Translate

Sunday, September 11, 2011

‘Đường Lưỡi Bò’ thiếu chứng cứ lịch sử - ngoại giao Mỹ nhận định

Theo NguoiViet Online

Ép công ty Mỹ bỏ Việt Nam

Đông Bàn/Người Việt

WESTMINSTER - Bắc Kinh khư khư chủ quyền tại Biển Đông, xem nhẹ chuyện thảo luận với "nước láng giềng tí hon Việt Nam," vận động các công ty dầu hỏa Hoa Kỳ bỏ Việt Nam, trong khi không có đủ bằng chứng về chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Đường Lưỡi Bò, màu đỏ, là quy định biên giới biển do Trung Quốc làm ra, dựa trên "phản ánh lịch sử" nhưng thiếu sử cứ, theo ghi nhận của ngoại giao Hoa Kỳ.
Đó là nội dung các công điện của tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh gởi về Washington D.C. trong các năm 2007, 2008.

Hát cho Cù Huy Hà Vũ . Nhạc và lời: TB

Đáp lời sông núi - Nhạc và lời: Trúc Hồ

Gia đình ông Trần Đình Trường nói về biến cố 11/9

Giải Thưởng Hồ Chí Minh

Theo Blog Tưởng Năng Tiến



Có lần, tôi nghe ông Phùng Quán thở ra:

Có nơi nào trên trái đất này,

Mật độ đắng cay như ở đây?

Thì quả là đúng vậy nhưng chỉ nói vậy thôi (e) không hết lẽ. Tưởng cũng nên thêm đôi dòng … bồi dưỡng:


Có nơi nào trên trái đất này

Huy chương, huy hiệu, bằng khen, giấy thưởng nhiều như ở đây?

Vì sao tội ác lên ngôi?

Theo Bauxite Việt Nam
Tống Văn Công
Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết người cướp của ghê rợn xảy ra cùng thời gian ở Bắc Giang và Bình Dương. Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình vốn là nhà giáo, bà bức xúc “rung chuông về giáo dục nhân cách”. Nhiều vị tiến sĩ tâm lý vào cuộc. TS Thạch Ngọc Yến có bài viết Thiếu vách chắn trước cơn bốc đồng, cho rằng các vụ này có “mẫu số chung là: Họ có một quá khứ không bình thường. Có thể là sự xáo trộn trong gia đình, là tuổi thơ bị bỏ rơi…”. PGS-TS Lê Trọng Ân có bài Người lớn hãy làm gương, với mở đầu “Ông bà ta dạy: Con dại cái mang. Do đó con cái hư hỏng, cha mẹ phải xem lại mình…”. Nhà báo Cao Tuấn có bài Sức mạnh kháng thể, “khái quát hơn cái ác có vẻ như đang ẩn hiện khắp nơi”. Thế nhưng ông lại nhận định: “Nó là sản phẩm “quái gỡ” (nhưng không nhiều) của một xã hội đang vận động đi lên - các yếu tố cũ, lạc hậu chưa mất hẳn và yếu tố mới, tiến bộ chưa định hình… Xét về mặt triết học, đây là thời kỳ chuyển tiếp không dễ dàng đối với bất cứ xã hội nào”. Lạ lùng là ông khuyên đừng “quá chú tâm truy tìm gốc rễ của những hiện tượng quái gỡ, hãy dành nhiều thời gian hơn để thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng lành mạnh”. Thật không khác nào trước con bệnh ngặt, lại khuyên thấy thuốc chớ chẩn đoán bệnh, mà hãy khuyến khích họ vui chơi, chạy nhảy!