Translate

Monday, March 30, 2009

CSVN cứu nạn thất nghiệp, Trung Cộng đưa thợ biển người vào VN

Trích Việt Báo Online

SAIGON (VB) -- Trong khi công nhân Việt lo tìm cách xuất khẩu lao động, thì Hà Nội mở cửa mời công nhân Hoa Lục vào VN ào ạt.
Tình hình cực kỳ nguy hiểm: bản tin báo Tuổi Trẻ hôm Thứ Bảy 28-3-2009 cho biết Trung Quốc đang biển người đổ bộ vào Việt Nam, bằng nhiều tuyến đường khác nhau. Bản tin này cũng đã được qúôc tế chú ý: thông tấn AFP đã loan tin naỳ vào sáng chủ nhật.
Bản tin của phóng viên Cầm Văn Kình trên tờ Tuổi Trẻ nói rằng “Hàng vạn công nhân Trung Quốc đã vào VN,” và đặc biệt là có sự hỗ trợ từ phía nhà nước CSVN.
Báo Tuổi Trẻ đăng nhan đề bài viết là “Nhiều dự án lớn trong ngành xây dựng: Đa số nhà thầu ngoại trúng thầu,” cho thấy một bất mãn ngầm từ phía các công ty Việt và công nhân Việt, trong tình hình khủng hoảng taì chánh toàn cầu lại không lo tìm việc làm cho thợ Việt, mà lại mời thợ Trung Quốc vào VN giành việc làm của thợ Việt.
Bản tin viết rằng, vào ngày 27-3, Tổng hội Xây dựng VN tổ chức buổi tọa đàm về kích cầu trong xây dựng. Thực trạng lớn nhất được đưa ra tại buổi tọa đàm là rất nhiều dự án lớn đã triển khai nhưng hàng hóa VN không thể tiêu thụ được vì trúng thầu là các nhà thầu ngoại, chủ yếu là Trung Quốc... Bản tin thêm:
“Chủ trương kích cầu xây dựng là đúng, nhưng ông Trần Ngọc Hùng - chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN - khẳng định các nhà thầu VN đang rất lo vì thực tế cho thấy các dự án lớn khi đem ra đấu thầu hầu như đều rơi vào tay các nhà thầu nước ngoài. Ông Hùng cho biết các nhà thầu Trung Quốc đang thắng thầu rất nhiều công trình trọng điểm về điện, ximăng, hóa chất... "Đáng quan tâm là các nhà thầu Trung Quốc thường đem theo hàng ngàn công nhân và đem cả thiết bị của họ sang, trong khi những thiết bị đó VN hoàn toàn có thể sản xuất được"...”
Phía nhà nứơc cũng thú nhận đã mở cửa mời công nhân Hoa Lục vào VN. Báo Tuổi Trẻ viết:
“Vừa đi cùng Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đến thăm một công trình xây dựng nhiệt điện ở Quảng Ninh, ông Nguyễn Công Lục - vụ trưởng Vụ Kinh tế ngành, Văn phòng Chính phủ - công nhận "một công trình nhưng công nhân Trung Quốc sang tới hơn 2.000 người". Trong khi đó, ông Trần Văn Huynh - chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng VN - cho biết không chỉ một mà hơn 10 công trình xây dựng nhà máy ximăng, nhiều dự án nhà máy điện lớn ở VN đều đang được các nhà thầu Trung Quốc làm.
Đặc trưng của nhà thầu Trung Quốc, theo ông Huynh, là họ không thuê nhân công VN mà đem người sang, có thể bằng cả đường du lịch rồi ở lại. "Một số loại vật liệu Trung Quốc được đem qua Thái Lan rồi vòng vào VN. Máy móc thiết bị không nhập riêng được thì họ lắp sẵn rồi đem cả sang. Tôi có thăm một nhà máy ximăng do nhà thầu Trung Quốc làm, đến cái bệ xổm toilet họ cũng không dùng hàng VN mà mua hàng Trung Quốc" - ông Huynh nói.
Ông Trần Hồng Mai - viện phó Viện Kinh tế xây dựng - góp thêm một thực trạng khi cho biết có thể các nhà thầu Trung Quốc nhận được nhiều hỗ trợ từ phía nước họ, kể cả chính sách thuế, nên giảm mạnh giá bỏ thầu. Vì vậy, họ thường nắm phần thắng khi đấu thầu. Nên các công trình lớn như Đạm Cà Mau, nhà máy điện ở Hải Phòng, khi xây dựng lúc nào cũng có hàng ngàn công nhân Trung Quốc...
Cùng lo ngại như ông Trần Văn Huynh "nếu các công trình lớn đều vào các nhà thầu ngoại sẽ dần triệt tiêu nội lực", nhiều chuyên gia đề nghị nên có chính sách cụ thể để giúp các doanh nghiệp xây dựng trong nước. Ông Huynh phân tích: "Giá thầu rẻ nhưng chất lượng không cao chưa chắc đã là rẻ, không nên tư duy cứ giá thấp là trúng thầu". Ông Trần Hồng Mai viện dẫn Luật đấu thầu đã quy định phải ưu tiên doanh nghiệp VN nhưng nhiều chủ đầu tư VN lại "quên" điều này. Ông Mai cho rằng Nhà nước cần có chính sách để "nhắc" các chủ đầu tư.”
Có một thực tế thế giới đều thấy: khi cán bộ đòi tiền tham nhũng từ các công ty Nhật Bản, là sẽ bị khui ra, đưa ra tòa bêu xấu. Nhưng với các công ty Trung Quốc, nhận tiền hối lộ là bình thường, vì sẽ được nhà nứơc Bắc Kinh khuyến khích.

Sunday, March 29, 2009

Trung Quốc ngày càng bộc lộ dã tâm nam tiến biển Đông

Trích rfa.org

2009-03-29

Giữa lúc VN và Trung Quốc thường nhắc tới mối quan hệ hợp tác nồng thắm và giải quyết các tranh chấp trong tinh thần hòa bình, hữu nghị thì Bắc Kinh trong thời gian gần đây xem chừng như ngày càng có hành động hoành hành, lấn lướt ở Biển Đông.

Photo courtesy of VietNamNet

Một đảo lớn của Hoàng Sa, nơi Trung Quốc đã ngang nhiên xây sân bay trên đảo. Nguồn: TTO

Điều này trở nên rõ hơn khi Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ vừa công bố một bản phúc trình, cảnh báo về sự bành trướng quân sự ráo riết của Hoa Lục. Tổng hợp thông tin liên hệ, Thanh Quang trình bày tình hình như sau:

Lãnh đạo VN: láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt

Hồi tháng rồi, Phó Thủ tướng VN, ông Phạm Gia Khiêm, đã thực hiện quyết định của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết bằng cách ban thưởng Huân chương Lao động hạng nhì cho ông Vũ Dũng lúc đó là Thứ trưởng Ngoại giao, vì điều gọi là “thành tích xuất sắc trong công tác biên giới, lãnh thổ”.

Đảng, Nhà nước và nhân dân VN luôn ghi nhớ sự giúp đỡ quý báu của TQ đã dành cho VN.

TT Nguyễn Tấn Dũng

Báo điện tử Pháp Luật trích dẫn lời Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm cho biết ông Vũ Dũng, hiện là Đại sứ VN tại LHQ, đã “có nhiều sáng kiến, tìm tòi giải pháp, đi tới kết thúc đàm phán và hoàn thành việc phân giới cắm mốc, giữ vững chủ quyền lãnh thổ” của VN.

Trong cuộc gặp gỡ mới đây ở Hà Nội giữa Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm và Ủy viên Quốc Vụ Viện Đới Bỉnh Quốc của TQ, hai bên đánh giá cao việc hoàn thành công tác phân giới Việt-Trung, cho rằng điều này tạo tiền đề xây dựng đường biên giới chung hòa bình, hữu nghị, ổn định dài lâu.

Thứ Ba vừa rồi, khi long trọng tiếp đón Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân TQ là Thượng tướng Trần Bỉnh Đức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh rằng “VN trước sau như một không ngừng vun đắp mối quan hệ hữu nghị VN và TQ, góp phần đưa 2 nước trở thành láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, và ông Dũng cũng không quên nhắc lại rằng “Đảng, Nhà nước và nhân dân VN luôn ghi nhớ sự giúp đỡ quý báu của TQ đã dành cho VN”.

Bành trướng quân sự, quốc phòng

Đó là một vài nỗi niềm điển hình mà giới lãnh đạo VN bày tỏ với đàn anh Phương Bắc diễn ra giữa lúc Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, hôm thứ Năm tuần này, công bố một bản phúc trình báo động việc Bắc Kinh gia tăng ngân sách quốc phòng hơn hẳn các nước trong khu vực, cũng như ra sức phát triển phi đạn đạo, tàu ngầm tấn công cùng nhiều loại võ khí, chiến cụ hiện đại khác, đang đe dọa tới thế tương quan lực lượng không những trong mà còn ngoài phạm vi Á Châu. Vẫn theo bản phúc trình, ưu thế như vậy của Hoa Lục có thể nhằm mục đích thực hiện lời tuyên bố về chủ quyền của họ ở vùng biển Đông.

Không có văn bản quy định chính thức, nhưng tài liệu liên quan tới lãnh hải, biên giới giữa VN và TQ mặc nhiên được coi là ‘nhạy cảm’, ‘mật’.

VietNamNet

Bản phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹ lần đầu tiên xác nhận rằng TQ đã xây một căn cứ hải quân mới ở đảo Hải Nam, có thể nhằm phục vụ cho đội tàu ngầm ngày càng tăng vốn được trang bị hỏa tiễn đạn đạo, mở đường cho hải quân TQ án ngữ và khống chế các thủy lộ quốc tế chủ chốt.

Gây hấn với Mỹ

Dấu hiệu TQ khống chế vùng Biển Đông ngày càng rõ nét khi gần đây nhất, hải quân TQ có hành động gây hấn nguy hiểm đối với tàu không võ trang Impeccable của Hoa Kỳ, và ngay sau đó đưa tàu ngư chính 311 tới hoạt động ở vùng biển này, thực hiện điều mà TQ nói là tuần tra khu đặc quyền kinh tế của họ.

Áp lực BP và Exxon Mobil

Trong vòng chưa đầy 3 năm qua, TQ xem chừng như thể hiện quyết tâm đạt đến mục tiêu “ranh giới lưỡi bò” hình chữ U vốn chiếm 75% diện tích Biển Đông mà họ công bố cách nay 60 năm, bằng cách áp lực tập đoàn dầu khí BP của Anh ngưng hợp tác khai thác dầu khí với VN hồi năm 2007, áp lực tập đoàn Exxon Mobil của Mỹ phải ngưng hợp tác với VN hồi năm 2008, công bố dự án vốn 29 tỷ đô-la của Công ty Dầu khí hải dương TQ nhằm khai thác dầu ở Biển Đông, thậm chí vẽ ranh giới lưỡi bò vào bản đồ rước Đuốc Thế Vận Bắc Kinh. Đó là chưa kể hành động bắn giết nhiều ngư dân VN vốn đánh cá ở vùng biển lâu nay của họ.

Khai thác quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Không tiếp cận được với các công trình nghiên cứu chuyên sâu đã đành, người dân còn không được giới truyền thông cung cấp thông tin và kiến thức về chủ quyền đất nước.

VietNamNet

Giữa lúc giới lãnh đạo Việt-Trung thường xuyên khẳng định giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hòa bình và hợp tác cùng phát triển, nhiều dấu hiệu cho thấy TQ, sau khi chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa hồi năm 1974 từ VNCH, đã tiến hành xây căn cứ quân sự, sân bay, cơ sở hạ tầng, khai thác du lịch ở đó; thực hiện những cơ sở tương tự ở 6 đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa mà họ chiếm từ tay quân đội CSVN hồi năm 1988, đơn phương thăm dò khai thác tài nguyên ở vùng biển tranh chấp, ráo riết tuyên truyền với thế giới về chủ quyền của họ trên Biển Đông, cho thấy chiến lược “Nam tiến” Biển Đông của họ qua ý đồ và nỗ lực tăng cường Hạm đội Nam Hải.

VN cần phải làm gì?

Youth-Vietnamese-protest-China-12092008-305.jpg
Thanh niên sinh viên Việt Nam biểu tình trước Tòa đại sứ Trung Quốc hôm 9-12-2007 để phản đối việc Bắc Kinh hợp thức hóa việc quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Trong tình thế như vậy, lần đầu tiên một cuộc hội thảo về tranh chấp chủ quyền Biển Đông đã diễn ra ở Hà Nội hôm 17 tháng Ba vừa rồi, đề cập thẳng tới các vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, “đường lưỡi bò” của TQ.

Báo VietnamNet trích dẫn lời một tham dự viên – chuyên gia của Viện KHXHVN, nói rằng “Chủ quyền là thiêng liêng và không thể nhân nhượng, thế nhưng không thể giữ chủ quyền chỉ bằng cảm tính”.

Các học giả tham dự cuộc hội thảo nhấn mạnh rằng “VN phải chuẩn bị kỹ luỡng, xây dựng lực lượng đàng hoàng để nói được, trao đổi được với đối tác”.

Giữa lúc giới cầm quyền VN bị chỉ trích là quá yếu với TQ nhưng mạnh tay với người dân biểu tình phản đối hành động vừa nói của Bắc Kinh, trong khi Thứ trưởng Thường Trực Bộ Ngoại giao VN Phạm Bình Minh nhấn mạnh tới “điểm tựa phía sau là cả dân tộc”, thì báo VietnamNet số ra trung tuần tháng này đăng bài tựa đề “ ‘Cuộc chiến’ không cân sức giữa giới học giả VN và TQ”, có đoạn lưu ý rằng “Không có văn bản quy định chính thức, nhưng tài liệu liên quan tới lãnh hải, biên giới giữa VN và TQ mặc nhiên được coi là ‘nhạy cảm’, ‘mật’.”

VN tuyệt đối không nên ủng hộ quan điểm của TQ mà nên ủng hộ việc duy trì tập quán quốc tế, một giải pháp quốc tế cho vùng Biển Đông.

TS Nguyễn Trọng Bình

Theo bài báo thì “Không tiếp cận được với các công trình nghiên cứu chuyên sâu đã đành, người dân còn không được giới truyền thông cung cấp thông tin và kiến thức về chủ quyền đất nước. Trong khi trên thực tế, ‘VN có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của VN đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa’ như khẳng định của Bộ Ngoại giao VN.”

Theo TS Nguyễn Xuân Diện thuộc Viện Nghiên Cứu Hán Nôm VN, thì “so tương quan lực lượng với TQ trong chuyện nghiên cứu về lãnh hải, thì các công trình của học giả VN vừa ít ỏi, manh mún về số lượng, lại vừa không được sự quan tâm, hỗ trợ của xã hội”.

Báo Tuần VNNet trích dẫn lời TS Nguyễn Trọng Bình nhấn mạnh rằng “VN tuyệt đối không nên ủng hộ quan điểm của TQ mà nên ủng hộ việc duy trì tập quán quốc tế, một giải pháp quốc tế cho vùng Biển Đông” và, vẫn theo TS Nguyễn Trọng Bình, “VN cần mau chóng hoàn thành bản đồ lãnh hải vùng Biển Đông để đăng ký với LHQ trước ngày 13 tháng 5 năm 2009.

Saturday, March 28, 2009

Lê Trần Luật và trận đồ của ma quỷ


Đỗ Thái Nhiên



Luật sư Lê Trần Luật
Như mọi người đã biết: Lê Trần Luật là một luật sư xuất thân từ trường lớp giáo dục Marx Hồ của chế độ Hà Nội nhưng lại rất kiên trì và can đảm đeo đuổi con đường đấu tranh đòi hỏi tự do dân chủ cho Việt Nam. Đó là lý do giải thích tại sao đa số thân chủ luật sư Lê Trần Luật là dân oan, những người yêu chuộng tự do dân chủ, những người Việt Nam quyết tâm chống xâm lược Bắc Kinh, các tôn giáo bị tước quyền hành đạo, những công dân chống tham ô nhũng lạm… Từ đó, luật sư Lê Trần Luật là cái gai cực kỳ nhức nhối trên trán của chế độ Hà Nội. Thời gian gần đây, luật sư Lê Trần Luật nhân lời biện hộ cho tám giáo dân Thái Hà trong vụ án chống lại hai cơ quan truyền thông quốc doanh về tội đã vu khống và bôi nhọ người dân. Nhân vụ này luật sư Luật đã dồn CSVN vào tận góc tường. Tại góc tường, chế độ Hà Nội đã hiện nguyên hình: Họ là một chế độ chuyên ăn gian, nói dối, chuyên bảo vệ quyền thống trị độc tài và tham ô bằng những thủ đoạn vu oan, giá họa cho người dân. Vu kiện của tám giáo dân Thái Hà là giọt nước sau cùng của ly nước đã đầy. Với bản chất hiểm ác, CSVN đã và đang thực hiện một số âm mưu độc hại nhằm vào cá nhân luật sư Luật. Những âm mưu đó như sau:

Nghề luật sư là nghề cung cấp cho khách hàng một số dịch vụ pháp lý cần thiết. Quan hệ giữa luật sư và thân chủ là một khế ước dân sự. Nếu xảy ra tranh chấp giữa luật sư và thân chủ về khế ước kia thì tòa án xét xử là tòa dân sự. Án văn của tòa dân sự là án đòi hỏi bị đơn phải bồi hoàn thiệt hại cho nguyên đơn. Không có án tù trước tòa dân sự. Thủ tục tranh tụng vừa kể là một thủ tục do luật tố tụng dân sư chi phối.

Không có luật sư nào trong quá trinh hành nghề lại không gặp “một vài thân chủ khó tính”. Một trong những thân chủ khó tính của luật sư Luật là công ty Huy Hồng. Chúng ta tạm gác qua một bên vấn đề Huy Hồng có là một công ty quốc doanh hay thân cận với quốc doanh hay không. Chỉ biết rằng trước tòa án dân sự đôi bên đã thỏa thuận với nhau hai điều.

1) Một là v/p LS Luật hoàn lại cho Huy Hồng một nửa tiền sở phí. Trước phiên tòa Luật sư Luật đã giao trả cho Huy Hồng 42 triệu đồng Việt Nam. Số còn lại sẽ giao trả tiếp theo lệnh của cơ quan thi hành án.

2) Hai là khế ước giữa v/p LS Luật và Huy Hồng hoàn toàn chấm dứt. Đôi bên không còn điều gì để khiếu nại lẩn nhau.

Nhìn vào bản án kia mọi người đều hiểu đó là một án văn dân luật. Nó mạnh mẽ xác nhận vụ việc LS Lê Trần Luật và công ty Huy Hồng tuyệt đối không dính dáng tới tội lường gạt của luật hình.

Thế nhưng khi tiến hành thủ tục tiếp tục thanh toán tiền bồi hoàn cho công ty Huy Hồng theo đúng phán quyết của tòa dân sự, LS luật đã gặp trở ngại. Cơ quan thi hành án rất nhiều lần từ chối nhận tiền của LS Luật. Tại sao CSVN lại cố tình kéo dài thời gian thi hành án? Thưa rằng: Đùng một cái ngày 24/02/2009 v/p LS Luật nhân được lệnh cưởng chế thi hành án. Thế rồi ngay ngày hôm sau 25/02/2009 nhân viên công an tới tận văn phòng LS luật để thi hành lệnh cưởng chế. Sự việc vừa kể có các điều mờ ám sau đây:

1) Luật dân sự tố tụng đòi hỏi: trước khi ban bố lệnh cưỡng chế, cơ quan thi hành án phải gửi cho đương sự tờ đốc thúc trả tiền. Báo cho đương sự biết nếu không trả tiền thì thủ tục cưởng chế sẽ thực hiện. Văn phòng Ls Luật vừa bị cơ quan thi hành án tránh né nhận tiền, vừa không hề nhận được tờ đốc thúc trả tiền.

2) Vẫn theo dân sự tố tụng: từ ngày tống đạt lệnh cưỡng chế cho đến ngày thực hành lệnh cưỡng chế phải là bảy ngày. CSVN thi hành lệnh cưỡng chế chỉ một ngày sau khi tống đạt lệnh. Lệnh cưỡng chế được thi hành đúng lúc ls Luật vắng mặt tại văn phòng. Mặt khác trọng tâm của lệnh cưỡng chế là việc thâu hồi tiền nợ. Thế nhưng, khi thi hành lệnh cưỡng chế tại văn phòng ls Luật, công an lại từ chối nhận tiền, họ chỉ lấy đi tất cả máy điện toán của ls Luật.

Ghi nhận và suy nghĩ về diễn tiến của sự kiện v/p ls Luật bị cưỡng chế dư luận hiểu ngay: Nay mai công an sẽ loan truyền tin tức rằng các dàn máy điện toán của ls Luật có chứa đựng vô số tài liệu chứng minh ls Luật: âm mưu lật đỗ chế độ Hà Nội, âm mưu làm gián diệp cho ngoại bang, âm mưu liên kết với thế lực thù địch hải ngoại…

Chưa hết, những ngày gần đây, CSVN mạnh mẽ và liên tục tấn công ls Lê Trần Luật bằng hai quỷ kế. Một mặt báo Công An không ngừng vu khống và bôi nhọ ls Luật bằng những bài báo mô tả vị luật sư trẻ tuổi này như là một kẻ chuyên nghề lừa đảo và “ăn quịt tiền” của thân chủ. Mặt khác công an tìm đến tận nhà giới thân chủ của ls Luật để vừa đe dọa vừa thuyết phục những người này hãy kiện ls Luật để hủy bỏ hợp đồng với v/p ls Luật và đòi lại tiền. Thế nhưng, những cuộc phỏng vấn của thông tín viên Hiền Vy, đài Á Châu Tự Do ngày 14/03/2009 dành cho các thân chủ của ls Lê Trần Luật cho thấy những thân chủ này đều xác nhận ls Luật là một luật sư lương hảo và họ từ chối hành động theo sự xúi dục của công an.

Nói tóm lại, chế độ Hà Nội đã và đang thực hiện bốn quỷ kế:

(1) Hình sự hóa quan hệ giữa ls Lê Trần Luật với thân chủ.

(2) Cưỡng chiếm máy vi tính của ls Luật để từ đó vu khống rằng trong các máy vi tính kia chất chứa vô số bằng chứng của những tội phạm hình sự mà công an sẽ tùy nghi gán ghép cho ls Luật.

(3) Hủy diệt mọi liên hệ giữa luật sư và thân chủ. Chấm dứt vĩnh viễn công việc kinh doanh của luật sư Lê Trần Luật.

(4) Sau cùng tòa án CSVN sẽ áp dụng luật rừng xanh để đưa luật sư Lê Trần Luật vào nhà tù.

Hẳn nhiên, Hà Nội thừa biết bốn quỷ kế nêu trên không thể che mắt công luận. Thế nhưng Hà Nội vẫn quyết tâm đẩy quỷ kế đi tới với hai chủ đích:

1) Tính chất lộ liễu của quỷ kế không làm cho quỷ kế thất bại, nếu con người biết khai thác hiệu ứng Tăng Sâm. Tăng Sâm vốn là người đôn hậu. Mẹ của Tăng Sâm tuyệt đối tin vào bản tính yêu người của Tăng Sâm. Một hôm có người bảo với bà Mẹ: “Tăng Sâm giết người”, Bà Mẹ không tin. Người thứ hai nhắc lại, Mẹ vẫn không tin. Đến người thứ ba mạnh mẽ xác nhận: “Tăng Sâm giết người”, bà Mẹ điên loạn chạy trốn. Thế mới biết tác dụng kinh hồn của phương pháp tuyên truyền lặp đi, lặp lại nhiều lần. Bốn quỷ kế của Hà Nội nếu đi kèm với “phép tuyên truyền Tăng Sâm” sẽ có lúc làm cho dư luận thành thật tin là luật sư Lê Trần Luật quả thực đã phạm pháp.

2) Bốn quỷ kế kể trên kết hợp với hiệu ứng Tăng Sâm hiển nhiên là một đe dọa lớn đối với những chiến sĩ tự do dân chủ đang sống dưới quyền thống trị của CSVN. Hà Nội tin là đe dọa kia sẽ dập tắp mọi nhiệt tình đấu tranh chống độc tài tham ô.

Đối diện với một loạt mưu mô ma quỷ vừa trình bày, cuối tháng 02/2009, luật sư Lê Trần Luật nói với thông tín viên Hoàng Hà của Radio Chân Trời Mới rằng:

“Cho dù bất cứ chuyện gì xảy ra, tôi cũng như quí vị, đừng bao giờ sợ hãi. Phải vượt qua sự sợ hãi. Có như vậy chúng ta mới có thể đấu tranh cho đất nước Việt Nam trở nên tốt dẹp hơn”.

Luật sư Lê Trần Luật là một thanh niên yêu nước nồng nhiệt. Chúng ta phải làm gì để chia xẻ với ls Luật gánh nặng mà Lê Trần Luật đang gánh chịu? Trong hoàn cảnh hiện nay của xã hội quốc tế, pháp luật quốc tế không có bất kỳ thủ tục pháp lý nào có thể giải cứu cho ls Luật một cách kip thời và hữu hiệu.

Giải pháp còn lại chỉ là hành động tuyên truyền kiểu Tăng Sâm nhưng ngược chiều với CSVN. Nếu Hà Nội biến không (Không phạm pháp) thành có thì chúng ta, những người Việt yêu tự do dân chủ, chỉ làm một công việc: vận dụng khoa tuyên truyền lặp đi lặp lại nhiều lần của Tăng Sâm chỉ để phổ biến cái có là có thật. Điều này có nghĩa là chúng ta mỗi người hãy viết thật nhiều về ls Lê Trần Luật trong nhiều vụ việc khác nhau, bằng nhiều kiểu diễn tả khác nhau. Nhưng tất cả đều tập trung vào chủ đề: Lê Trần Luật vô tội, Lê Trần Luật yêu nước, CSVN đã ám hại người yêu nước bằng thủ đoạn yêu ma. Sau đó chuyển tải những bài viết kia đi khắp thế giới, quay ngược vào Việt Nam. Viết và phổ biến, cứ như vậy mà lặp đi lặp lại nhiều lần. Xin nhớ cho rằng tại Việt Nam ngày nay có rất nhiều vụ Lê Trần Luật.

Vì vậy chúng ta có rất nhiều cơ hội tuyên truyền lăp đi lặp lại kỳ cho đến lúc toàn thể Việt Nam cũng như toàn thể thế giới hiểu thật sâu sắc, thấy thật rõ bản chất cực kỳ gian ác và tham ô của CSVNi. Khi những thấy và những hiểu biết kia lên tới tuyệt đỉnh chính là thời điểm cáo chung của chế độ Hà Nội, một chế độ độc ác có một không hai trong lịch sử Việt Nam./.

Đỗ Thái Nhiên
(http//:www.vietvusa.com)

L.S. Lê Trần Luật: Thư gởi tám giáo dân Thái Hà

Trích X- Cafe' VN

Luật sư Lê Trần Luật
Thành phố Hồ Chí Minh, chiều ngày 25/03/2009

Thưa các giáo dân thân mến!

Chỉ còn hai ngày nữa là phiên tòa phúc thẩm sẽ được mở ra, cho tôi được gửi lời chia sẻ sâu sắc nhất từ đáy lòng mình mà tôi có thể viết được thành lời đến với các vị.

Những ngày chuẩn bị xét xử sơ thẩm và thời gian diễn ra phiên tòa sơ thẩm, tôi cảm nhận được tình cảm trong sáng và chân thành mà các vị cũng như toàn thể giáo dân đã dành cho tôi, đặc biệt là tình cảm của Quý Cha, Quý Thầy Dòng Chúa Cứu Thế. Nhận được những tình cảm thiêng liêng đó, tôi tự nhủ rằng: Mình không thể phụ lại lòng tin yêu của mọi người. Vâng, tôi đã cố gắng bằng tất cả những gì mình có thể để cùng các vị tham gia phiên tòa phúc thẩm sắp tới, nhưng điều đó giờ đây không thể xảy ra, vì mọi nỗ lực của tôi đã trở nên vô nghĩa trước "sức mạnh" của sự cường quyền.

Thưa các giáo dân!


LS Lê Trần Luật (phải) - nguồn: RFA
Giờ đây ngồi trong Văn phòng Luật sư Pháp Quyền, tôi lại nghĩ đến những chặng đường mà tôi đã đồng hành cùng các vị đi tìm công lý và sự thật. Những kỷ niệm buồn vui với các vị đã trở về trong tâm trí tôi một cách rõ ràng hơn.

Từ những phút giây e dè mà tôi đã gọi điện cho Cha Nguyễn Ngọc Nam Phong để đề nghị được bào chữa cho các vị, cho đến ngày hôm nay là một cuộc hành trình đầy gian khó. Máu đã đổ, nước mắt đã rơi, những nụ cười rạng rỡ, những bó hoa, những vòng tay ôm thắm thiết... đã làm cho tôi nhớ quay quắt khi nghĩ đến Thái Hà.

Còn nhớ, hôm đưa chị Ngô Thị Dung từ Thái Bình về Hà Nội, suốt chặng đường từ đêm khuya cho đến gần sáng, tôi đã nói chuyện với chị rất nhiều về những khái niệm pháp luật. Tôi đã cố gắng phân tích cho chị nghe sự khác biệt giữa việc chị có hành vi cầu nguyện và đập bỏ bức tường với việc hành vi đó có phải là tội phạm hay không. Chị đã đồng ý với tôi rằng chị có hành vi cầu nguyện và đập bỏ bức tường nhưng trong nhận thức sâu xa của mình, chị tin rằng điều đó là không sai trái, điều đó là không hề vi phạm pháp luật.

Sáng hôm sau, tôi đưa chị đến Công an Quận Đống Đa trước sự "chào đón" của rất nhiều vị Công an. Tuy nhiên, sau đó họ lại lập biên bản nhận "người đầu thú", tôi phản đối biên bản này vì tôi cho rằng việc tôi đưa chị Ngô thị Dung về là để hỏi xem tại sao Cơ quan Công an lại ra lệnh truy nã chị, chớ không phải là đầu thú. Trở về Sài Gòn, 4 ngày sau tôi nhận được "hung tin" chị có lệnh tạm giam, một lần nữa tôi lại gọi điện phản đối với Đội trưởng đội điều tra Công an quận Đống Đa. Trong sự thỏa thuận giữa tôi và Công an, nếu tôi đưa thân chủ của mình đến Công an thì Công an quận Đống Đa sẽ để cho thân chủ của tôi được tự do. Họ đã bội tín. Họ nói rằng phải tạm giam chị Dung vì chị Dung không "nhận thức" được hành vi của mình là phạm tội.

Các buổi làm việc tiếp, tôi có mặt cùng bà Nguyễn Thị Việt với cơ quan điều tran, thì đó là những cuộc đấu lý dằng co giữa bà Việt với cán bộ điều tra về hành vi cầu nguyện và đập bỏ bức tường có phạm tội hay không. Bà Việt nói: "Các anh thấy đó là phạm tội, nhưng tôi thấy đó là tốt đẹp". Tôi bất ngờ vì bà Việt đã phản biện như sau: "Nếu tôi đem gạch đá vào Công an quận Đống Đa xây bức tường, anh yêu cầu tôi đập bỏ nhưng tôi không đập bỏ, sau đó anh tự ý đập bỏ thì anh có phạm tội hay không?". Công an trả lời: "Ô hay, bà này nói chuyện kỳ nhỉ". Khoảng hơn một tháng sau, nghe tin Công an có lệnh phải khởi tố bổ sung về tội hủy hoại tài sản. Trong buổi điều tra, tôi lại bất ngờ khi nghe bà Việt phản biện: "Anh bảo Công ty May Chiến Thắng thiệt hai trên một tỷ tư do hành vi cầu nguyện của chúng tôi mà công ty không yêu cầu bồi thường, vậy công ty ấy dư tiền à? Lấy tiền đâu mà bù vào những khoản thiệt hại này?". Rồi bà quay lại hỏi: "Thưa ông Luật sư, ông thấy thiệt hại này như thế nào?". Tôi trả lời: "Tôi chưa đọc tài liệu giám định thiệt hại nên chưa biết". Sau này, tôi nói với bà "đó là tài liệu bậy bạ nhất mà trong đời Luật sư tôi chưa từng đọc". Bà nở một nụ cười rất hiền để chia sẻ với cách diễn đạt của tôi.

Hôm làm việc với cơ quan điều tra cùng cháu Thái Thanh Hải, suốt một ngày điều tra, Công an chỉ có đi phân tích cho cháu Hải thấy rằng cầu nguyện và đập phá bức tường như thế là phạm tội và phạm tội rất nặng; nhưng cháu Hãi vẫn một mực tin rằng đó không phải là hành vi phạm tội. Cuối cùng, cán bộ điều tra đập bàn quát rằng: "Nếu không nhận đó là hành vi phạm tội thì ngày mai sẽ ra lệnh tạm giam". Thoáng một chút ngại ngùng, cháu Hải lại khẳng định: "Cháu thấy như thế không có gì gọi là phạm tội". Trong giây phút đó, chính tôi là người thực sự lo lắng. Rời khỏi Công an Đống Đa, tôi tức tốc tìm gặp các Cha và cha mẹ cháu Hải để nói chuyện. Chúng tôi tính toán mọi chuyện để đảm bảo cho sự tự do của cháu vì cháu vẫn còn đang đi học. Cuối cùng, mọi chuyện cũng diễn ra tốt đẹp.

Còn nhớ tôi có ý định đi Cao Bằng để đưa anh Nguyễn Đắc Hùng về Hà Nội, nhưng anh Hùng bảo rằng không cần, anh tự đi về. Suốt buổi nói chuyện với anh Hùng, tôi tìm mọi phương pháp diễn giải pháp luật một cách đơn giản nhất để anh dễ hiểu vấn đề. Cuối cùng, anh bảo anh chỉ nghĩ đơn giản rằng việc cầu nguyện và phá bỏ bức tường là việc làm tốt cho nhà thờ Thái Hà.

Hôm diễn ra phiên tòa sơ thẩm, tôi chỉ hỏi các vị mỗi một câu duy nhất: "Ông (bà) thấy việc cầu nguyện và đập bỏ bức tường như thế có phạm tội không?". Các vị còn nhớ các vị đã trả lời thế nào không? Lúc đó tôi rất hồi hộp nhưng cuối cùng tất cả đều trả lời "Không". Thấy "tình thế" không ổn, Viện Kiểm Sát yêu cầu Tòa chiếu lại hình ảnh các vị cầu nguyện và đập bỏ bức tường cho các vị "nhận thức lại một lần nữa", nhưng thay vì "nhận thức lại" thì trước vành móng ngựa, các vị lại nhẩm hát theo lời Kinh Hòa Bình được phát ra từ đoạn video trong phiên tòa. Tôi thầm cười trong bụng và rồi cũng nhịp nhịp chân theo điệu nhạc... Ngoài kia âm thanh "Vô tội", "Vô tội", "Vô tội"... vang vọng rền rền vào tận trong phiên tòa, vào tận sâu trong lương tâm của những người đang cầm cân nảy mực.

Buổi chiều, tôi rời phiên tòa giữa rừng người với cành thiên tuế trên tay. Tôi rùng mình khi nghe lời bài hát Kinh Hòa Bình: "Lạy Chúa từ nhân... Để con đem yêu thương vào nơi oán thù / Đem thứ tha vào nơi lăng nhục / Đem an hòa vào nơi tranh chấp / Đem chân lý vào chốn lỗi lầm".

Những dòng máu, những giọt nước mắt, những cành thiên tuế, những âm thanh của tiếng cồng chiêng, những nhịp điệu bài hát Kinh Hòa Bình đã nói lên hết tất cả sự khát vọng về sự thật và công lý của cả dân tộc Việt Nam.

Thưa các giáo dân thân mến!

Đang viết thư này cho các vị, tôi cũng vừa mới nhận được Quyết định tước quyền sử dụng không thời hạn Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của VPLS Pháp Quyền. Điều đó cũng có nghĩa rằng cái tên gọi VPLS Pháp Quyền chỉ còn lại trong ký ức của các vị. Có thể mai kia, tôi chỉ là một Luật sư đi làm thuê cho Văn phòng Luật sư khác, nhưng khát vọng về công lý và sự thật vẫn còn nguyên vẹn trong tôi. Tôi thật sự kiêu hãnh và tự hào vì đã từng là Luật sư của các vị.

Hai ngày nữa, dù phiên tòa có mặt tôi hay không thì các vị cũng nên tin rằng công lý và sự thật sẽ chiến thắng vì chúng ta đã phó thác sinh mạng mình trong đôi tay của Chúa.

Cho tôi được kính chúc các vị, Quý Cha, Quý Thầy và toàn thể cộng đoàn giáo dân con Chúa nhiều sức khỏe, niềm tin và sự kiên cường.

Chào thân ái,
Lê Trần Luật

Friday, March 27, 2009

Khôn ngoan đến cửa quan mới biết

Trích TTX Công Giáo

VietCatholic News (27 Mar 2009 14:25)
Những hình ảnh quá đẹp của giáo dân Hà Nội trước phiên tòa rừng rú do nhà cầm quyền dựng lên lại bay đến khắp nơi trên thế giới để khẳng định chuyện “cúi đầu nhận tội” mà truyền thông nhà nước rêu rao hôm 8/12 chỉ là chuyện khoác lác!

Đảng CSVN bảo giáo dân “cúi đầu nhận tội” nhưng trước những tấm hình biết nói ấy bất cứ người VN nào còn lương tri và trách nhiệm đối với vận mệnh đất nước mình, từ đáy lòng họ không thể không thốt lên “xin cúi đầu bái phục tám giáo dân Thái Hà cũng như toà thể cộng đồng giáo dân Hà Nội”.

Giống như hôm xử sơ thẩm 8/12, tôi chắc rằng suốt từ sáng đến giờ đã có hàng ngàn người ngồi trước màn hình máy tính mà chẳng thể làm được việc gì. Bởi như bản thân tôi, xác thì ngồi ở đây – Sàigòn, nhưng hồn thì còn đang ‘bận’ theo đi theo mạng ra mãi tận Hà Đông cùng tám đồng đạo của mình. Đã thế, từ chiều tối qua trang mạng của giáo xứ Thái Hà (http://www.giaoxuthaiha.org/ ) không hiểu sao bị trục trặc vì “lý do kỹ thuật” liên tục, lúc vào được lúc không cho đến sáng nay cũng vẫn vậy, khiến càng thêm phần hồi hộp cứ y như đang bị ai bắt chơi trò “mèo vờn chuột”.

Tuy nhiên vì ở VN từ lâu đã có lệ trước những phiên tòa thuộc vào loại ‘nhạy cảm’ không ai bảo ai mọi người bỗng ‘siêng năng’ đọc báo đảng một cách lạ kỳ và tôi cũng vậy, mấy bất đắc dĩ trở thành độc giả của tờ Hà Nội Mới mấy ngày qua. Bởi đúng như ông bà bảo ‘gần mực thì đen gần đèn thì sáng’ phải có đọc sách báo của đảng “thiên tài” nhiều thì khả năng nhìn xa trông rộng của mình về cái sự ác của họ mới được cải thiện.

Hễ thấy những báo tố khổ bị can thì người nhà họ nên chuẩn bị đồ nghề cho hành trình đi thăm nuôi là vừa. Còn ngược lại, hễ thấy những chữ “công lao” với “chính sách khoan hồng” được đem ra phân trần kể lể là biết ngay bị can này trước giờ ăn ở rất “có hậu” với đảng cầm quyền v.v… Những bài báo ‘dọn đường, phát quang’ kiểu này mặc dù tác giả của chúng chỉ là những kẻ sống có xác mà chẳng còn linh hồn, nhưng ngay cả giới luật gia trí thức cũng không dám xem thường không thèm tham khảo mỗi khi bảo vệ thân chủ của mình.

Trở lại vụ xử Thái Hà, trên tờ Hà Nội Mới người ta thấy xuất hiện bài viết ‘sát khí’ Phải vạch mặt và xử lý nghiêm những kẻ chủ mưu được treo trên trang nhất liên tiếp hai ngày qua (26-27/3), đọc nội dung ai cũng dễ dàng thấy thấy những ‘trận đánh’ nhắm vào nhà thờ Thái Hà của nhà cầm quyền đã chính thức chuyển hướng.

Tám giáo dân bây giờ đã được họ dạt sang một bên và người đang bị đưa vào ‘tầm ngắm’ để thế chỗ giáo dân không còn ai khác hơn linh mục chánh xứ Vũ Khởi Phụng, với những luận điệu “Thực chất họ đang là nạn nhân của những kẻ xấu đứng đằng sau, muốn thông qua họ để gây khiếu kiện, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc”

Và quả nhiên thông tin từ trong tòa báo ra bên ngoài vào lúc 11 giờ sáng nay cho thấy phiên xử đã được công tố cũng như quan tòa lái vụ khiếu kiện đi theo hướng này: “nếu các giáo dân chấp nhận cúi đầu nhận tội và khai ai là người cầm đầu thì được tha bổng hết.”

Tuy nhiên họ đã gặp thất bại vì sự thật luôn là sự thật. “các nạn nhân vì công lý vẫn kiên vững với lập trường của mình là việc làm của họ là không phạm pháp và không ai là người cầm đầu cả, mà công việc chung nhà Chúa thì mọi người cùng gánh vác.”

Họ cũng như chúng tôi đây, chẳng có Cha Cố hay Bà Sơ sơ nào xúi viết lách gởi lên mạng nhưng tôi vẫn cứ phải viết. Tất cả chỉ vì cuộc đấu tranh cho Công Lý và Sự Thật!

“Khôn ngoan đến cửa quan mới biết”.

Việc nhà cầm quyền cố tình ngăn cản không để cho luật sư Lê Trần Luật tham gia phiên tòa, phải chăng ý đồ của họ chính là để họ có cơ hội rộng tay ra những đòn bất ngờ như thế này vào tám giáo dân?

Hoan hô tám giáo dân vì đã “tay không bắt giặc” tàn ác và giả dối rất là giỏi !!!

Sàigòn, 27/3/2009

Vụ xử 8 giáo dân giáo xứ Thái Hà: Bên ngoài tòa xử

Trích TTX Công Giáo

22 giờ ngày 26 tháng 3 năm 2009

Quá chán!
Sẽ là một ngày đáng nhớ của nhân dân thị xã Hà Đông từ buổi tối trên truyền hình của nhà nước liên tiếp chiếu đi chiếu lại hình ảnh giáo dân Thái Hà trong vụ án gọi là ‘’ gây rối trật tự công cộng ‘’ tại 178 Nguyễn Lương Bằng- Hà Nội.

Ngay từ chiều ngày 26 các hàng rào ba ri e sắt nhọn được các xe cảnh sát chuyển đến chất đống ở các ngả đường vào toà. Các tổ trưởng đi nhắc nhở dân quanh vùng rằng nên đóng các cửa hàng quán lại, đề phòng ‘’ bọn giáo dân’’ gây bạo loạn. Chúng tôi hỏi một người bán hàng, bà nói rằng.

- Ngày mai sẽ xử ‘’ bọn giáo dân’’ phá nhà người ta. Bọn này kinh lắm.

Chúng tôi giải thích cho bà rằng, giáo dân không hề phá nhà ai cả. Mà họ chỉ đẩy bức tường rào cũ mà người ta xây trái phép để lấn đất của họ. Nhưng dường như tác động của truyền hình và lời chỉ thị của các quan chức chính quyền đã làm bà bán hàng không cần biết đến thông tin nào khác ngoài thông tin từ chính quyền. Bà nói.

- Không bọn này ghê lắm, nó phá bao nhiêu nhà dân ngoài Hà Nội. Giờ kéo vào đây, công an nhắc nhở chúng tôi không cẩn thận chúng phá cả cửa hàng. Ngày mai học sinh các trường quanh đó đều phải nghỉ học đấy.

Chúng tôi không tìm thấy một nơi nào trú thân, mặc dù có đầy đủ giấy tờ tuỳ thân nhưng không một nhà nghỉ, khách sạn nào cho chúng tôi tá túc. Họ lắc đầu quầy quậy với lý do là công an làm căng, ngày mai là một ngày đặc biệt.

Vâng, một vụ xử án bình thường về tội hình sự đã có những mở đầu không bình thường như vậy.

Sáng sơm tinh mơ lúc 4 giờ sáng. Hàng đoàn xe đặc chủng chở cảnh sát trang bị dùi cui điện, súng, lá chắn, nón sắt, giầy đinh ùn ùn đổ xuống thị xã. Những chiếc xe quân sự bạt bít bùng đi vào cổng trường cấp 3 Lê Quý Đôn, những chiếc xe này đậu trên sân trường không bóng áo trắng học trò, rặt một màu áo xanh đáng sợ nhất là trong buổi sớm sương mờ còn thưa thớt người. Hàng rào sắt được dựng nên, dường như hàng trăm cảnh sát ấy chưa đủ để thể hiện sức mạnh trấn áp, người ta huy động thêm nhiều cảnh sát, sinh viên tình nguyện, dân phòng.. và tất cả những ai gọi là con người mà họ có thể sử dụng được họ. Tất cả những công sở, trường học từ cấp 2, cấp 3, hội phụ nữ đều được trưng dụng. Những toán cảnh sát đặc nhiệm trang bị tối tân nhất ém trong những toà nhà này. Họ có vẻ rất căng thẳng, tập trung, nét mặt đanh sắt lại. Nhiều chiếc xe con biển xanh 31 hay 80 chở những vị lãnh đạo cao cấp của thành phố lượn lờ qua lại khu vực nhà thờ Hà Đông để thị sát. Bên trong nhà thờ đang có buổi lễ sớm do linh mục Nguyễn Thể Hiện giảng. Tiếng giảng của vị linh mục nhân hậu này bị hai chiếc loa công suất lớn do nhà nước lắp bên cạnh át đi, hai cái loa phát liên miên hết tất cả những thứ hổ lốn từ ca nhạc đến chương trình sinh hoạt của đoàn thanh viên niên. Linh mục nhắc nhở mọi người phải giữ ôn hoà, kiềm chế bản thân…thế nhưng những lời tốt đẹp này không vang xa bởi âm thanh gào rú từ những chiếc loa vô cảm mà nhà nứoc cho phát từ sáng sớm.

Đến gần 7 giờ sáng ngày 27/3/2009 đoàn giáo dân từ nhà thờ tiến về phía toà án, nơi phán xét 8 giáo dân Thái Hà. Đoàn người đi ngay ngắn, có hàng lối và trật tự. Họ đeo ảnh Đức Mẹ Công Lý trước ngực, trên tay cầm cành thiên tuế biểu trưng cho những gì tốt đẹp nhất mà loài người hướng tới, họ đồng thanh với nhau cất vang bài kinh Hoà Bình, một bài hát quen thuộc chan chứa lòng nhân ái, vị tha

- đem thứ tha vào nơi lăng nhục

đem an hoà vào nơi tranh chấp

…………

Đoàn người bị chặn lại bởi một hàng rào barie và sau ba ri e là một hàng rào cảnh sát trang bị dùi cui điện, sau đó là cả một rừng cảnh sát chập chùng. Đoàn giáo dân đa phần là phụ nữ, người già cao tuổi đành phải đứng xa phiên toà mà người ta gọi là xét xử ‘’ công khai’’ và họ chỉ biết đứng cầu nguyện Đấng tối cao ban xuống cho Việt Nam này những điều tốt đẹp.

Lúc này ở Thái Hà các giáo dân cùng với 8 người phải ra hầu toà đang trên đường đi tới nơi xử án, bằng quyết tâm thể hiện sự oan khuất của mình họ nỗ lực đi bộ trên quãng đường dài 7,5 klm từ giáo xứ Thái Hà tới thị xã Hà Đông. Đoàn người tới nơi trong sự hoan hô, nghênh đón của đoàn giao dân ở đó trước.

Các giáo dân ra vành móng ngựa của cái gọi là ‘’ toà án nhân dân xét xử công khai’’ ăn mặc rất đẹp, họ đi qua nhưng hàng rào sắt, giữa những đoàn lính cảnh sát hùng mạnh để vào toà án. Dõi theo họ là hàng ngàn cặp mắt trìu mến, cảm thương và khâm phục pha đôi chút lo âu..

Ở mỗi đầu đường vào toà án, nơi bị chặn bởi ba ri e và cảnh sát. Các giáo dân giơ cao cành thiên tuế và những khẩu hiệu đòi công lý sẽ được thực thi minh bạch tại phiên toà hôm nay. Các máy quay phim, máy ảnh của phóng viên truyền hình, cảnh sát huy động hết công suất, mọi địa hình từ các mái nhà, cửa sổ của những ngôi nhà cao tầng chung quanh đều chĩa vào giáo dân. Nhưng các giáo dân không hề nao núng tinh thần, bởi trong họ ngự trị niềm tin, chỗ dựa vững chắc là công lý và sự thật.

Cảnh sát giao thông chặn tại Ngân hàng Công Thương bắt các xe tải, xe ca phải quay đầu rẽ sang hướng khác. Một số giáo dân đành phải xuống xe tìm cách đi bộ vào đến nơi xử để muốn trực tiếp biết tin công lý có minh bạch hay không. Đến 9 giờ thì giáo dân đi bộ sát hè đường tuần hành qua các điểm có cơ quan đầu nào chính quyền, họ vừa đi vừa giơ cao cành thiên tuế và hát vang kinh Hoà Bình.
J.B.Q

Thursday, March 26, 2009

Cộng Sản Việt Nam bịt miệng luật sư vụ Thái Hà: Cúp giấy phép, dẹp văn phòng

Trích Việt Báo Online

HANOI/SAIGON -- Nhà nước CSVN có độc chiêu bịt miệng kiểu mới: thu hồi giấy phép hành nghề của luật sư biện hộ, để không còn ai biện hộ cho 8 giáo dân giaó xứ Thái Hà. Đó là chuyện mới xảy ra cho văn phòng LS Lê Trần Luật, theo bản tin của các thông tấn VietCatholic News và BBC.
Bản tin VietCatholic News viết như sau.
“Tước giấy đăng ký hoạt động của Văn Phòng Luật sư Pháp Quyền vô thời hạn
Sáng hôm qua, 24/3, từ lúc 8h-10h40, Văn phòng Luật sư Pháp quyền (VPLSPQ) của luật sư Lê Trần Luật đã tiếp Đoàn Thanh Tra Sở Tư Pháp tỉnh Ninh Thuận.
Theo nội dung ghi nhận từ 2 biên bản xử phạt vi phạm hành chính 01 và 02 thì có 2 vi phạm (mỗi biên bản cho một vi phạm):
1. Vi phạm 1: Chi nhánh số 3 của VPLSPQ tại tỉnh Long An sau khi chấm dứt hoạt động mà không báo cáo cho Sở Tư Pháp tỉnh Ninh Thuận.
Về điều này, luật sư Lê Trần Luật đã giải thích: Khi thông báo chấm dứt hoạt động thì tất cả thủ tục, hồ sơ cho việc chấm dứt phải hoàn thiện gửi Sở Tư Pháp tỉnh Long An thì Sở Tư Pháp tỉnh Long An mới cho phép chấm dứt. Khi chấm dứt, luật sư đã gửi thông báo về cho Sở Tư Pháp tỉnh Ninh Thuận rồi nhưng Sở Tư Pháp tỉnh Ninh Thuận nói rằng họ không nhận được (?!).
Chi nhánh 3 chấm dứt hoạt động sau 3 tháng thành lập, do hoạt động không hiệu quả. Trưởng chi nhánh là luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng.
2. Vi phạm 2: Chi nhánh số 2 của VPLSPQ tại Q9 được giao cho người không phải là luật sư đảm nhiệm quản lý.
Về điều này, luật sư Lê Trần Luật đã giải thích: Khi thành lập chi nhánh số 2 thì ông Nguyễn Văn Tâm vẫn đang là luật sư chính thức của Đoàn Luật sư tỉnh Ninh Thuận nên Sở Tư Pháp Tp.HCM mới chấp nhận và cấp phép hoạt động cho chi nhánh 2. Sau đó, ông Tâm mới bị kỷ luật, sự việc này là hoàn toàn bất ngờ và bất khả kháng. Khi biết sự việc này, VPLSPQ đã tìm kiếm luật sư khác thay thế ông Tâm nhưng không có và đi đến việc chấm dứt luôn chi nhánh này.
Sáng hôm nay, 25/3, cơ quan công an Gò Vấp đã đến VPLSPQ để tống đạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính thay cho Sở Tư Pháp Ninh Thuận: Phạt tiền 4triệu đồng và hình thức phạt bổ sung là tước giấy đăng ký hoạt động của VPLSPQ vô thời hạn.
Thư ký luật sư”
Trong khi đó, đài BBC phỏng vấn Luật Sư Lê Trần Luật và được nghe ông giải thích:
“...Ông Lê Trần Luật, tham gia bào chữa cho các bị can thuộc Giáo xứ Thái Hà, nói với BBC rằng sự việc xảy ra ngày 24.3...
Ông Luật cáo buộc việc đóng cửa văn phòng là để "ngăn cản hỗ trợ vấn đề nhân quyền, dân chủ và gửi thông điệp cho các luật sư khác là hãy liệu mà làm."
Ông cho biết trước mắt, "phải giải quyết các tồn đọng với khách hàng", và sau đó "có lẽ tôi sẽ đi làm thuê cho văn phòng luật sư khác".”

Tuesday, March 24, 2009

Lòng yêu nước của người dân trong nước vẫn cao độ

Rất cảm động khi đọc bài báo của báo Tuổi Trẻ trong nước nêu lên được những tâm lòng yêu nước của người Việt Nam.

Cần giải quyết vấn đề biển Đông bằng công pháp quốc tế

TT (Hà Nội) - Đó là quan điểm chung của các học giả, nhà ngoại giao, nhà sử học... tại hội thảo “Tranh chấp chủ quyền tại biển Đông: lịch sử, địa chính trị và luật pháp quốc tế” diễn ra lần đầu tại VN do Chương trình nghiên cứu biển Đông, Học viện Ngoại giao tổ chức ngày 17-3.

Đường màu đỏ trên bản đồ là vùng biển hình “lưỡi bò” mà Trung Quốc tự vẽ để giành chủ quyền vùng biển Đông

“Về bản chất, biển Đông là vấn đề của toàn thế giới. Trong khi Trung Quốc đã theo đuổi vụ tranh chấp này thành quá trình. Vì thế, về mặt ngoại giao, phải lưu ý phản ứng của Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, ASEAN, Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Thương mại thế giới trước thái độ của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp này. Về mặt quốc tế, có thể dựa vào ba điểm tựa là Tòa án công lý quốc tế (trên cơ sở hai bên công nhận), Công ước luật biển năm 1982 (không sử dụng với nghĩa đưa tranh chấp ra giải quyết mà với tư cách yêu cầu một giải thích chính thức của những cơ quan đàm phán), Công ước về hiệp ước ký kết.

Quan hệ quốc tế tốt sẽ tạo ra cơ hội đưa vấn đề ra công luận, chỉ có thể giải quyết vấn đề khi sát cánh cùng thế giới.” Đó là kiến giải chính của Ailien Tran - ĐH California, hiện là nghiên cứu sinh chương trình Fulbright (Mỹ) về vấn đề biển Đông - được khá nhiều sự đồng thuận tại hội thảo.

Quang cảnh hội thảo - Ảnh: Cù Zap

Khẳng định lập trường rõ ràng của VN đối với Hoàng Sa, Trường Sa

Ngày 17-3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của VN trước việc Trung Quốc đưa tàu Ngư Chính 311 ra hoạt động tại biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng nói:

“Lập trường của VN đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là rất rõ ràng. VN quan tâm và sẽ theo dõi sát hoạt động của tàu Ngư Chính 311 ở biển Đông. Mọi hoạt động khai thác hải sản và tài nguyên biển ở biển Đông cần được thực hiện trên cơ sở tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển của các nước liên quan theo luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982”.

TTXVN

Các học giả đưa ra những bằng chứng khoa học mới nhất để khẳng định chủ quyền của VN trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, từ đó có cơ sở pháp lý, lịch sử vững chắc xác lập vùng chủ quyền VN trên biển Đông, tạo tiền đề cho sự đồng thuận của luật pháp, công pháp cũng như dư luận quốc tế về những giải pháp hòa bình cho những tranh chấp trên biển Đông.

Các nhà sử học Nguyễn Nhã, Nguyễn Quang Ngọc đã minh chứng bằng các tài liệu từ châu bản triều Nguyễn, sử Trung Quốc, bản đồ cổ Trung Quốc đến các tài liệu phương Tây để khẳng định rằng: VN là quốc gia đầu tiên xác lập chủ quyền tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Trên tất cả các tài liệu của Trung Quốc, cái tên Tây Sa và đảo Nam Sa (tên mà Trung Quốc dùng để gọi Hoàng Sa và Trường Sa của VN) chỉ xuất hiện từ năm 1909.

Trong khi đó, tài liệu xưa nhất của VN còn lưu giữ được là Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư - năm 1686, ghi rõ hằng năm chúa Nguyễn đưa 18 chiến thuyền đến khai thác ở Bãi Cát Vàng, còn tư liệu trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, năm 1776 mô tả kỹ càng về Hoàng Sa, trong đó có khẳng định chúa Nguyễn xác lập chủ quyền của Đại Việt tại Hoàng Sa bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.

Tài liệu quan trọng nhất là châu bản triều Nguyễn, thế kỷ 19, lưu những bản tấu, phúc tấu của đình thần và các bộ, những chỉ dụ của nhà vua về việc xác lập chủ quyền của VN trên quần đảo Hoàng Sa: vãng thám, đo đạc, vẽ họa đồ Hoàng Sa, cắm cột mốc…

Chính tài liệu của người Trung Quốc (Hải ngoại ký sự - Thích Đại Sán) năm 1696 đã khẳng định chúa Nguyễn sai thuyền ra khai thác các sản vật từ các tàu đắm trên quần đảo Vạn Lý Trường Sa.

Tài liệu của phương Tây thì còn nhiều và dễ tìm kiếm hơn. Tài liệu xưa nhất còn lưu được là Nhật ký trên tàu Amphitrite (1701) xác nhận Paracels (tức Hoàng Sa) là một quần đảo thuộc về nước An Nam. An Nam đại quốc họa đồ của giám mục Taberd xuất bản năm 1838 ghi rõ Paraceu Cát Vàng với tọa độ rõ ràng như hiện nay - Cát Vàng chính là tên chữ Nôm của Hoàng Sa. The journal of the Asiatic society of Bengal, Vol VI đã đăng bài của giám mục Taberd xác nhận vua Gia Long chính thức giữ chủ quyền quần đảo Paracels…

Sự hiểu biết về lịch sử, địa chính trị và luật pháp quốc tế của từng người dân và xã hội của các quốc gia có liên quan, theo các học giả, sẽ góp phần tạo dư luận với Chính phủ để các bên tìm tiếng nói chung cho việc giải quyết tranh chấp xảy ra trên biển Đông.

Vị thế biển Đông

Các nhà khoa học tham gia hội thảo cho rằng cần phải xác định lại và quảng bá đến mọi tầng lớp xã hội cả VN và nước ngoài về vai trò, vị trí của biển Đông trên bản đồ địa chính trị thế giới: biển Đông là nơi giao nhau của nhiều tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới, 400 tàu lớn qua lại mỗi ngày, 25% mậu dịch và 1/2 lượng dầu tiêu thụ của thế giới qua biển Đông. 80% dầu thô của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc nhập khẩu đi qua biển Đông. Biển Đông có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt, phốt phát và nhiều khoáng sản quý hiếm. Trữ lượng dầu mỏ ở thềm lục địa là 29,1 tỉ tấn, khí đốt là 5,8 tỉ m3.

Thu Hà - Nga Linh

Chính trị - Xã hội

Thứ Hai, 23/03/2009, 07:53 (GMT+7)

Gặp gỡ đầu tuần

Cần khơi dậy ý thức giữ gìn biển đảo của cha ông

Ảnh: K.H.

TT - “Một trong những truyền thuyết xa xưa nhất của dân tộc, câu chuyện mẹ Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng, 50 người con lên rừng, 50 người con xuống biển cho thấy cha ông ta ý thức rất rõ về không gian lãnh thổ sinh tồn của người Việt. Hay câu chuyện Mai An Tiêm, tại sao là ngoài hoang đảo? Đó là ý thức khai phá không chỉ đất liền mà cả ngoài biển khơi, nơi vừa mang lại sự giàu có vừa gắn kết máu thịt với đất liền”...

Đại biểu Quốc hội, nhà sử học DƯƠNG TRUNG QUỐC (ảnh) nói như trên, trong cuộc gặp gỡ đầu tuần với Tuổi Trẻ về ý thức của người Việt đối với chủ quyền biển đảo quốc gia.

Ông Dương Trung Quốc nói:

- Ý thức về biển đảo thật ra đã ăn sâu vào tiềm thức dân tộc. Điều này cũng dễ hiểu vì nhìn lên bản đồ Tổ quốc sẽ thấy giang sơn gấm vóc từ ngàn đời nay đã trải dài bên biển cả. Sử sách còn lưu lại chứng minh rằng trong điều kiện đương thời, các triều Tiền Lê, Lý đã xây dựng được lực lượng hải quân với hàng trăm chiếc thuyền để trông coi vùng biển. Năm 1172, Lý Anh Tông đích thân đi tuần tra các đảo và vẽ bản đồ biển đầu tiên cho đất nước…

Các chúa Nguyễn đã xác lập chủ quyền của người Việt trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ thế kỷ 17. Thời chúa Nguyễn, năng lực đóng tàu của người VN được đánh giá rất cao, lịch sử đã ghi nhận những hạm thuyền của người Hà Lan phải chịu thua trận trước thủy quân chúa Nguyễn.

Hướng tầm nhìn ra biển Đông

* Trung ương Đảng đã ban hành nghị quyết về chiến lược biển, nêu rõ định hướng đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển. Như vậy phạm vi không gian chiến lược đã được mở rộng?

- Nhìn vào nền kinh tế sẽ thấy từ hải sản, du lịch, hàng hải đến dầu khí… đều đóng góp tỉ trọng lớn trong GDP. Nhìn rộng ra, biển Đông có vị trí chiến lược hết sức quan trọng không chỉ với sự phát triển của nước ta mà với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Trước đây, khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta thì một trong những mục đích chính ban đầu là tạo ra huyết mạch giao thông từ cửa biển Hải Phòng thâm nhập vào phía tây nam Trung Quốc. Đó là lý do họ xây dựng đường sắt Hải Phòng - Vân Nam hết sức tốn kém.

"Tại Quốc hội, khi chúng ta thông qua việc ký kết Hiệp định phân định vịnh Bắc bộ, tôi đã phát biểu rằng một trong những công việc đầu tiên cần làm là phải tuyên truyền đến toàn dân. Bởi vì những người không hiểu đầy đủ mới dễ dẫn đến ngộ nhận."

DƯƠNG TRUNG QUỐC

* Chính vì tầm quan trọng của biển Đông, lâu nay các quốc gia và vùng lãnh thổ có liên quan ngoài những hành động của nhà nước còn huy động đông đảo giới trí thức tham gia nghiên cứu. Còn chúng ta đến tháng 3-2009 mới có một hội thảo đầu tiên về chủ quyền VN tại biển Đông?

- Cuộc hội thảo vừa rồi có thể nói là chậm, nhưng chậm còn hơn không. Điều quan trọng và cấp bách trong bối cảnh hiện nay là kết nối hiện tại với ý thức vốn có của dân tộc về biển đảo, khơi dậy di sản về năng lực chinh phục và quản lý biển đảo của cha ông chúng ta.

Giờ đây phải hướng mối quan tâm và tầm nhìn của người dân ra biển Đông. Tất nhiên cần tăng cường đầu tư của Nhà nước để người dân có điều kiện thực hiện mối quan tâm của mình. Nước ta nằm trên bao lơn nhìn ra Thái Bình Dương, vấn đề không chỉ nhìn ra mà phải đi ra. Muốn phát huy trong cộng đồng khát vọng chinh phục biển cả, ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia, cần phải tạo thói quen đi biển, tham gia giao thông bằng đường biển.

Từ thời thuộc địa Pháp, đường giao thông Bắc - Nam chủ yếu là đường biển, đến năm 1936 mới có đường xe hỏa. Năm 1919, ông Bạch Thái Bưởi không chỉ là vua sông nước ở Bắc bộ mà đã có chí hướng đóng con tàu Bình Chuẩn đi từ Hải Phòng vào Sài Gòn… Một thời kỳ dài chúng ta đánh mất thói quen tham gia giao thông trên biển. Gần đây Vinashin đầu tư tàu Hoa Sen nhưng chưa thật sự thu hút được nhiều sự quan tâm. Tôi nghĩ rằng chỉ cần một lần đi dọc bờ biển đất nước, từ ngoài biển nhìn vào Tổ quốc, mỗi người trong chúng ta sẽ thấy Tổ quốc giàu đẹp hơn và gần gũi hơn bao giờ hết.

Cần có những cuộc hành hương lên biên giới, hải đảo

* Ông vừa đề cập chuyện đầu tư của Nhà nước, có một thực tế theo phản ảnh của các nhà khoa học thì để tìm kiếm các chứng cứ lịch sử về chủ quyền VN ở biển Đông, họ phải làm việc trong môi trường và hoàn cảnh rất khó khăn. Nhiều tư liệu quý về VN hiện đang được lưu trữ ở nước ngoài nhưng khó tiếp cận vì kinh phí ít?

- Chúng ta có lợi thế rất lớn nằm ở cộng đồng người VN tại nước ngoài. Nếu chúng ta huy động được sức mạnh này thì vừa kéo bà con về lại gần trách nhiệm chung với đất nước, vừa khai thác được nguồn lực của bà con ở các nước sở tại đang lưu trữ tài liệu về VN.

Tôi có quan hệ cá nhân với một số trí thức Việt kiều, họ đều rất quan tâm đến chủ quyền của VN ở biển Đông, hơn nữa họ còn tập hợp nhiều nghiên cứu quý giá trên mạng Internet để chia sẻ. Đầu tư của Nhà nước là quan trọng, nhưng không nên nghĩ một chiều mà phải tạo ra trách nhiệm chung của toàn dân tộc, điều này thì tiền bạc nào cũng không thể có được.

Ngư dân tỉnh Bình Thuận đánh bắt hải sản ở quần đảo Trường Sa của VN - Ảnh: N.C.T.
* Mỗi người Việt đều có tình yêu Tổ quốc, nhưng việc tuyên truyền, phổ biến những kiến thức về Luật biển quốc tế và hệ thống pháp luật về biển, đảo của Nhà nước ta, những cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của VN đối với các quần đảo trên biển Đông, đặc biệt hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, để mỗi người hiểu rõ vấn đề cũng là quan trọng, thưa ông?

- Cần phải có những giải pháp cụ thể. Điều tôi hết sức băn khoăn là tại sao đến giờ chúng ta vẫn chưa có được một bảo tàng hàng hải. Mới đây chúng tôi tiếp ông giám đốc Bảo tàng Hàng hải thế giới, ông ấy cực kỳ say mê với những di sản văn hóa hàng hải VN. Hiện ông ấy đang hợp tác với chúng tôi cố gắng khai thác tối đa bãi chiến trường xưa của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Chúng ta có cả một di sản to lớn như thế nhưng hiểu biết về nó rất ít.

Đến nay bãi cọc Bạch Đằng đang mai một dần nhưng chúng ta đã không có những sự đầu tư cần thiết để nghiên cứu tại sao ngày xưa cha ông đã làm được một điều mà không có quốc gia nào trên thế giới làm được. Nhiều chuyên gia nước ngoài cho rằng VN là quốc gia có những đóng góp to lớn về hàng hải xa xưa, ví dụ có giả thuyết nói bè mảng Thanh Hóa chính là phương tiện sớm nhất nối liền Đông Nam Á với nhiều vùng đảo ngoài Thái Bình Dương, hay ghe bầu của xứ Quảng có năng lực rất cao về vận tải…

Phải chăng thế hệ hôm nay sẽ tự tin hơn nhiều khi ra biển nếu họ hiểu rằng cha ông họ từng là những thủy thủ giỏi. Đoàn thanh niên nên đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động hướng về biên giới, hải đảo, và không dừng lại ở đó mà ngay từ trên ghế nhà trường phải tạo lập cho các thế hệ người Việt ý thức chinh phục biển cả.

Tại sao các bạn trẻ không tổ chức những cuộc hành hương lên cột cờ Lũng Cú, đến đảo Lý Sơn nơi xuất phát của hải đội Hoàng Sa thuở trước? Khi mỗi người đứng ở nơi biên cương hay hải đảo của Tổ quốc và suy nghĩ, sẽ tạo ra cả một sự thay đổi to lớn trong nhận thức.

Huy động các thành phần kinh tế phát triển kinh tế biển đảo

Trong hai ngày 20 và 21-3, Ban Tuyên giáo T.Ư đã tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên truyền biển đảo, phân giới, cắm mốc và thông tin đối ngoại 2008, triển khai nhiệm vụ 2009.

Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm - trưởng Ban chỉ đạo nhà nước về thông tin đối ngoại - cho rằng ba lĩnh vực nói trên dù đã được cải tiến nhưng còn một số hạn chế, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cả về nội dung và hình thức.

Theo Phó thủ tướng, nếu như năm 1999 còn có tâm lý không muốn thông tin rộng rãi về việc đàm phán phân giới cắm mốc, thì nay cần tăng cường thông tin cho người dân biết. Khẳng định một đề án thông tin tuyên truyền đối ngoại đang được khẩn trương hoàn thành, Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm yêu cầu các cấp ủy Đảng phải chủ động, tăng cường vai trò trong công tác thông tin đối ngoại, hướng tới giải thích cho Việt kiều, đặc biệt là giới trẻ học sinh, sinh viên ngoài nước hiểu tình hình VN, tăng cường đoàn kết xây dựng đất nước.

Phương hướng công tác tuyên truyền biển đảo năm 2009, theo Ban Tuyên giáo T.Ư, cần thật sự chủ động, bài bản, tránh tập trung theo đợt hoặc theo sự kiện nhằm phát huy hiệu quả các nguồn lực bên trong, tranh thủ hợp tác quốc tế để phát triển kinh tế biển và hải đảo, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Ngoài ra, VN sẽ huy động các thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế biển đảo để góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng.

C.V.KÌNH

Võ Văn Thành thực hiện


Monday, March 23, 2009

Sự kiện biển Đông và chủ quyền lãnh thổ

Hiện nay, tại biển Đông, vấn đề tranh chấp chủ quyền càng ngày càng trở nên căng thẳng. Sau vụ đụng độ giữa tàu của hải quân Hoa Kỳ và tàu của Trung Cộng, gần đây Phi Luật Tân lại ra luật về thềm lục địa và hải phận của Phi Luật Tân quá rông khiến cho Trung Cộng và Việt Nam Cộng Sản phải lên tiếng. Mới đây nhất là hãng dầu BP của Anh rút ra không khai thác tại vùng biền Nam Côn Sơn mà Việt Nam cho là lý do thương mại. Rồi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam lại cho các nhà học giả và trí thức trong nước hội thảo về vấn đề biển Đông. Sự kiện biển Đông và chủ quyền lãnh thổ vẫn là một bài toán hóc búa cho nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam. Chỉ bao giờ Cộng Sản Việt Nam biết đặt chủ quyền đất nước nặng hơn quyền lợi của đảng, cho người dân thật sự làm chủ bản thân mình và đất nước, lúc đó mới có thể vận dụng lòng dân , tranh thủ được lòng yêu nước của đồng bào Việt Nam hải ngoại, tìm kiếm được sự ủng hộ của các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Và cũng đã gần kề ngày đệ trình quy ước thềm lục địa quốc gia cho quốc tề. Cần phải làm nhanh và làm gấp thì mới mong có thể bảo tồn được vùng biển quý giá của Tổ Quốc, khỏi thẹn lòng với Tiền Nhân đã dày công khó nhọc để có được cơ đồ như ngày hôm nay.

Sunday, March 22, 2009

Nhân quyền Canada lên án Hà Nội: Đòi quốc tế áp lực

Trích Việt Báo Online

Nhân Quyền Canada Lên Án Hà Nội, Đòi Quốc Tế Áp Lực

Luật sư Alain Ouellet.


Luật sư Alain Ouellet, Chủ Tịch Ủy Ban Yểm Trợ Dân Chủ và Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam, hôm Thứ Tư 18-3-2009 đã gửi bản văn lên án nhà nứơc Hà Nội vi phạm nhân quyền, và kêu gọi chính phủ Canada áp lực Hà Nội.
Bản dịch tiếng Việt viết như sau.
THÔNG CÁO CỦA ỦY BAN YỂM TRỢ DÂN CHỦ VÀ TỰ DO TÔN GIÁO CHO VIỆT NAM
Ủy Ban Yểm Trợ Dân Chủ và Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam xin lưu ý công luận về một vi phạm nhân quyền trầm trọng do nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vừa thực hiện.
Ngày 3 tháng 3 năm 2006, luật sư Lê Trần Luật, người phụ trách biện hộ cho tám công dân Công Giáo Thái Hà trong vụ kháng kiện chống lại bản án vu khống họ “phá hoại tài sản quốc gia và gây rối trật tự công cộng”, đã bị ngăn không cho lên chuyến bay Sài Gòn – Hà Nội để đi gặp các bị cáo. Ngay sau hành động bất hợp pháp này, công an đã cưỡng bức luật sư đưa về trụ sở công an và giữ ông ở đó suốt ngày. Các luật sư phụ tá Hùng và Đạt và cô trợ lý Tạ Phong Trần thuộc văn phòng luật của ông cũng bị triệu tập tới trụ sở công an và liên tiếp bị hỏi cung. Một tuần lễ trước đó, ngày 25-02-2009, nhân viên công lực đã đến văn phòng của ông để lục soát không báo trước, lấy đi tất cả các máy photocopy và máy vi tính với lý do thi hành lời yêu cầu của một công ty cạnh tranh sau một cuộc tranh chấp có tính cách tư nhân.
Những đàn áp trắng trợn này một lần nữa cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam khinh thường luật lệ quốc tế và lương tâm nhân loại. Chính luật sư Lê Trần Luật đã tố cáo: “Chúng ta đang sống trong một chế độ mà quyền con người đã bị chà đạp một cách thô bạo. Ngay cả bản thân tôi là một luật sư, cũng trở thành nạn nhân của vấn nạn cường hào thì thử hỏi những người dân oan, những người thấp cổ bé họng khác thì họ chịu biết bao sự đau khổ?”
Chúng tôi cực lực lên án việc vi phạm nhân quyền có dự mưu của nhà cầm quyền Việt nam. Chúng tôi kêu gọi chính phủ Canada và những người thiện tâm hãy thi hành những biện pháp cần thiết để chấm dứt luôn việc vi phạm này.
Ngày 18 – 03 – 2009
Luật sư Alain OUELLET
Chủ Tịch
Ủy Ban Yểm Trợ Dân Chủ và Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam
151 Atwater
CP 72126
Montreal, QC H3J 2Z6
Canada

Câu chuyện hàng hóa ứ đọng của Trung Cộng và Thái Lan tràn vào Việt Nam

Trích VietNamNet

Cảnh giác với hàng tồn kho từ bên kia biên giới
22:41' 21/03/2009 (GMT+7)

"Do khủng hoảng kinh tế, hàng hóa Trung Quốc, Thái Lan “tắc” đường vào châu Âu, Mỹ… sẽ tìm mọi cách tiêu thụ vào thị trường Việt Nam thông qua con đường buôn lậu, gian lận thương mại" - cảnh báo này được đưa ra tại hội nghị triển khai công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại năm 2009, tổ chức ngày 21/3 tại Hà Nội.

Buôn lậu giảm nhờ… khủng hoảng kinh tế

Nếu đầu năm 2008 hoạt động buôn lậu diễn ra rất sôi động thì từ cuối năm ngoái đến nay tình hình buôn lậu đã có xu hướng giảm mạnh. Theo đại tá Bùi Hà, Phó Cục trưởng Cục Điều tra tội phạm kinh tế, Bộ Công An, nguyên nhân chính là do tác động của… khủng hoảng kinh tế thế giới.

Buôn lậu giảm nhờ ... khủng hoảng kinh tế thế giới! - Ảnh VNN

Tác động này theo ông Hà được thể hiện rõ nhất ở hai “điểm nóng” của năm 2008 là xuất lậu than, khoáng sản sang Trung Quốc và xuất lậu xăng dầu ở các tỉnh phía Nam sang Campuchia, Thái Lan. Xuất lậu than, khoáng sản đã giảm rõ rệt trong khi xuất lậu xăng dầu không còn.

Tuy nhiên, việc nhập lậu hàng tiêu dùng, nhất là từ Trung Quốc vào nội địa vẫn còn rất “nóng” như thuốc lá, rượu, bia, vải, đồ may mặc, gia cầm, sữa, mỹ phẩm… Đặc biệt, thời gian qua nổi cộm hiện tượng nhập khẩu hàng giả, hàng nhái từ Trung Quốc và một số nước xung quanh như phân bón, gas, tân dược, hàng may mặc….

TIN LIÊN QUAN
Tình hình sẽ còn “nóng bỏng” hơn vào năm nay. Theo cảnh báo của Ban chỉ đạo 127 Trung ương hàng Trung Quốc, Thái Lan (nhất là hàng điện tử thông dụng) do khủng hoảng kinh tế, bị thu hẹp thị trường ở châu Âu, Mỹ… sẽ tìm mọi cách tiêu thụ hàng tồn vào thị trường Việt Nam.

Từ thực tế lượng hàng nhập chính thức không đáng kể so với hàng nhập lậu của một cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) có thể thấy trước con đường vào Việt Nam của các mặt hàng trên vẫn chủ yếu là nhập lậu.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú dự báo, các chủ “đầu nậu” sẽ tập trung vào các mặt hàng nhạy cảm, có lợi nhuận lớn như thuốc lá, rượu, đồ điện tử dân dụng, vải, mỹ phẩm, dược phẩm, sắt thép, gỗ… trên tuyến biên giới đất liền. Còn các vùng biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Kiên Giang... sẽ là địa bàn xuất lậu các mặt hàng như quặng, khoáng sản, than, gỗ, động vật hoang dã…

Ở góc độ an ninh trật tự, đại tá Bùi Hà đặc biệt lo ngại về tình trạng nhập lậu, buôn bán, tàng trữ pháo từ Trung Quốc. Đáng lưu ý, nguyên nhân khiến tình hình vi phạm về pháo gia tăng mạnh năm qua có lý do từ việc phía Trung Quốc khuyến mãi bằng…pháo hoặc bán pháo với giá rất rẻ cho các chủ hàng Việt Nam sang mua hàng.

Chống buôn lậu: khó- vì sao?

Năm nào cũng vậy, hội nghị chống buôn lậu luôn tề tựu đầy đủ các lực lượng chức năng: quản lý thị trường, công an, bộ đội biên phòng, hải quan… đến các sở ban ngành từ Trung ương đến địa phương.

Thế nhưng chính Ban chỉ đạo 127 cũng thừa nhận hiệu quả đấu tranh ở một số đơn vị chưa cao, chưa tương xứng với khả năng nhất là đấu tranh với các đường dây tổ chức buôn lậu quy mô lớn, xuyên quốc gia.

Một số địa phương vì lợi ích cục bộ nên chưa triệt để chống buôn lậu. Ảnh Phan Hùng

Lý do quen thuộc của các lực lượng chức năng luôn là: địa bàn rộng, lực lượng mỏng, kinh phí thấp trong khi các đối tượng buôn lậu ngày càng “chuyên nghiệp” về tổ chức lẫn phương tiện họat động.

Báo cáo của Ban chỉ đạo 127 Trung ương cho biết đối tượng buôn lậu được trang bị máy thông tin, liên lạc không chỉ để điều hành việc vận chuyển hàng hóa mà còn để theo dõi ngược.. lực lượng chức năng.

Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú than phiền: “Một tàu chống buôn lậu hễ nổ máy lên là đã mất 15-20 triệu, chạy ra ngoài khơi quay về là mất 200 triệu. Nếu bắt được hàng lậu mới được trích lại 2%, nhiều khi không đủ tiền xăng dầu, còn không bắt được hàng lậu thì không biết lấy tiền đâu mà bù vào…”

Về nhân lực, dù năm 2008, Chính phủ đã bổ sung cho các chi cục quản lý thị trường trên toàn quốc gần 1.000 biên chế nhưng năm nay “bài ca” thiếu người vẫn được đưa ra để giải thích cho việc “lực bất tòng tâm”.

Tuy nhiên, bên cạnh những nguyên nhân thiếu người, thiếu tiền, có nguyên nhân không nhỏ từ chính các lực lượng chức năng và các địa phương.

Theo Ban chỉ đạo 127, năm 2008 các tỉnh, thành phố trong cả nước đã kiểm tra, xử lý 194.184 vụ vi phạm pháp luật, tịch thu tổng cộng 2.134 tỷ đồng, trong đó có 763 tỷ đồng trị giá hàng vi phạm. Xử phạt hành chính và 944 tỷ đồng tiền phạt và truy thu thuế.

Đại tá Hà thừa nhận, việc nắm tình hình, nghiệp vụ ở nhiều địa phương còn sơ sài, chưa chủ động phát hiện, đấu tranh với các ổ nhóm, tổ chức tội phạm lớn. Việc điều tra liên tỉnh, tuy lực lượng công an có làm nhưng chưa đúng với tình hình, kết quả điều tra, truy tố những vụ án buôn lậu chiếm tỷ lệ thấp, nặng về xử lý hành chính…

Về phía địa phương, theo nhận định của Ban chỉ đạo 127, do nghiêng về lợi ích cục bộ nên một số tỉnh chưa triệt để chống buôn lậu, nếu có làm thì chiếu lệ, qua loa khiến tình trạng buôn lậu vẫn thường xuyên xảy ra.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính yếu nhất khiến hiệu quả của công tác chống buôn lậu không cao chính là công tác chống buôn lậu tuy được giao cho nhiều ngành, nhiều lực lượng nhưng thiếu đồng bộ, thiếu phối hợp.

Đó cũng là lý do, đại diện Bộ Y tế phải đề nghị Ban Chỉ đạo 127 cần có văn bản quy định hoặc quy trình xử lý cụ thể về việc trao đổi thông tin giữa các ngành chức năng nhằm nâng cao hiệu quả chống buôn lậu.

Chỉ khi có sự phối hợp chặt chẽ các lực lượng chống buôn lậu mới thực sự thoát khỏi tình trạng năm nào cũng phải kêu “địa bàn rộng, lực lượng mỏng” để rồi “lực bất tòng tâm” khi buôn lậu gia tăng.

  • Phan Hùng

Friday, March 20, 2009

Biết bao giờ ta gặp lại

SàiGòn ấy vẫn là niềm thương và nuối tiếc
Của một thời dĩ vãng xa xưa
"Hòn Ngọc Viễn Đông" Ôi biết mấy tự hào
Thương nhớ lắm thủ đô với bao niềm kiêu hãnh!

Ba mươi mấy năm qua, người SàiGòn xưa chẳng còn bao nhiêu nữa
Những lớp người hỗn mang làm ô uế đất SàiGòn
Ta đau xót lệ buồn hoen đôi mắt
Biết bao giờ ta gặp lại, người ơi!

PHP
03/19/09

Đèo Ngang

Có câu chuyện vui cuối tuần:

ĐÈO NGANG


Trên đường từ Bắc vào Nam phải qua đèo Ngang. Khi qua đèo, một đồng chí Bí
thư Bộ chính trị lên tiếng :


- Đất nước mình mấy trăm năm nay làm ăn không khấm khá chắc cũng tại cái
đèo này. Nó nằm ngang chình ình nên tổ tiên ta đã đặt tên cho nó là Đèo
Ngang. Chính vì vậy nên làm ăn không phất lên được.

Mọi người thắc mắc hỏi tại sao ? Một đồng chí Bí thư trẻ hăng hái phát
biểu:


- Có gì đâu mà không hiểu. Đèo Ngang là Đang Nghèo! Nếu bây giờ mình đổi
lại là Đèo Nghếch thì Đếch Nghèo.


Thế là cả Bộ chính trị đồng ý đổi tên thành Đèo Nghếch. Thật là linh ứng.
Sau vài năm, kinh tế phát triển đi lên, làm ăn khấm khá, dân chúng ấm no.
Nhưng thói đời hể no cơm thì ấm cật, vì vậy dân số càng ngày càng tăng, mà
lại tăng quá mức. Vì vậy Bộ chính trị họp khẩn cấp để tìm cách chặn đứng
việc bùng nổ dân số. Nhưng tìm mãi vẫn chưa ra kế hoạch nào. Bổng một chú
Bí thư già khọm đưa tay xin có ý kiến. Chú nói:


- Trước đây ta đổi Đèo Ngang thành Đèo Nghếch thì đúng là có hiệu quả như
mong muốn, vậy nay ta lại đổi thêm một lần nữa xem sao vì cái tên nó nói
lên cái đặc điểm của vùng đất địa linh nhân kiệt yết hầu của nước ta.
Mọi người nhâu nhâu lên hỏi:


- Nhưng mà ăn nhập gì tới việc kế hoạch hóa gia đình? À mà đồng chí định
đổi thành tên gì ?


Chú kia trả lời tỉnh queo :


- Đèo Đứng !!!!!!!!!!!!

Những học giả Việt Nam và vấn đề tranh chấp biển Đông

Trước sự hung hăng và tham lam của Trung Cộng, những trí thức và học giả của Việt Nam đã thấy rằng không thể ngồi yên và nhìn được nữa. Vừa qua, một số nhà trí thức, học giả và những nhà nghiên cứu trong nước đã tổ chức cuộc hội thảo về những tranh chấp chủ quyền của các nước trong khu vực ở biển Đông. Điều quan trong là họ đã tìm được những chứng cớ lịch sử trong các thư tịch cổ để chứng tỏ rằng Việt Nam đã có chủ quyền từ rất lâu ở những quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Không biết rằng với những chứng cớ này có làm "mở mắt" giới lãnh đạo của Cộng Sản Việt Nam lâu nay rất nhu nhược trước bè lũ cầm quyền Trung Cộng hay là không.

Wednesday, March 18, 2009

Quy hoạch sân golf: "thảm họa của "siêu" dự án trên giấy

Trích VietNamNet

Ở Việt Nam, đâu đâu cũng quy hoạch đất nông nghiệp của nhân dân để làm sân golf. Nhưng thực tế như thế nào? Ta hãy đọc bài báo sau của VietNamNet Online để thây rõ và tường tận về vấn đề này.

Qui hoạch sân golf: "thảm họa" của "siêu" dự án trên giấy!
06:45' 19/03/2009 (GMT+7)

- Nhiều dự án sân golf ở TP.HCM đang là những "siêu" dự án trên… giấy! Bên cạnh việc lãng phí tài nguyên đất, kiểu quy hoạch “treo” này cũng khiến đời sống hàng nghìn hộ dân điêu đứng.

Dự án sân golf làm chúng tôi chết đứng!

Đất sân golf lãng phí không kém gì kho bãi ! Đây là nhận xét của ông Đặng Văn Khoa – đại biểu Hội đồng nhân dân TP.HCM khi được hỏi về sự lãng phí đất công tràn lan tại các dự án sân golf ở TP.HCM.

Là người từng giám sát, nêu tên nhiều “địa chỉ” với hàng chục nghìn m2 đất công kho bãi lãng phí, ông Khoa cho rằng, mức độ lãng phí đất sân golf còn ghê gớm hơn… bởi cùng với hàng trăm héc-ta đất là đời sống hàng nghìn hộ nông dân bị xáo trộn...

Một góc trong dự án sân golf An Phú.

Theo thống kê, toàn TP.HCM có 7 dự án sân golf, trong đó phần đất dành cho sân golf là 648ha trên tổng số hơn 1.400ha được quy hoạch.

Cụ thể sân golf thuộc dự án Khu dân cư và công viên giải trí Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết từ hơn 9 năm nay nhưng cho đến thời điểm này, dự án vẫn chỉ tồn tại… trên giấy.

Kế hoạch xây dựng sân golf (được thực hiện từ năm 2004) qua nhiều lần “đổi chủ” và điều chỉnh quy hoạch, cuối cùng liên doanh Vạn Phúc - Yonwoo (Đài Loan) được chọn là chủ đầu tư, quy mô dự án trên 160ha, trong đó có một sân golf 27 lỗ (diện tích 96ha) khu biệt thự, chung cư (9.000 căn) cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại…

Ngày 17/03, chúng tôi trở lại khu dự án sân golf này và chứng kiến cảnh hàng trăm héc-ta đất nông nghiệp bị bỏ hoang… Dấu vết cho thấy sự “tồn tại” của dự án này chỉ là tấm biển dựng bên một con mương nhỏ chỉ dẫn khu tái định cư 5,6ha cỏ lác ngập đầu.

Anh Nguyễn Văn Bé (35 tuổi) ngụ tại khu phố 5 cho biết gia đình anh có 4.000m2 đất nông nghiệp, cách đây 2 năm đã bán cho chủ đầu tư 3.000m2

Biển treo giới thiệu Khu tái định cư dự án sân golf Hiệp Bình Phước, bên dưới chỉ là bãi đất hoang...

Theo anh Bé, phân biệt đất còn của dân và phần đất chủ đầu tư đã mua rất dễ: Khu đất nào còn trồng mai là chưa thoả thuận “khung” đền bù, khu nào cỏ mọc um tùm là đã được đền bù, giao đất nhưng chủ đầu tư chưa triển khai dự án… Theo quan sát của chúng tôi, khoảng trên 50% diện tích đã được chủ đầu tư bồi thường.

Quy hoạch “treo” của sân golf làm đời sống người dân rơi vào thế khó. Chị Bình, ngụ tại khu phố 5 cho biết, đã mấy năm nay, căn nhà vách lá của gia đình, sau mấy trận gió bay tốc mái, muốn sửa chữa nâng cấp thành nhà tường nhưng chính quyền không cho phép vì đất… lỡ nằm trong khu quy hoạch (?) Vậy là gia đình chị gồm hai vợ chồng, hai đứa con và một bà mẹ đành phải sống trong cảnh nắng chói, mưa dột. Khổ hết chỗ nói!

Một nông dân tên Bảy mà chúng tôi gặp ở khu phố 5 cũng bức xúc không kém. Dù sản xuất trên mảnh đất chưa được đền bù, nhưng hễ anh trồng cây gì thì chủ đầu tư và số cán bộ phường xuất hiện… “cảnh báo” sẽ không đền bù hoa màu trong phần đất trong quy hoạch (?).

“Hơn 9 năm “bó tay” vì quy hoạch treo như vậy, thử hỏi người nông dân chúng tôi thiệt hại bao nhiêu? Trước đây, cả khu phố sống bằng nghề trồng mai, nay đất bán cho chủ đầu tư rồi để hoang hoá… Xót xa là người dân bỏ đi nơi khác kiếm việc làm, nghề trồng mai trước 10 phần, nay chỉ còn 2-3 phần...” – anh Bảy buồn bã nói.

Nông dân đang canh tác trên phần đất thuộc dự án sân golf Hiệp Bình Phước. Đây là phần đất chưa đền bù...

Một “nỗi khổ” khác của người dân ở đây là do nằm trong quy hoạch nên nước máy sinh hoạt không được kéo tới nhà, bà con phải dùng các lu lớn tích nước mưa, nước giếng khoan để dùng.

Cũng chung cảnh khổ với những dự án sân golf “treo” là hàng trăm hộ dân thuộc dự án sân golf Sing - Việt (huyện Bình Chánh). Khi công bố quy hoạch, nhiều người thực sự “choáng” với quy mô của dự án này: diện tích 300ha, vốn đầu tư lên tới 120 triệu USD. Tuy nhiên đã gần 9 năm qua, kể từ ngày được cấp phép nhưng Công ty TNHH đô thị Sing – Việt vẫn chưa triển khai được dự án, chưa tiến hành bồi thường, giải toả mặt bằng; thậm chí phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư chi tiết vẫn… chưa được UBND huyện Bình Chánh phê duyệt (?).

Ông Lê Thanh Sơn (67 tuổi) ngụ ấp 2 xã Lê Minh Xuân bức xúc: “Dự án sân golf cho người giàu làm người nghèo chúng tôi chết… đứng !” Ông Sơn chỉ tay về phía con rạch trước nhà nói: “Chú thấy đấy, dòng nước có chảy được đâu. Từ ngày có biển quy hoạch khu này, kênh thuỷ lợi chẳng ai quan tâm nên xuống cấp thảm hại, nước ứ đọng rất mất vệ sinh”.

Nhà ông Sơn có 2.000m2 đất vườn trồng xoài, mía, thu hoạch cũng tạm đủ ăn. Từ ngày được công bố thông tin nằm trong khu quy hoạch sân golf, mấy người con ông không còn chí thú với việc làm vườn…

Tách dân ra khỏi đất với giá bèo

Trong các năm từ 2001 đến 2006, hàng trăm người dân có đất nông nghiệp thuộc địa bàn phường An Phú, quận 2, TP.HCM nhận được “tráp” của UBND quận 2 mời lên nhận tiền bồi thường cho phần đất nằm trong dự án Khu liên hiệp sân golf – thể dục thể thao và nhà ở phường An Phú, quận 2 (quy mô 137ha, vốn đầu tư 1.600 tỷ đồng).

Biển báo dự án sân golf An Phú, quận 2. Đã nhiều năm qua, việc đền bù vẫn được thực hiện rất chậm chạp.

Việc chậm trễ của dự án này, theo báo cáo của Sở KH&ĐT TP.HCM là do khúc mắc ở giá bồi thường, hỗ trợ cho người dân. Thống kê từ 2001 đến 10/2008 cho thấy, dù nhà đầu tư và chính quyền liên tục “vận động” người dân nhận tiền - giao đất, đã có 200 hộ/312 hộ dân chấp nhận giá bồi thường là 150.000/m2 đất nông nghiệp; 200.000/m2 cho đất trồng cây lâu năm.

Số hộ dân còn lại cho rằng, mức đền bù, hỗ trợ trên là quá “bèo” so với vị trí và khả năng sinh lợi tại quận 2 – quận phát triển đô thị nhanh nhất tại TP. Càng bất hợp lý hơn nếu so sánh mức bồi thường trên với các dự án địa ốc của tư nhân trên địa bàn quận, họ chấp nhận đền bù cho dân từ 500.000 đồng đến1.000.000 đồng/m2 đất nông nghiệp.

Khúc mắc này giải thích lý do vì sao đến nay chủ đầu tư của Khu liên hiệp sân golf – thể dục thể thao và nhà ở phường An Phú chỉ đền bù được 57% diện tích. Sự chậm chạp của dự án khiến UBND TP mới đây đã có chỉ đạo, trong năm 2009 chủ đầu tư phải triển khai dự án và hoàn tất việc đầu tư cơ sở hạ tầng. Nếu không đáp ứng yêu cầu tiến độ trên thì đề xuất thu hồi đất, thu hồi giấy phép đầu tư.

Tuy mức đền bù rẻ, nhưng nhiều hộ dân đã nhận tiền chấp nhận ra đi cùng lời hứa sẽ nhận được nền tái định cư. Tuy nhiên, xem ra lời hứa này còn… dài vì trong khi 200 hộ dân nhận tiền để… “ra đi” kể trên đang rất cần chỗ ở... thì khu tái định cư 15ha (thực chất sử dụng có 10ha) của Khu liên hiệp này sau 8 năm vẫn đang trong giai đoạn triển khai thi công hạ tầng kỹ thuật (?) .

  • Thái Thiện – Đoàn Quý