Translate

Monday, April 13, 2009

Đòi đất hay đòi công lý

Trích báo Tổ Quốc

Thời tuổi trẻ, vào những năm 1950, tôi đã sống và học hành tại Khu Thái Hà Ấp Hà Nội. Chỗ chúng tôi học là “Dinh Hoàng Cao Khải”, cách Thái Hà chừng một cây số. Cho nên mảnh đất xứ Thái Hà đối với tôi không xa lạ gì. Mất nó, tôi cũng tiếc. Ngoài khu vực nhà thờ, với hang đá Đức Mẹ thì cạnh đó có căn nhà ba tầng làm Đại Chủng Viện cho các thầy. Chính ở nơi đây, lần đầu tiên trong đời, tôi được ăn cơm tây của các cha dòng người Gia Nã Đại.

Đằng sau nhà thờ là một khoảng đất rất rộng. Ở đây có một sân đá banh và sau sân đá banh là những ruộng rau muống. Ruộng rau muống này làm thành bữa ăn chính của chúng tôi mỗi ngày. Rau muống trưa, rau muống chiều. Được biết miếng đất rộng mấy chục ngàn mét vuông. Tôi chỉ đo bằng mắt. Tất cả đều có bằng khoán, thuộc đất của Dòng Chúa Cứu Thế và do các cha dòng Chúa Cứu Thế, người Gia Nã Đại, Canada đã bỏ tiền ra mua và xây dựng cơ sở nhà dòng từ năm 1925. Nhà dòng đầu tiên được xây dựng tại Huế cũng năm 1925, sau đó đến lượt Hà Nội. Sài Gòn thì mãi đến năm 1933 mới đặt trụ sở đầu tiên tại đường Kỳ Đồng.


Rau muống trưa, rau muống chiều.
Nguồn: anan-vietnam.com
Lúc mà Đảng Cộng sản Việt Nam chưa ra đời, lúc mà Hồ Chí Minh còn trong bóng tối thì nhà dòng và mảnh đất ấy đã có rồi. Ai có quyền đòi ai?
Mảnh đất lúc bấy giờ thật ra chỉ là đất ruộng, đồng không mông quạnh, thuộc huyện Hoàn Long tỉnh Hà Đông. Mà đối với Hà Nội thì Thái Hà Ấp là xứ nhà quê rồi.

Nhưng bây giờ đất là sinh mạng của giới cầm quyền rồi. Họ không chiếm dụng thì còn ai vào đây? Họ đã chiếm dụng đất của cả nước và tàn bạo nhất là của dân quê.

Đất có bằng khoán và giấy tờ đầy đủ mà nhà nước biết rõ. Nói cho rõ ra thì từ trước đến giờ, nhà nước cộng sản đã tịch thu tổng cộng 2250 cơ sở thuộc tài sản của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo.
Nếu đòi thì đòi bao nhiêu cho đủ và đòi đến bao giờ? Mỗi xứ, mỗi địa phận, mỗi dòng tu đều bị nhà nước tịch thu vô tội vạ.

Theo thống kê năm 1969, Giáo hội Thiên Chúa giáo miền Nam có 226 trường trung học, 1030 trường tiểu học. Ngoài ra còn có 58 cô nhi viện, 48 bệnh viện, 35 viện dưỡng lão, 8 trại Phong cùi và 159 phòng phát thuốc. (Trích trong niên giám công giáo Việt Nam 2004, nxb tôn giáo Hà Nội.)

Nay thì mất hết. Đòi ai bây giờ?

Giáo Hội Công giáo cũng nhìn thấy cái thực tế phũ phàng ấy và phân ra nhiều loại tài sản mà xét ra cái nào nhà nước nên trả và cái nào cho không.

Mà không cho cũng không được. Nói cho cho nó vui vẻ cả làng.

Chẳng hạn những cơ sở nhà thương, chẩn y viện, những cơ quan xã hội, những trường học nói chung nếu dùng để phục vụ công ích xã hội cho người dân thì cũng đành để nhà nước quản lý.

Nhưng có những nơi, những cơ sở thay vì phục vụ công ích xã hội, thay vì phục vụ người nghèo biến những “mảnh đất béo bở” hoặc cơ sở ấy phát tán, bán đất kinh doanh kiếm lời bạc tỉ tỉ thì phải tính sao đây? Có nên đòi không?

Nhiều trường hợp rắc rối lắm. Cơ man nào rắc rối. Rắc rối không nói hết được.

Một giám mục nói với tôi là năm 1975, giao trường tư thực cho họ, nay họ thu học phí, biến ra một thứ trường bán công hay trường tư trá hình kiếm lời thì phải nghĩ sao đây? Hay lại cứ phải bằng lòng với lương tâm tự nhủ mình là cái đất nước mình nó như thế? Như thế là như thế nào?

Nhưng nếu vươn tầm nhìn ra khỏi khung cảnh của một giáo hội thì đất đai tài sản giáo hội Thiên Chúa giáo cũng chỉ là trong muôn một.Tài sản của Giáo Hội Phật giáo VNTN, của Cao Đài, Hòa Hảo, của Tin Lành cũng bị chiếm đoạt như vậy. Đất ruộng của nông dân bị chiếm đoạt bán rẻ.

Đã đòi thì cùng đứng lên mà đòi... Đòi cho người cũng là một cách thức đòi cho mình... Và tôi nhận thấy trong cuộc biểu tình đòi công lý sáng 27/03/2009, ở ngay hàng đầu, nếu tôi nhìn không nhầm, có một bà mặc áo nâu sồng, đội mũ ni, tay cầm nón... Tôi mong đó là một vị sư nữ?

Nhiều người chắc là không hiểu rõ nội vụ đòi đất này. Theo những điều tôi biết được thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cố tình đánh lừa, “hứa cuội” hàng giáo phẩm Hà Nội, để mua thời gian và phủi tay. Hoặc rất có thể vì quyền lợi mà những người dưới quyền cố tình phe lờ lời hứa của NTD.

Cho nên, sau này, có đại diện Hà Nội vào Sài Gòn thương lượng với bề trên dòng Chúa Cứu Thế thì hàng giáo phẩm Hà Nội phải điện vào căn dặn: Cẩn thận xem xét, đừng dễ tin họ, họ lừa đảo đấy. Chẳng tin họ được cái gì.

Thật ra, chẳng cần phải căn đặn thì người dân ai ai bây giờ cũng không tin được chính quyền nữa. Có thể đã có điều gì chính quyền họ nói thật chưa? Tôi ngẫm nghĩ mãi cũng chưa tìm ra được điều gì họ nói thật với dân cả.

Thật vậy, trong khi dân chúng sôi sục vụ Thái Hà, một ông tướng công an Hà Nội vào Sài Gòn gặp linh mục Phạm Trung Thành, bề trên Giám tỉnh dòng Chúa Cứu Thế. Linh mục yêu cầu điều kiện tiên quyết là chính quyền Hà Nội chấm dứt chiến dịch bôi nhọ mỗi ngày qua đài phát thanh, truyền hình và báo chí. Hứa ngay. Nhưng ngoài kia tiếp tục chiến dịch bôi nhọ.

Tin làm sao được họ. Không thể chấp nhận một chính quyền lừa dối dân được.

Bằng chứng là họ phịa ra giấy tờ sang nhượng của dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội cho chính quyền trong đó có chữ ký của linh mục Vũ Ngọc Bích, quản nhiệm xứ Thái Hà Ấp ký năm 1962. Nay thì lộ ra rằng cái corps chữ là chữ của máy computer bây giờ. Năm 1962, chắc ngoài Bắc chưa có computer chứ? Và họ cũng không ngờ rằng trước khi chết, linh mục Vũ Ngọc Bích có thu băng để lại là chưa hề ký bao giờ.

Về mặt pháp lý, linh mục Vũ Ngọc Bích chỉ được chỉ định là quản nhiệm trông coi xứ Thái Hà, linh mục có tư cách gì để hiến nhà đất cho nhà nước? Và cho dù có giấy tờ, có ký thì giấy ký đó cũng không có giá trị pháp lý. Vì còn có thể đặt vấn đề ký dưới áp lực của đe dọa hay của họng súng không?
Cho nên đàng nào giấy tờ đó cũng thuộc loại giấy tờ không có giá trị pháp lý.


Lm. Giuse Vũ Ngọc Bích
Nguồn: danchuausa.net
Phần chính quyền dựa vào nghị quyết ký 01/07/1991 cho rằng tất cả những nhà cửa, tài sản giáo hội tịch thu trước 01/07/1991 thì không giải quyết bất cứ sự khiếu nại về nhà đất đã quản lý. Và không có vấn đề giao trả lại tài sản cho Giáo Hội.

Đây là lối dủng luật pháp để trấn áp và ăn cướp một cách hợp pháp quyền lợi sở hữu của người dân. Nói dễ lắm: will not given back to its owners.

Cho nên một lúc nào đó như ông Nguyễn Hộ gọi là “tức nước vỡ bờ”thì truyện phải nổ ra thôi.

Trong thời gian từ lúc khởi đầu việc đòi đất cho đến nay, tôi nhận ra có rất nhiều điểm tích cực cần được nói ra đây.

‒ Thứ nhất: Đây là lần đầu tiên từ khi đảng cộng sản lên nắm quyền (trừ vụ nổi dậy ở Quỳnh Lưu có tính cách bạo động chính trị), người dân đông đảo đi biểu tình để bày tò ý kiến của mình. Còn nhớ, khi cộng sản mới chiếm Miền Nam, có một số giáo dân đi biểu tình yêu cầu không trục xuất khâm sứ tòa thánh. Cộng sản đã nã súng vào đám biểu tình làm chết và bị thương một số người.

Nhưng nay thì khác. Trong cuộc biểu tình ủng hộ 8 giáo dân ra tòa. Từ 6 giờ sáng, con số cả 5 ngàn người đã đi bộ 12 cây số từ nhà thờ đển tòa án mà không xảy ra cảnh bạo động bị đánh đập hay bắt giữ của 1000 công an, cảnh sát. Ông linh mục cầm loa kêu gọi đồng bào đứng ngay trước mặt một đám công an, cảnh sát? Phải suy nghĩ sâu để thấy điều này là một biến đổi não trạng quan trọng cả người đi biểu tình và nhân viên công lực chống biểu tình.

Thứ hai: Tinh thần dân chúng rất cao. Không ai tức giận, điên cuồng chửi bới hoặc mặt mũi đằng đằng sát khí... Họ vừa đi vừa cười, vừa nói, vừa hát sướng vui vẻ. Khuôn mặt người nào coi bộ cũng tươi vui hớn hở, hăng hái. Công an làm phận sự cũng tỏ ra chia xẻ, thông cảm và không có những hành vi manh động hay đánh đập người đi biểu tình. Có những đám dân chúng ngồi quây tròn ca hát, chờ đợi phiên xử như một buổi đi Picnic vậy. Phải chăng đó là không khí dân chủ bắt đầu ló diện?

Thứ ba: Thành phần dân chúng có đủ loại người, nhất là giới trẻ và phụ nữ chiếm đa số. Đối với dân Hà Nội, họ là những người từng sống và kinh nghiệm với người cộng sản cả 50 năm nay. Theo nguyên tắc, họ là những người từng chia xẻ cam khổ cuộc chiến tranh vừa qua nên không có ân oán gì như thành phần dân chúng miền Nam. Con cháu họ, chồng con họ, anh em họ có những người đang làm việc, đang giữ những chức vụ trong chính quyền cộng sản. Vì cớ gì nay họ đứng lên biểu tình chống lại nhà nước cộng sản?

Đối với giới trẻ Hà Nội, Họ lớn lên dưới chế độ cộng sản, họ được giáo dục trong trường học xã hội chủ nghĩa, họ bị nhồi sọ cũng nhiều, vì cớ gì họ tham gia biểu tình? Điều này báo hiệu một khung cảnh sinh hoạt chính trị mà giới trẻ sẽ chủ động sau này?

Thứ tư: Luật sư trẻ tuổi Lê Trần Luật, một người trẻ tuổi được đào luyện đúc khuôn trong trường học XHCN. Tại sao ông dám đứng ra bênh vực cho những bị can mà ông biết chắc chắn là sẽ bị muôn vàn khó khăn, đe dọa? Đi đến đâu, ông cũng được đông bào hoan hô nhiệt liệt. Tôi nghe được những tiếng hét to: Tôi yêu luật sư, Phiên tòa bất công... Đã có bao nhiêu vị “lãnh tụ” cộng sản đã được đông đảo quần chúng hoan hô, nhiệt liệt, kính mến và nể phục như thế?

Rõ ràng đông đảo quần chúng đứng về phía đám đông. Phần còn lại chường mặt ra là công an, cảnh sát quan tòa. Những người khác nấp trong bóng tối không dám ló mặt ra.

Rõ ràng đây là một cuộc bỏ phiếu dân chủ. Chính quyền cộng sản không được lòng dân.

Có lúc, tôi thoáng nhìn vị luật sư trẻ tuổi vội lén lau nước mắt vì xúc động trước đám đông nhiệt tình hoan hô ông. Phải chăng, đây là lúc cần đến vai trò của những người trẻ tuổi dám cất lên tiếng nói cho công lý và lẽ phải?

Tất cả những phản ứng trên không còn là phản ứng của hội chứng sau 1975 nữa. Phải nhìn nhận đây là những phản ứng mới lạ, không phải thứ phản ứng quen thuộc của những người lớn tuổi chống cộng vốn có dĩ vãng thù hận với chế độ cộng sản. Đó là những phản ứng xuất phát từ những con người đã sống trong lòng chế độ, được đào tạo từ lúc còn trẻ đến nay trưởng thành.

Người cộng sản không thể coi thường điều này. Ngay một số lớn linh mục trong đám ấy cũng thuộc thành phần trẻ và tỏ ra hăng hái nhất và cũng được giáo dân quý mến nhất. Không ai xúi họ đi biểu tình, không ai đứng đằng sau họ.

Điều gì đã giúp người ta có thể quy tụ một đám đông người như thế chỉ vì để đòi một miếng đất. Một miếng đất chứ đến 10 miếng đất có đáng để người ta bỏ thì gìờ, không ngại nguy hiểm, xuống đường, đeo băng, cầm biểu ngữ hay cành lá, đi đứng hiên ngang, miệng hô to khẩu hiệu? Đây phải chăng là dấu hiệu của sức mạnh quần chúng? Cộng sản vốn tài giỏi trong vấn đề vận động quần chúng đi biểu tình, đã dùng đủ mọi phương tiện truyền thông để tố cáo, bôi bẩn mà cũng không ngăn cản được đám đông biểu tình?
Không phải chỉ có Hà Nội mà ngay chiều hôm trước khi đám dân Thái Hà đi ủng hộ 8 người ra tòa, Sài Gòn cũng tụ tập đám đông khoảng 5 ngàn người tại nhà thờ đường Kỳ Đồng.
Bao giờ thì cả nước đứng dậy?

Thứ năm: Một điều tôi nhận thấy là người dân đã không còn biết sợ. Một người bạn tôi ở trong nước đã nhận xét như thế.

Tôi cho đó là nhận xét chính xác và quan trọng nhất trong các cuộc biểu tình này. Anh nhớ lại là trước đây dân chúng rất sợ chính quyền. Bản thân anh thỉnh thoảng bị gọi lên làm việc. Anh nói trước đây họ có thói quen gọi lên làm việc. Nay thì chỉ mời ra quán làm vài chai la de. Anh trả lời họ là họ biết quá rõ về anh có gì cần phải hỏi nữa. Họ dùng cách răn de, hù dọa. Này, anh còn có hai đứa con đang đi du học đấy. Người khác thì mang vợ con họ ra hù dọa. Trước đây Dương Ngọc Dũng, giáo sư dạy Phật giáo đánh tơi bời lần lượt tất cả các ông trong nhóm Giao Điểm như Trần Chung Ngọc v.v... ở Hải ngoại. Ông nhà nước nhắn Dương Ngọc Dũng: Này, thôi nhé, đủ rồi đấy. Thế là Đương Ngọc Dũng im. Một anh bạn khác cũng được mời ra quán. Anh nhẹ nhàng từ chối rồi cũng nói lén, “La de của các anh nhạt bỏ mẹ đi.”
Còn nói lén là còn sợ.

Một anh bạn khác rất hớ hênh cứ nói chuyện qua điện thoại những điều không tiện nói. Họ theo dõi biết hết. Lúc găp Nguyễn Ngọc Lan bị xỉ vả một hồi vì hớ hênh. Bên đó, sống là phải biết giữ mình. Đi đâu cũng phải cẩn thận vì có công an theo dõi. Lần tôi về, muốn gặp anh này, phải nhắn qua nhà cháu anh, sau đó cháu anh sang hẹn dùm. Ngay ông Nguyễn Hộ, không phải khách lúc nào cũng đến thăm ông được. Ông có “thằng cháu ngoại” giữ cổng không cho vô. Ông Nguyễn Hộ có con cho nó mở một cửa hàng bán quần áo trước nhà, khách đến ông lấy cớ mua quần áo cũng tiện.

Nay đã có một sự thay đổi rõ ràng trong thái độ của người dân đối với chính quyền cộng sản qua vụ biểu tình của đám dân Thái Hà: Không tin họ và đồng thời bớt sợ họ. Cùng lắm trước sợ nhiều nay sợ ít. Mừng mà cũng lo.

Thứ sáu: Ngay những người cộng sản cũng mongchế độ này nó mau sụp đổ.

Tôi được biết trong vụ Thái Hà, một anh theo MTGPMN, sau xé thẻ đảng nói nhỏ, “Tôi mong các ông công giáo làm tiếp cho nó sụp luôn. Bây giờ chẳng có ai làm được. Trừ các ông.”

Tôi không đồng tình với nhận xét đó. Việc đòi đất của đám dân Thái Hà chỉ mong người Việt Hải Ngoại đừng chỉ hiểu hạn hẹp là chuyện đòi đất. Người Việt tỵ nạn nào mà không có nhà lớn nhả nhỏ bị cộng sản chiếm dụng.

Mất một cái nhà, mất một miếng đất là chuyện nhỏ.

Linh mục Vũ Khởi Phụng trước tiên và trước hết đòi hỏi công lý và tự do tôn giáo
Đó là hai mục tiêu rõ rệt và dừng lại ở đó. Mấy chục ngàn thước đất nhằm nhò gì. Năm 1999, linh mục Vũ Khải Phụng phát biểu trong một Hội nghị chuyên đề ở Haus der Kulturen der Welt, Berlin có nói:


Lm. Vũ Khởi Phụng
Nguồn: danchuausa.net

“Vả lại cũng có khi Giáo Hội mất người... Và bây giờ trong nền kinh tế thị trường mở cửa, não trạng tiêu thụ du nhập, nhịp sống hối hả, đức tin có thể suy yếu... Không thể có thống kê chính xác về số tổn thất này, vì không mấy ai khai báo việc mình bỏ đạo.”

Đó là cái lo mất còn của một giáo hội. Cho nên việc đòi đất là việc phải làm, việc cụ thể. Nhưng phải nâng nó lên một tầm cao, qua nó đòi hỏi công chính, lẽ phải và quyền tự do tín ngưỡng. Cùng lắm dùng cái này để đòi hỏi cái kia.
Phần hy vọng của một cựu cán bộ cộng sản muốn mượn tay người công giáo làm một việc mà chính bổn phận các ông phải làm. Chúng tôi không làm, chúng tôi chỉ muốn đòi hỏi tự do tôn giáo và sự công chính cho mọi người. Chính các ông là người đã xây dựng nên nó thì cũng chính các ông là người có thể bỏ nó xuống. Và việc ấy đã xảy ra cho 8 nước ở Đông Âu và cả ở Nga...

Hình ảnh SàiGòn ngập nước sau cơn mưa

Trích VnExpress

Thành phố SàiGòn hiện nay chỉ sau một trận mưa nhỏ là nước ngập đường phố, thậm chí vào cả nhà dân. Cộng Sản Việt Nam lập nhiều khu đô thị mới nhưng hệ thống cống rãnh lại có quá nhiều thiếu sót. Chúng ta xem một bài viết và hình ảnh từ báo VnExpress về vấn nạn này.

Sài Gòn rối loạn vì nước ngập sau mưa

Cơn mưa to rạng sáng đầu tuần biến nhiều tuyến đường TP HCM thành sông... Kẹt xe, tắc đường diễn ra khắp nơi khiến người dân phải tát nước khỏi nhà hay chạy tán loạn tìm lối đi cho kịp giờ làm.
> Mưa chuyển mùa gây ngập, tắc nhiều tuyến đường TP HCM

Clip người Sài Gòn chạy tán loạn tránh ngập nước
Đường Trần Hưng Đạo nối quận 1 với quận 5 biến thành sông sau cơn mưa.
Nước ngập sâu hơn nửa bánh xe làm giao thông tê liệt một bên con đường huyết mạch hiếm khi ngập nước này.
Đường Hùng Vương cũng tương tự, kẹt xe cục bộ lập tức diễn ra.
Người xắn quần lội nước, người cố đẩy xe thoát thân. Quang cảnh ngập chưa từng có từ đầu năm đến nay khiến mọi người bất ngờ.
Trên đường Châu Văn Liêm quận 5, ngập nước, kẹt xe, nhiều người phải gọi điện thoại thông báo đến cơ quan trễ.
Ngay giữa trung tâm thành phố, nhiều gia đình phải lấy bạt ra chặn nước mưa tràn vào nhà.
Hoặc thi nhau quét nước ra khỏi nhà.
Ngập nước, xe chết máy, muốn đi tiếp không còn cách nào khác là phải đẩy bộ hoặc lau bugi.

Nhóm phóng viên

Mời chia sẻ ảnh ngập nước do cơn mưa sáng nay.