Translate

Saturday, December 3, 2011

Kiểm soát tư tưởng hay kiểm soát tiền bạc?

Theo rfa Việt Nam
Song Chi.
Đọc báo thấy trong kỳ họp Quốc hội VN tháng 11 vừa rồi có thảo luận về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền, bởi chống rửa tiền cũng có nghĩa là ngăn ngừa tham nhũng. Tuy nhiên, một số đại biểu Quốc hội cũng cho rằng ban hành luật là một chuyện, còn có chống được hay không là rất khó, bởi với nền kinh tế giao dịch tiền mặt như hiện nay, Việt Nam có quá nhiều "cửa" để tiền bẩn được hợp pháp hóa. Chỉ cần thông qua các hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp, bất động sản, kinh doanh chứng khoán… chẳng hạn, là có thể rửa tiền, vì ở VN không bắt buộc thanh toán qua ngân hàng. Trong khi ở nhiều nước trên thế giới, nhất là những nước đã phát triển, gần như chỉ có một “cổng” là giao dịch tín dụng ngân hàng.

Thời Đại Bấm Nút

STTD Tưởng Năng Tiến

Poverty is the worst form of violence.
Mahatma Gandhi
 Push-Botton Age Kid. Ảnh: wondertime
Cách đây chưa lâu, cũng trên diễn đàn này, đã có lần tôi đề nghị một kiểu chào hỏi (mới) khi chúng ta có dịp gặp gỡ lại nhau ở … bên kia thế giới. Theo tôi, vào tình huống mới toanh này thì mấy chi tiết lặt vặt – liên quan đến không gian (như quê quán, nơi tạm trú, cư trú, hay thường trú …) nên dẹp qua một bên, cho nó tiện việc sổ sách. Những câu hỏi vớ vẩn, đại loại như:

Kháng thư của gia đình Huỳnh Ngọc Tuấn



V/v: Tố cáo trước công luận Quốc tế về việc Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trắng trợn vi phạm nhân quyền: quyền tự do ngôn luận, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và thân thể, danh dự và tài sản.

Kính gởi:

- Ông Ban Ky Moon-Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc
- Nghị Hội Châu Âu
- Quốc Hội Hoa Kỳ
- Chính phủ Hoa Kỳ
- Bộ ngoại giao Hoa Kỳ
- Ủy Ban Nhân quyền Liên Hiệp quốc cùng các Tổ chức Nhân quyền Thế giới

Thư gửi Tổng thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ Barack Obama của thân phụ ông Trần Huỳnh Duy Thức

Trần Văn Huỳnh
439F8 Phan Văn Trị, Phường 5,
Quận Gò Vấp, Tp.HCM, Việt Nam
Email: tranvanhuynh@hotmail.com
Ngày 29/11/2011
Ngài Barack Hussein Obama
Tổng thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ
Tòa Bạch Ốc 1600 Pennsylvania Avenue NW Washington, DC 20500, USA
Thưa Ngài Tổng thống,
Tôi tên Trần Văn Huỳnh, là một người Việt Nam đang sống ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Đầu tiên, tôi xin được bày tỏ hoan nghênh đối với sự quan tâm của Ngài đối với khu vực châu Á Thái bình dương. Tôi đặc biệt cảm kích trước phát biểu của Ngài tại Quốc hội Úc hôm 17/11: "Tôi muốn nói rõ mục đích lớn lao hơn của chuyến công du của tôi đến khu vực này - những nỗ lực của chúng tôi nhằm tăng cường an ninh, thịnh vượng và nhân phẩm con người trên toàn vùng châu Á Thái Bình Dương".
Tôi viết thư này để tìm kiếm sự chú trọng hơn nữa của Ngài về vấn đề quyền con người với mong muốn đạt đủ sự thừa nhận đại chúng trên toàn cầu rằng: chấp nhận rộng rãi, ủng hộ và hành động vì những quyền bất di bất dịch của con người là giải pháp chiến lược cho hòa bình toàn thế giới. Tôi có được ý niệm này từ diễn văn nhận giải Nobel Hòa bình 2009 của Ngài: "Chỉ có nền hòa bình chính đáng được đặt nền tảng bởi những quyền vốn có và nhân phẩm của từng cá nhân mới có thể thực sự trường tồn", và "Nếu các quyền con người không được bảo vệ thì hòa bình chỉ là một lời hứa suông".

Chui hầm Thủ Thiêm, nỗi lo mới


Phùng Thức/Người Việt

Nếu có người từ nước ngoài hay từ các tỉnh hỏi, Sài Gòn ngay thời điểm hiện tại có gì lạ? Từ góc độ của người hiếu kỳ người ta sẽ nói ngay rằng: Có hầm Thủ Thiêm.
Ðường vào hầm vượt sông Sài Gòn từ phía quận 1. (Hình: Phùng Thức/Người Việt)
Quả đúng vậy, cái đường hầm vượt sông Sài Gòn đang thu hút tính tò mò của người dân. Từ một miệt quê thuộc tỉnh Tiền Giang, hai vợ chồng nông dân có tuổi xấp xỉ bảy mươi đèo nhau bằng xe gắn máy lên Sài Gòn chỉ với mục đích chui hầm qua sông cho biết, để rồi họ bị thằng con trai đang làm công nhân ở quận 7 rầy cho tối mặt. “Tía má hết chuyện ham vui rồi sao. Con ở đây còn chưa dám chui hầm. Cái gì của Việt Nam làm cũng phải từ từ chờ coi chất lượng, cứ nhào vô liền có ngày lãnh đủ.”

Trần Gia Phụng: MIỀN BẮC VIỆT NAM SAU HIỆP ĐỊNH GENÈVE (20-7-1954)

Theo NguoiViet Boston
 
Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (Hiệp định đình chiến Genève) ngày 20-7-1954 chia hai nước Việt Nam tại sông Bến Hải, thuộc tỉnh Quảng Trị. Sông Bến Hải nằm ở vĩ tuyến 17. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ở phía bắc và Quốc Gia Việt Nam ở phía nam.