Translate

Saturday, February 28, 2009

NHƯ ÁNH BÌNH MINH XUA TAN ĐÊM TỐI

Như hơi thở hiền hòa của Mẹ Âu Cơ trong huyền sử Việt
Như dòng máu kiêu hùng của 18 đời Vua Hùng từ bốn năm nghìn năm dựng và giữ nước xa xưa

Như giữa cơn đại hạn gặp được những hạt mưa
Tiếng nói của Sinh Viên Yêu Nước từ quê nhà như tia sáng cuối đường hầm tăm tối


Tiếng nói ngân vang từ xa xăm nguồn cội
Bắt nguồn từ Động Đình Hồ với Cha Lạc Mẹ Âu
Từ nghĩa đồng bào “một bọc trăm trứng” minh triết thâm sâu
Từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau một dãi giang san cẩm tú


Tiếng nói đó như những giọt sương long lanh bên rừng hoa héo rũ
Như những tia nắng bình minh chấm dứt đêm trường
Như những anh hùng can đảm đứng dậy giữa hỗn loạn nhiễu nhương
Như những hậu duệ Vua Hùng đang nối gót tiền nhân đi làm lịch sử


Dưới vực thẳm suy vong, tiếng nói này thăng hoa đến tột cùng ngôn ngữ
Bởi từng chữ được viết bằng máu, nước mắt, trí tuệ lẫn con tim
Tiếng nói mà trọn tuổi thanh xuân ta đã mòn mõi kiếm tìm
Từ Tháng Tư Đen ngày non sông sa vào tay giặc đỏ


Ôi! Tuổi trẻ Việt Nam ơi!
Hơn 30 năm lạc loài như đàn ong vỡ tổ
Mất quê hương ngay trên đất nước mình
Trước mặt mịt mù, sau lưng chẳng niềm tin
Phải nuốt hận nín thinh nhìn bầy kên kên dày vò thân xác Mẹ


Non nửa thế kỷ đồng bào ta lầm than nô lệ
Vong bản – Vong thân – Thất quốc – Lưu vong
Triệu triệu mảnh đời như lục bình trôi giạt trên sông
Ta đã sống, phải sống những chuỗi ngày tủi nhục


Sinh Viên Yêu Nước!
Tiếng nói đó như cành lan đẹp huy hoàng trên cành gỗ mục
Như những cánh én âm thầm, nhẫn nại đi dựng lại mùa Xuân
Vun vén niềm tin giữa ngỗn ngang nghi kỵ, chồng chất gian truân
Sẽ là ánh binh minh xua tan đi đêm tối


Hỡi tiên tổ anh linh!
Hỡi hồn thiêng sông núi!

Hãy độ trì cho tuổi trẻ Việt Nam giữ vững lửa đấu tranh
Mạnh bước lên đàng “lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh” (1)
Giành lại Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền cho đồng bào non song Việt


Từ Đà Thành
(02/27/09)

(1) Hai câu thơ "Nhân sinh tự cổ thùy vô tử, Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh" trong bài Quá Linh Đinh Dương của Văn Thiên Tường đời Tống. Người ở đời chẳng ai mà không chết, phải làm sao lưu lại tấm lòng son soi trong sử xanh. Cụ Nguyễn Công Trứ đã dung hai câu nay trong bài thơ Chí Làm Trai.


Chuyện Giáo Xứ An Bằng sắp nổ lớn

Cộng Sản Việt Nam lại chuẩn bị đàn áp thêm một Giáo xứ nữa. Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam ở tỉnh Thừa Thiên - Huế lại ra lệnh giáo dân ở An Bằng phải tháo gỡ đài Thánh Giá giáp An Bắc, nếu không xã sẽ tổ chức lực lượng cưỡng chế. Bài viết Chuyện Giáo Xứ An Bằng sắp nổ lớn sẽ cho ta một bức tranh rõ nét về tin tức thời sự nóng hổi này.

Friday, February 27, 2009

Vụ kê biên tài sản quái gở





















































































































































































































































































8 giờ 10 phút ngày 25/2/2009, tôi vừa từ trong nhà vệ sinh bước ra thì nghe phía trước Văn phòng có tiếng lao xao, ồn ào, không hiểu có chuyện gì. Tôi đi ra thì thấy có rất đông người lạ mặt đang đứng đầy tại bàn tiếp khách phía trước. Tôi thấy một bà béo khoảng 50 tuổi, mặt mày cau có, gằm gằm, giọng nói chua loét eo éo, mặc đồng phục Thi hành án, đeo bảng tên Nguyễn THị Hạnh - Chấp hành viên quận Gò Vấp (SG). Bà béo đang đọc oang oang cái gì đó, phải mất vài phút sau tôi mới hiểu bà đọc cái Quyết định cưỡng chế thi hành Quyết định thi hành án. Tôi hỏi kỹ lại đó là vụ gì, hóa ra là để thực hiện Quyết định công nhận hòa giải thành của Tòa án quận Gò Vấp, nội dung là cưỡng chế thi hành (tức thu giữ) 42 triệu đồng đối với ông Lê Trần Luật - Trưởng Văn phòng Luật sư Pháp Quyền. Lúc này trong Văn phòng có Luật sư Hùng, Luật sư Đạt, 2 nhân viên khác, Bác sĩ Lê Trần Luân (anh ruột ông Luật) và tôi.Quy trình thi hành án hoàn toàn trái pháp luậtLuật sư Hùng chất vấn bà Hạnh rằng chị đã tống đạt hợp lệ Quyết định tự nguyện thi hành cho ông Luật chưa thì bà Hạnh nói rằng đã giao quyết định cho 1 người tên Nhung (?!). Cần phải nói rõ là người này không phải người trong gia đình ông Luật, nên việc giao quyết định cho người không liên quan gì là trái với điểm A, khoản 2, Điều 34 Pháp lệnh thi hành án dân sự. Tuy nhiên, chúng tôi cũng chỉ nghe bà Hạnh nói thế, mà yêu cầu bà cho xem biên bản tống đạt thì bà từ chối. Lẽ ra, nếu không gặp ông Luật để tống đạt, bà Hạnh phải gởi các lại quyết định, thông báo cho đương sự bằng đường Bưu điện, 2 lần đăng (hoặc phát) trên báo, đài (điểm c, khoản 2 Điều 34) nhưng bà không hề thực hiện đúng quy trình.Luật sư Hùng lại hỏi tiếp bà Hạnh rằng Thông báo cưỡng chế ký ngày 16/2/2009 này bà Hạnh đã tống đạt hợp lệ cho ông Luật chưa thì bà Hạnh nói rằng bà có đến Văn phòng Luật sư nhưng Văn phòng đóng cửa. Tôi nghe vậy mới hỏi tiếp: "Ngày 16 là thứ mấy vậy chị?". Bà Hạnh trả lời: "Thứ Hai". Tôi nói tiếp: "Ngày nào em cũng mở cửa Văn phòng, không hề nghỉ làm việc ngày nào sao em không thấy chị đến, cũng không thấy có niêm yết?". Bà Hạnh dấm dẳng: "Cái đó tôi không biết. Tôi đã niêm yết rồi". Tôi hỏi tiếp: "Chị niêm yết hồi nào? Ở đâu vậy?". Bà Hạnh trả lời: "Tôi niêm yết ngày hôm qua, ở đây?". "Ở đây là chổ nào?". Bà Hạnh lại lặp lại: "Cái đó tôi không biết". Rồi bà đột nhiên nổi cáu: "Ở đây ai là nhân viên Văn phòng này?". "Là chúng tôi đây" - Ba bốn người cùng trả lời. "Vậy giấy ủy quyền đâu? Thẻ nhân viên đâu? Tôi không thừa nhận các anh chị là nhân viên, không cần làm việc với các anh chị". Trời đất ơi, chính miệng bà Hạnh nói bà mới niêm yết ngày hôm qua mà đòi giấy ủy quyền? Ông Luật đang ở Hà Nội làm sao ủy quyền được? Văn phòng Luật sư chớ có phải cơ quan nhà nước đâu mà có thẻ nhân viên? Bà Hạnh đòi hỏi mà không nhìn lại coi anh cán bộ nhà nước (sau này mới biết tên Phong) "lính" của bà đi công tác mà ăn mặc lôi thôi, không có nổi cái thẻ đeo trên cổ cho đúng quy định mà bà Hạnh cứ thích đòi hỏi những chuyện không tưởng để ra oai với chúng tôi chăng? Tôi nói: "Đây là Lê Trần Luân, anh ruột ông Luật, vậy ông Luân đại diện cho ông Luật". Bà Hạnh lớn tiếng: "Tôi không biết ông này là ai, tôi không làm việc với người này". Mọi người ngạc nhiên: "Vậy chị vô đây làm việc với ai?". Tôi xen vào: "Mục đích của chị là muốn thi hành 42 triệu đồng chớ gì. Bây giờ em nộp chị 50 triệu đồng đây. Chị cứ kê biên khoản tiền này". "Tiền vẫn còn niêm phong của Ngân hàng, có ghi rõ trên giấy nè". "Tôi không nhận tiền vì tôi chưa tính phần lãi suất". "Thì ở đây là 50 triệu, dư so với quyết định rồi, chị cứ thu giữ 50 triệu, lãi suất tính sau". Bà Hạnh gạt ngang: "Tôi không nhận tiền, tôi không đếm nên không biết bao nhiêu tiền". Thật ngạc nhiên, trên đời này đi thu tiền thi hành án mà chê tiền thì chỉ có duy nhất bà Chấp hành viên Nguyễn Thị Hạnh này, nếu mắt bà không có vấn đề bất thường, nếu bà biết đọc chữ thì bà không cần đếm mà nhìn tờ giấy in Ngân hàng dán trên cục tiền cũng biết cục tiền đó là bao nhiêu triệu. Khi tôi hỏi "Tại sao chị đến đây thi hành án 42 triệu đồng mà tôi đưa 50 triệu chị không lấy là sao?". Bà Hạnh trả lời: "Tôi chưa tính được số tiền lãi". Rồi bà giục 2 thanh niên mặc thường phục (không có bảng tên) đi cùng bà gom các bộ máy vi tính lại.Người thanh niên mặc áo hồng xám xám đòi lên "kiểm tra" luôn các phòng trên lầu. Tôi cáu tiết lên nói: "Trên đó phòng ngủ của tôi, anh muốn vô phòng ngủ của tôi sao?". Anh ta đứng sựng sựng ấm ớ không trả lời được.Bà Hạnh chỉ huy cho "lính" bà đi gom 5 bộ máy tính trong Văn phòng lại và niêm phong. Điều làm tôi hết sức ngạc nhiên là họ tự ký tên lên giấy niêm phong rồi dán lên, không hề đưa cho người đại diện đương sự ký, và dán bên hông máy một cách sơ sài. Tôi thấy vậy mới nói:"Tôi đề nghị chị niêm phong kín lại, giấy niêm phong sao không đưa cho tôi ký vào. Các anh chị tự ký dán vô rồi mang về các anh chị xé ra thay đổi linh kiện trong đó rồi các anh chị dán lại ai mà biết được. Niêm phong mà các cổng, đầu cáp không niêm lại, thì các anh chị cắm cáp vào rút bớt dữ liệu hay thêm vào cái gì đó thì sao?". Bà Hạnh làm thinh như không nghe tôi nói gì.Dán giấy xong, họ viết biên bản rồi yêu cầu tôi ký mà lại không cho ông Luân đại diện gia đình. Tôi lặp lại yêu cầu niêm phong lại bộ máy vi tính đúng quy định như đề nghị của tôi lúc nãy nhưng bà Hạnh cứ làm thinh như điếc không nghe tôi nói gì. Ông Luân thắc mắc thì được bà Chấp hành viên phang cho ông Luân một câu:"Tôi không biết gia đình nào hết".Lại thêm điều quái lạ nữa, rõ ràng, một người "già lão" như bà Hạnh không thể không biết nguyên tắc niêm phong tài sản để không bị dịch chuyển giá trị là như thế nào, càng không thể nói bà không biết gì về khoản 3 Điều 6 Pháp Lệnh thi hành án, Điểm 2.2 Công văn số 404/TP-THA ngày 24/02/2005 của Bộ Tư pháp hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự. Diễn biến sự việc cho thấy bà Nguyễn Thị Hạnh cố ý gây khó khăn cho hoạt động thường nhật của Văn phòng bằng cách nằng nặc kê biên máy mà chê tiền. Chẳng biết họ cố tình niêm phong trái quy định như vậy để nhằm phục vụ cho âm mưu đen tối nào đây?Tôi yêu cầu bà Hạnh viết 2 biên bản và đưa cho tôi giữ mỗi thứ 1 bản. Bà Hạnh vội vàng khất để... từ từ làm sau.Thấy vậy, tôi ghi vào trang ba tờ biên bản kê biên như sau:- Tôi đại diện cho Văn phòng Luật sư Pháp Quyền nộp cho bà Nguyễn Thị Hạnh 50 triệu đồng còn nguyên niêm phong của Ngân Hàng Nông nghiệp nhưng bà Hạnh không đồng ý nhận tiền thi hành án.- Năm bộ máy vi tính được phía Thi hành án Gồ Vấp niêm phong sơ sài, không đưa giấy niêm phong cho tôi ký tên, giấy niêm phong dán bên ngoài thùng máy, vì vậy vẫn có thể mở máy ra được và cắm dây vào thùng máy để thêm hoặc bớt dữ liệu bên trong mà không để lại dấu vết. Tôi đã đề nghị niêm phong kín lại nhưng chấp hành viên Nguyễn Thị Hạnh không đồng ý.- Nếu sau này ruột máy vi tính bị thay đổi thì bà Nguyễn Thị Hạnh và Thi hành án Gò Vấp hoàn toàn chịu trách nhiệm. Dữ liệu bên trong máy bị mất hay bị thêm vào nhằm mục đích đen tối chúng tôi không chịu trách nhiệm. Tôi được biết mỗi bộ máy vi tính (gồm thùng CPU và màn hình tinh thể lỏng) trị giá khi mua là 15 triệu đồng.Trong biên bản tạm giữ đồ vật tài sản, trang 2, tôi ghi lại nội dung giống như biên bản kê biên tà i sản. Khi tôi lấy máy ảnh ra chụp lại biên bản thì bà Hạnh chồm tới giựt lại tờ biên bản. Tôi nắm tờ giấy giật lại và nói:" Tôi là người đại điện, tôi ghi vào đấy cái gì thì thôi chụp lại để báo cho ông Luật cho chính xác" thì bà Hạnh mới đứng im.Sự xuất hiện của nhiều kẻ lạ mặt hung hăngCũng trong lúc làm việc, bên trong và bên ngoài văn phòng xuất hiện nhiều người lạ mặt không biết họ tên gì, nhởn nhơ đi luồng tuông qua lại trong Văn phòng, kẻ thì miệng cười tí toét, kẻ thì tích cực chụp ảnh, quay phim, thậm chí chen vào ngồi cùng bàn với cán bộ thi hành án, ở trong nhà mà mắt đậy cái kính đen to tổ bố như ông thầy bói mù. Những người này họ rất hănghái quay phim, chụp ảnh toàn bộ nhân viên và quang cảnh trong, ngoài Văn phòng; nhưng khi bị tôi chỉa ống kính máy ảnh vào họ thì họ đều quy mặt đi chổ khác hoặc cúi gằm mặt xuống, tôi phải "canh me" mãi, nhanh tay lẹ mắt lắm mới chộp được cái bản mặt của họ vào ống kính. Ban đầu, bà Hạnh nói rằng họ là người của Thi hành án, sau khi lập biên bản tôi mới biết ngoài cô Nguyễn Thị Tuyết Hồng - cánbộ Tư pháp phường 7 (có đeo bảng tên), anh Đặng Phương Quang- CSKV (mặc quân phục) , cô Trần Thị Cẩm Anh - Kiểm sát viên (mặc đồng phục), số còn lại không có họ tên, đồng phục, chẳng biết họ thuộc cái loại nào mà được "ưu tiên" ngang nhiên như chốn không người như thế?.Trong khi đó, người quen của chúng tôi như: cô Thu Duyên, anh Phan Thanh Hải đến Văn phòng thì bị những kẻ lạ mặt mày bậm trợn hăm he đuổi đi chổ khác. Tôi cũng thấy xung quanh Văn phòng xuất hiện rất nhiều kẻ lạ đông đến bất ngờ. Quái gỡ hơn là họ quay phim chụp ảnh ào ào hình ảnh cá nhân người khác mà không thèm xin phép ai, còn Luật sư Đạt cầm cái máy ảnh của tôi chụp hình ngoài sân thì bị một lũ côn đồ 4-5 tên không biết ở đâu ra đe dọa "Mày coi chừng tao" và rượt chạy vào nhà, chúng còn xông vào trong sân nhưng bị xe máy dựng trong sân khá nhiều cản trở, vì vậy chúng không rượt kịp.Anh Phan Thanh Hải "kém may mắn" hơn nên bị 4 thanh niên bặm trợn mặc thường phục đã nắm kéo sểnh nhét vào xe Cảnh sát, đè mặt xuống sát sàn xe trước sự chứng kiến của nhiều người, rồi chiếc xe Cảnh sát hú còi lao inh ỏi đi như vừa bắt được tên tội phạm nguy hiểm vì nó đã dám chụp hình, quay phim cảnh thi hành án(?!).Cuối cùng, họ mang đi 5 bộ máy vi tính và 1 máy photocopy.
* * *Theo hướng dẫn của Cục Thi hành án, nếu trước khi kê biên mà đương sự nộp tiền thi hành án thì phải chấm dứt việc kê biên. Động thái chê tiền khó hiểu cùng sự cố ý niêm phong tài sản sơ sài trái quy định bất chấp đề nghị của người đại diện đương sự, gạt phắt người nhà đương sự ra ngoài của bà Chấp hành viên Nguyễn Thị Hạnh, xuất hiện nhiều kẻ lạ dùng bạo lực bắt người trái pháp luật... cho thấy đằng sau việc kê biên này là một âm mưu đen tối.
Tạ Phong Tần























Hoa Kỳ: Nhân quyền Việt Nam vẫn không được cải thiện

Trích rfa.org

Bộ Ngọai giao Hoa Kỳ hôm thứ Tư 25-3 đã công bố bản phúc trình nhân quyền năm 2008, đề cập tới tình trạng tiếp tục đàn áp nhân quyền tại nhiều nước trên thế giới, kể cả Việt Nam.

RFA PHOTO
Hôm 25-2-2009, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức họp báo công bố phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền trên thế giới.
Bản phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền thế giới năm 2008 của Bộ Ngọai Giao Mỹ lưu ý về hành động vi phạm nhân quyền tiếp diễn đáng ngại tại nhiều nơi, từ Trung Quốc, Bắc Hàn, Miến Điện, Việt Nam cho tới các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, một số nước ở Trung Đông, Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh.
Lên tiếng trong lời mở đầu cho bản phúc trình nhân quyền 2008, Ngọai trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cho biết: “Hoa Kỳ không những ra sức theo đuổi các lý tưởng trên đất Mỹ, mà còn xúc tiến việc tôn trọng nhân quyền nhiều hơn khi Hoa Kỳ tiếp cận với các quốc gia và dân tộc trên khắp thế giới.”
Hoa Kỳ không những ra sức theo đuổi các lý tưởng trên đất Mỹ, mà còn xúc tiến việc tôn trọng nhân quyền nhiều hơn khi Hoa Kỳ tiếp cận với các quốc gia và dân tộc trên khắp thế giới.
Ngọai trưởng Hillary Clinton
Nhân quyền tại VN
Phần dành cho Việt Nam mở đầu với nhận xét rằng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, với dân số khỏang 86 triệu, là một nước độc đóan do Đảng CSVN cai trị.
Cuộc bầu cử Quốc Hội hồi tháng 5 năm 2007 đã diễn ra trong không khí thiếu tự do mà cũng chẳng công bằng, vì tất cả ứng cử viên đều bị xem xét nghiêm ngặt bởi Mặt Trận Tổ Quốc - tổ chức ngọai vi của Đảng Cộng Sản có nhiệm vụ theo dõi các tổ chức quần chúng.
Vẫn theo bản phúc trình thì thành tích nhân quyền của Việt Nam trong năm qua vẫn chưa thỏa đáng, khi nhà cầm quyền tiếp tục ngăn chận các quyền tự do căn bản như tự do báo chí, tự do bày tỏ cảm nghĩ, tự do hội họp; cùng với hành động đàn áp những người bất đồng chính kiến, bắt giữ các nhà dân chủ khiến nhiều người phải bỏ nước lánh nạn, trong khi người dân không thể thay đổi chính phủ bằng lá phiếu, các hoạt động chính trị bị ngăn cấm.

Phần về Việt Nam trong phúc trình của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Bản phúc trình cho biết vào cuối năm ngóai, Hà Nội giam cầm ít nhất 35 tù nhân chính trị, đồng thời trích dẫn lời của các quan sát viên quốc tế nói rằng con số này còn cao hơn nhiều - đã lên tới hàng trăm.
Bản phúc trình cũng đề cập tới hành động đàn áp, giam cầm của công an, tình trạng kỳ thị sắc tộc, buôn bán phụ nữ, trẻ em tiếp diễn, những người hoạt động tích cực cho công đòan thì bị bắt giữ, hù dọa trong khi chính phủ hạn chế quyền của công nhân.
Luật pháp Việt Nam quy định tội hình đối với quan chức tham nhũng; tuy nhiên, chính phủ không thực hiện luật này một cách hiệu quả. Nạn tham nhũng tiếp tục là vấn đề lớn của Việt Nam.
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
Bản phúc trình đặc biệt lưu ý tới tệ nạn tham nhũng lan tràn, đề cập tới nhiều trường hợp tham nhũng của các quan chức, và nêu rõ tình trạng thiếu minh bạch trong việc giới cầm quyền thu hồi, chiếm dụng đất đai của người dân, buộc họ phải di dời để dành chỗ thực hiện những dự án cơ sở hạ tầng.
Tiểu tựa “Tham nhũng trong chính phủ và vấn đề minh bạch” của bản phúc trình mở đầu rằng: “Luật pháp Việt Nam quy định tội hình đối với quan chức tham nhũng; tuy nhiên, chính phủ không thực hiện luật này một cách hiệu quả, khiến nhiều khi các quan chức dính líu tham nhũng không bị trừng phạt. Nạn tham nhũng tiếp tục là vấn đề lớn của Việt Nam”.
Riêng về vấn đề tự do tôn giáo, bản phúc trình cho biết hiến pháp và các nghị định của chính phủ Việt Nam có quy định về tự do thờ phượng, nhưng khó khăn tiếp diễn trong việc thực hiện Khung Pháp lý về Tôn giáo.
Rắc rối chủ yếu diễn ra tại cấp địa phương, nhưng trong một số trường hợp, chính quyền trung ương cũng đình hõan việc thực thi khung pháp lý này.
Bản phúc trình lưu ý rằng những Giáo hội bị hạn chế nghiêm trọng khi họ tổ chức những hoạt động mà nhà cầm quyền xem là mang tính chính trị hay thách thức quyền lực của họ, nhất là có liên quan đến Giáo Hội Phật giáo Hòa Hảo, Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội “Tại Gia” của người thiểu số Tây Nguyên…
Vẫn còn nhiều hạn chế
Mặc dù Hà Nội lập luận rằng trong những năm gần đây Việt Nam đã đạt được thành quả lớn lao trong việc bảo đảm và phát triển tự do của người dân trong mọi lãnh vực, kể cả các quyền tự do ngôn luận, báo chí, thông tin, nhưng bản phúc trình năm nay của Bộ Ngọai giao Hoa Kỳ lưu ý rằng Việt Nam vẫn tiếp tục hạn chế tự do ngôn luận, đặc biệt liên quan đến những phát biểu chỉ trích giới lãnh đạo, hay xúc tiến nền chính trị đa nguyên hoặc nền dân chủ đa đảng.
Nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục những biện pháp hạn chế, đàn áp tự do báo chí, ngôn luận, hội họp, lập hội. Hoa Kỳ vẫn còn lo ngại về tình trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em Việt Nam.
Karen Steward, Trợ lý Ngọai trưởng Mỹ
Bản phúc trình không quên nêu lên trường hợp công an Việt Nam hồi tháng 9 năm ngóai đã đánh đập một ký giả của hãng thông tấn AP, khi ông đến nơi để làm phóng sự về buổi cầu nguyện của Giáo dân tại khu vực Tòa Khâm Sứ cũ ở Hà Nội.
Liên quan tới các vấn đề này, bà Karen Steward, Quyền Trợ lý Ngọai trưởng Mỹ đặc trách các vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động tuyên bố rằng: “Nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục những biện pháp hạn chế, đàn áp tự do báo chí, ngôn luận, hội họp, lập hội. Hoa Kỳ vẫn còn lo ngại về tình trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em Việt Nam.”
Vẫn theo bà Steward, thì nói chung Hoa Kỳ nhận thấy tình hình nhân quyền ở Việt Nam vẫn chưa thỏa đáng.
Ngoài Việt Nam, bản phúc trình nhân quyền 2008 của Hoa Kỳ cũng mạnh mẽ chỉ trích thành tích nhân quyền của Trung Quốc, chỉ một tuần sau khi Ngọai trưởng Hillary Clinton hạ thấp mối quan ngại nhân quyền khi bà viếng thăm Bắc Kinh, tuyên bố rằng vấn đề nhân quyền không nên gây trở ngại cho công cuộc hợp tác song phưong để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng và những vấn đề quan trọng khác.
Theo Bạn, Nhân quyền tại Việt Nam đã thật sự được tôn trọng chưa? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của Bạn email: vietweb@rfa.org; hoặc cùng tham gia thảo luận tại Trang blog Ban Việt ngữ RFA
Bản phúc trình cũng không bỏ qua Liên Bang Nga, cho rằng các quyền tự do dân sự ở đó “đang bị bao vây”, và lưu ý về tình trạng tung ra những luật lệ han chế các nhóm phi chính phủ và các phương tiện truyền thông, kể cả Internet.
Qua việc theo dõi tình hình nhân quyền tại hơn 190 quốc gia trong năm ngóai, bản phúc trình của Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ cũng mạnh mẽ chỉ trích những nước khác, kể cả Bắc Hàn, Miến Điện, Iran, Iraq, Syria, Afghanistan, Cuba, Somalia, Zimbabwe.
Về tình hình nhân quyền tại chính Hoa Kỳ, qua đọan mở đầu gây nhiều ngạc nhiên, bản phúc trình nhìn nhận những mối quan ngại của thế giới về thành tích nhân quyền tại chính nước Mỹ, sau khi có nhiều cáo giác liên quan hành động tra tấn, sách nhiễu tù nhân bị bắt trong “Cuộc chiến chống khủng bố” của Hoa Kỳ.

Thursday, February 26, 2009

Nhân quyềnVN chưa thỏa đáng

Trích BBC Vietnamese

Phúc trình thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ nói tình hình nhân quyền ở Việt Nam năm 2008 vẫn còn ở mức ‘chưa thoả đáng’.

Theo báo cáo này, ở Việt Nam vẫn còn tình trạng cấm đoán bất đồng chính kiến và người dân bị bắt bớ vì có quan điểm chính trị đối lập nhưng không được đưa ra xét xử nhanh chóng và công bằng.

Phúc trình cũng cho rằng Việt Nam tiếp tục giới hạn tự do ngôn luận “đặc biệt là chuyện chỉ trích cá nhân lãnh đạo chính phủ, hay việc thúc đẩy đa nguyên, đa đảng”.

Báo cáo còn dẫn chứng vụ trưởng đại diện hãng thông tấn Mỹ Associated Press 'bị cảnh sát đánh' hôm 19/9/2008 sau khi tới chụp ảnh giáo dân cầu nguyện ở khu vực Tòa Khâm sứ cũ ở Hà Nội.

Trả lời BBC sáng 26/2, ông Nguyễn Đức Thuỳ, Viện trưởng Viện nghiên cứu Quyền con người, cho rằng ‘lâu nay trong bất kỳ báo cáo hàng năm nào, Mỹ đều có quan điểm như vậy’, nên ‘chuyện đó không có gì đáng bàn lắm’ .

“Họ chỉ dựa trên một số hiện tượng bề ngoài và một số sự kiện đơn lẻ, như vụ các nhà báo bị bắt. Như thế không phản ánh đúng tình hình”.

Báo cáo của Mỹ nói cho tới cuối năm 2008, chính quyền Việt Nam đã bắt “ít nhất 35 tù nhân chính trị”.

Phúc trình cũng nói tới hiện trạng buôn người, bạo lực và phân biệt đối xử với phụ nữ vẫn còn là một vấn đề lớn ở Việt Nam.

'Thiếu minh bạch'

Trong khi đó, các tổ chức nhân quyền độc lập vẫn “chưa được phép hoạt động”.

Về vấn đề này, ông Thùy nói: “Hiện giờ Việt Nam có rất nhiều cơ quan nghiên cứu về quyền con người ở nhiều nơi theo hương đa dạng và rộng mở chứ không có chuyện ngăn cản”.

“Việc nghiên cứu quyền con người phụ thuộc vào nhu cầu nội tại của cơ quan đó, chứ không có chuyện chỉ đạo từ trên xuống”.

Ngay một lúc mà đòi hỏi minh bạch mọi thứ thì hơi khó. Đó là cả một tiến trình
Ông Nguyễn Đức Thuỳ, Viện trưởng Viện nghiên cứu Quyền con người

Ngoài ra, báo cáo còn thấy nhiều vụ tham nhũng trong lực lượng công an, cũng như nêu lên sự thiếu minh bạch trong việc “thu đất và di dân khỏi các dự án cơ sở hạ tầng”.

Viện trưởng Nguyễn Đức Thuỳ lý giải: “Ngay một lúc mà đòi hỏi minh bạch mọi thứ thì hơi khó. Đó là cả một tiến trình".

"Luật thông tin đang được xây dựng để làm sao minh bạch hóa hơn hoạt động của chính quyền, không chỉ có trong lĩnh vực đất đai”.

Điểm tích cực trong báo cáo về Việt Nam là có những cải thiện liên quan tới người khuyết tật ở Việt Nam, trong đó có việc các tòa nhà chính phủ mới đã có chỗ đi dành cho đối tượng này.

Năm ngoái, Việt Nam đã lên tiếng chỉ trích báo cáo của Mỹ là không khách quan và dựa vào những thông tin “sai lệch và thành kiến”.

Chính quyền nhấn mạnh trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu trong việc “bảo đảm và thúc đẩy tự do của người dân trong mọi lĩnh vực, trong đó có tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin”.


sầu riêng [trái]

về đây ta lại gặp mình
lúc không ơi nữa biết tình đi đâu
về đây ta lại gặp nhau
lúc không mình nữa biết đi đâu tình./.

nna
22 tháng 2, 2009

miến Trung

[Gởi Đích Thân]



ngày về nón đỏ quê hương

ngoái trông phố xá vẫn thường đó em

gần mùa hè phượng vẫn luôn

đỏ sân trường học để buồn các em

gần mùa hè có chi thêm

pháo giặc đêm rớt phá yên giấc nồng ./.


nna

Wednesday, February 25, 2009

Vẻ đẹp Đà Nẵng








Nhiều công trạng nhưng chờ đến chết, khiếu nại vẫn không được giải quyết

Trích Người Việt online



medium_Vn_250209_khieunaidenchet.jpg


Hình bên: Nông dân tụ tập ở bên ngoài văn phòng Quốc Hội CSVN, tại Hà Nội để chờ giải quyết các khiếu nại về việc chính quyền địa phương cưỡng đoạt ruộng đất, đè đầu cưỡi cổ họ. Một đại biểu Quốc Hội CSVN từng nhận xét: Trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, Quốc Hội và các cơ quan chính quyền chỉ làm công việc của bưu điện, nhận rồi chuyển đơn, thư cho nơi khác. (Hình: AFP)

Bạc Liêu (NV) - Ông Trần Việt Tiến, một thương binh hạng 2/4 của CSVN, ngụ tại thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, đã bất tỉnh trong cuộc thảo luận tại Ủy Ban Nhân Dân thị xã Bạc Liêu, giữa Ủy Ban Nhân Dân thị xã Bạc Liêu với ông, về việc bồi thường các thiệt hại cho ông. Ông Tiến đã được đưa đi cấp cứu và trưa 18 Tháng Hai đã qua đời tại phòng cấp cứu của bệnh viện đa khoa Bạc Liêu.

Tờ Tiền Phong cho biết, ông Tiến từng bị chính quyền địa phương phá nhà, thu hồi đất trái phép để xây trung tâm thương mại mà không bồi thường. Ông đã khiếu nại nhiều nơi, trong nhiều năm và vì vậy bị khai trừ khỏi đảng CSVN rồi bị buộc nghỉ việc vào năm 2002. Hồi Tháng Bảy năm 2008, ban bí thư trung ương đảng CSVN ra quyết định xóa hình thức kỷ luật bằng cách khai trừ đảng đối với ông Tiến. Sau đó, ông Tiến được bổ nhiệm làm giám đốc Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội tỉnh Bạc Liêu. Riêng với tài sản, tuy các cơ quan có trách nhiệm ở trung ương nhiều lần thúc giục tỉnh Bạc Liêu trả lại những tài sản đã tịch thu của ông Tiến, giao đất cho ông Tiến tái định cư và bồi thường 303m2 đất đã thu hồi trái phép song không đền bù nhưng chính quyền địa phương không thèm giải quyết.

Trên một blog có tên “Công lý và sự thật”, blogger Tạ Phong Tần, một người từng là dân Bạc Liêu viết: “Tôi thật bất ngờ khi nghe tin ông Trần Việt Tiến chết. Người Bạc Liêu ai cũng biết ông Trần Việt Tiến, Ông không những là thương binh hạng 2/4, mà còn là con trai cụ Ba Linh - lão cán bộ kháng chiến nổi tiếng mạnh mẽ, quyết đoán, liêm khiết, giản dị. Lúc sinh thời cụ Ba Linh có tác phong ‘không giống ai’, dù giữ chức vụ cao trong chính quyền nhưng đi làm luôn mặc bộ quần áo bà ba đen bằng vải thường và đi chân đất. Chuyện ông Trần Việt Tiến bị chính quyền địa phương cưỡng chế phá nhà, lấy đất để xây trung tâm thương mại nhưng không bồi thường, sau đó còn bị khai trừ đảng và buộc nghỉ việc vào năm 2002 ở Bạc Liêu ai cũng biết vì ông Tiến khiếu nại rầm rĩ khắp nơi một thời gian dài, có tin đồn ông suýt bị bắt giam vì 'dám khiếu nại hoài'”.

Blogger Tạ Phong Tần nhận xét: “Bản thân là thương binh, gia đình có công với cách mạng mà ông Tiến còn bị nhà cầm quyền địa phương đối xử bất công như thế, thử hỏi người dân thấp cổ bé miệng còn bị đối xử thế nào? Ở Bạc Liêu, trường hợp như ông Tiến không phải là duy nhất, thương binh 2/4 chẳng là gì, chủ tịch tỉnh Lê Văn Bình (Năm Hạnh) còn bị ‘thí’ mà.

Là một đồng hương, tôi xin chia buồn cùng gia đình ông Tiến. Cái lý tưởng giành độc lập và xây dựng xã hội mới công bằng, dân chủ, văn minh mà cụ Ba Linh lẫn ông Tiến đã từng đem tính mạng mình chiến đấu để đánh đổi nhưng rốt cuộc đến chết, ông Trần Việt Tiến vẫn chưa được thấy. Thương thay!”

Ông Lê Văn Bình (Năm Hạnh) mà blogger Tạ Phong Tần đề cập từng là chủ tịch tỉnh Minh Hải. Khoảng cuối thập niên 1980, trung ương đảng CSVN quyết định phải “xử lý công ty Cimexcol”. Thời điểm đó, Cimexcol là một công ty, vì không hoạt động theo đường lối được định sẵn cho các công ty quốc doanh, nên đạt hiệu quả rất cao. Lúc đầu Cimexcol được xem như một vụ án chính trị (câu kết với các thế lực thù địch, phản động bên ngoài, chống chính quyền nhân dân, làm gián điệp cho nước ngoài...) Sau này, ông Ðoàn Thanh Vị, cựu bí thư tỉnh Minh Hải, tiết lộ: “Khi không đủ chứng cứ để xử như một vụ án chính trị, lãnh đạo ở trung ương xuống Minh Hải, yêu cầu đưa một người ra chịu trách nhiệm để xử. Nếu không số còn lại phản ứng thì sẽ rất phức tạp, không xử được”. Cũng vì vậy mà ông Lê Văn Bình được chọn làm “dê tế thần”. Bà Võ Thị Thắng, một “hội thẩm nhân dân” là thành viên hội đồng xét xử vụ Cimexcol, kể: “Phiên tòa diễn ra thiếu dân chủ, hội đồng xét xử được chỉ đạo và quản lý rất chặt chẽ”. Báo chí CSVN từng nhiều lần đề nghị minh oan cho 21 bị cáo trong vụ Cimexcol. Cách nay vài năm, ông Phạm Hưng, chánh án Tòa Án Tối Cao, đề nghị: “Viện trưởng VKSND tối cao xem xét những tài liệu do các báo nêu ra và những tài liệu do một số người bị kết án trong vụ án Cimexcol cung cấp... Nếu có căn cứ là việc điều tra trước đây không chính xác dẫn đến xét xử không đúng thì kháng nghị theo trình tự tái thẩm để ủy ban thẩm phán Tòa Án Tối Cao xét xử lại”. Một cựu thủ tướng CSVN là ông Võ Văn Kiệt xác nhận: “Ban đầu khởi tố vụ án chính trị, khi không tìm ra chứng cứ, lẽ ra phải dừng thì lại dựng lên thành một vụ án kinh tế và đánh giá là 'đặc biệt nghiêm trọng', trong khi trước đó đoàn kiểm tra tài chính không phát hiện Cimexcol sai phạm kinh tế”. Tuy nhiên lãnh đạo CSVN không thèm đếm xỉa và ông Lê Văn Bình đã ôm nỗi oan cũng như sự uất ức ấy xuống mồ hồi Tháng Năm năm 2008. (G.Ð.)

Tuesday, February 24, 2009

Đoàn kết...chết hết, chia rẽ...chết lẻ tẻ.

» Tác giả: Thạch Đạt Lang
» Dịch giả:
» Thể lọai: Bài viết
» Số lần xem: 786

1. Đoàn Kết... chết hết, chia rẽ... chết lẻ tẻ

Chết rồi! bỏ vô hòm đóng lại!
Người chết đi đằng trước,
Người sống đi đằng sau,
Một lũ kéo nhau vừa khóc, vừa mếu...

Cứ mỗi lần đi dự những buổi hội thảo hay sinh hoạt cộng đồng, nghe ai đó kêu gọi, nhắc đến chữ đoàn kết là Đạt Lang tui nhớ đến bản nhạc “Kết Đoàn! Chúng ta là sức mạnh, đoàn kết ta bền vững...” bị sửa lời như trên và rồi không khỏi tủm tỉm cười.

Cười vì lời nhạc sửa đổi và cười vì dường như càng kêu gọi đoàn kết thì dân Việt nam lại...càng chia rẽ hơn. Có đúng như vậy hay không? Nếu đúng (tức là không trật) thì tại sao lại có “sự cố” như dzậy?

Tui có đọc trong một cuốn sách ở đâu đó nhận xét (rỉ) của một người Nhật về người Việt Nam như sau:

‒ Mỗi người Việt Nam là một viên kim cương (Thứ thìệt nghe, khai thác từ hầm mỏ bên Sierra Leon đem về hải cảng Antwerpen bên Bỉ, cắt gọt đàng hoàng, không phải loại kim cương nhân tạo), mỗi người Nhật là một cục đất sét (cũng thứ thiệt luôn).

‒ Kim cương thì rất quý giá, lúc nào cũng sáng chói, lấp lánh dưới ánh sáng, còn đất sét thì dơ bẩn, giá trị rất ít, nếu không muốn nói rằng chẳng có gì ngoài việc dùng làm vật liệu sản xuất bình, lọ... sành, sứ và ở đâu cũng có. Tuy nhiên kim cương không bao giờ dính lại được với nhau, đất sét ngược lại, chỉ cần chút nước là 3, 4 cục riêng rẽ sẽ trở thành một.

Mja! Tên Nhật viết quyển sách ba điều bốn chuyện này coi bộ cũng ba que, xỏ lá tợn. Hắn làm bộ khen, bơm dân Việt Nam mình cạch cạch, thổi lên tuốt ngọn cây, ngon lành quá cỡ thợ mộc (dĩ nhiên từng người một thôi); rồi đùng một cái, rút kiếm Samurai chặt... bụp một phát, chửi xéo dân mình là không biết đoàn kết để tạo thành sức mạnh của tập thể.

Đat Lang tui đọc mà tức... quá sức lẽ mình, định xét nát quyển sách đang cầm trên tay, nhưng chợt nhớ ra là sách mượn, không có tiền mua cuốn khác đền, nên kịp ngừng lại. Tiền lương bà xã kiểm soát từng Euro, Konto online check hàng ngày, mất một đồng là bã “phát hiện” được ngay, làm sao dám nhiếm ra một ít mà mua, mà nếu có nhiếm được thì... mua thứ khác đáng giá hơn... sách, báo chứ? Đúng hông? Không đúng là bà...bắn tui đi.

Thôi! xin trở lại vấn đề. Ngẫm nghĩ, thấy anh Nhật nói đúng chứ không sai, hay có sai thì cũng... chút chút thôi.

Người Việt chúng ta đứng riêng rẽ thì rất thành công, những tấm gương như kỹ sư Dương Nguyệt Ánh chế tạo bom áp nhiệt (Thermobaric), giáo sư Nguyễn Xuân Vinh làm việc cho NASA, Trịnh Tuệ với 7 bằng kỹ sư (về Việt Nam thành... 7 bằng tiến sĩ) và mới nhất đây ở Orleans, Joseph Cao đắc cử vào Hạ viện Hoa Kỳ,... là những bằng chứng rõ rệt nhất. Tuy nhiên, đến ngày hôm nay người viết vẫn chưa được thấy một công ty, một tổ hợp, một nhóm nhà khoa học nghiên cứu... mang tên Việt Nam có được một thành công rực rỡ đáng kể. Việc kết hợp khối người Việt hải ngoại thành một lực lượng đồng nhất (đồng nhất chứ không phải duy nhất) để có thể tạo được những thành quả to lớn mang tầm vóc quốc tế, dường như là một việc bất khả thi.

Có nhiều yếu tố ngăn chận sự đoàn kết của người Việt, thử điểm qua vài yếu tố chính.

Theo sự nhận xét của tui, yếu tố quan trọng thứ nhất khiến người Việt ít đoàn kết là tính ích kỷ, không biết hi sinh quyền lợi nhỏ của bản thân để đạt được một điều lợi chung lớn hơn, mà bản thân mình cũng (sẽ) được nhiều hơn.

Một thí dụ điển hình tui được biết, do một anh bạn là kỹ sư thiết kế (design), đồng thời làm việc trong Betriebsrat (công đoàn IG Metall ‒ Industriegewerkschaft Metall, “Industrial Union of Metalworkers”) của một hãng chế tạo xe hơi ở Đức kể lại. Anh cho biết chưa đến 5% tổng số người Việt trong hãng tham gia thành đoàn viên công đoàn, trong khi so với các dân tộc khác (không kể Đức) như Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey), Nam Tư (Yugoslavia) hay Tây Ban Nha (Spain), số đoàn viên bao giờ cũng là 50-70%, thậm chí có nhà máy lên tới 80% công nhân viên là đoàn viên công đoàn.

Tui hỏi lý do, anh cho biết người Việt trong hãng anh làm không sốt sắng tham gia công đoàn vì phải đóng nguyệt liễm 1% tiền lương Brutto (Gross income). Nhiều người không gia nhập thì thôi, lại còn lý luận rằng không là đoàn viên nhưng khi công đoàn tranh đấu cho công nhân viên được lên lương, họ vẫn được hưởng, vậy thì dại gì mà mỗi tháng phải mất vài chục Euro? Vậy thì những người đoàn viên công đoàn đều ngu dại hết hay sao?

Sau khi nghe chuyện đó, tui tò mò đọc sách, tìm hiểu về sự hình thành và quá trình tranh đấu của công đoàn IG Metall Đức. Qua đó mới biết rằng, để đạt được thành quả ngày hôm nay cho công nhân viên ngành sắt thép Đức mỗi năm được hưởng 6 tuần lễ nghỉ Urlaub (Vacation), tuần làm việc 35 tiếng (hiện nay vì tình hình kinh tế, nhiều hãng đã tăng trở lại 37,5 hay 40 tiếng/tuần), được tiếp tục trả lương trong 6 tuần lễ bệnh đầu tiên trong năm (sau đó qũy bảo hiểm sức khỏe sẽ trả tiếp) công đoàn đã phải tranh đấu trường kỳ trong nhiều năm, khi đàm phán với giới chủ nhân, khi đình công làm áp lực... mỗi năm từng bước một. Tiền đâu họ hoạt động nếu không có nguyệt liễm của đoàn viên?

Yếu tố thứ hai là lòng ganh tị, hám danh, tranh giành, hơn thua nhau những chuyện không đáng. Sự ganh tị thường ngấm ngầm, không bộc lộ ra ngoài nhưng âm ỉ, kéo dài và sẽ bùng nổ khi có dịp. Người ta dễ dàng bôi bẩn, vu khống, chụp mũ, nói xấu sau lưng nhau... chỉ vì những điều nhỏ nhặt như cảm thấy thua kém người khác hay không đạt được những gì mình muốn, nhất là khi có được phương tiện truyền thông trong tay. Việc tranh nhau chức vụ chủ tịch Văn bút VNHN giữa các ông Viên Linh, Sơn Tùng, Đặng Văn Nhâm... cuối thập niên 90 là một bằng chứng rõ rệt.

Người Việt hải ngoại hầu như chỉ kết hợp được với nhau khi có những biến động lớn, như vụ Trần Trường, vào năm 1999, treo cờ đỏ sao vàng và hình ông Hồ Chí Minh trong tiệm bán và cho thuê phim video, đĩa nhạc... mà ông Trường sở hữu, hay là vụ biểu tình phản đối báo Người Việt in hình chậu rửa chân cho mấy người làm nail có hình cờ vàng ba sọc đỏ hoặc những cuộc biểu tình chống mấy ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết qua Mỹ...khoe “Duyên Dáng Việt Nam”, vận động hội nhập vào WTO hoặc vụ phản đối nghị viên Madison Nguyễn định đổi tên Little Sàigòn và mới nhất là cuộc biểu tình phản đối cuộc triển lãm tranh và văn học nghệ thuật VAALA...

Khi những sự việc đó trôi qua hoặc chìm xuống rồi, thì... ai về nhà nấy. Còn lo cơm áo, bill mortgage, xe, điện, nước, telephone... Ôi chao, đủ thứ, tối tăm mặt mũi chứ bộ chơi sao? Dĩ nhiên! Đi biểu tình vậy là... may rồi, muốn gì nữa? Bỏ ăn chơi, bỏ việc nhà cuối tuần, bỏ shopping... tham gia đóng góp vậy là quá sức rồi. Thêm nữa ai chịu cho thấu?

Nhưng nếu có ai đó tò mò, lấy một tờ báo tiếng Việt hay thông cáo kêu gọi các cuộc biểu tình đọc, sẽ thấy danh sách các hội đoàn, tổ chức... tham dự dài... ngoằn ngoèo, dài thậm thượt, dài... lê thê, dài... mút chỉ cà tha. Đọc không cách chi mà nhớ hết được, nhưng nếu chịu khó suy nghĩ hay hồi tưởng...chút chút, thì chắc chắn sẽ nhận ra rằng nhiều hội đoàn, tổ chức trong cái danh sách đó mỗi năm hoạt động chừng...một lần là tối đa, hay chỉ có tên không có thực, hoặc số thành viên chỉ lèo tèo năm ba người (kể cả vợ chồng, con cái, anh chị em...). Vậy thì thành lập cho nhiều để làm gì? Nếu không là để lấy...danh, để '' Nổ '' cho lớn, cho mọi người biết rằng....ta đây cũng (ngon lành) như ai.

Nhớ có lần nói chuyện với một anh đồng nghiệp người Đông Đức cũ, nhờ đi ăn trưa trong Kanteen thường ngồi chung bàn, riết rồi thành quen, anh là kỹ sư cơ khí bên miền Đông, khi bức tường Bá Linh sụp đổ, trôi dạt qua chỗ tui ở mần Techniker (Technician). Một lần lại nhà ảnh chơi, ảnh cho tui coi cái bằng tốt nghiệp rồi vui vẻ nói:

‒ Gut! Hauptsache habe ich eine Arbeit und verdienne gut genug fuer meine Familie. Ingenieur oder nicht ist nicht zu wichtig. (Tốt! Chuyện chính là tôi có một việc làm và kiếm đủ tiền cho gia đình. Kỹ sư hay không, không quan trọng lắm).

Anh bạn Đức này đúng là thật thà quá, chưa học được cách làm pháo của dân Việt Nam. Nghĩ lại tui cũng thấy ngượng với ảnh, vì xét ra mình cũng thuộc loại “nổ” chẳng kém ai. Đi làm lao động, lương chỉ cao hơn lương mấy người làm ở trong Mc Donald không tới một Euro/giờ mà ai hỏi tới cũng làm bộ (khiêm nhường) bỏ nhỏ, “Tui làm việc lãnh lương AT (Ausser Tarif) anh/chị ạ. Năm 70.000 Euro, chưa kể tiền thưởng cuối năm.”

Dĩ nhiên Đạt Lang tui sức mấy mà dám “bẹc cà na” với anh đồng nghiệp Đức kia, ảnh chỉ nghe vài câu tiếng Đức (học mà không cần đến trường từ hồi còn... ở Việt Nam) là biết tỏng mình thuộc loại nào rồi.

Nhưng từ nguyên nhân sâu xa nào mà người Việt chúng ta thích “nổ”? Vì tự ti hay tự tôn mặc cảm? Để che dấu sự thua kém của mình hay để cảm thấy tự “sướng” khi có cảm giác người khác nể phục mình?

Nhớ lại thời gian sau ngày 30/04/75, khi những người lính QĐND miền Bắc mới vào Sàigòn, người dân miền Nam đã có nhiều chuyện cười về những quả pháo điện quang toàn hồng như: Ti vi chạy đầy đường, trữ lượng mỏ dầu hỏa của ta lớn như con voi trong khi trữ lượng tất cả các mỏ dầu trên thế giới cộng lại chỉ bằng con tem dán trên lưng con voi, Nhật Bản đang định mua khói nhà máy của ta, cứ một tàu khói đổi một tàu máy cày Kubota...

Sang đến thập niên 90, khi khúc ruột (non) ngoài ngàn dặm bắt đầu... chuyển động thì bệnh nổ... “lây lan” sang một số người một thời là... “ma cô, đĩ điếm” về thăm quê hương (là chùm khế ngọt). Rất nhiều Việt kiều về VN lúc đó, không bác sĩ, kỹ sư... thì chí ít cũng là... chủ hãng, chủ tiệm..., ít thấy ai nói qua Mỹ đi cắt cỏ (Đụng chạm nghề nghiệp anh Caubay quá. Xin lỗi nghe anh!) rửa chén, phục vụ trong nhà hàng, làm nail, tóc hay là assembler hãng điện tử...

Thế mới biết Việt Nam ta (trong nước) toàn anh hùng và (hải ngoại) toàn trí thức. Tuy nhiên lần này bệnh “nổ” không làm cho người nghe cười mà làm cho họ thấy nể nang, kính phục... mấy cây “pháo đại” vô cùng.

Gần nhất là bệnh nổ trên DCVOnline, ở đây cũng không thiếu gì những cây pháo đại hay điện quang toàn hồng. Nhiều nickname làm thơ, góp ý kiến chửi bới cộng sản tàn tệ, khoe khoang tầu ngầm với đầu đạn nguyên tử... sẵn sàng đem thả xuống đầu cộng sản Hà Nội, hay hàng ngày than khóc, kêu gào tự do, dân chủ, đa nguyên cho hơn 84 triệu dân Việt Nam trong nước nghe muốn điếc con ráy, tưởng chừng như cộng sản Việt Nam sắp sụp đổ hay bị đánh tan tành tới nơi. Nhiều khi Đạt Lang tui đọc thấy hồ hởi, phấn khởi, nằm tưởng tượng đến ngày tàn của CSVN mà sướng lịm cả người, nhưng chỉ trong vài giây đã bàng hoàng tỉnh mộng nhận ra rằng:

“Trương đậu hũ, Lý đậu hũ!
Đêm kề gối mộng, nghìn mơ...
Sáng ra nấu đậu như xưa, khác gì?”

Cho dù là vì lý do nào đi chăng nữa thì máu thích nổ ngay từ đầu đã là chướng ngại cho sự đoàn kết. Mang tâm lý bất phục kẻ khác khiến cho ta khó có sự thông cảm khi đối thoại, ta sẽ không lắng nghe, sẽ dễ chê bai, dè bỉu, bôi bác... những ý kiến hay việc làm của người khác ngay từ đầu, cho dù những ý kiến hoặc việc làm đó sẽ đem đến những kết quả thực tiễn, đáng khen, có lợi cho tập thể.

Khi đã không lắng nghe, không thông cảm, không tôn trọng nhau, người ta khó có thể kết hợp với nhau, đặt mục tiêu, quyền lợi của tập thể lên trên mục đích, quyền lợi cá nhân. Đi xa hơn phải biết đặt quyền lợi đất nước, dân tộc lên trên quyền lợi tổ chức, đảng phái, tôn giáo...

Yếu tố thứ ba làm cản trở sự đoàn kết là tôn giáo. Việt Nam có hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Phật giáo (không kể những người chỉ thờ cúng ông bà) có con số tín đồ lớn hơn nhưng là một tôn giáo với tổ chức lỏng lẻo, trong lúc Thiên chúa giáo ít tín hữu hơn, chưa đến 10% tổng số dân nhưng tổ chức rất chặt chẽ, hoạt động hầu như luôn có sự chỉ đạo của tòa thánh Vatican. Trong suốt cuộc chiến Quốc‒Cộng, những biến động chính trị ở miền Nam hầu hết đều có sự tham gia của hai tôn giáo lớn này. Ngoại trừ một số ít cao tăng, thật sự vì đạo, đời, đất nước, dân tộc... những người lãnh đạo tinh thần hai tôn giáo lớn này chỉ nhằm mục đích tranh dành ảnh hưởng, quyền lực cho tôn giáo mình. Họ quên đi một điều: trước khi là Phật tử hay con chiên của Chúa, họ là người Việt Nam.

Nếu mục đích thay đổi chế độ cộng sản Hà Nội không phải vì tự do, dân chủ, đa nguyên cho toàn dân Việt Nam mà chỉ để phục vụ cho quyền lợi hay sự bành trướng tôn giáo, chắc chắn những người lãnh đạo tinh thần của hai tôn giáo trên khó bắt tay được với nhau và sẽ không bao giờ nhận được sự ủng hộ của toàn dân.

Lẽ tất nhiên còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sự đoàn kết, nhưng xin ngừng ở đây vì bài viết tương đối đã dài.

Ngày hôm nay đất nước đang đứng bên bờ vực thẳm với sự xâm lăng trắng trợn của Tầu cộng qua những chuyện Hoàng Sa‒Trường Sa, việc cắm lại cột mốc biên giới, dựng lại Ải Nam quan, và mới đây nhất là việc khai thác quặng Bô-xít (Bauxite) để sản xuất nhôm ở Tây Nguyên. Sau việc khai thác Bô-xít này, chắc chắn sẽ còn nhiều sự việc khác diễn tiến bất lợi hơn cho Việt Nam.

Chúng ta phải làm gì khi đảng cộng sản Việt Nam với thái độ ươn hèn, khiếp nhược của 15 người trong Bộ Chính Trị và 3 triệu đảng viên, xem quyền lợi bản thân, gia đình, đảng phái quan trọng hơn tiền đồ dân tộc, đất nước?

Hãy suy nghĩ tích cực hơn, mạnh dạn truyền bá thông tin (khai thác Bô-xít) này đến từng người mỗi khi có dịp trò chuyện, tâm tình. Hãy gác bỏ những tị hiềm cá nhân, những khác biệt về chính kiến. Các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo hãy đặt quyền lợi đất nước, dân tộc lên trên sự gia tăng tín đồ, bành trướng đạo pháp...

Những người nắm phương tiện truyền thông, media... hãy ngừng chửi bới, nhục mạ, chỉ trích nhau mà nên tìm cách phổ biến những tin tức nguy hại đến dân tộc, đất nước bị chính quyền bưng bít, che dấu, hãy đánh động quần chúng lên tiếng. Các bạn trẻ sinh viên, học sinh trong các trường trung, đại học trong cũng như ngoài nước hãy bàn luận, tham khảo ý kiến nhau cần phải làm gì trong thời điểm này?

Riêng đối với các hội đoàn, tổ chức, những bạn trẻ ở hải ngoại, hãy tìm đánh địch bất cứ khi nào có dịp (proactive), đừng chờ khi bị tấn công mới trả đòn (reactive). Hãy tổ chức những buổi trình diễn nghệ thuật, văn hoá trưng bày tội ác CS, những chuyện tham nhũng, hối lộ, hèn nhát... của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, hãy dùng ngay chiêu thức của VAALA mà đánh trả hoặc tấn công một cách ôn hòa nhưng hiệu quả.

2009-02-24 17:05:15 

Monday, February 23, 2009

Thua me gỡ bài cào!

Phiếm luận của Nguyễn Thanh Ty
Trích Người Việt Boston

By HoangHac • Feb 21st, 2009 • Category: Nguyễn Thanh Ty

Suốt một năm 2008, trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa để từng bước tiến lên thiên đường (mù) Cộng sản, đảng ta đã đạt được nhiều thắng lợi to lớn.
Đáng lẽ phải nói là thắng lợi, đại thắng lợi thì mới thiệt đúng ý của “Bác”, nếu như không có mấy cái “sự cố” “lẻ tẻ” xãy ra “đột xuất” làm cho đảng ta không hưởng được cái vui trọn vẹn, cứ gọi là “Xuân này hơn hẵn mấy xuân qua” hoặc “Xuân này toàn thắng ắt về ta” rồi.
Bỗng dưng từ trên trời rơi xuống chữ “phước”, nhiều “lộc” dồn dập kéo nhau đến, hùa nhau bề hội đồng cái câu “phước bất trùng lai, họa vô đơn chí” của cổ nhân, làm cho uy tín, tên tuổi của đảng ta đang lúc bị u ám tối thui, tối tăm mặt mũi trên trường chính trị quốc tế, bỗng chốc bay tít lên trời xanh, lồng lộn như diều gặp gió chướng tháng mười.
Điểm lại thử coi những cái “phước” nào đã đến toét miệng cười với đảng ta, giúp cho đảng ta như con nghiện hút thiếu thuốc, đang vật vả sống lên, chết xuống, bỗng được tỉnh táo hẵn ra như vừa chích mấy mũi xì ke, vừa hít thêm bột trắng hê rô in?
Sau khi dàn dựng thành công vỡ hài kịch “APEC”, lại vừa lúc được đế quốc Mỹ tháo gỡ cho cái gông “CPC”, đảng ta túm luôn cái vé vào cửa “WTO” trót lọt như uống nước đường phèn…thắng lợi mạnh như thế chẻ tre.
Đúng là phước ba đời cho đảng ta, ba cái phước đang lúc say xỉn cùng lúc sụp chân xuống một lỗ.
Từ đó các nước tư bản lớn, nhỏ, vừa vừa, đua nhau đổ tiền tỷ nọ, tỷ kia vào Việt Nam để đầu tư, làm ăn buôn bán…
Nhiều nhất là nguồn vốn ODA mà Nhật là một trong số các nước trút hầu bao nhiều hơn hết.
Ối chao ơi! Tiền ơi là tiền! Từ sau cái ngày 30 tháng 4/75, trên núi cao bò xuống, trong rừng sâu mò ra, thấy được ánh sáng văn minh của Miền Nam, chưa bao giờ đảng ta được thấy tiền “đô” nhiều như thế. Chả bỏ bèn với những ngày hối hả đổ xô vô Nam đua nhau “vào vơ vét về” những thứ lỉnh kỉnh, cồng kềnh như xe đạp, bàn ghế, tủ thờ, nồi niêu soong chảo, quạt máy (máy chém)… của dân “Ngụy”, kìn kìn chở về Bắc y như cảnh giặc ngoại xâm đi cướp bóc chiến lợi phẩm của kẻ bị xâm chiếm đất đai”.
Nghĩ lại hồi ấy, đảng ta sao mà “quỷnh” và “bần” thế nhỉ! Cho cán bộ đi bòn, cả cái chổi cùn rế rách cũng mang về Bắc làm của quí. Buồn cười và xấu hổ chết đi được.
Bây giờ thì tiền “đô” của cái đám tư bản sao mà lắm thế. Cứ như là lá vàng rơi không bằng. Đúng với câu: “Tiền vô như nước sông Đà”, đảng ta tha hồ nhắm mắt a thần phù, mạnh ai nấy làm phép, thiên biến vạn hóa, bày ra thiên la địa võng cái gọi là “dự án”, toàn là những dự án “khủng” như dự án “PMU 18”, dự án “Đại Lộ Đông Tây…. để giở trò ma mãnh, láu cá, xà xẻo, ăn cắp, chấm mút.
Mỗi một dự án là một đống bạc khổng lồ để lãnh đạo ta tha hồ thò vòi bạch tuộc tham nhũng vào hút tiền “trên trời rơi xuống”.
Nếu “Bác Hồ”sớm biết bọn tư bản giàu có sung sướng và hào sảng như thế thì “Bác” đâu có ngu dại gì phải khổ sở để đi lạy lục, van xin cái quân khốn nạn, gian ác cộng sản để cõng chúng về phá tán gia cang, hại dân hại nước suốt cả gần thế kỷ?
Cứ như thế, như thế… đảng ta đạt hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Nhưng “tham thì thâm” cổ nhân đã dạy.
Hư sự bắt đầu từ thằng Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đông Tây thành Hồ.
Bố khỉ thằng Huỳnh ngọc Sỹ không nghe lời răn của người xưa! Cái thằng sao mà hám ăn lắm thế. Cái gương của thằng Mai văn Dâu và Lương Quốc Dũng còn sờ sờ ra đó. Gần hơn nữa, hai thằng Bùi Tiến Dũng và Nguyễn Việt Chiến trong vụ PMU 18 vẫn còn mắc họng gỡ chưa ra mà nó chẳng “kính nhi viễn chi” một ly ông kẹ nào.
Nó đã nuốt của tập đoàn PCI Nhật Bản những 2 triệu 6 đô, răng bén như hàm cá mập, mà nó lại “diếm” đầu, “diếm” đuôi hơn một nửa, khai chỉ có tám trăm “vé” để “cúng lên trên”, khiến cho “trên” ăn không đồng, chia không đủ, hậm hực đay nghiến với nhau để rồi mọi sự bị lòi chành té bứa ra một đống, không thu dọn kịp, đến nổi bọn Nhật biết được, xót của, nóng mặt, làm nhặng xị cả lên như cha chết không bằng.
Mà khéo cái bọn chính quyền Nhật! Tiền gì của chúng? Chả là tiền thuế của dân Nhật đấy ư! Cứ xem tiền thuế của dân Việt ta đấy! Đảng ta một tay thu hết vào túi đảng mà có thằng đen, con đỏ nào dám kêu ca gì? Trí tuệ như thế mà chẳng chịu học!
Rõ bọn Nhật đúng là dân keo kiệt, bủn xỉn, mới rơi rớt có tí chút tiền có là bao, chưa đầy được túi ba gang, đã làm ầm ĩ lên như bị thả bom nguyên tử không bằng!
Đã vậy chúng còn vờ vĩnh làm mình, làm mẫy hù dọa cắt nguồn ODA với đảng ta nữa chứ. Thách đấy! Đảng ta thách đấy! Đảng ta còn khối nguồn viện trợ từ các nước Anh, Úc, Thụy Điển, Na Uy, Canada, Pháp… để mà tha hồ ngắt véo, bòn rút.
Ái chà chà! Lại còn bật đèn xanh cho cái bọn báo chí Nhật làm rầm beng lên nữa chứ! Bọn này còn dám vu cáo cả “tiết hạnh” của phi công và tiếp viên Hàng không Việt Nam, toàn là cán bộ ưu tú “hạt giống đỏ” và “du sinh quàng khăn đỏ” của ta là cả đám “dòi bọ” vào siêu thị Nhật ăn cắp đồ lót phụ nữ, nước hoa, bóp đầm nữa chứ!
Đảng ta mà thèm vào mấy cái thứ nhăng nhít ấy à? Nếu có thì họa chăng phải là sừng tê giác Nam Phi cơ, mới đáng để đánh đổi cái thể diện Nhà nước cờ đỏ sao vàng!
Phúc ba đời nhà chúng! Nếu chúng làm báo ở Việt Nam thì đảng ta đã bóp họng chúng le lưỡi chết cả đám như đã bóp họng 700 tờ báo trong nước bấy lâu nay rồi.
Chúng quyền hạn gì mà buộc đảng ta phải điều tra, xét xử minh bạch chuyện thằng nào, con nào “thò tay mặt đặt tay trái” lấy tiền? Có mà ngu đi bứt dây để động rừng à?
Được rồi! Cứ đợi đấy! Đảng ta cứ đánh bài “ì”, không điều tra, không xét xử gì sất, liệu chúng mày làm gì được ông nào?
Phải biết rằng chúng ông là “thập tứ nhân bang” luôn nhất trí đoàn kết thành một khối, giống như con bạch tuộc, vững như kiềng ba chân, “ăn dơ” với nhau từ trên xuống dưới, không có thế lực ngoại bang nào có thể làm cho lung lay, rời ra từng “mảng” được. Đừng có hòng!
Chuyện bọn Nhật đã vậy, lại thêm cái đám Đại Hán cà chớn chống xâm lăng!
Nhân nhắc đến Đại Hán, “thập tứ nhân bang” giận trách ông anh Trung Quốc không giữ lời ước hẹn để cho đàn em lâm vào tình thế khó xử với đám dân đen trong nước.
Đảng em âm thầm kiên trì tiếp nối con đường “Bác” đi, đã dâng đảo, hiến đất cho ông anh để đổi lấy sự “bảo kê” quyền lực bền vững của Bộ Chính trị. Hai bên đã cam kết giữ bí mật tuyệt đối, sống để dạ, chết đem xuống mồ. Hai bên đồng thề một câu rằng đứa nào tiết lộ sẽ bị Mao Hồ xúm nhau vật cổ, bẻ họng hộc máu chết tươi.
Thế mà ông anh bội thề, chả kiêng nể gì hai cái tượng đất Mao Hồ còn ngồi sờ sờ trong miếu, nỡ lòng nào nuốt lời hứa, oang oang với thế giới, tuyên bố thành lập huyện Tam Sa, gộp hai đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Đại Hán làm cho bọn dân ngu khu đen trong nước chúng em phẩn nộ, hè nhau đi biểu dương lòng yêu nước, lên tiếng đòi lại giang sơn, chửi bới chúng em là “quân bán nước”, nhục như con chó.
“Sự cố” này làm cho đảng em phải huy động một lực lượng lớn công an vừa chìm, vừa nổi cùng với bọn đầu trâu mặt ngựa xã hội đen, vất vả lắm mới đánh dẹp, bóp mồm, bịt họng chúng nổi.
Vừa mới êm êm vụ đảo, ông anh lại làm khó thêm vụ đất liền, bắt buộc chúng em phải kết thúc chuyện cắm mốc phân ranh giới vào đúng cuối năm 2008, làm khó ép chúng em phải dâng thêm ải Nam Quan và một nửa thác Bản Giốc để khỏi bị “đòi nợ cũ”.
Cái nợ cũ tự cái thời “Bác Hồ với Bác Đồng” từ trong hang Pác Pó mới mò ra, nhắm mắt ký bừa cái văn tự thổ tả dâng đất, hiến biển để được vay một lượng khổng lồ súng đạn, tàu bò, xe tăng cùng tài khí chiến tranh để đánh cho “Mỹ cút Ngụy nhào”, chiếm miền Nam, rồi lôi thêm ra cái bí mật “Bác Phiêu kính mến” làm chuyện nhục nhã, “hủ hóa đạo đức cách mạng” tò tí thậm thụt với gái Tàu, Cô Trương Mỹ Vân, đến độ có con riêng với cô ta, nhân chuyến triều cống năm 1988 để bắt bí, giờ đây đổ hết lên đầu chúng em. Sự việc bùng xoè ra to như thế làm chúng em khó mà bưng bít nổi.
Ừ, thôi thì đảng em cũng xin chiều ý, ký gấp đúng hẹn, đề dâng lên ông anh phần đất ải Nam Quan và thác Bản Giốc cho vui vẻ cả làng nhân năm mới.
Ra giêng, ngày rộng tháng dài, chúng em sẽ liều liệu cái bãi Tục Lãm cho ông anh nữa là đủ bộ lệ. Sớm hay muộn rồi thì cái đất nước này cũng là của anh em xã hội chủ nghĩa chúng ta cả, ông anh gấp gáp làm gì, cũng nên thư thả một thời gian cho chúng em gom góp chút vốn liếng khả dĩ để “liệu đường cao chạy xa bay” nhỡ khi một mai “ái ân ta có ngần này mà thôi”. Chúng em cắn rơm cắn cỏ lạy ông anh, xin ông anh kheo khéo “tế nhị” tránh dùm cho chúng em khỏi mắc vào những tiếng “nhạy cảm” như là “bán nước cầu vinh” hay “nhận giặc làm cha” thì nó ô nhục tổ tiên đến muôn đời lận. Được vậy, chúng em nguyện đời đời làm trâu, làm ngựa hết lòng trung thành phục vụ ông anh.

* * *
Đảng ta rất ư là sáng suốt và mềm dẻo trong đường lối ngoại giao với chủ trương “mềm nắn rắn buông” nên trước hai “sự cố” Nhật và Đại Hán Trung Hoa xãy ra “đột xuất”, vừa kể, đảng đã đi một đường lòn rất uyển chuyển, tuyệt vời để “né” “giặc ngoài”, câu giờ “ổn định chính trị” để “dẹp” “thù trong” đang càng lúc càng bùng lên khắp nơi đòi tự do dân chủ và quyền sống. Vậy nên đảng ta mới có đặc tính “nói dzậy mà không phải dzậy”.
Mặc dù bên ngoài đảng ta vờ vịt mềm mỏng như vậy để “tránh voi chẳng hổ mặt nào” nhưng bên trong đảng ta vẫn căm lắm. Anh em đồng chí với nhau mà nở xử tệ với nhau như chó với mèo, thật quá tay. Phải tìm cách trả thù cho hả dạ dù bằng cách gì đi nữa.
Bộ Chính trị “Thập tứ nhân bang” bèn họp khẩn tìm kế sách đối phó.
Sau ba ngày họp ráo riết, hao tốn nhiều rượu tắc kè cường dương bổ óc, với mười bốn bộ óc đặc sệt đất sét, chuyên xài bằng giả, đảng ta không nghĩ ra được mưu kế gì cả. Cuối cùng, Ba Dũng nhờ lúc còn nhỏ làm giao liên, chuyên hóng chuyện mấy anh du kích trốn chui rúc trên núi nói dóc, nên biết được khối chuyện tầm phào như Vi Tiểu Bảo hóng chuyện trong lầu xanh mà biết đủ thứ chuyện bậy bạ chốn ăn chơi.
Đang lúc Bộ Chính trị đang bí rị, mặt anh nào cũng thộn ra như bị táo bón thì Ba Dũng sực nhớ đến chuyện Trạng Quỳnh dùng nghé con để chọi lại trâu mộng của Tàu mang sang thách đố. Ba Dũng hét to lên một tiếng mừng rỡ y như vừa khám phá ra mặt trăng hình lưỡi liềm vào những đêm cuối tháng.
Như bắt được vàng, Bộ Chính trị đòi Ba Dũng kể lại câu chuyện thú vị hay ho, đầy sáng tạo thần kỳ này. Sau khi “tiếp thu” ý nghĩa câu truyện, các vị lãnh đạo kính mến của đảng ta thi nhau “phát huy sáng kiến, triển khai kế hoạch ba mũi giáp công” để ra quân.
Cốt lõi mẹo Trạng Quỳnh là tuy Tàu biết ta chơi xỏ dùng nghé con khát sữa ưa rúc vào bụng trâu mẹ để bú làm nhột trâu mộng, trâu mộng phải bỏ chạy, mà không có lý do gì bắt lỗi được, đành chịu thua cuộc.
Áp dụng cái tinh túy của truyện Trạng Quỳnh, đảng ta tổ chức ngầm cho người đi tàn phá Lễ Hội hoa Anh đào của Nhật để trả thù… vặt, rồi đổ cho nhân dân “tự phát”.
Ngày 31 tháng 12 năm 2008, báo chí rầm rộ loan tin “Rộn rã Hội Phố Hoa Hà Nội” ở phố Đinh Tiên Hoàng cạnh bờ Hồ Hoàn Kiếm.Hàng ngàn du khách đã kéo nhau về Hội Phố Hoa để thưởng thức nghệ thuật cắm hoa của thủ đô Hà Nội và Nhật Bản.
Ba ngày sau, cũng những báo đó cho biết tin phố hoa đã tan hoang, tanh bành. Dân chúng (?) đi coi hoa đã quá yêu hoa (!) nên người bẻ, kẻ nhổ, đám đông dặm lên hoa cỏ làm cho tan nát hết phố hoa.
Trước đó mấy tháng, đầu tháng tư năm 2008, cũng cảnh tương tự, Nhật tổ chức Lễ hội Hoa Anh đào “Sukura Festival in VietNam” tại Hà Nội, bao nhiêu cây hoa anh đào mang từ Nhật sang cũng được thanh thiếu niên nam, nữ chiếu cố, hè nhau chôm chỉa, hái, ngắt, vặt bẻ, giật. Chẳng mấy chốc, ba cây anh đào nở tràn đầy hoa xinh đẹp là thế, trở thành ba cái cùi cây trụi lũi đứng trên bãi rác.
Mấy quan chức ngoại giao Nhật sững sờ, đứng trơ mắt ếch ra nhìn, miệng há hốc ra ngạc nhiện hồi lâu không ngậm lại được.
Có lẽ họ đang tự hỏi: “Văn hóa Việt Nam là như thế ư?”
Báo chí trong nước thì viện dẫn lời của mấy ngài trí thức xã hội chủ nghĩa giải thích rằng đó là tập quán nông thôn, nhà quê với tục “hái lộc đầu năm” để bào chữa cho hành vi “vô văn hoá” của thanh thiếu niên đất Thăng Long bốn ngàn năm văn hiến .
Ông nghị Dương Trung Quốc giải thích rằng:
“Đứng trên phương diện văn hóa học, tôi cho rằng những hành vi tiêu cực này phát xuất từ một nhu cầu có tính tập quán của người Việt Nam, đầu năm phải có được cái gì đó gọi là có lộc.”
Giáo sư Trần ngọc Thêm, tiến sĩ toán học, lại nói bừa:
“Xét về mặt văn hóa, những hành động này phát xuất từ văn hóa nông thôn, văn hóa làng xã mà ra”.
Chỉ được có mỗi ông nhà văn Băng Sơn biết xấu hổ với “văn hóa cướp giật”:
“Tôi cảm thấy buồn và xấu hổ. Người Hà Nội làm xấu Hà Nội đi. Bao nhiêu năm hội Hoa ở Đà Lạt, ở Sài Gòn mà không phải làm hàng rào vẫn giữ được cho đến ngày cuối cùng”.
Báo chí hải ngoại thì có nhận định sát sườn hơn, cho là sở dĩ ngày nay có cái “văn hóa cướp giật” trên là hậu quả của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, một nền giáo dục “trồng người” của “Bác Hồ” gieo rắc, bắt đầu từ việc đi cướp. Cướp chính quyền, cướp đất đai, tài sản, cướp luôn quyền sống, quyền suy nghĩ của nhân dân. Gieo nhân nào gặt quả nấy. Trồng cây gì thì ra trái ấy. Không thể trồng gai xương rồng mà ra trái thanh long được.
Có điều, báo chí trong nước cố tình lờ đi hoặc được lệnh của anh Ba, chú Bảy ở BCT, nên không một ai gợi ý hay đả động đến chuyện đặt câu hỏi:
- Lực lượng công an, cảnh sát ở đâu mà để cho dân làm loạn như vậy?
Câu hỏi nếu có đặt ra chăng nữa thì cũng không cần câu trả lời. Ai ai cũng thừa biết rằng hiện nay lực lượng công an, cảnh sát, mật vụ trong nước chiếm 1/3 dân số. Nghĩa là cứ ba người dân thì có một an ninh kèm cặp, chăm sóc.
Mấy chổ dân oan khiếu kiện đất đai, trước cửa các nhà dân chủ… công an bu từng đám như ruồi xanh bu phân. Mỗi lần sinh viên, học sinh xuống đường biểu tình chống lại việc Trung Quốc cướp đất, cướp biển thì đám công an đủ loại nhiều gấp 4 lần số sinh viên, bu lại bao vây để tha hồ dùi cui, roi điện đánh dẹp.
Thế mà qua hai cuộc tàn phá Lễ Hội Hoa một cách thô bạo, thanh thiên bạch nhật, trước mắt của đám đông người dự lễ như thế lại không hề có một bóng dáng công an, cảnh sát hay dân phòng nào cả. Hỏi có phải lạ lắm không?
Xem đoạn video quay cảnh thanh thiếu niên Hà Nội tranh nhau bẻ hoa, vặt cành mấy cây hoa anh đào, có người còn leo lên hàng rào lấy luôn cả lồng đèn triển lãm một cách “vô tư” mới thấy rõ tự do ở Việt Nam “tự do ngàn lần hơn” các nước tư bổn.
Sự vắng mặt lực lượng cảnh sát công an trong hai lần tàn phá “Lễ Hội Hoa Anh Đào” chắc chắn chỉ có BCT, tức “Thập tứ nhân bang” mới có thể (vừa cười đắc chí) vừa trả lời thỏa đáng mà thôi.
Thế là bọn Nhật ỷ có mấy đồng vốn ODA làm khó ta đã bị ta chơi xỏ hai vố đau
thốn tới dế rồi.

* * *
Bây giờ tới lượt Đại Hán, tình hữu nghị 16 chữ vàng, vừa là đồng chí vừa là anh em.
- Chúng mày sẽ biết thế nào là lễ độ.
Mười bốn nắm tay đồng giơ cao, mười bốn cái mồm đồng hô một chữ “quyết” rất to và rất … cả quyết.
Ngày 25 Tết Kỷ Sửu, người dân Hà Thành được xem miễn phí một vở hài kịch rất “ấn tượng” được Nhà nước cho công diễn trên đường phố Hà Nội. Vở hài kịch không có tên nhưng người dân “nhất trí” đặt chết cái tên là “Dùi cui đại náo Phố Ông Đồ”.
Diễn viên hài chính trong vỡ diễn lần này không phải là nghị gật Pham quang Nghị diễu dỡ trong những ngày Hà Nội nước lụt mà là Trung tá Lê Quý Luận, đội trưởng đội trật tự Công an Phường Quốc tử Giám, Quận Đống Đa, một diễn viên hề mới được Bộ Công An đào tạo, rất năng nổ, nhập vai rất xuất sắc, thần kỳ với nhân vật phản diện mang tính chất hung ác y như “người thật việc thật” trong xã hội chủ nghĩa đương đại.
Sân khấu là vỉa hè Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn có tên lâu năm là Phố Ông Đồ.
Mở màn, hồi 1, cảnh 1, khán giả thấy một cảnh Tết cũ rất gợi nhớ:
Như mọi năm gần giáp Tết, hàng chục cụ đồ ngồi trên con phố này viết thư pháp. Người sành điệu yêu thích thư pháp đi “thỉnh chữ”. Các cụ đồ “cho chữ”. Xưa nay không có ai nói “mua chữ” hay “bán chữ” cả. Đó là do lòng tôn kính văn hóa xưa. Cảnh các cụ đồ ngồi viết chữ trên vỉa hè được nhà thơ Vũ Đình Liên cách đây 70 năm tả lại đẹp như một bức tranh Tàu:
Mỗi năm hoa đào nở,
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Năm nay được mật lệnh của “Thập tứ nhân bang”, người hùng Lương Sơn Bạc, trung tá Lê Quí Luận chỉ huy một lực lượng thảo khấu lâu la lục lạc rất hùng hậu, trang bị dùi cui, roi điện đầy mình cùng với “xe cây” từ trên núi kéo xuống, đi càn “hốt” chữ. Sợ chưa đủ mạnh tay, Luận còn xin thêm viện binh. Chập sau, lực lượng phản ứng nhanh 113 công an Quận Ba Đình chi viện đổ tới để “giải quyết” “bút trường” cho nhanh, gọn.
Xe cây vừa ập đến Phố Ông Đồ, một bầy ruồi xanh túa xuống xử dụng các thế võ giật, giằng, vò, ném, túm… tung hoành ngang dọc, dữ dằn như ăn cướp. Phút chốc, tất cả các câu đối, giấy đỏ, bút lông, mực Tầu dưới đất, trên vách, luôn cả những chiếc chiếu cói những cái bàn gỗ thấp đóng tạm ọp ẹp dọc theo vỉa hè, đều bị hốt quăng lên “xe cây” ráo trọi trước sự ngạc nhiên bất ngờ lẫn sững sốt, hoang mang của mấy cụ đồ.
Không một ai kịp thu giấu được vật gì. Tất cả chỉ còn biết giơ hai bàn tay trắng lên trời, kêu trời.
Tiến sĩ Cung Khắc Lược, được nhiều người coi là một trong “tứ trụ Thư pháp Việt Nam” (gồm các bậc lão thành về thư pháp như Lê Xuân Hòa, Nguyễn Văn Bách, Lại Cao Nguyên) đang viết tặng miễn phí cho những ai yêu thích nghệ thuật thư pháp, cũng phải chắp tay van lạy các ruồi xanh này khi chúng giật tung những bức thư pháp mà ông đã mất rất nhiều công sức thể hiện.
Nhìn những bức thư pháp viết chữ Nhẫn, chữ Tâm, chữ Đức, chữ Tài bị giật ném lên xe không thương tiếc, Ông nói: “Thật vớ vẩn, quá vớ vẩn, họ đã thiếu hiểu biết và vô văn hóa, họ có thể không cho chúng tôi ngồi đó, nhưng xin đừng đối xử với chúng tôi như những tên tội phạm”.
Nhà thư pháp Trịnh Tuấn giãi bày: “Mỗi Tết tôi ra đây tìm niềm vui, muốn được góp phần làm hoằng dương lại nét văn hóa của một Thăng Long xưa, chưa thời nào thư pháp nào nuôi được người cả, nhất là với “văn hóa nghìn đô” bây giờ thì lại càng không. Chính quyền đừng đối xử với chúng tôi thiếu công bằng và cứng nhắc như thế”.
Nhà thư pháp Vũ Xuân Hợp gay gắt: “Chúng tôi không đi làm thuê, chúng tôi viết chữ không phải vì tiền, không thể chấp nhận cảnh một ông đồ ngồi viết và một cô gái tân thời đứng bên cạnh thu tiền. Đó không phải là truyền thống ngàn đời của Thăng Long xưa”.
Không phải chỉ riêng mấy ông đồ “muôn năm cũ” đáng yêu kia không rõ ý đồ của đảng ta nên tỏ ý phẩn uất trước hành động côn đồ, vô văn hóa của lũ khuyên ưng, khuyển mã. Ngay cả cán bộ nhà nước chứng kiến những hành động không đẹp mắt này cũng cảm thấy phẫn nộ với cách mà lực lượng cảnh sát đang hành xử.
Ông Văn Quý, cán bộ Bộ Kế hoạch đầu tư, cũng “bức xúc” khi thấy mấy bức thư pháp viết 16 chữ vàng do Đại Hán ban thưởng cho đảng ta như “Láng giềng hữu nghị”, “Hợp tác toàn diện”, “Ổn định lâu dài”, “Hướng tới tương lai” cũng bị xé tan hoang ném lên “xe cây”, nói: “Việc các cụ đồ viết câu đối trong ngày Tết là tái hiện một nét văn hóa của người Hà Nội xưa, sao lại xua đuổi và gọi họ là buôn bán chữ Nho, kinh doanh trái phép được. Mười sáu chữ vàng là “kim khẩu” do Đại đế Trung Hoa ban dạy cho đảng ta sao cũng dám chà đạp. Những người mặc sắc phục cảnh sát đó, đã mất niềm tin với người dân chúng tôi, sự việc vừa diễn ra thật sự làm chúng tôi đau xót”.
Anh hề Trung tá Lê Quí Luận đang hò hét chỉ huy đám ngưu đầu mã diện, nghe nói thế, quay sang quát:
“ Nho hay Hán hay Tàu gì cũng mặc, ông đây chỉ biết làm theo lệnh trên, hễ nơi nào phô ra chữ Hán, chữ Tàu là phải dẹp tất. Chớ có phát ngôn linh tinh mà mang vạ vào thân. Rỗi việc cứ xê ra chỗ khác chơi, tránh ra cho ta thi hành công vụ”. Xéo ngay! ”
Nơi góc phố, đám đông dân chúng túm tụm lại, vừa xem diễn hài vừa chỉ chỏ, xì xào bình luận:
- Mấy cụ đồ này cứng đầu không chấp nhận vào ngồi trong “lều bạt” do Ban tổ chức của UBND Hà Nội lập ra, có nhân viên đứng cạnh đếm chữ, tính cỡ lớn nhỏ thu tiền lấy xâu, ăn chia 50/50” nên mới bị bạo hành như thế.
Có người nói:
- Thời buổi kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà mấy ông đồ còn “làm ăn cá thể” cò con như xưa là không được. Nhà nước cho thành lập “Hợp tác xã viết chữ” là để thích hợp với thời đại mở cửa làm ăn theo lối “vĩ mô”, phải giống như những đại công ty theo kiểu của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ấy mới đúng chính sách.
Có người lại nói:
- Các ông đồ đất Thăng Long ngày nay không còn nhút nhát như thời 1982 nữa đâu. Mấy ổng đã từ chối không chịu vào “Hợp tác xã” cho đảng lãnh đạo mà tự trải chiếu ngồi ở vỉa hè đúng như câu “Ông đồ vỉa hè, cụ nghè ngồi xổm” để biểu hiện sự phản kháng cho nên đảng ta mới có màn kịch hay là dùi cui đối phó với chữ nghĩa.
Một cụ già kết luận:
-Tết năm nay dân Hà Nội được coi màn hài kịch “Dùi cui Đại náo Phố Ông Đồ” do Nhà nước biểu diễn thực tập thể hiện nét “văn hóa dùi cui” cho lễ hội Thăng Long 1000 năm sắp đến cũng là một trong những “đỉnh cao trí tuệ” của đảng ta đấy. Đem chuyện này ra kể làm chuyện cười trong ba ngày Tết cũng vui được vài trống canh ấy chứ.
Nhưng buồn và tội nghiệp nhất vẫn là ông đồ Hà Sĩ Phu. Ông í cứ thơ ngây (cụ) như ngày nào. Năm nào ông í cũng ngồi (nhà) cặm cụi viết liễn, câu đối mừng xuân, gửi đi khắp nơi, luôn cả hải ngoại, để tỏ thái độ phản kháng chế độ … ta. Nhưng không phải phản kháng cái đảng thổ tả mà ông í đã bị gạt, đi theo hết 2/3 đời mình. Ông í chỉ phản kháng cái đám cô hồn, các đảng (của chế độ) hất ông ra rìa mà thôi. Ông vẫn cứ một lòng hăm hở dâng sớ lên “trên”, hết lượt này đến lượt khác, để đảng thấy ra sai lầm mà sửa sai, hầu mong chửa cháy cho đảng. Không biết là may cho đất nước hay rũi cho ông, “thập tứ nhân bang” cầm đầu đảng ta, mười bốn vị giữ ngôi báu muôn năm trường trị, nhất thống giang hồ, chẳng có một ai nghe lời của ông cả! Lại còn ưu tiên dành cho ông một cái “hóc bà tó” trên cao nguyên Đà Lạt, ngày ngày có “bạn dân” ngồi chò hỏ trước cửa để bảo vệ ông.
Năm nay ông vẫn cứ ở Đà Lạt ngắm hoa đào và gọt củ thủy tiên như mọi năm. Khi nghe tin “Dùi cui đại náo Phố Ông Đồ”, ông lại thở dài cảm khái (ứa lệ) mà mần bài thơ nhan đề “Ông Đồ vẫn còn đó” để gửi tới Cố thi sĩ Vũ Đình Liên. Và cũng nhắn gửi tới lũ “Ôn vật nghìn năm cứt lộn đầu” ở Bắc Bộ phủ. Bài thơ xin chép lại nguyên văn như sau:

Ông Đồ vẫn còn đó
(tức cảnh chiều 30 Tết)

(Kính tặng hương hồn cố thi sĩ Vũ Đình Liên)

Người muôn năm cũ hồn ở đâu
Giao thời mõm Chuột gối đầu Trâu
Thư pháp không “đô”, Đồ cũng giẹp
Văn/Ôn vật nghìn năm cứt lộn đầu

Cuộc chiến dùi cui với bút lông
Bút thành vũ khí, thủ và công
Bàn tay hắn chỉ theo đường ấy
Non nước về đâu có biết không?

Chữ TÂM chữ NHẪN giật đi rồi
Chữ TĨNH thôi đừng dán khắp nơi
Chữ ĐỒNG chữ TIẾN sao không viết
Cải Á, trừ mau hận giống nòi.

Thư pháp hay là Nhân pháp đây
Gian thần cũng phụng múa rồng bay
Mực “Tàu” giấy “Đỏ” làm Chiêu Thống
Chớ để qua đường không ai hay!

Ông Đồ vẫn còn đó
Còn đau nỗi nước này!
* * *

Sau hai vụ đánh Nhật “tan tác hoa anh đào” cho chừa cái tật ỷ tiền bắt bí và “bắt bỏ bóp” chữ Tàu để trả thù ngầm người anh em vừa là đồng chí mà chơi xỏ lá ta, bội ước lời thề, đi rao bán khắp thế giới cái tội “Mãi quốc cầu vinh” của đảng ta, “Thập tứ nhân bang” bèn họp kín với nhau để nghe đám “hạ bộ” báo cáo thành quả nóng hổi vừa đạt được.
Bản báo cáo tình hình chiến sự lên thủ trưởng “nắm” được đọc như sau:
Ta:
- Ơn đảng mưu lược tài tình, chuyên đi tắt đón đầu, nên ta hoàn toàn vô sự. Thắng lợi vẻ vang.
Địch:
1/ Nhật rơi vào yếu tố bất ngờ nên đại bại với tất cả những cây hoa anh đào mang sang Hà Nội triển lãm bị nhân dân ta diệt gọn. Một số lồng đèn Nhật cũng bị ta cướp sống.
2/ Đại Hán: Toàn bộ những câu đối, câu liễn có chữ Tàu đều bị hốt lên “xe cây” đem về bót tạm giam để điều tra làm rõ. Phần những ông đồ, bọn tay sai viết chữ Tàu, lúc đầu tỏ ý chống đối đều bị lực lượng ta ba mũi giáp công, đánh phủ đầu làm cho chúng sứt càng gãy gọng, u đầu bể trán hết. Sau cùng, ta dùng lời nhẹ nhàng để giải thích và động viên nên tất cả đều thấu tình đạt lý, tỏ vẻ ăn năn hối cải, cúi đầu nhận tội”.
Mười bốn vị lãnh đạo cao cấp nghe xong, hớn hở mặt rồng, vui vẻ nâng ly “Mao Đài”, chúc tụng lẫn nhau về thành quả “đại công cáo thành”. Tiếng cười, tiếng nói rổn rảng nghe như tiếng bạc, tiếng vàng chen nhau.
Đến tuần rượu thứ ba, bất chợt Tổng bí Nông lên tiếng lo âu:
- Này các đồng chí! Tụi Nhật nó cắt nguồn ODA, không biết chừng nào cho lại, tụi mình giờ lấy tiền đâu mà chia nhau xài Tết đây?
Câu hỏi vừa dứt, đã nghe thấy tiếng Thủ Dũng lanh chanh hiến kế:
- Đồng chí Tổng bí đừng có lo bò trắng răng làm chi cho nó nhọc mình rồng. Tôi sẽ chỉ thị ngay cho Bộ Tài chính đánh thuế VAT 10% trên tổng số 8 tỷ đô la tiền tươi của bọn hải ngoại gửi về trong dịp tết là ta có 800 triệu đô xanh tha hồ chia nhau bỏ túi mệt nghỉ.
Hình như chưa “thủng” với quái kế của Dũng, Nông hỏi lại cho chắc ăn:
- Làm sao ta thu được tiền loại này vì nó được miễn thuế mà? Còn 10% là sao?
- Trước kia thì miễn, bây giờ ta ra lịnh thu, có thằng nào dám chống? Nếu chống, ta cứ cho Tòa án kết tội bỏ tù là đố có đứa dám hó hé. Còn 10% nghĩa là bọn nước ngoài gửi về cho thân nhân, cứ100 Đô thì ta chém đầu 10 Đô, giao lại cho chúng 90 Đô thôi.
Thật là kế sách ngon ăn vậy mà lâu nay sao đảng ta không nghĩ ra được nhỉ? Mọi người đều đồng loạt lên tiếng khen Thủ Dũng quả là tuổi trẻ tài cao học ít hiểu nhiều.
“Thập tứ nhân bang” lại vỗ tay nhịp ba khen nhau rối rít một lần nữa trước khi giải tán, ai về dinh nấy nghỉ ngơi, hẹn ngày mai họp tiếp.
* * *
Viết thêm chuyện bên lề việc đánh thuế 10% đối với kiều hối theo lệnh Ba Dũng.
Bắt đầu từ ngày 16/01/09 Hải Quan Việt Nam bắt đầu áp dụng thuế giá trị gia tăng VAT 10% đối với ngoại tệ gửi từ nước ngoài về. Một số công ty dịch vụ chuyển tiền đến lấy tiền bị Hải Quan chận lại 10 Đô, chỉ trao có 90 Đô nếu nhận bằng ngoại tệ. Thấy quá phi lý từ trước tới giờ nên không ai chịu nhận. Hải Quan không biết “xử lý” ra sao, điện lên Ba Dũng xin ý kiến chỉ đạo. Ba Dũng lệnh xuống Hải Quan ra điều kiện cho viết giấy nợ, trả sau. Cũng không ai chịu ký.
Suốt 3 ngày sau, Hải Quan không thu được đồng Đô nào. Kiều bào ngưng hẵn việc gởi tiền. Một công ty chuyên chuyển tiền về Việt Nam tại Cali nói trên đài phát thanh rằng hàng ngày công ty này chuyển trung bình 50 ngàn đô. Kể từ ngày 16 đến 18/01/09 chỉ chuyển có 950 đô mà thôi.
Sự việc được báo cáo khẩn lên Thủ Dũng. Dũng hốt hoảng muốn tè ra quần vì bị mất cả chì lẫn chài, lấy đâu còn mà chia chác với các đồng chí bồ tèo. Dũng bốc phôn đường dây đỏ gọi qua Bộ Tài chánh ra lệnh “Tốp ngay! Tốp ngay không thì chết cả nút”.
Bộ Tài chính quýnh quáng (bức xúc) lên không biết phải “xử lý” thế nào. May sao trong Bộ có nuôi sẵn một mớ thầy dùi quanh năm chuyên ăn hại đái nát nay bỗng có kẻ được cơ hội dâng sáng kiến: “Ta cứ nói nhầm lẫn là xong”.
Thế là Bộ Tài chính VN gửi “công văn hỏa tốc” nói không có việc đánh thuế 10% đối với kiều hối gửi về nước và giải thích rằng đã có sự “nhầm lẫn”.
Trước đó mấy ngày, cũng chính cái Bộ này ra Thông tư số 131/2000/TT-BTC về “Hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng”. Theo thông tư này: “Các loại tem thư… các loại giấy bạc (tiền giấy) mẫu séc, chứng khoán, cổ phiếu… đều phải chịu thuế TGGT 10%”.
Báo Thanh Niên (Tổng biên tập vừa bị đảng ta mời về vườn chăn heo) vẫn còn dám uống mật gấu, vuốt râu hùm Thủ Dũng, viết:
“Trên thế giới, chưa bao giờ và chưa có bất kỳ quốc gia nào đánh thuế giá trị gia tăng 10% trên mệnh giá ngoại tệ tiền mặt nhập khẩu. Ý tưởng đánh thuế 10% trên mệnh giá ngoại tệ tiền mặt nhập khẩu thực sự là một ý tưởng kỳ quặc nhất mà các ngân hàng thương mại VN được thấy từ khi họ được phép kinh doanh ngoại tệ”.
Tất cả những việc vớ vẩn như trên đã và đang xảy ra dài dài hàng ngày trên xứ sở khốn khổ điêu linh từ khi đảng CS cướp chính quyền mà chúng gọi đó là nổ lực xây dựng đất nước.
Đảng cộng sản Việt Nam đã đem đất nước và nhân dân ra làm trò chơi thí nghiệm, tung hứng với nhau trong tay chúng suốt hơn 70 năm nay. Đã có biết bao nhiêu sai lầm làm chết hàng triệu người đã xãy ra rồi.Và sẽ còn kéo dài trong tương lai không có đoạn kết.
“Sai thì sửa thôi. Sai tới đâu sửa tới đấy. Ta cứ mò mẫm đi lên. Nhưng phải quyết nắm lấy xã hội chủ nghĩa và quản lý chặt chẽ hơn nữa”.
Đó là lời khẳng định của bà Bảy Vân, vợ anh Ba Duẫn, Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam, con hùm xám một thời ăn thịt người, vừa mới tái khẳng định với đài BBC tháng 12/08. Rõ là “Cà cuống chết đến đít vẫn còn cay” là vậy.
Tuy nhiên, đối với những trò tiểu xảo bá đạo mà đảng cộng sản Việt Nam chuyên xử dụng xưa nay để khủng bố, đàn áp, bắt bớ người dân trong nước, từng lúc, từng nơi, tỏ ra rất hiệu quả, ngược lại, trước sự lộng hành ngang ngược, hiếp đáp chủ quyền nước nhà, lấn đất, lấn biển của Tàu phù, đảng ta lại tỏ thái độ khiếp nhược, miệng câm như hến, co đầu rút cổ như con ruà thì trong mắt người dân đó chỉ là trò “thua me gỡ bài cào” của phường cờ bạc thuộc loại bầu cua cá cọp ngoài chợ, bến xe đò mà thôi. Chẳng tích sự gì!
Nếu có “khôn ngoan” thì nên “đối đáp người ngoài”, chứ cái kiểu “gà què ăn quẩn cối xay” chỉ biết “khôn nhà dại chợ” thì suốt kiếp chỉ là loại tay sai, làm nô lệ cho ngoại bang. Việt Nam sẽ mãi mãi là chư hầu của bọn Tàu bành trướng nếu ngày nào tập đoàn công sản Bắc Bộ phủ vẫn còn thống trị, dẫm đạp trên đầu, trên cổ nhân dân.
Muốn cho đất nước khá lên, hùng mạnh lên, văn minh tiến bộ, bắt kịp bước tiến của nhân loại, mở mặt mở mày với các nước láng giềng thì cái loại này chỉ có cách duy nhất là phải lật đổ, hạ bệ, đánh đuổi, kéo cổ xuống như Sadam Hussen ở Iraq để loại bỏ chứ không thể sửa chửa được./.

Nguyễn Thanh Ty
Boston, 05/02/09

Sunday, February 22, 2009

Vì sao nông dân Long Hưng "nổi loạn"

Tạ Phong Tần

Trích Blog "Công lý và sự thật"

Chính trị - xã hội 
Tạ Phong Tần
20.02.2009 

Công Lý & Sự Thật vừa nhận được bài viết của một bạn ký tên là Sự Thật Trần Trụi tường thuật lại những điều bạn ấy "trực tiếp nhìn thấy, nghe được", Công Lý & Sự Thật xin đăng lại nguyên văn bài viết để rộng đường dư luận. Mong rằng sẽ được những bạn ở Long Hưng minh định. 
Tạ Phong Tần 

------------------------------------------ 

Đêm qua 18/02/2009 quả là một đêm không ngủ của người dân xã Long Hưng, huyện Long Thành, Đồng Nai - nơi đang có dự án khu du lịch sinh thái trọng điểm của tỉnh Đồng Nai. Câu chuyện bắt đầu nóng từ mấy ngày qua khi chính quyền xã tự ý đánh dấu kiểm đếm mồ mả của người dân trong khu vực mà không được sự đồng ý của họ. Thế là suốt ngày hôm đó, UBND xã đã bị người dân phong tỏa, bao vây để phản đối. Đã có những xô xát xảy ra giữa chính quyền địa phương và người dân, một người quay phim bị thương và máy quay đã bị đập nát. Đến tối cùng ngày, tình hình ngày càng bất ổn, người dân tụ tập càng đông hò hét để cổ vũ những người tham gia và phong tỏa UB, “nội bất xuất”. Trước tình thế ngày càng nguy cấp, chính quyền đã nhờ đến sự can thiệp của cơ quan chức năng và cũng chính từ đây, bạo loạn đã xảy ra. 

Khi đường đã lên đèn, trong ánh sáng vàng vọt, người dân Long Hưng đang phấn khích hò hét thì cảnh sát cơ động chống bạo động được điều đến trên 3 chiếc xe chuyên dụng không mui và một chiếc tải bít bùng đầy người, được trang bị đến tận răng (áo giáp, chân bó sát, đầu đội nón bảo hiểm có rổ sắt chắn trước mặt, một tay cầm khiêng chống đạn, tay kia lăm lăm dùi cui…) bước xuống xe xếp thành 2 hàng tiến thẳng vào trụ sở UB. Thật bất ngờ, trước sự có mặt mang tính chuyên nghiệp của cảnh sát cơ động chống bạo động, đám đông càng bị kích động. Cảnh sát nhanh chóng đẩy lùi những người dân quá khích đang có mặt ở đó ra ngoài. 2 bên bắt đầu giằng co, cảnh sát cố gắng đẩy người dân ra ngoài lên con đường độc đạo trước mặt UB, người dân thì xô vào người cảnh sát không muốn đi, lộn xộn bắt đầu xảy ra. 

Tình thế bắt đầu phức tạp, mất kiểm soát khi những người dân tụ tập bên ngoài dày đặc kích động mọi người chống trả lại cảnh sát. Người dân bắt đầu nổi giận, họ ném tất cả những gì vớ được từ đất đá cho đến chai lọ trút giận lên những người cảnh sát cơ động. Mở màn là một trận mưa đá ào ào như vũ bão hướng về phía lực lượng cảnh sát lúc này đang yếu thế co cụm lại giữa đường hương lộ trước mặt UB giơ khiên chống đỡ. Tiếng người la hét, chửi thề, tiếng những viên đá to kêu lổm cổm khi trúng vào thanh khiêng của cảnh sát, tiếng bước chân chạy xầm xập trên mặt đường, tiếng lẻng xẻng của thủy tinh bể quyện cùng khói bụi, không khí hỗn loạn chưa từng có.. Cảnh sát thúc thủ chỉ còn biết che khiêng tứ phía chống đỡ rất vất vả và nguy hiểm. Trong lúc đó, người dân mặc sức ném, người ta ném tất cả những gì vớ được, được nước làm tới, lúc này các chị cũng hăng hái tham gia, không ném được, các chị, các em nhỏ chạy loanh quanh các góc nhà tìm… đá cho các anh thanh niên thẳng tay… ném. Khoảng vài phút ném hả hê thì không khí kích động được đẩy lên cao. Đá cũng chẳng còn, người dân chuyển sang sáp lá cà. Máu đã đổ, trong đó có cả trẻ em. Máu càng làm người dân thêm… “máu”. Họ bất chấp tất cả chỉ muốn ăn thua đủ với cảnh sát. Thỉnh thoảng vài chiếc xe máy nẹc pô ầm ỉ, chở ba, luôn miệng la hét: “tránh ra, tránh ra”, thường người ngồi giữa ngất ngư rẻ đám đông chạy vội về hướng trạm y tế xã. 

Tình thế đã mất kiểm soát, cảnh sát bắt đầu rút êm bằng cửa sau của UB không quên hộ tống chính quyền xã băng đồng ra sông, lên thẳng ca nô đợi sẵn đến nơi an toàn. 

Thừa thắng xông lên, người dân bắt đầu tiến vào UB đập phá, cửa kính vỡ tan, cổng tanh banh, hạ bảng, kéo gãy cột cờ, gom một đóng giấy tờ hỗn độn ra đốt cùng với… xe máy đặc chủng của cảnh sát giao thông. Chưa hả giận, người dân quá khích tràn ra đường đập nát kiếng trước 4 chiếc xe hơi đặc chủng của cảnh sát rồi hò hét… lật xuống ruộng. 

Chưa, tình tiết ly kỳ chưa dừng lại ở đó. Lát sau, một chiếc xe cứu thương của Sở Y tế Đồng Nai hụ còi rẻ đám đông chạy xuống nhưng gặp phải đám đông quá khích chặn xe tấn công. Qua kính trước, tài xế trông hoảng hốt lùi xe chạy mà không kịp quay đầu lại. Đám người trong tay gậy gộc hò hét xông lên, truy đuổi. Cảnh tượng như trong phim hành động, Có người nhảy nằm lên cả nắp kabin trong khi xe đang lùi, một tay cầm thanh sắt giáng thẳng vào kiếng trước ngay chỗ tài xế buộc dừng xe. Ngay sau đó, tài xế cùng nhóm nhân viên y tế vội vàng rời xe trong đám đông vây quanh trước khi nó bị lật văng xuống vệ đường, tơi tả… 

Lúc này, người dân hoàn toàn kiểm soát tình hình. Được tin, người dân các vùng lân cận đổ về ngày càng đông. Nhiều xe chữa cháy cũng được điều động đến nhưng vì đường nhỏ nên không vào được đành nằm lại bên ngoài. Chỉ có một chiếc xe chữa cháy loại nhỏ tiếp cận được nhưng đành thoái lui trước sự quá khích của người dân. Phía trong UB, lửa vẫn cháy âm ỉ… 

Cách hiện trường vài trăm mét thuộc địa bàn xã An Hòa, lực lượng cảnh sát đủ ngành được huy động nhưng vẫn phải áng binh bất động. 

Chưa hết đâu, đúng 12 giờ đêm, một cảnh tượng hoành tráng đã diễn ra. Lực lượng cảnh sát đủ ngành, đông nghịt, có cả chó bẹc giê đi kèm đùng đùng tiến về phía UB. Trong đó, ấn tượng là lực lượng cảnh sát cơ động chống bạo đồng với quân số gần cả ngàn được trang bị đầy đủ chia làm nhiều tốp. Tốp đầu là hàng trăm cơ động, những người đi đầu dẫn theo cả chó bẹc giê, nghe tiếng sủa của nó xa xa trong đêm thôi là đủ ớn lạnh rồi. Ở giữa là một chiếc xe đặc chủng của cảnh sát chạy chầm chậm theo đoàn người phát loa loan báo. Kế tiếp là một đoàn cơ động cũng hàng trăm. Cảnh sát rất thận trọng, các hẻm nhỏ cũng được ánh đèn pin lướt qua. Tiếp theo không phải là cảnh sát mà là người dân hiếu kỳ bám theo. Tiếp đến là hàng đoàn cơ động đông nghịt, gấp rưỡi quân số của hai đoàn trước cộng lại. Chưa hết đâu nhé, cuối cùng là một đoàn cũng toàn cơ động đông không kém. Và phía sau, người dân cũng bám theo. 

Lúc này, cảnh sát đã kiểm soát được tình hình. 

Ngay trong đêm, những người tham gia bạo loạn đều bị bắt trong khi còn đang mê ngủ. 
Bài viết từ báo Người Lao Động: 
Sáng ngày 19-2, Công an tỉnh Đồng Nai đã chủ trì buổi họp báo với các cơ quan báo chí để thông báo về tình hình gây rối an ninh trật tự tại xã Long Hưng, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. 

Công an cho biết, đến 8 giờ sáng ngày 19-2 đã có 37 đối tượng gây rối, quá khích đã bị bắt tạm giữ để phục vụ công tác điều tra. 

Trước đó, vào ngày 14-2 đến 17-2, một số cán bộ của Trung tâm kỹ thuật địa chính nhà đất tỉnh Đồng Nai và cán bộ địa chính xã dùng sơn dầu đánh số thứ tự trên mộ tại khu đất nằm trong dự án khu kinh tế mở Long Hưng (dự án này do Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai làm chủ đầu tư). 

Tuy nhiên, quá trình đánh dấu mộ này, Trung tâm kỹ thuật địa chính nhà đất tỉnh Đồng Nai đã không thông báo cho các hộ dân có người thân đang chôn cất biết và cũng không thông báo cho UBND xã, nên đến 10 giờ ngày 17-2 đã có khoảng 200 người dân kéo đến UBND xã phản đối, không cho thực hiện việc đo đạc. UBND xã Long Hưng đã đề nghị Trung tâm kỹ thuật địa chính nhà đất tỉnh Đồng Nai phải cam kết trả lại hiện trạng ban đầu và xin lỗi người dân. 

Đến sáng ngày 18-2, các cán bộ đang xóa các vệt sơn trên mộ thì nhiều người dân đã không đồng ý mà đòi phải sơn lại toàn bộ các ngôi mộ. 

Đoàn cán bộ này phải trở về trụ sở xã Long Hưng thì có khoảng 400 người dân kéo đến la hét, gây mất an ninh trật tự. Tình trạng này kéo dài đến 19 giờ, sau đó đám đông đã xông vào trụ sở UBND xã phá phách, cắt điện, điện thoại, đốt tài liệu, chống trả lực lượng công an đang làm nhiệm vụ. Nhiều người đã lật đổ 3 xe ô tô của công an, 1 xe cứu thương, đốt cháy 1 mô tô của công an. 

Tạ Phong Tần