Translate

Friday, July 31, 2009

Nhà cầm quyền CSVN đã nhượng bộ.

Trước cuộc tụ họp để cầu nguyện hôm chúa nhật 26 tháng 7 vừa qua của giáo dân Xã Đoài (Quảng Bình), nhà cầm quyền CSVN đã bước đầu có sự nhượng bộ. Bên cạnh đó, giới ngoại giao đã có những cuộc viếng thăm Tòa Giám Mục Xã Đoài. Sự đấu tranh của giáo dân Tam Tòa đã có tiếng vang. Giáo dân Việt Nam ở hải ngoại trên toàn thế giới đã có những buổi cầu nguyện hiệp thông cùng giáo dân Tam Tòa. Chúng ta chờ những diễn biến mới sẽ xảy ra trong tương lai

Wednesday, July 29, 2009

Việt Nam hãy đứng lên vì Hoàng Sa và Trường Sa

Các tường trình trước Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ về vấn đề biển Đông

Trích X-Cafe' VN
Dan Blumenthal, Thành viên Thường trực - Học viện American Enterprise
tqvn2004, X-Cafe chuyển ngữ



Điều Trần Trước Tiểu Ban Á Châu thuộc Ban Đối Ngoại Thượng Viện Hoa Kỳ

về

Tranh Chấp Lãnh Hải và Các Vấn Đề Về Chủ Quyền ở châu Á

15 tháng Bảy, 2009

Dan Blumenthal, Thành viên Thường trực - Học viện American Enterprise
Thưa Thượng nghị sĩ Webb, các thành viên trong hội đồng! Tôi rất vinh dự được xuất hiện trước quý vị ngày hôm nay. Rất cảm ơn quý vị đã tổ chức buổi điều trần quan trọng này và đã quan tâm tới áp lực ngày càng gia tăng của Trung Quốc lên khu vực xung quanh lãnh hải của họ.

Đã hơn một thập niên kể từ khi Ngài, thượng nghị sĩ Web, bắt đầu viết về chủ đề này, và tốc độ hiện đại hóa của hải quân Trung Quốc đã vượt quá ngay cả những ước đoán ngông cuồng nhất. Trong thập niên vừa qua, Trung Quốc đã triển khai 38 tàu ngầm chạy dầu và nguyên tử, đạt tốc độ 2,9 tàu mỗi năm. Bên cạnh việc mua 4 khu trục loại Sovremenny của Nga, Trung Quốc đã triển khai 9 loại tàu khu trục lớn và nhỏ tự đóng mới, được trang bị tên lửa đầy lợi hại chống tàu tuần tra.

Hơn thế, bên cạnh số lượng trên một ngàn tên lửa đạn đạo vốn có, Quân đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc (PLA) đã và đang phát triển tên lửa đạn đạo chống tàu từ đất liền, được trang bị hệ thống chuyển hướng [1], với mục đích đánh vào các tàu chiến di động của chúng ta, bao gồm cả nhóm tàu sân bay chiến đấu [2] – quân chủ lực của chúng ta để dành ưu thế cuộc chiến. Chúng ta chưa từng thấy sự phát triển hải quân nào tương tự kể từ thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh. Và hải quân của chúng ta cũng chưa từng gặp phải mối đe dọa tên lửa đạn đạo có khả năng tấn công mục tiêu di động trên biển. Và Ngài đã hoàn toàn chính xác khi viết Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang có những nỗ lực phối hợp và toan tính nhằm mở rộng không gian chiến lược trong khu vực của Trung Quốc.

Điều gì đã khiến quân đội Trung Quốc phát triển như vậy? Nó không phải bắt nguồn từ những mối đe dọa hướng vào Trung Quốc: Khách quan mà nói, Trung Quốc không phải đối mặt với đe dọa quân sự. Kể từ khi Liên bang Sô Viết sụp đổ, Trung Quốc không còn phải lo lắng chuyện bảo vệ biên giới đất liền của mình trước nguy cơ xâm lược. Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, khu vực này đã, nhìn chung, là hòa bình.

Thay vào đó, tôi cho rằng sự phát triển của quân đội Trung Quốc được thúc đẩy bởi các yếu tố nội địa, mong muốn nâng cao thể diện quốc gia, và sự bất an của ĐCSTQ. Trung Quốc đang thể hiện những hành vi mà người ta trông đợi ở một cường quốc đang nổi lên. Điều đáng ngạc nhiên chính là ở chỗ, chúng ta đã trông đợi Trung Quốc hành động khác đi. Công chúng Hoa Kỳ đã được thông báo nhiều lần bởi hết chính quyền này tới chính quyền khác, cũng như nhiều chuyên gia rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ khác với sự trỗi dậy của tất cả các cường quốc khác trong lịch sử. Nhưng dự đoán này đơn giản là đã không xảy ra.

Khi Trung Quốc phát triển mạnh mẽ hơn và dành cho quân đội của nó nguồn lực nhiều chưa từng thấy, Bắc Kinh muốn giải quyết các tranh chấp lãnh thổ theo hướng có lợi cho mình, mở rộng phạm vi lãnh hải của mình, và phát triển các con đường thay thế để tự do ra vào khu vực đại dương mở. Quả thực thế, một trong những mối quan tâm hơn cả bên trong các chiến lược Trung Quốc chính là sự quan trọng của quyền lực trên biển – theo lý thuyết của Alfred Thayer Mahan [3]; điều này đã được các đồng nghiệp của ông Dutton tại Naval War College viết đến rất nhiều.

Các chuyên gia nghiên cứu Hải Quân Trung Quốc bắt đầu nắm bắt được các khái niệm như quyền kiểm soát trên biển, và mối liên hệ giữa quyền kiểm soát đó với các lợi ích thương mại và quốc tế, và đang tìm cách áp dụng cho Trung Quốc. Chúng ta không nên vui mừng trước thực tế là Trung Quốc đang làm những điều mà tất cả các cường quốc đang trỗi dậy làm. Lý do là vì: Kể từ khi kết thúc Thế Chiến lần thứ hai, Châu Á đã được hưởng một nền an ninh tương đối, được bảo vệ phần lớn bởi sức mạnh quân sự và hàng loạt các cam kết an ninh của chúng ta. Trong sự bao bọc an ninh đó mà phần lớn các quốc gia Châu Á được hưởng hòa bình, thịnh vượng và dân chủ hóa ngày càng tăng. Châu Á ngày hôm nay, nhìn trên mọi phương diện – kinh tế, chính trị, địa chính trị và quân sự - đã nhanh chóng trở thành trung tâm thu hút sự chú ý của chính trị quốc tế. Và rồi sự trỗi dậy của Trung Quốc bắt đầu làm thay đổi cảm giác an toàn và ổn định đang đem lại hòa bình, thịnh vượng và dân chủ hóa kia. Một Châu Á mà trong đó Hoa Kỳ không còn được coi là sức mạnh quân sự mang tính thống trị rõ ràng sẽ không thể tránh khỏi kém ổn định hơn. Một khu vực không an toàn sẽ lo lắng nhiều hơn tới cạnh tranh về an ninh, mà ít quan tâm hơn tới thương mại, cải cách địa phương và hợp tác khu vực.

Trong khung cảnh đó, tôi muốn được nói về tranh cãi lãnh hải tại Biển Nam và Đông Trung Hoa (South and East China Seas). Tôi xin bắt đầu với Nhật Bản và tranh cãi khu vực các đảo Senkaku/Diaoyu, bởi vì Nhật Bản từ lâu, và vẫn đang, là đồng minh chiến lược của chúng ta trong khu vực.

Tranh chấp tại khu vực đảo Senkaku/Diaoyu

Trong tất cả các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực, tranh cãi giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong khu vực biển Đông Trung Hoa là đáng lo ngại nhất, và có lẽ cũng nguy hiểm nhất. Tranh chấp này dựa trên nền tảng cạnh tranh giữa các cường quốc, thù hận mang tính lịch sử, ước vọng khai thác các nguồn năng lượng tiềm tàng dưới đáy đại dương, và mối quan tâm tới khuynh hướng cuối cùng của Đài Loan. Những vấn đề trên kết hợp lại trở nên đặc biệt không ổn định.

Cả hai quốc gia này cùng tuyên bố chủ quyền đối với các đảo Senkaku/Diaoyu, và cả hai đã đưa các đảo này vào để đòi hỏi đặc khu kinh tế (EEZ) / thềm lục địa của họ. Từ quan điểm của Trung Quốc, các đảo này rất quan trọng vì lý do an ninh năng lượng, cũng như ước vọng mở rộng quyền lực trên biển của họ.

Xin được bắt đầu với an ninh năng lượng. Cả hai quốc gia đều tuyên bố chủ quyền đối với mỏ gas Chunxiao – nơi mà Trung Quốc cho rằng nằm cách đường trung tuyến của Nhật Bản tại Biển Đông Trung Hoa 5km. Hiện tại, công ty năng lượng Trung Quốc CNOOC là nhà khai thác mỏ này, và các chuyên gia năng lượng ước tính mỏ Chunxiao có thể chứa tới 7 ngàn tỷ mét khối khí đốt tự nhiên và từ 70 tới 160 tỷ thùng dầu.

Khi mà cả Nhật Bản lẫn Trung Quốc đều đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng của mình, mỏ khí đốt và dầu hoả ở biển Đông Trung Hoa là đặc biệt quan trọng với cả đôi bên.

Một mối quan ngại khác của Trung Quốc là khoảng cách trên biển giữa các cảng và các nhà cung cấp dầu khí chính của nó ở Vịnh Ba Tư. Bắc Kinh ngày càng tỏ ra không thoải mái khi phải dựa vào lòng tốt của Hoa Kỳ để đi lại trong vùng biển này. Lòng tự hào dân tộc và sự nghi ngại dành cho Hoa Kỳ khiến Trung Quốc tìm kiếm các nguồn năng lượng và các tuyến đường thay thế, đặc biệt quan tâm tới các vị trí trong khu vực gần với lục địa, nơi Trung Quốc có thể áp đặt sức mạnh quân sự của mình. Mỏ Chunxiao vì thế trở thành một địa điểm quan trọng trong chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc.

Một mối lo ngại nữa của các chiến lược gia Trung Quốc là chuỗi đảo Senkaku/Diaoyu nằm trong cái mà người Trung Quốc gọi là – chuỗi đảo thứ nhất [4], một đường phân ranh giới khá tùy tiện chạy từ đảo Kyushu phía Nam Nhật Bản qua biển Đông và Bắc Trung Hoa. Khu vực này bao gồm Đài Loan, đảo Ryukus của Nhật, và gần như toàn bộ Biển Bắc Trung Hoa. Trung Quốc ngày càng hoạt động như thể họ muốn thống trị chuỗi đảo này. Đối với các chiến lược gia Trung Quốc, có những mục đích phòng thủ và tấn công đằng sau các tuyên bố chủ quyền này.

Trung Quốc làm như thể họ bị dồn vào chân tường bởi liên minh Hoa Kỳ - Nhật Bản, những người đang hoạt động quá gần đường bờ biển Trung Quốc. Trước đây, liên minh này được tạo ra để bao vây các hạm đội Liên Xô ở Thái Bình Dương – ngày nay, các chiến lược gia Trung Quốc tin rằng, liên minh này một phần phục vụ kế hoạch ngăn cản tích cực nhằm vào Trung Quốc. Điều này phần nào giải thích được việc ngăn cản tàu USNS Impeccable gần đây của Trung Quốc, cũng như ép hạ cánh chiếc máy bay do thám Hoa Kỳ trên đảo Hải Nam năm 2001. Trong khi Hoa Kỳ và Trung Quốc đang tranh cãi về các điều khoản trong Luật Biển và hoạt động nào được coi là được phép trong vùng EEZ của Trung Quốc, tôi nghi ngờ rằng các vấn đề này sẽ được giải quyết trong tương lai gần. Địa chính trị và chiến lược biển của Trung Quốc là đòn bẩy quan trọng đối với vị thế của Trung Quốc hơn là luật pháp. Nói đơn giản, Trung Quốc muốn đẩy Hoa Kỳ lùi càng xa càng tốt khỏi bờ biển của mình và tăng phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc.

Nhiều chiến lược gia Trung Quốc tin rằng Trung Quốc không thể trở thành cường quốc một khi nó bị bó hẹp bên trong ranh giới biển được tạo ra bởi Tokyo và Washington. Đồng minh này, cũng đang bảo vệ cho Đài Loan, ngăn cản Trung Quốc chứng tỏ quyền lực trên biển của mình trên vùng phía Tây Thái Bình Dương. Từ khía cạnh phòng thủ, chiến lược gia Trung Quốc cũng tìm cách ngăn cản Hoa Kỳ tiếp cận tới khu vực này – chuỗi đảo thứ nhất, nếu chiến sự với Đài Loan nổ ra.

Dưới con mắt của Nhật Bản, đảo Senkakus đã là một phần của Nhật Bản qua lịch sử hiện đại – Tokyo chưa bao giờ nhượng lại phần lãnh thổ này, ngay cả sau khi thất trận ở Thế chiến lần thứ hai, khi mà nó phải từ bỏ khá nhiều lãnh thổ dưới Hiệp ước San Francisco. Hiện tại, Nhật Bản đang quản lý các đảo Senkakus – trong khi cả Trung Quốc và Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền nhóm đảo này là của họ.

Nhật Bản đã cho tư nhân thuê một phần nhóm đảo này, với dự định kiểm soát các mua bán quyền lãnh thổ. Cả Đài Loan và Trung Quốc đều phản đối hành động này. Vào cùng thời gian đó, năm 2003, CNOOC đã ký kết hợp đồng để sản xuất khí tự nhiên tại Chunxiao.

Nhật Bản phản đối và yêu cầu Trung Quốc trao trả dữ liệu địa chấn. Trong khi Bắc Kinh tiếp tục không khoan nhượng, Nhật Bản cho phép một trong các công ty khai thác dầu của mình tiến hành khoan tại Biển Đông Trung Hoa. Trung Quốc đáp lại bằng cách gửi đội tàu của mình, bao gồm cả một chiếc Soveremmeny tới vị trí khai thác và ra lời cảnh cáo nghiêm khắc yêu cầu Nhật Bản dừng thăm dò năng lượng trong khu vực lãnh thổ của Trung Quốc. Nhật Bản đã dừng việc khoan thăm dò của mình.

Đội tàu Trung Quốc được gửi ra biển Đông Trung Hoa năm 2005 không phải là màn trình diễn đầu tiên của sức mạnh hải quân Trung Quốc. Nhật Bản đã giải mật các tài liệu trình bày về việc các tàu ngầm và tàu nghiên cứu quân sự cũng như dân sự của Trung Quốc đã ra vào đặc khu kinh tế EEZ của Nhật Bản vài chục lần năm 2004 và 2005. Mục đích của những lần xâm nhập này bao gồm xây dựng bản đồ khai thác dầu và khí trong khu vực đang tranh chấp, khoe sức mạnh để gây áp lực lên Nhật Bản trong các vụ tranh cãi đang diễn ra, và thực hiện nghiên cứu về các tuyến đường cho tàu ngầm đi vào và ra Thái Bình Dương.

Chúng ta và người Nhật đều đã rất lo ngại khi một chiếc tàu ngầm diesel loại Song của Trung Quốc nổi lên quá gần chiếc USS Kitty Hawk trong buổi diễn tập của Hoa Kỳ gần Nhật Bản năm 2007. Chiếc tàu ngầm này rõ ràng đã bám theo nhóm tàu sân bay mà không bị phát hiện.

Như vậy, từ phía Nhật Bản, tranh cãi về đảo Senkaku và Biển Đông Trung Hoa không chỉ là lợi ích năng lượng và luật quốc tế. Nó là sự thể hiện của mối đe dọa và sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc. Nhật bản đã có một lịch sử lâu dài lo sợ bị bóp nghẹt và cách ly kinh tế. Sự gia tăng sức mạnh và trình diễn lực lượng của Trung Quốc chỉ làm tăng nỗi sợ hãi này.

Cuối cùng, những tranh chấp về chủ quyền khu EEZ và các đảo Senkaku / Diaoyu Islands cho thấy lo ngại của Nhật Bản về vấn đề Đài Loan. Đối với các chiến lược gia Nhật Bản, sự kiểm soát của Trung Quốc đối với Đài Loan sẽ khiến hải quân Trung Quốc có cơ sở gần hơn chuỗi đảo Okinawa và Ryuku của Nhật, mở rộng hơn nữa khu vực EEZ của Trung Quốc về phía Thái Bình Dương. Mối lo ngại mất an ninh của Nhật Bản, vốn đã cao do sự bất ổn định trên bán đảo Triều Tiên – chỉ càng thêm cao.

Trong khi hai phía đạt được một số thỏa thuận năm 2008 để cùng nhau thăm dò các nguồn năng lượng và tạm gác lại các tranh chấp lãnh thổ trong thời điểm hiện tại. Nhưng nếu xét tới các động lực mà tôi vừa đề cập, cả hai bên vẫn đang trong tư thế sẵn sàng xung đột.

Biển Nam Trung Hoa [5]

Tranh chấp biển Nam Trung Hoa, bao gồm cả những tranh chấp tại Hoàng Sa và Trường Sa, cũng cần được phân tích một cách tương tự trong bối cảnh địa chính trị. Tranh chấp này có ảnh hưởng tới lợi ích an ninh của 3 cường quốc Châu Á: Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc, cũng như một số đồng minh và các đối tác kém mạnh mẽ hơn như Việt Nam và Philippines.

Về căn bản, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ biển Nam Trung Hoa. Việt Nam, Philippines, Brunei và Đài Loan tranh chấp với tuyên bố này, đặc biệt về chủ quyền và quyền khai thác tại các đảo nhỏ nằm xung quanh Hoàng Sa và Trường Sa. Giống như ở biển Đông Trung Hoa, tất cả các bên liên quan tới lãnh hải trong biển Nam Trung Hoa đều tin rằng khu vực này chứa các túi khí và dầu có trữ lượng đáng kể. Trung Quốc đã tranh giành với Việt Nam và với Philippines trên các đảo thuộc Trường Sa, và với Việt Nam trên các đảo thuộc Hoàng Sa. Trong khi Trung Quốc ký kết Tuyên bố Ứng xử của các bên trên biển Nam Trung Hoa vào năm 2002, các nhân vật trong khu vực không tin rằng Trung Quốc sẽ tôn trọng lời hứa của mình. Nhiều người cho rằng, việc gia tăng sức mạnh và áp lực của Trung Quốc trong khu vực là lý do chính để Việt Nam mong muốn xây dựng một mối liên kết an ninh chặt chẽ hơn với chúng ta, và là lý do khiến Philippines muốn ký Thỏa Thuận Thăm Viếng của các Lực Lượng Quân Đội với chúng ta năm 1995.

Biển Nam Trung Hoa cũng là con đường dẫn tới eo biển Malacca, nơi đây được coi là điểm thắt vận tải biển quan trọng nhất thế giới. Vào khoảng 50.000 tàu chuyên chở một phần tư lượng thương mại và một nửa lượng dầu mỏ bằng đường biển của thế giới đi qua eo Malacca hàng năm. Vì 90% lượng dầu của Trung Quốc và gần như tất cả lượng dầu của Nhật Bản được chuyên chở bằng đường biển, đương nhiên hai quốc gia này đều mối quan tâm lâu dài về an ninh tại eo biển này và Biển Nam Trung Hoa.

Năm ngoái, lo lắng đã dâng cao ở Đông Nam Á, Tokyo, Delhi, khi báo chí thông báo phát hiện một căn cứ hải quân mới của Trung Quốc xây dựng trên đảo Hải Nam; căn cứ này có thể chứa các tàu ngầm tấn công mang tên lửa đạn đạo, cũng như các lực lượng chiến đấu trên bề mặt khác. Hải quân thuộc Quân đội Giải Phóng Nhân Dân (PLAN) có thể sử dụng căn cứ này để đột nhập kín đáo vào biển Nam Trung Hoa và tiếp cận các tuyến đường biển quốc tế.

Đông Nam Á đang lo ngại về khả năng Trung Quốc áp đặt tiềm lực quân sự lên họ để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ. Tokyo lo ngại về khả năng Trung Quốc thống trị các tuyến đường biển và bao vây cô lập Nhật Bản.
Ấn Độ lo ngại với hai lý do. Thứ nhất, sự phát hiện ra căn cứ ở đảo Hải Nam củng cố lo lắng của người Ấn rằng Trung Quốc đang tìm cách vươn tới Ấn Độ Dương và xây dựng một chuỗi các căn cứ hải quân dọc Ấn Độ Dương, ở Miến Điện, Sri Lanka và Pakistan, để áp đặt sức mạnh lên khu vực mà Ấn Độ định nghĩa như phạm vi ảnh hưởng của riêng mình. Thứ hai, Ấn Độ đang đóng một vai trò kinh tế lớn hơn ở Đông Nam Á, và muốn có quyền ra vào không bị cản trở tới khu vực này. Điều đáng lo ngại là những gì chúng ta thấy đang diễn ra trong khu vực này là một dạng học thuyết Monroe [6] của Trung Quốc.

Phản ứng khu vực

Hiện tại, tất cả các bên liên quan đang cố gắng cân bằng để chống lại sức mạnh đang lên của Trung Quốc. Cả Hà Nội lẫn Manila đều đang tìm kiếm quan hệ chặt chẽ hơn với chúng ta. Tokyo, một cường quốc bị hạn chế về các vấn đề quân sự do một hiến pháp theo chủ nghĩa hòa bình, cũng đang tích cực tìm kiếm và đón nhận một liên minh song phương tăng cường hơn nữa. Sự đột phá trong quan hệ với Ấn Độ cũng nhờ một phần không nhỏ vào cảm nhận chung Ấn Độ - Hoa Kỳ về môi trường an ninh trên biển.

Nói ngắn gọn, chúng ta đang chia sẻ với các đối tác khu vực của chúng ta một mong ước rằng Trung Quốc sẽ không trở thành một bá quyền. Một câu hỏi mà rất nhiều nước trong khu vực bắt đầu đặt ra, đó là liệu chúng ta có sức mạnh và ý chí lâu dài để đáp lại sự trỗi dậy của Trung Quốc hay không? Và điều này đưa tôi đến những nhận xét sau.

Kết luận và Khuyến nghị

Chúng ta chưa có một chính sách rõ ràng về các tuyên bố tranh chấp chủ quyền trong biển Đông và Nam Trung Hoa, cũng như chưa xác định rõ vị trí của mình trong việc ủng hộ chủ quyền của các đảo đang tranh chấp. Những gì chúng ta đã nói chỉ là chúng ta sẽ bảo vệ quyền tự do đi lại và các quyền lợi trong đặc khu kinh tế EEZ, phù hợp với các quy tắc quốc tế.

Việc theo đuổi các nguyên tắc chung về giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp lãnh thổ và quyền tự do đi lại có thể là thận trọng và khôn ngoan nếu xét tới các vấn đề nhạy cảm lịch sử và mong ước có được mối quan hệ hữu hảo với Trung Quốc.

Nhưng cùng một lúc, chúng ta phải cảnh giác trước tham vọng rõ ràng của Trung Quốc là thống trị biển Đông và Nam Trung Hoa, mở rộng lãnh hải và quyền tự do hành động của mình, và hạn chế truy cập của chúng ta tới các vùng biển này.

Chúng ta cũng phải đảm bảo rằng những người bạn và đồng minh của chúng ta có sức mạnh và được trợ giúp đối mặt với những hành vi o ép có thể xảy ra, và rằng chúng ta thực hiện đúng những cam kết ngoại giao của mình.

Chúng ta không muốn thấy một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém ở Châu Á, cũng như một Châu Á bị thống trị bởi Trung Quốc và loại trừ chúng ta. Để đạt được những mục tiêu này, chúng ta phải tăng cường liên minh ngoại giao của chúng ta để đảm bảo với họ rằng họ sẽ không bị o ép. Chúng ta cần tỏ ra rạch ròi Trung Quốc về các nguyên tắc cốt lõi của việc ứng xử trên biển. Nhưng sẽ không thể nào tránh khỏi sự thực rằng chúng ta phải vận dụng nguồn lực quân sự của chúng ta một cách hợp lý.

Có một sự cân đối gần như hoàn hảo giữa sự xây dựng lực lượng hải quân Trung Quốc và sự cắt giảm lực lượng hải quân của chúng ta. Trong khi Trung Quốc triển khai hàng chục tàu ngầm mới thì chúng ta lại để cho các nghiên cứu về khả năng chống tàu ngầm chiến đấu của chúng ta teo tóp. Khi Trung Quốc triển khai hàng chục tàu ngầm mới thì chúng ta giảm lượng tàu ngầm của chúng ta mất 25 tàu.

Trung Quốc không chỉ đã thấy sự mất cân bằng này, họ đang trông đợi chúng ta tiếp tục cắt giảm hải quân. Thiếu tướng Hải Quân Trung Quốc Yang Yi đã hả hê rằng Trung Quốc đã vượt Hoa Kỳ 5 lần về [số tàu ngầm sản xuất ra]… Mười tám [số tàu ngầm Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương] so với 75 hoặc hơn tàu ngầm Trung Quốc rõ ràng là không khả quan mấy [xét trên góc nhìn của Hoa Kỳ]. Thiếu tướng Trung Quốc nói đúng. Tàu ngầm Hoa Kỳ tối tân hơn, nhưng khoảng cách về chất lượng đang thu hẹp. Và khoảng cách về số lượng đang khiến cho việc theo dõi các đội tàu Trung Quốc ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Tôi đã được yêu cầu nói vài lời về vai trò của sức mạnh trên biển của Hoa Kỳ để duy trì cân bằng quyền lực. Tôi không dám nói nhiều, bởi vì thứ nhất, tôi đang nói trước một cựu Bộ trưởng Hải Quân, và thứ nhì, tôi nhận thức được rằng mở ra cuộc tranh luận về trình diễn lực lượng (force posture) là một toan tính nguy hiểm.

Viện nghiên cứu của tôi đã triệu tập một nhóm các chuyên gia về quân sự và an ninh để đánh giá toàn bộ và chi tiết nhu cầu lực lượng toàn cầu của Hoa Kỳ trước khi có bản Đánh Giá Quốc Phòng Bốn Năm (Quadrennial Defense Review – QDR) [7] của nội các. Chúng tôi đã kiểm tra các yêu cầu tại Thái Bình Dương, và tôi xin chia sẻ một số kết quả của chúng tôi.

Đầu tiên, tôi xin nhấn mạnh rằng chiến lược phòng thủ của chúng ta ở Thái Bình Dương không nên chỉ chú trọng vào các kế hoạch phản ứng trước tiềm năng chiến tranh. Trong bối cảnh Trung Quốc đã thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực, tái cân bằng phải là nhiệm vụ hàng ngày đối với lực lượng của chúng ta. Một cách để hình dung nhu cầu về lực lượng của chúng ta tại Thái Bình Dương là nghĩ về sự hiện diện và tham gia mạnh mẽ hơn của quân đội, và cho phép nhanh chóng đem một lực lượng lớn tới đây khi có xung đột. Tôi sẽ nói nhiều hơn về điểm đầu tiên:

Đội tàu của chúng ta giảm thiểu hơn bao giờ hết kể từ đầu thế kỷ XX. Trong khi chúng ta có năng lực và những người lính thủy giỏi hơn, nếu xét đến diện tích Thái Bình Dương, số lượng tàu là điều quan trọng. Lực lượng tại Thái Bình Dương của chúng ta phải làm rất nhiều nhiệm vụ, bên cạnh chuyện duy trì cân bằng quyền lực – ví dụ họ phải gây dựng khả năng quân sự của các đối tác, giải quyết các thiên tai, và thực hiện các sứ mạng chống cướp biển…

Nhưng hãy cho tôi được phép tập trung vào nhiệm vụ Trung Quốc. Một ước tính rất sơ bộ về nhu cầu hải quân tại Thái Bình Dương phải tính tới sự có mặt ngày càng nhiều các tầu ngầm tấn công nhanh (fast attack submarine - SSN) để duy trì sự hiện diện gần như thường xuyên ở biển Đông và Nam Trung Hoa, cũng như ở biển Nhật Bản. Chúng ta cần nhiều tàu ngầm hơn để bảo vệ các Nhóm Tàu Sân Bay Tấn Công của chúng ta, giám sát các tàu ngầm Trung Quốc đi tuần, và thực hiện hoạt động tình báo, giám sát và do thám (ISR). Những nhu cầu khác bao gồm tiếp dầu (P8) và thăm dò dưới đáy biển. Các hệ thống phòng thủ tên lửa và đội tàu của chúng ta không đáp ứng được trước những phát minh ngày càng nhiều của Trung Quốc trong sản xuất tên lửa đạn đạo và các mục tiêu tầm xa. Thật không may, chúng ta đã tới thời điểm mà, nếu chúng ta muốn các tàu sân bay triển khai ở xa còn ý nghĩa, chúng ta cần phải tìm cách bảo vệ chúng.

Những khả năng cần thiết để bảo vệ tài sản trên biển bao gồm hệ thống vệ tinh phát hiện tên lửa phóng được kết nối với ra-đa theo dõi; một sự hiện diện gần như thường xuyên của tàu chiến triển khai ở xa với khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo; và các khả năng tình báo cho phép thông báo nguy hiểm và các vụ phóng tên lửa chống tàu sân bay theo thời gian thực tới các tàu đang bị đe dọa. Trong khi chúng ta đang cần một hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều lớp, vẫn cần phải tập trung năng lượng vào tìm kiếm các phương tiện để hạ gục các đe dọa này, đặc biệt là tên lửa đạn đạo chống tàu (ASBM). Các tuần duyên hạm (Littoral Combat Ship) được triển khai ở xa nhiều hơn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì khả năng chiến đấu trên mặt biển (ASW) mạnh; cũng như khả năng chiến đấu trên mặt biển ở các khu vực gần bờ. Tất cả những năng lực này sẽ giúp chúng ta dâng lên nếu cần thiết. Nếu quân đội ta cần phải gửi nhiều tàu sân bay hơn tới khu vực này, các biện pháp nâng cao khả năng giám sát của tàu sẽ khiến các tàu này hiệu quả hơn. Có khả năng ASW mạnh hơn sẽ giúp chúng ta tự do hơn để thực thi các hoạt động của mình. Tôi muốn nói rằng chúng ta phải chú trọng tương đương vào khả năng giám sát của các căn cứ cố định trên bờ của chúng ta. Chúng ta cần tạo ra nhiều khu hậu cần hơn tại các quốc gia thân thiện hơn với Hoa Kỳ để cho phép lực lượng không quân xuất hiện với số lượng lớn đột ngột tại khu vực. Và chúng ta phải đảm bảo rằng mình có đủ máy bay tàng hình và ném bom cho các sứ mạng mà chắc chắn là sẽ phức tạp và gay cấn hơn những gì chúng ta đã từng được chứng kiến.

Ngài hoàn toàn đúng, Thượng nghị sĩ Webb, khi Ngài nói rằng chúng ta đang đứng ở một tình thế khó xử: Ngân sách quốc phòng đã được công bố trước khi nội các Obama đưa ra bản báo cáo QDR của mình. Tôi xin thúc giục Quốc Hội hãy đảm bảo rằng quá trình đánh giá báo cáo quốc phòng của nội các không phải là một buổi diễn tập cắt giảm ngân sách.

Cuối cùng, tôi tin tưởng rằng chính sách ngoại giao có thể thành công, và Châu Á sẽ hưởng hòa bình và thịnh vượng nhiều hơn, miễn là mọi người biết rằng chúng ta có thể giữ các hứa hẹn của mình. Điều chúng ta cần là kỹ năng ngoại giao vốn là truyền thống Hoa Kỳ - nói năng nhỏ nhẹ nhưng mang trên tay một cây gậy to tướng.
_______________________

Chú thích:

[1] Hệ thống chuyển hướng, maneuverable re-entry vehicle (MARV), là hệ thống cho phép tên lửa chuyển hướng tấn công khi đang bay.

Xem thêm: http://en.wikipedia.org/wiki/Maneuve...eentry_vehicle

[2] Nhóm tàu sân bay chiến đấu (Carrier Battle Group): một đơn vị chiến đấu gồm tàu sân bay và các tàu chiến hộ tống.

Xem thêm: http://en.wikipedia.org/wiki/Carrier_battle_group

[3] Alfred Thayer Mahan là người đưa ra học thuyết về sự quan trọng của quyền lực biển, dẫn tới việc các quốc gia đua nhau xây dựng hệ thống hải quân trước Thế chiến lần thứ nhất.

Xem thêm: http://en.wikipedia.org/wiki/Alfred_Thayer_Mahan

[4] Chuỗi đảo thứ nhất (first island chain): Năm 1985, Quân đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc đề ra chiến lược phòng thủ trên biển, trong đó đề cập tới khả năng hoạt động và thống trị ngoài khơi trong khu vực “hai chuỗi đảo”: Chuỗi đảo thứ nhất được mô tả như một đường nối qua các đảo Kurile, Nhật Bản, đảo Ryukuy, Đài Loan, Philippines và Indonesia (từ Borneo tới Natuna Besar). Chuỗi đảo thứ hai chạy từ đường Bắc – Nam từ Kuriles qua Nhật Bản, các đảo Bonin, các đảo Mariana, các đảo Caroline và Indonesia. Hai chuỗi đảo này vẽ thành một khu vực biển rộng khoảng 1800 dặm biển tính từ bờ biển Trung Quốc, bao gồm phần lớn Biển Đông Trung Hoa và các tuyến đường giao thông biển tại Đông Á.

Xem thêm: http://www.globalsecurity.org/milita...e-offshore.htm

[5] Biển Nam Trung Hoa chính là biển Đông [Việt Nam]. Trong bài này, người dịch xin dùng tên biển Nam Trung Hoa, để tránh nhầm lẫn giữa biển Đông [Việt Nam] và biển Đông Trung Hoa (giữa Trung Quốc và Nhật Bản).

[6] Học thuyết Monroe: Là một chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đưa ra vào năm 1823, trong đó nói rằng Châu Âu không được tiếp tục các nỗ lực thuộc địa hóa và can thiệp vào các quốc gia tại Châu Mỹ; nếu tiếp tục sẽ bị coi là hành động gây hấn và Hoa Kỳ sẽ đứng ra can thiệp. Ngược lại, Hoa Kỳ cũng sẽ không can thiệp vào các thuộc địa hiện tại của Châu Âu, cũng như công việc nội bộ của các quốc gia trong Châu Âu.

Xem thêm: http://en.wikipedia.org/wiki/Monroe_Doctrine

[7] Báo cáo Quốc phòng Bốn Năm (QDR) là báo cáo 4 năm một lần của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, trong đó phân tích các mục đích chiến lược và các mối đe dọa quân sự tiềm năng tới Hoa Kỳ. Xem thêm: http://en.wikipedia.org/wiki/Quadrennial_Defense_Review
Nguồn: Thượng viện Hoa Kỳ

Tuesday, July 28, 2009

Hoa Kỳ và tranh chấp biển Đông.

Trung Cộng càng ngày càng trở nên hung hăng hơn trên biển Đông. Ngoài việc chúng cho tàu giả dạng tàu cá để phá rối tàu khảo sát của Hoa Kỳ, chúng còn dùng tàu lớn tông vào tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, bắt các tàu đánh cá để đòi tiền chuộc (mặc dầu những tàu này đang đánh cá trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam). Những hành động thái quá này có lẽ đã làm cho Hoa Kỳ trở nên bực bội. Cuộc họp vừa qua của quốc hội Hoa Kỳ cũng đã có đề cập đến vấn đề này. Như vậy tương lai chính sách của Hoa Kỳ ở biển Đông sẽ như thế nào? Chúng ta thấy là quân đội Hoa Kỳ đang chuẩn bị rút dần ra khỏi Iraq và Afghanistan. Hiện tại vùng biển Đông là điểm nóng và cũng liên qua đến quyền lợi của Hoa Kỳ. Chắc chắn là Hoa Kỳ sẽ chú ý nhiều hơn đến vấn đề tranh chấp tại biển Đông với "chiếc lưỡi bò tham lam" của Trung Cộng. Để coi rồi đây Trung Cộng có xem vùng biển Đông như chiếc ao nhà của chúng hay là không?

Monday, July 27, 2009

Lâm Hoàng Mạnh - Những người Việt gốc Hoa làm gián điệp?

Lâm Hoàng Mạnh - Những người Việt gốc Hoa làm gián điệp?

Posted using ShareThis

Công an Cộng Sản và du đãng tiếp tục hành hung linh mục và giáo dân ở Tam Tòa

Công an và du đãng tiếp tục hành hung giáo dân Tam Tòa và những giáo xứ khác cùng hiệp thông. Chúng đã xông vào các vị linh mục và giáo dân, dùng gậy đánh các vị này. Hành động côn đồ này cho ta thấy càng ngày đảng Cộng Sản Việt Nam trở thành một đảng khủng bố người dân.
Trong lúc Cộng Sản Việt Nam khủng bố, đánh đập, bắt bớ người dân trong nước thì đối với giặc phương Bắc càng ngày chúng càng chịu lép vế trước áp lực của Trung Cộng. Cho nên chúng càng nhượng bộ Trung Cộng thì Trung Cộng càng lấn tới. Cứ đà này nếu Việt Nam Cộng Sản không khôn khéo trong chính sách ngoại giao, tìm sự ủng hộ của các nước khác trong khu vực Đông Nam Á thì tương lai cũng khó lòng đứng vững trước một kẻ thù truyền thống mưu mô xảo quyệt.

Sunday, July 26, 2009

KÝ SỰ MỘT VÙNG ĐẤT NÓNG

Trần Khải Thanh Thủy 

 

1/ Đất làng vừa một tấc:

Về lại Hà Nam – nơi con sông Đáy hiền hoà chảy, phía trên là cả dãy núi đá vôi chạy dài thơ mộng, cũng là nơi ẩn chứa trong lòng bao nhiêu di tích, danh lam thắng cảnh và huyền thoại, từ chùa Long Đọi Sơn(tên chữ là Diên Linh tự) do vua Lý Thánh Tông và Vương phi Ỷ Lan chủ trì xây dựng năm 1054, đến Bia Sùng Thiện Diên Linh, do vua Lý Nhân Tông chủ động làm từ 1118 đến 1121, rồi Đền Lăng, thờ vua Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành. Hai vị vua đã cùng các tướng lĩnh xây dựng lực lượng chống thù trong giặc ngoài, gìn giữ độc lập dân tộc…

Tất cả mọi thứ đều có tuổi thọ cả nghìn năm, thứ được coi là đệ nhất danh thắng của trấn Sơn Nam (Chùa Long Đọi Sơn) với 18 pho tượng La Hán, 6 pho tượng Kim Cương, một pho tượng Di Lặc bằng đồng (nặng một tấn, đúc năm 1864), thứ là bảo vật quốc gia (Bia Sùng Thiện Diên Linh) ca ngợi công lao tài trí của Lý Nhân Tông trong việc xây dựng, kiến thiết đất nước và việc làm nhân hậu bao dung của Thái hậu Ỷ Lan thông qua việc cúng 72 mẫu ruộng, để nhà chùa trồng cây trái hoa màu, làm đèn nhang phục vụ cho việc cầu siêu tịnh độ cho quê hương đất nước và các tín chủ mười phương tìm về. Ở mặt sau, phía dưới là bài thơ của Lê Thánh Tông làm vào năm Quang Thuận thứ 8 (1467) nhân dịp đi bái yết sơn lăng lên thăm chùa.

Trước đó, năm 986, được tin vua Lê Đại Hành sửa soạn về làng làm công tác tịch điền dưới chân núi Đọi, nhân dân nô nức tới xem. Biết tin, hai anh em nhà Nguyễn Đức Năng và Nguyễn Đức Đạt liền làm một chiếc trống lớn ra dự lễ đón vua. Khi gióng lên, tiếng kêu như sấm, âm vang cả một vùng non nước, vua thấy hay liền hỏi cách làm và tôn vinh là Trạng Sấm. Từ đó nghề làm trống hình thành và kéo dài cho tới nay. Hiện tại, trong làng Đọi Sơn vẫn có hơn 500 hộ làm trống, sản sinh ra hàng chục nghệ nhân lão luyện, đem trống đi khắp nước…

Chừng như chưa đủ cho một vùng đất nổi tiếng là lễ trọng, đất thiêng, thu hút bao nhiêu du khách xa gần tìm về trong các dịp lễ hội, tham quan, du lịch…Lịch sử tỉnh Hà Nam còn cất giấu cả huyền tích về Lê Lộc(cha đẻ Lê Hoàn) bị con hổ trắng (do chính mình nuôi để trông cá) vồ chết. Khi nhận ra mình cắn nhầm người chủ tốt, Hổ đã cõng ông về núi Cõi giấu xác, rồi bỏ ăn bỏ ngủ, ngày đêm canh gác xác cho đến lúc chết vì đau khổ, ân hận, xa xót. Sau đó mối đùn lên thành mộ, dân trong vùng gọi là Mả Dấu hay “mộ hổ táng” hết mực linh thiêng.

Ngồi bên cạnh tôi là chị Cao Thúy Hòa – người của thôn Bồng Lạng, xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Nhớ về cái tuổi thần tiên, thơ trẻ của mình, chị ngậm ngùi kể:

 Ngày trước quê chị đẹp đẽ, thanh bình, êm ả và thơ mộng lắm, ngủ dạy bước chân xuống đất là nhìn thấy núi, thấy sông. Núi nằm vắt ngang trước nhà, lúc trường tồn khoẻ khoắn như hổ rình mồi, lúc đủng đỉnh oai phong như trâu gặm cỏ, lúc vươn mình như ngựa phi dưới nắng chiều tà, lúc trầm mặc tôn nghiêm như người con gái quàng khăn voan trắng ngủ quên cả nghìn năm trên đỉnh núi. Còn con sông thì hiền hoà, êm ả chảy ngay dưới chân…Cả tuổi thơ trẻ hồn nhiên của chị cùng lũ bạn gắn bó với nó, vừa tắm táp, bơi lội thoả thích, vừa hò hét chạy đuổi theo nhau suốt dọc triền sông. Chính vì sống trong cảnh mơ mộng lãng mạn ấy mà chị nuôi ước mơ được làm công tác nghệ thuật và trở thành cán bộ của đài truyền hình Hà Nội… Không ngờ càng về già càng xa xót, bàng hoàng khi chứng kiến cảnh “chùm khế ngọt” quê mình bị lũ người cơ hội, thực dụng, hư hỏng từ nơi khác kéo về trèo leo, bứt phá, trở thành khế chát, khế chua, khế còi và sớm hay muộn cũng sẽ thành khế ngạt, khế độc, đầy đoạ cuộc sống của thôn, trong đó có gia đình chị.

 Suốt chặng đường dài, ngồi nghe chị kể về cuộc sống quê mình hiện tại: bần hàn, lam lũ, hoang mang, lo lắng, khác hẳn với cuộc sống yên bình, lặng lẽ trước kia, tôi bất giác thở dài, nhớ về câu thơ của nhà thơ Ngô Xuân Sách:

Đất làng vừa một tấc
Mà bao kẻ đến cày.
Thóc giống còn mấy hạt
Đợi mùa sau sẽ hay. 

Câu thơ hoạ chân dung nhà văn Nguyễn thị Ngọc Tú, với tác phẩm “Đất làng “,”Thóc giống”,”Đợi mùa sau”, cũng là ngầm chê bai thói trăng hoa của bà, hoà cái tôi chân chính vào trong cái chúng ta tầm thường giả dối, biến con người mình thành người của làng (văn học nghệ thuật), biến cơ thể phồn thực nảy nở mà tạo hoá ban tặng cho mình thành một miếng đất thịt ở giữa làng để cho hết bồ nọ, bồ kia tìm đến, cày bừa, xáo xới, gây không ít tai tiếng, đến mức có mấy đứa con là “hạt giống”, cũng không thể rõ là con của ai? Đành đợi vụ mùa thu hoạch xong, cũng là thời gian sàng lọc, mới hay mọi sự, mới tỏ mọi nhẽ, mới rõ mọi đàng…

Tìm về ngôi nhà nhỏ- nơi chị gắn bó cả quãng đời thơ ấu, mới thấy hết những điều chị kể. Thiên nhiên quả là ưu ái cho thôn Bồng Lạng – quê chị- một diện tích chỉ vẻn vẹn 1,1km2 nằm gọn lỏn giữa núi và sông, phía Tây là núi đá vôi, phía Đông là núi đất sét, dọc núi đá và núi đất là con sông Đáy hiền hoà chảy qua, vừa tạo cảnh quan thiên nhiên môi trường đẹp đẽ, cũng là nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú, vô cùng thuận lợi cho việc khai thác xi măng.

Cũng chính vì nhận ra lợi ích trước mắt này mà những kẻ thực dụng đã bất kể cảnh êm thấm, yên bình từ nghìn đời của người dân nơi đây để nhảy vào khai thác, bằng cách xây dựng liên tiếp 4 nhà máy xi măng, bỏ qua mọi hiểm hoạ rình rập và làm đảo lộn cuộc sống của 800 hộ gia đình( 3.000 nhân khẩu), trong đó chiếm 2/3 là phụ nữ trẻ em, người già cả.

Đầu tiên là Xi măng Hoàng Long, khởi công xây dựng từ 2003, với giá đền bù rẻ như bèo (7,5 triệu /sào -360 m2) kèm bao lời hứa hẹn ồn ào. Nào sẽ tạo công ăn việc làm ổn định cho chính những người trong độ tuổi lao động ở trong thôn, đào tạo họ từ nông dân thành công nhân thời đại khoa học kỹ thuật. Nào đảm bảo sự thu nhập của các gia đình tự nguyện bán ruộng, giao nộp mặt bằng cho nhà máy. Nào sẽ cộng tác và hỗ trợ tích cực cùng địa phương, nhằm góp phần biến đổi bộ mặt của thôn Bồng Lạng từ thôn quê hẻo lánh thành đô thị nhộn nhịp v.v… và v.v…

Hơn 50 ha đất trong tổng số 450 ha quỹ đất của làng bị cái lưỡi của công nghiệp Hoàng Long nuốt gọn, không những không gây ra điều tiếng gì mà còn giúp bà con nuôi một hy vọng ảo về một sự đổi mới tư duy của đảng, sự đổi đời thoát kiếp của bản thân, không phải nông dân chân lấm tay bùn, sống phụ thuộc vào thiên nhiên, nay nóng mai lạnh, sớm nắng, chiều mưa nữa mà là thu nhập ổn định trong nhà máy xí nghiệp, trong cơ chế thị trường.

Trên cở sở thu hồi đất một cách qúa ư dễ dàng đó, 3 nhà máy khác gồm xi măng Thanh Liêm, Xi măng Tràng An, Nhà máy chế biến thức ăn gia súc và hóa chất tiếp tục vào cuộc liếm hết 300 ha đất trên tổng số 450 ha đất của làng.

Đến lúc này sau gần 5 năm bị mất đất vô cớ, trong khi cả làng vạ vật không công ăn việc làm, con cái có nguy cơ bị đuổi khỏi trường học vì bố mẹ không đủ tiền đóng góp, song công ty xây dựng, phát triển và đầu tư Xuân Thành vẫn ngang nhiên nhảy vào chiếm đất như lũ đàn anh ích kỷ, hẹp bụng trước đó, người dân trong thôn mới bừng tỉnh trước một hiểm hoạ nhỡn tiền

2/ Tiếng nói người dân: 

Ông Đinh Xuân Hải, chi hội trưởng Chi hội Nông dân( tổ 3) cho biết: Trước đây, thôn có 450 mẫu đất canh tác. Sau khi các dự án của 4 nhà máy xi măng và chế biến thức ăn gia súc đổ bộ vào, số đất này chỉ còn lại 166 mẫu. Nếu như Công ty Xuân Thành cố tình triển khai dự án, biến dự án thành dự…ớn, đồng nghĩa với việc trải oan khiên lên đầu 3.000 người dân chúng tôi, vì ngoài khói bụi xi măng, chất thải và thán khí các loại, cùng tiếng ồn suốt ngày đêm chúng tôi còn gì để sống, lấy gì để ăn?

Ông Như Văn Thử, Bí thư Đảng bộ, Chủ tịch HĐND xã Thanh Nghị cho biết: Hết đất dân thôn Bồng Lạng chỉ còn một cách duy nhất…bồng bế nhau đi lên tận trung ương mà ăn mày lòng tốt của thiên hạ, hay lãnh đạo đảng và nhà nước. Cứ cho rằng cả 5 nhà máy đều có chế độ tuyển dụng như lời cam kết khi cắm mốc xây dựng, giải phóng mặt bằng, thì chỉ những lao động trong độ tuổi 20 – 25 còn có cơ may được tuyển dụng, còn số lao động quá tuổi như chúng tôi biết làm gì để khỏi bị chết đói đây?

Bà Nguyễn Thị Phương, bày tỏ đầy bức xúc:

 Cả nhà tôi có 6 nhân khẩu, chỉ có 18m2 đất sản xuất nông nghiệp và nhiều gia đình khác trong thôn cũng chẳng hơn gì. Nếu Nhà máy xi măng Xuân Thành cứ cố tình làm thì 18m2 đất của gia đình tôi cũng biến thành bụi khói xi măng nốt… thật trần đời chưa có bao giờ lại khốn khổ, khốn nạn như lúc này. Cứ bảo dân bất ly hương, sao ông đảng và chính phủ Việt Nam lại chỉ đạo cho người lấy hết đất của chúng tôi để chúng tôi thành…ắt ly hương? già rồi chỉ có hai bàn tay trắng, mà còn phải tha phương cầu thực ở quê người, làm sao chúng tôi sống nổi, mất đất rồi thì tương lai con cái chúng tôi sẽ ra sao?

Ông Lê Minh Tài chán ngán:

 Cứ bảo nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”, vậy mà chúng tôi kêu gào cả 5,7 năm nay nhưng xã, huyện, tỉnh có ai thèm nghe đâu? Chúng tôi mất đất thì cứ mất mà nhà máy làm thì cứ làm, sống chết mặc dân, còn tiền lãi lờ thì lãnh đạo nhà máy hưởng, lãnh đạo tỉnh, huyện được chia phần, chỉ chết cái thằng thấp cổ bé họng chúng tôi: Kêu trời thì trời cao, kêu đất thì đất dày, kêu lãnh đạo thì từ xã, huyện, tỉnh đến trung ương, mặt họ còn dày hơn… đất thó.

Qua tìm hiểu, gia đình ông thuộc diện phải giải toả phục vụ dự án xây dựng Nhà máy xi măng Xuân Thành. Ngoài số đất canh tác 3 vụ lúa, khoai, lạc ra, gia đình ông còn có đất khai hoang từ năm 1960 để trồng cây lâu năm. Nhưng số đất có bề dày 40 năm tuổi thọ này lại không hề được tính trong bảng áp giá đền bù, dù chỉ là với cái giá…chết đói: 7,5 triệu/sào. Khi ông xót của thắc mắc, bị phó trưởng ban giải phóng mặt bằng huyện Thanh Liêm Lê Hồng Sơn gắt:

 Đất này không hợp pháp, đất đai là sở hữu của nhà nước, của địa phương, sao ông dám tự tiện khai hoang, bỏ qua cho ông băm mươi mấy năm trời là may mắn qúa rồi, giờ nhà nước cần trưng thu để làm công trình lớn, phục vụ nhu cầu dân sinh thì lấy lại chứ sao?

 Không đúng, tại sao nhiều vật liệu kiến trúc không được ghi trong bảng giá, thậm chí còn bị trừ 20% số tiền? Chả lẽ vật liệu này do chúng tôi bỏ tiền túi ra mua cũng là của nhà nước sao?

 Vớ vẩn, nhiều vật kiến trúc không được đền bù là do…chưa có “cơ chế giá”chứ sao(?!)”Còn bị trừ 20% số tiền là do số lượng vượt mức so với khi lập bảng giá, thế thôi?

Bị trừ đầu trừ đuôi, trên cơ sở cả lừa đảo lẫn ăn cướp, đàn ông Bồng Lạng chỉ còn nước tự di dân ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn của mình vào tận phía Nam mưu sinh kiếm sống, bỏ lại vợ con, bố mẹ già, cắt đặt thay phiên nhau, vài năm giành dụm đủ tiền mới dạt về quê một lần, mặt bủng, môi chì vì cuộc vật lộn mưu sinh khốn khó nơi chân trời lạ.

Số còn lại, kiên quyết bám trụ, bám đất bằng cách gửi đơn khiếu nại, khiếu tố vượt cấp, lại bị coi là “chống lại các chủ chương chính sách tốt đẹp của đảng và nhà nước”, vì vậy, dân không chịu đảng thì đảng phải trị dân, kết quả kẻ có tiền, quyền kê được chỗ đứng giữa lòng đảng thì lộng hành công khai, còn người dân không quyền hành, tiền bạc bị dồn tới nước chết…

3/ Buồi sáng kinh hoàng

Ngồi trong căn nhà nhỏ của chị Hoà, đối diện với con sông Đáy lững lờ chảy, chúng tôi đang trò chuyện cùng người cha già 86 tuổi của chị thì có tiếng lao xao ngoài cửa, hoá ra thấy chiếc xe đỗ ngay cạnh nhà, biết tin chị về, họ hàng làng nước kéo đến chơi. Chưa qua được cơn chấn thương tinh thần do công ty Xuân Thành đưa lại, người nào người nấy bừng bừng phấn kích:

 Chưa khi nào người dân chúng tôi gặp cảnh kinh khiếp hãi hùng đến thế, bà Nguyễn thị Dậu 75 tuổi, bần thần kể lại:

 Hôm ấy là sáng 16-12-2008, tôi vừa trở dạy, đang lúi húi cơm nước dọn dẹp trong nhà ngoài sân thì nghe tiếng con tôi hốt hoảng thông báo:

 U ơi, công an bắt chị Nhan rồi, cả 18 người của công ty Đại Xuân nữa.

Không tin vào tai, vào mắt mình, tôi lật đật chạy lên nhà con trai, con dâu thì thấy khắp đường làng ngõ xóm, khắp trong rừng, trong núi, công an vây kín…dễ có đến 500 người, người nào người ấy nanh ác, dữ tợn, tay cầm dùi cui điện, dùi cui gỗ, tay che kính chắn ghi rõ 4 chữ CSCĐ(Cảnh sát cơ động). Chưa kể vòi rồng phun nước, bình xịt hơi cay…phía sau lù lù xe chở tù, chở họ…cả đoàn xe không dưới 20 cái

Biết con trai và cháu nội không có nhà, chỉ còn một mình con dâu, tôi cố kiết đi bằng được đến chỗ nó để xem xét tình hình… Vậy mà nhất định họ không cho tôi đi, họ cản tôi lại, đầy lạnh lùng, thô bạo:

 Bà ơi, bà về đi, đây là nơi cơ quan an ninh đang làm việc!

Mặc! Tôi nguẩy ra khỏi sự lôi kéo, ngăn cản của họ, tiến lên:- Tôi phải gặp bằng được con tôi, chúng nó có tội tình gì mà các ông bắt bớ đánh đập dã man thế, các ông có phải con người không?

Cuối cùng, sau bao nhiêu liều lĩnh, cố gắng, tôi cũng tiến về được phía chiếc xe tù, nơi con dâu tôi bị tống lên đó. Đập mạnh vào cánh cửa xe, tôi gào lên:

 Thả con tôi ra, bớ làng nước, tôi là mẹ chồng của nó đây, chồng con nó đi vắng, có gì cũng phải thông báo cho gia đình chúng tôi một tiếng chứ, tự nhiên không đâu lại kéo quân bắt người vô tội à?

 Chị ấy chống người thừa hành công vụ.

 Chống ai, ai chống, lấy gì mà chống, nó thân cô, thế cô, liễu yếu đào tơ, sức vóc học trò, lấy tay không chống lại vũ khí dã man hiện đại của các ông à?

Mặc cho tôi đứng phía dưới đập nát tay vào cánh cửa xe tù, chúng không hề mảy may rung động, những bộ mặt lạnh tanh máu cá, mất hết cả tính người, nên bao nhiêu tiếng gào thét, kêu cầu, nài xin, phẫn nộ của người mẹ già cả đều không ảnh hưởng tới trái tim thú của chúng nó, một bầy súc vật đi hai chân, nói tiếng người, đánh đập người vô tội…

Bên cạnh tôi là đám người làng xanh xám, người lên tiếng phản đối việc làm ác độc của chính quyền huyện, tỉnh, người bày tỏ sự cảm thông đau xót với con dâu tôi và 18 người vừa bị bắt của công ty Đại Xuân:

 Khiếp qúa, chúng nó xộc vào dùng dùi cui điện đánh phủ đầu anh em nhà chị Nhan, sau đó ông Chất, công an tỉnh, ra lệnh:”
 Vào trong, bắt nốt con kia ra, nhanh lên!” Thế là nó lao vào, lôi xềnh xệch chị ấy ra, không cho chị ấy được mở miệng thanh minh lấy một tiếng…Sợ chị ấy kêu gọi, nhắn nhủ đám anh em công nhân dưới quyền hay sao mà chúng nó, đứa tốc áo chị, đứa dúi dùi cui điện vào người, làm chị ấy bị điện giật co rúm người lại, đái vãi cả ra quần, rồi ngất lịm

Tôi tối tăm mặt mũi, chưa kịp bày tỏ gì, thì bà con dân làng đã kể tiếp:

 Cái con Lò Thế Giang, công an ấy, ác qúa bà ạ, nó dúi dùi cui vào miệng cái Nhàn, làm con bé ngất sỉu, gẫy hai cái răng cửa, máu trào ra, cả chú lái xe cho công ty Đại Xuân cũng bị chúng đánh, ngã dúi ngã dụi, rồi cả bọn xông vào tống lên xe tù…Giờ chắc cả chị Nhan, cô Ngà chết ngất rồi, chẳng nghe thấy tiếng bà gào đâu

Chị Hoàng thị Huệ, hội viên hội phụ nữ, ngồi bên cạnh bà Dậu, bàng hoàng kể:

 Từ ngày rời vú mẹ, chập chững biết đi đến bây giờ, hơn 40 tuổi đầu, em mới chứng kiến cái cảnh hãi hùng, công an đánh người làng mình như thế: Chị Nhan giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Xuân bị chúng nó dùng cui gỗ, đánh thục mạng vào đầu gối, chưa đủ, còn dí dùi cui điện vào người vào lưng, co rúm người lại, ngất xỉu, thế là chúng nó, xốc nách chị lôi ra xe tù ấn vào ca bin…Lôi mạnh đến nỗi lật hết cả quần áo chị ấy ra, hở cả khoảng lưng tím bầm vì bị dùi cui nện

 Nhưng lý do tại sao, tôi ngơ ngác hỏi: Chị Nhan làm sao? Sao lại bị bắt?

 Chị ấy là doanh nghiệp trẻ có tiếng của thôn, người tạo công ăn việc làm cho cả làng trong suốt 20 năm trời nay, cũng là người đứng đơn phản đối không đồng ý cho công ty xy măng Xuân Thành đổ bộ vào thôn cướp nốt mảnh đất ba vụ cuối cùng của dân làng

 Thì ra là cá lớn nuốt cá bé, tôi cay đắng nghĩ!

Ngồi uống rựơu cùng chú lái xe, anh Nguyễn văn Tiến, em rể chị Hoà, lên tiếng xác nhận:

 Ba cái nhà máy xi măng Hoàng Long, Thanh Liêm, Tràng An ngoạm 80% đất làng rồi, giờ công ty Xuân Thành nhảy vào nữa thì coi như dân nhẵn như chùi, chẳng còn tí đất cắm dùi…Trong khi quyền lợi của người dân thì chẳng thấy đâu? Ba công ty hứa hẹn nhận 650 người làng vào làm việc trong nhà máy, cuối cùng cả vài năm nay rồi, tất cả chỉ được 50 đứa làm bảo vệ, lương 500.000/ tháng. Qúa là ngửa tay xin việc, ngửa váy hứng dừa, hứng cả ngày giời mà dừa rơi đâu hết. Tiền công không đủ để ăn sáng, nói gì đến khẩu phần vợ, con? Vì thế, đến lần qúa tam…năm bận này, dân làng hội họp, bàn bạc rồi ra quyết định tẩy chay Xuân Thành, không bán đất với giá rẻ, bàn giao mặt bằng cho họ nữa. Ba keo mèo mở mắt rồi, gầy còm xơ xác lắm rồi, một cái lưỡi mèo không đủ để cho 4 anh em họ hàng nhà xi măng cùng xâu xé nữa…Thế là có chuyện

 Nghĩa là chúng nghi chị Nhan cùng hai bên gia đình nội ngoại có mặt trong công ty, đứng đầu phong trào phản kháng tẩy chay này, nên mua chuộc lãnh đạo tỉnh, ký giấy thuê giám đốc công an tỉnh, điều động 500 quân nhảy vào cưỡng chế, để dằn mặt Đại Xuân, dằn mặt dân làng, cắm mốc bằng được phải không? Tôi lờ mờ hiểu ra nút thắt bí ẩn của câu chuyện, hỏi lại bà con:

Không một chút e dè, sợ sệt, Huệ rắn rỏi đáp:

 Đúng đấy chị ạ, công an cậy lệnh, cậy đông, lấy thịt đè người, bắt chị Nhan và 18 người, trong đó có 9 người là người của công ty Đại Xuân còn lại là người làng, chiếm đa phần là con thương binh, liệt sĩ, rồi nhốt họ vào giam tại trại Mễ, bắt họ phải nhận, phải khai tội “chống người thi hành công vụ”, tội “lôi kéo người nhà, anh em công nhân trong công ty chống lại chính quyền”, rồi lần lượt thả về, còn chị Nhan không chịu ký thì bị giam đúng một tháng hai ngày, ngất lên ngất xuống, cuối cùng chồng chị phải làm giấy bảo lãnh theo đúng ý họ, kèm bao nhiên tiền đút lót mới được tại ngoại chờ ngày xét xử:

Xe tù chở chị Nhan và 18 người đem về trại Mễ ( thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) giam giữ

 Trời đất, thời này là thời nào mà chúng cố tình đổi trắng, thay đen thế, lại còn đưa ra xử cơ à? Không biết lũ chúng nó- những kẻ coi miếng ăn hơn cả đạo lý, tình người sẽ trả lời công luận thế nào, nếu cố tình đưa ra ánh sáng? Cho dù quan toà, viện kiểm sát và công an có cố tình toa rập chị, còn lòng dân đang phẫn nộ, làm sao chúng có thể bưng bít sự thật mãi được? Cái kim trong bọc cũng lòi ra nữa là cả núi tội ác của lũ chúng nó giữa thanh thiên bạch nhật?

4- Tìm gặp nhân chứng:

Trước mắt tôi là chị Nguyễn thị Nhan, cao, gầy, chân tay lều nghều như nhện, tiếng nói còn chưa tròn vành rõ tiếng – di chứng của cuộc tra tấn ngày 16-12 và 32 ngày nằm bệt, chết ngất trong tù.

Đầy bàng hoàng đau xót chị kể:

 Tất cả với em vẫn như một cơn ác mộng, không hề có lệnh cưỡng chế, không thông báo qua điện thoại, bỗng dưng 5, 600 công an đổ bộ về làng, chặn ngõ, ngăn đường bằng cả dãy hàng raò sắt, rồi cứ thế đánh đập người nhà em, từ em dâu, em trai cho đến công nhân của em, 18 người tất cả, em là nạn nhân thứ 19, cũng là người phải chịu nhiều oan trái nhất

 Chị có thể cho biết căn nguyên, lý do

Đang ngồi, chạm vào câu hỏi của tôi, chị giãy nảy như chạm phải sâu róm- Đến em cũng không biết vì sao mình lại bị đối xử thô bạo thế. Từ bé, em chưa bao giờ làm việc gì thất đức cả. 16 tuổi đi thanh niên xung phong, làm theo lời đảng gọi: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” “Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua”, Trở về làng lấy chồng, cả hai vợ chồng đều bắt đầu sự nghiệp bằng hai bàn tay trắng, buôn từng con cá, lá rau ngoài chợ, rồi vào rừng kiếm củi, xuống đầm san lấp…khổ không để đâu cho hết, khổ đến mức chỉ dám đẻ một đứa, dù là con gái. Sau đó vay vốn ngân hàng….Cả nhà, anh em bên chồng, bên vợ cùng dồn sức vào thành lập hợp tác xã khai thác đá rồi công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Xuân. Thuế nộp đủ, tiền vay ngân hàng trả đúng hạn, lương của 200 công nhân không hề thiếu một xu, cũng không để bất kỳ trường hợp nào gặp phải tai nạn đáng tiếc…Hiện hợp đồng khai thác đá 5 năm đã hết hạn từ mấy tháng rồi, riêng hợp đồng khai thác điện mới ký được một năm, đến giữa năm 2012 mới hết hạn, cho nên công ty vẫn tiếp tục sử dụng…

Chợt giọng chị trùng xuống, khuôn mặt cương nghị rắn rỏi ánh lên những nét bực bội, buồn phiền, chán nản: – Vậy mà không bồi thường, không thoả thuận, không giải thích, đơn phương chấm dứt hợp đồng, rồi kéo cả tiểu đoàn về cắt điện, cưỡng chế

Đưa mắt quan sát căn phòng làm việc của chị, mắt tôi vô tình vập vào tấm giấy xác nhận của uỷ ban nhân dân xã Thanh Nghị về việc chị đóng góp công đức cho chùa triền, tiền làm đường xá cho dân làng đi lại, tiền ủng hộ quỹ thiên tai bão lụt, quỹ vì người nghèo v.v

Chưa kịp lên tiếng hỏi rõ hơn về lĩnh vực này, ngồi bên chị Hoàng thị Huệ đã cất tiếng:

 Ở góc độ xã hội, chị Nhan là một cựu chiến binh, một doanh nghiệp trẻ, tạo việc làm cho hơn 200 lao động trong suốt 20 năm qua, được cả làng cả xã cả huyện Thanh Liêm biết đến, đặc biệt trong lĩnh vực từ thiện, nào tiền công đức cho đình chùa miếu mạo 17 triệu, tiền làm đường, rải gạch, rải đá san lấp chỗ trũng cho các cháu đi lại 20 triệu, rồi quỹ ủng hộ đồng bào thiên tai lũ lụt, quỹ ’vì người nghèo” v.v hết năm này sang năm khác, không biết bao nhiêu mà kể. Cánh chị em trong hội phụ nữ, hễ có khó khăn là chỉ biết tìm đến chị vì chị giàu lòng nhân ái, không bao giờ để cho họ phải về không, hay nài nỉ dài dòng, đặt mình vào mối quan hệ con người cầu xin con người. Ngày 15-12 -2008 chị vinh dự nhận giấy mời dự đại hội toàn quốc của các doanh nghiệp trẻ, diễn ra trong 4 ngày( từ 20 đến 24-12) thì sáng 16-12 chị bị bắt.

 Trong tù họ đối xử với chị như thế nào? Có đánh đập gì không? Sao luật pháp Việt Nam lại cho phép bắt người dễ dàng thế nhỉ. Tôi hỏi, và không kiềm chế được lòng mình, những ý nghĩ tuôn trào nhảy nhót trong óc, ý nọ đuổi theo ý kia:

 Bỗng dưng không đâu, ký lệnh điều quân xộc đến bắt 19 người vào tù, quả là luật rừng chứ đâu phải luật pháp? Bản thân chị là doanh nghiệp giỏi, thuộc diện vua biết mặt, chúa biết tên, coi việc cứu người -phúc đẳng hà sa làm trọng mà còn như thế, thử hỏi những người thấp cổ bé họng, dân ngu cu đen thì còn bị chà đạp, hà hiếp đến đâu?

Vô tình chạm đến nỗi đau chị kể:

 Đến bây giờ em vẫn không thể nào có được giấc ngủ trọn vẹn, mệt qúa thiếp đi thì thôi, cứ mở mắt ra là bàng hoàng tự hỏi mình là người như thế nào? Sao bỗng dưng lại bị biến thành can phạm, bị tra tấn dã man, rồi phải vào ngồi tù, 31 ngày khổ ải nằm bẹp ngất lên ngất xuống vì bị đòn cân não, rồi phải mất tiền triệu để được chồng bảo lãnh chờ ngày ra toà, không lẽ pháp luật Việt Nam bây giờ suy đồi đến thế? Biến trắng thành đen, không thành có, đúng thành sai…

 Đúng thế, tôi giảng giải:Luật nào cũng tồn tại trên cơ sở đạo đức. Nói chính xác hơn: đạo đức là nguốn sống của luật pháp. Vì thế luật pháp mà không có đạo đạo đức làm nền tảng, lẽ sống, thì luật ấy là luật rừng, cá lớn nuốt cá bé, lấy số đông đàn áp số ít, cậy vũ khí để trừng phạt người lương thiện, biến lương thiện thành tội phạm, còn kẻ có tiền thành quan toà, tước đoạt danh dự mạng sống của người tốt? Xã hội như thế thì sự suy đồi đạo đức là việc nhỡn tiền chứ còn gì nữa, đâu có xứng đáng để tồn tại.

Chia tay tôi, chị bày tỏ:

 Em đã đọc hết quyển “tố tụng hình sự” rồi, sẽ thuê luật sư để bảo vệ mình, để nhanh chóng lấy lại danh dự và tài sản đã mất. Dù thế nào thì em vẫn tin xã hội phải còn những người tốt, niềm oan khuất trái ngang của mình sẽ được làm sáng tỏ…

Vì thời gian có hạn, lượng thông tin thu nạp được trong một ngày đi thăm người già, người ốm, cũng đã đầy, tôi cùng chị Cao Thúy Hòa trở lại Hà Nội, lòng day dứt không nguôi về những chuyện đau lòng vừa phải chứng kiến ở một vùng quê qúa hiền lành nhu mì – như một cô gái xinh xắn, giữ nguyên chất hương rừng, gió núi nên đã bị lũ ác nhân, ích kỷ, lực điền cậy khoẻ, cậy đông, cậy sự thiếu hiểu biết của người dân đè đầu cưỡi cổ, gây bao thảm cảnh cho họ cũng là cho hai vợ chồng nhà doanh nghiệp trẻ cùng 18 người liên quan… và tôi tự nhủ: Nhất định tôi sẽ trở lại vùng đất này, tìm gặp lại bà con, tìm gặp 18 người bị bắt và bị đánh cùng chị Nhan để xem bản chất của sự việc cưỡng chế, bắt người của công an tỉnh Hà Nam và uỷ ban tỉnh ra sao? Việc làm này có được lòng dân ủng hộ hay không? Tại sao Đảng và nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cứ gieo rắc tai hoạ cho dân theo kiểu: “cho dân và vì dân” mãi thế này?

Bồng Lạng 12-3-2009
Trần Khải Thanh Thủy



 

Saturday, July 25, 2009

Bỗng nhiên hèn?

Bỗng nhiên hèn?

Posted using ShareThis

Tưởng Năng Tiến - Một chút tình riêng về miền sơn cước

Tưởng Năng Tiến - Một chút tình riêng về miền sơn cước

Posted using ShareThis

Việt Nam phải làm gì trước sự lấn lướt của Trung Cộng?

Trung Cộng càng ngày càng lấn lướt Việt Nam về mọi phương diện. Ngư dân Việt Nam ra đánh cá (dù là ở trong hải phận của Việt Nam) cũng bị tàu tuần duyên của Trung Cộng đánh chìm. Như vậy nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam sẽ làm gì trước sự lộng hành thái quá của Trung Cộng? Đài rfa đã có cuộc phỏng vấn Giáo sư Trần Văn Đoàn, hiện đang dạy học tại Đại học Quốc lập Đài Loan về vấn đề này.

Friday, July 24, 2009

Thư ngỏ để bảo vệ Quỳnh Như

Thư ngỏ

Kính gửi: Các cơ quan truyền thông, nhân dân Việt Nam và các cộng đồng người Việt

Chúng tôi được biết rằng một bạn của chúng tôi, blogger Quỳnh Như, chủ blog mẹ Nấm đã bị công an phuờng Vĩnh Hải-tp Nha Trang và cục A37 làm khó dễ mấy ngày qua với lí do hết sức buồn cười là “mặc áo Yêu Nước sẽ làm tổn hại an ninh của đất nước”. Công an đã lo sợ đến mức mà phải điều tới mười bảy “đại gia” trong A37 làm việc với một cô Quỳnh Như vừa đúng vào sinh nhật của cô liên tục sáu tiếng đồng hồ và không có luật sư bảo hộ cô đi kèm. Quả là một quà tặng sinh nhật hiếm có của Bộ công an dành cho một công dân mặc chiếc áo mang dòng chữ “Người Việt Yêu Nước” là bạn blogger Quỳnh Như của chúng ta.

Họ cũng lo sợ đến mức phải huy động hai mươi công an đến khám nhà Quỳnh Như trong khi trong tay không có một tờ lệnh nào của tòa án quyền được xâm nhập tư gia của cô. Như vậy, những người thực thi pháp luật đã tự mình vi phạm Hiến pháp và Luật pháp Việt Nam trước và chúng tôi tự hỏi rằng; những việc làm đó có xứng đáng với danh hiệu và công việc họ đang thực hiện? Họ còn lo sợ đến mức trước và sau khi mời Quỳnh Như lên làm việc, đã có ít nhất bốn người công an ngồi hai đầu hồi nhà Quỳnh Như 24/24 giờ, gây khó chịu và bực mình cho cư dân xung quanh.

Bộ công an lo lắng cho an ninh của đất nước đến độ mời hai chuyên gia Trung Quốc sang để xử lí thông tin trong máy tính của Quỳnh Như. Chúng ta thấy gì từ hành động này: an ninh Việt Nam do chuyên gia Trung Quốc giúp đỡ giữ gìn giùm? Thật mỉa mai cho mấy từ “an ninh đất nước”. Chúng tôi nhìn nhận rằng công an Việt Nam đã quá kém cỏi, không thể phân biệt được đâu là mối họa tới an ninh của đất nước và cần chuyên gia Trung Quốc “cầm tay chỉ việc”; cắt cử người theo dõi Quỳnh Như sát sao như vậy. Những hành động bất tuân luật pháp của công an phường Vĩnh Hải-tp. Nha Trang, cục A37 đã lãnh phí rất nhiều tiền thuế của dân, gây gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Có phải vì vậy nên họ đã thu giữ máy tính của Quỳnh Như, cả CPU lẫn màn hình, không cung cấp giấy tờ gì cho việc lưu giữ máy tính đó để bù phí tổn? Được biết rằng Quỳnh Như đã bị cướp giật ngay trước cửa nhà mình trong một tình huống rất đáng ngờ và khi trình báo thì công an “giữ an ninh” p.Vĩnh Hải nói khó tìm ra được thủ phạm.

Chúng tôi biết được sự việc qua bài phỏng vấn của Quỳnh Như trên RFA và thật sự quan ngại những cách hành xử không tuân luật lệ của những người thừa hành pháp luật tại Việt Nam. Làm sao họ có thể giữ gìn an ninh đất nước khi chính bản thân họ lại không làm việc theo Hiến pháp và Luật pháp?

Qua trao đổi với Quỳnh Như, chúng tôi biết được những sự thật nêu trên và thật sự cảm phục cô. Đúng như những lời công an cũng phải công nhận, chiếc áo của nhóm Người Việt Yêu Nước chỉ truyền tải những nội dung tốt đẹp để “Giữ Màu Xanh và An Ninh” cho Việt Nam, không hề vi phạm pháp luật hay gây rối xã hội.

Một lần nữa, chúng tôi khẳng định chúng tôi là một tổ chức xã hội độc lập với mục tiêu phản biện để cải thiện xã hội tốt đẹp hơn. Chúng tôi bác bỏ mọi lời cáo buộc đi ngược với mục tiêu của chúng tôi cũng như cực lực phản đối hành động của công an phường Vĩnh Hải, Cục A37 đã có những hành động vi phạm chương I-điều 8 và chươngV-điều 71 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Chúng tôi yêu cầu công an Nha Trang, công an phường Vĩnh Hải, cục A37 dừng ngay những hành động sách nhiễu Quỳnh Như, trả lại tài sản và phải xin lỗi cô ấy vì những hành động xâm nhập tư gia trái phép; đền bù những thiệt hại về tài sản và tinh thần cho cô cũng như thân nhân của cô ấy. Chúng tôi cũng yêu cầu công an Việt Nam không được làm khó dễ cho bất cứ cá nhân nào mặc áo của nhóm chúng tôi ở bất cứ đâu vì như chính các vị cũng đã tuyên bố rằng “chiếc áo hoàn toàn hợp pháp, nội dung ôn hòa, hợp lệ”.

Nay thông báo tới tất cả các cơ quan truyền thông và mọi người được biết.


Trân trọng

Nhóm Người Việt yêu nước


Prev: Thông báo của nhóm Người Việt Yêu Nước

Thế đối trọng

Mới đây, một phái đoàn sĩ quan cao cấp của không quân Hoa Kỳ đã có chuyến viếng thăm Việt Nam. Tại đây đã diễn ra cuộc họp của các sĩ quan cao cấp không quân Hoa Kỳ và không quân Việt Nam. Trong thời gian mấy năm trở lại đây vẫn thường diễn ra những cuộc viếng thăm qua lại giữa các phái đoàn quân sự Hoa Kỳ và Việt Nam. Trước tình hình Trung Cộng tăng cường quân sự mỗi lúc mỗi nhiều hơn thì việc xích lại gần nhau giữa hai kẻ cựu thù Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Sản là điều dễ hiểu. Họ đang tìm một thế đối trọng để cân bằng lực lượng với Trung Cộng. Vùng biển Thái Bình Dương là huyết lộ quan trọng của Hoa Kỳ và thế giới trong việc vận chuyển bằng đường biển, Trung Cộng muốn tranh giành ảnh hưởng với Hoa Kỳ cũng là điều vô cùng khó khăn nhất là Đệ thất hạm đội Hoa Kỳ kể từ sau Đệ nhị thế chiến đến nay hầu như làm bá chủ ở vùng này. Căn cứ quân sự Guam là "con mắt thần" của Hoa Kỳ tại đây luôn luôn có cái nhìn xuyên suốt toàn vùng. Sẽ còn có nhiều diễn biến ngoạn mục trong tương lai sẽ xảy ra ở tại nơi đây.

Wednesday, July 22, 2009

Lâm Hoàng Mạnh - Những người mang hai dòng máu Trung-Việt: Chúng tôi là ai?

Lâm Hoàng Mạnh - Những người mang hai dòng máu Trung-Việt: Chúng tôi là ai?

Posted using ShareThis

Cộng Sản Việt Nam lại đàn áp giáo dân

Cộng Sản Việt Nam lại tiếp tục đàn áp giáo dân. Giáo dân ở giáo xứ Tam Tòa, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đã bị công an Cộng Sản Việt Nam đàn áp dữ dội. Giáo dân tại đây đang dựng cây thánh giá để chuẩn bị hành lễ thì công an đến, phá phách và bắt nhiều giáo dân. Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam lại có lối hành xử côn đồ đối với người dân. Với kẻ thù phương bắc thì chúng run sợ, khúm núm, nhưng với nhân dân trong nước thì chúng thẳng tay đàn áp và trù dập, bắt bớ và khủng bố, thật chẳng ra gì!
Vừa qua, khối Asean đã thành lập Ủy ban đặc trách nhân quyền. Không biết rằng những hội viên của Asean như Việt Nam Cộng Sản, Miến Điện là những nước vấn đề nhân quyền thuộc loại tồi tệ nhất, ủy ban này sẽ hành xử như thế nào? Chắc ủy ban này thành lập cho rôm rả , gặp phải những nước "cứng đầu" như Việt Nam Cộng Sản và Miến Điện thì ủy ban này cũng đành phải bó tay mà thôi!

Tuesday, July 21, 2009

Hoa Kỳ cảnh báo về áp lực ngày càng tăng của Trung Quốc tại Biển Đông, nêu bật trường hợp Việt Nam

Trích rfi
Trọng Nghĩa

Bài đăng ngày 20/07/2009 Cập nhật lần cuối ngày 20/07/2009 17:40 TU

Tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc xuất hiện nhân lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hải quân Trung Quốc (04/2009)(Ảnh : Reuters)

Tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc xuất hiện nhân lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hải quân Trung Quốc (04/2009)
(Ảnh : Reuters)

Ngay tại Thượng Viện Mỹ, hai viên chức cao cấp bộ Ngoại giao và bộ Quốc phòng Mỹ vừa công khai lên tiếng quan ngại trước các hành động càng lúc càng quyết liệt của Trung Quốc nhằm khẳng định chủ quyền trên khu vực Biển Đông, một phần nhắm vào Hoa Kỳ, nhưng cũng nhắm vào các nước khác, đặc biệt là Việt Nam.

Trong cuộc điều trần tại Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ ngày 15/07/2009 với chủ đề : ''Tranh chấp trên biển và vấn đề chủ quyền tại khu vực Đông Á, ông Scot Marciel, Phó Trợ lý Ngoại Trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương đã nêu bật mối lo ngại của Hoa Kỳ về quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam, nẩy sinh từ tranh chấp giữa hai nước về chủ quyền tại vùng Biển Đông.

Điều khiến bộ ngoại giao Mỹ đặc biệt quan ngại là các hành động bắt bí của Trung Quốc đối với các tập đoàn dầu khí Hoa Kỳ cũng như của các nước khác muốn làm việc với Việt Nam. Bản điều trần của ông Scot Marciel nói rõ :

''Từ mùa hè năm 2007, Trung Quốc đã bắt đầu yêu cầu một số hãng dầu khí Hoa Kỳ và ngoại quốc là phải đình chỉ công việc thăm dò cùng với các đối tác Việt Nam tại vùng Biển Đông, nếu không muốn phải gánh chịu những hậu quả trong công việc kinh doanh với Trung Quốc''.

Nhà máy lọc dầu của tập đoàn ExxonMobil tại tiểu bang Texas(Ảnh : Reuters)

Nhà máy lọc dầu của tập đoàn ExxonMobil tại tiểu bang Texas
(Ảnh : Reuters)

Đối với Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, hành động hù dọa các Công ty Hoa Kỳ là điều không thể chấp nhận được và Washington đã từng lên tiếng phản đối Bắc Kinh. Ông Scot Marciel xác nhận :

''Nhân dịp ghé thăm Việt Nam vào tháng 09 năm 2008, Thứ trưởng Ngoại giao thời đó là ông John Negroponte đã khẳng định quyền của các công ty Mỹ được hoạt động tại vùng Biển Đông. Ông Negroponte cũng xác định là Hoa Kỳ tin tưởng rằng các tranh chấp cần phải được xử lý một cách hoà bình mà không dùng đến bất kỳ hình thức cưỡng chế nào. Phiá Hoa Kỳ cũng đã trực tiếp nêu lên mối quan ngại với chính quyền Trung Quốc. Không thể giải quyết tranh chấp chủ quyền giữa các nước bằng cách gây sức ép trên các công ty vốn không dính líu gì đến các tranh chấp đó cả''.

Ngay trong diễn văn khai mạc buổi điều trần, Thượng nghị sĩ Jim Webb, chủ tịch Tiểu ban Đông Á Thái Bình Dương của Ủy Ban Đối ngoại cũng nêu bật hình thức hù dọa nêu trên của chính quyền Trung Quốc bên cạnh một số hành động khác có nguy cơ cản trở đà phát triển kinh tế trong khu vực. Sau khi ghi nhận các tranh chấp chủ quyền giữa 6 nước trong đó có Trung Quốc và Việt Nam tại khu vực Trường Sa và Hoàng Sa, cũng như khả năng Trung Quốc sẵn sàng dùng võ lực để hậu thuẫn cho các đòi hỏi chủ quyền của họ, Thượng nghị sĩ Webb cảnh báo :

''Nhiều quan sát viên thẩm định là các hình thức hù dọa của Trung Quốc có thể gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế một cách công bằng và tư do trong vùng. Việc mới đây Trung Quốc bắt giữ ngư dân Việt Nam gần khu vực quân đảo Hoàng Sa, hay là những lời đe dọa công khai nhắm vào các tập đoàn dầu khí Mỹ hoạt động trong vùng Biển Đông chẳng hạn, các sự kiện này nêu bật các rủi ro ngày càng tăng đối với công việc đánh cá qua lại trong khu vực cũng như giới hạn việc thăm dò tìm kiếm tài nguyên. Nếu không gặp phản đối, các hành động kể trên có thể tác hại đến sự thịnh vượng của khu vực''.

Cả BP của Anh lẫn Exxon của Mỹ đều bị ''bắt bí''

Về các sức ép của Trung Quốc trên các Tập đoàn dầu khi Hoa Kỳ và Quốc tế vừa bị tố cáo nhân buổi điều trần tại Thượng Viện Mỹ, một bản báo cáo của Cơ Quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ EIA ghi rõ trường hợp của tập đoàn BP Plc của Anh.

Tập đoàn BP có mặt mọi nơi như tại Alaska trong bức ảnh này(Ảnh : AFP)

Tập đoàn BP có mặt mọi nơi như tại Alaska trong bức ảnh này
(Ảnh : AFP)

Vào tháng 6 năm 2007, tập đoàn này đã phải từ bỏ dự án thăm dò lô 5-2 ở một vùng biển nằm giữa quần đảo Trường Sa và vùng hải phận của Việt Nam, với lý do là nơi đó nằm trong vùng có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Việt Nam. Theo hãng tin Bloomberg, sau đó tập đoàn này tiếp tục bỏ thêm dự án mang ký hiệu 5-3.

Vào tháng 3 vừa qua, BP cho biết là đang thương thuyết với Tập đoàn PetroVietnam và chính quyền Việt Nam để rút hẳn ra khỏi hai lô 5-2 và 5-3. Lý do chính thức mà BP đưa ra là các đề án nói trên không còn phù hợp với kế hoạch phát triển của họ nữa. BP đã từ chối không bình luận về việc phải chăng họ bị sức ép từ phiá Trung Quốc.

Ngoài BP, theo các nguồn tin báo chí, trong thời gian qua, nhiều tập đoàn khác như Exxon của Mỹ, ONGC của Ấn Độ, cũng là nạn nhân bị Trung Quốc gây sức ép, không cho họ ký kết các hợp đồng thăm dò dầu khí với Việt Nam tại các vùng biển mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Theo các nhà quan sát, tác hại của các hành động hù doạ của Trung Quốc đối với Việt Nam có thể rất lớn. Hãng tin Bloomberg mới đây cho rằng mọi động thái của Trung Quốc không cho khoan dò tại những khu vực đã được Việt Nam giao cho các tập đoàn nước ngoài đều có thể tạo ra những khó khăn cho Việt Nam trong nỗ lực đảo ngược chiều hướng giảm sụt của lượng dầu thô khai thác.

Theo Bloomberg, Việt Nam đang mời các tập đoàn dầu khí ngoại quốc đầu thầu nhiều khu vực mới trong bối cảnh sản lượng từ mỏ dầu lớn nhất của Việt Nam đang tuột giảm. Dấu hiệu trước mắt là thứ hạng của Việt Nam trong danh sách các nước sản xuất dầu hỏa trong khu vực đã tụt xuống, và đứng sau Thái Lan.

Hoa Kỳ cam kết sẽ tiếp tục dấn thân vào khu vực

Nhìn chung, trong cuộc điều trấn tại Thượng viện Mỹ hôm 15/07, tất cả các diễn giả đều tỏ ý quan ngại trước tình hình căng thẳng trên vùng biển ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương, đặc biệt nẩy sinh từ những đòi hỏi chủ quyền quá rộng của Trung Quốc mà theo một số chuyên gia, đã lợi dụng thời cơ Hoa Kỳ ít quan tâm đến khu vực để tăng gia sức ép trên các nước lân cận có tranh chấp với Trung Quốc.

Không những thế, cảnh báo cũng được nêu lên về sự kiện Trung Quốc có một quan điểm quá bao quát về vùng Đặc quyền Kinh tế trên biển, và sẵn sàng dùng võ lực gây trở ngại cho quyền tự do qua lại của tàu bè trong khu vực. Tình hình càng đáng ngại hơn trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng tăng cường tiếm lực Hải quân.

Trong tình hình đó, như đại diện bộ Ngoại giao và bộ Quốc phòng Mỹ đã tuyên bố, quan điểm chung của Hoa Kỳ là không can thiệp trực tiếp vào vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa các nước trong vùng. Thế nhưng Washington phải khôi phục trở lại vai trò cường quốc mang lại sự ổn định cần thiết cho khu vực.

Phó trợ lý Bộ Trưởng Quốc phòng Mỹ, phụ trách vấn đề an ninh tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, ông Robert Scher đã nêu bật 4 thành tố chính trong chiến lược của Hoa Kỳ trong vùng :
- Chứng tỏ rõ ràng bằng lời nói và hành động rằng Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện và thể hiện vai trò một lực lượng quân sự số một trong khu vực.
- Xác lập quyền tư do đi lại của hạm đội Mỹ
- Thiết lập những quan hệ mạnh mẽ hơn với các đối tác trong vùng, vừa về mặt chính sách, thông qua các cuộc đối thoại chiến lược, vừa về mặt hợp tác giữa các lực lượng quốc gia.
- Củng cố cơ chế đối thoại quân sự và ngoại giao sẵn có với Trung Quốc để tránh không cho các sự cố đáng tiếc xẩy ra.

Về thành tố thứ ba như kể trên, ông Robert Scher nhắc lại là mới đây, Hoa Kỳ đã thiết lập với Việt Nam và Malaysia những cơ chế đối thoại cấp cao về chính sách quốc phòng nhằm bổ sung cho các cơ chế tham khảo vốn đã rất vững chắc với Philippines, Thái Lan và Indonesia.

Quan điểm của Hoa Kỳ đã được chính Thượng nghị sĩ Jim Webb xác định khi ông cho rằng, trong tình hình hiện nay ở vùng Châu Á Thái Bình Dương, chỉ có Hoa Kỳ mới có đủ thực lực và uy thế để đối phó với tình trạng bất cân đối mà Trung Quốc đang gây ra cho khu vực. Trong tình thế đó, ông nói :

''Hoa Kỳ có trách nhiệm duy trì một sự cân bằng địa lý chính trị trong vùng, sao cho mọi nước ở châu Á được đối xử một cách công bằng, và bảo vệ được những nước nào vốn chỉ muốn giải quyết tranh chấp một cách hòa bình''.

Các tuyên bố xác định lập trường từ phiá các giới chức chính quyền và chuyên viên quốc phòng Mỹ nhân buổi điều trần tại Thượng Viện Mỹ đã được các nhà phân tích xem là một tín hiệu tốt cho Việt Nam. Theo giáo sư Carl Thayer, chuyên gia tại Hoc Viện Quốc phòng Úc, chính quyền Việt Nam sẽ cảm thấy được trấn an phần nào vào lúc đang phải liên tục chịu sức ép từ phiá Trung Quốc :

'' Việt Nam sẽ rất hài lòng với lời khẳng định của Hoa Kỳ là họ sẽ hành động để ngăn chặn không cho Trung Quốc tiếp tục hăm dọa các tập đoàn Hoa Kỳ, buộc các hãng này phải rút ra khỏi công cuộc hợp tác thuong mại hợp pháp với Việt Nam để khai thác dầu khí ở vùng Biển Đông..., nhất là khi phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ Scot Marciel đã nêu bật sự kiện Trung Quốc gây sức ép lên các tập đoàn Hoa Kỳ cộng tác với Việt Nam ở các bloc ngoài khơi mà theo ông không nằm trong hải phận mà Trung Quốc khẳng định chủ quyền.

Việt Nam cũng sẽ cảm thấy được trấn an sau lời cam kết của các quan chức Hoa Kỳ là Mỹ vẫn hiện diện tích cực ở vùng Biển Đông và sẽ củng cố quan hệ về mặt an ninh quốc phòng với các đối tác của mình để đối trọng lại với Trung Quốc. Cuối cùng thì Việt Nam sẽ cảm thấy rất hài lòng là đươc các viên chức và chuyên gia nhắc đến như một nguời bạn hay là một đối tác của Mỹ trong cuộc điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thương viện".

Theo giới phân tích, thông điệp của Hoa Kỳ về vấn đề Biển Đông đã được tung ra đúng một tuần trước khi Ngoại trưởng Mỹ đến Thái Lan tham gia các cuộc họp của Hiệp Hội Asean, trong đó có Diễn đàn An ninh Khu vực ARF.

Bùi Văn Phú - Where are you from? Về tính cách công dân và nguồn cội

Bùi Văn Phú - Where are you from? Về tính cách công dân và nguồn cội

Posted using ShareThis

Monday, July 20, 2009

Phong trào dân chủ ở Việt Nam, tương lai rồi sẽ ra sao?

Phong trào dân chủ ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã bị Cộng Sản Việt Nam đàn áp một cách thô bạo. Chúng sử dụng điều 88 bộ luật hình sự như một chiếc gọng kềm để bóp chặt những sự chống đối. Phong trào dân chủ rồi sẽ đi về đâu? Cộng Sản Việt Nam cừ luôn lo sợ diễn biến hòa bình sẽ xảy ra làm chúng mất trắng..Thực tế mà nói những nhà dân chủ bị trù dập chỉ vì họ nặng lòng với quê hương đất nước. Thử hỏi tự cổ chí kim, trong lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử của thế giới, có nhà cầm quyền nào bắt bỏ tù người dân chỉ vì họ nặng lòng yêu nước? Hỏi như vậy thì câu trả lời đã rành rành: bởi vì nhà cầm quyền này là một lũ bán nước, đặt quyền lợi của chúng lên trên quyền lợi của quê hương, của dân tộc. Thật đáng tủi hổ!

Sunday, July 19, 2009

Giòi bọ tàn phá quê hương

Thật đáng buồn! Được xem video "Sự thật về Hồ Chí minh" của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ, những huyền thoại về Hồ Chí Minh đã rơi rụng. Bộ mặt thật của một tên "đểu cáng, lưu manh" đã rớt xuống và hiện nguyên hình. Những di hại của hắn vẫn còn tồn tại mãi đến tận ngày hôm nay. Kính mời mọi người xem và đây cũng là bài học lịch sử sau này khi đất nước đã sạch bóng quân thù Cộng Sản.

Cá mè một lứa

Việt Nam lên tiếng ủng hộ Trung Cộng trong vấn đề đàn áp người Uyghur tại Tân Cương. Trung Cộng và Việt Cộng đuợc xếp vào trong danh sách những quốc gia mà tình trạng nhân quyền thuộc vào hạng tồi tệ nhất. Những nhà đấu tranh dân chủ ôn hòa đều bị công an bắt bỏ tù. Vụ giáo xứ Thái Hà bị đàn áp thẳng tay. Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị cấm hoạt động. Bản thân Hòa Thượng Thích Quảng Độ bị quản thúc tại gia. Phật giáo Hòa Hảo bị trù dập. Mới đây nhất là công an huyện Thống Nhất (Đồng Nai) sách nhiễu giáo dân Gia Kiệm. Quốc hội Hoa Kỳ đã đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách những quốc gia cần đặc biệt quan tâm về vấn đề nhân quyền. Những hành động của Trung Cộng và Việt Cộng đối với người dân đúng là "cá mè một lứa"!

Thursday, July 16, 2009

Nhà thơ Tế Hanh không còn nữa

Chiều nay, vào blog Nguyễn Trong Tạo để đọc bài thì biết rằng nhà thơ Tế Hanh đã vĩnh viễn về cõi vĩnh hằng vào ngày 16 tháng 7 năm 2009. Hồi tôi còn tuổi thiếu niên, tôi đã rất thích đọc thơ của Tế Hanh. Thơ của ông mộc mạc, nhẹ nhàng, rất dễ đi vào lòng người. Do vậy mà cậu thiếu niên là tôi đã thuộc nằm lòng những bài thơ Ao ước, Nhớ con sông quê hương...của ông. Xin ghi lại đây bài thơ Ao ước như một nén nhang lòng tưởng niệm nhà thơ quý mến của tuối ấu thơ cho mãi đến tận bây giờ.

Ao ước
Anh là kẻ say mê nhưng nhút nhát
Không hiểu giùm em lại nỡ cho anh
Là không yêu là một kẻ vô tình
Anh tức quá đem lòng ao ước tệ

Nếu em chết chắc là anh có thể
Tỏ nỗi tình lặng lẽ quá sâu thâm
Anh tìm nơi em nghỉ giấc ngàn năm
Ngồi điên dại sầu như cây liễu rủ

Anh không uống, không ăn, không ngủ
Anh khóc than, than khóc đến bao giờ
Nước mắt anh lầy lội cả nấm mồ
Nhỏ từng giọt xuống thân em lạnh lẽo

Rồi anh chết, chết sầu, chết héo
Linh hồn anh thất thểu dõi hồn em
Và ở đâu đây bên cõi đời đêm
Chắc em chẳng nghi ngờ tình anh nữa

Tế Hanh

Vĩnh biệt nhà thơ yêu quý. Mong rằng ở thế giới bên kia, ông vẫn vui vì đã để lại cho đời những dòng mật ngọt.




Wednesday, July 15, 2009

Lừa bịp nhân dân

Đảng Cộng Sản Việt Nam từ khi ra đời đến nay chỉ toàn là lừa bịp nhân dân. Sự lừa bịp đau đớn nhất cho mọi thành phần, mọi tầng lớp người dân Việt Nam là sự đoàn kết các đảng phái để đánh Tây, nhưng sau đó lại mật báo để tiêu diệt các đảng phái. Bản thân Hồ Chí Minh lại là người lừa bịp nhiều nhất với kỹ thuật vô cùng tinh vi. Đóng vai một người hiền lành đạo đức nhưng lại có những hành vi vô cùng bỉ ổi. Kỹ sư Đỗ Nam Hải, một nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam phát biểu: CSVN muốn tồn tại phải tiếp tục khủng bố và lừa bịp. Chỉ một câu nói mà đã gói trọn đầy đủ bản cbất xấu xa, thô bỉ của CSVN.
Hiện nay, tại các thành phố lớn như SàiGòn, Hà Hội, Đà Nẵng, Nha Trang..thanh niên m
ặc áo t-shirt có khẩu hiệu đòi giữ các đảo và chống khai thác Bô-xít. Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng. Tuổi trẻ Việt Nam vẫn giữ được truyền thống tốt đẹp chống giặc ngoại xâm của ông cha. Đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho những tên "Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống thời đại mới". Lịch sử Việt Nam cho thấy những kẻ "bán nước cầu vinh" cuối cùng cũng sẽ lãnh hậu quả không mấy tốt đẹp và bị lịch sử muôn đời nguyền rủa.

Tuesday, July 14, 2009

Chứng bệnh hoang tưởng bị hại.

Bệnh hoang tưởng là một căn bệnh tâm thần. Karl Marx khi ngồi viết cuốn "Tư bản luận"vẽ nên bức tranh xám xịt về chủ nghĩa tư bản, thực tế lại hoàn toàn đi ngược lại những suy nghĩ của ông ta. Karl Marx cho rằng khi chủ nghĩa tư bản phát triển đến một mức nào đó, do tình trạng bóc lột của giai cấp tư bản làm nẩy sinh sự tranh chấp giữa chủ và thợ, từ đó Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng Sản phát sinh. Nhưng thực tế thì lại khác hoàn toàn với suy nghĩ của Karl Marx. Chủ nghĩa Cộng Sản phát xuất đầu tiên từ một nước Nga nông nghiệp và lạc hậu về kỹ nghệ chớ không phải từ một nước tư bản giàu có như Karl Marx đã nói. Sau đó thì một loạt những nước Cộng Sản khác ra đời như các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam...đều là những nước nông nghiệp chớ không phải là những nước tư bản. Cũng vì Chủ nghĩa Cộng Sản phát sinh từ một người có bệnh hoang tưởng bị hại cho nên những lãnh tụ Cộng Sản cũng đều mắc chứng bệnh trầm kha này. Chỉ khổ cho đất nước và dân tộc nào bị vướng vào thì người dân chỉ thấy toàn những tăm tối, khổ sở, lầm than.

Monday, July 13, 2009

Giới thiệu bài

Giới thiệu bài “Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên?” của TS Vũ Minh Khương

Posted using ShareThis

Phân hóa

Lâu nay báo chí của Trung Cộng vẽ nên bức tranh ở đất nước này như một khối đồng nhất về chủng tộc cũng như dân tộc. Họ cho rằng quốc dân Trung Hoa như một khối đồng nhất về người Hán và được điểm xuyết bởi những người dân tộc thiểu số ở vùng biên địa. Thế nhưng những phản kháng vừa qua của người dân Tân Cương và người Tây Tạng trước đó đã phá vỡ huyền thoại đẹp đẽ mà nhà nước Trung Cộng đã vẽ ra. Vết đứt gãy Trung Hoa này gợi cho chúng ta thây sự không an toàn trong mối quan hệ giữa các chủng tộc tại Trung Hoa mà chủ yếu là sự hoài nghi của những chủng tộc thiểu số đối với chủng tộc Hán vốn chiếm đa số. Trong thời gian tới, sự phân hóa này sẽ rõ nét hơn. Một đất nước Trung Hoa rộng lớn nhưng bất ổn về chủng tộc sẽ là cơ nguy tiềm tàng cho đất nước này. Đó giống như một quả bom chỉ cần một ngòi nổ là sẽ phát nổ dữ dội.

Sunday, July 12, 2009

Đi tìm người Mỹ gốc Việt

Sáng nay ngủ dậy khá sớm, tôi đi một vòng trên internet, đọc được bài viết Nhân ngày lễ Độc lập,đi m người Mỹ gốc Việt của Giao Chỉ trên Take2Tango, tôi thật sự xúc động. Cuộc đời của vị Đại tá mũ đỏ Nguyễn Thọ Lập, một giáo sư tại trường võ bị Đà Lạt là một cuộc đời rất đẹp. Đến nay cụ đã 92 tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn và nhất là bài cụ đọc tại buổi lễ ngày Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tại Seattle rất hay và đáng để chúng ta suy ngẫm.

Saturday, July 11, 2009

Christine Krüger - Trung Quốc hướng toàn cầu

Christine Krüger - Trung Quốc hướng toàn cầu

Posted using ShareThis

Diệt chủng tại Tân Cương.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có lời chỉ trích Trung Cộng mang tội diệt chủng tại Tân Cương. Cũng cần phải nói ở đây là người dân Tân Cương có quan hệ chủng tộc với người dân Thổ Nhĩ Kỳ.Tại Istambul, người Thổ Nhĩ Kỳ đã phản đối nhà cầm quyền Trung Cộng bằng cách đốt cờ của chúng. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi Trung Cộng hãy hành động vì nhân quyền và trừng phạt những người đã để xảy ra sự việc. Điều này thì làm sao mà nhà cầm quyền Trung Cộng có thể làm được khi đó là chủ trương của đảng Cộng Sản và nhà nước Trung Cộng.

Friday, July 10, 2009

Anh hùng bất tử

Mến tặng Luật sư Lê Công Định và Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung

Anh vươn mình giữa cuồng phong bão táp
Giữa tháng ngày trôi nổi trầm luân
Giữa đêm đen u tối mịt mù
Giữa thế lực ngu si tàn độc

Người thanh niên với ý chí kiên cường
Đã không sợ cường quyền bạo lực
Quyết đấu tranh với lũ gian manh
Vì dân chủ,, tự do cho dân tộc

Các anh là những người cao cả
Quên thân mình vì lý tưởng tự do
Các anh ơi! Hãy ngước ngẩng cao đầu
Lịch sử sẽ ghi ơn như những anh hùng bất tử

PHP
07/10/09

Người mẹ tuyệt vời

Nguyễn Tiến Trung, nhà tranh đấu cho dân chủ ở Việt Nam đã có một người mẹ tuyệt vời. Trong cuộc trả lời phỏng vấn của đài BBC Vietnamese, bà Lê Thị Minh Tâm đã nói "việc làm của Trung là lớn lao và nguy hiểm". Quả thật là một người mẹ tuyệt vời. Bà tự hào về con của mình như vậy cũng đúng. Nếu ở Việt Nam bây giờ tất cả người mẹ đều có sự cao cả như vậy thì việc giải thể chế độ Cộng Sản phi nhân và ngu xuẩn sẽ không còn bao xa. Ông Hà Sĩ Phu, một người đấu tranh cho dân chủ, hiện đang sinh sống tại Việt Nam, trong một cuộc phỏng vấn của nhật báo Người Việt đã phát biểu: "Mất dân tộc còn tệ hơn mất nước". Điều này hoàn toàn đúng vì xét theo lịch sử, Việt Nam biết bao lần mất nước cuối cùng chúng ta vẫn giành lại được chớ mất dân tộc là mất tất cả!

Wednesday, July 8, 2009

Giấc mơ Đại Hán

Dân tộc Hán từ mấy nghìn năm nay có một giấc mơ gọi là giấc mơ Đại Hán. Chúng cố tìm mọi cách thôn tính những quốc gia lân bang để nuôi mộng làm bá chủ nhưng giấc mơ đó trước đây đã bị phá sản. Nếu nhìn vào lịch sử của Việt Nam, chúng ta dễ dàng nhận thấy tại sao chúng không thể thưc hiện được giấc mơ này. Thế nhưng vớitình hình hiện nay, không khéo cái ước mơ của tiền nhân chúng có thể thực hiện được. Đọc bài viết Từ Tân Cương tới Biển Đông, chúng ta không khỏi giật mình khi thấy những tên Trung Hoa Cộng Sản bây giờ đã dùng những thủ đoạn bỉ ổi (hơn hẳn tiền nhân của chúng) để thực hiện "giấc mơ nghìn năm" mà tổ tiên của chúng chưa thực hiện được. Nhưng việc đâu vẫn còn đó, để xem trong tương lai sẽ có những diễn biến mới như thế nào sẽ xảy ra.

Tuesday, July 7, 2009

Bão lửa.

Cuối tuần vừa qua, tại Trung Quốc đã xảy ra biến động lớn. Từ một cuộc biểu tình ôn hòa của người dân tại Tân Cương, lính và công an Trung Cộng đã huy động lực lượng để đàn áp những người biểu tình ôn hòa này. Đã xảy ra cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình. Tình hình tại đây trở nên căng thẳng. Bây giờ, tại Tân Cương, người Hán đã tập họp lực lượng để truy lùng người Uighur. Cuộc tranh chấp này đã biến dạng trở nên cuộc xung đột chủng tộc. Cũng cần phải nói ở đây là bản chất của người Hán rất là ngang ngược. Nhà cầm quyền Trung Cộng cách đây mấy chục năm đã cho người Hán đến định cư ở những vùng đất như Mông Cổ, Tân Cương, Tây Tạng. Ở đây, hiện nay chủng tộc Hán đã dần dần trở nên đa số và họ đã có sự ức hiếp những cư dân địa phương. Tức nước vỡ bờ, cuộc xung đột chủng tộc này sẽ có thể mở màn cho một cuộc bão lửa nếu người các chủng tộc khác biết đoàn kết để tạo thành sức mạnh.
Cách đây mấy ngày, tham tán kinh tế của tòa đại sứ Trung Cộng đã có những lời nhắc khéo với nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam về việc một số cơ quan truyền thông ở Việt Nam lên tiếng về chất lượng hàng hóa của Trung Cộng. Tên này chỉ là một tham tán kinh tế của sứ quán mà đã có những lời lẽ xấc láo như vậy. Không biết rằng những người cấm đầu đảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam tại sao lại để bị chịu nhục như vậy? Còn đâu là thể diện quốc gia.