Nhà cầm quyển Cộng Sản Việt Nam vừa ra mức phạt 100 triệu
đồng Việt Nam cho những ai vào internet và có những lời nói “chống
phá nhà nước” trên các trang mạng xã hội.
Đầu tiên chúng ta
có thể xét nghị định này có đúng với tình hình hiện nay tại Việt
Nam hay là không? Như vừa qua, quốc hội Cộng Sản Việt Nam đồng loạt
nhắm mắt bấm nút thông qua bản hiến pháp mới vừa được sửa đổi mà thật
ra cũng chẳng sửa đổi gì cả. Nếu cư dân mạng phê phán bản hiến pháp
này cũng như là “những tay nghị gật” đã bấm nút thông qua là can tội
“chống phá nhà nước” thì quả thật đây là điều hoàn toàn không đúng.
Nhìn toàn bộ bản hiến pháp mới, đây mới chính là “bản hiến pháp
phản động nhất”, đi ngược lại nguyện vọng của toàn thể người dân
Việt ở trong nước thì việc phê phán bản hiến pháp này cũng như phê
phán những tay nghị gật không thể là gán cho tội chống phá nhà nước
được.
Dẫu cho có phê
phán cả cái nhà nước Cộng Sản hiện nay đang cai trị trên đất nước Việt Nam thì cũng chưa
phải là chống đối nữa kia mà. Nhà nước hiện tại đang nắm vận mệnh
đất nước và người dân Việt Nam có phải là nhà nước của dân, do dân
và vì dân không? Rõ ràng một điều
là nhà nước này không do người dân bầu lên thì đâu có đại diện cho
dân. Nếu để cho người dân tự bầu hoặc mở một cuộc trưng cầu dân ý,
nhà nước Cộng Sản này chắc chắn một điều là chẳng có mấy que ủng
hộ cả. Đây là một nhà nước phản động nhất trong lịch sử Việt Nam,
tàn ác còn hơn nhà nước bảo hộ Pháp trong thời gian đất nước Việt
Nam còn chịu sự bảo hộ của thực dân Pháp. Mà khi nước Việt Nam còn
bị Pháp đô hộ thì đất nước Việt Nam này cũng chưa bị mất một tấc
đất về tay giặc Tàu. Từ khi đất nước này chịu sự cai trị của đảng
Cộng Sản Việt Nam thì đất đai của Tổ Quốc bị mất về tay giặc Tàu
biết là bao nhiêu. Ngay cả khi Trung Cộng xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa
từ tay chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thì những người đứng đầu đảng
Cộng Sản Việt Nam vẫn có ảo tưởng là “anh em Trung Quốc giữ giùm cho
ta”.
Phê phán một nhà
nước quá sức là phản động, một nhà nước không hợp lòng dân thì
không thể nào là tội “chống phá nhà nước”. Cái “nghị định thổ tả”
này do Nguyễn Tấn Dũng ký hoàn toàn vô giá trị.
Phi Vũ
Ngày 3 tháng 12
năm 2013.
No comments:
Post a Comment