Translate

Wednesday, December 30, 2009

Giáng sinh năm nay ở Saigon có phần nhạt hơn.

VietCatholic News (25 Dec 2009 15:34)
Ở Việt Nam, người dân vui chơi Giáng sinh đông đủ và náo nhiệt, thường là đêm 24, ngày 25 sẽ là một chút níu kéo không gian còn lại và cũng là cách đưa tiễn một Giáng sinh đi qua.

Sau đêm 24, nhiều nhận xét từ người dân cũng như từ báo chí, cho thấy dù vẫn ồn ào như mọi khi nhưng Giáng sinh năm nay ở Saigon có phần nhạt hơn.

Nền kinh tế khó khăn, thất nghiệp tràn lan, thiên tai còn để lại nhiều nỗi cơ cực ở khắp nơi nên Giáng sinh Việt Nam mất đi phần ngọt ngào trong cảm giác của mọi người.

Ngay trên bài chính luận nhận định của báo Thanh Niên, cũng có viết rằng “Cũng phải nói thật là Giáng sinh năm nay không thật vui với các tỉnh miền Trung vừa chịu bão lụt. Vẫn có các hoạt động mừng đón Giáng sinh, nhưng không khí ngoài đường, trong lòng người dân vẫn hơi trầm lắng”.

Từ lâu, lễ Giáng sinh là ngày hội mà chính quyền CSVN không mấy ưa chuộng, vì nói một cách nào đó, lễ Giáng Sinh tập hợp được một đám đông khổng lồ, nhưng hoàn toàn không chịu sự điều khiển của ý thức hệ Cộng sản.

Vào thập niên 90, sau 12g đêm lễ Giáng sinh, người dân đã từng chứng kiến các toán công an, xe tuần tiểu đi dẹp dân chúng đang vui chơi trên đường phố, ngăn không cho tụ tập đông người.

Nhưng dần dần số đông của người hưởng ứng ngày lễ này đã là một áp lực ôn hòa khiến việc giải tán dân chúng phải chấm dứt.

Tin sốt dẻo mà mọi người truyền tai nhau trong Giáng Sinh năm nay là chuyện Đức Giáo Hoàng bị một người lạ mặt xô ngã khi đang làm lễ Misa. Hầu như ngay trong ngày Giáng Sinh, rất nhiều người Công giáo nói với nhau câu chuyện này như những điềm báo chuyện chẳng lành sắp tới.

Ngay sau ngày lễ Giáng Sinh, nỗi lo đời sống khó khăn lại ập đến. Điều mỉa mai nhất là trong cùng một ngày, người ta tìm thấy thông tin lượng người thất nghiệp tại Việt Nam tăng vọt, trong khi công nhân Trung Quốc thì tràn ngập Việt Nam, đặc biệt là không giống như mọi năm, lễ Giáng Sinh năm nay họ xuất hiện vui chơi ở nhiều nơi một cách công khai, không còn giấu mặt như mọi năm.

Tình trạng thất nghiệp của người Việt tràn lan đến mức ngay tại Saigon, chính quyền đã phải mở 5 điểm tiếp nhận, ghi danh người thất nghiệp. Đây là chuyện hết sức bất thường chưa từng có. Cũng theo thống kê nói trên báo Tuổi Trẻ, thì trong năm 2010 này sẽ có khoảng 240.000 người thất nghiệp nhưng ngay tại Saigon, cơ quan có trách nhiệm chỉ mới đủ sức trợ cấp thất nghiệp cho 20.000 người.

Trong khi đó, dù Nhà nước VN có gắng bao che, nhưng sự thật lại phơi bày một cách tàn nhẫn trên tờ New York Times hôm 21-12-2009. Tờ báo dẫn lời cảnh báo của bà Phạm Chi Lan, cựu Phó Giám Đốc Phòng Thương Mại và Kỹ Nghệ VN thì, tình hình công nhân Trung Quốc tại Việt Nam đã tới mức đáng ngại: có nhiều làng bây giờ toàn là công nhân Trung Quốc cư ngụ. Báo New York Times còn kể lời ông Nguyễn Thái Bằng, một thợ điện Việt Nam 29 tuổi, nói rằng “Công nhân Trung Quốc đông tràn ngập so với công nhân VN ở đây”.

Và như vậy, sau Giáng Sinh, người dân VN đang đối mặt với những gì, câu trà lời có lẽ không mấy đẹp đẽ và vui mừng như hình ảnh lễ Giáng Sinh vừa mới đi qua trên đất nước mình.
Tuấn Khanh

Monday, December 28, 2009

Ông Trần Anh Kim lãnh án tù 5 năm rưỡi

Trích BBC News

Ông Trần Anh Kim tại tòa

Ông Trần Anh Kim là cựu trung tá quân đội Việt Nam

Cựu chiến binh Trần Anh Kim vừa bị tòa sơ thẩm tại Thái Bình khép án 5 năm 6 tháng tù giam vì tội hoạt động nhằm Lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự.

Ông Kim cũng lãnh thêm 3 năm quản chế tại phiên tòa diễn ra trong buổi sáng thứ Hai 28/12.

Được chỉ định bào chữa cho ông Kim là luật sư Đặng Ngọc Phúc thuộc đoàn Luật sư tỉnh Thái Bình.

Phát biểu với BBC sau vụ xử, bà Nguyễn Thị Thơm, vợ ông nói bà "cực lực phản đối bản án nặng nề, vô lý" và đòi phải trả tự do cho ông "ngay lập tức".

Bà nói: "Chồng tôi chỉ đấu tranh vì nước vì dân một cách hòa bình, chứ không nhằm mục đích lật đổ chính quyền".

Hiện chưa rõ bị cáo có quyết định kháng án hay không.

Phiên tòa xử cựu trung tá Trần Anh Kim và phiên sắp tới xử các nhân vật bất đồng chính kiến khác là Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long ngày 20/01-21/01/2010 được giới quan sát nhìn nhận như hành động cứng rắn của chính quyền trong nước trước phe chống đối trong thời kỳ chỉ còn một năm nữa là Đại hội Đảng Cộng sản.

Cáo trạng của phe công tố nói ông Trần Anh Kim đã tham gia Đảng Dân chủ Việt Nam, phát tán tài liệu trên mạng internet và tham gia Khối 8406, một phong trào đấu tranh dân chủ ở trong nước.

Chánh án Trần Văn Loan khi tuyên án nói rằng ông Kim đã đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động tội phạm có tổ chức nhằm chống lại Nhà nước, "hợp tác với các tổ chức phản động ở nước ngoài" và "vi phạm nghiêm trọng an ninh quốc gia".

Án phạt cao nhất cho tội danh theo khoản 1, Điều 79 là tử hình, nhưng ông Trần Anh Kim chỉ chịu 5 năm rưỡi tù vì đã có quá khứ phục vụ trong quân đội và có "thái độ hợp tác" trong quá trình điều tra và tố tụng.

Phiên xử ông Trần Anh Kim

'Không có tội'

Tuy nhiên, ông Kim phát biểu trước tòa rằng ông không làm điều gì sai:

"Tôi tham gia Đảng Dân chủ Việt Nam và Khối 8406 để đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền thông qua đối thoại hòa bình và hình thức bất bạo động."

Tôi tham gia Đảng Dân chủ Việt Nam và Khối 8406 để đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền thông qua đối thoại hòa bình và hình thức bất bạo động.

Ông Trần Anh Kim

Ông cũng nói ông đã đấu tranh chống tham nhũng.

Ông Trần Anh Kim bị bắt hôm 07/07, cùng đợt với thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung ở TP Hồ Chí Minh.

Cũng như các vị khác, thoạt tiên ông bị khởi tố tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN theo Điều 88 Bộ Luật hình sự,.

Ngoại giao đoàn và các nhà báo nước ngoài được theo dõi phiên tòa qua màn ảnh truyền hình tại phòng bên cạnh.

Sinh năm 1949, ông Trần Anh Kim từng mang quân hàm trung tá, giữ chức Bí thư Đảng ủy quân sự, phó chỉ huy chính trị Ban quân sự Thị xã Thái Bình.

Ông là thương binh, đã được tặng thưởng nhiều huân huy chương.

Cùng năm người khác, ông được tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) trao giải thưởng Hellman/Hammett năm nay.

Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ đều đã từng bày tỏ quan ngại về trường hợp của ông cũng như của một số nhân vật bất đồng chính kiến khác bị bắt mùa hè vừa rồi.

Friday, December 25, 2009

Trần Giang V: Lê Công Định, Người Tù Yêu Nước

Trích NguoiViet Boston

Từ năm 17 tuổi Lê Công Định bắt đầu đọc sử. Lớn lên theo năm tháng, anh không còn là một sinh viên chỉ say mê với những vui buồn lẫn lộn từ những biến cố vừa hào hùng vừa bi thương của lịch sử dân tộc, như anh đã từng chia sẻ trong một bài viết. Cùng với nhiều bạn bè, anh đã mang theo âm vang của tiếng bom Sa Điện, mang theo tiếng gọi Việt Nam muôn năm của ngày tang Yên Bái lên đường đi làm lịch sử.

Với những người bạn chí thiết, Định không ngần ngại chia sẻ về sứ mạng mà anh tự đặt ra cho chính mình. Đi làm lịch sử. Theo anh đó là trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam đối với tiền đồ của đất nước.

Đối với nhiều người, anh viết “vấn đề quan trọng nhất suy cho cùng là làm sao có được vị thuyền trưởng và đội ngũ chuyên viên đủ đẳng cấp để lèo lái con tàu trong chuyến hải hành xuyên đại dương này. Nói cách khác, cần phải có một thuyền trưởng, tức Chính phủ, đủ tầm vóc để lãnh đạo con tàu đất nước…” (1). Tuy nhiên, đối với bạn bè thân cận cùng chí hướng, Định không ngần ngại tự đặt cho mình và anh em trách nhiệm cùng nhau tự xây dựng khả năng, bản lãnh, trí tuệ để trở thành người thuyền trưởng và đội ngũ chuyên viên mà đất nước đang mong đợi. Với ý hướng đó anh nỗ lực thăng tiến, thông thạo hai ngoại ngữ, chọn ngành luật vì cho đó là nền tảng của một xã hội văn minh pháp trị, đi du học, thăm viếng nhiều nơi trên thế giới, tiếp xúc mọi tầng lớp, lắng nghe, thu thập và đọc nhiều.

Tuy vậy anh cũng hiểu rõ tự thân lãnh đạo cũng không thể đứng trên hết. “Trong mọi trường hợp, tầm vóc của nhà lãnh đạo cũng không thể thay thế được tầm vóc của một dân tộc. Việt Nam là dân tộc có tầm vóc, điều này hiển nhiên đã được minh chứng bởi lịch sử. Đối với vận hội lớn lao như thế của đất nước, cần lắng nghe tiếng nói của cộng đồng dân tộc….” (2). Khi đọc những hàng chữ này, cảm nhận chung là anh viết cho những nhà lãnh đạo hiện nay. Tuy nhiên, gần gũi với Định sẽ hiểu anh cũng viết cho chính anh. Trong những lần trao đổi, Định là người nghe nhiều hơn nói. Khi đề cập đến những vấn đề đất nước, Định thường nói nhiều về những quan điểm của những người khác, từ Linh mục Nguyễn Văn Lý, Hòa thượng Thích Quảng Độ… cho đến những người nhỏ tuổi hơn Định như Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân… trước khi chia sẻ những cái nhìn của riêng anh.

Hiểu rõ thực tế xã hội, nắm vững tâm lý quần chúng và lắng nghe tiếng nói đa nguyên là nền tảng cho mọi suy tư và hành động của Định. Anh biết rõ những đồng nghiệp luật sư của anh mong đợi gì, điều gì họ làm được, điều gì họ không thể làm, hay không muốn làm để từ đó anh không lên án những khía cạnh tiêu cực của họ mà nỗ lực nhìn vào những tích cực nhằm khai dụng những đóng góp cho công cuộc chung. Anh nắm bắt nhu cầu thực tế của những người dân oan mất đất, giới công nhân bị chèn ép, nhưng không vì thế để mù mờ mơ tưởng gấp gáp về một tầng lớp cách mạng ngay lập tức. Anh nhận thức tính thiết yếu của những nỗ lực đòi hỏi tự do tôn giáo và vì thế đã tìm mọi cách hỗ trợ, nhưng anh cũng biết rõ cần phải có sự phối hợp đứng lên đồng loạt của nhiều thành phần quần chúng khác nhau mới tạo nên sức mạnh dân chủ. Anh nhìn xuyên suốt nội tình của đảng cầm quyền và anh đi tìm những đảng viên cấp tiến, đang bức xúc trước tình trạng đen tối của quốc gia, để mong mỏi kết hợp cho khát vọng cải thiện đất nước. Trước những phẫn nộ Trường Sa và Hoàng Sa, anh không theo chân xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, nhưng chọn vị trí hữu hiệu nhất mà anh đang có để chấp bút thảo ra bản Tuyên bố về Vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh với hơn 3000 chữ ký của luật sư hội viên đồng lòng ký tên khẳng định chủ quyền quốc gia. Đây là một đóng góp giá trị không những về khía cạnh luật pháp trước dư luận quốc tế mà còn thể hiện sự sáng suốt của Định khi chọn phương thức hành động vì lòng yêu nước cao độ. Anh đã không ra đứng trước tòa nhà Quốc hội để bày tỏ lòng yêu nước nhưng đã viết tâm tư của mình gửi đến với thế hệ dấn thân: “Điều may mắn cho dân tộc là khi lòng tự trọng quốc gia bị xâm phạm chúng ta tìm thấy được một thế hệ biết dấn thân, không sợ hãi. Dấn thân để làm việc nghĩa, không sợ hãi vì biết đang làm việc nghĩa. Thế hệ dấn thân ấy cần chi đến sự sát cánh vướng víu của một tổ chức lỗi thời? Thế hệ đó cũng không quá ngây thơ để tin vào lời xúi giục như được cảnh báo, trái lại họ có đủ tri thức để nhận diện động cơ của những ai rêu rao sáo ngữ “vì dân vì nước”.(3)

Trong một lần cùng nhau trở lại thăm trường đại học cũ, đi bộ dọc đại lộ St. Charles, Định kể lại những buổi chiều lang thang dọc theo con đường san sát hàng cây cổ thụ chung quanh khuôn viên đại học, nơi chiếc xe đạp của anh bị đánh cắp ngay ngày đầu mới mua, anh đã ôm ấp giấc mơ vươn ra biển lớn của đất nước. Buổi tối hôm đó anh và bạn bè đi lạc khi tìm kiếm một quán ăn của người bản xứ. Chỉ có giấc mơ và đích đến là rõ ràng một con đường không thể lạc. Giấc mơ đã nổi trôi theo anh từ Sài Gòn, đến Paris, ghé bến New Orleans, về đến Hà Nội, sang đến những lần hội nghị quốc tế khi dừng lại trong một tiệm ăn tối ở Singapore, khu vườn nhỏ Bangkok, quán kem vỉa hè tại Manila…

Đối với Định, ai cũng có thể có một giấc mơ, nhưng làm thế nào để nuôi dưỡng giấc mơ, để biến giấc mơ thành sự thật mới là khó. Có lần Định nói càng khó khăn hơn nếu đó là giấc mơ chung mà cá nhân lại có quá nhiều thứ riêng tư để mất. Hơn ai hết, Định biết rõ Định có rất nhiều để mất mát trong đời sống cá nhân khi lao đầu vào giấc mơ chung đang ấp ủ. Lòng can đảm là sức sống, là nhiên liệu cho con tàu ước mơ tiếp tục tiến tới và sự nhu nhược là kẻ thù chặn đứng mọi giấc mơ. Có lẽ vì thế mà Định hay kể về mẫu chuyện lúc Định gặp Lê Thị Công Nhân trong tù. Lòng kiên cường và tinh thần bất khuất của người thiếu nữ trẻ ấy đã ghi trong tâm khảm Định nhiều ấn tượng. Định hứa sẽ viết kể lại chi tiết và cảm xúc của Định về lần gặp mặt với người nữ luật sư đấu tranh can trường ấy. Có thể vì thế mà Định đã viết “vì nhu nhược, chúng ta không dám phản kháng thói hạch sách, nhũng nhiễu của lớp quan lại mới, chấp nhận dùng tiền vượt qua trở ngại. Đến khi nhìn lại, quốc nạn tham nhũng và quan liêu đã lan tràn, bất trị. Vì nhu nhược, chúng ta che tai không dám nghe lời nói ngay thẳng, mặc nhiên dung túng sự dối trá và xu nịnh. Đến khi bừng dậy, đạo đức đã suy đồi, khó sửa. Vì nhu nhược, chúng ta hài lòng với những gì đang có, cố tin vào sự ổn định giả tạo, đắm mình vào những lễ hội vô nghĩa liên miên. Đến khi nghĩ lại, xung quanh đã đầy dẫy ung nhọt, không còn thuốc chữa. Vì nhu nhược, chúng ta bịt mắt trước những bước đi vũ bão của các dân tộc láng giềng. Đến khi tỉnh ngộ, sự tụt hậu quá rõ ràng, không còn cơ may rút ngắn khoảng cách.”.(4)

Vượt qua tính nhu nhược nhưng không vì thế mà hành động liều lĩnh. Tiếp xúc và làm việc với Định lâu ngày, bạn bè thấy anh phân biệt rõ ràng giữa sự can đảm và liều lĩnh, giữa cẩn thận và nhút nhát, giữa kết quả trước mắt và mục tiêu dài hạn, giữa kỳ vọng của đám đông và nhu cầu chiến lược. Nhiều người mong đợi anh xuống đường biểu tình Hoàng Sa, Trường Sa, có người cho là anh sợ hãi khi không tham gia. Anh không phân trần, chỉ im lặng để sau đó có những đóng góp tích cực trong vai trò phó chủ nhiệm đoàn luật sư của thành phố Hồ Chí Minh; một luật sư đoàn lớn nhất của đất nước. Trong khi dư luận trong đảng lẫn ngoài đảng, lên án ông Võ Văn Kiệt thì Lê Công Định viết “Những người Cộng Sản cấp tiến quy tụ chung quanh ông và tiếp bước ông chắc chắn sẽ là lực lượng không kém quan trọng thúc đẩy sự phát triển tiếp theo của đất nước. Di sản hòa giải và dân chủ của ông sẽ được họ thực thi và biến thành hiện thực, bởi lẽ chưa bao giờ lòng dân lại đồng thuận cho một sự thay đổi mạnh mẽ hơn lúc này, đặc biệt khi lòng người vẫn còn quyến luyến những chiến công hào hùng năm xưa” (5) vì anh nhận thức được vai trò của những người cộng sản cấp tiến trong công cuộc chung. Nhà cầm quyền đưa ra nhiều lý do bắt giam anh, nhưng một lý do lớn họ không thể đề cập đến là quan hệ và khả năng vận động của anh đối với hàng ngũ cộng sản cấp tiến trước vấn nạn bành trướng của Trung Quốc. Khi sự trấn áp dã man của công an đối với thanh niên, sinh viên, giáo dân, các nhà dân chủ leo thang, anh viết “Bạo lực chỉ chuốc lấy oán hận. Oán hận chồng chất sẽ tạo nên những cơn địa chấn cách mạng không lường trước, có thể làm sụp đổ bất kỳ vương triều nào, dù thoạt trông có vẻ vững chắc nhất… (6). Mỗi bài viết của anh đều có những chủ ý nhắm vào những đối tượng cần thiết, dọn đường ý thức cho kế hoạch tương lai, chuẩn bị cho những công việc anh sắp sửa làm. Anh có đức tính và khả năng của một chiến lược gia.

Là một luật sư, Định biết rõ hơn ai hết về hệ thống luật pháp hiện tại, về những quan tòa đảng viên cộng sản, về những bản án đã được viết sẵn, nhưng anh vẫn bào chữa cho các nhà dân chủ. Anh coi đó là nghĩa vụ tranh đấu cho công lý trong tiến trình xây dựng dân chủ. Anh biết trước có lúc anh đóng vai trò luật sư biện hộ cho lẽ phải nhưng sẽ có ngày anh khoác áo tù nhân của chế độ cũng vì lẽ phải. Nhiều người ngạc nhiên khi nghe tin Định bị bắt giam nhưng đối với Định và bạn bè thì đây là thực tế không thể tránh khỏi. Đã nhiều lần Định và anh em cùng chia sẻ về Mahatma Gandhi, Martin Luther King, Nelson Mandela, Aung San Suu Kyi và thường nói với nhau vào tù là một chặng đường phải qua của mỗi nhà cách mạng. Bạn bè cũng thường hỏi Định là bạn làm luật sư bào chữa cho anh Điếu Cày, cho Công Nhân, cho Đài rồi đến lúc bạn vào tù thì ai sẽ là người bào chữa cho bạn. Anh cười, nói thì tự mình bào chữa và anh nói tiếp rằng trước anh đã có những luật sư lương tâm, sau anh sẽ có nhiều luật sư lương tâm khác; công lý có thể bị chà đạp, lương tâm có thể bị trù dập nhưng công lý và lương tâm không bao giờ chết.

Ngày hôm nay, nhiều người cho là anh đã mất tất cả. Chỉ có anh, những người thân yêu và bạn bè cùng chí hướng với anh mới biết rõ là anh luôn có một thứ mà nhiều người đã mất hoặc không bao giờ có, một thứ mà cường quyền không thể cướp đoạt, lao tù không thể giam hãm. Đó là giấc mơ vươn ra biển lớn của anh dành cho đất nước, dân tộc này. Một người bạn thân của Định trong bài “Lê Công Định và Những Tiếng Hót của Loài Chim” đã viết “Ai hiểu được tiếng hót của loài chim cô đơn ấy đang muốn nói gì ? Nào ai có thể hiểu ngôn từ của chúng? Thế sao chúng vẫn cất tiếng hót? Bởi vì chuỗi thanh âm ấy của chúng là một bài ca!. Cho dù chúng ta có thể vẫn không hiểu nổi thông điệp chúng muốn chuyển tải, loài chim vẫn hót chỉ vì chúng có một bản nhạc dấy lên tự lòng không thể không cất lên”. Lê Công Định vẫn đang hót bài ca tự do trong chốn lao lung như nhiều tù nhân Việt Nam yêu nước khác. Những con chim vẫn tự do hót như tiếng hót ngày xa xưa của Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thái Học, Cô Giang. Những tiếng hót ấy vẫn miệt mài theo năm tháng, dù cô đơn, dù lạnh lẽo, dù khốn cùng. Bởi vì, nếu không có những tiếng hót miệt mài ấy, lịch sử làm sao có được những thiên hùng ca bất diệt cho thế hệ mai sau.

Nhà cầm quyền đang chuẩn bị đưa Lê Công Định ra tòa xét xử. Lệnh lạc chạy hàng dọc từ Bắc Kinh xuống Hà Nội xuống Sài Gòn theo đúng hệ thống chỉ huy. Tội danh được nâng cấp từ “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” lên đến “Âm mưu lật đổ chính quyền Nhân Dân”. Tòa án của đảng sẽ hợp thức hóa bản án bằng con dấu made in China. Nhưng tự thâm tâm của mỗi cá nhân lãnh đạo đang cầm quyền, ai cũng ngầm biết rõ Lê Công Định là một người yêu nước !!!. Họ đều biết rõ số phận của những người như Điếu Cày, Nguyễn Xuân Nghĩa, Phạm Thanh Nghiên, Lê Công Định… đã được định đoạt trước đó bởi một chỉ thị bằng tiếng Hoa. Họ đều hiểu rõ hàm ý của câu văn Định từng viết “Trong lần đọc lại sử sách nước nhà năm nay, không hiểu vì sao tôi lại quan tâm nhiều đến các nhân vật “thân bại danh liệt” như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống và Hoàng Cao Khải, rồi tự hỏi không biết 30 năm nữa, nếu còn sống, tôi sẽ biết thêm những cái tên nào tương tự như vậy trong lịch sử hiện đại của dân tộc…” (7) . Họ cũng biết trong tương lai sẽ có một phiên tòa lịch sử xảy ra, nhưng họ vẫn ngầm biết rằng những tội nhân ấy sẽ là những người lãnh đạo một ngày thay thế họ, như nhiều người lãnh đạo trước họ đã từng nghĩ thế. Mang cùng não trạng này bởi vì họ không bao giờ đọc sử. Những gì họ đọc vốn chỉ là những bài viết bóp méo của một hệ thống toàn trị. Mai sau, con cháu họ sẽ được đọc những trang sử thơm trong đó nhắc đến tên người thanh niên Lê Công Định – người tù yêu nước hôm nay. Con cháu của họ cũng sẽ dừng lại ở những trang sử hoen ố trong đó có những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Hoàng Cao Khải – VÀ tên tuổi những kẻ thống trị hiện thời. Đó là quy luật và tính trung thực tất yếu của dòng lịch sử dân tộc.

Trần Giang V

(1) Lê Công Định, Vươn ra biển lớn: Tầm vóc thuyền trưởng, tầm vóc dân tộc

(2) Lê Công Định, Vươn ra biển lớn: Tầm vóc thuyền trưởng, tầm vóc dân tộc

(3) Lê Công Định, Một thế hệ dấn thân

(4) Lê Công Định, Trả lại hào khí Diên Hồng

(5) Lê Công Định, Thủ lĩnh phe cộng sản cấp tiến

(6) Lê Công Định, Bài học Miến Điện

(7) Lê Công Định, Đọc sử để nhìn nhận hôm nayân

Thursday, December 24, 2009

Hiện đại hóa quân đội không đơn giản

2009-12-23

Việt Nam đang tổ chức kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2009). Vào dịp này, vấn đề hiện hóa quân đội Việt Nam đã trở thành một chủ đề được cả dư luận trong và ngoài nước quan tâm.

Photo courtesy Wikipedia

Chiến đấu cơ Su-30MK2 và tàu ngầm "Kilo" 636 của Nga.

Không thể không đầu tư cho quốc phòng  

Tại Việt Nam, hiện đại hóa quân đội là vấn đề đã được đặt ra từ hàng chục năm nay song vấn đề này chỉ xuất hiện như một đề nghị và ngừng ở đó. Những tin tức liên quan đến việc hiện đại hóa quân đội không được công khai hóa.

Trên thực tế có nhiều biểu hiện cho thấy năng lực của cả không quân lẫn hải quân Việt Nam đều rất yếu.

Trong nhiều năm qua, năm nào cũng có vài vụ tai nạn xảy ra với máy bay quân sự, khi phi công Việt Nam đang tập luyện. Theo báo chí Việt Nam, riêng trong năm nay, ít nhất đã có hai vụ tai nạn liên quan đến máy bay quân sự.

Vụ thứ nhất xảy ra hôm 9 tháng 6.

Hôm đó, trong khi đang thực hiện bài bay huấn luyện, một chiếc SU-22 đã lao xuống xã Cẩm Phú, huyện Cẩm Thủy, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 60 cây số khiến một đại úy phi công thiệt mạng. Vụ thứ hai diễn ra hồi tháng trước. Ngày 22 tháng 11, trong một đợt huấn luyện, một chiếc MIG-21 đã lao xuống khu vực phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái khiến một thượng tá là Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 31 và một thượng úy cùng tử nạn.

Đối với hải quân, tuy Việt Nam có khoảng 3.000 cây số bờ biển song giới nghiên cứu quốc phòng cho biết, tàu chiến Việt Nam vừa thiếu, vừa cũ kỹ. Đây cũng là lý do khiến nhiều ngư dân cũng như thân nhân của họ cùng than, như vợ của thuyền trưởng một tàu đánh cá, ngụ ở Đà Nẵng: “Ở ngoài biển phần ai nấy biết chứ có ai bảo vệ mô. Bảo vệ là hồi bão tố, biên phòng ở trong bờ điện ra nhắc chừng, bảo là đài báo bão, bảo phải cập bến thì họ kêu gọi mình vô bờ thôi chứ ngoài đó làm chi có ai bảo vệ. Làm ăn ngoài biển mạnh anh mô lo anh nấy. Lo làm ăn thế thôi chứ không có ai bảo vệ hết!”

Đối với hải quân, tuy Việt Nam có khoảng 3.000 cây số bờ biển song giới nghiên cứu quốc phòng cho biết, tàu chiến Việt Nam vừa thiếu, vừa cũ kỹ.

Mãi đến gần đây, hiện đại hóa quân đội nói chung và hiện đại hóa hải quân nói riêng mới được Quốc hội, các viên chức lãnh đạo nhà nước, chính quyền, cũng như quân đội loan báo rộng rãi. Đặc biệt là trong một vài tuần qua, Việt Nam liên tục chứng minh mình đang nỗ lực biến mong muốn hiện đại hoá quân đội thành hiện thực.  

Mua đủ thứ, ở khắp nơi

Hồi giữa tháng này, ông Nguyễn Tấn Dũng-Thủ tướng Việt Nam, đến Nga rồi xác nhận với báo giới Nga rằng Việt Nam đã ký các hợp đồng mua tàu ngầm, máy bay và các trang thiết bị quốc phòng khác của Nga. Báo chí Nga tiết lộ thêm, Nga sẽ chế tạo cho Việt Nam 6 tàu ngầm hạng Kilo, sẽ giao cho Việt Nam 8 chiến đấu cơ loại SU-30MK2 và Việt Nam dự định mua thêm 12 chiến đấu cơ loại này, cùng với một lượng lớn trực thăng MI-17,...

Đúng thời điểm đó, truyền thông Nga loan báo thêm, một xưởng đóng tàu ở Tatarstan tiết lộ vừa hoàn tất việc đóng một tuần dương hạm loại Gepart-3.9 cho Việt Nam và đang thực hiện tuần dương hạm thứ hai.

Cũng vào giữa tháng 12, tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đến Hoa Kỳ. Tướng Thanh cho biết ông đã đề nghị Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Sau đó, Hoa Kỳ loan báo đang cân nhắc việc bán cho Việt Nam các phương tiện quân sự không sát thương như hệ thống radar hay máy bay tuần tra. Trong tương lai, có thể Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Việt Nam rà gỡ bom mìn, tham gia các lĩnh vực gìn giữ hoà bình, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai. 

Ngay sau khi rời Hoa Kỳ, tướng Phùng Quang Thanh tới Pháp, chính thức bày tỏ mong muốn mua từ Pháp  các loại máy bay vận tải và trực thăng, đề nghị hỗ trợ huấn luyện quân y, hợp tác quốc phòng song phương.

Đó là chưa kể, ở thời điểm giữa tháng 12 còn có sự kiện tướng Nguyễn Huy Hiệu-Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, đi thăm Hàn Quốc để phát triển quan hệ đối tác chiến lược. Tại Hàn Quốc, tướng Hiệu đã đến thăm một tập đoàn đóng tàu, một tập đoàn thiết bị quốc phòng, chuyên sản xuất các hệ thống điện tử chính xác cho hỏa tiễn, radar,...  

Hiện đại hóa không đơn giản

Tuy những hoạt động ngoại giao liên quan đến việc hiện đại hóa quân đội diễn ra trong vài tuần qua, gieo hy vọng cho nhiều người Việt ở trong nước về viễn cảnh năng lực quốc phòng của Việt Nam sẽ tốt hơn trước, song hình như những hoạt động đó đang gây lo ngại cho một số quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.

Cách nay vài ngày, tờ Bangkok Post của Thái Lan cho biết, các quốc gia ở khu vực này đang theo dõi kế hoạch hiện đại hóa quân đội của Việt Nam một cách chặt chẽ, bởi điều đó sẽ mang lại “các hậu quả khôn lường, phần lớn không có gì tích cực”. Bangkok Post khuyên Việt Nam nên suy nghĩ lại về kế hoạch mà tờ báo này cho là “tái khởi động cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực ASEAN”. Thậm chí Bangkok Post còn khuyến cáo Tổng thư ký đương nhiệm của ASEAN nên trực tiếp thảo luận với Việt Nam về việc tăng cường vũ trang nghiêm trọng đó.                   

Thế còn các chuyên gia quốc tế đánh giá kế hoạch hiện đại hóa quân đội của Việt Nam thế nào? Trả lời Ban Việt ngữ Đài Á châu Tự do, ông Carl Thayer, giáo sư Học viện Quốc phòng Hoàng gia Úc, chuyên nghiên cứu về Việt Nam, nhận định: “ Kể từ sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ hồi năm 1991, quân đội Việt Nam đã có sự suy yếu đáng kể vì họ không thể tự bảo dưỡng những loại vũ khí và thiết bị quân sự trị giá hàng tỷ đô la của Liên Xô. Đây là lý do họ phải thay đổi.” 

Các quốc gia ở khu vực này đang theo dõi kế hoạch hiện đại hóa quân đội của Việt Nam một cách chặt chẽ, bởi điều đó sẽ mang lại “các hậu quả khôn lường, phần lớn không có gì tích cực”.

Bangkok Post

Ông Ernest Bower, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc tế của Hoa Kỳ thì cho rằng: “Việc quân đội Việt Nam hiện đại hóa là nhằm duy trì khả năng để bảo vệ quyền lợi của mình. Giúp họ ngang tầm với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á và châu Á nói chung, bao gồm cả Trung Quốc.”

Tuy nhiên, cả ông Carl Thayer và ông Ernest Bower cùng tin rằng kế hoạch hiện đại hóa quân đội của Việt Nam có khá nhiều rủi ro mà rủi ro đầu tiên là chi phí quá lớn. Ngoài chi phí để mua, còn phải có tiền để chi cho huấn luyện và đầu tư hạ tầng phục vụ việc sử dụng chúng. Rủi ro thứ hai là khi mua nhiều loại vũ khí, thiết bị quân sự khác nhau của nhiều quốc gia, cả việc bảo dưỡng lẫn phối hợp sử dụng sẽ hết sức phức tạp, tốn kém. Chưa kể Việt Nam có thể sẽ bị cuốn vào vòng xoáy của một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.

Ông Bower dự đoán: “Tôi nghĩ thách thức mà các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đối mặt là giữ cho quân đội của họ hiện đại nhưng nó đắt đỏ. Đó là một thách thức về tài chính. Tiếp đến là việc giữ cân bằng với Trung Quốc và các quốc gia khác trong khu vực, nên các quốc gia không chỉ hiện đại hóa mà còn sẽ có những hợp tác chặt chẽ  hơn về quân sự. Chúng ta sẽ nhìn thấy điều này qua cuộc họp bộ trưởng quốc phòng được tổ chức ở Hà Nội vào năm tới.”

Mới đây, trong diễn văn đọc vào sáng 21 tháng 12, tại lễ kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 20 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, ông Nguyễn Minh Triết-Chủ tịch Nhà nước Việt Nam, tiếp tục yêu cầu quân đội phải nhanh chóng phát triển công nghiệp quốc phòng, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật.

Tuy nhiên cho đến nay, giải thích về nhu cầu hiện đại hóa quân đội, cả giới lãnh đạo chính quyền cũng như quân đội chỉ nhấn mạnh mục tiêu chính yếu, đó là “làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta”.

Wednesday, December 23, 2009

Bài phân tích rất tuyệt vời của Hòa Thuợng Thích Viên Định (GHPGVNTN)

Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam thuờng gán tội “cấu kết với các thế lực thù địch âm muu lật đổ chính quyền” lên các thành viên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, các Giáo Hội độc lập của các tôn giáo, các thân hào, nhân sĩ, các nhà trí thức, các văn nghệ sĩ, các sinh viên, học sinh biểu tình, vận động cho tự do, dân chủ, nhân quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải cho Tổ quốc Việt Nam.

Không một quốc gia văn minh, dân chủ nào trên thế giới có “các thế lực thù địch âm muu lật đổ chính quyền”, không luật pháp nuớc nào có tội danh đó.

- Tại sao Nhà cầm quyền độc tài Cộng sản luôn có các “Thế lực thù địch”?

Năm 1975, Cộng sản Bắc Việt dùng vũ lực cuỡng chiếm miền Nam rồi duy trì sự cai trị độc tài, độc đảng suốt từ đó đến nay bằng súng đạn, quân đội, nhà tù, công an, khủng bố, bưng bít, lừa dối, tuyên truyền. Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam là một trong số rất ít những nhà cầm quyền còn sót lại trên thế giới đã cuớp chính quyền bằng bạo lực. Trong khi đó, toàn dân lại luôn mong muốn có một chính quyền đuợc bầu cử hợp pháp bằng lá phiếu của nguời dân một cách tự do, dân chủ, công bằng, một chính quyền thật sự của dân, do dân, và vì dân. Không do dân bầu, bất hợp pháp, nên Nhà cầm quyền độc tài cộng sản Việt Nam luôn ở trong tình trạng bất an, lúc nào cũng cảm thấy có “các thế lực thù địch âm muu lật đổ chính quyền”.

Trong một chế độ dân chủ, đa nguyên, đa đảng, câc đảng phái, mặc dù đối lập nhau, nhung không thù địch, trái lại, hỗ tương, bổ khuyết nhau, rất cần cho sự cạnh tranh để phát triển đất nuớc. Trái lại, duới chế độ độc tài, độc đảng, thì bất cứ tổ chức, cá nhân nào vận động cho tự do, dân chủ, nhân quyền, đều bị xem là vi phạm luật pháp, là thù địch.

Mặc dù bị nhà cầm quyền độc tài bỏ tù, quản thúc, gán tội vi phạm luật này, luật nọ, những điều luật mơ hồ, phản tự do, phi dân chủ, chống nhân quyền, trái với Công uớc quốc tế… những nguời bị hãm hại này lại chính là những nguời mà Đức Cố Tăng Thống, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Đại Lão Hoà thuợng Thích Huyền Quang gọi là những nguời “tù không tội”. Bởi vì vận động cho tự do, dân chủ, nhân quyền, toàn vẹn lãnh thổ, góp công với đất nuớc, sao gọi là tội ?

- Các “ thế lực thù địch” của Nhà cầm quyền cộng sản là ai?

“Thế lực thù địch” dễ biết nhất là cộng đồng nguời Việt tỵ nạn cộng sản ở nuớc ngoài, tiếp đến là các đảng phái chính trị không cộng sản trong và ngoài nuớc, và cuối cùng là 85 triệu nguời dân Việt trong nuớc ngày đêm mong muốn đuợc sống trong không khí Tự do, Dân chủ, Nhân quyền như các dân tộc văn minh khác trên thế giới. Ngoài ra, cũng phải kể đến một số tổ chức, hội đoàn và chính quyền các nuớc văn minh chống độc tài, độc đảng, yểm trợ các phong trào vận động cho tự do, dân chủ, nhân quyền, công bằng, phát triển tại Việt Nam.

- Có “âm mưu lật đổ chính quyền” hay không?

Tất cả các đảng Cộng sản trên thế giới đều dùng bạo lực để cuớp chính quyền. Trái lại, các đảng phái chính trị, không cộng sản, của nguời Việt trong và ngoài nuớc, các cộng đồng nguời Việt tỵ nạn cộng sản, các nhà lãnh đạo tôn giáo, các bậc sĩ phu, trí thức, văn nghệ sĩ, sinh viên, học sinh và 85 triệu nguời dân trong nuớc, hiện nay, không có thành phần nào chủ trương dùng bạo lực để lật đổ chính quyền.

Theo trào lưu dân chủ trên thế giới, nguời dân Việt Nam, ai cũng mong muốn có một cuộc bầu cử trong tự do, dân chủ, công bằng để bầu ra một chính quyền đích thực “của dân, do dân, và vì dân”. Đảng phái nào đuợc dân ủng hộ, đắc cử, thì đứng ra lập chính quyền. Trong thế giới dân chủ, văn minh ngày nay không chấp nhận việc dùng bạo lực để cuớp chính quyền. Cũng không chấp nhận việc dùng súng đạn, công an, nhà tù…để duy trì quyền lực.

Nhà cầm quyền độc tài Cộng sản Việt Nam, theo chủ thuyết Mác-Lê, vừa sai lầm, vừa lạc hậu đã cản trở buớc tiến của dân tộc. Vì đặc quyền đặc lợi, muốn tiếp tục nắm giữ quyền hành, nhưng Nhà cầm quyền cộng sản lại không dám tranh cử công bằng với các đảng phái, cá nhân thuộc thành phần đối lập, nên cố tình gán cho các thành phần khác là “các thế lực thù địch” để dễ tuyên truyền, đàn áp, tiêu diệt. Việc ghép tội “âm muu lật đổ chính quyền” lên các cá nhân, đảng phái đối lập là hoàn toàn vu cáo.

Tình trạng độc tài đảng trị lâu ngày sinh ra các tệ nạn tham nhũng, hối lộ, cắt xén, mua bằng, bán chức…làm băng hoại xã hội, cản trở buớc tiến của dân tộc. Lo lắng truớc hiểm hoạ độc tài này, trong Thư Chúc Xuân gửi các bậc sĩ phu, trí thức, văn nghệ sĩ năm Ất Dậu, 2005, Đại Lão Hoà thuợng Thích Quảng Độ, Viện truởng Viện Hoá Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã nói rằng, “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và trong cương vị Tăng sĩ, chúng tôi không làm chính trị, không tham gia chính trị. Nhưng chúng tôi phải có thái độ chính trị”. Hoà thuợng đã đề nghị giải pháp đa nguyên đa đảng, buớc đầu có thể là 3 đảng, “Chỉ cần một đảng tả khuynh, một đảng hữu khuynh, một đảng trung hòa đại diện cho các dòng suy nghĩ chính lưu”. Nhung Nhà cầm quyền cộng sản cứ khăng khăng cố giữ thể chế độc tài độc đảng, cho rằng “bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát”. Điều 4 trong Hiến Pháp hiện nay, dành cho Đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo đất nuớc, giống nhu thời phong kiến, Thiên tử, con trời, đuợc độc quyền cai trị đất nuớc, không ai đuợc tranh giành.

Nghị quyết 1481, ngày 25.1.2006, Quốc Hội Âu châu đã lên án các Đảng cộng sản trên thế giới là phi nhân tính, là thảm hoạ dân tộc, là tội ác chống nhân loại. Hoa kỳ đã lập Đai tuởng niệm trên 100 triệu nạn nhân đã bị các chế độ cộng sản sát hại trên thế giới. Vậy mà Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn còn tiếp tục làm những việc trái luật pháp, phản dân chủ, bắt nguời, giam giữ mà không cho liên lạc với thế giới bên ngoài, không cho luật sư biện hộ, dùng những lời khai, đưa lên báo, đại để bôi nhọ, lăng nhục, trong khi Hiến Pháp, điều 72, xác nhận rằng : “ Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”.

Không sao cả, có thể, nay một vài luật sư, mai vài ba bác sĩ, ngày mốt là các tu sĩ, bữa kia là công nhân, rồi tiếp đến là nông dân, thương gia, sinh viên, học sinh…các giới cùng bị đưa lên báo, đài, với cùng tội danh, “chống nhà cầm quyền độc tài, vận động cho tự do, dân chủ, nhân quyền và công lý”. Càng có nhiều nguời chống độc tài, nền dân chủ sẽ đến với dân tộc ngày càng gần hon.

Mỗi nguời, tuỳ sức khoẻ cá nhân, tuỳ hoàn cảnh gia đinh, vợ dại, con thơ, cha già, mẹ yếu, có cách đối phó riêng trong cuộc chiến giành tự do rất gian khó này. Cần phải sống để giành cho đuợc Tự do, Độc lập cho dân tộc. Cái tội, “chống độc tài, yêu tự do”, ai lại không muốn lãnh ? Nếu những nguời vận động cho tự do, dân chủ, nhất thời có bị đàn áp, chỉ đưa tới sự thắng thế của bạo lực, không có gì phải tủi hỗ. Cuối cùng, Tự do, Dân chủ sẽ thắng !

Tuy chăm chú việc lên án các đảng phái chính trị và những nguời khác chính kiến là “thù địch”, nhung hiện nay Nhà cầm quyền cộng sản, luôn tránh né, không bao giờ đề cập, lên án tội “ Cấu kết với thế lực thù địch âm muu xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam”, cái tội liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của tổ quốc và dân tộc mà các nhà lãnh đạo các tôn giáo, các đảng phái, các tổ chức, các sĩ phu, trí thức, sinh viên, học sinh và 85 triệu nguời dân đang rất quan tâm, hồi hộp, lo lắng từng ngày. Nếu gọi là thù địch thì giặc ngoại xâm mới thật sự là thù địch. Không nên điên đảo, nhìn kẻ cuớp nuớc là bạn, xem đồng bào ruột thịt là thù.

Cái “ Thế lực thù địch lâu đời” này mới đáng lo, nó không âm muu lật đổ chính quyền, mà nguy hại hơn, “âm muu xâm chiếm Tổ quốc Việt Nam !” . Việc thay đổi chính quyền chỉ là chuyện nhỏ, chuyện nội bộ. Tổ quốc là của chung, không phải riêng ai. Các đảng phái thay nhau lập chính phủ chỉ là sự cạnh tranh, cần có, tránh sự trì trệ, để phát triển đất nuớc. Không thể một mình một chợ, một đội bóng một sân banh, mặc tình, tham nhũng, hối lộ, cắt xén, làm đất nuớc suy yếu, nghèo đói, tụt hậu. Nay, đảng này lên, mai, đảng kia xuống, chỉ là những chuyện thuờng ngày trong các bản tin thời sự quốc tế, không có gì là quan trọng, ầm ĩ hay thù địch. Tổ quốc bị xâm lăng mới là chuyện lớn, mới là chuyện thù địch.

- “Thế lực thù địch” của Dân tộc đang “âm muu xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam” là ai?

Hỏi tức là trả lời. Toàn dân, già, trẻ, lớn, bé, ai cũng biết, cái “thế lực thù địch” với Tổ quốc và dân tộc Việt Nam từ xua đến nay chính là Bắc phương! Việt Nam đang bị Hán hoá! Hoạ mất nuớc đã bắt đầu:

- Năm 1958, Nhà cầm quyền Trung cộng tuyên bố lãnh hải của Trung quốc bao gồm các hải đảo Hoàng sa, Truờng sa của Việt Nam. Năm 1974, Trung cộng đánh chiếm quần đảo Hoàng sa. Năm 1979, Trung cộng đánh chiếm 6 tỉnh miền Bắc, khi rút về, dời cọc biên giới, lấy mất Ải Nam quan, Thác Bản Giốc. Năm 1988, Trung cộng đánh chiếm quần đảo Trường sa. Năm 2005, 2006, ngư dân Thanh Hóa ra đánh cá trong vùng lãnh hải Việt Nam quen thuộc, nhiều lần bị lính Trung cộng bắn chết, bắt nguời bị thuong, cuớp ghe thuyền kéo về giam cầm tại đảo Hải Nam Trung quốc. Năm 2007, Trung cộng tuyên bố thiết lập Huyện Tam sa bao gồm các quần đảo Hoàng sa, Trường sa của Việt Nam. Năm 2008, Trung cộng và nhà cầm quyền Hà nội hoàn thành việc cấm mốc biên giới phía Bắc lùi sâu vào địa phận lãnh thổ Việt Nam. Năm 2009, Trung cộng đuợc nhà cầm quyền Hà nội mời vào khai thác quặng Bô-xit ở Tây nguyên, gây nguy cơ an ninh quốc phòng nơi vùng chiến lược yết hầu của Việt nam và Đông dương do sự uy hiếp của hàng chục nghìn công nhân Trung quốc. Ngoài ra còn tàn phá môi truờng, thải ra hàng núi Bùn đỏ độc hại làm ô nhiễm môi truờng nghiêm trọng, lâu dài trong lòng đất, sông ngòi và khí hậu cho cả khu vực Nam Trung bộ và Miền nam Việt Nam. Nguy hại nhất là vị trí chiến luợc quốc phòng bị chiếm đóng. Năm 2009, Trung cộng cấm đánh cá 3 tháng trên Biển Đông, bắt tàu thuyền, ngư dân Việt Nam, đòi tiền chuộc…

Suốt 4 ngàn năm lịch sử, ông cha ta không làm mất một tấc đất, ngày nay, mới vài chục năm, tổ quốc đã bị xâm lấn từ biên giới phía Bắc đến hải đảo phía Đông, cả Tây nguyên cũng sắp mất.

Đã xác định đuợc “thế lực thù địch âm mưu xâm lăng Tổ quốc” là “Trung cộng” thì cũng xác định đuợc:

- Ai là kẻ “cấu kết với thế lực thù địch âm muu xâm lăng Tổ quốc”?

Nhân dân Việt Nam, với truyền thống anh hùng, mấy nghìn năm chống “thế lực thù địch phuong Bắc”, tại sao ngày nay lại để quê hương tổ quốc, từng phần, roi dần vào tay kẻ thù truyền kiếp một cách âm thầm như vậy?

Phải có sự cấu kết trong nuớc nên các cuộc biểu tình, lên tiếng chống Trung cộng của sinh viên, học sinh và đồng bào ta mới rụt rè, yếu ớt, mau tàn rụi vì bị hăm doạ, cản trở từ phía Nhà cầm quyền vào đến cảc trường đại học bởi lý do : “không đuợc phép”.

Phải có sự cấu kết trong nuớc, Trung cộng mới vừa là kẻ xâm lăng vừa lại đuợc uu tiên trong việc đấu thầu các công trình khai thác ở Việt Nam.

Phải có sự cấu kết trong nuớc, Trung cộng mới dễ dàng xâm chiếm các hải đảo, lãnh hải, biên giới, đưa dân tràn vào Việt nam một cách tự do, ào ạt, không cần chiếu khán. Đây là một cuộc xâm lăng kiểu mới, rất tinh vi, quân dân Trung cộng đang đổ bộ vào chiếm đóng nuớc ta một cách nhẹ nhàng, êm thắm, không tốn một viên đạn, không mất một giọt máu.

Quân đội và đồng bào ta đã anh dũng hy sinh để bảo vệ tổ quốc trong các trận chiến đảo Hoàng sa năm 1974, đảo Truờng sa năm 1988, nhất là cuộc chiến rất ác liệt ở biên giới phái Bắc năm 1979, gần 40 nghìn quân đân Việt Nam đã bỏ mình vì tổ quốc, vậy mà hàng năm không thấy tổ chức kỷ niệm, nêu gương hy sinh bảo vệ tổ quốc cho con cháu noi theo. Trái lại, cứ mỗi lần Tết đến, Nhà cầm quyền lại tổ chức viếng lễ các nghĩa trang quân xâm lăng Trung cộng, đặt vòng hoa: “đời đời nhớ ơn các liệt si Trung quốc”.

Công Hàm ngày 14.9.1958, do Thủ tuớng Bắc Việt, Phạm văn Đồng, ký công nhận tuyên bố của Trung cộng, lãnh hải Trung quốc bao gồm đảo Hoàng sa và Truờng sa của Việt Nam, có phải là bằng chứng cấu kết với thế lực thù địch âm muu xâm lăng tổ quốc ?

Phương châm 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, huớng tới tương lai” và 4 tốt : “láng giềng tốt, hợp tác tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” có phải là bằng chứng của sự cấu kết ?

Đảng cộng sản Việt Nam theo chủ thuyết Mác-Lê với lý tuởng : “vô gia đinh, vô tổ quốc, vô tôn giáo”. Nếu hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung quốc đa: “ hợp tác toàn diện” theo lý tuởng “vô tổ quốc” trong tinh thần : “đồng chí tốt” thì còn gì là Dân tộc !, còn gì là non sông!

Hoạ mất nuớc đa đến, tái hiện cảnh : Ngàn năm làm nô lệ Bắc phuong!

Tổ quốc lâm nguy!!!

Thích Viên Định

Merry Christmas

Bài Thánh Ca Buồn

Tuesday, December 22, 2009

Hiện đại hóa quân đội

2009-12-22

Hôm nay kỷ niệm 65 năm ngày quân đội nhân dân Việt Nam. Trong một bài phát biểu nhân dịp lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nói sự hiện đại hóa quân đội Việt Nam trong giai đoạn này là hết sức cần thiết để nâng cao khả năng chiến đấu của quân đội Việt Nam trước những kẻ thù.

Việt Hà có bài phỏng vấn giáo sư Carlyle Thayer, giáo sư môn chính trị học thuộc học viện quốc phòng Úc, người có nhiều nghiên cứu về tình hình chính trị quân sự ở châu Á, về khả năng
Quân đội nhân dân Việt Nam
Quân đội nhân dân Việt Nam. (Ảnh ghi nhận từ YouTube)
hiện đại hóa quân đội Việt nam và những thách thức trong giai đoạn mới. Đánh giá về quân đội Việt Nam, trước hết ông Carlyle Thayer cho biết:

Thực lực quân đội VN

Quân đội Việt Nam đã có những bước thụt lùi kể từ sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ hồi năm 1991 vì họ có toàn những thiết bị và vũ khí trị giá hàng tỷ đô la của Liên xô cũ mà họ không thể tự duy trì, bảo hành, bị hư hỏng dần theo thời gian. Cho nên bây giờ họ đang cố gắng bắt kịp lại với thay đổi. Điều khác nhau là vào năm 1991 thì họ phụ thuộc vào Liên xô trong hiệp ước Vacsava, còn bây giờ họ phụ thuộc vào Nga về vũ khí và tiếp tục mở rộng quan hệ với nhiều nước khác nữa ngoài những nước trong khối Vacsava cũ bao gồm cả việc mua máy bay từ Pháp chẳng hạn.

Quân đội Việt Nam đã có những bước thụt lùi kể từ sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ hồi năm 1991 vì họ có toàn những thiết bị và vũ khí trị giá hàng tỷ đô la của Liên xô cũ mà họ không thể tự duy trì, bảo hành

Việt Hà: Vậy ông đánh giá nội lực của  quân đội Việt nam thế nào so với các nước khác trong khu vực

Carl Thayer: chúng ta có thể so sánh trên nhiều mặt như khả năng tự bảo vệ của quân đội Việt Nam, và thực sự là đội dân quân tự vệ của Việt Nam là một đội ngũ đáng kể có khả năng bảo vệ tốt. Hệ thống bảo vệ trên không của họ đã từng rất tốt trong thời gian chiến tranh Việt Nam nhưng rồi bị xuống cấp, hỏng và chỉ có thể bảo vệ một vài thành phố lớn. Việt Nam chưa bao giờ có một hải quân mạnh, kể cả so sánh trong khu vực. Việt Nam có khả năng hạn chế trong việc phô trương sức mạnh trên biển.

Việt nam chỉ có thể đối đầu được với Lào, Campuchia và có thể tự bảo vệ mình khỏi những cuộc tấn công từ Trung Quốc. Nhưng Việt Nam chỉ có rất ít máy bay hoạt động tầm xa. Nếu so sánh về lực lượng biển, tấn công chiến lược để thu lấy lãnh thổ thì việt nam chỉ đứng hạng 4 trong tất cả, trừ khả năng tự bảo vệ mình. Hạng đầu là Singapore. Quân đội Việt Nam có thể tương đương với quân đội Miến Điện, Brunei, Campuchia, Lào, Philippines nhưng khổng thể so với Singapore, Malaysia, và Thái Lan. Trên tất cả là Trung Quốc. Việt Nam xếp ở danh sách 6 nước cuối trong tổng số 10 nước Đông nam Á.

Việt Hà: Với thực lực của Việt Nam như vậy, theo ông đánh giá Việt nam có gặp trở ngại nào trong nỗ lực tự bảo vệ mình? Đâu là kẻ thù tiềm năng mà Việt Nam phải đối mặt?

Carlyle Thayer: chúng ta  nhận thấy các nước yếu cũng dễ bị các nước khác xâm lược và gây hấn. Việt nam có thể tự bảo vệ mình. Khả năng một nước nào đó xâm lược Việt Nam trên bộ sẽ là hết sức khó khăn. Nhưng Việt Nam lại có đến gần 3000 km bờ biển và có những khu kinh tế biển quan trọng mà Việt Nam đang cố gắng xây dựng khả năng hải quân trong suốt khoảng 15 năm qua để bảo vệ.

Nước duy nhất có khả năng đe dọa Việt Nam là Trung quốc. Có nhiều thế lực bên ngoài khác cũng có thể đe dọa Việt Nam nhưng họ không có ý định đó. Việt nam và Trung quốc thì lại đang có tranh chấp trên biển Đông, việc Trung quốc xây dựng đảo Hải Nam cũng đặt Việt nam vào thế bất lợi về mặt chiến lược.

Quân đội Việt Nam có thể tương đương với quân đội Miến Điện, Brunei, Campuchia, Lào, Philippines nhưng khổng thể so với Singapore, Malaysia, và Thái Lan. Trên tất cả là Trung Quốc. Việt Nam xếp ở danh sách 6 nước cuối trong tổng số 10 nước Đông nam Á.

Những thách thức

Việt Hà: Việt nam đang cố gắng hiện đại hóa quân đội của mình bằng cách mua vũ khí từ các nước khác như tàu ngầm từ Nga, máy bay từ Pháp. Xin ông cho biết những rủi ro và thách thức đi kèm khi Việt nam tiến hành hiện đại hóa quân đội?

Carlyle Thayer: Rủi ro đầu tiên là vấn đề về chi phí. Sách trắng của Việt nam vừa công bố với các số liệu quốc phòng cho thấy không cách nào mà có thể dùng toàn bộ ngân sách năm ngoái chỉ để mua 6 tàu ngầm. Mà 6 tàu ngầm này chưa bao gồm cả việc huấn luyện, trang bị hạ tầng. Vì vậy tăng trưởng kinh tế của  Việt nam cần phải rất cao để có tiền chi tiêu quốc phòng. Đây là một trò mèo vờn chuột.

Một khi một nước đang cố gắng thu lấy lợi thế so với nước khác, thì các nước khác cũng sẽ vào cuộc và có  phản ứng. Vì thế Việt Nam có thể rơi vào tình huống là một sự gia tăng về quân sự hay trên một khía cạnh nào đó có thể gọi là chạy đua vũ trang. Mà cuối cùng thì lúc nào Trung quốc cũng mạnh hơn. Việt Nam cần những khả năng tối thiểu nhất để tránh sự bành trướng của Trung quốc, khả năng để bảo vệ các giếng dầu ngoài khơi của mình. Việt nam muốn đến năm 2030 sẽ có khoảng 50% GDP đến từ biển.

Rủi ro thứ hai nữa là vấn đề các vũ khí không tương thích với nhau. Họ mua tàu ngầm ở đây, nhưng họ không biết làm thế nào để phối hợp nó với các vũ khí khác và như thế thì tốn kém. Rồi còn vấn đề về chỉ huy điều khiển. Trong tình huống có xung đột, liệu Việt Nam có thể đảm bảo tất cả các lực lượng quân đội được sử dụng một cách hợp lý, và tránh việc người điều khiển sử dụng vũ khí vào kẻ thù hoặc ví dụ là Trung quốc hay bất cứ nước nào khác khi họ cảm thấy bị nguy hiểm thay vì tuân theo một lệnh nghiêm ngặt. Vì thế chi phí, rồi việc phối hợp các vũ khí với nhau và có được sự chỉ huy điều khiển đúng đều là những vấn đề mà Việt Nam phải đối mặt khi hiện đại hóa quân đội.

Việt Hà: Thưa ông, Việt Nam cần cân nhắc điều gì khi tiến hành mua vũ khí và hiện đại hóa quân đội?

Việt Nam cần những khả năng tối thiểu nhất để tránh sự bành trướng của Trung quốc, khả năng để bảo vệ các giếng dầu ngoài khơi của mình. Việt nam muốn đến năm 2030 sẽ có khoảng 50% GDP đến từ biển.

Carl Thayer: thứ nhất là chi phí, tiếp đến là sự cân bằng. Bằng cách mua máy bay trực thăng của Pháp mà vẫn còn các máy bay từ thời Xô Viết, hay cố gắng mua các đồ thay thế cho các máy bay Mỹ mà Việt nam có được từ thời chiến tranh, có thể tạo nên một rắc rối khủng khiếp về hậu cần cho quân đội Việt Nam. Việt nam không thể trộn lẫn mọi thứ với nhau bằng cách mua mỗi nơi một tí vì nó sẽ tạo nên khó khăn lâu dài.

Cuối cùng thì sách trắng của Việt Nam cũng không đưa ra được học thuyết cụ thể để chúng ta hiểu được là điều gì Việt Nam đang muốn trong khi tính đến chuyện nâng cao khả năng tự vệ của mình. Việc bảo vệ chủ quyền biển tất nhiên là ưu tiên hàng đầu, rồi bảo vệ biên giới. Thế nhưng trong tất cả những rủi ro thì Việt Nam phải tính đến trong khi lên kế hoạch đưa vào một thế hệ thiết bị mới cho một thập kỷ tới hoặc lâu hơn nữa thì đâu là những rủi ro chính trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là một điều khó khăn cho người lên kế hoạch. Việt nam phải cân nhắc việc các vũ khí có phù hợp với nhau không, rồi kể cả khi có vũ khí rồi thì làm thế nào để phối hợp nó trong cả một tổng thể để khiến quân đội hoạt động hiệu quả.

Việt Hà: xin cảm ơn ông đã dành cho đài chúng tôi buổi phỏng vấn này

Monday, December 21, 2009

Đương đầu với thách thức từ Trung Quốc

Trích BBC News

Tàu ngầm của Trung Quốc

Việc Thủ tướng Việt Nam loan báo về các hợp đồng mua tàu ngầm và vũ khí của Nga đã được nhiều tờ báo và cây bút quốc tế chú ý.

Hãng thông tấn Agence France-Presse, trong bài bình luận phát đi từ Hà Nội, nhận xét các hợp đồng này là nhằm "củng cố tuyên bố chủ quyền chống lại Trung Quốc trong vùng Biển Đông".

Hãng AFP trích ý kiến của nhiều nhà phân tích nói rằng, phần lớn trang thiết bị quốc phòng của Việt Nam đã quá cũ kỹ nên nước này quyết định bỏ ra ngân sách lớn để phát triển hạm đội ngầm của mình, trogn khi quan ngại gia tăng về căng thẳng với nước láng giềng khổng lồ trong khu vực có Hoàng Sa và Trường Sa.

Hãng tin này trích lời ông Richard Bitzinger, phân tích gia về quốc phòng khu vực tại Học viện Quan hệ Quốc tế mang tên S. Rajaratnam ở Singapore, nói rằng ý tưởng chủ đạo của việc mua vũ khí là "đối chọi lại với việc tăng cường quân sự mà Trung Quốc đang tiến hành tại Biển Đông".

Ông Peter Abigail, Giám đốc Viện Chính sách Chiến lược Australia, thì được trích lời nhận định rằng quyết định của Việt Nam không gây ngạc nhiên vì lâu nay nước này đã bày tỏ quan ngại về môi trường hàng hải, "đặc biệt ở vùng Biển Đông".

Tờ nhật báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post) xuất bản tại Hong Kong thì đánh giá rằng "Trung Quốc đang đối diện khả năng có đối thủ mới trong sức mạnh tàu ngầm tại Biển Đông" và cho đây là dấu hiệu phản ánh quan ngại của cả khu vực trước tiến trình củng cố hải quân của Bắc Kinh.

Tầm vóc của Trung Quốc khiến toàn bộ châu Á, kể cả Nhật Bản và Ấn Độ, đều không thể sánh được về sức nặng và năng lực với nước này, dù là 20 hay 30 năm nữa. Vậy cho nên chúng tôi cần nước Mỹ để đối trọng.

Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu

Không chỉ có Việt Nam, mà cả Australia, Indonesia và Malaysia đều đang tìm cách mở rộng chương trình tàu ngầm trong khi Mỹ thì lo ngại rằng ảnh hưởng và sự thống lĩnh truyền thống của mình tại Đông Á đang bị việc phát triển hải quân của Trung Quốc thu hẹp lại.

Báo này nhận định, hợp đồng mua bán vũ khí lớn nhất kể từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc 35 năm trước cho thấy các nước trong vùng đang cảnh giác trước xu hướng là quyền lực mềm của Trung Quốc nay có thể trở nên cứng rắn hơn.

Tờ nhật báo tiếng Anh có uy tín nhận xét: "Với việc mua sáu tàu ngầm hạng Kilo, Việt Nam còn kiến thiết quan hệ quân sự mới với Moscow, đồng minh chính thời kỳ Chiến tranh lạnh".

Chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc phòng của Việt Nam cũng được thể hiện trong kế hoạch hình thành quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, quốc gia đang tăng cường hiện diện hải quân tại Biển Đông.

Cân bằng ảnh hưởng

Tất nhiên, Việt Nam nhiều lần khẳng định muốn giải quyết các xung đột, tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, nhưng giới chuyên gia cho rằng nước này, với đặc thù có bờ biển dài và trữ lượng dầu khí dồi dào trong lòng biển, cảm thấy dễ bị thương tổn nhất về chiến lược trong lĩnh vực hải quân và đó là lý do Việt Nam muốn có hạm đội tàu ngầm mạnh.

Ngoài tàu ngầm, Việt Nam còn muốn mua thêm nhiều chiến đấu cơ Sukhoi Su-30MK2 của Nga.

Đây là loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất và có thể bảo vệ, hỗ trợ hải quân từ trên không.

AFP trích lời ông Bitzinger nói: "Việt Nam mong muốn nhất là tăng cường hiện diện của mình về quân sự."

Bưu điện Hoa Nam thì nói rằng ý định tìm cách quân bằng lại sự trỗi dậy của Trung Quốc là một trong những chủ đề được nhắc đến nhiều nhất trong các thảo luận cấp cao ở trong khu vực.

Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu hồi tháng 10 đã nói một câu có tính khái quát cao, trong đó ông đặt câu hỏi về tính minh bạch trong kế hoạch củng cố quốc phòng của Trung Quốc và kêu gọi Hoa Kỳ tham gia.

Ông nói Mỹ sẽ đánh mất vai trò lãnh đạo toàn cầu nếu không "đối trọng" lại với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Hải quân Trung Quốc đang được hiện đại hóa nhanh chóng. Các nước láng giềng không đe dọa được chúng tôi

Tướng Trung Quốc Xu Guangyu

"Tầm vóc của Trung Quốc khiến toàn bộ châu Á, kể cả Nhật Bản và Ấn Độ, đều không thể sánh được về sức nặng và năng lực với nước này, dù là 20 hay 30 năm nữa. Vậy cho nên chúng tôi cần nước Mỹ để đối trọng."

Thế còn Trung Quốc nói gì trước việc Việt Nam mua vũ khí của Nga?

Hãng AFP trích một quan chức giấu tên ở tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội nói rằng cả Việt Nam, Nga và các nước khác trong khu vực đều "cần nghĩ tới hòa bình và hoà bình trong vùng Biển Đông".

Tờ Bưu điện Hoa Nam trích lời một vị tướng của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc nay đã về hưu, ông Xu Guangyu, nói: "Đây không bất ngờ và cũng chẳng phải đe dọa cho Trung Quốc".

"Việt Nam có bờ biển dài và chúng tôi hiểu tại sao họ cần nâng cấp hạm đội. Có thể họ thấy nhu cầu cấp thiết hơn vì chương trình hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc."

"Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu các nước khác cũng bắt đầu nâng cấp hạm đội của mình. Đa phần hải quân các quốc gia trong khu vực đều làm thế cả và có thể hiểu được điều này."

Tướng Xu cho rằng cạnh tranh ở đâu cũng có, nhưng không nên thổi phồng tầm mức cạnh tranh.

"Hải quân Trung Quốc đang được hiện đại hóa nhanh chóng. Các nước láng giềng không đe dọa được chúng tôi."

Saturday, December 19, 2009

LS Trần Vũ Hải: Phạm Thanh Nghiên không phạm tội chống nhà nước

2009-12-17

Theo kế hoạch thì hôm nay – 17 tháng 12, phiên xử nhà bất đồng chính kiến Phạm Thanh Nghiên sẽ diễn ra ở Hải Phòng.

Tuy nhiên, đến giờ chót, chính luật sư tham gia bào chữa là LS Trần Vũ Hải, cho hay là ông được tòa án thông báo hoãn,
Cô Phạm thanh Nghiên
Cô Phạm thanh Nghiên đã từng được Human Rights Watch chọn trong số sáu người Việt Nam được giải Hellman Hammett năm 2009
dù rằng các luật sư tham gia bào chữa đã sẵn sàng cho việc biện hộ tại tòa.

Luận cứ bào chữa

Cô Phạm Thanh Nghiên bị cơ quan chức năng Việt Nam bắt giữ từ hồi tháng 9 năm ngoái với cáo buộc cô đã có những hoạt động tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chũ nghĩa Việt Nam, theo điều 88 Bộ Luật hình sự. Một trong những hoạt động ngay trước khi bị bắt của Cô Phạm Thanh Nghiên là tọa kháng tại nhà phản đối việc chính quyền Hà Nội để mất hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa về tay Trung Quốc. Đối với cáo buộc trong việc này đối với cô Phạm Thanh Nghiên thì LS Trần Vũ Hải lập luận:

Đợt tọa kháng tại nhà của cô là để kêu gọi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, và phản đối công hàm năm 1957 của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng là ‘bán nước’. Về nội dung này chúng tôi có trao đổi với chị Nghiên nói rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một người đáng kính trọng. Công hàm 1957 do ông ký cần phải xem xét lại về vấn đề lịch sử, còn nói là ‘bán nước’ thì e rằng hơi cực đoan.

Chị Nghiên cũng đồng ý với tôi như vậy. Nhưng tôi cho rằng công hàm đó là một sai lầm lớn. Ai cũng có thể sai lầm, và nhìn lại thì năm 1957-58, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới lập lại hòa bình sau năm 1954 còn rất non trẻ. Công hàm đó tuy không khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc mà chỉ công nhận vùng lãnh hải 12 hải lý mà có liên quan đến một văn bản của Trung Quốc về định nghĩa các vùng hải đảo của họ có Hoàng Sa và Trường Sa; tuy không nói trực tiếp về điều đó nhưng hiện nay Trung Quốc thường xuyên xem công hàm này là một sự công nhận của Việt Nam và là một căn cứ quan trọng là nhà nước Việt Nam đã công nhận rồi.

trong trường hợp này nếu họ rút bỏ thì có thể xem xét là thông tin chưa chính xác, hoặc chưa thuyết phục; nhưng đó cũng không phải là chống nhà nước

Tôi nói với chị Nghiên đó không phải là một công văn ‘bán nước’ được nhưng là một sai lầm, sai lầm rất lớn. Cho đến nay Trung Quốc luôn lợi dụng văn bản đó để cho rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc đã được Việt Nam công nhận.

Ý kiến của chị Nghiên về điều này chỉ là một phê phán, phản đối dù từ dùng hơi cực đoan, không nên dùng.

Cô Phạm Thanh Nghiên cùng một thanh niên hoạt động dân chủ khác tại Việt Nam là anh Ngô Quỳnh, từng đến gia đình của những ngư dân Việt Nam tại Thanh Hóa có người thân bị phía Trung Quốc bắn chết khi đang đánh bắt trong Vịnh Bắc Bộ thuộc địa phận Việt Nam, để tìm hiểu thực tế việc chính quyền giúp đỡ họ qua khó khăn đó; tuy nhiên hoạt động này cũng bị xem là vi phạm. Luật sư Trần Vũ Hải trình bày về điểm này:

Cuộc đi tìm hiểu của chị Phạm Thanh Nghiên với anh Ngô Quỳnh đến Thanh Hóa tìm hiểu một số gia đình nạn nhân bị Trung Quốc bắn chết và đã thông tin lên mạng qua bài viết về tình cảnh của gia đình nạn nhân. Bài viết dựa trên cơ sở phỏng vấn những nạn nhân, nói về việc không cấp đủ cứu trợ cho các nạn nhân. Nói chung bài viết có phê phán cách này hay cách khác chính quyền địa phương tại Thanh Hóa.

Nay thì chính quyền địa phương cho rằng bài đó là một bài viết xuyên tạc; bởi vì những người mà chị phỏng vấn - trong đó có ông Nguyễn Văn Nghiêm, ông Lê Xuân Tính họ lại có phản đối là họ không nói như trong bài của chị Nghiên viết. Khi trao đổi với chị Nghiên thì chị khẳng định họ có nói nhưng do sức ép nào đó hai người phải rút lại lời của họ. Tòa án cũng mời hai người này làm nhân chứng. Tôi nói rằng trong trường hợp này nếu họ rút bỏ thì có thể xem xét là thông tin chưa chính xác, hoặc chưa thuyết phục; nhưng đó cũng không phải là chống nhà nước. Nếu cần thì đính chính hoặc xin lỗi.

Chứng cứ phạm tội?

Cơ quan chức năng Việt Nam khi tiến hành bắt cô Phạm Thanh Nghiên đã phát hiện trong máy tính cá nhân của lưu những bài viết của những vị lên tiếng cho dân chủ nhân quyền tại Việt Nam lâu nay như cố trung tướng Trần Độ, ông Nguyễn Thanh Giang… Cơ quan chức năng cũng vin vào đó để buộc tội cô Phạm Thanh Nghiên. Về điểm này thì LS Trần Vũ Hải bác lại:

Những bài viết của chị trên mạng có chống nhà nước hay không? Tất cả chỉ nói ý kiến chứ không tuyên truyền. theo tôi thì những nhóm hành vi của chị không thể qui kết vào vi phạm các điều của Điều 88, Bộ luật hình sự Việt Nam.

Nhóm hành vi thứ ba là chị Nghiên có trữ một số tài liệu của một số nhà hoạt động nổi tiếng như ông Nguyễn Thanh Giang, ông cựu chiến binh Vũ Cao Quận, cố trung tướng Trần Độ- bài ‘Rồng Rắn’. Họ cho rằng đó là những tài liệu chống nhà nước. Phía Viện Kiểm sát cho rằng những tài liệu đó Bộ Văn Hóa- Thông tin cấm. Chúng tôi đã kiểm tra lại và thấy chỉ cấm lưu hành mà thôi, không thấy nói gì về vấn đề nội dung; không kết luận là những bài viết đó có nội dung chống nhà nước hay không. Có thể có phê phán; nếu những bài viết đó có nội dung chống nhà nước thì phải chăng các tác giả cũng phải chịu trách nhiệm; nhưng ở đây có ai yêu cầu chịu trách nhiệm về các tác phẩm ấy đâu!

Viện Kiểm Sát trong cáo trạng cũng chưa nêu rõ các tác phẩm ấy chống nhà nước ở điểm gì? Tôi lập luận là có những tác phẩm của những nhà hoạt động nổi tiếng cũng không được lưu hành như hồi ký của ông Đoàn Duy Thành nhưng không ai có thể nói chống nhà nước XHCN được, có thể có phê phán nhưng không phải chống.

Bản thân cô Phạm Thanh Nghiên từng viết nhiều bài đưa lên mạng Internet và Viện Kiểm sát cũng cho rằng đó là những tài liệu chống chính quyền Hà Nội. Luật sư Trần Vũ Hải lập luận về điểm đó:

Những bài viết của chị trên mạng có chống nhà nước hay không? Chúng tôi có đọc kỹ nhưng chưa hết bởi vì bài viết của chị khá nhiều. Trong cáo trạng lần đầu thì cơ quan điều tra cho rằng có nhiều bài viết của chị ‘chống’; nhưng sau này họ có lượt bớt một số. Tôi đọc thì thấy một số chỉ là tài liệu cá nhân, viết thư trao đổi lẫn nhau, viết lên tình cảm của mình … Tất cả chỉ nói ý kiến chứ không tuyên truyền. Có thể có phê phán về góc này kia nhưng  khó có thể nói chống nhà nước.

Tóm lại theo tôi thì những nhóm hành vi của chị không thể qui kết vào vi phạm các điều của Điều 88, Bộ luật hình sự Việt Nam.

Trong thực tế thì hầu như tất cả những vụ xử án các nhà đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam đều được quyết định từ trước, và chữ  để gọi cho hình thức này trong nước gọi là ‘án bỏ túi’. Giới quan sát cho rằng phần tranh luận tại tòa giữa luật sư bào chữa và phía công tố chỉ là hình thức.