Báo Không Biên Giới tại Paris, Pháp để tìm hiểu thêm và tường trình.

Quản lý truyền thông

Bảng xếp hạng tự do báo chí thường niên của tổ chức Nhà Báo Không Biên giới ra đời vào năm 2002 dùng phương pháp thăm dò ý kiến với hơn 40 câu hỏi dành cho các chuyên gia trong ngành báo chí và những người đấu tranh cho nhân quyền cũng như các cộng đồng có hoạt động trong lĩnh vực này. Sau đó, xử lý lại bằng phương pháp toán học dựa trên các câu trả lời để xếp thứ hạng cho các quốc gia.

Kết quả năm nay cho biết Rwanda, Syria, Trung Quốc, Bắc Hàn và Miến Điện vào danh sách 10 nước đàn áp báo chí nhất thế giới.

Đây là điều thật đáng tiếc khi một lần nữa Việt Nam nằm ở thứ hạng quá xấu. Tôi nghĩ phần lớn là do chính quyền Việt Nam quản lý giới truyền thông cũng như mạng internet chặt chẽ.

Ô. Vincent Brossel

Ông Vincent Brossel, người phụ trách mạng tin châu Á của Tổ chức Nhà Báo Không Biên Giới nói thêm về kết quả Việt Nam đứng thứ 165 trong bảng xếp hạng này. Ông Brossel cho biết:

“Đây là điều thật đáng tiếc khi một lần nữa Việt Nam nằm ở thứ hạng quá xấu. Tôi nghĩ phần lớn là do chính quyền Việt Nam quản lý giới truyền thông cũng như mạng internet chặt chẽ một cách không cần thiết. Chúng tôi có nhiều câu hỏi trong bảng thăm dò ý kiến liên quan đến internet vì đây là lối đi mới của thế giới và cũng từ đó người dân có nhiều cơ hội để biểu lộ cũng như thông báo những tin tức mà truyền thông dòng chính của Việt Nam không được phép đưa tin.
Có một ví dụ, vài ngày trước nhà nước Việt Nam đã có lệnh thả blooger Điếu Cày sau hai năm cầm tù nhưng không thả ông mà còn ghép cho ông thêm một tôi danh khác và đã nhốt ông trở lại. Việt Nam có nhiều bloggers và những nhà đấu tranh cho nhân quyền qua mạng internet bị giam giữ vì bày tỏ ý kiến của họ.”

Viết trong sự cho phép

Nếu chỉ nhắc đến các phương tiện truyền thông phổ biến tại Việt Nam như báo chí, truyền thanh hay truyền hình thì có lẽ Việt Nam sẽ không đứng thứ hạng thấp như trong bảng xếp hạng của Tổ chức Nhà Báo Không Biên Giới nhưng vì có mạng internet nên thế giới mới có cơ hội thấy được nhiều hơn những sự áp bức trong nước khi người dân lên tiếng.
Về vấn đề này, ông Brossel cho biết:

Việt Nam xếp hạng thứ 165/178 về tự do báo chí, trên Trung Quốc, Lào và Cuba. Photo courtesy of rsf.org
Việt Nam xếp hạng thứ 165/178 về tự do báo chí, trên Trung Quốc, Lào và Cuba. Photo courtesy of rsf.org
“Vâng, đây là một mốc quan trọng vì các nhà báo chính thống biết rằng nếu họ viết hơi xa ngoài sự cho phép của nhà nước thì họ sẽ bị xử phạt như đình chỉ công tác.

Do vậy cũng có một số nhà báo phản ảnh các vấn đề xã hội, chính trị và sự thật trong cuộc sống của người dân nhưng vẫn còn rất giới hạn. Internet như là một cánh cửa mới với nhiều tự do hơn, nhiều phương tiện để bày tỏ ý kiến như blogs hay diễn đàn và những cách khác nữa và điều này ảnh hưởng rất lớn đối với những người cầm bút vì họ bị cho rằng đang chống đối chính phủ của họ.

Tôi nghĩ điều đáng nói ở đây là cách nhà nước Việt Nam chọn để phản ứng lại sự ra đời của internet. Nó không phải là ngón tay chỉ vào những người bất đồng chính kiến với chính phủ Việt Nam, nó chỉ là một dụng cụ biểu đạt ý kiến khi người dân không còn cách nào khác để có tiếng nói trong môi trường sống của họ.”

Đây là một mốc quan trọng vì các nhà báo chính thống biết rằng nếu họ viết hơi xa ngoài sự cho phép của nhà nước thì họ sẽ bị xử phạt.

Ô. Vincent Brossel

Ông Brossel cho rằng nhìn chung thì các quốc gia như Bắc Hàn, Trung Quốc, Lào và Việt Nam, là những quốc gia được xếp hạng rất thấp có cùng một điểm chung là họ đang bị thống trị dưới chế độ Cộng Sản. Những chính quyền này tin rằng họ phải kiểm soát chặt chẽ, đến độ đàn áp các phương tiện truyền thông vì đây là một lãnh vực rất quan trọng và nếu như không kiểm soát kỹ lưỡng thì họ sẽ mất đi sự phục tùng của người dân nước họ.

Tuy nhiên, ông Brossel cho rằng những nước như Trung Quốc và Việt Nam, người dân của họ đã sẵn sàng cho tự do ngôn luận và muốn góp phần giúp quê hương họ tiến lên cho ngang hàng với các nước khác trên thế giới.

Ông Brossel cũng tin rằng Việt Nam có rất nhiều người tài trong lãnh vực truyền thông như bloggers và nhà báo. Chính quyền thật sự cần nhìn rõ vấn đề từ cốt lõi để giải quyết chứ không phải chỉ nhắm vào những người có đủ can đảm để bày tỏ ý kiến đề buộc tội họ chống phá nhà nước. Chính quyền càng cởi mở, chấp nhận cái mới, chấp nhận sự thay đổi nhưng vẫn đem lại cuộc sống tốt đẹp cho người dân thì sẽ không mất đi sự tin tưởng cũng như lòng yêu mến của họ.

Ông Brossel hy vọng năm tới Việt Nam sẽ tiến gần hơn đến những nước có con số đứng đầu như Phần Lan, Iceland, Hà Lan hay Thụy Điển bằng những thái dộ tích cực hơn trong cách ứng xử với truyền thông và đặc biệt trong lĩnh vực báo chí.

Thursday, October 21, 2010

Bùi Chí Vinh: Suy Nghĩ Về 33 Thợ Mỏ Chile Và 9 Ngư Dân Việt Nam

Theo NguoiViet Boston

Chilean-miner-Florencio-A-008(Sau khi thống kê các tin tức cập nhật về số phận các ngư dân trên báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên ngày 17-10-2010)

14 giờ ngày 5 tháng 8 xảy ra sự cố sập hầm
33 thợ mỏ khai thác vàng và đồng người Chile bị chôn trong lòng đất
Quặng kim loại làm sao quý bằng quặng xương máu nhân dân
Tổng Thống Pinera tuyên bố chạy đua với thời gian từng phút

70 ngày chạy “ma ra tông” trong tang tóc
Đất nước Chile hình con rắn dài ngoằn
70 ngày toàn nội các Pinera không dám khóc
Con rắn hóa thành rồng dưới 700 mét độ âm

“Chiến thắng của ý chí, lòng tin và khoa học” đúng vậy chăng ?
Truyền thông thế giới ca ngợi 33 anh hùng dũng cảm
Thợ mỏ Luis Urzua trồi lên mặt đất sau cùng
Đã ôm chặt Tổng Thống Pinera bằng cái ôm tình bạn

Tình thiêng liêng nhất là tình trong hoạn nạn
Tục ngữ Việt Nam có câu “Máu chảy ruột mềm”
Khi máu của kẻ cầm quyền và máu dân nghèo cùng hòa trộn
Thì chắc chắn sinh mạng con người không thể bị lãng quên

Ca dao Việt Nam còn có câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương…”
Người trong một nước phải thương nhau đứt ruột
Ngày 11 tháng 9 nước láng giềng Trung Quốc ngang nhiên bắt 9 ngư dân
Bắt ngay trong vùng đánh cá thuộc chủ quyền hình chữ S

30 ngày đảo Lý Sơn đợi chờ trong nước mắt
Nước mắt mẹ già, vợ yếu, con thơ chảy vì sự đớn hèn
Nước mắt làm động lòng trời, làm dâng lũ lụt
Nhưng số phận người nghèo vẫn tăm cá bóng chim

30 ngày bị giam giữ bất công, 5 ngày “tự do” trôi trên biển lênh đênh
Chiều 11 tháng 10 phía Trung Quốc thông báo tàu cá QNg 66478TS được thả
Báo chí truyền thông tự trấn an với những cuộc thương lượng hậu trường Tội “đánh cá ở quê hương mà như trên ngư trường xứ lạ”

Không có hộ tống, không có tàu tiếp nhận hải quân, 9 ngư dân Lý Sơn bấp bênh như chiếc lá
Lá trên đại dương rụng về cội Tiên Rồng
Giữa lúc toàn bộ nhân loại hướng về Chile với 33 vòng nguyệt quế
Thì ở quần đảo Hoàng Sa của nước mình, 9 sinh mạng phải lưu vong !

Bùi Chí Vịnh