Translate

Sunday, October 19, 2008

Tự tình

Gần 30 năm
Không và thời gian chừng hoàn toàn biến đổi
Nhưng ký ức xa xưa vẫn nguyên vẹn hình hài
Thắng quá khứ và thắng cả tương lai
Sẽ mãi mãi cùng ta đến tận cùng hơi thở
Ký ức đó sẽ muôn đời nhắc nhở
Còn là người phải nhớ đến non sông
Nhớ tiền đồ gấm vóc của dân tộc cha ông
Đã trải mấy nghìn năm dầy máu xương xây đắp
Máu 18 đời Vua Hùng từ ảỉ Nam Quan tràn ngập
Xương Đinh Lê Lý Trần chất chồng đến tận mũi Cà Mau
Công đức tiền nhân vòi vọi trời cao
To lớn quá làm sao mà quên được
To lớn quá khiến lòng ta thổn thức
Những lúc vị thân mình quên trách nhiệm con dân
Những lúc vì giá áo túi cơm tách bổn phận xa dần
Những lúc nhìn tuổi đời xa bay ôm đầu rưng rức khóc

Ôi ba mươi năm nghìn lẻ đêm trằn trọc
Nhớ quê hương xa lăng lắc luôn mơ ước một ngày về
Nhớ bạn bè, trường phố cũ của một thuở đam mê
Và nhớ quá lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ thân yêu mang hồn thiêng đất nước
Ký uúc đó đã theo ta trên vạn nẻo đường lưu vong xuôi ngược
Ngày quên thôi nhưng đêm tối trùng phùng
Lặng lẽ nhìn ta với đôi mắt buồn bã mông lung
Không trách móc, chẳng giận hờn, chỉ âm thầm nhỏ lệ

Ta đã sống trăm ngàn ngày như thế
Xao xuyến nhìn lửa lòng mình như tàn lụn giữa đêm đông
Tiếng hét năm xưa còn lồng lộng thinh không
Và bài hát "Cờ Bay" vẫn nồng nàn trong huyết quản


Vẫn tự nhủ lòng không bao giờ chán nản
Phải tạo niềm tin và phải giữ lửa đấu tranh
Phải tiếp tục đi như ngày xưa Cha Anh tái chiếm Cổ Thành
Và phải sống như ngàn đời con dân nước Việt
Dẫu phải chết xin một lần được chết
Cho Tự Do, cho Nhân Quyền, Dân Chủ của Việt Nam
Lúc xuôi tay được hạnh phúc phủ dưới lá Cờ Vàng
Hồn ta sẽ thênh thang trở về với non sông bên bờ biển Thái

Gần 30 năm
Một lần nhìn lại
Gởi gấm lời này như trăn trối cho con
Quê hương non nước vuông tròn
Một giây đánh mất héo hon ngàn đời!

Từ Đà Thành
(10/04/08)


Hoàng ơi!
Đọc xong bài thơ của mi, tao không cầm được nước mắt. Biết bao giờ quê hương được thanh bình?...?...!...!...



Bẻ gãy gươm nhìn lịch sử quay



Đêm nay trời bỗng dưng trở lạnh
Đất ẩm mù sương buổi lập đông
Ta chợt soi đời trong gương vỡ
Ngờ đâu đánh mất một làn hương

Ta là kiếm sĩ sầu sông núi
Bẻ gãy gươm nhìn lịch sử quay
Em nuôi hèn mọn thân cổ thụ
Đành ngó hư không tiếng thở dài

Ta đốt lửa lên ngồi ngắm biển
Lập loè sóng bạc liếm đêm thâu
Rót ly rượu nhớ thời chinh chiến
Khuấy động mười phương một nỗi sầu

Ta đốt than hồng hâm nóng lại
Khơi dòng nhật nguyệt ngậm ngùi trôi
Giang hồ đành gác đường gươm lại
Hào khí chơi vơi đáy vực đời

Phạm Hồng Ân

Hôm nay ngồi đọc tờ nhật báo Saigon Nhỏ, thấy bài thơ của Phạm Hồng Ân quá hay. Xin phép tác giả được đăng vào blog bài thơ mang nỗi ngậm ngùi sau thời chinh chiến điêu linh của người kiếm sĩ đành gác đường gươm, dừng bước giang hồ.

PHP

Thơ tặng em


Một thóang hương bay, thoáng xót xa
Thời gian có lẽ thóang mây ngàn
Cho anh một chút men tình ái
Ấp ủ con tim đỡ lạnh lùng

Cũng chỉ vì yêu, em biết không?
Một thời ảo vọng bóng phù vân
Đến khi thức giấc chòang tỉnh mộng
Trên đầu tóc đã bạc hoa râm

Bối rối nhìn em anh ngập ngừng
Anh đâu dám ngỏ một lời yêu
Cuộc đời cũng chỉ là dâu bể
Xin hãy trao nhau một chút tình

PHP

ngồi với phan hồng phương gặp ngân đen ngoài factory coffee



lúc đó tao mày chừng đâu mười mấy
đề tên ai trên giấy đó, có không
giờ gặp lại đây trên nửa vòng trái đất
vẫn xanh lòng bạn cũ, dẫu long đong

lớp trường xưa phan chu trinh chỏng gọng
như nước, nhà, cả lớp cũng trôi sông
thời đó sống, ở thế, cùng phải sống
lúc này trông, biền biệt, có trông không

sáng thấy ngân đen cà phê góc đó
phan hồng phương, nheo mắt ở góc này
mày nhắc tao nghe thời buồn so ngó
thằng này, thằng kia cứ thế ra đi

đôn quân một, trốn lính hai, đó đó
lúc tha phương, gặp lại chết cha rồi
thằng nào chết và thằng nào đi mỹ
bên này, bên kia lớp cũ hụt hơi

nna
4 tháng 3 ,07

Sau mấy mươi năm mới gặp lại mi. Vẫn là cái thằng lớp trưởng cao khều Lê Văn Mùi ngày xưa. Giờ đây tao còn biết hắn là người lính dù của một thời binh lửa, một An Phú Vang của Tiểu Triệu Minh, một Nguyễn Nam An của Biển thuở chờ ai và...Tất cả "hòa trộn" lại vẫn là thằng bạn học của tao.

php




+