Translate

Wednesday, April 29, 2009

Việt Nam tái khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa

Trích VOA News

Ít ra là phải như vậy chứ! Theo tin của VOA News Online thì phát ngôn viên Lê Dũng đã tái khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đây là chi tiết của bản tin

29/04/2009

Spokesman of the Ministry of Foreign Affairs Le Dung
Ông Lê Dũng, người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam
Trong khi Trung Quốc lên tiếng phản đối việc chính phủ Việt Nam bổ nhiệm người đứng đầu huyện Hoàng Sa, là quần đảo mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng đã ra tuyên bố trả lời về vấn đề này như sau: "Quan điểm của Việt Nam về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này. Việc bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đảo Hoàng Sa được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và là việc làm bình thường, được tiến hành từ nhiều năm qua."

Hôm 28 tháng 4, người phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Khương Du, nói rằng hành động bổ nhiệm người đứng đầu huyện Hoàng Sa của Việt Nam là 'bất hợp pháp và không có hiệu lực'.

Người phát ngôn này nói thêm rằng Trung Quốc có chủ quyền bất khả tranh biện đối với quần đảo Tây Sa và vùng biển xung quanh.



Khi hải quân Trung Quốc vươn ra đại dương

Trích VietNam Net

Đọc bài báo "Khi hải Quân Trung Quốc vươn ra đại dương" cũng đáng làm chúng ta suy ngẫm

Khi hải quân Trung Quốc vươn ra đại dương
29/04/2009 09:40 (GMT + 7)
(TuanVietNam)- Hải quân Trung Quốc vừa kỷ niệm 60 năm ngày thành lập vào ngày 23-4. Tại Thanh Đảo - thành phố cảng nổi tiếng về bia và căn cứ hải quân - lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, các công dân nước này đã có dịp chiêm ngưỡng một trong 10 chiếc tàu ngầm nguyên tử của Đại lục.


Cho dù không phải là loại tân kỳ nhất, nhưng 10 chiếc tàu ngầm này có chứa đầu đạn hạt nhân và đủ để vươn tới bờ biển Hoa Kỳ, bên kia bờ Thái Bình Dương. Cũng như những năm gần đây, Bắc Kinh chú tâm phát triển năng động về quân sự: Trong năm 2009, khoản chi cho quân sự là 70,36 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm ngoái.

Đáng chú ý là hiện tại, binh chủng hải quân - được coi là “cánh tay và thanh gươm” nối dài của đất nước – đang là tâm điểm trong sự phát triển quân sự Trung Quốc.

Tàu ngầm nguyên tử 093 của Trung Quốc. (Nguồn ảnh: china-defense-mashup.com)

Lý do khá dễ hiểu. Trong những giai đoạn rối ren nhất của lịch sử cận đại Trung Quốc (thập niên 50-60 thế kỷ trước), quốc gia này đã từng đụng độ trên đất liền với hầu như tất cả các nước láng giềng và do đó, sức mạnh quân sự trên bộ của Đại lục đã được gia tăng đến mức, với nhiều triệu binh lính, quân đội Trung Quốc đã gần như sụp đổ vì trọng lượng của chính nó.

Chỉ thiếu chút nữa mà những loạn lạc thời “Văn cách” (Đại cách mạng văn hóa) đã có thể biến những đụng độ biên giới giữa Trung Quốc và Liên Xô trở thành một chiến tranh nguyên tử. Với Ấn Độ, tại khu vực Tây Tạng, Đại lục xác định cho mình trạng thái đối đầu quân sự trong thời gian dài.

Khởi đầu từ những năm 80 thế kỷ trước, thời kỳ cải tổ, bình thường hóa, củng cố về xã hội và chính trị đã làm thay đổi cả học thuyết về quân sự của Trung Quốc. Cùng với sự gia tăng của nền kinh tế hùng hậu, Trung Quốc càng hướng ra thế giới ở mức độ cao hơn, đồng thời cũng phụ thuộc nhiều hơn vào thế giới.

Càng phát triển kinh tế, càng khao khát mở rộng quân sự

Không có một cường quốc toàn cầu nào lại phụ thuộc nhiều vào thế giới như Trung Quốc! Những thị trường nguyên liệu và năng lượng ở vùng Cận Đông, châu Phi và Mỹ Latin đều cách xa nước này nhiều ngàn cây số. Còn các thị trường tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc, thì lại giăng mắc khắp thế giới.

Những chuyến tàu chở hàng hóa Trung Quốc ra nước ngoài, cũng như chở năng lượng mua được trên thế giới về Đại lục, luôn bị đe dọa bởi những xung đột trong khu vực, những cường quốc nước ngoài và cả hiểm họa hải tặc, tại các kênh đào Suez và Panama, cũng như tại eo biển Malakka.

Trong vùng, Trung Quốc cũng cần sự hiện diện của hải quân vì một nguyên nhân nhãn tiền: Trong khi đụng độ trên bộ đã giảm, nước này lại lao vào tranh giành chủ quyền những quần đảo trên biển Nam Trung Quốc (tức Biển Đông) - nơi tiềm ẩn các mỏ dầu - với 5 quốc gia khác trong khu vực (trong số đó, đáng kể là Việt Nam, Philippines và Malaysia).

Ấy là còn chưa nói đến việc Đại lục cần phô diễn sức mạnh quân sự đối với Đài Loan, mảnh đất mà Bắc Kinh vẫn coi là một tỉnh của mình.

Trung Quốc chưa có những cứ điểm tại nước ngoài theo nghĩa truyền thống của từ này, do đó, dễ hiểu là Trung Nam Hải cần phát triển hải quân như một sự đảm bảo quan trọng cho những yếu tố phụ thuộc nước ngoài trong nền an ninh quốc gia.

Hải quân Trung Quốc – mạnh và yếu

Các cường quốc “kinh điển” về hải quân như Anh, Hoa Kỳ, Pháp… đều biết rằng, quá trình phát triển hải quân phải kéo dài nhiều thập kỷ, thậm chí, nhiều thế kỷ. Trung Quốc vẫn mới chỉ chập chững những bước đầu: Cho dù là cường quốc kinh tế đứng thứ 2-3 trên thế giới, nhưng hải quân nước này cũng chưa lọt được vào Top 10.

Có điều, định chế nhà nước, sự lãnh đạo tập trung trên nguyên tắc “bàn tay thép” của Đại lục khiến Trung Quốc có điều kiện tốt để phát triển quân đội. Bắc Kinh không phải đối mặt với những rào cản trong hoạt động của các nền dân chủ phương Tây, như công luận, các định chế dân chủ, sự can thiệp của các chính đảng và các tổ chức dân sự, những tranh luận thực sự trong Quốc hội về vấn đề ngân sách, hoặc sự trong sạch của các cuộc đấu thầu.

Tuy nhiên, những khoản chi cho quân sự, ở dạng công khai hay “âm thầm”, cũng chưa đạt 1/6 mức chi của Hoa Kỳ.

Phô trương quân sự trên biển và không trung nhân kỷ niệm 60 năm thành lập hải quân Trung Quốc (Thanh Đảo, Sơn Đông). Ảnh: Lý Khang (MTI)

Dầu vậy, sẽ là sai lầm lớn nếu coi thường sức mạnh của hải quân Trung Quốc, vì chính sách phát triển của Bắc Kinh cũng phản ánh một trong những giá trị lớn nhất của nền văn minh Hoa Hạ (đồng thời, cũng là triết lý lạc hậu của xứ sở này): khả năng du nhập những phát minh, sáng chế của thế giới.

Hơn nửa triệu học sinh Trung Quốc du học trên khắp thế giới, vài trăm ngàn nhà khoa học sống tại nước ngoài, thu thập tất cả những môn khoa học có thể học hỏi được. Trung Quốc nghiên cứu, sao chép và tiếp tục phát triển những công cụ tối tân nhất của khoa học quân sự Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Nga…

Năm 2006, Tel Aviv sững sờ khi nhận ra: Ngay trước bờ biển Lebanon, một trong số những tàu chiến tối tân bậc nhất của Israel đã bị các chiến binh Hezbollah tấn công bởi 2 tên lửa hành trình loại C-801 (được nhập từ Trung Quốc qua đường Iran, và là bản sao của loại tên lửa hành trình Exocet của Pháp, từng khiến hải quân Anh bị bất ngờ trong cuộc chiến Falkland/Malvinas), và một hỏa tiễn liên lục địa loại C-701 (điều khiển bằng quang điện tử).

Trong cuộc đụng độ này, chiếc tàu chiến của Israel hầu như bị hủy diệt! Các chuyên gia cho rằng trong sự phát triển của kỹ thuật quân sự Trung Quốc, với việc kết hợp một cách khác thường những phương tiện quân sự của phương Tây và bổ sung thêm những yếu tố mới, Bắc Kinh sẽ tạo nên những khả năng vô cùng đáng sợ.

Với tất cả những điều này, hiện tại, hải quân Trung Quốc đa phần mới chỉ kiểm soát được dải gần bờ biển (cách bờ vài trăm cây số). Hoa Kỳ, cường quốc hải quân mạnh nhất toàn cầu, cùng một lúc có thể huy động đến bất cứ điểm nào trên thế giới một lực lượng hải quân khổng lồ (gồm các tàu thủy, tàu hệ thống có hệ thống chống tên lửa, tàu hậu cần…, tập trung quanh 6 hàng không mẫu hạm).

Trong khi 14 quốc gia đã có hàng không mẫu hạm, biểu tượng của quyền lực trên biển, thì Trung Quốc vẫn chưa có tàu sân bay nào.

Tham vọng

Một câu hỏi được đặt ra: Đến bao giờ Trung Quốc mới gia nhập CLB các quốc gia tự thiết kế và xây dựng được hàng không mẫu hạm (hiện tại, gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Ý và Tây Ban Nha), được coi là sự tổng hợp của những công nghệ đỉnh cao?

Hỏa tiễn liên lục địa C-801 của Trung Quốc. (Nguồn ảnh: china-defense-mashup.com)

Có thể giả thiết rằng trong thời gian rất gần, Bắc Kinh đang chuẩn bị công bố kế hoạch xây dựng chiếc tàu sân bay đầu tiên, mà các quan sát viên cho rằng sẽ được dùng, trước hết, để đảm bảo an ninh những tuyến đường vận chuyển năng lượng ở vùng biển Nam Trung Hoa.

Điều này cũng có thể suy ra từ tuyên bố của người đứng đầu binh chủng Hải quân Trung Quốc, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, trong tuyên bố nhân 60 năm thành lập ngành. Vị tướng này cho biết Trung Quốc đang ráo riết hiện đại hóa và kiện toàn “tính chiến đấu” của hải quân vì hầu hết các mối đe dọa đối với chủ quyền và an ninh quốc gia nước này là đến từ phía biển.

Cụ thể, Bắc Kinh đặt mục tiêu có thêm những tên lửa tầm xa chính xác và hiệu quả hơn, những tàu ngầm, thủy lôi tối tân và khó phát hiện hơn. Dù vị Tư lệnh Hải quân không nói ra, nhưng giới bình luận quốc tế đồng tình với nhau ở một điểm: Trung Quốc rất cần một hàng không mẫu hạm, bởi trong một cuộc chiến giả định với Đài Loan, chắc chắn nước này sẽ phải đương đầu với lực lượng hải quân hùng hậu của Hoa Kỳ.

Ban lãnh đạo Trung Hoa nhấn mạnh rằng Bắc Kinh sử dụng sự bành trướng quyền lực trên biển như một công cụ để tạo dựng sự ổn định, chứ không phải để gây hấn. Để chứng tỏ điều này, trong khuôn khổ chiến dịch hải quân quốc tế có quay mô lớn đầu tiên vào tháng 12/2008, Trung Quốc đã gửi một đội tàu nhỏ tới vịnh Aden để tham gia chiến đấu với hải tặc ngoài khơi Somalia (đầu tháng 4 năm nay, đội tàu thứ hai cũng đã được cử đi).

Tuy nhiên, động thái nói trên đồng nghĩa với việc hải quân Trung Quốc luôn sẵn sàng, và đã có thể hoạt động ở những vùng biển xa Đại lục.

Thêm vào đó, cuộc biểu dương lực lượng mang tính phô diễn trong dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập hải quân Trung Quốc cũng cho thấy: Bắc Kinh đang chuẩn bị một cách không giấu giếm cho sự bá quyền trên biển, ít nhất và trước tiên là trong khu vực.

Đây cũng là điều phù hợp với quan niệm về an ninh của Trung Quốc: Cho dù chưa bao giờ có được vị thế vững vàng và ít bị đe dọa về an ninh như hiện tại, nhưng Bắc Kinh vẫn coi những quốc gia có liên quan - đặc biệt là các nước láng giềng trong vùng Đông Nam Á - là "những yếu tố chính đe dọa an ninh Trung Quốc".

Xét từ góc độ ấy, trên cương vị một cường quốc mới trên biển, Trung Quốc sẽ là một yếu tố đáng kể và không thể bỏ qua cho an ninh thế giới và khu vực!

Monday, April 27, 2009

Sau ngày 30 tháng 4

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, nước Việt Nam "thống nhất" dưới tên gọi "Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam". Cũng kể từ ngày đó, những thảm cảnh đã xảy ra cho dân tộc Việt Nam. Nhũng công nhân viên chức của Việt Nam Cộng Hòa phải vào tù nhưng dưới cái tên mỹ miều: cải tạo. Rồi đến "chủ trương đánh tư sản mại bản, chủ trương lùa dân đi vùng Kinh Tế Mới". Biết bao nhiêu thảm cảnh xảy ra cho người dân miền Nam. Kể từ đó, mọi người thi nhau tổ chức "vượt biên" để tránh một chế độ bạo tàn. Cũng từ đó biết bao nhiêu thảm cảnh xảy ra cho những người trốn chạy. Nhiều câu chuyện thương tâm đã xảy ra cho những người vượt biên. Những câu chuyện kể về hành trình biển Đông làm xúc động rất nhiều người. Đến bây giờ, mặc dầu đã định cư tại hải ngoại một thời gian khá dài, nhưng mỗi khi nhớ lại những tháng ngày lênh đênh trên biển, những thuyền nhân ngày xưa vẫn còn hãi hùng, kinh sợ.

Sunday, April 26, 2009

34 năm sau: họ là ai?

Trích Người Việt Boston

Lão Gà Tre

Ba mươi bốn năm (34) so với chiều dài lịch sử của một triều đại thời xưa thì ngắn, nhưng với một đời người thì dài lắm, nhất là đối với những ai quan tâm đến thời cuộc, đến vận mệnh khổ đau của dân tộc Việt Nam thì nó lại càng dài hơn.

Ba mươi bốn năm trôi qua quả thật như một giấc mơ hãi hùng! Máu, nước mắt, khổ lụy, nghiệt ngã vẫn còn đây! Những cuộc vượt thoát vô tiền khoáng hậu của người Việt trốn chạy cộng sản – mà cả thế giới đều biết – vẫn còn ghi đậm trong lịch sử nhân loại. Riêng đối với người Việt tị nạn, làm sao có thể quên được những ngày tháng hãi hùng ấy. Có lẽ nó sẽ nằm sâu, nằm mãi trong tiềm thức của mỗi chúng ta.

Ba mươi bốn năm rồi mà người đi vẫn đi, không còn đi được bằng cách vượt biển, vượt biên thì cũng tìm cơ hội khác để đi: ODP (đoàn tụ), lấy vợ, lấy chồng, du học, chạy chọt làm sao để rời xa cái gọi là “thiên đường xã hội chủ nghĩa”. Chính ngay những người theo cộng sản cả đời, những người được hưởng ơn mưa móc như núi, nhưng nếu có cơ hội ra đi là họ đi ngay để trốn khỏi cái “thiên đường” quái đản ấy.

Chừng đó thôi cũng đủ để chứng minh một cách hùng hồn rằng con người không thể sống dưới chế độ cộng sản. Khổ thay, Việt Nam là một trong bốn nước cộng sản còn lại mà loay hoay mãi vẫn không thể nào thoát khỏi cái thiên đường mù đầy oan nghiệt ấy! Nếu miền Nam Việt Nam không bị bán đứng vào tay cộng sản vào 1975, thì chắc chắn, sau sự sụp đổ của khối cộng sản Ðông Âu và Nga Sô, toàn cõi Việt Nam bây giờ đã là một xứ tự do, giàu mạnh như bao nhiêu quốc gia văn minh khác. Ít ra cũng bằng Nam Hàn với nền văn minh nhân bản như ngày nay.

Khỏi cần phải tố cáo hay chê bai chế độ;
khỏi cần luận tội tập đoàn cộng sản lãnh đạo đất nước đã tàn phá quê hương như thế nào sau 34 năm thống nhất hai miền Nam-Bắc;
khỏi cần so sánh với các nước láng giềng và các quốc gia khác trên thế giới – cũng bằng ấy thời gian đã vươn lên như đi hia bảy dặm – mà cứ nhìn vào xã hội tan nát, luân thường đạo lý tiêu tan, thị trường cung cầu quái dị, con người chạy theo vật chất một cách điên cuồng là biết ngay.

Khỏi cần phải nghe những luận điệu vì cảm tính của một số người về thăm quê hương rồi trở lại “hồ hỡi” ca ngợi:
“Ðất nước ngày nay khá rồi, thôn quê đã có điện nước, người dân có quyền đi lại và có quyền chửi luôn cán bộ cộng sản”.
Thế sao? Chỉ có ba bóng đèn thắp sáng trong vài túp lều thô sơ, nghèo khổ, lạc hậu; chỉ có vài người vụt miệng chửi đổng cán bộ là đã có tự do, là đất nước khá rồi hay sao?
Trong khi đó đa số các quốc gia tự do trên thế giới đã và đang tiến vào một đời sống sung túc và văn minh nhất của con người lại không đem ra so sánh!

Ðúng! Việt Nam đã có tự do, nhưng đó là thứ tự do của giai cấp cai trị được “tự do” ăn trên ngồi trước, “tự do” trấn lột quần chúng để thụ hưởng những xa hoa, phù phiếm trên nỗi thống khổ của toàn dân, vốn đã quá khổ trong một thế kỷ qua vì chiến tranh bom đạn. Phải, Tự là “tự” họ quyết định sự sống của người khác bằng họng súng và Do là “do” họ tạo nên những thủ đoạn đê hèn để áp đảo người dân, tước đoạt mọi thứ quyền tự do căn bản của con người.

Ðúng! Có tiến bộ, nhưng là thứ tiến bộ lừa đảo, mưu mô xảo quyệt cướp giựt để đàn áp mọi sự chống đối của người dân – khao khát hít thở không khí tự do – đã và đang đứng lên đòi tự do tôn giáo, tự do được sống làm người.

Nói tới chính trị là phải chứng minh bằng dữ kiện, bằng đường lối cai trị của một chế độ đang điều hành guồng máy quốc gia. Chế độ ấy như thế nào thì chúng ta đã thừa biết, khỏi cần nhắc lại làm gì cho tốn giấy tốn mực. Nếu họ thật tâm lo lắng cho quyền lợi của quê hương đất nước, cho người dân được hưởng những quyền tối thiểu của con người thì 34 năm qua đất nước đã khá lên rồi. Nếu họ có thật tâm xây dựng đất nước thì tại sao chúng ta phải bỏ nước ra đi, phải tiếp tục ra đi cho đến ngày nay, và phải chấp nhận sống chết trong đường tơ kẽ tóc để tìm tự do? Vì thế, những luận điệu nông cạn thiếu suy nghĩ ấy chỉ là mớ lý luận có lợi cho cục tuyên vận của CSVN.

Vậy, họ là ai?

Họ là những thành phần ích kỷ, chỉ biết sống cho mình, miễn sao có một đời sống sung túc trên xứ người là đã thỏa mãn. Còn quê nhà, bà con làng xóm có sống như thời kỳ “đồ đá” thì cũng mặc. Miễn sao lâu lâu ta về thăm cái xứ lạc hậu ấy để thí cho một vài đồng đô, vừa được tiếng, vừa được những người thọ ơn ca tụng cho thỏa cái tự ái vị kỷ của mình.

Họ là ai?

Họ là thành phần cán bộ được cộng sản cấy theo đoàn người tỵ nạn, nằm vùng khắp mọi nơi, đóng vai quốc gia trá hình, chờ cơ hội là bò dậy tấn công vào hàng ngũ người Việt Quốc Gia, vốn đã chia rẽ trầm trọng do bản chất vị kỷ, phi chính trị của những người sinh hoạt ngoài công cộng.

Họ có mặt sinh hoạt nội gian, nội gián trong mọi tổ chức, đảng phái chính trị. Mục tiêu chính của họ là phá nát các tổ chức chính trị chống cộng, bày mưu, chước kế đâm bên này, thọc bên kia, gây mâu thuẫn nội bộ, tung những nguồn tin giật gân ra ngoài làm cho quần chúng mất niềm tin… Mục tiêu của họ chỉ có thế thôi. Khi đã thành công vì phá được các tổ chức chính trị đi đến tình trạng gần như bị tê liệt thì họ đi đâu và làm gì? Dĩ nhiên là họ đã lặn thật kỹ, viện cớ chán ngán thế sự, lui về ngồi rung đùi đếm tiền và hưởng nhàn, ôm theo một đống tiền, gọi là công tác phí trọn đời.

Họ là ai?

Thà rằng tỏ rõ thái độ đầu hàng như một ông tướng, ông nhạc sĩ “nhớn” đã quay về với đảng và nhà nước, ăn năn sám hối để được hưởng “lộc” cuối đời. Dù xú danh muôn thuở, người đời nguyền rủa, nhưng ít ra họ đã biểu lộ thái độ chính trị dứt khoát theo cộng để người ta phân biệt lằn ranh biên giới rõ ràng giữa họ và chúng ta. Còn hơn những tên nằm vùng sống với nhiều mặt nạ khác nhau để quậy phá các tổ chức chính trị, hội đoàn, cộng đồng; thậm chí trong giới cầm bút cũng không thiếu những tên tự xưng là người cầm bút, nhưng bất xứng, lại háo danh, hám lợi. Chính họ là một thứ bồi bút không hơn không kém, viết lách theo đơn đặt hàng, núp bóng trong tổ chức Văn Bút, để “cố đấm ăn xôi” một cách quyết liệt với mục đích xé nát tổ chức nhằm xóa bỏ dấu tích còn lại của người Việt quốc gia trên diễn đàn quốc tế. Họ cố đấm dù không ăn được xôi đến độ một cách phi lý, phi văn hóa mà bất cứ ai có chút suy nghĩ cũng phải nghi ngờ chắc chắn đàng sau họ phải có một sức đẩy nào đó. Họ chính là “những kẻ vô lại may mắn” như nhà văn Phạm Ngũ Yên đã đặt tên trong một loạt bài tố cáo đích danh những tên vô lại này trước công luận vào năm 2008.

Họ là ai?

Họ cũng là những người vượt biển vượt biên ra đi tìm tự do, nhưng sống “với vật chất và vì vật chất” nên theo thời gian, thời thế thế thời phải thế. Họ đã quay lưng, cúi đầu phục vụ trực tiếp, hay gián tiếp cho cục tuyên vận CSVN, sẵn sàng đâm vào vết thương lòng của tập thể người Việt tỵ nạn để kiếm lợi.

Họ là ai?

Họ là những nhà “làm chính trị” theo kiểu lập dị, với mớ lý luận thiên tả, ưa bềnh bồng, không định hướng như con thuyền không bến. Họ sống bên này với thế giới tự do văn minh, phủ phê vật chất nhưng luôn luôn mơ mộng ở một “thiên đường” khác: thiên đường của hoang tưởng, thiên đường của không tưởng. Nhưng nếu họ được sống thực trong cái “thiên đường” ấy, chắc chắn là họ phải lên cơn điên và trở thành người điên sớm nhất. Tiếc thay, khi va chạm với thực tế trong cái xã hội tha hóa ấy thì hối hận cũng đã muộn màng!

Họ là ai?

Họ là thành phần làm chính trị theo kiểu salon, thích đọc diễn văn “xa đấm, gần đâm”. Nghĩa là ở xa thì hô hào “Ðấm” đá, nhưng ở gần thì “Ðâm” đầu bỏ chạy. Họ cứ tưởng sẽ hòa hợp được với cộng sản bằng một mớ kiến thức về kỹ thuật mà họ học được từ hải ngoại. Về nước họ sẽ được trọng dụng và đảng cộng sản sẽ nghe theo họ. Ðúng là hoang tưởng!

Họ là ai?

Họ là những thương gia, với quan niệm “chỉ làm thương mại, không làm chính trị”. Giấc mơ của họ là giấc mơ của những “đại gia” thời mới, được nhà nước ca tụng và tâng bốc trên tận mây xanh. Trước khi đặt vấn đề đầu tiên là “tiền đâu”; dĩ nhiên là họ phải chạy theo giai cấp thống trị, làm theo lệnh của bạo quyền để kiếm lợi. Vì vậy, với thành phần chỉ biết mua bán để kiếm lợi thì trách họ làm gì cho bận tâm. Với họ. quê hương dân tộc không bằng một quả chanh, khi vắt hết nước là liệng vỏ ngay. Gần đây, nhiều “đại gia” đổ tiền về làm ăn vì được đảng nâng bi ca tụng hết mình, nhưng chỉ một thời gian sau thì những đại gia này đều bị trấn lột sạch sành sanh… kêu Trời không thấu! Cái giá “không làm chính trị, chỉ biết làm ăn” họ đã phải trả một cách cay đắng.

Lời kết:

May thay, dân tộc Việt trường tồn qua mấy ngàn năm nay cũng nhờ vào hồn thiêng tổ tiên phù trợ, nên thành phần “Họ Là Ai” nói trên chỉ là thiểu số ung nhọt, sâu mọt trong đại gia đình dân tộc Việt mà thời nào cũng có trong lịch sử. Còn đại đa số những người bỏ nước ra đi tìm tự do thật sự từ năm 1975 đến nay, vẫn một lòng, một chí hướng, đó là giải thể chế độ cộng sản để đưa đất nước tiến lên trong tự do dân chủ. Ngày nào còn bóng dáng cộng sản là còn đấu tranh đòi quyền sống cho đồng bào ruột thịt đang chịu đựng trăm đắng ngàn cay ở quê nhà.

Ba mươi bốn năm rồi, mặc dù những hiện tượng chia rẽ trong hàng ngũ của chúng ta đã xảy ra vì địch và vì chính chúng ta tạo nên cũng có, nhưng những chiến sĩ can trường đã và đang âm thầm hay công khai đấu đầu với CSVN ở khắp mọi nơi vẫn kiên trì, bất khuất, vẫn một lòng với đại cuộc đấu tranh chống cộng. Ở quốc nội, các vị chân tu của các tôn giáo, các nhà đấu tranh cho dân chủ vẫn không sờn lòng đứng lên đòi quyền sống, quyền hành đạo, quyền được phát biểu tư tưởng, mặc dù bị bắt bớ giam cầm dã man trong suốt 34 năm qua. Ở hải ngoại, vẫn những chiến sĩ xung trận ngăn chặn mọi sự xâm nhập của CSVN trên mọi chiến tuyến. Xin cầu chúc “chân cứng đá mềm” tới những tấm lòng bất khuất mà thời nào họ cũng đứng lên trong dòng sinh mệnh của dân tộc Việt.

Là những người may mắn thoát khỏi nanh vuốt của tập đoàn cộng sản, chúng ta không thể nào ngồi yên để hưởng thụ, mà đã đến lúc phải góp sức vào công cuộc chung, tiếp tay với những anh hùng đang xả thân vì nước bằng cách vận động, góp tinh thần – dù chỉ là lời nói – cho quí vị lãnh đạo tinh thần, những nhà đấu tranh cho dân chủ ở trong nước đang ngày đêm gian khổ, sống chết trước sự đàn áp dã man của bạo quyền cộng sản.

Có như thế thì chúng ta mới không phụ lòng những anh hùng liệt sĩ đã nằm xuống cho chính chúng ta được sống. Có như thế thì mới không hổ thẹn với chính lương tâm mình mỗi khi nhìn lại chặng đường lưu lạc gian khổ suốt ba mươi bốn năm qua: “Ta đã làm được gì cho quê hương dân tộc”? Có như thế mới làm gương cho thế hệ trẻ trong việc gìn giữ nguồn gốc và tinh thần trách nhiệm đối với sự sinh tồn của dân tộc. Một Brian Doan, một Madison Nguyễn, một John Nguyễn… cũng chỉ là một thiểu số nhỏ bé, bé hơn cả những hòn sỏi khi ném xuống mặt hồ yên lặng, vẫn chưa đủ sức làm gợn sóng lăn tăn. Thế nhưng, mặt khác của vấn đề là sự tỉnh thức của chúng ta, của tập thể người Việt không cộng sản, đó là đoàn kết và cố gắng chăm sóc cho thế hệ nối tiếp gìn giữ truyền thống giáo dục gia đình.

Nhân mùa quốc nạn, xin được thắp nén hương lòng gửi đến hồn thiêng của các anh linh tử sĩ, đồng bào vượt biển, vượt biên đã anh dũng nằm xuống cho đất mẹ sớm nở hoa tự do. Ðồng thời cũng xin được nguyện cầu bình an cho những anh hùng dân tộc đang ngày đêm chiến đấu một mất một còn với CSVN trên mọi mặt trận.

Friday, April 24, 2009

Chống tham nhũng tại Việt Nam

Đã từ rất lâu, Cộng Sản Việt Nam luôn kêu gào chống tham nhũng, nhưng tham nhũng vẫn cứ tiếp tục phát triển. Cán bộ lớn tham nhũng theo kiểu của cán bộ lớn, cán bộ bé thì cũng "chấm mút" theo kiểu cán bộ bé. Đầu năm 2009, video clip về cuộc sống xa hoa của Lê Khả Phiêu được tung lên internet làm cho người dân Việt Nam khắp nơi căm phẫn. Trong tuần vừa qua, "trùm tham nhũng" Lê Khả Phiêu kêu gọi có biện pháp mạnh chống tham nhũng. Đây quả là một trò hề "lố bịch" và "rẻ tiền". Chắc hẳn Lê Khả Phiêu đã có xem video clip về mình rồi. Không biết là khi lên tiếng kêu gọi chống tham nhũng, y có ngượng miệng hay là không? Thật là "gái đĩ già mồm"!

Thursday, April 23, 2009

Nhân ngày 30 tháng tư: tự hào về Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh vẫn nặng lòng với Việt Nam Cộng Hòa

Khoa học gia Dương Nguyêt Ánh trong một chuyến công tác tại Australia, đã có một buổi tiếp xúc thân mật với Cộng đồng người Việt tự do Úc. Bài phát biểu của Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh như một lời nói chuyện tâm huyết của một người Việt tỵ nạn Cộng Sản làm xúc động rất nhiều người. Trong tháng tư đen, kỷ niệm những tháng ngày đen tối của đất nước và dân tộc Việt Nam, chúng ta càng cảm phục và tự hào về Tổ Quốc Việt Nam đã sinh ra người con Dương Nguyệt Ánh. Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh nối gót Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Bùi Thị Xuân...cùng nhiều vị nữ anh hùng dân tộc đã làm rang danh người phụ nữ Việt Nam, và hôm nay là niềm tự hào của người Việt Nam không chấp nhận chế độ Cộng Sản.

Wednesday, April 22, 2009

Thời gian cận kề và cấp bách

Chỉ còn hơn 20 ngày nữa là đến hạn kỳViệt Nam phải đăng ký thềm lục địa mở rộng. Ngày đó là 13 tháng 5 năm 2009. Thời gian cũng đã cận kề và cấp bách. Mọi người Việt Nam dù ở trong nước hay ở hải ngoại cũng nên hướng về quê nhà, cầu nguyện để Cộng Sản Việt Nam được tổ tiên ông bà, tiền nhân làm cho "sáng mắt" mà đăng ký thềm lục địa, để khỏi hổ thẹn với tiền nhân đã có công xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, khỏi làm hổ danh các bậc danh tướng thời xưa đã làm cho quân Tàu phải thất điên bát đảo cùng truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

Monday, April 20, 2009

30/4: Vịnh tháng tư đen

KÍNH DÂNG ANH LINH CÁC CHIẾN SĨ QLVNCH VÀ ĐỒNG BÀO VIỆT ĐÃ VỊ QUỐC VONG THÂN 30-4-1975, Ngày đen tối của dân tộc Việt Nam
Tháng 4 Ất Mão một màu tang
Trắng cả nhân tâm, cả ruộng làng
Cộng phỉ xâm lăng đời đảo lộn
Đồng bào lưu lạc kiếp lang thang
Quê nhà tù ngục bao oan trái
Đất khách dung thân lắm phủ phàng
Mấy chục năm trời đời dẫy chết
Mỗi lần nghĩ tới nát tâm cang
Mỗi lần nghĩ tới nát tâm cang Hận xót mờ dâng mắt lệ hàng
Cán Chính miệt mài trong ngục thất
Quân Dân đày đọa tận sơn ngàn
Gia đình ly tán, chồng xa vợ
Huynh đệ tương tàn, em tố anh
Bao tử phủ mờ gương sĩ khí
Chuyện xưa càng nghĩ lắm bàng hoàng
Chuyện xưa càng nghĩ lắm bàng hoàng
Như ác mộng về thắm máu loang
Một sáng nắng Xuân con nức nở
Trăm chiều mưa Hạ mẹ hoang mang
Vợ chồng xa cách sầu Ngưu – Chức (1)
Đất nước rối bời lụy Triệu – An (2)
Cảnh đổi người thay đời đảo lộn
Mấy mươi năm xót chuyện “thiên đàng”

Mấy mươi năm xót chuyện “thiên đàng”
Cả nước dẫy đầy chuyện trái ngang
Vợ hiến thân cho chồng bớt khổ (3)
Con khoanh tay để mẹ tội mang (4)
Láng giềng đấu tố mong thêm gạo
Bè bạn rình mò cốt tiến thân
“Lao động vinh quang” vui núi thẳm
“Nhân dân làm chủ” dám kêu than ??!!“Nhân dân làm chủ” dám kêu than ??!!Mở miệng ôi thôi vạn khổ nàn
“Phản động” tội này cần xuống hố
“Xi-a” (CIA) thứ ấy phải lên ngàn
“Cứng đầu” lũ “Ngụy” này cần trị
“Đồi trụy” miền Nam ấy phải càn
“Tài sản bạc vàng” đồ bóc lột
Dân đen độc đạo: phải bần hàn!

Dân đen độc đạo: phải bần hàn!
Cho đúng giáo điều đảng đã loan:
Đói khổ, bần cùng cần đẩy mạnh!
Ấm no, sung túc chớ lo toan!
Tự Do … phải nhớ điều Hồ dặn!
Dân Chủ … nên tuân ý đảng bàn!
Cán bộ “vì dân” cần ấm cật!
Chủ mà “ngoan cố” chớ kêu than!

Chủ mà “ngoan cố” chớ kêu than!
Kinh tế mới heo hút bạt ngàn
Chưa hết! mất nhà … nằm ngục thất
Lại còn … sạch của … ngủ ngoài đàng
“Tàn dư Mỹ Ngụy” … cần nao động
“Hủ hóa miền Nam” … phải trị răn
“Phản động” mò tôm ngay lập tức
Dân đen làm chủ ??? quả tai nàn!!

Dân đen làm chủ ??? quả tai nàn!!
Dở khóc dở cười thật trái ngang
Quốc hội, chỉ toàn phường xó chợ
Trung ương, rặt một đám đầu đàng
Khẩu phần tớ cắt, chủ năn nỉ
Hộ chiếu chủ xin, tớ hách xằng
Chủ ngủ “nhà ôm”, ăn “quốc súp” (5) (6)
Chủ đầu cúi thấp, tớ nghêng ngang
Chủ đầu cúi thấp, tớ nghêng ngang
Từ dạo tháng Tư lắm bẻ bang
Địch tận trung cung nào kẻ biết
Lệnh ra tiền tuyến lắm nguồn loan
Đầu đàng bỏ nước, nhân dân khốn
Tướng tá lo thân, sĩ tốt nàn
Nam, Phú, Cẩn, Hưng, ôi dũng tướng (7)
Thành tan tuẩn tiết quyết không hàng!
Thành tan tuẩn tiết quyết không hàng!
Chết tựa lông hồng chẳng thở than
Một phát oan khiên hồn tiết liệt
Hai tràng thù hận phách hiên ngang
Gương xưa, nước mất sầu miên viễn
Cảnh cũ, thành tan hận ngút ngàn
Mấy chục năm trôi bao nghiệt ngã
Triệu đời rã vỡ tựa sương tan
Triệu đời vỡ nát tựa sương tan
Hận tủi đau thương chuyển bạt ngàn
Tiếng khóc tràn lan Nam chí Bắc
Nụ cười biết hẳn Bắc vô Nam
Trẻ thơ thiếu sữa, hoang từng lũ
Già lão không con, thảm cả làng
Từ lũ Cộng về dân nước chết
Người thì điên loạn, kẻ lang thang
Người thì điên loạn, kẻ lang thang
Thế giới đuổi xô cảnh phủ phàng
Tị nạn định cư hầu tuyệt vọng
Việt kiều du lịch lại huênh hoang
Chóp bu mặc sức mà vơ vét
Nô bộc tha hồ để đội mang
Chỉ tội dân đen như mõm chó
Bao năm bỉ cực với cơ hàn
Bao năm bỉ cực với cơ hàn
Đất nước dập bầm đỏ máu loang
Tù ngục trải dài giam tộc Việt
Gông cùm chằng chịt trói dân Nam
Dân đen trong ngục mờ nhân ảnh
Quỷ đỏ trên đài đắm lạc hoan
Xã tắc điêu linh đời đảo loạn
Ngàn năm Văn Hiến trắng khăn tang
Ngàn năm Văn Hiến trắng khăn tang
Bao kẻ lòng ngay lụy khổ nàn
Đoàn, Nguyễn miệt mài thân vẫn khổ (8)
Thầy, Cha da diết nghiệp chưa tan (9)
Tiết trinh dưới giá cơm nuôi miệng
Tiền của trên mực thước trị an (10)
Mấy chục năm qua bao khổ ải
Lệ dân hầu đã quá khô khan!

Lệ dân hầu đã quá khô khan!
Vì biển hồ sông đã ngập tràn
Lệ khóc anh hùng gương bất khuất
Lệ thương nhi nữ phận gian nan
Lệ sầu non nước cơn hồng thủy
Lệ hận giang san cảnh bão càn
Lệ khóc nhân tâm như lá úa
Còn đâu lệ nóng khóc nhân gian ?
Còn đâu lệ nóng khóc nhân gian ?
Âu chỉ còn chăng những hận tràn
Hận lũ Cộng nô đày dân tộc
Hận bầy vong bản đọa giang san
Hận tên Hồ tặc như chồn cáo
Hận đám tay sai tựa cẩu đàn
Và hận lòng người sao bội bạc
Cam tâm làm bộc bởi hư quang
Cam tâm làm bộc bởi hư quang
Bán rẻ lương tâm chỉ lợi ràng
Mới sớm môi còn vương sọc đỏ
Đến trưa miệng đã ngậm sao vàng
Đổi thay tư tưởng nghe xoành xoạch
Vất bỏ sĩ liêm quá dễ dàng
Đất nước điêu tàn không đếm xỉa
Miễn là đầy miệng, ở nhà sang

Miễn là đầy miệng, ở nhà sang
Ai chết mặc ai chẳng ngó màng
Áo mũ xênh xang ngồi chễm chệ
Mặt mày hợm hĩnh bước nghêng ngang
Cu li mất job, be ông chủ
Chuyên trị chôm đồ, xạo trưởng ban
Bỏ vợ cua đào qua múa mỏ
Lưu manh thứ đó quả đầu hàng!

Lưu manh thứ đó quả đầu hàng!
Đất nước suy đồi phải gắng mang
Đời đổi cóc xù đâm phách lối
Nước tàn hổ tướng vỡ tâm cang
Chột mù tế thế dân bần cố
Thất học kinh bang nước nát tan
Từ dạo Cáo về đời đạo loạn
Nhân tình ly tán biết sao than ?
Nhân tình ly tán biết sao than ?
Mấy chục năm trôi lắm khổ nàn
Vạn kẻ tan hàng hồn khắc khoải
Triệu người mất hướng xác tan hoang
Anh hùng rèn chí nơi sơn dã
Tráng sĩ mài gươm giữa núi ngànKhắp nước người người mơ phục quốc
Cộng nô lộ mặt thật bạo tànCộng nô lộ mặt thật bạo tàn
Nhưng khó thể nào chửa lửa lan
Thù hận chất chồng nay bộc phát
Đau thương dồn nén phải tuôn tràn
Cuồng phong thổi sập cung đình giặc
Bão tố san bằng thủ phủ gian
Trời đất thái hòa, người trở lại
Chung tay cùng dựng lại giang san

Từ Đà Thành
(4/30/1995)=======================================================chú thích:(1) Tích Ngưu Lang Chức Nữ(2) Huyền sử Triệu Đà thắng An Dương Vương nhờ tráo nỏ thần qua hận tình Trọng Thủy – Mỵ Châu .
(3) Rất nhiều người vợ hiền phải chịu cho cán bộ, công an khu vực dày vò thỏa mãn thú tính để cho chồng khỏi bị phanh phui “tội ác nhân dân”, hoặc các hiền thê này phải bán thân xác mình để có tiền mua đồ tiếp tế cho chồng đang trong trại cải tạo .
(4) Các “thiếu nhi khăn quàng đỏ” do CS rèn luyện nhồi sọ tư tưởng Mác Lê luôn luôn rình mò để tố cáo mẹ cha mình hầu được ăn bánh vẻ “thiếu nhi tiên tiến, cháu ngoan bác Hù”.
(5) Nhà ôm: danh từ mới co sau 75 để chỉ loại nhà do dân bỏ các vùng Kinh Tế Mới (vì sống không nổi với những điều kiện qua khắc nghiệt của khí hậu lẫn địa thế) về lại thành phố “sáng chế”: 3 góc của căn lều đều ôm quanh trụ đèn đường .
(6) Quốc súp = canh toàn quốc, tức canh chỉ nước và … nước!
(7) Những danh tướng Nguyễn Khoa Nam, Nguyễn văn Phú, Hồ Ngọc Cẩn, Lê văn Hưng là những trong hàng ngàn danh tướng trong lịch sử oai hùng của dân tộc và đất nước Việt Nam .







____________________________________________________________________________

[30/4]Tưởng Niệm Các Chiến Sĩ Vô Danh QLVNCH Xin được như nén hương lòng kính dâng anh linh
tất cả chiến sĩ vô danh QLVNCH đã vị quốc vong
thân trong cuộc chiến gìn giữ miền Nam VN trước
ách xâm lăng của bọn Cộng sản vô thần phương Bắc .
Từ tháng tư về vạn nỗi đau
Nhớ bao chiến sĩ chẳng công hầu
Chiến chinh hi hiến đời trai trẻ
Vận nước ngầm hờn cuộc bể dâu
Hoài bão trượng phu mây khuất núi
Tang bồng hồ thỉ nước qua cầu
Thiên thu lịch sử luôn ghi nhớ
Nấm mộ hoang còn tiếng vó câu!

Từ Đà Thành
(04/27/06)

_____________________________________________________________________

Lục Bát Tháng Tư

Tháng Tư là tháng oan khiên
Tháng Tư là tháng đảo điên sơn hà
Tháng Tư mắt má lệ nhòaTháng Tư con trẻ khóc òa mất chaTháng Tư thất quốc vong giaTháng Tư dâu bể hải hà nước nonTháng Tư sông núi mỏi mònTháng Tư cả nước lên non tìm trầmTháng Tư Đạo chốn mê lâmTháng Tư xã tắc sa hầm vạ taiTháng Tư giặc cướp lên ngaiTháng Tư Văn Hiến ca bài lưu vongTháng Tư dân tộc quay mòngTháng Tư non nước chìm trong ngục tùTháng Tư vết cắt thiên thuTháng Tư quốc hận mịt mù quê hươngTháng Tư tâm quyết lên đườngTháng Tư quyết diệt sạch phường Cộng nôTháng Tư đánh đuổi giặc HồTháng Tư giành lại cơ đồ Việt Nam
Từ Đà Thành
(04/01/04)
Phú Tháng Tư Quốc Hận
Tháng Tư anh hùng ngã gục
Tháng Tư tổ quốc long đong
Tháng Tư non sông ô nhục
Tháng Tư quốc hận bên lòng
Ôi đau thương!
Tiếng thét tháng 4 năm 1975 triệu tâm hồn nhức nhốiCơn đau mùa Xuân Ất Mão muôn tim óc quay mòng

Ngoài tiền tuyến chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa dũng cảm đương đầu cùng lũ giặc đông gấp bội gấp ba, quyết không hàng quân xâm lược
Chốn hậu phương đồng bào con Hồng cháu Lạc kiên trì sát cánh với chính quyền đang chia năm xẻ bảy, thề tử thủ chẳng sợ lũ rợ mông
Máu tử sĩ chảy thắm ruộng đồng
Gương anh hùng lớn khôn nòi giống

Mặc lưỡng đầu thọ địch: ngoại giặc tấn công, nội thù quấy phá, quân đội Cộng Hòa đã nêu cao gương trung liệt, tính kiêu hùng của cháu con Âu Lạc
Mặc tứ phía bủa vây: đồng minh phản bội, chiến hữu phỉnh lừa, con dân miền Nam đã chứng tỏ chí quật cường, lòng quả cảm của giòng dõi Tiên Long Thương ôi!
Càng viết lệ chảy ròng ròng
Càng suy tâm đau thốn thốn
Sức cùng lực kiệt
Cái khó bó khôn

Lâu la phía Bắc bởi ma lanh hết cở đã tóm thâu trọn non Thái sông Hồng
Tướng lãnh miền Nam dù quyền biến phi thường cũng không đổi được mệnh Trời vận Nước!

Cao nguyên thất thủ! Quân đội miền Nam không hề nao núng vượt chốn hiểm nguy về thủ đô tử thủ
Vùng một tan hoang! Đồng bào ruột thịt hết mực hoang mang mong rời nơi chết choc đến bờ bến bình an

Máu lửa lan tràn
Thịt xương rửa nát

Cả quân lực hùng mạnh rã tan theo thông lệnh đầu hàng
Toàn non sông dấu yêu chìm đắm dưới gót giày xâm lược

Bao cái chết dũng lược: Lê văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Lê Nguyên Vỹ, Phạm văn Phú, Hồ Ngọc Cẩn, Trần văn Hai, Đặng Sĩ Vinh …. bởi không chấp nhận kiếp tù trong tay bầy thổ phỉ
Triệu niềm đau sâu xa: quê hương ngục tù, non sông ngoại bang dày xéo, đất đai tiên tổ bị bán dâng cho quan thầy Tàu Cộng, nhân phẩm phụ nữ bị chà đạp rẻ khinh, bị bán cho ngoại nhân mua vui nhục thể … chỉ do một đảng cướp Cộng sản Hà Nội gây ra

Đất nước hằn đậm dấu chiến tranh, 30 năm sau còn ngập cơn binh lửa
Đồng bào khắc ghi đời biến loạn, trăm năm nữa vẫn hằn vết lưu vong

Mỗi tháng Tư về, máu châu thân như chảy ngược dòng
Từng mùa Xuân đến, sầu thất quốc chừng giăng đầy trí

Quê hương thân yêu đắm chìm trong gông cùng Cộng phỉ
Tổ quốc mỹ miều khốn đốn giữa bão táp nô vong

Bao mùa Xuân dân đen không chút lót lòng
Bao tháng Hạ trẻ thơ chẳng gì vui thú

Bánh vẻ, xảo ngôn chính tuyệt chiêu chồn cáo
Tù ngục, lọc lừa nguyên bản chất Mác Mao

Từ tháng Tư đen dân Việt từng ngày chết tận non cao
Từ năm Ất Mão nước Nam từng khắc tàn trong vực thẳm

Dân bần cùng
Nước khánh tận

Chỉ bầy lợn ỉ trung ương là no cơm ấm cật
Còn đám dân đen khắp nước phải đói rách tan thương

Cộng đảng: một bọn Mafia có toàn quyền cướp bóc kẻ thiện lương
Trung ương: một bầy Việt gian đủ mánh khóe gạt lừa người cô thế

Tội ác ngất trời này không còn lời kể lể
Dã tâm dày đất đó chẳng cần đuốc sáng soi

Dân hằng mong có búa thiên lôi đập vỡ Ba Đình dẹp xác ướp của tên Hồ tặc cáo
Nước luôn ước được cơn địa chấn san bằng Bắc phủ bỏ giáo điều của lũ Cộng tà ma

Chỉ có như thế
Nước Việt mới được hưởng thái hòa
Dân Nam sẽ qua cơn hồng thủy

Cuộc đời dân tôi sẽ qua cơn tắc tị
Lịch sử nước nhà tức khắc khởi sắc hồi sinh

Nước Nam sẽ rạng rỡ ánh bình minh
Dân Việt sẽ mừng vui đời phục hoạt

Tháng Tư, 2003 – 28 năm Quốc Hận

Từ Đà Thành

Xe cơ giới nặng vào Thái Hà: Đất chúa thành công trường

Trích Việt Báo Online

Giaó xứ Thái Hà sôi động trở lại... Công an đưa xe cơ giới nặng tiến vào đất hồ của Thái Hà để biến thành công trường. Sau đây là tin của phóng viên An Dân trên thông tấn VietCatholic News hôm chủ nhật 19-4-2009.
Báo động: trong vài ngày qua, chính quyền đưa công nhân và máy móc vào thi công tại khu đất hồ Ba Giang của giáo xứ Thái Hà!
HÀ NỘI - Những ngày qua, chính quyền Hà Nội ngang nhiên chỉ đạo cho một đơn vị đem các cọc bê tông tới thi công trên khu vực đất Hồ Ba Giang của giáo xứ Thái Hà, bất chấp pháp luật, dư luận và những sự việc vừa mới xảy ra tại giáo xứ. Sự kiện này đang gây nên tâm trạng bức xúc cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân Thái Hà.
Nhiều người đang tự hỏi chính quyền Hà Nội muốn gì khi ngang nhiên lấn chiếm đất của giáo xứ Thái Hà như vậy?
Lịch sử khu đất
Khu đất này nằm sát ngay sau Gò Đống Đa, thuộc địa giới hành chính phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.
Khu đất này rộng 18.230 m2, thuộc sở hữu của Dòng Chúa Cứu Thế từ năm 1928, ban đầu là khu ruộng cấy, sau vì lý do lấy đất san lấp nền tu viện và nhà thờ, các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế đã đào lấy đất đắp nền và biến khu vực thành hồ cá.
Những năm 1970- 1980 của thế kỷ trước, linh mục Vũ Ngọc Bích cho ông Ba Giang thuê thả cá và trồng rau và từ đó, hồ được các cư dân quanh vùng đặt tên là “Hồ Ba Giang”.
Sau khi ông Ba Giang mất, giai đoạn từ 1980 – 1985, giáo xứ cho hợp tác xã Nam Đồng thuê để thả cá. Sau đó, vì không quản lý nổi, hợp tác xã Nam Đồng đã trao trả lại cho Dòng Chúa Cứu Thế quản lý.
Suốt từ năm 1928 cho tới nay – năm nhà dòng mua khu đất này, thì khu đất này vẫn do Dòng Chúa Cứu Thế quản lý. Dòng Chúa Cứu Thế - giáo xứ Thái Hà, luôn đứng tên đăng ký trước bạ và trong các lần kê khai tài sản theo chính sách, chủ trương của chính phủ, thì giáo xứ và tu viện luôn kê khai đầy đủ khu vực hồ Ba Giang vào trong địa bạ.
Bên cạnh đó, các công văn của chính quyền các cấp, sở, ban, ngành từ thành phố tới quận luôn khẳng định khu đất hồ Ba Giang hiện do giáo xứ Thái Hà đang quản lý:
- Báo cáo của Sở Địa chính Hà Nội, số 387/BC- SĐCNĐ, ngày 11/5/1999, khẳng định: “Khu đất Hồ Ba Giang hiện do giáo xứ Thái Hà đang quản lý”.
- Công văn số 64/CV-UB- ĐĐ, ngày 30/1/1996 của UBND quận Đống Đa, về việc giải quyết hồ Ba giang, cũng khẳng định “Khu đất của giáo xứ Thái Hà đang quản lý và cho mượn”.
Lúc sinh thời, linh mục Vũ Ngọc Bích đã nhiều lần tuyên bố công khai trước hàng ngàn giáo dân về quyền sở hữu của Nhà Dòng Chúa Cứu Thế - giáo xứ Thái Hà trên khu vực này và khẳng định ngài không hề ký cho hay chuyển nhượng bất cứ mét vuông đất nào của giáo xứ tại hồ Ba Giang.
Có thể nói cho tới giờ này, Dòng Chúa Cứu Thế vẫn đang là đơn vị quản lý và là chủ sử dụng hợp pháp toàn bộ khu đất hồ Ba giang này.
Tuy nhiên, trong thực tế, những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ trước, chính sách mở cửa đã kéo dân cư các tỉnh thành về Hà Nội làm ăn sinh sống. Quỹ đất trở nên eo hẹp, các quan chức chính quyền địa phương và nhân dân thi nhau san lấp khu vực để lấy đất làm nhà và bán chác chia nhau.
Năm 1994, khi nhận thấy tình hình lấn đất của giáo xứ trở nên nghiêm trọng, linh mục Vũ Ngọc Bích đã làm đơn lên các cấp chính quyền yêu cầu can thiệp và đề nghị các cấp chính quyền giải quyết ổn định trật tự tại khu vực.
Khoảng năm 1998, chính quyền Hà Nội lập dự án qui hoạch khu vực thành khu nhà ở di dân, nhưng thực chất là để chia lô bán chác. Tình hình khu vực trở nên hỗn loạn, một số người đã lợi dụng tình hình mua qua bán lại khu đất này.
Cuối năm 2004, một vụ án hình sự đã được khởi tố và kết quả bị can Phạm đình Bổng đã bị chết bất ưng trong tù.
Thời điểm này, giáo xứ Thái Hà tiếp tục kiên trì gửi đơn lên các cấp chính quyền yêu cầu chính quyền giải quyết trao lại cho giáo xứ và Nhà Dòng khu đất để phục vụ cho mục đích tôn giáo và từ thiện và dự án bị treo từ đó tới nay.
Chính quyền Hà Nội muốn gì?
Việc chính quyền Hà Nội ngang nhiên cho thi công trên phần đất của giáo xứ bất chấp những cơ sở pháp lý vừa nêu, trong bối cảnh giáo xứ vừa bị chính quyền cướp khu đất dệt thảm len, khiến các giáo dân hết sức bất bình. Đây quả là một việc làm đầy ngạo mạn và tiếp tục thách thức pháp luật, thách thức những người thiện chí.
Người ta đang tự hỏi, chính quyền Hà Nội muốn gì khi thực hiện dự án vào lúc này?
Sau khi phân tích tình hình chính trị và xã hội những ngày gần đây, thì nhiều người cho rằng, chính quyền đang muốn mượn tay giáo xứ Thái Hà để làm dịu đi tình hình người dân bất mãn với chính phủ khi thực hiện dự án Bô – xít Tây Nguyên, bởi đó vẫn là con bài mà chính quyền cộng sản thường sử dụng để lèo lái dư luận hướng sang một điểm nóng khác.
Người khác thì cho rằng, sau khi không thể thực hiện được dự án xây nhà và trung tâm thương mại tại khu đất dệt thảm len nhắm chia chác, chính quyền quận Đống Đa phải kiếm một khu đất khác để hoàn trả cho đối tác và khu đất ấy phải thuộc địa giới hành chính quận Đống Đa. Đống Đa bây giờ không còn đất trống nữa ngoài khu đất hồ Ba Giang và vì thế, chính quyền quận Đống Đa nhắm mắt làm liều khu đất này của giáo xứ Thái Hà.
Cũng có ý kiến cho rằng trong cuộc trả lời phỏng vấn các phóng viên báo đài, ông Nguyễn Thế Doanh - Trưởng Ban tôn giáo Chính phủ, có nhắc tới một “thế lực thứ ba” mà ai cũng hiểu đó là thế lực trong nội bộ đảng, chính thế lực này đang rắp tâm thúc đẩy dự án, đưa các đồng chí của mình ra đương đầu với giáo dân để “ngư ông hưởng lợi”, vì sắp tới đại hội đảng bộ thành phố.
Mấy giáo dân nhiệt thành thì lại cho rằng, tại Thái Hà, Thiên Chúa đã khởi đầu công cuộc đi tìm công lý và sự thật cho dân Việt, vì thế, sau vụ xử phúc thẩm giáo dân Thái Hà, Ngài lại làm cho lòng Pharaon ra chai đá, để giáo dân có lý do hợp pháp mà thắp nến cầu nguyện và tiếp tục lên đường đi tìm công lý.
Dù là lý do gì, thì việc chính quyền thành phố Hà Nội bất chấp pháp luật và dư luận, tiếp tục lấn chiếm đất đai của giáo xứ Thái Hà, là một việc làm chẳng nên trong thời điểm hết sức nhạy cảm này của lịch sử.

An Dân

Sunday, April 19, 2009

Người Thương phế binh năm xưa

Kính tặng Người Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa
với những nỗi cay đắng và chua xót...

Người lính ấy bao năm dài lận đận
Thương tật đầy mình, vất vả mưu sinh
Nơi hè phố, bến xe, hang cùng ngõ hẻm
Ai biết cho Người bao nỗi gian truân?

PHP
04/19/09

Saturday, April 18, 2009

Điếu Cày: Uy vũ bất năng khuất

Trích Blog Công lý và sự thật. Blogger Tạ Phong Tần, VN

.

Cách đây khoảng một tháng, Ba Sài Gòn gọi điện cho tôi:

- Chị biết tin gì chưa, Thiên Sầu nó nói tháng 5 này anh Điếu Cày được ân xá!

Tôi trả lời:

- Thằng Thiên Sầu nó đào đâu ra cái tin hài ra phết. Ân xá thường vào những dịp Tết, Lễ bự bự. Tháng 5 này có cái quái gì mà tự dưng lại ân xá? Nếu có ân xá thì cũng không có tên anh Hải đâu.

- Sao vậy?. Ba sài Gòn ngạc nhiên.

- Muốn ân xá trước hết phải viết đơn xin ân xá. Nó gần gũi với anh Hải như vậy mà không biết tính anh ấy sao. Anh Hải không đời nào chịu viết đơn xin ân xá đâu. Nếu viết đơn thì không phải là Điếu Cày.

- Ừ, chị nói đúng.

* * *

Hôm đầu tháng này, tôi đến nhà thăm chị Tân. Chị kể chuyện vượt hơn 300 km từ Sài Gòn xuống trại giam Cái Tàu thăm anh Hải. Vào trại, một anh cán bộ dẫn anh Hải ra phòng gặp thân nhân. Vừa ngồi xuống anh ta đã nổ một lô một lốc cà long nhong các quy định này kia nọ lung tung. Đợi anh ta nói hết, chị Tân mới thủng thỉnh bảo anh ta rằng: "Anh có thể nói những điều ấy với những người khác, với ông Hải thì không cần phải nói, vì tôi biết nếu các anh không canh giữ ông Hải cũng sẽ không bỏ đi đâu cả. Chúng tôi không có tội nên không việc gì phải chạy trốn. Tôi dám khẳng định với anh, ông Hải mà trốn thì tôi không phải là con người". Anh cán bộ hết nói luôn.

Anh Hải trông bề ngoài ốm nhom, nói năng nhỏ nhẹ vậy chớ bản tính kiên quyết, cứng rắn, đã quyết định điều gì thì không thay đổi.

Có ai đó đã từng nói: "Nhà tù là nơi rèn luyện nhân cách". Đúng vậy, với Điếu Cày thì bốn bức tường phòng giam không nhốt được ý chí con người.

Sài Gòn, ngày 19/4/2009

Kỷ niệm tròn 1 năm ngày Điếu Cày bị bắt

Tạ Phong Tần

Người lính không có số quân

Trích Người Việt Boston

Trần Như Xuyên

Tối đó, tôi dẫn Đại đội tới điểm đóng quân đêm, đây là ngày đầu tiên tôi nắm Đại đội, sáng nay có cuộc bàn giao ở Tiểu đoàn, người Đại đội trưởng tiền nhiệm,cũng là khóa đàn anh của tôi, có sự vụ lệnh đi học khóa quân chánh.

Ra trường được sáu tháng, từ anh Thiếu úy mới tò te ra trường, giờ đã lên nắm Đai đội, quả là thời gian hơi nhanh so với những đứa bạn cùng khóa ở các binh chủng khác như Nhẩy dù, Thủy quân lục chiến…, có lẽ họ vẫn còn đang thực tập ở Trung đội hay là Trung đội trưởng mà thôi. Tôi nắm Đại đội hơi nhanh không phải vì mình tài giỏi gì mà năm 67 khi ra trường, như bao đứa bạn khác chọn đi Bộ binh, các đơn vị rất thiếu sĩ quan, như Tiểu đoàn tôi về chẳng hạn, có Đại đội xử lý là một Chuẩn úy, gọi là xử lý cũng không đúng vì trong cấp số coi Đại đội thì tối thiểu phải là Thiếu úy, nhưng không hiểu sao vào những năm này, sĩ quan quá thiếu, bởi vậy khi vừa tới Trung đoàn, nghe tin có mấy sĩ quan Đà lạt mới ra trường là các đơn vị nhao nhao lên xin, tôi được đưa về Tiểu đoàn 4/46 thì một ông đàn anh khóa 16 đang làm Đại đội trưởng xin ngay tôi về. Ông tên Hồ Trang, khóa 16, ở miền Trung bị thuyên chuyển vào Nam vì dính dáng tới vụ Phật Giáo, ngoài đó ông đã là Tiểu đoàn phó nên vị Tiểu đoàn Trưởng cũng có hơi nể, quay quắt vì việc phải thuyên chuyển xa nhà, bị giam lon, giam chức nên ông gắt gỏng như mắm tôm, ông nghiêm khắc với mọi người nhưng rất chí tình trong việc chỉ bảo cho tôi từng ly, từng tí việc chỉ huy mà dầu sao tôi cũng còn quá mới, quân trường dậy là một chuyện, ra đây đụng với thực tế lại là một chuyện khác.

Cứ như vậy, những lần hành quân, ông cho tôi ở cạnh để học hỏi hoặc cho xuống trung đội để thưc tập, 6 tháng sau, khi thấy tôi đã tàm tàm gọi là đủ lông, đủ cánh bay solo được, ông nói với Tiểu đoàn Trưởng và bàn giao Đại Đội lại cho tôi, trước đó, ông đã thu xếp người Đại đội phó đi học để tôi coi Đ.Đ được danh chính ngôn thuận.

Nói về tối đầu tiên tôi dẫn Đ.Đ đi đóng quân đêm, thường tọa độ đóng quân đêm cùng các điểm phục kích do Tiểu đoàn chấm, tối đó đang di chuyển trên đường tôi thấy có một người đàn bà đi lẫn trong toán đại liên, tôi hỏi Thượng sĩ Hội, thường vụ đại đội, ông ta đi lính hồi tôi còn học Tiểu học:
- Ai vậy ông Hội, sao có đàn bà lẫn lộn vào đây?
- Thưa Thiếu úy, đó là vợ thằng Nở, xạ thủ đại liên, nó ở với Đại Đội lâu rồi, hồi còn Trung úy Trang, ông cũng cấm nhưng chỉ được vài ngày là nó lại lẻn xuống sống với chồng nó.
- Tôi thấy không được rồi đó ông, lỡ đêm Việt cộng tấn công thì làm sao, thằng Nở chỉ lo cho vợ nó thì còn đánh đấm gì được.
- Thiếu uý đừng lo, vợ nó phụ nó rất đắc lực, chị ta biết xử dụng đại liên, biết tiếp đạn cho chồng, rồi Thiếu úy coi, hễ rảnh là nó lại lau chùi cây đại liên nữa.
- Nhưng lỡ có chuyện gì làm sao mình báo cáo.

Hôm sau tôi gọi Nở lên trình diện:
- Sao cậu không để cho vợ cậu ở nhà mà cho đi theo Đại đội như vậy, lỡ có chuyện gì thì sao?
- Thưa Thiếu úy, con Ba nó mồ côi từ nhỏ, không có nhà, em đã đưa nó về với má em rồi nhưng má em không ưng nó, cứ kiếm chuyện với nó hoài, cho nó theo ĐĐ, thấy cũng bất tiện, em biết chứ.

Nở thực hiện lời “em biết chứ”, vài ngày sau, tôi không thấy vợ Nở đi chung trong toán đại liên nữa, tôi hỏi Thượng sĩ Hội, ông ta cho biết Nở đưa vợ ra bến xe về quê mấy bữa nay rồi, tôi có hơi băn khoăn nhưng nghĩ vậy cũng phải, lỡ có chuyện gì thì làm sao, rồi má con sẽ phải hòa thuận với nhau chứ.
Một hôm, Hạ sĩ quan quân số cầm về xấp thư của ĐĐ đưa cho tôi, trước đó tôi có dặn anh ta là thỉnh thoảng phải kiểm soát thư từ của binh sĩ xem biết đâu có đứa bị móc nối. Tôi dở xấp thư ra coi thấy có một lá đề tên Nở, khi tôi coi ĐĐ thì Nở không biết chữ, sẵn dịp, tôi hỏi các Trung đội xem còn ai không biết chữ gom tất cả lại, đâu cũng được 5,6 người, tôi nói Trung sĩ Hiển, Hạ sĩ quan CTCT mua tập vở về dậy họ học, “ngày mãn khóa”, tôi kêu từng người đưa tờ Chiến sĩ Cộng Hòa cho đọc, ai đọc được, tôi thưởng cho bốn ngày phép, Hạ sĩ Nở biết chữ từ ngày đó.
Có bốn ngày phép, Nở không đi đâu cả, anh ta và vợ quanh quẩn chơi ở mấy nhà quen trong xã, hết bốn ngày, Nở về lại ĐĐ.

Tôi mở lá thư của Nở ra đọc:
Long Xuyên, ngày….
anh hai thương, em diết thơ nầy cho anh là lúc ba giờ phia, em chờ má ngủ mới dám diết cho anh, anh hai ôi, em nhớ anh quá hà, sao số kiếp cứ đài đọa tụi mình hoài, nhớ những lúc điêm tối cùng anh đi đóng quân, dầu gì vợ chồng được gần nhau cũng hơn há anh, hôm anh tiễn em ra bến xe em buồn quá, lúc xe chạy, em thấy như mất mác cái gì quí báo, em khóc ước cả mắt, em cố chìu chuộng má mà má vẫn hổng thương em, thôi để em lên quỳ xinh với ông thiếu úy để em được đi theo anh, liệu được hôn anh, diết thơ nầy xông, mơi sẽ gởi cho anh, anh hai nhớ trả lời em nghe.
Em, Ba.

Một tuần lễ sau khi đọc lá thư của Hạ sĩ Nở, buổi tối dẫn Đại Đội đi đóng quân, tôi lại thấy cái dáng nhỏ bé ấy đi chung với toán đại liên, lẫn vào hàng quân, không biết anh Hai có trả lời, trả vốn gì không hay nhớ chồng lên đại, tôi thấy chị ta cố lẩn vào đám đông, chắc sợ tôi nhìn thấy, hoặc có thể biết tôi đã thấy nhưng làm nước liều, có điều hôm nay không mặc bộ bà ba đen thường lệ mà là bộ đồ trận rộng thùng thình, đầu còn đội nón sắt, chị ta tính ngụy trang che mắt tôi, tôi cười thầm trong bụng khi thấy vợ Nở cuốn nguyên một dây đại liên quanh người, tôi mong chị ta đừng gặp tôi mà xin gì cả, chẳng thà để tôi lờ đi như không biết còn hơn là hợp thức hóa cho khó xử.

Năm 67, các Tiểu đoàn Bộ binh thường có ba Đại đội tác chiến, chia nhau vùng trách nhiệm họat động, hành quân lục soát từng ĐĐ chung quanh bộ chỉ huy TĐ, đôi khi có cuộc hành quân cấp Tiểu đoàn thường là nhẩy trực thăng và xa hơn. Ba Đại đội trưởng tác chiến đều cùng khóa 21 Đà Lạt gồm Th/U Vũ đình Hà (ĐĐ1), Th/U Lê xuân Sơn(ĐĐ2) và tôi ĐĐ3.
Một tối, Đại đội 1 bị tấn công, ĐĐ2 tối đó đóng xa, giữ con đường từ Long Thượng về Cần Giuộc, tôi nằm cách Hà (ĐĐ2) khỏang 500 thước, Tiểu đoàn mất liên lạc với Hà, kêu tôi lên tiếp cứu, chỗ Hà nằm tôi biết rõ vì đã từng đóng quân ở đây, chắc chắn là địch tấn công từ ngã rạch tấn công ra, tôi dẫn Đại đội chạy băng lên vì tình người bạn cùng khóa, tôi cho Đại đội bắn chặn nơi đầu rạch, nhưng vì không liên lạc được với Hà, tôi sợ quân ta bắn lầm quân bạn, tôi chạy lại cây đại liên, cho chuyển hỏa lực về bên trái, dưới ánh sáng của pháo binh Cần Giuộc, tôi thấy vợ Nở nằm cạnh chồng, tay nâng dây đạn, Nở đang nghiến răng bóp cò, nhả từng loạt đạn về hướng địch.

Như tôi đã nói ở trên, dạo đó ở Long An VC chưa nhiều, chắc khoảng hai chục tên, đợi mình ơ hờ, liều lĩnh tấn công. Cũng tại nơi con rạch này, ít lâu sau, ĐĐ tôi hành quân lục soát ở đây và đụng nặng, sở dĩ đụng nặng vì địch tụ ở đâu về, ém quân trong đám dừa lá dầy đặc như vùng bất khả xâm phạm, chắc chúng tập trung ở đây, đợi đêm xuông có giao liên dẫn chúng xâm nhập Đức Hòa, Đức Huệ rồi qua Campuchia, chúng không ngờ ta lùng sục, chúng buộc phải chống trả.
Đám dừa nước cao ngất che dọc theo con rạch, hướng ĐĐ tiến vào là đồng trống, suốt vùng Long An này chỗ nào cũng vậy, bất ngờ ban đầu làm ta có ba binh sĩ bị thương và một chết, tôi xin pháo binh và Cobra lên vùng, hồi đó gọi máy bay ném bom còn là một điều mới mẻ, vũ khí xử dụng là của thời đệ nhị thế chiến, toàn là Garant, Carbin, cả Thompson nữa, ấy vậy mà cây đại liên 30 của Hạ sĩ Nở cũng có tác dụng. Nở người hơi thấp nhưng rất khỏe, một mình vác cây đại liên cả với chân ba càng, mỗi lần pháo bắn hay trực thăng phóng rocket là anh ta chạy nhào lên cho gần mục tiêu, lúc đó địch còn lo núp. Khi đã rất gần mục tiêu và có gò đất làm điểm tựa chắc chắn, cây đại liên mới phát huy được hiệu quả của nó, từng loạt đạn bắn ra làm bọn VC không ngóc đầu lên được, cộng thêm pháo và trực thăng bắn liên tục, ĐĐ chiếm được mục tiêu lúc gần tối, địch bỏ lại 6 xác và một số vũ khí. Trận đánh như thế này không đáng kể gì so với sau này khi SĐ 25 rời Long An di chuyển về vùng trách nhiêm mới là Tây Ninh, cuộc hành quân vượt biên năm 1970 cũng như ở Bình Long mùa hè đỏ lửa thì chiến trận lên tới cấp Sư đoàn, Quân đoàn.

Sáng hôm sau, Tướng Phan trọng Chinh, Tư lệnh SĐ xuống quan sát trận đánh và gắn huy chương, tôi đề nghị với TĐT thăng cho Nở lên Hạ sĩ nhất nhưng Tướng Chinh là người rất ngặt nghèo trong việc ban thưởng huy chương và thăng cấp, Nở chỉ được cái huy chương đồng, ông bảo huy chương đồng của SĐ 25 bằng huy chương vàng của các nơi khác (!)
Hai ngày sau ĐĐ còn được nghỉ dưỡng quân, tôi xuống tổ đại liên chơi, cả toán đang ngồi ăn cơm, tôi thấy vợ Nở đang mân mê cái huy chương của chồng, thấy tôi, chị có vẻ ngài ngại gật đầu chào rồi bỏ vào trong nhà, tôi nghĩ giá tôi có quyền, tôi sẽ tặng cho chị ấy một cái huy chương của buổi tối yểm trợ cho Vũ đình Hà.
Đầu năm 1968, tôi được đề cử theo học khóa Tác chiến trong rừng ở Mã Lai, tôi còn gắn bó với ĐĐ hơn một tháng nữa. Một buổi sáng, đang đứng trước cửa ĐĐ thì vợ Nở bất chợt ngang qua, chắc đi chợ về, thấy tôi, chị ta khựng lại muốn thối lui nhưng không kịp, chị ta làm gạo bước tới và khi ngang qua tôi, vợ Nở mím môi lại và dơ tay chào theo kiểu nhà binh, tôi ngạc nhiên, trong một phản xạ, tôi chào lại, chào xong, tôi mới ngẩn người ra nghĩ: sao mình lại chào nhỉ, hóa ra ĐĐ này có một nữ quân nhân ư? Có lẽ chị ta thấy mọi người trong ĐĐ chào tôi nên khi gặp, chị cũng chào để cho giống như những người kia chăng! Tôi thấy hình như bụng vợ Nở có hơi to ra. Tôi đem điều này hỏi Thượng sĩ Hội thì ông ta bảo: có vẻ như vậy Trung úy.
Tôi gọi Nở lên:
- Vợ cậu có bầu phải không?
- Dạ, thưa Trung úy.
- Vậy thì cậu phải đưa cô ta về với bà già đi chứ, bầu bì rồi đi theo ĐĐ mãi sao được, phải lo sức khỏe cho cô ta.
- Dạ, em cũng tính tháng này lãnh lương xong, Trung úy cho em cái phép để em đưa nó về gởi bà già.
- Được rồi, lúc nào muốn cứ lên đây.

Hai ngày sau, Đại Đội được lệnh đóng quân đêm và tổ chức một cuộc phục kich ở sau lưng quán Năm Ngói, một địa danh nổi tiếng về sự khuấy rối của VC nơi đây, tối đó, ĐĐ chạm địch, một tốp nhỏ bọn chúng gặp toán phục kích, hai tên bị bắn hạ, số còn lại nhập qua toán kia thì đụng phải ĐĐ, nhờ toán phục kích nổ súng trước nên ĐĐ không bị bất ngờ, địch bắn rất rát nhưng không chủ ý tấn công nên sau một hồi, chúng rút lui, hình như có chuyện gì xẩy ra ở cây đại liên vì tôi thấy nó nổ được một chập thì im bặt, tôi đảo nhanh vòng quanh tuyến phòng thủ, không có tổn thất nào, nhưng khi tới cây đại liên, tôi thấy có mấy người lố nhố, linh tính cho tôi biết có chuyện không hay, tôi hỏi giật giọng:
- Gì vậy Nở?
Không có tiếng trả lời, tôi bước vội tới, thấy Nở ôm vợ, y tá Thọ đang loay hoay băng vết thương nơi ngực chị ta, thấy tôi, Nở nghẹn ngào:
- Vợ em nó chết rồi Trung úy ơi!
Tôi ngồi xuống, chị ấy bị trúng đạn ở ngực, máu ướt đẫm cả cái áo trận, y tá Thọ đứng lên:
- Chết rồi Trung úy.
Tiếng thằng Năm trong toán đại liên:
- Súng bị kẹt đạn, thằng Nở kéo mãi đạn không lên, con Ba nó chồm dậy mở nắp cơ bẩm, em la nó nằm xuống nhưng không kịp Trung úy.

Tôi thấy nghèn nghẹn ở cổ họng, từng chứng kiến nhiều cái chết nhưng lần này tôi thật xúc động. Thôi, chị Nở, từ nay chị hết cần phải tránh né tôi nữa rồi, sao tôi lại không cứng rắn hơn nữa với chị, giá tôi đừng tình cờ đọc được lá thư chị viết cho chồng, ừ, đáng lẽ tôi phải cứng rắn hơn, nhất định không cho chị đi theo ĐĐ như vậy.
Tôi báo với Thiếu tá Hải, Tiểu đoàn Trưởng về sự việc xẩy ra, ông có biết vợ chồng Nở, ông cho Sĩ quan CTCT/TĐ mua cái hòm, cấp cho Nở một cái xe Dodge để đưa vợ về quê mai táng. Tôi lấy hết tiền có thể có được, cả tiền quỹ ĐĐ đưa cho Nở, buổi trưa cuối năm, trời hơi lành lạnh, chiếc xe chở Nở và quan tài vợ đi ngang qua ĐĐ, tôi đứng nghiêm chào như một lần chị đã chào tôi, chị chết đi mà cái hòm không có phủ cờ, không được mười hai tháng lương, không cả được lên cấp chỉ vì chị là NGƯỜI LÍNH KHÔNG CÓ SỐ QUÂN.
Mười ngày sau, Nở trở lại đơn vị, trước ít ngày tôi về SG để chuẩn bị đi học, Nở đào ngũ, có lẽ Nở không chịu được cái cảnh mỗi tối vác cây đại liên tới chỗ đóng quân mà không có vợ bên cạnh.

*

Chị Nở thân mến,
40 năm sau ngày chị mất, hôm nay tôi ngồi viết lại chuyện này về chị, chỉ là một sự tình cờ thôi, hôm nọ tôi đọc loáng thoáng đâu đó người ta nói về những gương chiến đấu của Quân và Dân miền Nam trong công cuộc chống CS xâm lược trước đây, tôi chợt nhớ tới chị, một người không phải là quân, cũng không hoàn toàn là dân, gọi chị là gì nhỉ, chị lưng chừng ở giữa nhưng đã chiến đấu như một người lính thực thụ và đã hi sinh.

Một lý do nữa để tôi viết về chị là vì mới đây, Cộng Sản Việt Nam đã làm ầm ĩ lên câu chuyện về Đặng thùy Trâm, một nữ cán binh CS xâm nhập vào Nam và đã chết ở chiến trường Quảng Ngãi, cô Trâm này chết ở đây nhưng không ai biết nắm xương khô vùi chôn nơi đâu, một người lính Mỹ hành quân qua nơi cô chết và nhặt được cuốn nhật ký của Đặng thùy Trâm, cuốn nhật ký này, như một kỷ niệm chiến tranh của người lính, anh ta đem nó về Mỹ, mấy chục năm sau, nó mới được đưa ra ánh sáng và trao cho mẹ của Đặng thùy Trâm ở Hà Nội.

Nhà nước CSVN chụp được cơ hội này cho xuất bản cuốn nhật ký, dĩ nhiên với nhiều thêm thắt để khơi động lòng yêu nước của đám thanh niên càng ngày càng rời xa chủ nghĩa CS. Đặng thùy Trâm là một Bác sĩ, nhưng không hiểu có được học hành tử tế để thành một Bác sĩ không, tôi đã đọc được một truyện khi ở tù ngoài Bắc là có một anh công nhân được tặng danh hiệu anh hùng lao động vì đã phục vụ 15 năm trong phòng bào chế thuốc, và vì phục vụ hăng say và lâu như vậy, anh được thăng lên làm dược sĩ vì quen với công việc bào chế, phong dược sĩ xong, anh ta mới đi học bổ túc văn hóa vì anh ta viết chữ cũng chưa gọn ghẽ mấy. Bởi vậy, tôi không biết Bác sĩ Thùy Trâm này trình độ có khá hơn y tá Thọ của Đại Đội mình năm xưa không, hay cũng như mấy bà mụ vườn ở nhà quê.

Thưa chị Nở, cả chị và cô Đặng thùy Trâm này là hai người đàn bà ở hai chiến tuyến chết trong cùng cuộc chiến, trong cùng thời gian và độ tuổi cũng gần như nhau, nhưng hai cái chết mang hai ý nghĩa khác nhau, Thùy Trâm bị bắt buộc và tự đi tìm cái chết, còn chị, chị bị chết vì người ta ở mãi đâu vô đây tìm để giết chị, chị chỉ tự vệ, chị không hận thù ai, không ai dạy chị oán thù, không ai tuyên truyền với chị về chủ nghĩa này, chủ nghĩa nọ và cũng không nhân danh chủ nghĩa để chém giết người khác, chị rất đôn hậu, còn cái cô Thùy Trâm kia đã từ ngoài đó vào đây, mang trong lòng sự thù hận bởi sự tuyên truyền nhồi nhét, miền Nam này nào có cần ai phải giải phóng đâu, cho mãi nhiều năm sau này, người miền Nam vẫn khẳng định rằng họ không cần ai giải phóng cả.

Chị Nở có thấy điều buồn cười này không là trong cuốn nhật ký, Thùy Trâm viết là sao quân Mỹ Ngụy tàn ác, thích chém giết, chị Nở có thích chém giết ai không hay người ta vào đây tìm giết chị, từ ngoài đó lần mò vào tận trong này để tìm giết người ta lại còn hô hoán là sao người ta thích chém giết mình, thật kỳ lạ. Cũng trong cuốn nhật ký, Thùy Trâm than phiền là phấn đấu đã lâu nhưng chưa được kết nạp đảng, đây cũng là lý do vì sao Thùy Trâm đi B, cố gắng trong công tác để chỉ mong được đảng kết nạp, chị Nở có biết cô ta mong được kết nạp để làm gì không, thưa là để có cơ hội được làm lớn, có đảng mới được làm lớn, có làm lớn thì mới có quyền và có tiền, bây giờ cả cái nước Việt Nam này, đảng Cộng Sản thi nhau vơ vét tiền bạc của người dân, chúng giầu lắm rồi, hồi trước mỵ dân, chúng đem những người giầu có ra đấu tố, gọi họ là địa chủ, giờ thì ai đấu tố chúng? Thùy Trâm này nếu mà không chết và giả như có ô dù, giờ có thể là Bộ trưởng Y tế hay làm Giám đốc một bệnh viện nào đó thì cũng là những con giòi, con bọ đang tham gia đục khoét thân thể Việt Nam.
Cũng là cái chết nhưng chị chết trong vòng tay người chồng, có mồ yên mả đẹp, có nhang, có khói, tội cho cha mẹ cô Thùy Trâm, không biết nắm xương khô con giờ ở chỗ nào, họa chăng là cái bàn thờ với tấm hình cô ấy mà thôi.

Bốn mươi năm đã qua, bây giờ nhiều thay đổi lắm rồi chị Nở ạ, ông Thiếu úy trẻ năm xưa giờ là ông cụ già rồi, vẫn khó tính như trước và đang phiêu bạt nơi xứ người, Thượng sĩ Hội đã mất, Nở từ ngày đào ngũ tôi không gặp lại, chắc đã có vợ khác, xin được tạ lỗi cùng chị là đã không giữ được đất nước để rơi vào tay quân thù, thật không xứng đáng với sự hi sinh của chị, chúng tôi làm mất nước không phải vì hèn kém, không chiến đấu, mất nước vì bị phải mất nước.

Quên kể cho chị nghe, mấy tháng sau ngày chị mất, vũ khí được tối tân hóa, những cây Garant cổ lỗ sĩ được thay bằng súng M16, còn cây đại liên 30 nặng chình chịch chị biết đấy, thay thế bằng đại liên M60, nhẹ hơn, bắn nhanh hơn và không hay bị kẹt đạn nữa chị Nở ạ. Thôi tất cả đã qua, chúng tôi vẫn không bao giờ quên những người đã hi sinh vì mảnh đất miền Nam thân yêu, không bao giờ quên được những gương chiến đấu dũng cảm của quân và dân trong việc chống lại quân Bắc phương xâm lược, hôm nay ngồi viết lại những hàng chữ này như được thắp nén hương trang trọng cho chị, thưa chị Nở.

Trần Như Xuyên


Friday, April 17, 2009

Tháng tư lại đến

Tháng tư lại đến, thương lắm, người viễn xứ
Dù xa xôi nhưng vẫn nhớ khôn nguôi
Quê mẹ thân thương chịu lắm nỗi đọa đày
Kẻ nội thù và ngoại thù đang cùng nhau dày xéo

Mảnh đất chữ S đây hình hài của mẹ
Đã thấm nhiều xương máu của cha ông
Chúng đem dâng địa đầu và biển đảo quê hương
Cho kẻ thù tham lam từ phương Bắc

Chính kẻ thù này bao nhiêu lần tơi tả
Bao nhiêu lần xâm lăng là bấy nhiêu lần thất bại thảm thương
Bạch Đằng, Chi Lăng. Đống Đa là mồ chôn lũ giặc
Cha ông ta đã làm con cháu tự hào

Sao bây giờ lại có quân ngu xuẩn
Vì chút lợi riêng mà làm nhục giống nòi
Sẽ nói gì đây khi về nơi chín suối
Khi gặp lại tiền nhân nơi cõi u minh.

PHP
04/16/09

Cảm nhận 30 tháng tư

Trần Khải Thanh Thủy

1. Cảm nhận 30-4


Sinh năm 1960 nên ngày 30-4-1975 tôi tròn 15 tuổi, đang còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông trung học. Tin miền Nam hoàn toàn giải phóng dội tới từng công sở , xí nghiệp, trường học làm nức lòng toàn dân , nét mặt ai cũng hân hoan khúc khải hoàn ca. Lây tâm tâm trạng chung của mọi người , tôi cũng cảm thấy nhẹ bỗng như người không trọng lượng. Cảm giác của người chiến thắng, nở hoa trong hồn, vui mừng không sao kể xiết. Khắp góc chợ, vỉa hè, đâu đâu người dân cũng đưa tin nước nhà giải phóng, chế độ nguỵ quyền sụp đổ. Các quầy báo đông nghịt người xếp hàng mua báo quân đội, nhân dân, Hà Nội mới, để xem tin chiến thắng . Một cuộc cách mạng long trời, lở đất, một chiến thắng vĩ đại của quân và dân Việt Nam, cũng là một cuộc cách mạng mùa thu tháng 8 -1945 lần thứ hai của người Việt Nam, thời kỳ khổ ải trường kỳ kháng chiến, thắt lưng buộc bụng qua rồi ,giờ chỉ còn xây dựng đất nước to đẹp đàng hoàng gấp 10 lần xưa thôi....


Mẹ tôi mừng gấp đôi vì đã hơn 20 năm trời xa cách , nay mới gặp được chị cả, di cư vào Nam từ 1954 theo chồng. Người chị mà vì có họ hàng dây mơ, rễ má, máu mủ ruột thịt mà cả nhà phải ngậm đắng, nuốt cay, tám anh chị em trong nhà, kể cả mẹ tôi không ai được kết nạp đảng dù thoát ly, làm đường, thanh niên xung phong từ năm 16 tuổi, phải sống, cống hiến, lao động và chịu đựng hơn gương Bác Hồ vĩ đại cả ngàn vạn lần , vẫn ra rìa, vì trong gia đình có người đầu hàng , theo địch... một vết nhơ trong gia đình, dòng tộc mà ngay cả khi thống nhất đất nước vẫn không thể nào gột rửa được


Loay hay vất vả mãi, tận năm 1976 mẹ tôi mới xin được cán bộ tổ chức cơ quan một tờ giấy phép vào Nam ( thời gian đầu, nhà nước chỉ xét các đối tượng trong diện vợ chồng, con cái, bố mẹ...) khỏi phải nói đến sự mừng tủi của hai chị em sau 21 năm xa cách. Bác ôm lấy mẹ tôi khóc khi hay tin cả bố và mẹ đẻ đã mất ngay sau khi tiến hành cải cách ruộng đất, nhà bị đưa vào diện địa chủ, bóc lột. Ông tôi khi ấy đang làm hiệu trưởng trường cấp I, vì uất ức mà phải giằng kính khỏi mắt đập mạnh xuống nền nhà cho mắt kính vỡ tan để lấy một mảnh nhọn và sắc nhất rạch ruột tự tử ngay trước mặt cán bộ cải cách...Khi cả đoạn ruột lòi ra ngoài ổ bụng, một viên bác sĩ người Pháp vội vàng chạy đến băng bó, cấp cứu, nhưng ông tôi đưa tay ra hiệu không cần thiết, kèm câu nói chứng tỏ sự lựa chọn đúng đắn của mình: "Một xã hội mà kẻ vô văn hoá lên cầm đầu, trừng trị người lương thiện, cũng là người đã góp phần nuôi cả đại đội chiến sĩ trong nhà ăn no đánh thắng, giết giặc, lập công...thì xã hội ấy chỉ còn là sự đồi bại, tha hoá, cướp bóc, trừng trị, không những không đưa đất nước ra khỏi quỹ đạo luẩn quẩn của nghìn năm Bắc thuộc, mà còn không bằng xã hội trong thời kỳ phong kiến thối nát"...Một xã hội bất công, vô lý như thế thì tôi còn sống làm gì ? Làm sao cam tâm nhìn cảnh đất nước bị tàn phá, lương dân bị giày xéo ....Đời người chỉ chết có một lần, sống mà phải mang vết nhơ gia đình mình là địa chủ, chuyên áp bức, bóc lột dân lành thì sống sao nổi?

Nói lại những lời hùng hồn trăng trối cho viên bác sĩ người Pháp nghe xong, ông tôi nhắm mắt trút hơi thở cuối cùng. Bà tôi không chịu đựng nổi cái chết phi lý, đường đột của ông, lại chứng kiến cảnh mất nhà, cướp đất của lũ cán bộ cốt cán, từng ăn mòn bát, ngồi mòn chiếu nhà mình, một điều u, hai điều con, nay giở mặt gọi bà là địa chủ bóc lột, đòi đưa ra đấu tố, trong khi con cái ly tán khắp các phương trời góc bể, Từ Hải Phòng, Lạng Sơn, Hà Tây , Hà Nội v.v nên cũng ốm đau , mòn mỏi, đành nhắm mắt, xuôi tay khi tuổi đời chưa tròn một vòng hoa giáp...

Khóc cho bố mẹ chán, bác tôi quay ra khóc cho mình, cho cả đại gia đình 9 đứa con, gần 30 chục cháu nội ngoại cùng 9 cặp dâu rể đang trong cảnh bấn loạn tinh thần. Chỉ vì tin ông bà còn sống mà nấn ná ở lại, cấm con cái không được "lầm đường lạc bước theo giặc, bỏ quê cha đất tổ mà đi"... Giờ cơ hội đã lỡ, tất cả đều trong cảnh sống giở chết giở, 6 anh con trai là sĩ quan cộng hoà đều phải đi học tập cải tạo mút mùa, vợ con không ai nuôi nấng, chăm sóc ...Đang từ xã hội tiêu thụ, gi gỉ gì gi, cái gì cũng có, thành xã hội bao nhiều, cấp ít, gi gỉ gì gi, cái gì cũng thiếu ...ai cũng hoang mang chán nản, bởi cuộc sống đã bị cướp đi những gì quý giá, căn bản nhất, không còn là sống mà chỉ là sự tồn tại, vạ vật cho qua ngày đoạn tháng, đau khổ đến chết và đói nghèo đến chết, thậm chí có người không chịu đựng nổi cảnh địa ngục trần gian do bọn phát xít mới đưa lại đã lặng lẽ tìm đến cái chết, hòng làm đứt tung mọi sự ràng buộc, gian díu với đời

Khi tôi vào, điều cảm nhận đầu tiên của tôi là sự hụt hẫng, suốt dọc đường trên chuyến tàu xuyệt Việt, tầm mắt chỉ được nuôi dưỡng bằng cảnh nghèo, cái đói . Không phải "Đường vô xứ nghệ quanh quanh, non xanh, nước biếc như tranh hoạ đồ" như thơ Tố Hữu miêu tả mà là :

Đất nước mình đâu cũng mái nhà gianh ,
Gương mặt người ai cũng xám xanh ,


Đơn giản vì đồng đất bạc màu, hoang hoá, hết tím hoa mua lại trắng mùa hoa sở. Thứ hoa dại vốn chỉ mọc ở ven đồi, sườn núi, đẹp thì có đẹp nhưng không nuôi sống nổi con người.

Vào đến Sài gòn, nếu nhà văn Dương Thu Hương đã phải ngồi thụp xuống vỉa hè vì đau xót, hẫng hụt trước một sự thực trần trụi: Nền văn minh mọi rợ chiến tháng nền văn minh hiện đại thì tôi cũng có những nỗi buồn tương tự. Đất nước liền một dải, non sông thu về một mối, nhưng lòng người đầy cách ngăn. Một con sông bến Hải, một vĩ tuyến 17 ngày và đêm, một nhịp cầu Hiền Lương vẫn tồn tại trong lòng mỗi con người. Dù là tình máu mủ, ruột thịt, anh em, họ hàng, bà con, cô bác vẫn không sao xoá nhoà được ranh giới của kẻ thua, người thắng, kẻ bắc, người Nam, kẻ lấn chiếm, người bị động...Khắp thành phố, sự phân biệt kị thì vẫn hằn lên trong từng ánh mắt, giọng nói, điệu cười. Các anh chị tôi tiếp đón một cách vừa phải , qua quýt, không thân cũng chẳng sơ. Nếu không có bác tôi làm cầu nối hẳn cuộc đón tiếp còn gượng gạo, buồn tủi hơn nữa. Đơn giản vì tôi là người miền Bắc, người của phe đối địch, bị đầu độc từ tấm bé, nên mọi lời ăn tiếng nói đều do "cha mẹ sinh con, đảng đoàn xã hội chủ nghĩa sinh tính"...Động mở miệng là nhắc đến bác Hồ, gọi tên thành phố cũng là thành phố Hồ Chí Minh chứ không phải Sài Gòn, càng không dám nói "Sài Gòn hoa lệ" hay "hòn ngọc Viễn Đông". Đã thế còn luôn bảo vệ ý kiến mình theo đúng đường lối, chủ trương, chính sách, quan điểm của đảng và chính phủ. Ngay cả khi bác hỏi: "Ngoài Bắc, mỗi tháng được phát mấy lon sữa, hả con?" Cũng phải lên gân, lên cốt trả lời theo đúng những lời dạy dỗ khuyên bảo của thầy cô trên lớp học của mình: "Cần gì đâu bác, không một gram sữa, không một ký thịt nào mà vẫn đánh thắng bè lũ đế quốc và tay sai đấy thôi".

Biết bao ông bố bỏ lại vợ con ra căn cứ địa cách mạng rồi tập kết ra Bắc, trở về dắt theo cả vợ lẽ, con thêm . Biết con trai đi học tập cải tạo, con dâu một nách 4,5 con nhỏ, vẫn không một lần lên trại thăm nuôi, còn dài giọng trách: - "Ai biểu nó vô Việt Nam cộng hoà, quay súng bắn lại cách mạng, Giờ tao vô trại cũng có bảo lãnh cho nó ra được đâu"... khiến con dâu vì nghèo, đói, uất ức mà phải tự tử, bỏ lại bốn, năm đứa con côi cút, găm thêm vào lòng người chồng đang ngồi tù cải tạo một vết thương sâu hoắm

Trong khi người miền Bắc thích ăn món cua bể (bê của) hàng hoá rùng rùng chuyển động ra phía bắc, thì trong nam cứ dần dần nghèo đi, câu hát của người dân miền Nam như lưỡi dao đâm vào tim người miền Bắc đau nhói: " Đi ta đi giải phóng miền Nam, đi đến khi nào người dân không còn cái quần, thì ta còn chiến đấu, quét sạch chúng sinh , lời bác sui dại bên tai, chiến đấu cho đến ngày Nam, Bắc nghèo bằng nhau".

Một dân tộc bị qúa khứ lịch sử chia đôi thành hai vùng địa lý, chính trị, thuộc về hai chiến tuyến. Một vết cắt xuyên thấu mỗi gia đình, số phận, tưởng chừng giải phóng được rồi là tình người, no ấm về theo. Ai ngờ, vì những chính sách cai trị man dợ kéo dài mà kéo theo bao cảnh ba đào loạn ly, trước tiên là cảnh chia đàn xẻ nghé của tất cả các gia đình "nguỵ quân, nguỵ quyền" chồng, con, anh em vào trại cải tạo, vợ con ở lại nheo nhóc đói khổ, phải đương đầu với cuộc sống vô cùng khắc nghiệt cùng bao quyết sách man rợ, sai lầm chết người của đảng cộng sản: Tài sản bị cướp trắng sau cải tạo công thương nghiệp, giết chết cái gọi là mầm mống tư sản mại bản để đề cao lý tưởng xoá bỏ chế độ người áp bức bóc lột người. Đổi tiền "Nguỵ " ra tiền đảng với gía trị gần như không, đến mức người dân phải thốt lên đầy cay đắng khi cầm một nhúm tiền của đảng, bác trên tay:

Bố cạn tiền rồi cán bộ ơi,
Đổi tiền mà sao đến nỗi này
Chưa tiêu đã hoá tiêu đi hết
Chú phỉnh tôi rồi, chính phủ ơi"


Trong khi đại bộ phận người dân thành phố nghèo đi trông thấy, thì những anh bộ đội cụ Hồ, ba lô con cóc lép kẹp trên lưng với chiếc khung xe đạp, con búp bê nhựa xấu xí hôm nào, bỗng giàu lên một cách đáng ngờ. Từ vô sản thành hữu sản, còn người dân chịu cảnh đấu tranh giai cấp, cải tạo công thương nghiệp , nên đi từ hữu sản thành vô sản. Không những khốn khổ vì đời sống thấp kém, còn khốn khổ vì bị cán bộ cách mạng đè đầu cưỡi cổ, sách nhiễu lung tung.

Biết bao cán bộ lãnh đạo với khẩu hiệu - tưởng chừng bất di bất dịch như một chân lý sống: "Một cái kim, sợi chỉ của dân không lấy" , bỗng vụt hiện lên thành các quan cách mạng, quan đồng chí. Vừa ngủ quên trên ngai vàng quyền lực, chia nhau quả thực, vừa quay lưng lại nỗi khổ của dân, hà hiếp cai trị dân, dù đó là những người từng nuôi dưỡng bao bọc che chở cho mình trong suốt những ngày cách mạng còn gian khổ cam go nhất. Bao nhiêu tàn dư đế, quốc, phong kiến, tưởng đào tận gốc, trốc tận rễ bỗng rùng rùng trở lại, gấp cả trăm, nghìn lần những tiêu cực yếu kém của thời kỳ tồi tệ, hà khắc, phong kiến trước kia- tàn dư của chế độ mới xã hội chủ nghĩa. Càng giành được chính quyền, giành được quyền tự chủ, tự quyết thì càng lòi sự dốt nát, bất lực trong phương pháp quản lý của đảng cộng sản. Đất nước liền một dải nhưng lại thực hiện chính sách, ngăn sông, cấm chợ, khiến 400 quận, huyện trong cả nước biến thành 400 lô cốt, pháo đài riêng biệt...Từ Lạng Sơn tới mũi Cà Mau, đất nước bị băm nát thành trăm nghìn mảnh vụn bởi các trạm gác, chốt canh, nhân viên thuế vụ v.v Chỉ đem cân gaọ, lạng thịt từ tỉnh này sang tỉnh khác, huyện này sang huyện khác đã bị coi là buôn lậu và bị phạt, bị bắt, bị nhốt vô tội vạ, khiến lòng dân tứ tán ...Làn sóng di tản ồ ạt, di tản bằng mọi giá, gần 90% các sĩ quan ra khỏi trại cải tạo trở về là cùng vợ con bỏ đất nước ra đi, tạo thành một làn sóng lưu vong nhiều không kể xiết, nạn thuyền nhân khủng khiếp nhất thế giới...Chưa kể các trại tù mọc lên như nấm suốt dọc bờ biển Đông để nhốt người vượt biển. Hiếm có người nào đi một lần đã trót lọt. Người bỏ mình trên biển thẳm, người bị bắt hết lần này lần khác, người trở thành nạn nhân của bọn hải tặc Thái Lan v.v Đau thương nhiều không kể xiết... Đất nước không phải của toàn dân tộc Việt Nam như lời cha già dân tộc nói mà chỉ là của một phe nhóm những kẻ lãnh đạo cộng sản, còn những người dân thấp cổ bé học thì thuộc tầng lớp bị trị, bị cai quản, đầy áp đặt thô bạo và phân biệt đối xử không khác gì bài học lịch sử đau xót của cả nghìn năm trước đó: "Được làm vua, thua làm giặc". Hễ là người miền Bắc dù không có chứng chỉ văn bằng, năng lực lãnh đạo, quản lý, nhưng đều được cất nhắc lên thành cán bộ. Con em " Nguỵ quân, nguỵ quyền" bị phân biệt đối xử, bị xem xét về lý lịch, thành phần . Bao nhiêu khẩu hiệu dùng để tập hợp lực lượng, thu hút quần chúng sớm đến ngày chiến thắng, giờ trở thành đầu môi, chót lưỡi , thành sự bội ước với số đông đồng bào, đồng chí, anh em, cô bác. Xã hội bị tha hoá , tuột dốc từng ngày. Thời điểm trước "giải phóng", miền Nam Việt Nam dưới sự chỉ đạo của chính thể cộng hoà, 21 triệu người đã ra khỏi sự đói nghèo luẩn quẩn của nghìn năm lịch sử, nay nhờ được đảng cộng sản "giải phóng" mà cả nước húp chung một niêu cháo loãng, cả nước lặn ngụp trong những ô tem phiếu, nhá bo bo, mì hạt sái hàm, ăn khoai và củ mì đớ họng. Từ chỗ vượt xa Nam Hàn và Thái Lan trong thập kỷ 70, thì ngay sau "giải phóng" một năm, đã kém xa Nam Hàn và Thái Lan về mọi mặt. Mượn lý tưởng "xoá bỏ chế độ người bóc lột người" để liên tục đánh vào tầng lớp hữu sản, để dần dần thay thế vai trò, từ vô sản thành hữu sản và ngược lại . Ngọn cờ của giai cấp vô sản càng giương cao thì tầng lớp cán bộ, lãnh đạo đảng càng giàu lên một cách bất ngờ, trong một thời gian vô cùng ngắn ngủi , trong khi bao nhiêu căn cứ cách mạng, bao nhiêu vùng nông thôn rộng lớn phải sống cảnh giật gấu vá vai, ăn bữa nay, lo bữa mai thì cán bộ cộng sản ăn chơi phè phỡn , ăn luôn cả thành tựu cách mạng bao năm gây dựng trong lòng dân . Khắp thành phố khi đó là một bức tranh hiện thực trơ trụi , xám mgoét, hậu quả tất yếu của sự lãnh đạo dốt nát, cộng với chủ nghĩa cơ hội, ăn xổi ở thì, cũng như kiêu ngạo, ảo tưởng của kẻ chiến thắng. Vừa công kênh cái dốt, đề cao cái ác, lại vừa giày xéo lên lương tâm của những người lương thiện, chưa kể còn cố tình bám vào những lý thuyết sách vở lỗi thời là chủ nghĩa Mác, Lê để níu kéo sự phát triển hài hoà của cuộc sống . Càng giương cao ngọn cờ "bách chiến bách thắng" trong mọi lĩnh vực thì càng khủng hoảng, thua lỗ. Càng nêu cao khẩu hiệu "nói thẳng , nói thật , đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật" thì càng dối lừa, gian trá, khiến cho bài toán kinh tế mỗi ngày lại mang thêm nghiệm âm

Hàng nghìn gia đình bị dồn lên khu kinh tế mới, mới chẳng thấy đâu, chỉ thấy mênh mông mịt mùng là rừng, núi, vách đá dựng đứng. Ngày nắng rát da, đêm lạnh thấu xương. Một ngày trải đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông, chẳng biết làm gì để ăn, để sống đành ôm nhau mà khóc, ôm nhau mà sợ, rồi không thể ôm nhau mà chết, đành dắt díu lếch thếch kéo nhau về lại nơi ở cũ, vạ vật nơi xó chợ, lề đường, vì nhà cũ đã được quan cách mạng chiếm cứ, trưng dụng vô điều kiện ...

Ba mươi ngày ở lại Miền Nam thâm nhập thực tế, trở ra lòng tôi trĩu nặng. Cũng như tất cả những người dân miền Nam khác trong thời kỳ đó, tôi không nhận được gì từ chế độ mới xã hội chủ nghĩa mà chỉ cảm được nỗi đau, nỗi khổ, nỗi bàng hoàng, hẫng hụt, bất bình của người dân với chính quyền cộng sản

33 năm qua rồi , nỗi đau còn đọng lại, vẹn nguyên, làm tổ, kết kén trong hồn tôi, càng ngày càng mưng mủ, và bây giờ vỡ toác trên trang giấy ...

Bệnh viện Châm Cứu 28-4-2008
Trần Khải Thanh Thuỷ

Tuyên cáo: Kêu gọi đồng bào Tây Nguyên hưởng ứng lời kêu gọi cứu nước của Hòa Thượng Thích Quảng Độ

Trích Báo Tổ Quốc

Hậu thuẫn Lời Kêu Gọi “Biểu Tình Tại Gia” của ĐLHT Thích Quảng Độcủa Người Việt Hải Ngoại thuộc Vùng sẽ bị tác hại trực tiếp đầu tiên bởi vụ bô-xítĐà Lạt - Lâm Đồng - Ban Mê Thuột - Đắc Lắc

-NHẬN ĐỊNH RẰNG: Sau hàng loạt hành vi hiến đất dâng biển có hệ thống cho ngoại bang kể từ năm 1945 cướp được quyền hành đến nay, Tập đòan CSVN cầm quyền nay lại phạm thêm một tội ác tầy trời nữa: Cho hàng chục ngàn nhân công Trung Cộng vào khai thác bô-xít ở Tây Nguyên. Đây là một hành vi bán nước trắng trợn và vô cùng tai hại vì chẳng những rồi đây sẽ biến Tây Nguyên trù phú thành một vùng đất chết, gây độc hại và làm khô cạn các nguồn nước chính của Sài Gòn và vùng phụ cận mà, nguy hiểm hơn nữa, chẳng khác gì rước bọn bành trướng Bắc Kinh vào ém quân ngay yết hầu hay địa bàn quân sự chiến lược trọng yếu Việt Nam, sẵn sàng chiếm trọn nước ta.

-NHẬN ĐỊNH RẰNG: Trước đại nạn sinh thái, nguy cơ mất nước và hiểm họa Hán-hoá gần kề do việc cho Trung Cộng vào Tây Nguyên khai thác bô-xit chắc chắn gây nên, Lời Kêu Gọi “Tháng 5 Biểu Tình Tại Gia” của Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ không những không mang tính tôn giáo và hoàn toàn vì dân vì nước mà -trong tình hình Việt Nam hiện nay, dân thì hoàn toàn bị bịt miệng che mắt và Tập đoàn CS cầm quyền thì ngạo mạn, ù lì, bịt tai, Lời Kêu Gọi là một phương sách hữu lý, khả thi và có thể chặn đứng việc khai thác bô-xít cực kỳ tai hại nếu được Đồng Hương Tỵ Nạn Hải Ngoại tích cực hậu thuẫn, tiếp tay để đến được với Đồng Bào Quốc Nội cùng nhất loạt đứng lên hưởng ứng và cứu nước.

Chúng tôi, Người Đalat-Lâm Đồng-Ban Mê Thuột-Darlac hải ngọai Tuyên Cáo:

1. Nghiêm khắc và cực kỳ phẫn nộ lên án Tập đoàn cầm quyền CSVN ngày càng trắng trợn tiếp tay cho Trung Cộng chiếm dần đất nước Việt Nam và thực hiện âm mưu bành trướng và Hán-hóa dân tộc Việt; kêu gọi Công an, Quân đội hãy lập tức thức tỉnh và rời bỏ Đảng CSVN, chấm dứt tiếp tay và bảo vệ Tập đoàn CS cầm quyền bán nước cầu vinh - bọn Trần Ích Tắc thời đại “rước voi về dầy mả tổ” muôn đời phỉ nhổ, và trở về với đại khối dân tộc để cùng cứu nguy và bảo vệ Tổ Quốc; tha thiết mong đợi Đồng Bào, Thanh Niên, Sinh Viên,…quốc nội sớm tỏ ra xứng đáng là những con cháu Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Nguyễn Thái Học,… và nhất loạt đứng lên cứu nước.

2. Trước nguy cơ mất nước vào tay kẻ thù truyền kiếp do vụ khai thác bô-xít gây nên, nhiệt liệt hưởng ứng và tích cực hỗ trợ Lời Kêu Gọi vì dân vì nước và khả thi của Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ; trong lúc chưa thấy một kế sách nào đưa ra khả dĩ có thể chặn đứng việc cho phép khai thắc bô-xít vô cùng tai hại và cứu nguy đất nước, tha thiết kính xin Quý Vị Lãnh Đạo Tôn Giáo, Quí Tổ Chức, Hội Đoàn, Đồng Hương Tị Nạn Hải Ngoại hãy gạt bỏ mọi quan điểm dị biệt và vui lòng nhất loạt lên tiếng ủng hộ Lời Kêu Gọi chí tình, cấp bách của Hoà Thượng Thích Quảng Độ; sự hậu thuẫn của toàn thể hải ngoại và quốc nội là yếu tố CẦN và ĐỦ để Lời Kêu Gọi có thể chặn đứng việc khai thác bô-xít.

3. Trước chế độ độc tài toàn trị của Tập đoàn CSVN hiện nay -cai trị bằng một đội ngũ Công An hung hãn vì thiếu hiểu biết, cộng với một hệ thống báo chí, truyền thông tay sai thường bưng bít sự thật, Lời Kêu Gọi của Hoà Thượng Thích Quảng Độ sẽ có tác dụng mạnh mẽ nếu đến được quảng đại Đồng Bào để cả nước cùng đứng lên ngăn chặn, cứu nước, do đó, xin hãy tận dụng võ khí thời đại internet, mỗi Cá nhân, Tổ chức, đặc biệt là hàng trăm Hội Đồng Hương, Ái Hữu,.. hãy tích cực email, fax, điện thoại,…thông tin cho Thân Nhân, Bạn Bè biết nguy cơ mất nước và đại nạn sinh thái do vụ bô-xít gây nên và Lời Kêu Gọi chặn đứng hữu lý của Hoà Thượng Thích Quảng Độ để hưởng ứng, truyền tai nhau, chắc chắn sẽ hữu hiệu hơn là chỉ ra Tuyên Ngôn trên báo chí hay Kêu Gọi trên radio.

4. Đặc biệt, Tháng 4 Đen 2009, xin các Ban Đại Diện Cộng Đồng, các Tổ Chức, Hội Đoàn,.. toàn thế giới thống nhất và nhất loạt nêu bật chủ đề tranh đấu nhân Ngày Quốc Hận 30/4/2009 phải là các vụ việc vô cùng quan trọng và cấp bách: vụ Hoàng Sa Trường Sa, vụ lén lút ký kết các hiệp ước bất bình đẳng, bất hợp pháp về biên giới năm 1999 và Vịnh Bắc Bộ năm 2000, vụ không nộp hồ sơ đầy đủ về lãnh hải cho Ủy Ban Phân Định Thềm Lục Địa LHQ trước 13/5/2009 sẽ có thể đưa đến hậu quả mất hàng triệu cây số vuông Biển Đông vào tay Trung Cộng, vụ cho khai thác bô-xít vô cùng tai hại ở Tây Nguyên đưa đến nguy cơ mất nước nếu không kịp thời chặn đứng, không và vận động Đồng Hương không về, không gửi tiền về Việt Nam [trừ trường hợp bất khả kháng], không mua hàng do Hà Nội/Bắc Kinh xuất cảng.

Làm tại California, ngày 14 tháng 4 năm 2009, đồng ký tên
[theo thứ tự thời gian]:

*Đồng Hương Ban Mê Thuột/Darlac ở Hải Ngoại:
-Nguyễn Đình Vinh, cựu Đại Tá Tỉnh Trưởng BMT
-Nguyễn Xuân Kế, Hội Trưởng Hội Đồng Hương BMT
-Nguyễn Xuân Chiểu, cựu Hội Trưởng HAHTH BMT
-Nguyễn Văn Thắng, LS, Chủ Tịch CLB Luật KhoaVN
-Nguyễn Văn Thuyết, Hội Trưởng Hội CSQG Florida
-Nguyễn Xuân Thiệp, cựu SQ, cựu Trung Học BMT
-Đổ Đại, cựu SQ, Hội Đồng Hương Ban Mê Thuột
-Lê Xuân Roãn, cựu Hội Trưởng Hội AH cựu THBMT
-Chinh Nguyên, Tổng Thư Ký Văn Thơ Lạc Việt


*Đồng Hương ĐàLạt/Lâm Đồng ở Hải Ngoại:
-LS Nguyễn Thành, cựu Chủ Tịch HĐTX Đalạt
-LS Nguyễn Ngọc Diệp, HT Hội Thân Hữu Đalạt
-Phạm Bích Thủy, Hội Trưởng Hội PNVN Tự Do Đức
-Nguyễn Ngọc Trâm, Đoàn Phụ Nữ Lâm Viên [VBĐL]
-Trần Ngọc Phong, Chủ Tịch Hội SV Đại Học Đalạt
-Phan Nghè, P’Chủ Tịch Hội cựu SV Võ Bị ĐL/BCA
-Phạm Đức Long, cựu SQ, cựu HS Quang Trung ĐL
-Trần Ngọc Khanh, Hội Trưởng Liên Trường THĐL