Translate
Sunday, August 14, 2011
Huỳnh Thục Vy: “An toàn” hay tự do?!

Vì thế thiễn nghĩ, việc tìm ra những nguyên nhân làm thui chột sự phản kháng trong xã hội là bước đầu tiên trong việc vận động cho một sự đổi thay xã hội. Dưới nền cai trị độc đoán của những người cộng sản, nỗi sợ hãi đã ăn sâu vào tiềm thức người dân Việt, đặc biệt là những người được sinh ra trước năm 1975. Sự sợ hãi ấy gặm nhấm dần sự phản kháng và sẽ có thể đi đến chỗ tiêu diệt nó. Nhưng đó chỉ là một nguyên nhân lớn có thể được nhận thấy ngay, chắc chắn phía sau nó còn nhiều nhân tố khác. Ngoài tác động của sự sợ hãi và cái di sản văn hóa thụ động được thừa kế từ quá khứ (như đã được phân tích ở bài “Chủ nghĩa tập thể và tự do cá nhân” ), tinh thần chủ động và năng lực phản kháng của người Việt chúng ta còn bị bào mòn đến mức có khả năng biến mất bởi những điều kiện chính trị, kinh tế-xã hội đương thời. Hôm nay trong bài này tôi chỉ tập trung nói về nhân tố thứ hai. Sau gần bốn thập kỷ áp đặt sự cai trị lên cả nước, đảng Cộng sản Việt Nam đã triệt tiêu dần sự phản kháng của người dân bằng những điều kiện chính trị kinh tế mà họ chủ động tạo ra.
Hà Nội tiếp tục cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn lần thứ 10
Theo RFI
Biểu tình tại Hà Nội ngày 14/8/2011chống Trung Quốc gây hấn.
REUTERS/Le Nam Thang
Theo AFP, tại Hà Nội hôm nay 14/8/2011, lại tiếp tục diễn ra cuộc biểu tình chống sự gây hấn của Trung Quốc. Đây là cuộc biểu tình thứ 10 trong vòng 11 tuần lễ gần đây. Cũng như lần trước, cuộc biểu tình diễn ra trong không khí ôn hòa, không gặp hành động trấn áp nào từ phía chính quyền. Những người quan sát ghi nhận một số khẩu hiệu mới kêu gọi bảo vệ các « trí thức yêu nước », các « trang mạng yêu nước » và phản đối cuộc tập trận của Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây, sát biên giới với Việt Nam.
Cũng như các lần trước, những người biểu tình bắt đầu cuộc tuần hành từ khu vực tượng đài Lý Thái Tổ vào lúc 8 giờ rưỡi, đi vòng xung quanh Hồ Gươm và kết thúc tại tượng đài Cảm tử quân vào lúc gần 11 giờ. Theo AFP, có khoảng 100 người tham gia cuộc biểu tình. Còn theo một số trang mạng tại Việt Nam, có từ 300 đến 400 người tham gia. Cũng có người ghi nhận có tới 700 người, có nghĩa là đông hơn tuần trước.
Chủ đề của cuộc tuần hành lần này vẫn là để phản đối thái độ gây hấn của chính quyền Trung Quốc. Một yếu tố khiến không khí giữa Việt Nam và Trung Quốc mới đây thêm căng thẳng, bên cạnh các tranh chấp biển đảo, là cuộc tập trận quy mô lớn của Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây diễn ra cách đây ít hôm, mà chính quyền Bắc Kinh khẳng định chỉ là « kế hoạch tập trận thường niên ».
Subscribe to:
Posts (Atom)